Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu [重治毗尼事義集要] »» Bản Việt dịch quyển số 16 »»

Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu [重治毗尼事義集要] »» Bản Việt dịch quyển số 16

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Trùng Trị Tỳ Ni Sự Nghĩa Tập Yếu

Kinh này có 18 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

I. GIỚI CỦA TỲ-KHEO-NI
Pháp Bố-tát của Ni cùng với Tỳ-kheo đồng. Những giới chung của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni như trước đã nói. Ở đây, chỉ những giới không chung mới lục ra. Chủ ý là giản lược chỗ cốt yếu, chứ không giải thích rộng.
I. TÁM PHÁP BA-LA-DI
1. Giới dâm.
2. Giới trộm.
3. Giới sát.
4. Giới đại vọng ngữ.
Bốn giới này đều đồng với Tỳ-kheo.
5. Cùng với thân người nam xúc chạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo-ni nào, với tâm nhiễm ô cùng người nam có tâm nhiễm ô, trên thân từ nách trở xuống, từ đầu gối trở lên; hoặc nắm, hoặc rờ, hoặc kéo, hoặc đẩy, hoặc rờ lên, hoặc rờ xuống, hoặc nâng lên, hoặc để xuống. Tỳ-kheo-ni ấy là kẻ Ba-la-di không được sống chung. Ðây là giới thân xúc chạm.
NGUYÊN DO[1]:
Trưởng giả Lộc Lạc cùng với Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà để ý lẫn nhau. Một hôm nọ trưởng giả mời chư Ni thời cơm. Thâu-la-nan-đà biết trưởng giả vì mình mà mời chư Ni, nên ở chùa không đi. Trưởng giả nhìn khắp Ni chúng không thấy Thâu-la-nan-đà, bèn hỏi:
- Thâu-la-nan-đà ở đâu mà không thấy đến?
- Ở chùa, không đến.
Truởng giả vội sớt thức ăn xong, liền đến chùa. Thâu-la-nan-đà từ xa thấy trưởng giả đến liền nằm trên giường, Trưởng giả hỏi:
- Cô có bệnh hay sao?
- Không bệnh chi cả. Ðiều tôi muốn trưởng giả không thỏa mãn cho.
Trưởng giả nói:
- Tôi cũng muốn chứ không phải không.
Trưởng giả liền ôm choàng đằng trước nằm xuống, tay sờ, miệng hôn. Sa-di-ni nhỏ giữ phòng thấy vậy, đến báo cáo với chư Ni. Chư Ni hiềm trách, bạch các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo bạch Phật. Thế Tôn họp Tăng, quở trách, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nam tử, tưởng nam tử, tay rờ thân, thân xúc chạm nhau, nhận sự thích thú, phạm Ba-la-di. Nghi là nam tử, Thâu-lan-giá. Cho đến nắm cái đãy cũng như vậy. Ni dùng thân xúc chạm y người nam, đồ anh lạc; và ngược lại nam dùng y, đồ anh lạc chạm xúc thân Ni với dục tâm đắm nhiễm, thì phạm Thâu-lan-giá. Dùng áo nơi thân hay đồ anh lạc, xúc chạm y nơi thân, hay đồ anh lạc của đối tượng với dục tâm đắm nhiễm, thì phạm Ðột-kiết-la. Với dục tâm đắm nhiễm, thân xúc chạm nhau, dù không thích thú, phạm Thâu-lan-giá. Cho đến nắm, kéo cũng vậy. Nếu nam của loài trời, nam của A-tu-la, cho đến súc sanh giống đực, có thể biến hình, thân xúc chạm nhau, thì phạm Thâu-lan-giá. Loại không thể biến hình, thì phạm Ðột-kiết-la. Thân của người nữ xúc chạm nhau, thì Ðột-kiết-la. Thân của kẻ hai hình xúc chạm nhau, thì Thâu-lan-giá. Với dục tâm chạm y, bát v.v... cho đến tự xúc chạm thân mình, tất cả đều Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu khi trao nhận nhầm xúc chạm, hoặc khi cứu giải mà xúc chạm, tất cả không dục tâm và ban đầu khi chưa kiết giới, si cuồng, tâm loạn, thống não, ràng buộc.
6. Phạm tám việc.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo-ni nào, với tâm nhiễm ô, biết người nam có tâm nhiễm ô, chấp nhận sự nắm tay, nắm áo, vào chỗ vắng, cùng đứng, cùng nói, cùng đi, thân dựa kề nhau, hẹn nhau. Tỳ-kheo-ni ấy là kẻ Ba-la-di không được sống chung. Ðây là phạm tám việc.
NGUYÊN DO[2]:
Cũng do Thâu-la-nan-đà, cho nên chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Từ nắm tay cho đến thân dựa kề nhau, mỗi mỗi đều phạm Thâu-lan-giá. Phạm đến việc thứ tám, Ba-la-di. Trời, rồng, cho đến súc sanh có thể biến hóa được phạm bảy việc, mỗi mỗi Ðột-kiết-la. Phạm đến việc thứ tám, Thâu-lan-giá. Súc sanh không biến hình được và người nữ có tâm nhiễm ô, phạm đến việc thứ tám Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu vì sự trao nhận nên tay chạm nhau, hoặc có sự cứu giải nên nắm áo. Hoặc có chỗ dâng cúng, hoặc lễ bái hoặc sám hối, hoặc thọ pháp, vào chỗ vắng, cùng đứng, cùng nói, cùng đi. Hoặc bị người đánh, hoặc có giặc đến, voi đến, ác thú đến, kẻ thích khách đến, nghiêng mình để tránh nhằm dựa nhau. Trường hợp đến cầu giáo thọ, hoặc thỉnh pháp, hoặc thọ thỉnh, hoặc đến chùa, hoặc cùng hẹn nơi chỗ không thể làm việc xấu (bậy).
7. Che giấu trọng tội của người.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo-ni nào, biết Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di, không tự phát lồ, không nói với người trong chúng, không bạch với đại chúng. Thời gian khác Tỳ-kheo-ni kia, hoặc mạng chung, hoặc bị chúng cử tội, hoặc thôi tu, hoặc theo ngoại đạo. Khi đó lại nói rằng: “Tôi, trước đây đã biết cô ấy có tội như vậy, như vậy.” Tỳ-kheo-ni ấy là kẻ Ba-la-di không được sống chung. đây là giới che giấu trọng tội của người.
NGUYÊN DO[3]:
Em của Thâu-la-nan-đà là Ðề-xá-nan-đà, phạm Ba-la-di. Thâu-la-nan-đà sợ em mình bị tiếng xấu, nên làm thinh không nói. Thời gian sau, Ðề-xá thôi tu, chư Ni hỏi:
- Em của cô thôi tu phải không?
Thâu-la-nan-đà nói:
- Trước đây tôi đã biết nó có tội như vậy, như vậy.
Chư Ni trách rằng:
- Tại sao cô che giấu trọng tội của kẻ khác.
Chư Ni bạch với Tỳ-kheo, Tỳ-kheo bạch Thế Tôn kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Biết bữa ăn trước đến bữa ăn sau mới nói, cho đến biết nửa đêm, sau đêm mới nói, phạm Thâu-lan-giá. Biết sau đêm mà không nói, đến khi tướng mặt trời xuất hiện là phạm Ba-la-di. Trừ tám tội Ba-la-di, còn che giấu tội khác, tùy theo chỗ phạm, tự che giấu trọng tội, phạm Thâu-lan-giá, che giấu tội của người khác, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu không biết, nếu không có người để có thể nói, nếu nói sẽ có mạng nạn, phạm hạnh nạn.
Luật Thập tụng nói:
Nếu Tăng cùng với Ni cô này tác pháp “bất kiến” các tội tẫn xuất. Hoặc cuồng tâm, loạn tâm, bịnh hoại tâm. Khi ấy không nói tội của người khác, không phạm. Nếu Tăng cùng với Ni cô này đã giải tẫn[4], hoặc bịnh thống khổ đã chấm dứt, bình phục rồi. Lúc bấy giờ che tội của người khác cho đến khi thấy rõ đất (tức minh tướng xuất hiện) phạm Ba-la-di.
8. Theo kẻ bị cử tội, ba phen can gián không bỏ.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo-ni nào, biết Tỳ-kheo bị Tăng cử tội, như pháp như luật, như lời Phật dạy, mà không thuận theo, không sám hối, Tăng chưa cho tác pháp ở chung. Cô Ni kia lại thuận theo. Các Tỳ-kheo-ni nói rằng: “Ðại tỷ, Tỳ-kheo này bị Tăng cử tội, như pháp như luật, như lời Phật dạy, mà không thuận theo, không sám hối, Tăng chưa cho tác pháp ở chung. Cô đừng thuận theo.”
Khi Tỳ-kheo-ni can gián Tỳ-kheo-ni kia như vậy mà kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo-ni nên can gián hai ba lần cho bỏ việc ấy. Nếu ba lần can gián bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo-ni kia là kẻ Ba-la-di không được sống chung. Ðây là tội theo kẻ bị cử.
