Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
B. VẤN ÐÁP KHẢI BẠCH
- Tăng họp chưa?
- Tăng đã họp
- Hòa hiệp không?
- Hòa hiệp.
- Người chưa thọ giới Cụ túc đã ra chưa?
- Người chưa thọ giới Cụ túc đã ra rồi.
(Nếu có thì bảo họ ra rồi trả lời như vậy. Nếu không thì trả lời):
- Trong đây không có người chưa thọ giới Cụ túc.
- Các Tỳ-kheo không đến có thuyết dục và thanh tịnh không?
- Tỳ-kheo... thuyết dục và thanh tịnh.
(Nếu có người thuyết dục thì trả lời như vậy, bằng không thì trả lời):
- Trong chúng đây không có người thuyết dục và thanh tịnh.
- Có ai sai Tỳ-kheo-ni đến thỉnh giáo giới không?
- Không có Tỳ-kheo-ni đến thỉnh giáo giới.[1]
- Tăng nay hòa hiệp để làm gì?
- Thuyết giới Yết-ma.
- Ðại đức Tăng xin lắng nghe: Hôm nay là Bạch (hay Hắc) nguyệt ngày thứ 15 (hoặc 14) chúng Tăng thuyết giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hòa hợp thuyết giới. Ðây là lời tác bạch.
Kiền-độ thuyết giới[2] nói:
Ðại Ca-tân-nậu ở tại trú xứ Tiên nhơn, bên núi Hắc thạch (trong vườn nai), yên lặng suy nghĩ, với ý nghĩ như sau: “Nay ta nên đến thuyết giới hay không. Ta thường là người thanh tịnh bậc nhất”.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn biết ý niệm của Ðại Ca-tân-nậu, nên trong khoảnh khắc như người tráng sĩ co duỗi cánh tay, thoạt nhiên biến mất khỏi núi Kỳ-xà-quật, Thế Tôn hiện đến trước mặt Ca-tân-nậâu, trải tọa cụ ngồi. Khi ấy, Ca-tân-nậu lễ sát chân đức Thế Tôn, rồi ngồi qua một bên. Ðức Thế Tôn biết mà vẫn hỏi:
“Vừa rồi ở nơi đây, thầy có nghĩ như vậy phải không?”
Ca-tân-nậu đáp:
“Bạch Thế Tôn! Ðúng như vậy”.
Phật dạy:
“Pháp thuyết giới, nên phải cung kính, tôn trọng, thừa sự. Nếu thầy không cung kính Bố-tát, tôn trọng thừa sự thì ai là người cung kính tôn trọng thừa sự. Thầy nên đến thuyết giới, không được không đến. Nên đi bộ đến, không nên dùng Thần túc đến. Tôi cũng sẽ đến”.[3]
Tùy theo mỗi trú xứ, người nhiều hay ít, cùng tập hợp lại một chỗ để thuyết giới. Không hòa hợp thuyết giới, phạm Ðột-kiết-la.
Tỳ-kheo tuổi nhỏ, đến ngày Bố-tát, phải đến trước nơi nhà thuyết giới, lau quét, trải tọa cụ, múc đầy nuớc nơi bình tịnh thủy, bình rửa chân, đốt đèn và đem thẻ hành xá-la. (Xá-la Hoa dịch là trù. Luật Ngũ phần nói: Thẻ, không được lớn hơn ngón tay, không được nhỏ hơn chiếc đũa). Nếu họ không biết thì Thượng tọa phải dạy họ. Không dạy, hay không nghe theo lời dạy, đều phạm tội Ðột-kiết-la. Thuyết giới rồi nên dọn dẹp.
Nếu trú xứ nào chỉ có một Tỳ-kheo, đến ngày Bố-tát nên đến nhà thuyết giới, lau quét... như trước.
Nếu có khách Tỳ-kheo đến, bốn vị hay trên bốn vị, trước nên tác bạch rồi sau thuyết giới. Nếu có ba vị, hai vị, mỗi một vị, hướng vào nhau để nói:
“Nay ngày thứ 15 (hay 14) Tăng thuyết giới, tôi... thanh tịnh”.
Nói như vậy ba lần. Nếu có một vị, nên tâm niệm miệng nói cũng như vậy, ba lần. (Chiếu theo các bộ khác thì nếu ba vị nên nói: Nhị Ðại đức ức niệm... Nếu 2 vị nên nói: Ðại đức ức niệm).
Không nên phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hiệp, và pháp biệt chúng Yết-ma thuyết giới. (Giải thích trong pháp Yết-ma).
Nên nói pháp hòa hiệp Yết-ma thuyết giới.
Nếu Tỳ-kheo có bệnh và bận việc của Tam bảo cho phép dữ dục thanh tịnh[4]. Nên nói bằng lời, hay biểu hiện nơi thân tướng để dữ dục thanh tịnh. Nếu không biểu hiện nơi thân tướng, hay không nói thành lời, không thành dữ dục thanh tịnh. Trường hợp người nhận dục thanh tịnh rồi, liền qua đời cho đến bị diệt tẫn v.v... Không thành dữ dục thanh tịnh; nhưng nếu ngủ, vào định, hoặc quên không tác bạch, vẫn thành dữ dục thanh tịnh. Nếu người nhận dục cố ý không nói, phạm Ðột-kiết-la. Nếu không thể thực hành như vậy, thì nên dìu Tỳ-kheo bệnh đến trong Tăng. Nếu lo sợ hoặc có thể bị chết, tất cả Tăng nên đến chỗ Tỳ-kheo bệnh, xoay quanh cùng tác Yết-ma. Nếu Tỳ-kheo bệnh nhiều, có thể tập hợp lại một chỗ càng hay. Trường hợp không thể làm như vậy, thì các Tỳ-kheo nên ra ngoài giới tác Yết-ma. Không có phương tiện nào được phép biệt chúng tác pháp Yết-ma.
Không nên xưng sự dữ dục thanh tịnh. Cho phép như pháp Tăng sự dữ dục thanh tịnh. (Xưng sự là nói: Tôi dữ dục việc này, không dữ dục việc kia).
Cho phép nhận nhiều người dữ dục, thanh tịnh. Người nhận dục có việc, cho phép chuyển dữ dục, thanh tịnh, nếu xong việc nên tự đến.
Khi thuyết giới, có tám nạn khởi đến, và có các duyên khác, cho phép thuyết giới lược.
Tám nạn là: Vua, giặc, nước, lửa, bệnh, ác trùng, nhơn, phi nhơn.
Các duyên khác là: Hoặc đại chúng họp, chỗ ngồi chật - chúng nhiều vị bị bệnh - hoặc chỗ che không đầy đủ gặp trời mưa, hoặc việc đấu tranh, hoặc ban đêm nói pháp đã khuya, nên Yết-ma thuyết giới khi mặt trời chưa xuất hiện.
Có 5 cách thuyết giới:
1) Nói bài tựa, còn bao nhiêu cáo tri bằng câu:
Tăng thường nghe.
2) Nói bài tựa và bốn pháp khí (Ba-la-di).
3) Nói đến pháp Tăng tàn.
4) Nói đến pháp nhị Bất định. Ngoài ra còn bao
nhiêu, cáo tri bằng câu: Tăng thường nghe.
5) Nói từ bài tựa cho đến hết.
Trong 8 nạn, nạn nào khởi đến, tùy theo gấp hay hoãn, gần hay xa mà thuyết rộng, hẹp tùy theo đó. Nếu không có nạn duyên thì không được nói lược.
Nếu Tỳ-kheo tâm loạn, cuồng si, hoặc nhớ thuyết giới, hay không nhớ thuyết giới; hoặc đến hoặc không đến, nên tác Yết-ma cuồng si cho vị ấy. Bệnh lành nên giải.
Người phạm giới, không được thuyết giới, không được nghe giới, không được đến Tỳ-kheo phạm giới sám hối. Người phạm giới không được nhận người khác sám hối, như pháp đã sám hối rồi, sau mới thuyết giới.
Trường hợp khi đang thuyết giới, Tỳ-kheo hoặc biết có tội hoặc trong tâm nghi ngờ, nếu hướng đến chúng nói thì sợ ồn ào, nên nói với Tỳ-kheo ngoài gần, hoặc tâm niệm rằng: Phải sám hối tội ấy như pháp khi Bố-tát xong. Nghĩ như vậy mới được phép nghe giới.
Nếu tất cả Tăng đều phạm, hoặc sanh nghi, nên đến Tỳ-kheo khách thanh tịnh sám hối, quyết nghi, sau đó mới thuyết giới. Nếu không có Tỳ-kheo khách đến, nên sai hai, ba người đến trú xứ Tăng thanh tịnh gần nhất để quyết nghi sám hối, rồi trở về trú xứ. Tỳ-kheo trong trú xứ hướng đến hai, ba vị ấy sám hối, sau đó mới thuyết giới. Nếu gần đó không có Tăng thanh tịnh, nên tác bạch phổ đồng sám hối, sau đó mới thuyết giới. Nếu không biết tội danh, tội tướng, đợi có Tỳ-kheo khách trì luật đến cầu hỏi cho rõ rồi như pháp sám hối.
Hỏi: - Phổ đồng sám hối, pháp thức thế nào?
Ðáp: - Một người tác bạch, rồi mỗi người tự cải hoán thân tâm. Sau đó gặp Tỳ-kheo thanh tịnh, vẫn cần phải phát lồ sám hối để trừ tội.
