Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
13. GIỚI CƠ HIỀM HỦY MẠ
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biếm nhẽ và mắng chửi, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[1]:
Ðạp-bà-ma-la-tử, trong chức năng phân phối ngọa cụ và mời chư Tăng đi thọ trai. Từ Ðịa Tỳ-kheo ở nơi chỗ mắt thấy tai không nghe nói ngài có ái, nhuế, bố, si cho nên Phật chế Cấm. Sau đó lại ở nơi chỗ tai nghe mắt không thấy, nói ngài có ái, nhuế, bố, si cho nên Ðức Phật kiết lại lần thứ hai.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Hoặc nói xấu trước mặt, hoặc chê bai sau lưng, nói một cách rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; nói không rõ ràng, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Trường hợp không phạm là: Người ấy có sự thật như vậy, sợ sau này có lời hối hận, khiến cho như pháp sám hối, và nói giỡn chơi, nói một mình, nói trong mộng, nói nhầm lẫn.
Luật Thiện kiến nói:
Cơ hiềm người được Tăng sai, phạm Ba-dật-đề. Cơ hiềm người khác, phạm Ðột-kiết-la. 14. GIỚI TRẢI NGỌA CỤ CỦA TĂNG MÀ KHÔNG CẤT
Ðây là tội ngăn ngừa. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, mang giường giây, gường cây, hoặc ngọa cụ, đệm (nệm) ngồi của Tăng bày ra chỗ đất trống, hoặc khiến người bày; khi bỏ đi không tự mình dọn cất, không khiến người dọn cất, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[2]:
Trong thành Xá-vệ có một Trưởng giả thỉnh chư Tăng thọ trai. Thập thất quần Tỳ-kheo lấy tọa cụ của Tăng trải nơi chỗ đất trống, đi kinh hành, để chờ đến bữa thọ trai. Ðến giờ không dọn dẹp, bèn đi phú trai. Tọa cụ của Tăng bị gió, đất, bụi, trùng, chim cắn hư, dơ nhớp không sạch, cho nên Phật chế.
GIẢI THÍCH:
Giường giây, giường cây, loại nào cũng có 5 thứ: chân xoay, chân thẳng, chân cong, chân có lỗ mộng, và loại không chân.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vừa ra khỏi cửa, phạm Ba-dật-đề. Một chân trong cửa, một chân ngoài cửa, muốn đi mà chưa đi, lại hối hận, tất cả đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu hai người cùng nằm một giường, bậc Hạ tọa nên dọn dẹp rồi mới đi. Hạ tọa nghĩ Thượng tọa sẽ dọn dẹp, mà Thượng tọa không dọn dẹp, Hạ tọa phạm Ba-dật-đề, lại còn mắc tội phi oai nghi, phạm Ðột-kiết-la. Thượng tọa bảo Hạ tọa sẽ dọn dẹp, mà Hạ tọa không dọn dẹp, Thượng tọa phạm Ba-đật-đề. Nếu hai người không ai trước ai sau cả hai đều phạm Ba-dật-đề. Nếu bao nhiêu thứ giường khác như võng, giường gỗ, ghế ngồi, ghế ngồi tắm, hoặc đồ lót bên trong ngọa cụ, hoặc đồ trải dưới đất, hoặc dây gai tơ lụa, bỏ dưới đất, không dọn dẹp bèn đi, phạm Ðột-kiết-la. Trải ngọa cụ của Tăng nơi đất trống, không dọn dẹp mà vào trong phòng ngồi tư duy, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thiện kiến nói:
Vật riêng của người khác không dọn dẹp, phạm Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Sa-di lớn, khéo giữ giới cũng được dặn dò vấn đề này.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Ngọa cụ của mình không dọn dẹp, không bảo người dọn dẹp, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Các Tỳ-kheo ăn xong, có bạch y ngồi liền trên ngọa cụ của Tăng, nên đợi bạch y ăn xong nếu có người bệnh không thể chờ lâu được thì nên đi, người nào thấy, nên dọn. Nếu mất cây gài cửa, khóa cửa, không có chỗ để dọn dẹp, hay tám nạn xảy đến, không dọn dẹp thì không phạm.
Luật nhiếp nói:
Có 5 hạng người không kham phú chúc:
1) Hạng người không biết hổ thẹn.
2) Hạng người có thù địch.
3) Hạng người già yếu.
4) Hạng người thân có bệnh.
5) Hạng chưa thọ viên cụ.
Nhớ mà không dẹp, mắc bổn tội. Nếu quên thì chỉ phạm ác tác.
Tăng-già có y phục, không đem vật khác thế vào, vì việc sử dụng không hợp. (Nếu được) vật thế ấy không phải là vật hư rách. Nếu phu cụ của Tăng có chỗ hư hỏng, cần phải vá lại. Nếu bị đứt đoạn hư rách nên vá nối tiếp lại. Nếu không thể vá được thì dùng làm tim đèn hay làm khăn lau, hoặc vằm ra trộn hồ dùng để trét tường, trám lỗ hổng, khiến cho thí chủ được thêm phước.
Khi nghe pháp, không nên cùng với Tỳ-kheo-ni, người thế tục, cầu tịch[3], thọ học nhơn, cùng ngồi gần. Nếu có nạn duyên thì không phải tội. Người không hạ không được cùng ngồi với người ba hạ. Người một hạ không được cùng với người bốn hạ đồng ngồi. Người hai hạ trở lên được cùng với người trên ba hạ đồng ngồi. Nếu trong nhà bạch y chỗ ngồi tạm, tuy cùng với Ô-ba-đà-đa, cùng ngồi, không phạm. Không được một giường hai người cùng nằm, có người tàm quý, không phạm. Nếu trên đường đi nhận được áo choàng ngăn ở chặng giữa, đồng nằm, chẳng phạm.
Nếu có thí chủ dùng y (vải) trải trên đất thỉnh chúng Tăng đi lên trên, hoặc đồ quý báu trang hoàng trên tòa sư tử, dùng áo của người tục trải phủ lên để trần thiết, nên sanh lòng mẫn niệm, nghĩ tưởng vô thường, đi lên trên, không phạm. Nếu thí chủ mượn mền chiếu của Tăng thì nên cho. Việc xong bảo họ mau trả lại, nhớp thì giặt.
Nếu chùa bị cháy, trước hết đem đồ dùng y bát ra trước, rồi đến đem tài sản thường trụ ra sau, sai một người yếu đứng giữ. Lửa cháy mạnh không được vội vào. Bị nước lụt cũng nên áp dụng như vậy. 15. GIỚI KHÔNC DỌN DẸP NGỌA CỤ TRONG PHÒNG TĂNG
Ðây là giá tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ở trong Tăng phòng, tự mình hoặc bảo người trải ngọa cụ của Tăng để ngồi, hoặc nằm, khi đi không tự mình dọn cất, không khiến người dọn cất, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[4]:
Ðức Phật ở nơi Ky-hoàn, có khách Tỳ-kheo, nói với vị cựu trú: “Tôi trải ngọa cụ một bên trong Tăng phòng để ngủ.” Sau đó không nói với vị cựu trú bèn bỏ đi. Ngọa cụ của Tăng bị mục hư, trùng cắn. Thời gian lâu, vị cựu trú không thấy khách Tỳ-kheo, đến nơi phòng xem, thấy sự việc như vậy, cơ hiềm, bạch Phật, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ra khỏi giới, phạm Ba-dật-đề. Một chân ra ngoài giới v.v... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ði không lâu trở lại và các nạn duyên v.v... 16. GIỚI CƯỠNG ÐOẠT CHỖ ÐỂ NGỦ
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đã biết đó là chỗ nghỉ của Tỳ-kheo khác, mình đến sau cố chen vào giữa trải ngọa cụ đeå ngủ nghỉ, với ý nghĩ rằng: “Vị ấy nếu hiềm chật sẽ tự tránh đi chỗ khác.” Hành động với nhân duyên ấy chớ không gì khác, không phải oai nghi khác, Ba-đật-đề.
NGUYÊN DO[5]:
Lục quần cùng với Thập thất quần, trên đường đi, đến trú xứ không có Tỳ-kheo. Thập thất quần nói với lục quần rằng: “Quý ngài là bậc Thượng tọa của chúng tôi, nên tìm chỗ yên nghỉ trước”. Lục quần trả lời: “Các ông tự đi tìm nơi nghỉ đi, chúng tôi không cần tìm nơi nghỉ”. Thập thất quần liền đến tìm chỗ, trải ngọa cụ yên nghỉ. Lục quần bèn đến nói: “Các ông phải thức dậy, cần phải nằm theo thứ tự lớn nhỏ”. Thập thất quần không chịu. Lục quần cưỡng bức trải ngọa cụ. Thập thất quần la lớn: “Các ngài đừng làm vậy!” Các vị Tỳ-kheo thiểu dục nghe, cơ hiềm, bạch Phật, kiết giới.
Trường hợp có Tỳ-kheo không biết, trước đó đã có ai định chiếm chỗ hay chưa, sau đó mới biết đã có người định chiếm, sám Ba-dật-đề, có người vì cẩn thận sợ, bạch Phật, Phật nói: “Không biết, không phạm”.
GIẢI THÍCH:
Chặng giữa là bên đầu, hay bên chân, hay bên hông.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Rộng rãi không phòng ngại gì nhau, hay có người thân quen bảo, hoặc bị bệnh ngã, bị trói buộc v.v...