NGUYÊN DO[5]:
Tôn giả Xiển-đà bị Tăng cử tội, Tỳ-kheo-ni Úy-thứ, tới lui phục vụ, các Ni can gián ngăn chặn. Cô ta trả lời: - Ðây là anh của tôi, nay không cúng dường đợi đến khi nào.
Cho nên vẫn tùy thuận phục vụ không thôi. Các Ni hiềm trách nói với các Tỳ-kheo để bạch Phật. Phật bảo Chúng Tỳ-khèo-ni Bạch tứ yết-ma can gián (quở trách) mà kiết giới này.
Tùy thuận có 2 loại: một là pháp, hai là y thực.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Yết-ma lần thứ ba xong, phạm Ba-la-di. Hai lần Yết-ma xong, mà bỏ phạm ba Thâu-lan-giá. Một lần Yết-ma xong mà bỏ, phạm hai Thâu-lan-giá. Bạch xong mà bỏ, phaïn một Thâu-lan-giá. Ai bảo: đừng bỏ, người ấy phạm Thâu-lan-giá. Nếu không quở trách phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Phi pháp, biệt chúng Yết-ma v.v...
Luật Thập tụng nói:
Chư Ni nên nói với vị Tỳ-kheo bị tẫn: “Thầy nên chiết phục hạ ý, đến đại Tăng. Nếu không chiếc phục hạ ý, thì Ni Chúng sẽ tác Yết-ma không lễ bái, không nói chuyện, không cúng dường. Trường hợp khi Chúng Tỳ-khèo-ni chưa tác pháp Yết-ma không lễ bái, mà dạy pháp thọ pháp, cho vật, nhận vật, mỗi mỗi Ðột-kiết-la. Nếu sau khi đã tác pháp Yết-ma, thì mỗi mỗi phạm Thâu-lan-giá. Chư Ni trước nên nhỏ nhẹ khuyên bảo, nếu chịu bỏ thì tác nhiều Ðột-kiết-la, nhiều Thâu-lan-giá sám hối, nếu không chịu bỏ thì mới Bạch tứ yết-ma.
II. MƯỜI BẢY PHÁP TĂNG-GIÀ-BÀ-THI-SA
Luật Tăng kỳ thì có 19 pháp, Luật Căn bản thì lại có 20 pháp.
1. Giới mai mối.
2. Giới hủy báng vô căn cứ.
3. Giới hủy báng phiến diện.
Ba giới này đồng với Tỳ-kheo.
GIỚI THỨ 4 (Tố tụng):
Tỳ-kheo-ni nào, đến thưa kiện cư sĩ, con cư sĩ, kẻ tôi tớ, người làm thuê, hoặc ngày, hoặc đêm, hay trong khoảnh khắc khảy móng tay, hay trong chốc lát. Tỳ-kheo-ni này, vừa làm nên bỏ, bằng không, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
(Phạm sơ pháp, ưng xả: sơ pháp giả, sơ tác, tiện phạm dã. Ưng xả giả, ưng xả nhi bất phạm dã).
NGUYÊN DO[6]:
Có cư sĩ nước Xá-vệ làm một tinh xá cúng cho Ni. Sau đó một thời gian, chư Ni bỏ tinh xá đi nơi khác. Cư sĩ đó qua đời, con của cư sĩ bèn cày đất nơi tinh xá đó. Chư Ni nói: “Ðây là đất của Tăng đừng cày”.
Con của cư sĩ trả lời:
- Thật vậy, cha tôi lúc sanh tiền, làm tinh xá này cúng cho Ni Chúng, Ni Chúng bỏ đi, cha tôi qua đời. Nay tôi tự do, trong khi cả hai đều không sử dụng, tại sao lại bỏ trống đất này? Chư Ni liền đến quan đoán sự thưa kiện, quan kêu con của cư sĩ đến, y pháp luật để quyết đoán: Tịch thu tài sản nhập vào kho của nhà nước. Ðức Phật nghe nên chế cấm.
Cũng khi ấy vợ nhỏ của vua Ba-tư-nặc làm một tinh xá cúng cho Ni. Ni đã nhận ở rồi, sau đó du hành trong nhơn gian. Vợ nhỏ vua liền chuyển cúng cho nữ Phạm chí. Khi Ni trở lại tinh xá, bảo nữ Phạm chí đi. Ðược trả lời: - Ðây thật là tinh xá của cô, thí chủ vì cô làm. Nhưng cô đi du hành, thí chủ lại cúng cho tôi, nay tôi không thể đi. Ni giận xô đuổi, kéo ra khỏi tinh xá. Người đó liền đến quan đoán sự thưa. Quan mời Ni đến, vị Ni không dám đến.
Phật dạy: - Có mời thì nên đến.
Ni liền đến chỗ quan nói: - Tất cả đất đây đều thuộc nhà vua. Mọi việc thuộc cư sĩ, phòng xá thuộc thí chủ, giường tòa ngọa cụ cũng vậy. Sửa chữa phòng ốc, khiến cho Tăng có chỗ nghỉ ngơi, đươïc phước nhiều. Tại sao vậy? Vì người ấy cho tôi, nên tôi được ở yên. Quan đoán sự liền lấy tinh xá giao cho nữ Phạm chí.
Ðức Phật bảo Tỳ-kheo: - Cô Ni này không khéo nói, quan cũng không khéo xử. Tại sao vậy? Thí lần trước là đúng pháp (xứng với bổn tâm vậy), thí lần sau là phi pháp (trái với bổn tâm vậy).
GIẢI THÍCH:
Tương ngôn[7]: là đến chỗ quan cùng tranh nhau cãi ngay, gian.
Tôi tớ: là người làm thuê, được trả bằng tiền.
Nữ Phạm chí: là người nữ xuất gia trong pháp ngoại đạo.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Quan đoán sự ghi chép thành văn bản, Tăng tàn. Miệng nói chứ không ghi tên họ, Thâu-lan-giá. Tỳ-kheo v.v... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc bị kêu, hoặc muốn thưa trình điều gì, hoặc bị cường lực kéo đi, hoặc bị trói dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; tuy miệng nói mà không kiện cáo với quan.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu Tỳ-kheo-ni bị người khinh mạn lăng nhục, nên nói với cha mẹ họ. Nếu không có cha mẹ nên nói với thân tộc, nếu không thân tộc nên nói với Tỳ-kheo, hay là Ưu-bà-di. Nếu Tỳ-kheo và Ni có thế lực mà không giúp đỡ, Ðột-kiết-la. Khi nói, nên nói thế này:
- Người kia khinh mạn lăng nhục tôi, vì tôi quở trách can gián để họ khỏi nói những điều đó.
GIỚI THỨ 5 (Ðộ nữ tặc):
Tỳ-kheo-ni nào, trước có biết cô gái gian tặc, tội đáng chết, có người biết, mà không hỏi đại thần của vua, không hỏi họ hàng, liền độ cho xuất gia, thọ Cụ túc. Tỳ-kheo-ni này vừa làm liền bỏ, bằng không bỏ, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO[8]:
Có người nữ gian tặc, ăn trộm của cải của Ly-xa[9] trốn đi. Các Ly-xa bảo người tìm giết. Tặc nữ liền vào trong thành Vương Xá, đến trong vườn của Ni xin xuất gia. Ly-xa báo cáo với vua Bình-sa để truy tầm. Vua nghe đã xuất gia, bảo người tin cho Ly-xa, Ly-xa cơ hiềm cho nên Phật chế cấm. Khi ấy, các Ni hoặc không biết là tặc, hay chẳng phải tặc, đáng chết hay không đáng chết. Phật dạy: - Không biết, không phạm.
GIẢI THÍCH:
Giặc (cướp): là người lấy 5 tiền hay hơn 5 tiền.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ba lần Yết-ma xong, Hòa thượng Ni, Tăng tàn.
Không phạm: Nếu không biết, hoặc hỏi đại thần của vua, họ hàng, rồi cho xuất gia. Hoặc bị bắt giam, phóng thích cho xuất gia. Hoặc cứu khiến cho được thoát.
Luật Thập tụng nói:
Hòa thượng Ni biết, thì phạm Tăng tàn. A-xà-lê Ni biết, thì phạm Thâu-lan-giá. Tăng biết thì phạm Ðột-kiết-la.