Nếu Tỳ-kheo khách nghe thấy trong trú xứ có Tỳ-kheo cựu trú (ở lâu) nên tìm mời đến để tác pháp Yết-ma. Nếu không tìm, hay tìm không được, mà tác pháp liền, hoặc không mời tác pháp, đều không thành Yết-ma, thì mắc tội. Nếu tìm không được, bèn kêu tác pháp liền, cũng không thành Yết-ma, nhưng không mắc tội. Tỳ-kheo cựu trú đối với khách cũng vậy. (Tìm tòi khắp nơi gọi là tìm. Cao giọng xướng kêu gọi là hoán).
Không nên đối trước Tỳ-kheo-ni cho đến người chưa thọ Ðại giới tác Yết-ma và ngăn thuyết giới, trừ trời, rồng, quỷ, thần.
Phần thứ ba của (luật Tứ phần) nói:
Nếu Tăng bị phá, hòa hiệp trở lại được, cho phép tác bạch Yết-ma hòa hiệp Bố-tát. Văn bạch:
- Ðại đức Tăng, xin lắng nghe: Do nhân duyên kia khiến cho Tăng đấu tranh, phỉ báng, mạ nhục, cùng nhau tranh hơn thua, khiến Tăng bị phá, khiến cho Tăng bị biệt trụ, khiến cho Tăng bị trần cấu. Do vậy, khiến cho Tăng bị cử tội. Nay đã giải quyết xong, đã diệt hết trần cấu của Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng hòa hợp Bố-tát. Ðây là lời tác bạch.
Nếu có Tỳ-kheo phạm Tăng tàn, hoặc nên ban cho Ba-lợi-bà-sa (Hoa dịch là pháp Biệt trụ, tùy theo việc che giấu bao nhiêu ngày, thì hành Biệt trụ bấy nhiêu ngày), hoặc Bổn nhật trị (có giải thích nơi phần pháp trị tội), hoặc Ma-na-đỏa (có giải thích nơi thiên thứ hai), hoặc xuất tội, đều tùy theo đó ban cho, sau mới thuyết giới.
Nếu có Tỳ-kheo nào phạm Ba-dật-đề hoặc trong số Tỳ-kheo có người nói phạm Ba-dật-đề, có người nói phạm Ðề-xá-ni. Vị nào thấy phạm Ba-dật-đề thì nên hướng dẫn Tỳ-kheo phạm đó đến chỗ mắt thấy, tai không nghe, bảo họ như pháp sám hối, rồi đến nơi vị cho là phạm Ðề-xá-ni, nói rằng: Tỳ-kheo đó đã như pháp sám hối. Nên tác pháp như vậy rồi thuyết giới.
Nếu có Tỳ-kheo nào phạm Thâu-lan-giá, trong số Tỳ-kheo, có người nói phạm Thâu-lan-giá, có người nói phạm Ba-la-di, đều là bậc đa văn trí thức. Trường hợp như vậy nên nghĩ rằng: Nếu thuyết giới hôm nay, có thể Tăng bị phá hoại, cho phép ngăn thuyết giới. Khi chưa thuyết giới, ngăn, khi đã thuyết giới rồi, ngăn, đều không thành ngăn, mà phải đúng giờ thuyết giới, ngăn mới thành ngăn.
Nếu người ngăn thuyết giới, ba nghiệp không thanh tịnh, vô trí, không phân minh, không biết cách hỏi, không thể trả lời, tất cả Tỳ-kheo kia nên bảo họ: “Trưởng lão không nên phát khởi sự đấu tranh ở nơi đây”. Nên cứ thuyết giới, chớ nghe theo lời nói của vị ấy. Nếu vị ấy ba nghiệp thanh tịnh v.v... nên hỏi rằng: “Do việc gì mà ngăn, do phá giới, phá kiến, phá oai nghi; thấy việc gì, nghe việc gì, nghi việc gì?” Nếu không thể trả lời đầy đủ, tùy theo vấn đề cử tội không căn cứ đó mà trị tội. Sau đó Tăng thuyết giới. (Dùng vô căn của thiên đầu ‘Ba-la-di’ mà vu khống để cử tội, thì dùng tội Tăng tàn để trị phạt. Dùng vô căn của Tăng tàn mà cử tội, thì dùng tội Ba-dật-đề để trị phạt. Dùng vô căn của các thiên khác mà cử tội, thì dùng tội Ðột-kiết-la, bảo họ sám hối).
Nếu có Tỳ-kheo bệnh ngăn Tỳ-kheo bệnh thuyết giới, hoặc người không bệnh ngăn lẫn nhau, nên khuyên rằng: “Phật dạy thế này, phải đợi khi bệnh lành, nên nói như pháp.” Người kia cũng sẽ nói như pháp. Tác pháp như vậy rồi, mới thuyết giới.
Hoặc có Tỳ-kheo nơi trú xứ khác đấu tranh không hòa hợp, muốn đến đây thuyết giới. Chúng ở đây thường ngày 14 hay 15 thuyết giới, nếu nghe họ đến, hãy mau mau họp chúng thuyết giới. Nếu nghe họ đã đến trong giới nên ra ngoài giới thuyết giới. Nếu nghe họ đã vào trong chùa, nên mời họ tắm rửa v.v... kín đáo báo cho nhau ra ngoài giới thuyết giới. Nếu khách Tỳ-kheo yêu cầu thuyết giới, nên trả lời: “Chúng tôi đã thuyết giới rồi.” Nếu cựu Tỳ-kheo đang thuyết giới, thì khách không được quyền ngăn. Có thể dùng phương tiện như vậy, được thì càng hay. Nếu không được nên tác bạch hoãn thuyết giới. Văn bạch như sau:
- Ðại đức Tăng, xin lắng nghe, nay không thuyết giới, đến Hắc nguyệt sẽ thuyết giới. Ðây là lời tác bạch.
Nếu khách ở lại không đi, nên tác bạch hoãn thuyết giới lần thứ hai. Nếu họ vẫn không đi, nên như pháp cưỡng đặt vấn đề với khách.
Luật Tăng kỳ nói, thuyết giới có 3 cách:
- Ngày thứ 14 (tháng thiếu).
- Ngày thứ 15 (tháng có trăng và tháng đủ).
- Trung gian Bố-tát (hòa hiệp).
Trung gian Bố-tát là khi Bố-tát Tăng không hòa hiệp. Một Tỳ-kheo ở giữa Tăng xướng rằng:
“Nếu khi nào Tăng hòa hiệp thì sẽ tác pháp Bố-tát”.
Nếu không có một Tỳ-kheo xướng như vậy thì tất cả Tăng mắc tội Việt tỳ-ni (hoặc nói là Việt pháp tội, tức nên sám Ðột-kiết-la). Nếu có một Tỳ-kheo xướng thì tất cả Tỳ-kheo không mắc tội.
Nếu ngày thứ 15 không hòa hiệp thì nên ngày mồng một Bố-tát. Ngày mồng một không hòa hiệp thì ngày mồng hai, cho đến ngày thứ 12 Bố-tát. Nếu ngày thứ 14 là ngày chánh Bố-tát thì ngày thứ 13 không nên tác pháp trung gian Bố-tát, nên để đến ngày thứ 14 Bố-tát, cũng là trung gian Bố-tát và là chánh Bố-tát. Nếu tháng đủ, cho đến ngày thứ 13 hòa hiệp thì được tác trung gian Bố-tát. Nếu không hòa hiệp thì không được ngày thứ 14 Bố-tát, mà nên để đến ngày thứ 15 Bố-tát luôn. Tại sao vậy? Không được hai ngày Bố-tát liền nhau, phải nên Bố-tát cách một ngày, mới gọi là trung gian Bố-tát. Bố-tát ngày thứ 14 là thường lệ, thì không nên định lại ngày thứ 15. Bố-tát ngày thứ 15 là thường lệ, thì không nên lui lại ngày thứ 14. Nếu có nhân duyên thì được.
- Nên nói rõ địa điểm Bố-tát.
- Ðược Bố-tát ban ngày.
Giặc là vua trong rừng, là hạng người hay làm việc không lợi ích. Nếu khi Bố-tát giặc vào, liền nên tụng kệ kinh khác. Nếu giặc biết pháp của Tỳ-kheo và nói rằng: “Sa-môn, ta đã biết, nên thuyết những gì trước đã thuyết”. Lúc bấy giờ, Tỳ-kheo nên tụng mau, khiến cho chương cú không rõ ràng, làm cho họ không biết đâu là đầu, là đuôi. Nếu có vua đến cũng nên như vậy.
Tỳ-kheo thọ Cụ túc rồi, nên tụng hai bộ Tỳ-ni. Nếu không thể thì tụng một bộ, cho đến nên tụng một Diên kinh (nghĩa là 4 việc của thiên đầu). Bố-tát nên nói đủ 5 Diên kinh (nghĩa là 5 thiên, 250 giới). Nếu có duyên sự không thể tụng hết, thì nên tụng bốn Ba-la-di và kệ. Ngoài ra nói: “Tăng thường nghe”. Nếu không tụng mà tác pháp Bố-tát, thì mắc tội Việt tỳ-ni.
Nếu cả chúng không thuộc, nên sai một Thượng tọa ra ngoài giới, tâm niệm miệng nói tác Bố-tát. Còn ba người ở lại trong giới tác Tam ngữ Bố-tát, tức là phạt Thượng tọa.
Không cho phép tụng chung Bố-tát. Nếu khi tụng, người đó quên thì những người kia được nhắc.
Không có phép tụng ngược lại, khi tụng có quên sót, được phép tụng bổ túc, theo thuận chiều.