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu trú xứ nhỏ chật, một Tỳ-kheo chiếm một nơi nào, vừa phải, trải giường nệm, lấy Ni-sư-đàn phủ lên trên, rồi đến nơi hai vị Thầy hoặc lễ bái hỏi chào hoặc thọ đọc tụng. Sau đó có Tỳ-kheo khác đến, kề bên Ni-sư-đàn mà vị trước đã trải, tự trải Ni-sư-đàn để ngồi, tụng kinh tiếng nhỏ. Vị Tỳ-kheo trước kia trở về thấy vậy, nghĩ rằng: Ai đã chiếm chỗ người khác thế này, liền cuốn Ni-sư-đàn đi chỗ khác; vị Tỳ-kheo đến sau phạm Ba-dật-đề. Ngồi thiền, bệnh, cũng như vậy. Nếu đến nơi giường người khác ngủ, vị đó là bậc Thượng tọa, nên nói: “Trưởng lão không biết Thế Tôn chế giới sao?” Nếu vị ngủ đoù là Hạ tọa nên quở trách: “Ông không tốt, không biết giới tướng, tại sao đến sau mà ngủ trên giường người khác?” Nếu Tỳ-kheo muốn kinh hành nơi chỗ lạ, thấy Tỳ-kheo đến trước mình thì nên tránh đi. Nếu ban đêm khi ngủ, tiếng ngáy, mớ chấn động, không có ý tạo nhiễu loạn, thì không có tội.
Luật Thập tụng nói:
Người có khả năng trải, mắc Ba-dật-đề, không khả năng trải mắc Ðột-kiết-la. Nếu làm phiền người khác, đóng cửa mở cửa, đóng cửa này, mở cửa kia, đốt lửa, dập lửa, đốt đèn, tắt đèn, đọc kệ, đọc kinh, nói pháp, vấn nạn, tùy theo người khác không bằng lòng việc ấy như thế nào, mỗi mỗi phạm một Ba-dật-đề. 17. GIỚI KÉO NGƯỜI RA KHỎI PHÒNG
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, giận hờn, không ưa Tỳ-kheo khác, tự mình lôi kéo ra khỏi Tăng phòng, hay khiến người khác lôi ra, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[6]:
Cũng do bởi lục quần kéo Thập thất quần ra khỏi phòng nên Phật chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tùy theo vấn đề kéo ra nhiều hay ít, tùy theo vấn đề ra khỏi cửa nhiều hay ít, mỗi mỗi phạm một Ba-dật-đề. Nếu cầm vật của người khác bỏ ngoài cửa, đóng cửa lại, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: không có tâm giận dữ, theo thứ tự đi ra. Hay là bảo người chưa thọ giới Cụ túc, sau ba đêm đã ngủ chung phòng ra ngoài. Hoặc kẻ phá giới, phá kiến cho đến kẻ cần diệt tẫn v.v...
Luật Ngũ phần nói:
Nếu hướng dẫn người không vui với nhau đến ở chung một phòng, muốn khiến cho họ tự đi ra, họ ra hay không đi ra đều phạm Ðột-kiết-la. Kéo bốn chúng khác phạm Ðột-kiết-la. Ni kéo Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni ra, phạm Ba-dật-đề. Kéo ba chúng sau ra, phạm Ðột-kiết-la. Nếu kéo người không biết tàm quý, hay muốn hàng phục đệ tử, kéo ra không phạm.
Luật nhiếp nói:
Nhà muốn sập đổ, khiên người bệnh ra, không phạm. Nếu có Tỳ-kheo ưa đấu tranh, đối với phép tắc luật lệ hầu hết là sai trái; Người như vậy vì giận mà kéo ra, không có thiện tâm, cũng mắc ác tác. Nếu chỗ đó không phải là Tăng phòng, lôi Tỳ-kheo thanh tịnh ra, mắc tội ác tác. Nếu là người phá giới, đại chúng nên cùng nhau đuổi ra. Nếu họ dựa nơi cửa hay ôm trụ cột, tất cả nên chặt để xô họ ra. Sự việc xong, những chỗ hư hại, Tăng nên tu bổ lại. Vì chúng môn đồ mong muốn họ từ bỏ điều ác, kéo ra khỏi phòng không phạm. Song không được khiến họ ra khỏi trú xứ, nếu không phải tội phá giới, mà chỉ không chịu nghe lời thôi, nên dùng phép kéo lôi mạnh để chiết phục họ. Nên nhờ người trí đến khuyên can họ, khiến họ chấm dứt điều ác, lại sám hối tạ tội. (Pháp kéo lôi mạnh có giải nói nơi giới 64). Nếu ở nơi trú xứ, rắn bỗng nhiên đến, nên khaûy móng tay nói: “Hiền thủ, ngươi nên đi nơi khác, chớ làm phiền bận Tỳ-kheo.” Nếu nói rồi mà nó không đi, nên dùng dây mềm cột để nó không bị thương tích. Ðem nó bỏ trong rừng, cỏ, đợi nó chui vào lỗ, hang, rồi mới đi. Nếu bỏ rận rệp, nên bỏ nơi cỏ mềm, xem thời tiết lạnh nóng, tùy đó mà bỏ nó nơi thuận lợi. Nếu không thì để nó nơi lỗ vách, lỗ cột, mặc tình nó tự sống.
Luật Tăng kỳ nói:
Lạc đà, trâu, ngựa, ở trong Tháp, sợ nó phá hư Tháp, đuổi ra, không tội. 18. GIỚI TRÊN GÁC NGỒI GIƯỜNG SÚT CHÂN
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tại Tăng phòng, trên tầng gác, nằm hay ngồi trên giường, ghế, bằng chân lắp,
Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[7]:
Có một Tỳ-kheo ở trên tầng gác, ngồi trên giường chân đã sút, ngồi không an toàn, chân giường rớt xuống tầng dưới, trúng một thầy Tỳ-kheo bị thương đến máu chảy, nên Ðức Phật chế cấm.
GIẢI THÍCH:
Tầng gác: là chỗ ở, người đứng quá đầu.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ngoài loại giường chân lắp bị sút ra, nếu ngồi trên giường riêng một mình, hoặc trên bộ ván, hay ghế ngồi tắm, tất cả đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Trường hợp không phạm: ngồi trên giường chân xoay, chân thẳng, chân cong hay không chân mà tầng lầu có ván bảo vệ...
Luật Tăng kỳ nói:
Dưới lầu không có người, ngồi không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Pháp nằm ngồi, tất cả đều phải coi kỹ cẩn thận. Nếu không coi kỹ cẩn thận ắt phải bị thương, lại mất oai nghi. 19. GIỚI NƯỚC CÓ TRÙNG, TRỘN HỒ TRÉT VÁCH
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết nước có trùng, tự mình hoặc bảo người tưới lên bùn hoặc cỏ, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[8]:
Xiển-đà xây cất nhà lớn, dùng nước có trùng trộn hồ, dạy người trộn. Các Trưởng giả thấy, cơ hiềm chê trách, nên đức Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới Ðột- kiết-la.
Không phạm: không biết có trùng. Nếu trùng lớn dùng tay khua động nước cho nó tránh chỗ khác. Hoặc nước đã lược tưới đất.
Luật Ngũ phần nói:
Nước có trùng là nước phải dùng đãy lọc mới thấy có trùng, hay dùng mắt thịt trông thấy. Nếu có trùng hay tưởng là có trùng, nghi, đều phạm Ba-dật-đề. Không có trùng, tưởng là có trùng, nghi, đều phạm Ðột-kiết-la. Dùng, có dùng bên trong, dùng bên ngoài. Dùng bên trong là để ăn uống. Dùng bên ngoài là dùng để tắm, tưới giặt, rửa...
Luật Thập tụng nói:
Tùy theo trùng bị chết, mỗi con là một Ba-dật-đề.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu Tỳ-kheo trong chức năng xây cất phòng nhà, cần nước, nước ao, nước sông, nước giếng, đem lược đựng đầy lu, xem không có trùng mới dùng. Nếu vẫn còn có trùng, thì may cái đãy lọc hai lớp để lọc. Hai lớp mà còn có trùng thì dùng cái đãy ba lớp để lọc. Nếu vẫn có trùng thì nên đào giếng, xem cho kỹ như trước đã nói. Nếu vẫn có trùng thì phải đình chỉ công tác, đến chỗ khác xây cất. Trùng sanh bất thường, hoặc trước không nay có, hoặc nay có sau không, cho nên Tỳ-kheo hằng ngày xem cho kỹ, không có trùng mới dùng.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu làm đãy lọc nước bằng ba lớp vải mà lược còn có trùng thì không nên ở chỗ như vậy. 20. GIỚI LỢP PHÒNG QUÁ BA LỚP TRANH
Ðây là giá tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, làm phòng xá lớn, cánh cửa, khung cửa sổ, và các thứ trang trí khác, chỉ bảo người lợp tranh ngang bằng hai, ba lớp nếu quá, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[9]:
Xiển-đà cất phòng lớn, lợp tranh còn dư, bảo lợp thêm lớp nữa. Ba lần lợp thêm như vậy mà không thôi, nhà bị sập xuống, các cư sĩ thấy, cơ hiềm chê trách, cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột kiết-la.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu lợp đến lớp thứ tư, hoặc tranh, hoặc ngói, hay ván mỗi mỗi đều phạm Ba-dật-đề. Khi tiến hành và chuẩn bị đều phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu là ngói chín và cây, đá mà thí chủ muốn làm mau thành, tuy quá số lượng đã ấn định bao nhiêu lớp, đều không phạm. 21. GIỚI TỰ TIỆN ÐẾN DẠY NI
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
Giới này cần quán sát căn cơ, xét thấy có lợi ích lớn thì không phạm. Tuy nhiên, đời mạt pháp cần phải thận trọng.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, không được Tăng sai mà giáo thọ Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đeà.