GIỚI THỨ 6 (Tự ý giải tội):
Tỳ-kheo-ni nào, biết Tỳ-kheo-ni kia bị Tăng cử tội (xả trí), như pháp, như luật, như lời Phật dạy, mà không thuận theo, chưa sám hối, Tăng chưa cho tác pháp Yết-ma ở chung. Vì thương nhau không hỏi Tăng, Tăng không sai bảo, ra ngoài giới, tác Yết-ma cho giải tội. Tỳ-kheo-ni này vừa làm nên bỏ, bằng không bỏ, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO[10]:
Tỳ-kheo-ni Úy-thứ, bị Tăng cử tội, Thâu-la-nan-đà không bạch Ni Chúng. Tăng không sai bảo, vội tự ý ra ngoài giới, cùng tác Yết-ma giải tội, cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ba phen Yết-ma xong, Tăng tàn; Hai phen Yết-ma xong ba Thâu-lan-giá. Một lần Yết-ma xong, hai Thâu-lan-giá. Bạch xong, một Thâu-lan-giá. Phương tiện họp Tăng, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Bạch Tăng, Tăng dạy bảo, nếu có thể hạ ý ăn năn tội lỗi. Nếu Tăng có sân, không cho giải tội, người kia giải, không phạm. Nếu được trao pháp tác Yết-ma rồi Tăng dời chỗ hoặc chết, hoặc đi xa, thôi tu v.v... nên vị kia giải, không phạm.
GIỚI THỨ 7 (Ðộc hành):
Tỳ-kheo-ni nào, lội nước một mình, vào xóm một mình, ngủ một mình, đi sau một mình. Vừa làm nên bỏ, bằng không bỏ phạm Tăng-già-bà-thi-sa
(Bộ khác hoặc chia làm bốn giới).
NGUYÊN DO[11]:
Có cô Ni một mình vén cao y lội nước, kẻ gian tặc thấy để ý, bèn nắm xúc phạm quấy nhiễu. Cư sĩ hiềm chê như dâm nữ. Lại, (Tỳ-kheo-ni) Sai-ma có nhiều đệ tử, cách Tăng-già-lam không xa, trong thôn có bà con, vì có chút duyên sự, nên một mình vào thôn, và ngủ một mình trong thôn. Có cư sĩ nói: - Ni kia muốn được nam tử.
Lại nữa, Lục quần Ni, cùng với Ni Chúng đi, thường đi một bên đường và đằng sau. Chư Ni hiềm trách, bạch Tỳ-kheo để bạch lên Thế Tôn kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nên tìm một Ni để cùng lội, nên từ từ vén y để lội, đợi bạn. Ni đi trước lội mau, khiến bạn lội không kịp, phạm Tăng tàn. Khi vào nước, tùy nước sâu cạn, vén y, đợi bạn, nếu lội vào nước mau, không đợi bạn đi sau, phạm Thâu-lan-giá. Nếu đến bờ bên kia, thì từ từ hạ y, đợi bạn, nếu không từ từ hạ y, lên bờ, không đợi bạn, phạm Thâu-lan-giá. Nếu một mình đến thôn, tùy theo thôn đã đến, phạm Tăng tàn. Nếu một mình đi đến chỗ khoảng trống tầm xa khoảng nghe tiếng trống, phạm Tăng tàn. Chưa đến thôn dưới độ nghe của tiếng trống, phạm Thâu-lan-giá. Một mình đi một giới hạn nào đó của thôn, phạm Ðột-kiết-la. Phương tiện muốn đi mà không đi, phạm Ðột-kiết-la. Nếu cùng ngủ ở trong thôn, thì khi nằm duỗi tay phải đụng nhau, nếu không đụng phạm Tăng tàn. Trường hợp không thấy nhau, nhưng nghe tiếng nói nhau, hoặc không nghe tiếng nhau nhưng thấy nhau thì phạm Thâu-lan-giá.
Không phạm: Hoặc lội bằng thần túc, qua bằng thuyền bè, bằng cầu, bằng đò, bằng đá qua sông. Nếu bạn Ni qua đời, thôi tu v.v... hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, ác thú nạn, hoặc cường lực đem đi, hoặc bị nước trôi. Vào thôn cũng vậy. Hai Ni ngủ chỗ duỗi tay đụng nhau, một Ni ra ngoài đại tiểu tiện, hoặc thọ kinh, tụng kinh, hoặc vì Ni bệnh nấu cháo, cơm, canh và mạng nạn v.v... Cùng đi cũng vậy.
GIỚI THỨ 8 (Nhận của nam nhiễm tâm):
Tỳ-kheo-ni nào, với tâm nhiễm ô, biết người nam tử có tâm nhiễm ô, theo họ nhận thức ăn và ăn, cùng các vật khác, Tỳ-kheo-ni ấy, vừa làm nên bỏ, bằng không bỏ, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO[12]:
Lúc bấy giờ, mất mùa, khất thực khó được. Ðề-xá Nan-đà đến một nhà buôn khất thực. Người chủ nhà buôn để ý cô, bèn cho cơm canh đầy bát. Ðề-xá sau đó thường đến nhà buôn này khất thực. Một hôm nọ, người kia từ xa thấy cô Ni đến, bèn tự tính nhẩm: Số vật thực trước sau cho cô này ăn, trị giá có thể năm trăm kim tiền, đủ để mua một người đàn bà, liền đến trước ôm cô Ni, muốn hành dâm, cô Ni la to:
- Ðừng làm vậy, đừng làm vậy.
Người lân cận hỏi, biết sự việc và hỏi cô Ni:
- Cô có biết ý của người kia cho cô ăn vì việc gì không?
Trả lời: - Biết.
Người lân cận nói: - Ðã biết, tại sao lại la lớn?
Khi ấy, các Ni hiềm trách, bạch Tỳ-kheo thưa lại Thế Tôn kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Thứ có thể ăn: là chỉ cho căn, cành, lá, hoa, quả, dầu, hồ ma, hắc thạch mật, thức ăn nhỏ mịn vậy.
Thức ăn: là chỉ cho cơm, bún, cơm khô...
Các vật khác: là chỉ cho vàng, bạc, trân bảo v.v...
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Với tâm nhiễm ô, biết người nam tử có tâm nhiễm, theo nhận vật thực, phạm Tăng tàn. Thiên tử, A-tu-la tử, cho đến súc sanh có thể biến hình, phạm Thâu-lan-giá. Không biến hình được, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo, phạm Ðột-kiết-la. Ba chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không biết họ có tâm nhiễm ô.
Luật Căn bản nói:
Ni có nhiễm tâm, nam tử không có nhiễm tâm, mắc tội thổ-la (Thâu-lan-giá); Ni không có nhiễm tâm, mắc tội ác tác.
GIỚI THỨ 9 (Tán trợ ni khất thực bất chính):
Tỳ-kheo-ni nào, dạy Tỳ-kheo-ni nói như vầy: “Ðại ty,û dầu người kia có tâm nhiễm ô, hay không có tâm nhiễm ô, can hệ gì đến cô? Miễn sao nơi cô không có tâm nhiễm ô. Nếu được thức ăn nơi họ, hợp thời thanh tịnh thì nhận.” Tỳ-kheo-ni này, vừa làm nên bỏ, bằng không bỏ, phạm Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO[13]:
Ðề-xá vào thành khất thực, mang bát không trở về, Lục quần Ni và mẹ của Ðề-xá nói với Ðề-xá những lời như vậy[14], nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: nói vui giỡn v.v...
GIỚI THỨ 10: Không bỏ pháp phá hoại Tăng.
GIỚI THỨ 11: Không bỏ bè đảng phá Tăng.
GIỚI THỨ 12: Bị tẫn không phục tùng.
GIỚI THỨ 13 : Không bỏ ác tánh.
Bốn giới này đồng với Tỳ-kheo.
GIỚI THỨ 14 (Tương thân tương trợ ác hành):
Tỳ-kheo-ni nào, gần gũi ở chung, cùng làm hạnh ác, tiếng xấu đồn khắp, lần lượt che tội cho nhau. Tỳ-kheo-ni này nên can gián Tỳ-kheo-ni kia rằng: “Ðại tỷ, các chị chớ gần gũi ở chung, cùng làm hạnh ác, tiếng xấu đồn khắp, cùng nhau che tội. Nếu các chị không gần gũi ở chung, đối với trong Phật pháp được tăng ích an vui mà sống”. Khi Tỳ-kheo-ni này can gián, Tỳ-kheo-ni kia kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo-ni này ba phen can gián để bỏ việc vày. Cho đến ba phen can gián, bỏ thì tốt, không bỏ, Tỳ-kheo-ni kia, phạm pháp ba phen không bỏ, Tăng-già-bà-thi-sa. (Tam pháp giả, Tam gián bất xả, phương hoạch Tăng tàn tội dã. Ưng xả giả, diệc ưng xả nhi bất phạm dã).
NGUYÊN DO[15]:
Có hai Tỳ-kheo-ni, thường gần gũi ở chung, cho đến cùng che tội cho nhau, chư Ni can gián mà không chịu thay đổi. Phật khiến Ni Chúng tác Yết-ma can gián mà kiết giới này.
GIẢI THÍCH:
Gần gũi: là thường cười giỡn với nhau, thường cợt ghẹo qua lại, thường chuyện trò với nhau.