Nếu Bố-tát, tụng gần hết, có Tỳ-kheo khách đến, kịp thời ngồi xuống, tức gọi là được Bố-tát, không nên tụng lại. Nếu Tỳ-kheo khách nói: “Tôi chưa từng nghe rộng nói Ba-la-đề-mộc-xoa, xin vì tôi rộng nói”. Ðợi Tăng giải tán rồi, sau mới tụng.
Không cho phép hướng đến người chưa thọ Ðại giới nói năm thieân tội. Ðược phép dạy rằng: “Ông không được làm phi phạm hạnh, không được ăn trộm, không được sát sanh, không được nói láo”. Nói như vậy thì được.
Không được Bố-tát sớm. Nếu Tỳ-kheo ở một mình nên đợi Tỳ-kheo khách đến cùng Bố-tát. Nếu không có khách đến, mà có tội, nên nghĩ như vầy: Nếu được gặp Tỳ-kheo thanh tịnh sẽ như pháp sám hối tội này. Nghĩ như vậy rồi, tâm niệm và miệng nói: “Nay ngày thứ 15, Tăng tác pháp Bố-tát, tôi Tỳ-kheo... thanh tịnh thọ Bố-tát.” Nói như vậy ba lần.
Nếu Bố-tát rồi có Tỳ-kheo khách đến, nên tùy hỷ, nói: “Trưởng lão đã Bố-tát, tôi Tỳ-kheo... xin tùy hyû”. Nếu không tùy hỷ, nên ra ngoài giới tác Bố-tát.
Một trú xứ không được Bố-tát hai lần trong một ngày. Nếu Tỳ-kheo cần đi xa, đến ngày Bố-tát, Tỳ-kheo ở trong trụ xứ Bố-tát rồi, không nên làm thinh đi, nên dặn Sa-di hay người giữ vườn, hoặc kẻ chăn bò rằng: “Có Tỳ-kheo nào đến nói cho họ biết, trong đây đã Bố-tát rồi”. Nếu không có người thì nên viết giấy dán nơi trụ cây hay nơi cửa hoặc rải hoa làm dấu. Người đến sau nên hỏi, nên tìm dấu... không được vội tác Bố-tát.
Khi gởi dục, nên gởi cho người đem dục vào trong Tăng trình bày được. Khi nhận dục nên tự tư duy rằng: Có thể truyền dục được chăng?
Không được nhận dục cả chúng, được nhận tối đa ba người.
Không cho phép nhiều người gởi dục mà ít người tập họp, không cho phép số người dữ dục và số người tập họp bằng nhau. Nên dữ dục ít, tập họp nhiều.
Tỳ-kheo-ni gởi dục, Tỳ-kheo nên nhận. Nếu là bậc Thượng tọa nên nói: “Tôi là bậc Thượng tọa của Tăng, nên không nhận.” Nếu là người giáo thọ Ni, là người tụng giới, nên tự nói: “Tôi không nhận.” Nếu là người giữ phòng, người bệnh, nên nói: “Tôi không đến trong Tăng nên gởi người khác.” Nếu nói: Tôi là khất thực, tôi là A-lan-nhã, tôi là Tỳ-kheo mặc y phấn tảo, tôi là bậc Ðại đức không nhận dục, thì phạm tội Việt tỳ-ni.
Bố-tát không chịu đến, mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu vì y bát v.v... các việc, không đến, không dữ dục, phạm vượt Tỳ-ni tội.
Tập họp đúng thời nên gởi dục thanh tịnh. Tập họp phi thời nên gởi dục Yết-ma. Tập họp đúng thời cũng được gởi hai loại dục.
Nếu Tỳ-kheo cùng với khách buôn đồng đi, đến ngày Bố-tát có nạn khủng bố, khách buôn đi không đợi được vừa đi với họ vừa Bố-tát. Trước hết nên trù lượng, không gian ngang bằng bao nhiêu là tụng xong luật. Hoặc núi, hoặc đá, làm biểu thức, duỗi cánh tay ra vừa đụng nhau, Yết-ma làm ranh giới để Bố-tát, sau đó tác Bố-tát. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nhiều không đủ chỗ ngồi, tất cả duỗi tay ra vừa đụng nhau, được phép đứng tác pháp Bố-tát. Nếu có chỗ ngồi thì ngồi tác pháp Bố-tát. Nếu Tỳ-kheo già, bệnh không thể vào ngồi được, đến góc giường giáp nhau, được phép nằm tác Bố-tát.
Mười một việc không gọi là dữ dục:
1) Nói: Tôi gởi Trưởng lão dục, tôi đến nhận... dục, gởi dục chung.
(Hỏi: - Tứ phần cho phép chuyển gởi dục, cũng
cho nhận dục nhiều người. Tăng Kỳ không cho. Vậy theo bổn nào?
Ðáp: - Không cho là sợ sai sót. Nếu có thể khéo ghi nhớ thì theo Tứ phần cũng được).
2) Ngày mai Bố-tát, ngày nay dữ dục (dữ dục
cách đêm).
3) Ra ngoài giới dữ dục.
4) Gởi dục Tỳ-kheo-ni.
5) Gởi dục cho người chưa thọ giới Cụ túc.
6) Nhận dục rồi ra ngoài giới.
7) Gởi dục rồi ra ngoài giới.
8) Nhận dục rồi hoàn giới.
9) Gởi dục rồi hoàn giới.
10) Tỳ-kheo bệnh gởi dục rồi, nghe trong Tăng
thuyết giới Tỳ-ni, tự mình đến nghe, ngồi lâu
mỏi mệt, dùng pháp gởi dục trước, lặng
thinh bỏ ra, không gọi là dữ dục. Cần gởi lại.
11) Ngày Bố-tát, Tăng nhóm họp không đến gởi
dục thanh tịnh. Nếu mưa to gió lớn, hoặc lửa,
hoặc giặc, các Tỳ-kheo đều sợ giải tán hết,
không gọi là trì dục đến trong Tăng được.
Trường hợp nếu còn lại một người thì gọi đó
là đến trong Tăng.
Bố-tát có bảy việc nên ngăn:
- Người bất cộng trú.
- Người biệt trú.
- Người chưa thọ Cụ túc giới.
- Chưa thuyết dục.
- Chưa hành trù.
- Vì nghĩa hòa hiệp.
- Hòa hiệp chưa xong.
Luật Ngũ phần nói:
Bảo Sa-di ra, nên đến chỗ không thấy không nghe, và dùng đèn soi khắp dưới giường.
Cho phép đến nơi Tỳ-kheo có tội mà sám hối. Không cho phép đến người đồng phạm mà sám hối. Nếu Tỳ-kheo bệnh thì cho phép đến người đồng phạm sám hối.
Nếu kẻ sĩ cầm gậy thủ hộ không chịu đi thì chỉ nói tựa của giơùi thôi. Còn bao nhiêu, nói: “Ngoài ra Tăng thường nghe”. Cần tác pháp như vậy để Bố-tát. Nếu có vua đến, cũng vậy. Nếu có nhân duyên không thể thuyết giới theo 5 cách trên thì nên nói: “Nay là ngày thứ 15, thời gian Bố-tát, mỗi người cần cùng nhau chánh thân khẩu ý, chớ buông lung”. Như vậy, cũng được gọi là Bố-tát. Không được không Bố-tát.
Khi thuyết giới nửa chừng bị quên, người
bên cạnh nên nhắc, còn quên nữa, lại nhắc. Ba lần quên thì nên sai người khác tụng tiếp, không được tụng lại.
Nếu đấu tranh hoặc thuyết pháp, thuyết luật, luận nghị, hay được nhiều người đến bố thí, không thể thuyết giới, đều cho phép đến sáng ngày
hôm sau.
- Nên thỉnh vị thuyết giới trước.
- Nên tác pháp Yết-ma trước, sau đó mới thuyết giới
- Không nên đồng tụng giới.
- Không nên thuyết giới bằng giọng ca vịnh, nên nói giới bằng giọng đứng đắn trịnh trọng.
Luật Thập tụng nói:
Cho phép hai thời gian Bố-tát:
1) Ngày thứ 14 (nếu tháng thiếu).
2) Ngày thứ 15 (nếu tháng đủ hay có trăng), hay:
- Trước bữa ăn.
- Sau bữa ăn. Hoặc ban ngày, ban đêm.
Tỳ-ni mẫu nói:
Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni được cùng nhau nghe thuyết giới, không được vì nhau nói giới.
(Hỏi: Tứ phần nói, không nên đối trước Tỳ-kheo-ni và người chưa thọ Ðại giới tác Yết-ma và ngaên thuyết giới. Nay lại nói: Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni được cùng nhau nghe thuyết giới. Ðâu có trường hợp nào trước khi thuyết giới lại không có Yết-ma các việc?
Ðáp: Tác Yết-ma và ngăn thuyết giới đều là việc cử tội trị phạt, cho nên không nên cho phép Tỳ-kheo-ni biết. Nếu đã làm Yết-ma xong, đến câu hỏi: Ai thỉnh giáo giới, Ni mới được vào trong chúng lễ thỉnh. Từ đây chỉ có một việc Bố-tát, chỉ ngồi nghe nên không có lỗi).
Những người trước đó có sự cơ hiềm với nhau, không nên cho gởi dục thanh tịnh, không nên cùng nhau sám hối.
Không nên vì một nhân duyên nhỏ mà đứng giữa đường thuyết giới, nên đứng trên chỗ cao, quán sát xem gần đó có trú xứ nào hay không? Nếu có, nên vào trong trú xứ đó mà Bố-tát thuyết giới.