NGUYÊN DO[10]:
Ðức Phật ở Ky-hoàn, bà Ðại Ái Ðạo cầu Phật cho phép các Tỳ-kheo giáo giới, thuyết pháp cho Ni. Phật bảo ngài A-nan theo thứ tự sai các Thượng tọa đến dạy. Khi ấy, Tôn giả Ban-đà đến dạy, mà ngài chỉ tụng một bài kệ. Ba lần nói kệ xong, ba lần nhập đệ tứ thiền. Các La-hán Ni đều rất vui mừng. Lục quần Ni chế nhạo chê bai. Tôn giả hiện thần thông trở về. Khi ấy, lục quần Tỳ-kheo tự đến giáo giới, không nói Chánh pháp, chỉ nói chuyện thế tục, cho đến múa hát nhảy nhót v.v... Lục quần Ni rất vui mừng. Bà Ðại Ái Ðạo bạch Phật, Phật chế rằng: “Tăng phải Bạch nhị yết-ma, sai người đến giáo thọ Tỳ-kheo-ni.” Lúc ấy, Lục quần lại ra ngoài giới cùng nhau sai đến dạy. Bà Ðại Ái Ðạo thưa Phật lần nữa. Phật bảo phải thành tựu 10 pháp mới đến dạy Tỳ-kheo-ni:
1) Giới luật đầy đủ.
2) Ða văn, tụng hai bộ giới cho rành
3) Quyết đoán không nghi.
4) Thuyết pháp giỏi.
5) Tộc tánh xuất gia.
6) Nhan sắc đoan chánh.
7) Ni chúng thấy hoan hỷ.
8) Ðủ khả năng thuyết pháp khiến Ni chúng hoan hỷ.
9) hông vì Phật xuất gia mà mặc áo pháp, không phạm trọng tội.
10) Ðủ 20 hạ hay nhiều hơn.
Ðầy đủ 10 điều trên mới giáo giới cho Ni. Ðức Phật bèn kiết giới này.
Luật Căn bản nói:
Ðủ 7 pháp này chúng nên sai giáo giới Ni:
1) Trì giới.
2) Ða văn.
3) Bậc kỳ túc.
4) Rành ngôn ngữ thành thị.
5) Chính mình chưa hề làm ố Ni.
6) Khéo phân biệt 8 tha thắng (Ba-la-di).
7) Ðối với 8 pháp tôn kính có khả năng giải thích hay và rành rẽ.
GIẢI THÍCH:
Giáo thọ là dạy 8 pháp “Không được trái phạm” của Tỳ-kheo-ni:
1) Tỳ-kheo-ni 100 hạ, thấy Tỳ-kheo mới thọ giới phải đón tiếp, hỏi chào, lễ bái, mời ngồi.
2) Không được mạ nhục hủy báng Tỳ-kheo.
3) Không được cử tội Tỳ-kheo và ngăn tìm tội, thuyết giới, Tự tứ.
4) Phải đến đại Tăng cầu thọ Ðại giới.
5) Phạm Tăng tàn phải giữa hai bộ Tăng, hành pháp Ma-na-đỏa trong nửa tháng.
6) Nửa tháng phải đến giữa Tăng cầu thầy giáo thọ.
7) Không nên an cư chỗ không có Tỳ-kheo.
8) An cư xong phải đến Tỳ-kheo Tăng cầu ba việc Tự tứ, kiến, văn, nghi.
Tám việc trên, nên tôn trọng cung kính, khen ngợi, trọn đời không được trái phạm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không phải ngày giáo thọ mà đến nói 8 pháp “không được trái phạm” trên, phạm Ðột-kiết-la. Nếu Tăng sai đến, nên nói rõ thời gian. Ni chúng phải nhớ rõ thời gian để nghinh đón. Hẹn giờ đến mà không đến phạm Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳ nói:
Từ lúc mặt trời xẩm tối, cho đến tướng mặt trời chưa hiện rõ, không được giáo giới Ni, không được dạy chỗ tạp nhạp ở nơi khuất kín, không được dạy chỗ trống trải. Nên dạy chỗ không trống trải quá, không kín đáo quá, hoặc nơi giảng đường hay dưới gốc cây, không được đến giáo giới những ngày 14, 15, mồng 1, 2, 3, mà nên đến giáo giới từ ngày mồng 4 đến ngày thứ 13. Không được giáo giới cho Ni chúng không hòa hiệp. Sau khi đến, nên hỏi Ni chúng có hòa hiệp không? Nếu nói hòa hiệp thì mới bảo họ tập họp. Người nào không đến được, phải gởi dục giáo giới. không được giáo giới một cách thiên lệch, không được giáo giới một cách dài dòng.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu không được Tăng sai mà đến giáo giới Ni, thì mỗi lời phạm Ba-dật-đề. Giáo giới hai chuùng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu không nói Bát kính pháp trước khi nói pháp khác, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo nên tụng giới của Ni, đừng để quên mất. Tại sao vậy? Phật dạy: “Các người nữ ưa quên, trí tuệ tán loạn. Sau khi Ta nê-hoàn (Niết-bàn) các Ni nên đến đại Tăng hỏi giới pháp.
PHỤ:
Luật Ngũ phần nói:
Nếu Tỳ-kheo không được Tăng sai làm giáo thọ mà cố vào trong trú xứ của Ni, trừ khi có nhân duyên, phạm Ba-dật-đề. Nhân duyên là Tỳ-kheo-ni bệnh. Nếu Tăng không sai làm giáo thọ mà cố vào trú xứ Ni, tùy theo vào nhiều hay ít, mỗi bước phạm một Ba-dật-đề. Một chân trong cửa, phạm Ðột-kiết-la. (Luật Tăng kỳ cũng có giới này nên phụ nơi đây). 22. GIỚI DẠY NI ÐẾN CHIỀU TỐI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tuy được Tăng sai, nhưng giáo thọ Tỳ-kheo-ni cho đến mặt trời lặn, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[11]:
Nan-đà âm thanh tốt (Luận Tát-bà-đa nói không phải Nan-đà em Phật) vì Ni nói pháp, thính giả thích nghe, nên kéo dài đến chiều tối. Ni ra khỏi Ky-hoàn để vào thành, cửa thành đã đóng, nên phải ngủ ngoài thành, sáng ngày vào thành sớm hơn mọi người. Các Trưởng giả hủy báng cho là cùng ngủ với Tỳ-kheo, nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trừ giáo thọ, nếu thọ kinh, tụng kinh v.v... các việc, cho đến chiều xẩm tối, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: trên thuyền chỗ đông người nói pháp cho Ni nghe. Cùng với khách buôn đi, ban đêm nói pháp cho Ni nghe. Hoặc đến trong chùa Ni nói pháp, hoặc ngày thuyết giới đến thỉnh vị giáo giới, gặp nói pháp bèn nghe.
Luật nhiếp nói:
Tuy đúng thời mà Ni đứng không ngồi, hoặc bận rộn công việc chưa xong, hoặc có việc trở ngại mà vì họ nói pháp, cũng gọi là phi thời. Chiều xẩm, hay tưởng chiều xẩm v.v... sáu câu, 2 nặng, 2 nhẹ, 2 không phạm hoặc nói pháp suốt đêm, hoặc cửa chùa gần nhau, hoặc cửa thành không đóng, hoặc đồng ở trong thành, hoặc Ni chúng ở nhà bạch y, đều không phạm.
Người giáo thọ Ni, được sai một lần rồi, suốt đời giáo thọ khỏi phải sai lại. 23. GIỚI CƠ HIỀM LUẬN BÀN VIỆC DẠY NI
Ðại thừa đồng học
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, nói với các Tỳ-kheo như vầy: “Tỳ-kheo vì sự ăn uống mà giáo thọ Tỳ-kheo-ni”, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[12]:
Ni nghe thầy giáo thọ đến, cách xa nửa do-tuần đón tiếp, mời vào phòng khang trang, đồ ăn có sẵn, có chỗ tắm rửa. Lục quần không được Tăng sai, lòng sanh đố kỵ, nói như vậy, nên Ðức Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói một cách rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Sự thật là vậy, cho đến nói trong mộng, nói nhầm v.v...
Luật Ngũ phần nói:
Nếu nói vì cúng dường nên Tỳ-kheo giáo giới, ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la. Nếu noùi Tỳ-kheo hành 12 hạnh đầu-đà, tọa thiền, tụng kinh, làm các công đức đều vì sự cúng dường, mỗi lời nói phạm một Ðột-kiết-la. 24. GIỚI CHO Y NGƯỜI NI KHÔNG PHẢI BÀ CON
Ðại thừa không đồng học. Song đời mạt pháp, nên phải xét cẩn thận.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cho y cho Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, trừ trao đổi, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[13]:
Thành Xá-vệ có một Tỳ-kheo đi khất thực, oai nghi đầy đủ. Lúc bấy giờ, có một Tỳ-kheo-ni thấy, bèn sanh thiện tâm, bao nhiêu lần thỉnh Tỳ-kheo kia, nhưng Tỳ-kheo kia không nhận lời. Sau đó, trong chúng chia y vật, Tỳ-kheo ấy đem phần y của mình ra khỏi cửa Ky-hoàn, thấy cô Ni kia liền đưa cho, với ý nghĩ là cô ấy không nhận, nhưng không ngờ cô Ni ấy lại nhận. Tỳ-kheo đó thường đến người để cơ hiềm, nên đức Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu cho y cho cô Ni phá giới, tà kiến, mà là bà con, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu cho y cho người bà con, tưởng bà con, không phải bà con tưởng là bà con, không phạm. Hay gặp phải nạn, không có y để mặc, nên cho; hoặc nhân thọ giới mà cho y, không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Cho y cho hai chúng nữ khác, đồng phạm. 25. GIỚI MAY Y CHO NI KHÔNG PHẢI BÀ CON
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, may y cho Tỳ-kheo-ni không phải thân quyến, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[14]:
Ca-lưu-đà-di vì một cô Ni may y, bèn làm tượng nam nữ hành dục, may xong xếp y giao cho Ni, với lời dặn rằng: “Ðừng trương ra xem, cũng đừng cho ai coi; khi thời đến, bận y này đi sau Ni chúng”. Vị Ni kia làm theo lời dạy... Các cư sĩ thấy, cơ hiềm chê cười. Bà Ðại Ái Ðạo hiểu biết sự việc. Các ni bạch với các Tỳ-kheo, nhờ bạch đức Thế Tôn, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũ phần nói:
Khi lấy y, phạm Ðột-kiết-la. Khi cắt, khi nhuộm đều phạm Ba-dật-đề. 26. GIỚI CÙNG VỚI NI NGỒI CHỖ VẮNG
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ngồi một mình với một Tỳ-kheo-ni tại chỗ khuất kín, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[15]:
Ca-lưu-đà-di đến chỗ ở của Thâu-lan-nan-đà, cùng ngồi một chỗ ở bên ngoài cửa. Cư sĩ cơ hiềm nên Phật chế.