Hạnh ác: là tự trồng cây bông, dạy người trồng, tưới nước, xâu hoa. Cho đến cùng với người lớn, trẻ con nằm một giường một ghế, ăn chung một đồ đựng, ca múa, hát xướng v.v...
Tiếng ác: là tiếng ác lưu khắp bốn phương, đâu đâu cũng nghe.
Tội: là che giấu các tội, trừ pháp bát khí (tám pháp Ba-la-di).
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ba phen Yết-ma xong, phạm Tăng tàn. Các việc khác như giới trước.
Luật Thập tụng nói:
Nếu tạo nhân duyên không tốt, phạm Thâu-lan-giá. Có tiếng xấu ác, làm phiền Ni Chúng, che tội cho nhau, đều phạm Thâu-lan-giá. Trước hết nên dùng lời nhoû nhẹ khuyên bảo, như trước.
GIỚI THỨ 15 (Tán trợ hạnh ác):
Tỳ-kheo-ni nào, khi Tỳ-kheo-ni Chúng vì họ tác pháp ha trách, mà Tỳ-kheo-ni khác dạy họ như thế này: “Các chị đừng ở riêng, nên ở với nhau. Tôi cũng thấy các Tỳ-kheo-ni khác không ở riêng, cùng ở với nhau làm các hạnh xấu, tiếng ác đồn khắp, che giấu tội cho nhau. Tăng vì không bằng lòng chị, nên bảo chị ở riêng.” Tỳ-kheo-ni này nên can gián Tỳ-kheo-ni kia rằng: “Ðại tỷ, đừng daïy các Tỳ-kheo-ni khác rằng: ‘Các chị đừng ở riêng, tôi cũng thấy các Tỳ-kheo-ni khác, ở với nhau, làm các hạnh ác, tiếng xấu đồn vang, che tội cho nhau. Tăng vì không bằng lòng chị nên bảo chị ở riêng.’ Nay chỉ có hai Tỳ-kheo-ni này, cùng ở với nhau làm các hạnh ác, tiếng xấu đồn khắp, che tội cho nhau, chứ không có cô nào nữa. Nếu Tỳ-kheo-ni này ở riêng thì mới có nếp sống tăng ích an lạc trong Phật pháp.” Tỳ-kheo-ni này khi can gián Tỳ-kheo-ni kia, kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo-ni này nên can ba lần, khiến cho bỏ việc ấy. cho đến ba lần can, bỏ thì tốt, không bỏ Tỳ-kheo-ni kia phạm pháp ba lần can không bỏ, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO[16]:
Lục quần Ni dạy hai Tỳ-kheo-ni kia như vậy, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ nặng đồng như giới trước.
Luật Thập tụng nói:
Nếu nói rằng: “Các chị đừng nên làm riêng rẽ, mà nên đồng tâm. Vì người làm riêng rẽ không tăng trưởng được, mà người đồng tâm làm thì được tăng trưởng”; tất cả đều phạm Thâu-lan-giá. Hoặc nói rằng: “Tăng giận nên bảo chị làm riêng”, thì phạm Ba-dật-đề. Trước không dùng lời nhỏ nhẹ khuyeân bảo, đồng như giới trước.
GIỚI THỨ 16 (Dọa bỏ đạo):
Tỳ-kheo-ni nào, chỉ vì một việc nhỏ, giận hờn không vui, bèn nói: “Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng. không phải riêng trong Thích tử mới có Sa-môn; Bà-la-môn cũng có các Sa-môn, tu phạm hạnh. Chúng tôi cũng có thể đến nơi đó tu phạm hạnh”. Tỳ-kheo-ni này nên can Tỳ-kheo-ni kia rằng: “Ðại tỷ, đừng chỉ vì một việc nhỏ, giận hờn không vui, bèn nói: Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng. Không phải riêng chỉ Thích tử mới có Sa-môn; Bà-la-môn cũng có Sa-môn tu phạm hạnh. Chúng tôi cũng có thể đến nơi đó tu phạm hạnh.” Tỳ-kheo-ni này khi can Tỳ-kheo-ni kia kiên trì không bỏ, Tỳ-kheo-ni này nên can ba lần, cho bỏ việc ấy, cho đến ba lần can, bỏ thì tốt, không bỏ Tỳ-kheo-ni kia phạm pháp ba lần can không bỏ, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO[17]:
Cũng do Lục quần Ni, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ nặng đều đồng như giới trước.
Luật Thập tụng nói:
Nếu nói rằng: Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, bỏ Giới, tất cả đều phạm Thâu-lan-giá. Nếu nói rằng: Chẳng phải chỉ có Sa-môn, Thích tử biết đạo, vì chê trách Tăng, nên phạm Ba-dật-đề. Trước phải dùng lời nhỏ nhẹ khuyên bảo.
GIỚI THỨ 17 (Vu tăng thiên vị):
Tỳ-kheo-ni nào, ưa đấu tranh, không nhớ những điều đấu tranh, sau đó giận hờn nói: “Tăng có ái, có giận hờn, có bất minh, có sợ hãi”. Tỳ-kheo-ni này nên can gián Tỳ-kheo-ni kia rằng: Này em, đừng ưa đấu tranh, mà không nhớ những điều đấu tranh, sau đó giận hờn nói: Tăng có ái, có giận hờn, có bất minh, có sợ hãi’. Mà thật ra Tăng không có ái, không có giận hờn, không có bất minh, không có sợ hãi. Cô tự có ái, có giận hờn, có bất minh, có sợ hãi.” Tỳ-kheo-ni này, khi can gián Tỳ-kheo-ni kia, kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo-ni này nên can ba lần cho bỏ việc ấy. Cho đến ba lần can, bỏ thì tốt, không bỏ, Tỳ-kheo-ni kia phạm pháp ba phen can gián không bỏ, Tăng-già-bà-thi-sa.
NGUYÊN DO18:
Do Tỳ-kheo-ni tên Hắc, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm nhẹ, nặng đều đồng như giới trước.
III. BA MƯƠI PHÁP NI-TÁT-KỲ BA-DẬT-ÐỀ
(Luật Căn bản lại có tới 33 pháp).
GIỚI THỨ 1: Chứa y dư. (Luật Tăng kỳ nói: “Cho phép Ni chứa 20 y: 5 y thọ trì, 15 y tịnh thí rồi thọ dụng. Nếu chứa quá số đó, phạm Xả đọa. Tỳ-kheo không hạn định vấn đề tịnh thí, thọ dụng không phạm).
GIỚI THỨ 2: Lìa y ngủ.
GIỚI THỨ 3: Chứa y quá một tháng.
GIỚI THỨ 4: Ðến xin nơi người không phải thân quyến.
GIỚI THỨ 5: Thọ y quá số.
GIỚI THỨ 6: Yêu cầu tăng thêm tiền sắm y.
GIỚI THỨ 7: Yêu cầu chung tiền sắm y.
GIỚI THỨ 8: Ðòi y quá sáu lần.
GIỚI THỨ 9: Nhận kim ngân.
GIỚI THỨ 10: Mua bán bảo vật.
GIỚI THỨ 11: Buôn bán.
GIỚI THỨ 12: Chứa bát đẹp.
GIỚI THỨ 13: Nhờ thợ may y không phải bà con.
GIỚI THỨ 14: Cầu dệt y tốt.
GIỚI THỨ 15: Cho y rồi giận đòi lại.
GIỚI THỨ 16: Thuốc quá bảy ngày.
GIỚI THỨ 17: Chứa y cấp thí quá thời hạn.
GIỚI THỨ 18: Xoay vật của Tăng về cho mình.
Ðều đồng với Tỳ-kheo.
Giới thứ 19:
Tỳ-kheo-ni nào, cần vật này lại đòi vật kia, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[19]:
Thâu-la-nan-đà đến nhà Ðàn-việt nói cần váng sữa (tô). Họ mua váng sữa trao cho, lại nói: - Không cần váng sữa, cần dầu (du). Ðàn-việt cơ hiềm, cho nên chế. Cầu các vật khác cũng như vậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nên xả cho Ni Chúng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả riêng chúng, nếu xả không thành xả, thì phạm Ðột-kiết-la. Xả rồi nên sám hối. Người nhận sám hối, bạch chúng rồi sau đó nhận sám hối. Nói với phạm nhơn rằng: - Hãy tự trách tâm mình. Ðương sự đáp: - Dạ. Ni Chúng liền nên Bạch nhị yết-ma hoàn vật xả này trả lại cho chủ. Không trả lại phạm Ðột-kiết-la. Ai bảo đừng trả cũng phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Cần váng sữa đòi váng sữa, cần dầu đòi dầu. Cần vật gì đòi vật ấy.