Nếu cùng đi với khách buôn, khách buôn dừng lại lâu thì thuyết giới đầy đủ. Nếu họ dừng thời gian ngắn thì thuyết giới lược. Nếu họ không dừng thì tam ngữ thuyết (giới). Nếu mọi người không cho phép dừng thì mỗi người, miệng nói: “Nay là ngày Bố-tát thuyết giới”. Nếu có hàng bạch y đi trong đoàn Tỳ-kheo, không được nói ra lời, nên một lòng nghĩ: “Nay là ngày Bố-tát thuyết giới”. Nếu có nạn giặc, nạn rồng, nạn quỷ cũng y như vậy mà thực hành.
BIỆN MINH:
Hỏi: Tăng kỳ cho phép vừa đi vừa Bố-tát, còn ở đây không giống. Cuối cùng nên theo bên nào?
Ðáp: Tăng kỳ cho phép vừa đi vừa nói giới chú trọng về ngôn thuyết. Thập tụng phân ra chỗ rộng chỗ lược, ý ở chỗ tùy cơ. Nay cũng tùy lực tùy cơ, có thể được vậy.
Hỏi: Pháp tạng Tỳ-ni là quy giới của Tỳ-kheo,
không được nói cho tất cả người chưa thọ Cụ túc nghe, còn Phạm võng thì dành riêng cho phép quốc vương. Bộ Phát ẩn lại vin vào Thập tụng tỳ-ni tựa[5] làm chứng. Cho đến Tăng kỳ, Ngũ phần thảy đều không cho pheùp. Không biết theo bên nào?
Ðáp: Nếu luận về con đường quy thức chung thì nên theo Tăng kỳ và Ngũ phần. Ðôi khi có cơ duyên ngoại cách thì có thể áp dụng Thập tụng tỳ-ni. Ðến như kinh Phạm võng là của Bồ-tát, chứ không phải của Tỳ-kheo.
Căn bản ni-đà-na nói:
Không được gởi dục cho người thọ học nhưng được nhận dục của họ.
Luật nhiếp nói:
Bao-tát-đà: Bao-tát[6] nghĩa là trưởng dưỡng. Ðà nghĩa là giữ gìn. Tức là do tập họp chúng thuyết giới, nên có thể trưởng dưỡng pháp lành, và giữ gìn được tự tâm. Lại nữa, Ðà nghĩa là tịnh trừ. Tức là tăng trưởng thiện pháp, trừ sạch bất thiện vậy.
Nếu trong trú xứ chỉ có bốn người, đều có thể tập họp, không nên biệt trú, cũng không nhận dục. Nếu ở nơi trú xứ không có thuyết giới, nên đến trú xứ khác để trưởng tịnh. Nếu trú xứ không có người thuyết giới, tiền an cư, không được quá hai kỳ trưởng tịnh. Phải tìm đến trú xứ có người thuyết giới.
Nếu chúng bị phá mà hòa hợp lại được, có thể tác Kiết tường trưởng tịnh. Ðược phép chấm dứt pháp xả trí, nên khất đại chúng tác pháp Biệt thời trưởng tịnh.
PHỤ LỤC:
Tỳ-kheo 5 tuổi (hạ) nên tụng giới, tụng Yết-ma cho thuộc. Cho phép nương nơi vị có thể tụng luật hạ an cư. Vị tụng luật trong khi an cư mạng chung, cho đến phạm ngũ nghịch v.v... nếu chưa đến hậu an cư, thì nên đến trú xứ gần nhất kiết hậu an cư. Hoặc thỉnh vị ở trú xứ gần nhất có thể tụng luật, qua an cư với mình (trú xứ mình). Nếu đã kiết hậu an cư rồi, các Tỳ-kheo nên đến trú xứ gần nhất để học bài tựa, hay tụng 4 việc, 13 việc, 2 Bất định, 30 việc, 90 việc. Hoặc tụng những pháp còn lại. Vị ấy tụng những gì có thể tụng được, sau đó trở về trụ xứ mình, dạy một vị tụng, nếu một người không thể tụng hết, tùy theo chỗ đã tụng rồi, mỗi người tuần tự tụng tiếp theo, không được tụng trở lại. Nếu được như vậy thì tốt, không được thì chỉ nói pháp, tụng kinh.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo thuyết giới, phải tụng thuộc lòng trước, đừng để khi tụng giữa chúng mà nhầm lẫn.
Tỳ-ni mẫu nói:
Không nên tụng luật bằng giọng ca hát. Nên tụng với giọng rõ ràng. Tụng giọng ca vịnh có 5 điều lỗi:
1) Tâm đắm nơi âm thanh ca hát.
2) Bị người đời cơ hiềm.
3) Cùng người đời không khác.
4) Phòng phế cuộc hành đạo.
5) Phòng phế việc nhập định.
Xuất gia đến 5 lạp, cốt yếu là phải tụng giới cho thuộc lòng. Không tụng giới được, có 4 điều lỗi:
1) Không được nuôi đệ tử.
2) Không được lìa y chỉ.
3) Không được làm Hòa thượng.
4) Không được làm A-xà-lê.
Pháp của Tỳ-kheo, cốt yếu là tụng Ba-la-đề-mộc-xoa. Nếu không tụng thì trú xứ nào có tụng Tỳ-ni, ba thời phải đến trú xứ đó. Tại sao vậy? - Nếu có phạm có nghi, sám hối, giải nghi, đặng trừ tội.
Tại sao gọi là Bố-tát? Ðoạn là Bố-tát. Tức là có khả năng đoạn các tội lỗi, các phiền não, đoạn tất cả pháp bất thiện gọi là Bố-tát. Thanh tịnh gọi là Bố-tát.
Mục hai, vấn đáp khải bạch đã xong. C. CHÍNH NÓI BÀI TỰA CỦA GIỚI
Thưa các Ðại đức, nay tôi sẽ tụng giới Ba-la-đề-mộc-xoa, các Ðại đức cùng tập họp tại một chỗ. Hãy lắng nghe suy nghiệm kỹ. Nếu ai tự biết có phạm, hãy tự phát lồ. Ai không phạm thì im lặng. Do sự im lặng, tôi biết các Ðại đức thanh tịnh. như một người được kẻ khác hỏi riêng điều gì, thì như thật mà trả lời. Cũng vậy, Tỳ-kheo nào ở trong chúng sau khi đã ba lần hỏi, nhớ nghĩ mình có tội mà không phát lồ, vị ấy mắc tội cố ý vọng ngữ. Phật dạy: Cố ý vọng ngữ là pháp chướng đạo, Tỳ-kheo nào nhớ nghĩ mình có tội, muốn cầu thanh tịnh, hãy tự phát lồ, do phát lồ mà an lạc.
NGUYÊN DO[7]:
Ngài Xá-lợi-phất, ở chỗ nhàn tịnh nghĩ thế này: Tại sao có các vị Ðẳng Chánh Giác tu phạm hạnh, Phật pháp cửu trụ? Tại sao có các vị Ðẳng Chánh Giác cũng tu phạm hạnh Phật pháp không cửu trụ? Rồi đến hỏi đức Thế Tôn. Phật nói:
- Ðức Phật Tùy-diếp, đức Phật Câu-na-hàm, không vì các đệ tử rộng nói 12 bộ kinh, không kiết giới, không nói giới. Lúc đức Phật và các Thanh văn kia còn tại thế, Phật pháp rộng lưu bố. Sau khi Phật và Thanh văn nhập diệt, người trong thế gian, đủ các tên gọi, đủ các họ hàng, đủ các gia thế xuất gia, do vậy mau tiêu diệt, Phật pháp không cửu trụ. Tại sao? Vì không dùng kinh pháp nhiếp hóa. Cũng như các loại hoa đem rải trên bàn, bi gió thổi bay tứ hướng.
Còn đức Phật Tỳ-bà-thi, đức Phật Thức-khí, đức Phật Câu-lưu-tôn, đức Phật Ca-diếp vì các đệ tử rộng nói kinh pháp, cũng kiết giới, cũng thuyết giới. Các đức Phật và chúng Thanh văn kia, khi còn ở đời, Phật pháp được lưu bố. Sau khi các Phật và Thanh văn nhập diệt, các người trong thế gian, đủ các tên gọi, đủ các họ hàng, đủ các gia thế, xuất gia, đã không khiến cho Phật pháp mau diệt độ. Tại sao? - Vì dùng kinh pháp khéo nhiếp hóa. Cũng như các loại hoa trải trên mặt bàn, dùng chỉ xâu lại, tuy bị gió thổi, nhưng không bị phân tán.
Lúc bấy giờ, ngài Xá-lợi-phất liền thỉnh Thế Tôn kiết giới, nói giới. Phật dạy:
“Thôi đi! Phật tự biết thời. Nếu có Tỳ-kheo nào phạm vào pháp hữu lậu, nhiên hậu Thế Tôn mới kiết giới, để đoạn trừ pháp hữu lậu kia. Tỳ-kheo nếu vì được lợi dưỡng, nếu vì được danh xưng, được nhiều người biết, học nhiều, nhiều tài nghiệp, lúc đó sanh ra pháp hữu lậu. Khi pháp hữu lậu đã sanh, thì Ta sẽ vì họ kiết giới”.
(Câu: “Ðoạn trừ pháp hữu lậu” là cương tôn của giới học. Ðể mắt vào đó thì hầu hết khai, giá, trì, phạm từ đó mà sanh).
CHỨNG MINH:
Luật Căn bản nói:
Cây chuối khi kết trái, cây trúc vĩ lúc mọc mầm, con loa[8] mang thai đều tự hại mình. Cũng vậy, lợi dưỡng và danh dự người ngu ưa thích, chúng có khả năng phá hoại các pháp lành, như lưỡi kiếm chặt đầu người.
Luật Nhiếp nói:
Có 5 động cơ khiến mình tạo tội:
1) Không có tâm biết xấu hổ.