GIẢI THÍCH:
Chỗ khuất kín như trong pháp Bất định đã trình bày.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðui mà không điếc, điếc mà không đui, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có hẹn, hay đi qua bất ngờ bị
té v.v..
Luật Ngũ phần nói:
Cùng với hai chúng nữ khác ngồi choã vắng cũng phạm Ba-dật-đề.
Luật nhiếp nói:
Dầu là các oai nghi khác cũng đều phạm như nhau. 27. GIỚI CÙNG NI ÐỒNG ÐI
Ðây là giá tội, Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, hẹn và cùng đi chung đường với Tỳ-kheo-ni, từ một xóm đến một xóm, trừ trường hợp đặc biệt, Ba-dật-đề. Trường hợp đặc biệt là: cùng đi với khách buôn, hoặc khi có nghi ngờ, có sợ hãi. Ðây gọi là trường hợp đặc biệt.
NGUYÊN DO[16]:
Lục quần cùng với Lục quần Ni du hành trong nhơn gian, cư sĩ cơ hiềm cho nên Phật cấm. Giữa đường tình cờ gặp, vì cẩn thận sợ không dám cùng đi, Phật dạy: “Không hẹn, không phạm”. Lại nữa, chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni từ nước Xá-vệ đến Tỳ-xá-ly, do bởi không được cùng đi chung, nên Ni phải đi sau, bị bọn cướp, cướp đoạt tư cụ, nên Phật lại khai cho trường hợp đặc biệt.
GIẢI THÍCH:
Luật Thập tụng nói:
Nghi có hai loại:
- Nghi mất y bát.
- Nghi mất lương thực.
Nếu nghi sợ Ni mất y bát thì Tỳ-kheo nên mang hộ cho Ni mà đi; đến chỗ an toàn nên đưa lại và nói: “Các cô tùy ý, không thể cùng đi”.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu cùng Ni hẹn đi, cho đến khoảng cách một thôn, tùy chúng nhiều ít, cương giới thôn nhiều ít, mỗi mỗi phạm Ba-dật-đề. Nơi khoảng trống không, đi 10 dặm[17] phạm một Ba-dật-đề. Nếu dưới một thôn hay dưới 10 dặm, hoặc chuẩn bị muốn đi, đều phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Bị thế lực buộc phải đi v.v...
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu cùng đi xe với bạn, xe ngừng, khi xe đi lại, nên gọi Ni, nếu để họ đi không kịp, phạm Ba-dật-đề. Trường hợp đó, nếu kêu: “Ði đi kẻo trễ”. Không có tội. Cho đến hỏi đường, hỏi nhà Ðàn-việt cũng vậy.
Luật nhiếp nói:
Rủ nhau đi đường bộ, sau đó lại nương nơi không mà đi, hiện thân cùng hẹn, ẩn hình mà đi, đều mắc tội ác tác. Ði thuyền cũng vậy.
Luận Tát-bà-đa nói:
Không hẹn mà tình cờ gặp cùng đi, nên bảo đi cách nhau trong tầm của tiếng nói. Nếu đi gần nhau trong vòng tầm nghe của tiếng nói, phạm Ðột-kiết-la. Cùng với hai chúng nữ khác hẹn đi, đồng phạm.
Luật Thập tụng nói:
Nếu có vương phu nhơn cùng đi, không phạm.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Tỳ-kheo có sự hiềm khích không nên cùng đi. Nếu có nhân duyên phải cần đi với nhau, nên sám hối rồi mới đi. Trên đường đi với nhau nên nói pháp lành, không nên buông ra những lời thô ác. Hoặc là im lặng như Thánh nhơn, chớ khiến tâm tán loạn. Nếu đến miếu thờ Thiên thần, tụng Già-đà[18] của Phật, khảy móng tay mà đi qua. Tỳ-kheo không nên cúng dường Thiên thần. Nếu trên đường đi gặp chỗ có thể tạm nghỉ, hoặc chỗ ao hồ, suối cần lấy nước, đều tụng Già-đà. Chỗ cần nghỉ lại đêm cần tụng ba biến. Giây xách nước cũng nên mang theo. Nếu có cơ duyên cùng với Ni đồng hành, vật thực của Ni, Tỳ-kheo nên mang đi, đến bữa ăn trao cho họ. Nếu có Tỳ-kheo bệnh nên cùng nhau khiêng đi; nếu ít người, Ni cũng tiếp tay để khiêng. Ðến thôn xóm nên tìm thuốc chữa. Khi khất thực, bảo họ coi đồ đạc. Khất thực về chia phần cho họ. Ni có bệnh theo đây nên biết. 28. GIỚI ÐI ÐỒNG THUYỀN VỚI NI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, hẹn và đi chung thuyền với Tỳ-kheo-ni dù đi ngược dòng hay xuôi dòng, trừ qua ngang, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[19]:
Duyên khởi đồng như giới trước. Trừ qua ngang, vì có chúng Tỳ-kheo và Ni cần đi qua sông Hằng, các Ni phải đi chuyến đò sau, nước lớn, trời đã chiều tối, đò chưa đến, bị giặc cướp, nên khai cho.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Hẹn cùng đi chung thuyền, ngược dòng hay xuôi dòng, bước vào trong thuyền, phạm Ba-dật-đề. Một chân trong thuyền sắp sửa bước vào v.v... phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng khác phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: không cùng hẹn và bị bắt buộc....
Luật Thập tụng nói:
Nếu đi đò ngang mà bị trôi xuống, không phạm. 29. GIỚI NHỜ NI KHEN MÀ ÐƯỢC ĂN
Ðại thừa đồng học, thuộc về tà mạng.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn thức ăn mà được biết là do Tỳ-kheo-ni khuyến hóa, trừ Ðàn-việt có chủ ý trước, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[20]:
Một Trưởng giả ở thành Xá-vệ, thỉnh ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thọ trai. Thâu-lan-nan-đà hủy báng, cho hai ngài là người hạ tiện, và khen ngợi Ðề-bà-đạt là bậc vua trong loại rồng. Trong chốc lát hai ngài đến, Thâu-lan-nan-đà lại trở lời: “Vua trong loài rồng đã đến”. Cư sĩ cơ hiềm Thâu-lan-nan-đà. Hai ngài dùng trai rồi, trở về bạch Phật, Phật bèn quở trách Ðề-bà-đạt... kiết giới. Sau đó, Tỳ-kheo không biết có Ni khuyến hóa hay không có Ni khuyến hóa Phật dạy: “Không biết không phạm.”
Lại nưõa, nơi thành La-duyệt có vị đại Trưởng giả muốn đợi Lê-sư-đạt đến, rồi cúng dường chúng Tăng. Sau đó Lê-sư-đạt đến thành La-duyệt, có Ni đến nói cho Trưởng giả biết, Trưởng giả liền thiết trai soạn, cúng dường. Lê-sư-đạt sợ phạm giới nên không thọ thực. Do đó, lại trừ Ðàn-việt có ý thỉnh trước.
GIẢI THÍCH:
Khuyến hóa: là nói vị ấy tu 12 hạnh đầu-đà, cho đến đa văn, Pháp sư, trì luật, tọa thiền vậy.
Thực: là từ khi minh tuớng xuất hiện đến giữa trưa, được phép ăn.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Biết do Ni khen ngợi được đồ ăn mà ăn, mỗi miếng là phạm Ba-dật-đề. Ðược bao nhiêu thứ khác như y, đèn dầu v.v... phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Ngũ phần nói:
Bốn chúng khác khen ngợi được ăn, phạm Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu không khen ngợi bằng cách quanh co mà chỉ nói: “Bố thí cho Sa-môn phước đức rất nhiều.” Như vậy ăn không tội. 30. GIỚI CÙNG ÐI VỚI PHỤ NỮ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, hẹn và đi chung đường với người nữ, dù chỉ trong khoảng giữa hai xóm, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[21]:
Có người con gái ở thành Tỳ-xá-ly lấy chồng người nước Xá-vệ, cùng với mẹ chồng cãi lộn, giận trở về nước. Khi ấy, ngài A-na-luật từ Xá-vệ đến Tỳ-xá-ly, người phụ nữ kia xin được cùng đi, Tôn giả hứa khả. Người chồng tìm vợ, đuổi theo kịp đánh Tôn giả gần chết, Tôn giả tìm chỗ yên tĩnh nơi vệ đường ngồi kiết già nhập hỏa quang tam-muội. Người chồng chờ Tôn giả xuất định, lễ bái sám hối. Tôn giả vì ông ta nói pháp rồi đi. Về đến chùa báo cáo cho chúng biết, bạch Phật, kiết giới.