Giới thứ 20:
Tỳ-kheo-ni nào, biết Ðàn-việt vì Tăng cúng để làm việc này, đem làm việc khác, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[20]:
Ni Chúng thuyết giới nơi đất trống. Cư sĩ cúng vật tư để làm nhà thuyết giới. Ni lại nghĩ: Chúng ta thấy chỗ nào tiện, thì ngồi thuyết giới. Y phục khoù có đủ 5 y nên chúng tôi đem vật liệu đổi lấy y, chia cho nhau, vì vậy vẫn thuyết giới chỗ đất trống. Cư sĩ cơ hiềm, nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Cúng để may y đem làm phòng. Cúng chỗ này đem làm chỗ khác, tất cả cùng phạm. Bốn chúng khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hỏi chủ rồi sử dụng, theo chỗ đã phân dụng. Khi họ cúng, có nói tùy ý sử dụng.
Giới thứ 21:
Tỳ-kheo-ni nào, vì Tăng tìm cầu vật để làm việc này, rồi lại đem làm việc khác, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[21]:
Cựu trú của Ni ở nước Xá-vệ, nghe Ni An Ẩn muốn đến, liền đến từng nhà xin thức ăn được nhiều tài vật y thực. Nhưng sau đó Ni An Ẩn không đến, họ bèn đem tài vật đó đổi chác chia nhau. Thời gian sau đó, cô Ni An Ẩn đến và vào thành khất thực. Cư sĩ hỏi biết cô không nhận tài vật đó nơi Tăng, bèn đến nơi cựu trú hỏi, biết việc ấy, mọi người cơ hiềm cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Cầu để làm y đem làm thức ăn, cầu để làm việc này đem làm việc khác. Tất cả cùng phạm. Bốn chúng kia Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nói với cư sĩ tùy ý sử dụng. Hoặc cư sĩ cúng vật rồi nói: tùy ý sử dụng. Sau đây đều đồng.
Giới thứ 22:
Tỳ-kheo-ni nào, người Ðàn-việt cúng vật để làm việc này, đem làm việc kia, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề
NGUYÊN DO[22]:
Có cư sĩ hỏi cô An Ẩn rằng:
- Nếp sống có an vui không?
Ðược trả lời:
- Chỗ ở ồn ào không vui.
Lại hỏi:
- Cô không có phòng riêng hay không?
Ðược đáp:
- Không có.
Người ấy liền cúng đủ số tiền đeå cất phòng. Cô Ni lại nghĩ: Nếu làm phòng sẽ sanh ra đa sự phiền bận, còn y phục khó được. Nên dùng nó đổi lấy y phục. Cư sĩ cơ hiềm, nên chế.
Giới thứ 23:
Tỳ-kheo-ni nào, Ðàn-việt vì Tăng cúng vật để làm việc này, đem làm các việc khác, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[23]:
Ni Chúng vì làm phòng, đi khắp nơi tìm cầu tài vật rồi đem đổi y chia nhau, nên chế.
Giới thứ 24:
Tỳ-kheo-ni nào, chứa bát dư, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[24]:
Do bởi Lục quần Ni, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ngày này được bát, ngày này nên thọ trì một bát, còn dư nên tịnh thí.
Luật Căn bản nói:
Ðược phép trải qua một đêm.
Luật Tăng kỳ nói:
Ni được phép chứa 16 cái bát. Một cái thọ trì, ba cái tác tịnh thí, bốn cái quá bát, bốn cái giảm bát, bốn cái tùy bát. Nếu chứa quá số, phạm Xả đọa.
Giới thứ 25:
Tỳ-kheo-ni nào, sắm nhiều đồ có màu sắc đẹp, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[25]:
Cũng do bởi Lục quần Ni, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ngày này được đồ nên thọ. Vật cần dùng có thể là 16 cái, dư nên tịnh thí. 16 cái là: cái chõ lớn, cái vung chõ, cái bồn lớn, cái thìa, chõ nhỏ, vung chõ nhỏ, bồn nhỏ, cái thìa, bình nước, nắp bình, bồn vừa, thìa vừa, bình rửa, nắp bình, bồn thìa nhỏ.
Giới thứ 26:
Tỳ-kheo-ni nào, hứa cho Tỳ-kheo-ni khác Tỳ-kheo-ni bệnh, sau không cho, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[26]:
Chiên-đàn-thâu-na thường tự bảo không dục tưởng, nói với một cô Ni rằng: “Nếu nguyệt thủy (kinh nguyệt) của cô có thì đến tôi lấy cái y bệnh ấy”. Sau đó, Thâu-na nguyệt kỳ ra, cô Ni kia cũng ra. Cô Ni kia bảo người đến lấy y bệnh. Thâu-na không đưa. Cô Ni kia hiềm trách, cho nên chế.
GIẢI THÍCH:
Y bệnh: là cái y che thân khi nguyệt thủy ra, bên trong mặc Niết-bàn tăng.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trừ y bệnh, hứa cho y khác, và các vật cần dùng khác mà không cho, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu không có bệnh, hoặc may y bệnh, hay cô Ni kia phá giới, cho đến mạng nạn v.v...
Giới thứ 27:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng y phi thời, sử dụng làm y đúng thời, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[27]:
Bởi lục quần Ni, cho nên chế.
GIẢI THÍCH:
Thời y (y đúng thời): là an cư rồi, không thọ y Ca-thi-na, một tháng; có thọ, Ca-thi-na, năm tháng.
Phi thời y: là ngoài thời gian đó, bất cứ lúc nào nhận được là y dư vậy.
Không phạm: Phi thời y sử dụng làm phi thời y. Thời y sử dụng làm thời y.
Luật Thập tụng nói:
Thời y làm phi thời y để chia, phi thời y làm thời y để chia, đều phạm Xả đọa. Thời y, “an cư Tăng” nên chia. Phi thời y “hiện tiền Tăng” nên chia.
Giới thứ 28:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng với Tỳ-kheo-ni khác trao đổi y. Sau giận hờn, tự đoạt lấy lại, hoặc bảo người đoạt lấy, nói: “Em trả y tôi lại, tôi không đổi cho em. Y em thuộc của em, y tôi trả lại tôi”. Phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[28]:
Bởi Thâu-la-nan-đà cho, nên chế.
GIẢI THÍCH :
Ðổi chác: là dùng y đổi y; hoặc dùng y đổi phi y, hoặc dùng phi y đổi y; hoặc dùng phi y đổi phi y, kim may, dao chỉ, vật nhỏ... cho đến một viên thuốc.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðoạt rồi lấy cất phạm Xả đọa; không cất giấu, phạm Ðột-kiết-la. Lấy khỏi chỗ, phạm Xả đọa, không khỏi chỗ phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng kia phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Dùng lời ôn hòa khuyên dụ nói: “Em! Tôi hối hận, trả y tôi lại.” Người kia biết có ý hối hận trả lại. Hoặc các Ni khác bảo họ trả lại. Hoặc người kia mượn mặc trái phép, nên lấy lại, hoặc đoán biết sẽ mất, hoặc sợ hư, hoặc người kia phá giới v.v... cho đến mạng nạn, đoạt mà không cất giấu.
Giới thứ 29:
Tỳ-kheo-ni nào, xin y nặng, tối đa là bằng giá bốn lớp trương điệp[29]. Nếu quá, phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Y nhiều lớp: là y ngăn lạnh. Tìm cầu y nhiều lớp, tối đa là 16 điều.
Không phạm: Tìm cầu bốn lớp, hoặc ít hơn, hoặc không đòi mà được.
Giới thứ 30:
Tỳ-kheo-ni nào, muốn xin y mỏng (ít lớp) ít nhất cũng hai trương điệp rưỡi. Nếu quá, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Y nhẹ mỏng: là y chống nóng.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Xin y mỏng, ít nhất là 10 điều.
Không phạm: Ðồng như giới trước.
VI. MỘT TRAÊM BẢY MƯƠI TÁM PHÁP BA-DẬT-ÐỀ
Luật Tăng kỳ chỉ có 141 pháp.
Luật Ngũ phần có tới 210 pháp.
Luật Căn bản có 180 pháp.
1) Vọng ngữ.
2) Hủy báng.
3) Hai lưỡi.
4) Cùng nam tử đồng nhà ngủ đêm.
5) Ngủ quá ba đêm với người nữ chưa thọ giới.
6) Cùng người chưa thọ giới, tụng pháp.
7) Ðến người ngoài nói tội thô của người khác.
8) Nói pháp đã chứng với người ngoài.
9) Cùng nam tử nói pháp quá lời.
10) Ðào đất.
11) Phá hoại mầm sống cây cỏ (Quỷ thần thôn).
12) Nói quanh não người.
13) Hiềm mắng.
14) Trải tọa cụ của Tăng không dọn.
15) Trong phòng Tăng không dọn ngọa cụ.
16) Cưỡng đoạt chỗ ngủ.
17) Kéo người khác ra khỏi phòng.
18) Ngồi giường sút chân trên lầu.
19) Nước có trùng nhồi đất, tưới cây.
20) Lợp phòng quá ba lớp tranh.
21) Thọ quá một bữa ăn.
22) Ăn riêng chúng.
23) Thọ quá ba bát.