2) Không kính trọng lời dạy.
3) Lòng ôm sự phóng dật.
4) Bẩm tánh ngu độn.
5) Quên mất chánh niệm.
GIẢI THÍCH:
Pháp chướng đạo là chướng ngại cho Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, Không, Vô tướng, Vô nguyện. Trở ngại quả Tu-đà-hoàn, cho đến A-la-hán. Nếu sám hối thì được an lạc, đắc Sơ thiền cho đến A-la-hán.
Luật Nhiếp nói:
Trước có phạm, nay nín thinh không nói, lại chiêu lấy tội lỗi. Nếu như trong một lúc nào đó, có người khác hỏi, như thật mà đáp. Ở đây cũng như vậy. Nếu có tội mà không hề nhớ thì không mắc tội vọng ngữ. Nhưng nếu nhớ mà nín thinh tức là vọng ngữ, vì chúng hiện trên thân tướng, biểu hiện nơi ngữ nghiệp. Pháp chướng ngại, một là đối với đời này chướng ngại các pháp lành, hai là đối với đời sau trở ngại sanh vào đường lành.
Dục cầu thanh tịnh: Thanh tịnh tức là Niết-bàn. Vì cầu mong quả Niết-bàn, nên không sợ người khác gạn hỏi, trách cứ, trị phạt, mà nói tội của mình. Phát lồ tức an lạc, có 5 cách thực hiện nơi tướng:
1) Do siêng năng cần mẫn trị các biếng nhác.
2) Do không có tội, trị các tội lỗi.
3) Do kính trọng, trị tâm kiêu mạn thức xoa.
4) Do không hối hận, trị các ác tác.
5) Do tịch định, trị tâm tán loạn.
Luật Ngũ phần nói:
Ba-la-đề-mộc-xoa dùng giới này phòng hộ các căn, tăng trưởng pháp lành. Ðối với các pháp lành, nó là cửa ngõ ban đầu vậy.
Mục 3, nói về bài tựa của giới xong. D. NÓI ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã thuyết xong tựa Giới kinh. Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Tôi ghi nhận như vậy.
GIẢI THÍCH:
Luật Nhiếp nói:
Hỏi 3 lần là vì, nếu hỏi ít hơn thì người ám độn không hiểu kịp. Nếu hỏi nhiều hơn sợ mất thì giờ, khiến cho chúng mỏi mệt.
Xong phần hỏi để kết thúc của mục bốn.
Phần chính văn chia làm ba.
Mục ban đầu đã nói xong về tựa của giới.
Mục thứ hai, liệt kê về giới tướng: Chia làm 8:
I. Bốn pháp khí (Ba-la-di).
II. Mười ba pháp Tăng tàn.
III. Hai pháp Bất định.
IV. Ba mươi pháp Xả đọa.
V. Chín mươi pháp Ba-dật-đề.
VI. Bốn pháp Hối quá.
VII. Một trăm pháp Chúng học.
VIII. Bảy pháp Diệt tránh.
Tám khoa này gọp chung lại thành 5 thiên:
1) Khoa thứ nhất tức là thiên ban đầu.
2) Khoa thứ hai tức là thiên thứ hai.
3) Khoa thứ ba, trong đó gồm có thiên đầu, thiên thứ hai và thiên thứ ba, gọi là Bất định. Khoa thứ tư, khoa thứ năm đều thuộc về thiên thứ ba.
4) Khoa thứ sáu thuộc về thiên thứ tư.
5) Khoa thứ bảy, khoa thứ tám thuộc về thiên thứ năm.
Nói thất tụ, là y vào thiên thứ nhất và thiên thứ hai phương tiện và đẳng lưu, lập riêng tụ Thâu-lan-giá. Nhân ba thiên sau, các phương tiện đẳng lưu nhẹ, lập riêng ra tụ ác thuyết. I. BỐN PHÁP KHÍ: Chia làm ba: A. NÊU CHUNG:
Thưa các Ðại đức, đây là bốn pháp Ba-la-di, rút từ Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.
GIẢI THÍCH:
Luật Tăng kỳ[9] nói:
Ba-la-di tức là pháp của người trí bị thối một (chìm), đọa lạc, không dự phần vào đạo quả được. Như vậy: Vị tri trí, Ðẳng trí, Tha tâm trí, Khổ, tập, tận, đạo trí, Tận trí, Vô sanh trí, đối với các trí đó bị thối một, đọa lạc, không được dự phần vào đạo quả.
Ðối với phạm hạnh thối một, đọa lạc, không dự vào phần đạo quả được. Phạm tội này không thể phát lồ sám hối tội lỗi đó được, cho nên nói là
Ba-la-di.
(Một: Pháp trí, tức biết ngũ uẩn v.v... đều có tự tánh riêng.
Hai: Vị tri trí, cũng gọi là Loại trí, biết Năm uẩn v.v... tướng sai biệt tức là khổ, vô thường, không, vô ngã v.v...
Ba: Ðẳng trí; cũng gọi là Thế tục trí, biết các loài hưõu tình tu hành sai biệt và biết các pháp danh tướng giống, khác.
Bốn: Tha tâm trí, biết tâm Bổ-đặc-già-la[10], tâm sở pháp (tâm pháp), không hề nghi trệ.
Năm: Khổ trí, năm ấm vô thường, khổ, không, vô ngã, quán được trí Vô lậu.
Sáu: Tập trí, cũng gọi là tập (họp), biết nhân của các pháp, nhân nhóm họp và sanh ra duyên, quán trí Vô lậu.
Bảy: Tận trí, cũng gọi là Diệt trí, chấm dứt sự sanh diệt, đạo quả vi diệu xuất hiện, quán được trí Vô lậu.
Tám: Ðạo trí, tức đạo chánh hạnh, quán được Vô lậu trí.
Chín: Tận trí, ta thấy khổ rồi, đoạn tập rồi, chúng diệt rồi, tu đạo rồi. Khi nghĩ như vậy, chứng Vô lậu trí huệ, đắc tuệ giác.
Mười: Vô sanh trí, ta thấy khổ rồi, không trở lại nữa, cho đến tu đạo rồi, không còn tu nữa. Khi nghĩ như vậy, chứng Vô lậu trí huệ, đắc tuệ giác. Ðó là 10 trí đức của Thanh văn. Niết-bàn tức là Ðoạn đức của Thanh văn. Phạm hạnh tức là thanh tịnh giới phẩm, là nhân của Trí đức và Ðoạn đức để đi đến Quả đức, nay đều bị thối thất, đọa lạc, không có cái nhân xuất thế để đưa đến quả phần).
Luật Ngũ phần[11] nói:
Ba-la-di là pháp đọa, là pháp ác, là pháp đoạn đầu, là không phải pháp của Sa-môn. Như cây kim bị sứt đít không còn dùng được. Như người mạng tận không thể sống được. Như đá bị vỡ hai không thể hiệp lại được. Như chặt ngọn của cây đa-la, không thể sống được.
(Ða-la xưa gọi bối đa. Trung Hoa phiên là Ngạn (cây Ngạn), hình dáng thẳng mà cao, lá có thể viết kinh. Cây này nếu bị chặt cái tim ngọn, liền khô chết).
Luật nhiếp[12] nói:
Ba-la-thị-ca (Ba-la-di) nghĩa là cực ác. Lại còn có nghĩa là tha thắng. Khi vừa phạm giới liền bị người tịnh hạnh khinh khi, vì họ hơn. Lại bị phiền não xô ngã, vì nó đã thắng. Xuất gia cận viên là để trừ phiền não, nay phá giới cấm, ngược lại bị nó hàng phục. Nó cũng hay làm hại thiện phẩm, khiến cho bị tiêu diệt. Và cũng hay sanh ra tội, rơi vào đường ác nên gọi là Ba-la-thị-ca.
(Cận viên, viên là Niết-bàn. Thọ giới Tỳ-kheo, có khả năng gần Niết-bàn, cho nên gọi là cận viên. Cũng gọi là cụ viên. Vì cụ giới này là chánh nhân duyên của Niết-bàn.) B. KÊ RIÊNG:
Có 4: 1) Giới dâm; 2) Giới trộm; 3) Giới sát; 4) Giới vọng.
Luật Nhiếp nói:
Trước giới dâm sau giới sát, đây là y theo duyên phạm trước sau mà trình bày. Lại cũng y theo việc trước, nên dẫn đến việc sau, lấy đó làm thứ tự. Do không tịnh hạnh nên làm việc trộm cắp. Ðã làm việc ăn trộm rồi bèn giết oan gia. Giết rồi bị hỏi, lại nói dối. Hơn nữa, đối trước sức mạnh xí thạnh của phiền não mà chế cấm.
- Bốn cái tha thắng này tướng của nó thế nào? Không nhàm chán, không xa lìa, không nhẫn chịu, không chứng đắc. Song không nhàm chán, không xa lìa vì chúng hết sức là cường thạnh, nên đặt vào thứ nhất. Thứ hai, đối với dâm dục, đối với của cải vì không biết từ khước cho nên sát sanh và vì không chứng đắc cho nên vọng ngữ.
THỨ NHẤT: GIỚI DAÂM
Ðại thừa đồng chế. Ðại thừa tuy cho phép sám hối, nhưng cần phải thấy hảo tướng. Hoặc nhờ được gặp Phật, Bồ-tát v.v... vì họ nói thâm pháp, khiến họ bừng phát đại tâm. Như trong kinh Tịnh nghiệp chướng, kinh Duy-ma-cật nói: Song, ắt phải đầy đủ tâm đại tàm quý, sanh đại yểm ly, tuyệt nhiên không hề phú tàng. Dốc hết lòng tha thiết sám hối tội lỗi, mới có thể thừa đương được.