Không hẹn thì không phạm. Nhân duyên như giới trước.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ nặng như giới trước. Bốn chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu người khác bảo người nữ dẫn đường, hoặc không biết đường nhờ người nữ chỉ cho, không phạm. 31. GIỚI THỌ QUÁ MỘT BỮA ĂN
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tại trú xứ cúng một bữa ăn, Tỳ-kheo không bệnh chỉ nên ăn một bữa; Nếu thọ nhận quá một bữa, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[22]:
Có thôn không có trú xứ, cư sĩ vì Tỳ-kheo cất trú xứ[23] thường cung cấp đồ ăn thức uống, hạn định một bữa ăn. Lục quần được thức ăn ngon, lại ở đến đêm thứ hai, hay là cứ đến ăn mãi. Cư sĩ cơ hiềm cho nên Phật chế cấm. Sau, ngài Xá-lợi-phất bị bệnh nơi đó, sợ phạm giới này, phải dìu đi chỗ khác, do đây bệnh trầm trọng, cho nên lại thêm chữ “vô bệnh”.
GIẢI THÍCH:
Luật Thập tụng nói:
Lá tre làm thương tổn cũng gọi là bệnh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có người mời ở lại và gặp các nạn v.v...
Luật Thập tụng nói:
Ngủ quá một đêm mà không ăn lần thứ hai phạm Ðột-kiết-la. Ngủ chỗ khác mà ăn nơi đó phạm Ba-dật-đề. 32. GIỚI ĂN NHIỀU LẦN
Ðây là giá tội, Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn nhiều lần, trừ các trường hợp khác, Ba-dật-đề. Các trường hợp khác là: Khi bệnh, khi thí y[24]. Ðây gọi là trường hợp khác.
(Luật Căn bản nói: Trường hợp khác là, khi bệnh, khi làm việc, khi đi đường, khi thí y.)
NGUYÊN DO[25]:
Bà-la-môn Sa-nậu dùng 500 cỗ xe chở đầy lương thực, đi theo đức Thế Tôn, trải qua hết mùa đông đến mùa hạ, chờ ngày nào không có ai cúng dường thì cúng dường, nhưng ngày nào cũng có người cúng. A-nan thấy vậy bạch Phật, Phật cho phép làm bánh, cháo cúng Tăng. Lúc bấy giờ, cư sĩ nghe Phật cho phép Tăng dùng cháo, bánh, đều rất vui mừng. Có một vị đại thần mới tin Phật, thấy Phật và Tăng được cúng dường nhiều, liền sanh ý tưởng ruộng phước, sắm thức ăn ngon béo thỉnh Tăng để cúng dường. Tăng lúc ấy đã dùng cháo đặc nên không dùng được nhiều, vì thế đại thần cơ hiềm. Cũng lúc ấy nơi thành La-duyệt, vị nhạc sư mới tin Phật, thỉnh Tăng cúng dường, cũng xảy việc như vậy nên Phật mới kiết giới.
Ðối với các Tỳ-kheo bị bệnh, nơi mời thọ trai không có thức ăn và thuốc cho người bệnh thì không nói, nhưng trường hợp có thức ăn và thuốc cho người bệnh, các Tỳ-kheo lại cẩn thận sợ không dám dùng. Phật cho phép Tỳ-kheo bệnh được dùng nhiều lần. Lại có một cư sĩ đã thỉnh Phật và Tăng, sau có một cư sĩ cũng lại thỉnh Phật và Tăng cúng thức ăn và y, Tỳ-kheo cẩn thận sợ, bạch Phật, Phật cho phép khi thí y được ăn nhiều lần.
GIẢI THÍCH:
Cháo đặc: là cháo lấy cọng cỏ rạch ngang mà nó không hiệp lại. Ăn nhiều lần là được mời ăn nhiều lần vậy. Mời có hai loại: mời theo thứ tự của Tăng và mời riêng. Khi thí y như trong thiên Xả đọa thuyết minh.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu trong một ngày được nhiều chỗ mời thọ trai, nên nhận một chỗ, còn những chỗ khác cúng cho các vị khác. Nói như thế này để cúng: “Trưởng lão, lẽ ra, tôi nên đến chỗ đó, nay cúng cho Ngài”. Nếu không cúng lại chỗ thỉnh trước, nhận chỗ thỉnh sau, mỗi miếng ăn là một Ba-dật-đề. Nếu không cúng lại chỗ thỉnh sau, nhận chỗ thỉnh trước, mỗi miếng ăn là phạm một Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu thỉnh cúng không phải đồ ăn, hoặc thức ăn không đủ, hoặc không thỉnh ăn, hoặc đã ăn rồi, lại được thức ăn. Hoặc một chỗ mà có bữa ăn trước, bữa ăn sau.
Luật Thập tụng nói:
Tỳ-kheo bệnh, nếu một chỗ thỉnh không đủ no, nên nhận hai chỗ thỉnh vẫn không đủ no, thì được nhận chỗ thứ ba. Nếu chỗ thứ ba không đủ no, nên nhận hết phần ăn rồi từ từ dùng, cho đến nửa ngày, không nên nhận chỗ thứ tư. Cho phép ngày tiết hội ăn nhiều lần.
Tỳ-ni tự nói:
Tôn giả A-nan, trước đã nhận lời mời của người khác, vì quên, nên cùng với đức Thế Tôn nhận lời mời của vua Ba-tư-nặc. Khi thức ăn vừa vào miệng, Tôn giả liền nhớ là đã nhận hai lời mời mà không cúng lại cho vị khác một chỗ. Tôn giả không dám nhả đồ ăn ra vì cung kính Phật, không dám nuốt đồ ăn vào vì trì giới vậy. Ðức Phật biết Tôn giả A-nan đang hối hận, nên Ngài bảo tâm niệm cúng cho người khác một phần, rồi ăn... Tôn giả Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Người khác cũng được như vậy chăng?” Phật dạy: Trừ năm người:
1) Người ngồi thiền (chuyên tâm nơi đạo vậy).
2) Người độc cư (không có nguời thứ hai để nói).
3) Người đi xa (bận lo việc đi đường cho nên quên, hoặc giả như Căn bản bộ cho thường ăn).
4) Bệnh lâu ngày.
5) Lúc đói khát, nương ở với thân quyến.
Ngoài ra không cho phép.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Có người nói với Tỳ-kheo: “Ðến đó, sẽ vì ngài tìm y thực”. Như vậy ăn không phạm. Hay nói: “Ðây là bữa ăn thong thả, bất cứ chỗ nào tùy ý ăn”. Như vậy ăn không phạm.
Luật nhiếp nói:
Ở trong nhà hay trong chùa, hoặc A-lan-nhã, vì mong cầu mập béo, ngon miệng mà ăn mãi, mắc tội ác tác. Với tâm khinh khi, e ngại dối trá không ăn cũng mắc tội ác tác. 33. GIỚI ĂN RIÊNG CHÚNG
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn riêng chúng, trừ các trường hợp khác, Ba-dật-đề. Các trường hợp khác là: khi bệnh, thời gian làm y, thời gian thí y, khi đi đường, khi đi thuyền, khi đại chúng tập hợp, khi Sa-môn thí thực. Ðây là các trường hợp khác.
NGUYÊN DO[26]:
Ðề-bà-đạt vì lợi dưỡng bị đoạn tuyệt, nên cùng năm Tỳ-kheo kết bạn, khất thực khắp mọi nhà, nên Phật chế cấm.
GIẢI THÍCH:
Ăn riêng chúng: là bốn người hay trên bốn người. Ăn: là chỉ cho cơm, bún, bánh khô, cá thịt. Bệnh: là như chân bị đi cà nhắc. Khi may y, khi thí y: như giới trước đã nói. Ði đường: là đi khoảng nửa do-tuần trở lên. Ði thuyền: cũng vậy. Sa-môn thí thực: là ngoài Sa-môn Thích tử ra, còn chỉ cho các giới người xuất gia thuộc ngoại đạo.
Luật Thập tụng nói:
Ðại chúng tập hợp, ít nhất là 8 người, bốn người cựu Tỳ-kheo, bốn người khách Tỳ-kheo.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu ở trong giới, thỉnh riêng 4 người trở lên gọi là ăn riêng chúng. Nếu theo thứ tự thỉnh thì không phạm.
Luật Căn bản nói:
Biệt chúng thực là ăn riêng từng người một.
Luật nhiếp nói:
Biệt chúng là không ăn đồng một chỗ. Hoặc bốn Tỳ-kheo đồng trong một giới, cho đến một người không cùng đồng ăn, đều gọi là biệt chúng. Trong đây nói thức ăn là chỉ cho món ăn chính, thức ăn không chính thì không phạm.
BIỆN MINH:
Vấn đề biệt chúng có hai nghĩa:
1) Lập riêng một chúng, như Tứ phần v.v...
nói rõ.
2) Riêng đối với chúng, như trong Luật nhiếp giải thích. Song, phép khất thực không được 4 người đồng đi. Thọ thỉnh thì cần phải theo Tăng sai mà đến. Thọ tịnh thực nơi Tăng, cần phải đánh kiền chùy. Mời ăn riêng phòng, không có duyên sự thì không cho phép. Phật dạy rằng không nên vượt quá.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Không có nhân duyên mà riêng chúng ăn, mỗi miếng ăn phạm một Ba-dật-đề; có nhân duyên mà không nói, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Luật Thập tụng nói:
Vì hai điều lợi nên ngaên không cho ăn riêng chúng:
- Tùy theo sự bảo hộ của Ðàn-việt vì lân mẫn.