24) Phi thời ăn.
25) Ăn đồ cách đêm.
26) Tự thọ đồ ăn.
27) Ðến nhà khác không dặn người.
28) Cưỡng ngồi nhà ăn.
29) Ngồi nơi chỗ vắng nơi nhà ăn.
30) Ngồi riêng với người nam tử.
31) Cố ý không cho người khác ăn.
32) Thọ thuốc quá.
33) Xem quân trận.
34) Ngủ quá ba đêm nơi quân trận.
35) Xem quân sự.
36) Uống rượu.
37) Giỡn trong nước.
38) Thọt lét.
39) Không nhận lời can.
40) Khủng bố người.
41) Tắm quá mức.
42) Nhen lửa nơi đất trống.
43) Giỡn giấu của người.
44) Vội bận y tịnh thí.
45) Y không nhuộm.
46) Giết súc sanh.
47) Uống nước có trùng.
48) Cố ý não người.
49) Che tội thô của người.
50) Phát khởi tránh sự.
51) Ðồng giặc cùng đi.
52) Không bỏ ác kiến.
53) Người bạn ác kiến.
54) Nuôi Sa-di-ni bị đuổi.
55) Chống cự lời can, lại cật vấn.
56) Coi thường nói giới.
57) Vô tri thức.
58) Vi phạm Yết-ma.
59) Không dữ dục.
60) Dữ dục rồi lại hối hận.
61) Nghe lén.
62) Giận đánh Tỳ-kheo-ni.
63) Giận dọa Tỳ-kheo-ni.
64) Vô căn cứ hủy báng, Tăng tàn.
65) Vội vào cửa cung.
66) Cầm vật báu.
67) Vào xóm phi thời.
68) Làm giường cao.
69) Làm nệm bông.
Ðều đồng với Tỳ-kheo.
Giới thứ 70:
Tỳ-kheo-ni nào ăn tỏi, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[30]:
Thâu-la-nan-đà lấy hết tỏi trong vườn. Chủ vườn cơ hiềm cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng khác, phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Bịnh không ăn tỏi không lành, cho phép dùng hoặc để thoa ghẻ.
Giới thứ 71:
Tỳ-kheo-ni nào cạo lông ba chỗ, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[31]:
Như dâm nữ, tặc nữ cho nên chế.
GIẢI THÍCH:
Lông ba chỗ: là đại, tiểu tiện và dưới nách.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Một lần động dao là một Ba-dật-đề. Nếu nhổ, hớt, đốt đều mắc tội Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo Thâu-lan-giá, ba chúng dưới Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có ghẻ cần cạo để xức thuốc.
Giới thứ 72:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng nước tác tịnh[32], nên dùng hai ngón tay, mỗi ngón một lóng. Nếu quá, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Hai chúng kia phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu trong đó có cỏ, có trùng cần móc ra.
Giới thứ 73:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng hồ giao làm nam căn, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Dùng các vật khác làm và sử dụng đều phạm Ba-dật-đề. Không sử dụng, Ðột-kiết-la. Hai chúng nữ khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc có bệnh cần xức thuốc, hoặc bệnh y làm nghẹt nguyệt thủy[33].
Giới thứ 74:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng vỗ với nhau, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu dùng bàn tay hoặc bàn chân vỗ. Người vỗ, Ðột-kiết-la. Người nhận vỗ, Ba-dật-đề, nếu hai nữ căn cùng nhau vỗ, cả hai đều phạm Ba-dật-đề. Hai chúng nữ khác Ðột-kiết-la.
Giới thứ 75:
Tỳ-kheo-ni nào, Tỳ-kheo không bệnh, khi ăn cung cấp nước, đứng phía trước, dùng quạt, quạt, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[34]:
Có một trưởng giả cùng với vợ đều xuất gia. Khi đang ăn, người vợ cũ bưng nước đứng phía trước, lấy quạt, quạt. Tỳ-kheo nói rằng:
- Ðứng tránh một chút, tôi mắc cỡ với người ta.
Cô Ni nói:
- Tôi đứng thế này nói mắc cỡ, trước kia làm việc như vậy như vậy, sao không mắc cỡ?
Cô ta liền dùng cán quạt đánh, rót nước trên đầu, rồi bỏ vào phòng. Vì vậy nên Phật chế.
Khi ấy, các Ni không dám nuôi bệnh Tỳ-kheo, không có người rót nước, không dám hỏi. Phật dạy: “Cho phép các Ni nuôi Tỳ-kheo bệnh, nếu không có ai rót nước, được phép thưa hỏi”.
Giới thứ 76:
Tỳ-kheo-ni nào, xin ngũ cốc sống, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Xin ngũ cốc sống như hồ ma (mè), gạo, đậu, đại tiểu mạch, tất cả đều Ba-dật-đề. Bốn chúng khác Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ðến bà con xin, đến người xuất gia xin, không xin mà họ tự cho.
Giới thứ 77:
Tỳ-kheo-ni nào, đại tiểu tiện trên cỏ tươi, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[35]:
Cách tinh xá của Ni không xa, có một vùng cỏ tươi tốt các cư sĩ thường đến đó nằm ngồi đùa giỡn, làm động chư Ni ngồi thiền. Các Ni coi đó là một hoạn nạn, nên dùng phẩn quét lên trên cỏ, các cư sĩ đến giờ thường lệ, trở lại ngồi chơi, bị nhớp thân và y, cùng nhau cơ hiềm, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ðại tiểu tiện nơi không có cỏ tươi rồi nước chảy đến trên cỏ tươi v.v...
Giới thứ 78:
Tỳ-kheo-ni nào, sau đêm đại tiểu trong bô, sáng ngày đem đổ ngoài tường mà không xem trước, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[36]:
Lục quần Ni, ban đêm đại tiện trong bô, sáng sớm không xem trước mà đem đổ ngoài tường. Sáng sớm có một đại thần cỡi xe, muốn đến yết kiến Bình-sa vương. Trên lộ trình phải đi ngang qua bên tinh xá, nên bị đổ đại tiểu tiện rớt trên đầu. Ðại thần muốn đến kiện quan đoán sự. Có vị quan Bà-la-môn giàu lòng tin, can gián không cho kiện, rồi đến tinh xá Ni nói: Về sau đừng làm như vậy. Cho nên Tỳ-kheo bạch Phật, kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu ban đêm không tằng hắng, hay khảy móng tay mà đổ, phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu chỗ đoù đã có gạch đá... nhơ nhớp v.v...
Giới thứ 79:
Tỳ-kheo-ni nào, đến xem nghe kỹ nhạc, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðến mà thấy, Ba-dật-đề, không thấy Ðột-kiết-la. Muốn đi rồi trở lại, đều Ðột-kiết-la. Bốn chúng khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc có việc cần tìm đến trình, hoặc bị gọi đến, trên lộ trình đi qua, hoặc chỗ họ ngủ lại đêm, hoặc bị cường lực bắt đi, hoặc mạng nạn v.v...
Giới thứ 80:
Tỳ-kheo-ni nào, vào trong xóm, cùng người nam tử đứng chỗ vắng nói chuyện, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Với đồng bạn đui không điếc, điếc không đui, phạm Ðột-kiết-la. Ðứng mà không nói, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hai Ni làm bạn nhau, có người tri thức làm bạn, có nhiều người nữ cùng đứng. Hoặc không đui, không điếc hoặc đi chứ không đứng lại, hoặc bị bệnh té xỉu cho đến mạng nạn v.v...
Giới thứ 81:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng nam tử vào chỗ khuất kín, phạm Ba-dật-đề.
Giới thứ 82:
Tỳ-kheo-ni nào, vào trong đường hẻm, bảo bạn đi cách xa, ở chỗ vắng cùng nam tử đứng, nói nhỏ, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bảo bạn rời chỗ thấy, không rời chỗ nghe, rời chỗ nghe không rời chỗ thấy, đều phạm Ðột-kiết-la.
Giới thứ 83:
Tỳ-kheo-ni nào, vào nhà bạch y ngồi, không nói với chủ nhà mà bỏ đi, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[37]:
Có cô Ni đến nhà cư sĩ, vợ cư sĩ trải giường riêng mời ngồi, rồi vào trong nhà trong. Người Ni không nói với chủ mà đi. Lúc đó lại có một Ma-nạp[38] vào nhà đó, nhìn bốn phía không thấy ai, bèn xách giường đi cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Một chân trong cửa v.v... đều phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Trên chỗ ngồi có người khác cùng ngồi. Hoặc dặn người ngồi gần, họ nói cứ đi. Hoặc ngồi trên đá, trên gỗ, trên tường, trên cỏ, trên đất cứng. Hoặc nhà sắp sập, hoặc lửa cháy, hoặc có rắn độc, ác thú, đạo tặc, cho đến mạng nạn...