Vấn đề này cùng với pháp thọ học vốn có sự phỏng theo nhau. Nếu không có tâm sợ sệt, không có tâm quyết đoán, tuy là Ðại thừa nhưng cũng đâu vội thông cho sám hối? Nếu luận rằng: “Kiến cơ đắc tác”, chỉ gọi là tại gia Bồ-tát, chớ chẳng gọi là Tỳ-kheo Bồ-tát. Giới bổn đã trình bày đầy đủ vấn đề này, xin xem lại cho rõ.
Hỏi: - Bồ-tát Tỳ-kheo, căn bản nếu đã phá, một khi đã mất thì mất luôn, không được gọi là
Bồ-tát, Tỳ-kheo, Sa-di. Nếu Ðại thừa cho phép sám hối, cốt phải thấy hảo tướng, mới có thể cho thọ lại. Còn Tiểu thừa thì quyết định không cho thọ lại. Tiểu thừa đã không cho phép thì đâu có gọi đơn Bồ-tát (Bồ-tát không)?
Ðáp: - Ðại thừa cho thọ lại, tuy lấy hảo tướng làm kỳ vọng, nhưng trong pháp của Tỳ-kheo hoàn toàn không được dùng vào việc của Tăng. Nay giả thiết Bồ-tát Tỳ-kheo phá căn bản sau y theo Ðại thừa sám trừ, được thấy hảo tướng. Nếu trước đó đã tác Yết-ma dữ học, tức là Bồ-tát dữ học Tỳ-kheo. Nếu trước đó đã tác Yết-ma diệt tẫn, tức là Bồ-tát Ưu-bà-tắc, chứ không gọi là đơn Bồ-tát.
Hỏi: - Pháp sám hối có ba: Tác pháp, thủ tướng, vô sanh. Trường hợp có vi phạm trọng giới hoặc vì vấn đề thể diện, hoặc vì không có Tăng thanh tịnh, không y theo tác pháp mà sám, chỉ y nơi thủ tướng, vô sanh. Như vậy hai pháp sám này có thể tiêu tội chăng?
Ðáp: - Phạm tội là ác pháp, còn không nghĩ đến vấn đề thể diện mà lại làm. Sám hối là vấn đề thiện pháp, tại sao lại vì vấn đề thể diện? Nếu trong tâm có ý vì thể diện thì hoàn toàn đọa vào phân biệt vọng thức; tuy muốn thủ tướng nhưng dứt khoát không cảm thông, tuy quán vô sanh nhưng dứt khoát khó khế hội.
Trường hợp vì thiếu Tăng thanh tịnh, không có chỗ nào để tác pháp, thì dùng tâm tịnh đầy đủ, chuyên tu hai pháp sám thủ tướng và vô sanh. Khi đã không có ý muốn che giấu, thì quyết định cũng có thể diệt trọng tội. Cổ đức nói: Thà thiếu hai món trước, đừng thiếu hai món sau, chính là cái nghĩa đây vậy. Không phải vì vấn đề thể dieän mà thiếu món trước được!
Hỏi: - Pháp thọ học in tuồng phỏng theo Ðại thừa. Song cuối cùng cũng không thể dùng vào việc của Tăng được. Không biết y theo Ðại thừa hành sám, thấy được hảo tướng rồi, có được tính vào Tăng số không?
Ðáp: - Trong bộ Phụ hành ký[13] của Ðại sư Kinh Khê nói rằng: Giáo môn của Tiểu thừa còn không khai cho sám hối, tuy nói là hoàn sanh, nhưng không dùng vào việc của Tăng. Còn Sa-di đã phạm, phải sám hối mới thành tấn cụ (thọ Cụ túc giới). Vấn đề hứa khả của Ðại thừa theo sự có thể thông hành. Thảng như cho phép được vào trong Ðại Tăng, nhưng cũng tự chiêu lấy sự gian dối mà thôi. Huống nữa tính vào túc số của bậc khuôn vàng thước ngọc làm sao được? Nên tin rằng Ðại thừa Tiểu thừa có sự khu biệt, cho phép và cấm chế khác nhau. Tiểu thừa không hề nói phạm trọng mà sám hối, nên trọng tội không mất. Vì vậy, làm sao có thể dùng lời dạy sám hối của Ðại thừa mà cho phép tính vào Tăng số của Tiểu thừa? Y theo Ðại thừa sám hối rồi, tự mình tấn tu đạo hạnh, đâu phải là hổn lạm để mê hoặc tình người? Luận rằng: Thâm đàm huyền diệu không đâu hơn tông Thiên thai. Việc xiển dương giáo môn hoàn toàn không phá hư sự tướng. Khéo léo khai quyền hiển thật thì sự tức là chơn. Cho nên pháp của Tạng giáo, không thể bỏ được. Thảng như muốn dùng Ðại thừa để phá Tiểu thừa thì không phải là điều hay đẹp để mong muốn vậy.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đã thọ trì học xứ và chấp nhận đời sống của Tỳ-kheo, chưa hoàn giới, giới sút kém nhưng không phát lồ, mà hành pháp dâm dục, cho đến cùng với loài súc sanh Tỳ-kheo ấy là kẻ Ba-la-di, không được sống chung.
NGUYÊN DO[14]:
Ðức Phật ở tại Tỳ-xá-ly, khi ấy nơi thôn Ca-lan-đà, có con của ông Tu-đề-na, của cải đầy kho, lòng tin bền vững, xuất gia hành đạo. Gặp lúc mất mùa, gạo thóc rất quý, Tỳ-kheo khất thực khó được. Con ông Tu-đề-na dẫn các Tỳ-kheo đến thôn Ca-lan-đà khất thực. Mẹ của ông nghe con về, đến khuyên ông bỏ đạo về lại nhà, ba lần khuyên, ông đều không chấp nhận. Bà bảo con bà làm thế nào cho vợ ông có thai để khỏi tuyệt giòng họ. Ông bèn nắm tay vợ mình dẫn vào trong vườn, ba lần hành bất tịnh. Khi ấy trong vườn có con quỷ vừa chết, liền đầu thai vào đó. Sau chín tháng sanh đứa con trai đặt tên là Chủng Tử, sau cũng xuất gia thành đạo. Khi Tu-đề-na hành bất tịnh rồi, thường ôm lòng sầu ưu. Bạn đồng học hỏi biết vấn đề, trình bày đầy đủ với Ðức Thế Tôn. Thế Tôn tập hợp các Tỳ-kheo, dùng voâ số phương tiện trách rằng: “Việc ông làm là quấy, không phải oai nghi, không phải Sa-môn, không phải tịnh hạnh, không phải hạnh tùy thuận, điều ấy là đieàu không nên làm. Tu-đề-na, tại sao ông ở trong pháp thanh tịnh của Ta mà làm... cho đến ái hết thì chứng Niết-bàn. Ông cùng với vợ cũ làm việc bất tịnh chăng ?...”
Phật bảo các Tỳ-kheo thà đem nam căn để vào miệng rắn độc, chứ không nên đem nó để trong nữ căn. Tại sao vậy? Vì làm như thế sẽ không đọa vào đường ác. Còn nếu phạm đến nữ nhơn, thân hoại mạng chung, đọa vào ba đường ác. Tại sao vậy? Ta đã dùng vô số phương tiện nói pháp đoạn dục đoạn tư tưởng đối với dục, trừ sức nóng tán dục, dứt niệm về dục, vượt lên trên sự ràng buộc bởi ái. Ta nói dục như lửa, vật tạm bợ, như xương khô, cũng như cục thịt, như cảnh trong mộng, như dao bén dưới chân, như đồ gốm mới đựng nước để dưới ánh nắng mặt trời, như đầu rắn độc, như kiếm bén đâm. Thật là uế ác. Phật quở trách. Quở trách rồi cùng các đệ tử kiết giới, gồm đủ 10 nghĩa:
1) Nhiếp hóa lấy Tăng (sự, lý nhị hòa).
2) Khiến Tăng hoan hỷ.
(Mỗi người đều giữ ba nghiệp, không xúc não nhau).
3) Khiến Tăng an vui.
(Mỗi người đều giữ thân, khẩu, không não loạn nhau).
4) Khiến người chưa tin được tin.
(Nhập ngũ đình tâm và Tứ niệm xứ).
5) Người đã tin thì thêm lớn lòng tin.
(Do Tứ chánh cần được quán noãn pháp).
6) Người khó điều, khiến được điều thuận
(Do giới tịnh nên có thể được Tứ như ý túc, tiến lên quán đảnh pháp, chiết phục phiền não).
7) Người biết xấu hổ được an lạc.
(Tàm là nghĩa thứ nhất của cõi trời, Quí là trong người phàm thành tựu 5 căn, trụ vào nhẫn pháp, không bị thối chuyển).
8) Ðoạn hữu lậu hiện tiền.
(Năm lực có khả năng dẹp năm chướng. Thế đệ nhất pháp, phục đạo đầy đủ).
9) Ðoạn hữu lậu đời vị lai.
(Bảy giác chi, Tám chánh đạo, phát khổ nhẫn chơn minh, hoàn thành tám kim cang đoạn tất cả hạt giống kiến, tư hoặc).
10) Chánh pháp được lâu bền.
(Bậc A-la-hán làm xong việc, khiến thắng nghĩa Chánh pháp không chấm dứt.)