- Phá các Tỳ-kheo ác dục có thế lực.
Nếu 3 Tỳ-kheo cùng ăn một chỗ, người thứ tư lấy phần ăn riêng, không phạm. Ði đường, đi thuyền, ngày hôm qua đến, ngày nay ăn; ngày mai đến, ngày nay ăn đều Ba-dật-đề.
Luật Tăng kỳ nói:
Ba người ăn, một người không ăn, hay ba người viên cụ (Cụ túc giới), một người chưa viên cụ, đều không phạm. Nếu dùng thức ăn đưa đến bên trú xứ kia, cho đến một xỉ muối cho chúng kia dùng đều không phạm. Hoặc thí chủ nói: “Vị nào vào, tôi xin cúng”; hoặc thí chủ làm riêng phòng cúng, nói: “Ở phòng tôi, tôi đều cúng”, ở đây tất cả đều không phạm.
Kinh Giới nhân duyên nói:
Nếu trong chúng Tỳ-kheo không xướng lên mà riêng đến dự trai soạn, phạm tội đọa. Nguyên do từ bà Tỳ-xá-khư Mẫu thỉnh riêng 500 Tăng nên Phật chế cấm. Muốn biệt thỉnh các vị Ðại đức v.v... cần phải thỉnh luôn Tăng-già, cho đến trong chúng nếu chỉ có một người. Theo thứ lớp thọ thỉnh, không gọi là biệt chúng vậy.
PHỤ:
Luật Căn bản nói:
Có 5 nhân duyên mời đến ăn sớm và ăn trong phòng:
- Khách mới dến.
- Sắp đi đâu.
- Thân có bệnh.
- Người nuôi bệnh.
- Trong chức năng tri sự.
Mục-đắc-ca nói:
Người kiểm tra công việc, bữa ăn, nhận phần ăn trước không có lỗi. 34. GIỚI NHẬN THỨC ĂN QUÁ BA BÁT
Ðây là giá tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đến nhà bạch y, được mời thọ dụng vật thực, hoặc bánh, hoặc bột, nếu cần dùng, nên thọ hai, ba bát, trở về trong Tăng-già-lam nên chia cho các Tỳ-kheo khác ăn. Nếu Tỳ-kheo không bệnh, thọ lãnh quá hai, ba bát mang về trong Tăng-già-lam, không chia cho các Tỳ-kheo khác ăn, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[27]:
Nước Xá-vệ có một người con gái ở thôn quê, lấy chồng bên nước Uất-thiền, về nhà cha mẹ cúng dường thức ăn cho các Tỳ-kheo, chồng cô ta kêu về, nhơn các Tỳ-kheo nhận hết lương thực, nên cô ta phải sắm lại, người chồng chờ không được phải cưới vợ khác. Lại nữa, ngoài thành Ba-la-nại, các lái buôn cùng với bạn lái xe cùng ngủ. Có một Tỳ-kheo đến trước một thương buôn có lòng tin sâu đậm, nhận được thức ăn, lần lượt bảo các Tỳ-kheo khác đến nhận, đến nỗi lương thực hết, người ấy phải ra chợ sắm lại. Các bạn lái xe phải đi trước, do đó, trên lộ trình đi bị bọn cướp đoạt hết, cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có bệnh nên nhận. Người kia tự đưa đến.
Luật Thập tụng nói:
Lấy quá số lượng phạm Ba-dật-đề. Ra ngoài gặp Tỳ-kheo khác không chia phạm Ðột kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Khi nhận thức ăn nơi người khác, quá phần lượng bốn thăng rưỡi gạo nấu cơm trở lên, đều mắc tội đọa. Người thí chủ tùy ý trao cho, hoặc ít hoặc nhiều không phạm.
Luật nhiếp nói:
Có 5 chỗ không nên đến khất thực:
1) Nhà xướng lệnh (hát).
2) Nhà dâm nữ.
3) Nhà nấu rượu.
4) Trong cung vua.
5) Nhà Chiên-đà-la.
Nên biết tánh người nữ nhiều nhiễm tâm dâm dục không nên đến khất thực, sợ rằng sẽ sanh hoạn nạn. Nếu đối với phi nhơn và nhà ngoại đạo, nhận quá 3 bát, đều mắc ác tác. Cùng một chỗ ngồi ăn quá 3 bát, hoặc trừ bánh, bún, chỉ tính các thứ khác, hay thí chủ hoan hỷ tùy ý mời nhận, đều không phạm. Có 3 loại làm cho tín thí bị hư tốn:
1) Lòng tin của thí chủ cúng cho người trì giới, nhận rồi đưa cho người phạm giới.
2) Lòng tin cúng cho vị chánh kiến, nhận rồi cho người tà kiến.
3) Nhận quá số lượng mà mình không dùng hết, cất chứa cho đến chỉ một vắt, trừ người thí chủ có thỉnh cầu tùy ý trước.
Ba điều này đều gọi là lãng phí của tín thí, sẽ chịu lấy quả báo xấu. 35. GIỚI KHÔNG LÀM PHÉP DƯ THỰC
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn đã đủ, hoặc khi thọ thỉnh, không làm phép dư thực mà ăn nữa, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[28]:
Thế Tôn khen ngợi pháp ăn một lần. Các Tỳ-kheo phụng hành nghiêm chỉnh nên sắc thể có vẻ khô héo. Phật cho phép một lần ngồi ăn cho đến khi no đủ. Lại cho phép ăn những thứ bún bằng gạo và năm thứ thức ăn, khiến cho no đủ. Lại cho phép Tỳ-kheo bệnh được ăn nhiều lần, nhân bỏ đồ ăn thừa, chim quạ tranh nhau ăn, vì chỉ ăn một lần. Lại cho phép người nuôi bệnh được ăn đồ dư và cho phép lấy thức ăn làm pháp dư thực. Lại cho phép các Tỳ-kheo từ chỗ kia đem thức ăn trở về, làm pháp dư thực để ăn.
Pháp dư thực bạch như sau: “Ðại đức, tôi ăn no rồi, biết cho, xem cho!” (Mật ngữ). Khi tác pháp dư thực như vậy, người kia nên lấy một ít ăn, rồi nói: “Tôi thôi, thầy lấy dùng đi”. Như vậy gọi là pháp dư thực.
Khi ấy, ở nước Xá-vệ có một Tỳ-kheo tham lam thức ăn, ăn không biết đủ, ăn mãi; không biết dư thực, không làm phép dư thực, nhận được liền ăn, cho nên Phật chế cấm.
GIẢI THÍCH:
Có 5 món túc thực (ăn đủ):
1) Biết là cơm (tức 5 thức ăn chính, ngoài ra không gọi là túc thực).
2) Biết đem đến (nhận từ người vậy).
3) Biết ngăn (nói không dùng nữa vậy).
4) Biết oai nghi (đi, đứng, ngồi, nằm, bốn oai nghi đều được phép thọ thực).
5) Biết xả oai nghi (đang đi, đứng là xả. Ðang đứng, bước đi là xả. Ðang ngồi, lìa tòa là xả. Ðang nằm, chuyển mình ngồi dậy là xả. Như vậy gọi là oai nghi).
Luật Thập tụng nói:
Do có hai điều lợi cho nên Phật cho phép ăn đồ dư (tức là làm phép dư thực vậy):
1) Nhân duyên Tỳ-kheo nuôi bệnh.
2) Tỳ-kheo có nhân duyên, ăn không đủ vậy.
TƯỚNG TẠNG CỦA TỘI
Ăn đủ rồi, xả oai nghi, không làm phép dư thực mà ăn, mỗi miếng ăn phạm một Ba-dật-đề. Nếu mình đã túc thực mà vì người khác làm pháp dư thực, nếu biết người khác túc thực rồi còn hướng đến họ làm pháp dư thực, nếu tự tay mình cầm lấy thức ăn làm pháp dư thực; hoặc để dưới đất làm. hoặc lấy đồ ăn không ngon phủ trên đồ ăn ngon để làm, hoặc thọ pháp dư thực cho người khác rồi đem đi hết, đều không thành pháp dư thực, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Tăng kỳ nói:
Khi tác pháp tàn thực phải từ bát lớn sang qua bát nhỏ để làm pháp tàn thực. Chính nơi bát nhỏ mới gọi là tàn thực, để trong bát lớn không gọi là tàn thực. Nước nơi bát nhỏ chảy qua bát lớn, đều được gọi là tàn thực. Nếu cả hai bát đều lớn mà cầu pháp tàn thực, người kia chỉ ăn trong một bát mà thôi. Chính một bát lớn kia gọi là tàn thực. Nếu bánh rau dính trùm lên qua cả hai bát thì cả hai đều gọi là tàn thực. Các thứ đồ đựng khác cũng vậy. Tỳ-kheo túc thực rồi, có thí chủ đem các thức ăn đến, nên hỏi trị nguyệt[29], Duy-na, người trị sự, người chưa túc thực, để đến kẻ ấy làm phép tàn thực. Nếu kẻ ấy cũng túc thực rồi, nên đến Thượng tọa chưa túc thực xin làm pháp tàn thực. Nếu Thượng tọa ngại, không thể làm trước số đông người, nên hiệp tòa đến chỗ vắng để làm. Nếu Thượng tọa đã túc thực, có khách Tỳ-kheo đến, nên hỏi vị ấy, nếu chưa túc thực, đến xin làm phép tàn thực. Nếu vị khách đã túc thực rồi, Tăng nên tạo phương tiện đừng để phá thiện tâm của Ðàn-việt. Trong chúng có Sa-di nào lớn tuổi, đưa đến giới trường trao giới Cụ túc cho họ, dạy họ làm pháp tàn thực, vậy sau sẽ ăn”. (Luật Ngũ phần cũng chủ trương như vậy).