Giới thứ 84:
Tỳ-kheo-ni nào, vào trong nhà bạch y, không hỏi chủ vội ngồi trên giường, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[39]:
Nơi thành La-duyệt có một vị đại thần, không tin Phật pháp, có một giường riêng, không ai dám ngồi. Thâu-la-nan-đà không hỏi mà ngồi, nguyệt thủy nhớp nệm giường ông ta. Ðại thần hiềm giận, cho nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc chỗ thường ngồi, hoặc là bà con, hoặc có bà con bảo ngồi, hoặc ngồi trên cây trên đá v.v...
Giới thứ 85:
Tỳ-kheo-ni nào, vào trong nhà của bạch y, mà không hỏi chủ, vội tự trải tòa ngủ, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu nhà không, nhà phước (nhà từ thiện), hoặc tri thức.
Giới thứ 86:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng nam tử vào trong nhà tối, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng khác, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có đèn, lửa, cửa mở có ánh sáng, cho đến mạng nạn v.v...
Giới thứ 87:
Tỳ-kheo-ni nào, không xét kỹ lời nói, mà đến nói người khác, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO:
Tỳ-kheo-ni Sám-ma bảo đệ tử lấy y, bát, tọa cụ, ống kim, đệ tử nghe không kỹ, nói với các Ni rằng: Thaày tôi bảo tôi trộm y, bát... Chư Ni hỏi, biết rõ vấn đề, hiềm trách, cho nên bạch Phật chế giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng kia phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Sự thật là vậy. Hoặc nói giỡn chơi, cho đến nói nhầm.
Giới thứ 88:
Tỳ-kheo-ni nào, chỉ vì chút việc nhỏ, liền thề thốt sẽ đọa ba đường ác, không sanh trong Phật pháp. Hoặc nói tôi có việc như vậy, cũng sẽ đọa ba đường ác, không sanh trong Phật pháp. Hoặc bảo cô có việc như vậy cũng sẽ đọa ba đường ác, không sanh trong Phật pháp, tất cả đều phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phật dạy: Từ nay về sau cho phép xưng “Nam mô Phật” nếu tôi có việc như vậy, “Nam mô Phật”. Nếu cô có việc như vậy cũng “Nam mô Phật”. Nếu thốt ra lời thề phạm Ba-dật-đề. Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la.
Giới thứ 89:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng nhau đấu tranh, không khéo ghi nhớ việc đấu tranh, đấm ngực khóc la, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Một lần đấm ngực, phạm một Ba-dật-đề. Rớt một giọt nước mắt, phạm một Ba-dật-đề. Bốn chúng kia Ðột-kiết-la.
Không phạm: Hoặc ăn bị nghẹn tự đấm, hoặc nhân đại tiểu tiện, hoặc nhân gió nóng lạnh, hoặc bị khói xông, hoặc nghe pháp tâm sanh nhàm chán thân, hoặc mắt bị bệnh nhỏ thuốc, nước mắt chảy.
Giới thứ 90:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh mà hai người cùng nằm một giường, phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: Có bệnh, hoặc bị trói...
Giới thứ 91:
Tỳ-kheo-ni nào, nằm chung một nệm, đắp một mền, trừ dư thời (trường hợp đặc biệt), phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Một nệm khác mền, một mền khác nệm, Ðột-kiết-la. Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Trời lạnh mà chỉ có một cái mền, cho phép mỗi người đều mặt áo lót.
Giới thứ 92:
Tỳ-kheo-ni nào, biết cô kia ở trước, mình đến sau, hoặc biết cô kia ở sau, mình đến trước. Vì muốn gây phiền não, nên ở trước mặt tụng kinh, hỏi nghĩa, dạy bảo, phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: Nếu không biết, nếu cho phép trước, hoặc là thân hậu (bằng hữu), hoặc người thân hậu nói, cứ dạy bảo. Nếu người ở trước đến người ở sau thọ kinh. Hoặc người đến sau, tới người ở trước thọ tụng. Hoặc là hai người đến người khác thọ. Hay là hai người này hỏi, người kia đáp. Hay cùng nhau tụng v.v...
Giới thứ 93:
Tỳ-kheo-ni nào, cùng sống mà Tỳ-kheo-ni kia bệnh, không săn sóc, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Trừ người đồng bệnh nếu hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) cho đến người thân hậu, tri thức mà không săn sóc, đều phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng kia phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu mình cũng bệnh, hoặc mạng nạn v.v...
Giới thứ 94:
Tỳ-kheo-ni nào, khi mới an cư đã cho phép Tỳ-kheo-ni khác để giường trong phòng, sau đó vì giận đuổi ra, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tùy theo nhiều người, nhiều cửa, mỗi mỗi phạm một Ba-dật-đề[40]. Bỏ các y vật khác ra ngoài, hoặc đóng cửa khiến họ không vô được đều phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không vì giận hờn, tùy theo thứ tự bảo hạ tọa ra. Người chưa thọ giới, cùng ngủ đủ hai đêm, đêm thứ ba bảo ra. Nếu người kia phá giới, cho đến nên diệt tẫn. Hoặc do những việc này mà có mạng nạn, phạm hạnh nạn.
Giới thứ 95:
Tỳ-kheo-ni nào, xuân, hạ, thu, đông tất cả thời đều du hành trong nhơn gian, trừ nhân duyên khác, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
(Sự không phạm): Nếu vì việc của Tam bảo, việc nuôi bệnh, cho phép thọ phép bảy ngày, đi ra ngoài.
Giới thứ 96:
Tỳ-kheo-ni nào, an cư mùa hạ rồi, không đi, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
An cư rồi nên xuất hành. Cho đến một đêm không xuất hành, phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: Cư sĩ kia mời ở lại, hoặc nhà nhà mời cơm, hoặc bà con nam nữ mời. Hoặc gặp bệnh nhơn không có bạn chăm sóc, hoặc nạn nước, cho đến bị trói, mạng nạn.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu chưa ngang mức thời gian đã thỉnh, hoặc chẳng phải chỗ thỉnh an cư, không đi, không phạm.
Giới thứ 97:
Tỳ-kheo-ni nào, nơi biên giới có chỗ nghi là khủng bố mà vẫn dạo trong nhơn gian, phạm Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Biên giới là nơi cách thành thị.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Vào trong thôn, cứ mỗi giới hạn của thôn, phạm Ba-dật-đề. Ði nơi khoảng đất trống (A-lan-nhã) mười dặm, phạm một Ba-dật-đề. Dưới một thôn hay dưới mười dặm, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Bị kêu, hoặc có việc cần nói, hoặc bị bắt... Hay đến trước rồi, sau mới nghi có việc khủng bố phát khởi.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu phi hành (đi trên không) thì không phạm.
Giơùi thứ 98:
Tỳ-kheo-ni nào, trong phạm vi của cương giới, nghi có khủng bố, mà đi du hành, phạm Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Cương giới là trong phạm vi bốn cửa thành.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm, không phạm đồng như giới trước.
Giới thứ 99:
Tỳ-kheo-ni nào, gần gũi với cư sĩ, con cư sĩ, cùng ở, làm hạnh không tùy thuận. Các Tỳ-kheo-ni khác, can Tỳ-kheo-ni này rằng: “Cô đừng gần gũi cư sĩ, cùng ở với con cư sĩ, làm hạnh không tùy thuận. Cô, có thể ở riêng, nếu ở riêng thì có sự tăng ích sống an lạc trong Phật pháp.” Tỳ-kheo-ni kia, khi can Tỳ-kheo-ni này kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo-ni kia nên can ba lần để bỏ việc này. Cho đến ba lần can, bỏ thì tốt, không bỏ, phạm Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Gần gũi: là thường thường nói cười giỡn cợt.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ba phen Yết-ma xong, Ba-dật-đề. Hai lần Yết-ma xong mà bỏ, ba Ðột-kiết-la. Một phen Yết-ma xong mà bỏ, hai Ðột-kiết-la. Bạch rồi mà bỏ, một Ðột-kiết-la. Trước khi chưa bạch làm hạnh không tùy thuận, tất cả đều phạm Ðột-kiết-la. Bốn chúng kia Ðột-kiết-la.
Không phạm: Khi vừa nói liền bỏ, hoặc quở trách phi pháp biệt chúng.
Giới thứ 100:
Tỳ-kheo-ni nào, đến cung vua, xem coi nhà vẽ[41], vườn, rừng, hồ tắm, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðến mà thấy, Ba-dật-đề, không thấy, Ðột-kiết-la, phương tiện muốn đi... đều Ðột-kiết-la. Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Có việc cần trình, hoặc bị kêu thỉnh, hoặc lộ trình phải đi qua, hoặc nghỉ đêm hay bị bắt... Hay vì việc Tăng, việc Tháp, xem để vẽ mô hình.
Giới thứ 101:
Tỳ-kheo-ni nào, lõa hình tắm trong nước sông, nước suối, nước rạch, nước ao, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bốn chúng kia, Ðột-kiết-la
Không phạm: Bị cường lực bắt buộc.