Muốn nói giới sẽ nói như sau:
“Nếu Tỳ-kheo nào phạm hạnh bất tịnh, hành pháp dâm dục, Tỳ-kheo ấy phạm Ba-la-di không được sống chung.” Sau khi kiết giới như vậy rồi, khi ấy có Tỳ-kheo Bạt-xà-tử, sầu ưu, không vui sống nếp sống tịnh hạnh, liền trở về nhà, cùng với vợ cũ hành dâm dục. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: “Ông là kẻ ngu si, phạm Ba-la-di không được sống chung. Nếu Tỳ-kheo nào không vui sống nếp sống tịnh hạnh, cho phép xả giới về nhà. Nếu sau đó muốn xuất gia tu phạm hạnh, nên độ cho xuất gia thọ Ðại giới. Lại thêm câu: “Không xả giới, giới sút kém không tự phát lồ”.
Lại có một Tỳ-kheo khất thực, nương ở trong rừng, cùng hành bất tịnh hạnh với con vượn cái. Các Tỳ-kheo đi kiểm tra biết được, bạch đầy đủ với đức Thế Tôn, nên kiết văn giới như trên.
GIẢI THÍCH:
Tỳ-kheo gồm có:
- Tỳ-kheo Danh tự.
- Tỳ-kheo Tương tợ.
- Tỳ-kheo Tự xưng.
- Tỳ-kheo Thiện lai.
- Tỳ-kheo Khất cầu.
- Tỳ-kheo trước cát tiệt y[15].
- Tỳ-kheo Phá kiết sử.
- Tỳ-kheo thọ Ðại giới do Bạch tứ yết-ma như pháp thành tựu hợp cách.
Chữ Tỳ-kheo, nói ở trong văn giới này là chỉ loại Tỳ-kheo sau cùng, cùng với Tỳ-kheo đồng giới. Khi Phật vì các đệ tử kiết giới rồi, thà chết chứ không phạm.
Trong đây cùng với các Tỳ-kheo khác một giới (giới thể không hai), đồng giới (giới tướng không khác), đẳng giới (thọ trì riêng một cách đầy đủ). Như vậy gọi là đồng giới.
Thế nào gọi là không xả giới?
Xả giới vì điên cuồng, xả giới vì tâm tán loạn, xả giới vì thống não, xả giới câm, xả giới điếc, xả giới câm điếc, hay đứng trước những người điên cuồng, tâm loạn, thống não, điếc câm mà xả giới thì gọi là không xả giới. Người thành phố đối trước người quê dã, người quê dã đối trước người thành phố xả giới. Không vắng lặng tưởng là vắng lặng xả giới. Vắng lặng xả giới tưởng là không vắng lặng xả giới. Giỡn chơi xả giới. Ðối truớc loài thiên, long, dạ xoa, ngạ quỷ, ngủ nghỉ, người chết, người vô trí xả giới. Hoặc tự mình không nói, hoặc nói trước người không hiểu như vậy v.v... không gọi là xả giới.
Thế nào gọi là xả giới?
Tỳ-kheo nhàm chán pháp Tỳ-kheo, bèn nói: Tôi xả Phật, xả Pháp, xả Tỳ-kheo Tăng v.v..., nói như vậy một cách rõ ràng, gọi là xả giới.
Giới sút kém, hoặc có giới sút kém mà không xả giới, hoặc có giới sút kém mà xả giới. Nếu Tỳ-kheo nhàm chán pháp Tỳ-kheo, trong lòng thường xấu hổ, ý ưa sống tại gia v.v... chỉ nói như vầy: Tôi nghĩ đến cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, xóm làng, nhà cửa, ruộng vườn, hồ ao, tôi muốn bỏ Phật, Pháp, Tăng cho đến học xứ. Tôi muốn nhận giữ gia nghiệp, cho đến muốn làm pháp phi Sa-môn, phi Thích tử. Như vậy gọi là giới sút kém, không xả giới.
Nếu tư duy rằng: Tôi muốn xả giới, rõ ràng thành xả giới. Như vậy gọi là giới sút kém mà xả giới.
Thế nào gọi là Ba-la-di?
Như người bị chặt đầu không thể sống lại được. Tỳ-kheo phạm pháp này, khoâng trở lại thành Tỳ-kheo, cho nên gọi là Ba-la-di.
Cộng trú là cùng một Yết-ma, cùng một thuyết giới, sống với nhau mà không cùng nhau làm hai việc ấy gọi là bất cộng trụ.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu hướng đến 5 chúng và hàng bạch y v.v... nói: Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, bỏ học (xứ), bỏ thuyết (giới), bỏ cộng trụ, bỏ chung lợi (dưỡng), bỏ kinh luận, bỏ Tỳ-kheo, bỏ Sa-môn, bỏ Thích chủng, không phải Tỳ-kheo. Toâi là Sa-di, là ngoại đạo, là người thế tục. Ngũ dục vốn coù, tôi thọ dụng trọn vẹn. Ðó gọi là hoàn giới.
Thế nào gọi là xả Phật?
Bỏ Chánh giác, bỏ Tối thắng, bỏ nhất thiết trí, bỏ nhất thiết kiến, bỏ vô dư trí kiến, bỏ cha La-hầu-la, bỏ chơn kim thân, bỏ viên quang, bỏ 32 tướng, bỏ 80 vẻ đẹp. Nếu bỏ tất cả danh hiệu của Phật, đều gọi là xả Phật, tức là xả giới. Nếu nói bỏ quá khứ, vị lai Phật, không gọi là xả giới, mắc tội Thâu-lan-giá.
Lại nữa, các ngoại đạo cũng đều gọi có Phật. Nếu thật muốn xả Phật, giả như nói: bỏ Phật ngoại đạo, không gọi là xả giới, mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu giỡn chơi nói: Xả Phật, phạm tội Việt tỳ-ni. Nếu nhầm lẫn nói, tâm cuồng thì vô tội.
Thế nào gọi là xả Pháp?
Pháp, không thuộc về ba đời mà tướng của nó là thường trụ. Như nói: Vô vi Niết-bàn, lìa các phiền não, tất cả khổ hoạn, vĩnh viễn không còn. Nếu nói: Xả pháp này, hoặc nói: Xả quá khứ vị lai pháp, đều gọi là xả giới.
Nếu như nói xả pháp ngoại đạo, mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu giỡn chơi nói, phạm tội Việt tỳ-ni.
Thế nào gọi là xả Tăng?
Tăng là chỉ cho đệ tử Thế Tôn. Tăng tức là tư song bát bối[16]:
- Ðã thành tựu tín
- Ðã thành tựu giới
- Ðã thành tựu văn
- Ðã thành tựu tam muội
- Ðã thành tựu huệ
- Ðã thành tựu giải thoát
- Ðã thành tựu giải thoát tri kiến.
Nên họ là bậc cần cung kính cúng dường, là ruộng phước Vô thượng. Nếu nói: Tôi xả bỏ Tăng này, gọi là xả giới. Nếu nói: Xả bỏ quá khứ, vị lai Tăng, hoặc nói xả bỏ nhiều Tỳ-kheo Tăng, đều không gọi là xả giới, mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu nói: Xả bỏ quá khứ vị lai nhiều Tỳ-kheo, hoặc nói xả bỏ một Tỳ-kheo, mắc tội Việt tỳ-ni. Hoặc nói : Xả bỏ quá khứ, vị lai, một Tỳ-kheo, mắc tâm hối Việt tỳ-ni (Tức là Ðột-kiết-la tự trách tâm mình). Tỳ-kheo-ni cũng như vậy, Hoặc nói: Xả bỏ Hòa thượng, gọi là xả giới. Hoặc nói: Xả bỏ A-xà-lê, không gọi là xả giới, mắc tội Thâu-lan-giá. Quá khứ, vị lai sai biệt và giả nói, giỡn chơi v.v... đồng như trên.
Thế nào gọi là xả học?
Học có 3 loại:
- Tăng thượng giới học, tức là nói Ba-la-đề-mộc-
xoa rộng hay lược.
- Tăng thượng ý học, tức là chín thứ lớp chánh
thọ.
- Tăng thượng huệ học, tức là 4 Chơn đế.
Nếu nói: Xả học này, đều gọi là xả giới.
Giả như nói, giỡn chơi v.v... đồng như trước.
Thế nào gọi là xả thuyết? (tức là ba thứ thuyết giới: 15 ngày, 14 ngày và trung gian Bố-tát).
Hoặc nói: Tôi xả thuyết này, gọi là xả giới.
Thế nào gọi là xả cộng trú?
Cộng trú có hai thứ:
- Thanh tịnh cộng trú, chúng đều thanh tịnh,
cùng tác Bố-tát.
- Tương tợ cộng trú, không thanh tịnh, hiện
tướng thanh tịnh, cùng ở với người thanh
tịnh, cùng tác Bố-tát.
Hoặc nói: Tôi xả cộng trú, gọi là xả giới.
Thế nào gọi là xả cộng lợi (dưỡng)?
Lợi có 2 loại:
- Pháp lợi, tức thọ trì, đọc tụng, vấn đáp.
- Lợi về y thực, tức đồng nhận phẩm vật cúng
dường.
Hoặc nói: Tôi xả lợi này, gọi là xả giới. Nếu chỉ nói: Tôi xả lợi về y thực, không gọi là xả giới, mắc tội Thâu-lan-giá.
Thế nào là xả kinh luận?
Kinh luận có 9 bộ (tức là 12 bộ, trừ Phương quảng, Thọ ký và Vô vấn tự thuyết).
Nếu nói: Tôi xả kinh luận này, gọi là xả giới.