Luật nhiếp nói:
Có 5 loại “Boà-thiện-ny” có thể ăn được: gạo, đậu, bột, thịt và bánh.
Lại có 5 thứ “Kha-đản-ny” có thể nhai bằng răng: Căn (gốc rễ ), hành (thân), diệp (lá), hoa và quả.
Nếu trước ăn 5 thứ nhai và sữa, tô, rau v.v... rồi sau ăn 5 thứ “Bồ-thiện-ny” thì không phạm. Nếu trước ăn 5 thứ “Bồ-thiện-ny” rồi sau ăn 5 thứ nhai và sữa, tô, rau v.v... thì gọi là phạm.
Nên biết có 5 cách nói để chứng tỏ rằng mình ăn chưa đủ, khi trao vật ăn đến mà mình chưa cần:
1) Khi đưa đến nói: “Hãy chờ”.
2) Hãy đến nơi khác.
3) Hãy nhận.
4) Hãy đợi tôi dùng.
5) Hãy đợi tôi ăn hết.
Nếu nói có chữ “hãy” tức là ăn chưa đủ. Nếu không có chữ “hãy” tức là ngăn vì đủ. Nếu trong ý chưa no mà nói là no, cũng không thành túc thực, mắc tội ác tác, do lời nói không xứng với pháp vậy. Nếu được dư thực, tác pháp dư thực, tự thân vui sống, thí chủ được phước. Khi muốn tác pháp, rửa tay nhận thức ăn, bưng đến vị Tỳ-kheo ăn chưa đủ hay đã đủ mà chưa lìa khỏi chỗ ngồi, đối với vị ấy xin tác pháp. Vị ấy nếu chưa ngăn vì đủ, nên ăn vài ba miếng, nếu tự thấy đủ rồi bèn không nên ăn, nên dùng tay ấn vào nói: “Ðây là vật của tôi, tùy ý dùng”.
Có 5 cách không thành tác pháp dư thực:
1) Thân ở trong giới đối với người ngoài giới.
2) Chỗ đưa tay không đụng đến.
3) Ðứng ở một bên.
4) Ðứng ở phía sau.
5) Người đó đã rời chỗ ngồi.
Ngược lại, 5 điều trên là tác pháp dư thực thành tựu. Nếu một người tác pháp, dầu bao nhiêu người khác ăn, đều không phạm. Nếu đã ngăn vì đủ hay là khởi tưởng ngăn vì đủ, nghi không làm pháp dư thực mà ăn, nuốt vào cổ, mắc tội đọa. Tuy chưa ngăn vì đủ, tưởng ngăn vì đủ, nghi, đều mắc ác tác. Hai điều sau không phạm, nếu là trái ở phương Bắc, và ngó sen của Thiên thần... là những vật khó có, hoặc gặp lúc mất mùa, khất thực khó được, không tác pháp dư thực, ăn đều không phạm .
CHỨNG MINH:
Kinh Tỳ-ni mẫu nói:
Tỳ-kheo nhận vật thí của người không như pháp, vì vật thí mà bị đọa.
Ðọa có hai loại:
1) Ăn thức ăn của người không như pháp tu hành phóng tâm buông lung, không làm điều gì gọi là thiện.
2) Trao của thí, chuyển của thí, thí không như pháp, nhơn hai trường hợp này phải đọa trong tam đồ.
Trường hợp nên thí, như cha mẹ nghèo khổ, nên trao cho họ Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện, vậy sau mới thí (cung phụng). Trường hợp không nghèo khổ, tuy có thọ quy giới thí vẫn không đúng cách.
Lại có những trường hợp thí: Người bảo vệ Tháp, người phụng Tăng, người tu bổ Tăng phòng, tính theo công mà trả cho họ. Nếu đưa quá số cũng vì thế mà đọa.
Thí cho người bệnh ăn, nên khởi lòng từ, tùy theo chỗ họ cần được trao. Nếu cho thức ăn nhiều lần, do thế cũng bị đọa. Trẻ nít, người bị tù, kẻ bị trói, người mang thai, nên khởi lòng từ thí cho họ, không nên nghĩ việc trả ơn. Người đến Tăng phòng xin nếu tự mình có, khỏi dùng của thí mà cho. Nếu mình không có, dùng của thí để cho thì không lỗi.
Tỳ-kheo không ngồi thiền, không tụng kinh, không làm việc Phật, Pháp, Tăng, nhận của người thí, do đó bị đọa. Ðối với người không ba hạnh trên, biết mà chuyển vật thí. Người trao, kẻ nhận, do thế đều bị đọa. Thà nuốt hòn sắt nóng mà chết chứ không vì vô giới (không trì giới) mà nhận vật thực của thí chủ.
Nếu ăn đủ no rồi mà cố ăn thêm, thì không thêm chi về sức khỏe cả, mà chỉ thêm bệnh hoạn. Vậy, không nên ăn uống vô độ.
Kinh Ðại niết-bàn nói:
Tất cả pháp vô thường, khổ, vô ngã, tại sao vì miếng ăn mà tạo ba ác nghiệp thân, khẩu, ý?! Nếu vì miếng ăn tạo ba ác nghiệp, nhận được tài vật, thì cả chúng đều nên nói: “Sau nhận quả khổ, không cùng chia phần”.
Lại quán tất cả chúng sanh vì ăn uống nên thân tâm thọ khổ. Tại sao ta lại đối với miếng ăn mà sanh lòng tham? Lại nữa, nhân ăn uống, thân này tăng trưởng, ta nay xuất gia, thọ giới tu đạo, vì muốn bỏ thân, nay tham đắm thức ăn, làm sao bỏ thân này được?!” Quán như vậy rồi, tuy thọ thực như (Thần) Khoáng Dã ăn thịt con, tâm kia nhàm gớm, đâu có ngon ăn! Quán xét như vậy, thấy rõ “đoàn thực” (thức ăn) là điều gây nhiều tội lỗi. Lại quán “xúc thực” như trâu bị lột da, vô số côn trùng khoét đục. Lại quán “tư thực” như đống lửa lớn, “thức thực” như 300 cây maâu đâm vào. Nếu có Tỳ-kheo khất thực, với ý niệm: nguyện được đồ tốt, nguyện được nhiều, nguyện cho mau được, thì không gọi là đối với thức ăn sanh trưởng yểm ly (nhàm chán). Thiện pháp tu hàng ngày, bị hao mòn, pháp không thiện càng tăng.
Nếu muốn khất thực, trước nên nguyện: Các người xin đều no đủ, người thí được nhiều phước. Nếu tôi được ăn vì chữa lành bệnh, tu tập pháp thiện, lợi ích chúng sanh. Khi nguyện như vậy, pháp lành đang tu ngày càng tăng trưởng, pháp không lành dần dần tiêu diệt. 36. GIỚI KHIẾN CHO NGƯỜI PHẠM PHÁP DƯ THỰC
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết Tỳ-kheo kia ăn đã đủ, hoặc khi thọ thỉnh không làm pháp dư thực mà ân cần mời vị kia ăn, nói rằng: “Trưởng lão hãy dùng món ăn này”. Chỉ với mục đích này chứ không gì khác. Tức là muốn người khác phạm giới, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[30]:
Tỳ-kheo tham ăn bị người chê trách, lòng ôm giận dữ, muốn cho vị khác cũng phạm, nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu người kia thọ thực, mỗi miếng ăn, cả hai đều bị phạm Ba-dật-đề. Nếu người kia không ăn, người trao đó mắc Ðột-kiết-la. Tưởng, nghi v.v... đồng như giới trước.
Không phạm: Không biết đã túc thực, không khiến cho người kia phạm. 37. GIỚI ĂN PHI THỜI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ăn phi thời, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[31]:
Ca-lưu-đà-di xẩm tối đi khất thực, một phụ nữ có thai, mang thức ăn ra cửa ngõ, gặp lúc trời sấm chớp, thấp thoáng thấy mặt của Ca-lưu-đà-di, hét to gọi là quỷ, bèn đọa thai, giận nói: “Sa-môn Thích tử, thà tự mổ ruột không nên đi khất thực ban đêm”. Do đó, đức Phật chế cấm.
Luật Căn bản nói:
Chúng 17 người vào thành khất thực, nghe người nữ nói lời xấu hổ, bèn nhịn đói, không đi khất thực. Chiều lại, có các người bạn thế tục, từ nơi yến tiệc trở về, mang cho thức ăn đầy đủ. Ô-ba-nan-đà đặt vấn đề, được trả lời: “Trước ngọ không nhận được, giữa ngọ, sau ngọ không được ăn, vô lẽ chúng tôi chịu nhịn đói để chết hay sao?” Phật nghe, quở trách, chế học xứ này.
GIẢI THÍCH:
Thời thực là từ khi mặt trời xuất hiện cho đến giữa trưa. Phi thời thực là từ giữa trưa cho đến khi mặt trời chưa xuất hiện.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ngậm hắc thạch mật[32]; bệnh uống thuốc ói ra, nấu lúa mạch không cho vỏ nứt ra, lược lấy nước uống, thức ăn trong cổ ói ra nuốt vào.
Luật Căn bản nói:
Phi thời, tưởng phi thời, nghi, đều mắc tội đọa. Thời, tưởng phi thời, nghi, đều phạm ác tác. Thời, tưởng thời, phi thời tưởng thời, không phạm.
CHỨNG MINH:
Kinh Xá-lợi-phất vấn nói:
Ngài Xá-lợi-phất lại bạch Phật rằng: “Thưa đức Thế Tôn, có các Ðàn-việt tạo Tăng-già-lam, cung cấp đầy đủ, chư Tăng, kể cả đời sau, có người giống như người xuất gia, phi thời đến vị phụ trách vật thực, đòi hỏi thức ăn, người cho, người ăn, mắc tội thế nào? Người Ðàn-việt kia được hưởng phước gì?”
Phật dạy: “Ăn phi thời là người phá giới, người phạm tội trộm. Cho phi thời cũng là người phá giới, cũng là người phạm tội trộm. Ăn trộm của Ðàn-việt, không phải là bản ý của thí chủ. Thí chủ không được phước, vì vật bị mất vậy. Họ chỉ phát tâm để làm điều thiện mà thôi.” Ngài Xá-lợi-phất nói: “Nhận đúng thời, ăn đúng thời, ăn không hết còn lại, ăn phi thời. Hoặc có trường hợp nhận đúng thời cho đến phi thời mới ăn, được phước hay không?”
Phật dạy: “Ăn uống đúng thời là tịnh, là tạo phước điền, là xuất gia, là Tăng-già, là bạn lành của trời người, là Ðạo sư của trời người. Còn ăn phi thời là bất tịnh trộm cướp, ngạ quỷ, là chỗ chứa tội lỗi. Phi thời đòi hỏi, dùng vật đúng thời, hay phi thời, mà đưa lúc phi thời thì người phụ trách vật thực gọi là thối đọa ác ma, gọi là tam ác đạo, đồ vất bỏ, người bệnh hoạn, phá hoại quả lành vậy. Các Bà-la-môn còn không ăn phi thời, ngoại đạo Phạm chí cũng không tà thực, huống là đệ tử của Ta biết pháp, hành pháp mà lại như vậy sao? Hạng người như vậy không phải là đệ tử của Ta. Người phi pháp trộm cho, trộm nhận, dù cho một vắt, một nắm, hột muối, miếng chanh có tính cách thù tạc, chết cũng đọa vào địa ngục Tiêu tràng, nuốt hòn sắt nóng. Từ địa ngục ra, sanh vào loài heo chó, ăn đồ bất tịnh. Lại sanh vào loài chim dữ, người sợ tiếng kêu của nó. Sau sanh vào ngạ quỷ trở lại trong Già-lam, ở trong cầu tiêu, ăn nuốt phẩn uế, trải qua trăm ngàn vạn năm. Lại sanh trong loài người, bần cùng hạ tiện, nói không ai tin. Không như ăn trộm vật của một người, tội kia còn nhẹ. Cướp đoạt phước điền nhiều người, là đoạn tuyệt đạo xuất thế vậy”.
PHỤ:
Căn bản ni-đà-na nói:
Tỳ-kheo có bệnh, thầy thuốc bảo dùng nước hòa với bột, cho dùng lúc phi thời.
Phật dạy: Có loại trâu không có răng ăn lúa, đại tiện ra còn nguyên, dùng làm bột, phi thời nên dùng. Dùng mà không lành thì dùng bột lúa sống, quậy nhiều nước, lược rồi dùng.” Uống như vậy vẫn không lành, Phật dạy: “Thầy thuốc bảo dùng bột gạo để uống, hoặc đặc hay vắt, tùy ý nên dùng. Những gì Ta vì người bệnh khai cho dùng khi phi thời, sau khi lành bệnh, đều không nên dùng”.
Bách nhất yết-ma nói:
Có năm loại trái cây thời, phi thời, bệnh, không bệnh đều được phép dùng:
1) Trái Ha-lê-lặc[33], Hoa dịch là Thiên chủ trì lai.
2) Trái Tỳ-hê-lặc[34].
3) Trái Am-ma-lặc[35], tức Dư cam tử ở Lãnh Nam, hình giống cây tân lang. Ăn trừ bệnh phong.
4) Trái Mạt-túc, tức cây hồ tiêu.
5) Trái Tất-bạt-lợi, tức trái củ tương (trầu cay).
San bổ yết-ma nói:
Có nhân duyên bệnh khát, cho thọ phi thời tương. Tức trái tương, mật tương v.v... lóng lấy nước trong mà uống. Có nhân duyên bệnh phong nhiệt, cho dùng 5 loại thuốc 7 ngày. Có nhân duyên các bệnh cho dùng thuốc tận hình thọ (suốt đời), tức tất cả chất muối, đắng, chua v.v... không tùy tiện ăn được, như loại gừng, tiêu, cho đến các loại cao, đơn, hoàn, tán đều dùng được.
Nước phi thời tương không được để đến sáng hôm sau. Thuốc 7 ngày không được để đến ngày thứ tám.
Nam hải ký quy nói:
Cơm còn dính trong răng, chất béo còn thừa trên lưỡi, chưa dùng nước sạch súc miệng lại mà chảy nước miếng ra thì phải nhổ ra ngoài, nếu qua khỏi nửa ngày bèn phạm phi thời. Luật sư là người quán nước quán thời. TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ BẢY
1 Tứ phần luật 12, tr. 643a, Ðại 22n1428.
2 Tứ phần luật 12, tr. 643c, Ðại 22n1428.
3 Ðoạn này ngài Trí Húc trích dẫn thiếu (Trùng trị tỳ-ni sự nghĩa tập yếu 7, tr. 398a05, Vạn 40n719). Căn bản tát-bà-đa bộ luật nhiếp 9, tr. 579a, Ðại 24n1458: “Khi ban đêm các Bí-sô nghe pháp không được cùng Ni và người thế tục, cầu tịch đồng một thảm chiếu gần nhau mà ngồi; cũng không ngồi cùng thọ học nhơn.” (諸T苾芻僣夜聽法時不應與尼及俗人求筰寂同 一氈籙席相近而坐.授學之人亦不同座à).
4 Tứ phần luật 12, tr. 644b, Ðại 22n1428.
5 Tứ phần luật 12, tr. 645a, Ðại 22n1428.
6 Tứ phần luật 12, tr. 645c, Ðại 22n1428.
7 Tứ phần luật 12, tr. 646a, Ðại 22n1428.
8 Tứ phần luật 12, tr. 646b, Ðại 22n1428.
9 Tứ phần luật 12, tr. 647a, Ðại 22n1428.
10 Tứ phần luật 12, tr. 647b, Ðại 22n1428.
11 Tứ phần luật 13, tr. 649c, Ðại 22n1428.
12 Tứ phần luật 13, tr. 650a, Ðại 22n1428.
13 Tứ phần luật 13, tr. 650c, Ðại 22n1428.
14 Tứ phần luật 13, tr. 651a, Ðại 22n1428.
15 Tứ phần luật 13, tr. 651c, Ðại 22n1428.
16 Tứ phần luật 13, tr. 652a, Ðại 22n1428.
17 Dặm: AÂm Hán “Lí 里”, có nhiều cách tính về dặm. Dặm Anh là 1609m, các nước AÂu tây là 4000m, Trung Quốc là 500m. Còn dặm theo đường bộ của nước ta (Việt Nam) xưa là 1350 thước mộc.
18 Già-đà 伽陀I: Skt. Gāthā, dịch là Cô khởi tụng, phúng tụng... Một trong 9 hoặc 12 thể loại kinh.
19 Tứ phần luật 13, tr. 652c, Ðại 22n1428.
20 Tứ phần luật 13, tr. 653a, Ðại 22n1428.
21 Tứ phần luật 13, tr. 654a, Ðại 22n1428.
22 Tứ phần luật 13, tr. 654c, Ðại 22n1428.
23 Thập tụng 12: Phước đức xá 福德舍 (nhà từ thiện), với phụ chú (Ðại 23n1435, tr. 89c25): “Chính xác, gọi là là nhất túc xứ 一宿處» (chỗ ngủ trọ một đêm).” Pāli. āvasaṭhapiṇḍa, lữ xá có bố thí thức ăn. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
24 Tứ phần luật 13, tr. 657a23, Ðại 22n1428: Thí y, Tự tứ rồi, không thọ y Ca-thi-na là một tháng, có thọ y Ca-thi-na thì năm tháng.
25 Tứ phần luật 13, tr. 655b, Ðại 22n1428.
26 Tứ phần luật 14, tr. 657b, Ðại 22n1428.
27 Tứ phần luật 14, tr. 659a, Ðại 22n1428.
28 Tứ phần luật 14, tr. 660a, Ðại 22n1428.
29 Trị nguyệt 直月甭: là người được chúng giao trách nhiệm đảm đương mọi công việc trong chùa trong 1 tháng, 1 năm, hay 1 ngày.
30 Tứ phần luật 14, tr. 661c, Ðại 22n1428.
31 Tứ phần luật 14, tr. 662b, Ðại 22n1428.
32 Hắc thạch mật 黑石蜜: loại đường cát chưa tinh luyện. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
33 Ha-lê-lặc 訶X梨?勒: Skt. haritakỵ, Pāli. harỵtaka. Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 17, tr. 795a20, Ðại 24n1462: Ha-lê-lặc, to như trái táo lớn, có vị chua đắng, dùng làm thuốc tiện lợi.
34 Tỳ-hê-lặc 毘醯勒: Pāli. Vibhỵtaka. Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 17: Tỳ-ê-lặc, hình dáng như trái táo, có vị ngọt, dùng làm thuốc có thể trị bệnh ho.
35 Yêm-ma-lặc 菴摩勒: Pāli. Āmalaka. Thiện kiến luật tỳ-bà-sa 17: Yêm-ma-lặc (A-ma-lặc), là trái Dư cam tử, ở đất Quảng Châu có trái này, hình dáng như trái Nhuy tử lớn (một thứ cây nhỏ có quả ăn được, hột dùng làm thuốc).
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.201.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.