Hoặc nói: Xả kinh luận quá khứ vị lại, không gọi là xả giới, mắc tội Thâu-lan-giá. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo nói: Tôi bỏ Phật, Phật bỏ tôi. Tôi lìa Phật, Phật lìa tôi. Tôi xa Phật, Phật xa tôi. Tôi chán Phật, Phật chán tôi. Tôi thôi Phật, Phật thôi tôi. Như vậy đều gọi là xả giới. Cho đến kinh luận cũng như vậy. Như vậy gọi là hoàn giới (trả giới lại).
Nếu giận nói, gấp nói, nói một mình nói không rõ, nhân tranh cãi nói, tưởng một mình nói, nói với người ngủ, nói với người cuồng, nói với trẻ nít, nói với phi nhơn, nói với súc sanh, nói với người không hiểu biết, đều không gọi là xả giới. Giới sút kém tức là người kia nghĩ: Tôi thà xả bỏ Phật, Pháp, Tăng cho đến xả bỏ các kinh luận. Lại nghĩ rằng: Tôi sẽ làm Sa-di, làm người thế tục, làm ngoại đạo. người kia tâm nghĩ miệng nói, chứ chưa quyết định đến người khác nói, đó gọi là giới sút kém (giới luy). Hoặc nói sự việc của giới sút kém, mỗi lời nói phạm một tội Thâu-lan-giá.
Lại, khởi tâm nghĩ, miệng nói: Tốt hơn, tôi xả bỏ Phật, cho đến tốt hơn tôi làm theo nếp sống người thế tục. Như vậy, gọi là nói sự việc của giới sút kém, mỗi lời nói phạm một tội Thâu-lan-giá.
Luật Ngũ phần:
Nếu nói, “Tôi sẽ làm theo nghi pháp của ngoại đạo”, mỗi lời nói phạm một tội Thâu-lan-giá. Hoặc nói: “Tôi sẽ làm theo nghi pháp của bạch y”, phạm Ðột-kiết-la, không gọi là xả giới. Miệng nói: “Tôi xả giới”, gọi là xả giới.
Luật nhiếp nói:
Hạnh là chỉ cho Thánh đạo. Tịnh tức chỉ cho Niết-bàn. Do Bát chánh đạo mới có thể chứng hội. Làm hạnh bất tịnh là nghịch lại với Chánh lý vậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vấn đề phạm trong đây là:
Nếu nơi đường đại tiện, tiểu tiện và miệng: với tất cả nhơn, phi nhơn, súc sanh, nam, nữ, hai hình, huỳnh môn, hoặc của mình hay của người khác mà vào như đầu mảy lông, trong ba thời gian: Sơ, trụ, xuất, tùy theo đó, nếu có lạc tưởng đều phạm Ba-la-di. Chuẩn bị mà không vào, phạm Thâu-lan-giá. Ðối với căn bị hư hoại và hành dâm không đúng chỗ, đều phạm Thâu-lan-giá. Dạy người khác, phạm Thâu-lan-giá. Dạy người mà họ không làm phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di. Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni phạm Ðột-kiết-la, tẫn xuất.
Trường hợp không phạm là: Người ngủ, không hề có giác tri, không thọ lạc, hay tất cả những trường hợp không có dâm ý và lúc ban đầu chưa chế giới, si cuồng, tâm loạn, thống não ép ngặt.
Luật Thập Tụng nói:
Có 5 trường hợp làm cho người cuồng:
- Thân bằng quyến thuộc bị chết hết nên cuồng.
- Của cải mất hết nên cuồng.
- Sự nghiệp, nhân dân mất hết nên cuồng.
- Tứ đại rối loạn biến động nên cuồng.
- Nghiệp báo đời trước nên cuồng.
Tuy có bệnh cuồng như vậy, nhưng tự biết ta là Tỳ-kheo, làm việc dâm dục, cũng mắc Ba-la-di tội.
Có 5 nhân duyên khiến tâm tán loạn:
- Bị Phi nhơn đánh nên tâm tán loạn.
- Bị Phi nhơn khiến cho tâm tán loạn.
- Bị Phi nhơn ăn tinh khí của tâm nên tâm tán
loạn.
- Bị tứ đại rối loạn nên tâm tán loạn.
- Bị nghiệp báo đời trước nên tâm tán loạn.
Tuy có tâm tán loạn như vậy, nhưng tự biết mình là Tỳ-kheo, hành dâm dục cũng phạm Ba-la-di.
- Có 5 món bệnh hoại tâm (tức thống não ép ngặt):
- Do gió phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do nóng phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do lạnh phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do ba thứ đều phát khởi, nên có bệnh hoại tâm.
- Do khí thời tiết phát khởi, nên có bệnh hoại
tâm.
Tuy có bệnh hoại tâm như vậy, nhưng nếu tự biết là Tỳ-kheo, hành dâm dục cũng mắc Ba-la-di. Nếu không tự biết thì không phạm.
Luật Thiện kiến nói:
Thấy lửa mà cầm như cầm vàng không khác. Thấy phẩn mà cầm, như cầm gỗ hương (chiên-đàn) không khác. Ðiên cuồng như vậy, phạm giới không có tội.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu Tỳ-kheo với tâm nhiễm ô, muốn xem người nữ, mắc tội tâm hối Việt tỳ-ni. Nếu mắt thấy, nghe tiếng, phạm tội Việt tỳ-ni. Xúc chạm nhau, phạm Thâu-lan-gia, cho đến chỉ chạm nhau như hột mè, phạm Ba-la-di. Nếu thân hình (nam căn) lớn, tuy vào nhưng chỉ ở mé (nữ căn), mắc tội Thâu-lan-giá. Nếu thân hình của người nữ bị cắt làm hai phần, đến nơi hai phần hành dâm, phạm tội Thâu-lan-giá, hoặc đem buộc cho hiệp lại để hành dâm phạm Ba-la-di.
Thế nào gọi là thọ lạc?
Như đói được ăn, như khát được uống.
Thế nào gọi là không thọ lạc?
Như người đẹp đẽ dùng các loại thây chết cột nơi cổ. Lại như trường hợp mổ mụt nhọt, lấy lưới nóng bao quanh mình.
Lại nói: Nếu vì dục tâm, đi theo sau người nữ thì mỗi bước phạm một tội Việt tỳ-ni. Vì dục tâm, cùng với người nữ cách vách nói chuyện, mỗi lời nói phạm một tội Việt tỳ-ni.
PHỤ:
Luật Thiện kiến nói:
Bậc Trưởng lão nghe những hạnh bất tịnh này chớ nên kinh quái. Tại sao vậy? Ðức Như Lai thương xót bọn ta, vì kiết giới vậy, cho nên nói những lời không tốt này. Nếu không nói thì làm sao biết được tội Ba-la-di, Thâu-lan-giá, Ðột-kiết-la khác nhau thế nào. Nếu Pháp sư vì người giảng dạy, người nghe chớ nên cười cợt giỡn chơi. Nếu ai cười cợt thì đuổi ra. Tại sao vậy? Ðức Phật lân mẫn chúng sanh, từ kim khẩu nói ra, chúng ta nên sanh lòng hổ thẹn khi nghe, tại sao cười?
TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ HAI Chú thích:
1 Nếu không có thì nói như trên, nếu có thì trả lời là có và theo nghi thỉnh như trong Yết-ma yếu chỉ do Hòa thượng Thích Trí Thủ soạn thuật, trong đó đã hướng dẫn.
2 Tứ phần luật 35, Kiền-độ thuyết giới, tr. 816b, Ðại 22n1428.
3 Tứ phần luật 35, tr. 818a28, Ðại 22n1428.
4 Dữ dục thanh tịnh 與欲清淨û: Dữ dục và thuyết tịnh, gởi dục là gởi ý muốn của mình đến Tăng. Ý muốn ở đây là sự nhất trí của mình về việc Tăng yết-ma thuyết giới. Thuyết tịnh là nhờ người trình lên Tăng rằng mình thanh tịnh, không có phạm học xứ nào. Khi gởi dục, gồm luôn cả thuyết tịnh. (Yết-ma yếu chỉ, HT Thích Ðỗng Minh biên tập).
5 Thập tụng tỳ-ni tựa (Thập tụng luật tựa, Tỳ-ni tụng) 3 quyển, Tam tạng Tỳ-ma-la-xoa dịch thời Ðông Tấn. Bản dịch này bị khuyết, không có trong tạng Ðại Chánh.
6 Bao-tát-đà 褒薩陀I: Skt. poṣadha, Pāli. uposatha, cách dịch âm khác: Bố-tát, Bố-sa-tha...
7 Tứ phần luật 1, tr. 569a19, Ðại 22n1428.
8 Con loa 騾...: do lừa đực giao phối với ngựa cái mà sinh ra.
9 Ma-ha tăng kỳ luật 2, tr. 237b23, Ðại 221425.
10 Bổ-đặc-già-la 補特伽羅: Skt. Pudgala, dịch là người, chúng sanh.
11 Ngũ phần luật 1, tr. 4c21, Ðại 22n1421.
12 Căn baûn tát-bà-đa bộ luật nhiếp 2, tr. 532c25, Ðại 24n1458.
13 Phụ hành ký: Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết 40 quyển, Ðại 46n1912, ngài Kinh Khê Trạm Nhiên (711-782) soạn thuật thời Ðường.
14 Tứ phần luật 1, tr. 569c18, Ðại 22n1428.
15 Tỳ-kheo mặc y từ những miếng vải rách.
16 Tứ song bát bối 四雙八輩..: là thánh giả tứ hướng tứ quả của Tiểu thừa. Hướng quả là một song, mà một song như vậy có tứ chủng, vậy một song của tứ chủng tức là bát bối (xem tứ hướng tứ quả).
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.154.238 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.