Giới thứ 102:
Tỳ-kheo-ni nào, may y tắm, cần may đúng lượng. Ðúng lượng là bề dài sáu gang tay, bề rộng hai gang rưỡi tay Phật. Nếu quá, phạm Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Y tắm: là y dùng để che thân khi tắm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Bề dài thì quá lượng, rộng thì đủ; bề dài đủ, bề rộng quá. Hay hai bề đều quá, tự mình làm hay bảo người làm mà thành đều phạm Ba-dật-đề; không thành, đều phạm Ðột-kiết-la. Vì người làm thành, không thành đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo, Ba-dật-đề. Ba chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Làm đúng lượng, làm giảm lại. Hay nhận được vật đã thành rồi, cắt bỏ đúng pháp mà dùng, hoặc may chồng lên.
Giới thứ 103:
Tỳ-kheo-ni nào, may Tăng-già-lê quá năm ngày, trừ còn tìm cầu Tăng-già-lê, xuất y công đức, sáu nạn khởi, phạm Ba-dật-đề.
(Tám nạn trừ 2: phi nhơn và ác thú, còn sáu: vì Ni không ở nơi A-lan-nhã vậy).
NGUYÊN DO[42]:
Thâu-la-nan-đà vì một cô Ni cắt y, muốn cho cô Ni kia phải cúng dường nên để lâu, y không may liền. Khi ấy, tinh xá bị cháy, vải may y bị cháy, nên chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo, ... Ðột-kiết-la
Không phạm: Không có dao, kim, chỉ hay vì thiếu vải. Hoặc mạng nạn...
Giới thứ 104:
Tỳ-kheo-ni nào, quá năm ngày không xem Tăng-già-lê, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[43]:
Có một cô Ni để Tăng-già-lê trong phòng, không coi lại để phơi hong, bị trùng cắn hư hoại, nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Các y khác và các vật khác, mỗi năm ngày, không xem phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Cất chỗ bảo đảm. Hoặc nhờ người khác coi sóc. Hoặc xem sợ mất.
Giới thứ 105:
Tỳ-kheo-ni nào, cản trở người cúng y cho Tăng, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[44]:
Thâu-la-nan-đà có người quen biết tri thức muốn cúng cơm vaø y cho Tăng. Cô ta đến nói:
- Ðại Tăng oai đức, nhiều Ðàn-việt cúng dường. Ông còn nhiều chỗ để cúng dường, chỉ nên cúng cơm, khỏi phải cúng y.
Người quen kia nghe lời, không cúng y. Sáng ngày Ni Chúng đến, thấy oai nghi nghiêm chỉnh. Gia chủ mới nói lớn lời ăn năn không được cúng y đó. Chư Ni hỏi, biết rõ vấn đề... đến bạch Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Làm cản trở vật khác, phạm Ðột-kiết-la. Làm trở ngại (lưu nạn) việc cho người khác, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Giới thứ 106:
Tỳ-kheo-ni nào, không hỏi chủ mà mặc y của họ, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo, ... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Người thân quen nói, “Cô cứ bận đi!”.
Giới thứ 107:
Tỳ-kheo-ni nào, đem y của Sa-môn cho người ngoại đạo, người bạch y, phạm Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH:
Bạch y là người tại gia.
Ngoại đạo là người xuất gia ngoài Phật pháp.
Y Sa-môn là y hoại sắc.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Người kia nhận, phạm Ba-dật-đề. Người kia không nhận, phạm Ðột-kiết-la. Phương tiện muốn cho... Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Cho cha mẹ, cho người coi tháp, coi giảng đường, làm việc, tính theo thức ăn mà cho. Hoặc bị cường lực cưỡng đoạt.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu đổi y của Ni, hoặc trả nợ, đều không phạm.
Luật Tăng kỳ nói:
Cô Ni có đức, tín đồ xin một miếng cà-sa để trừ tai ương, nên khiến tịnh nhơn cho.
Giới thứ 108:
Tỳ-kheo-ni nào, chúng Tăng chia y đúng pháp, mà nghĩ đến việc cản ngăn không cho chia, vì sợ đệ tử của mình không có phần, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Vì phi thời, phi pháp, biệt chúng...
Giới thứ 109:
Tỳ-kheo-ni nào, có ý nghĩ như vầy: Nay muốn chúng Tăng đừng xả công đức y, sau sẽ xả, muốn cho năm điều phóng xả được lâu, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Xả phi thời, phi pháp biệt chúng v.v...
Giới thứ 110:
Tỳ-kheo-ni nào, có ý nghĩ ngăn Tỳ-kheo-ni Chúng, không xả y Ca-thi-na, vì muốn được hưởng năm việc phóng xả lâu hơn, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói mà rõ ràng, Ba-dật-đề, không rõ ràng, Ðột-kiết-la.
Giới thứ 111:
Tỳ-kheo-ni nào, được Tỳ-kheo-ni khác yêu cầu rằng: “Cô vì tôi dập tắt tránh sự này”, mà không tìm cách để dập tắt, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Những việc tranh cãi nhỏ khác, không dùng phương tiện để diệt, Ðột-kiết-la. Nếu việc tranh cãi của bản thân, không dùng phương tiện diệt, hoặc việc tranh cãi của người khác, không dùng phương tiện diệt, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu bệnh, hoặc nói mà không làm, hay người đó phá giới v.v... Hoặc do việc ấy mà có mạng nạn.
Giơùi thứ 112:
Tỳ-kheo-ni nào, tự tay đem thức ăn cho người bạch y và ngoại đạo ăn, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm, không phạm đồng như giới “cho y” trước.
Không phạm: Hoặc để dưới đất cho hay bảo người khác cho.
Giới thứ 113:
Tỳ-kheo-ni nào, làm sứ giả cho bạch y, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[45]:
Lục quần Ni trông coi quản lý nhà người như: Xay lúa giã gạo, nấu cơm, cháo, thức ăn, hoặc trải giường chiếu, ngọa cụ, quét nhà, xách nước, hoặc nhận cho người sai khiến. Vì vậy cư sĩ chê cười, không cung kính, cho nên chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo tùy theo chỗ làm mà phạm. Ba chúng kia, Ðột-kiết-la.
Không phạm: Nếu cha mẹ bệnh, hoặc bị trói buộc, vì họ trải giường, ngọa cụ, quét đất, xách nước, cung cấp những việc cần, nhận làm sứ giả. Hoặc kẻ Ưu-bà-tắc có lòng tin bị bệnh... cũng vậy, hoặc bị cường lực bắt buộc.
Giới thứ 114:
Tỳ-kheo-ni nào, tự tay quay chỉ, phạm Ba-dật-đề.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Một sợi chỉ kéo ra là một Ba-dật-đề. Tỳ-kheo v.v... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Tự mình tách sợi tơ, se sợi tơ, hoặc bị sức mạnh bắt buộc.
Giới thứ 115:
Tỳ-kheo-ni nào, vào nhà bạch y, ngồi, nằm nơi giường lớn, giường nhỏ, phạm Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[46]:
Thâu-la-nan-đà đến một nhà cư sĩ, vợ cư sĩ cởi áo, anh lạc, vào trong nhà tắm, Thâu-la-nan-đà bèn vội lấy áo, anh lạc, mặc vào, nằm trên giường của cư sĩ. Chồng của cư sĩ trở về nhà, thấy nằm, tưởng là vợ mình, liền đến nằm, rờ mò, hôn miệng, khi rờ gặp đầu trọc hỏi ra mới biết, hiềm trách, nên chế.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Lưng dính chiếu, Ba-dật-đề. Tỳ-kheo... Ðột-kiết-la.
Không phạm: Giường riêng, ghế riêng. Nếu vì Ni Chúng, trải cho nhiều người ngồi, bệnh té xuống, hay dùng sức mạnh bắt v.v...
TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ MƯỜI SÁU



Chú thích:
1 Tứ phần luật 22, phần thứ hai giới pháp Tỳ-kheo-ni, tr. 715a, Ðại 22n1428.
2 Tứ phần luật 22, tr. 716a, Ðại 22n1428.
3 Tứ phần luật 22, tr. 716b, Ðại 22n1428.
4 Giải tẫn: Tăng và Ni đã xả pháp “Bất kiến tội” về tội diệt tẫn.
5 Tứ phần luật 22, tr. 717a, Ðại 22n1428.
6 Tứ phần luật 22, tr. 718b, Ðại 22n1428.
7 Tương ngôn 相言O, bản Trùng trị 16 tr. 470c05, Vạn 40n719, in nhầm chữ. Tứ phần luật 22, tr. 719a20, Ðại 22n1428: Quan ngôn 官言O.
8 Tứ phần luật 22, tr. 719b, Ðại 22n1428.
9 Ly-xa 離奢: Tên của giòng họ thuộc giai cấp Sát-đế-lị thành Tỳ-xá-ly. Tiên tổ của giòng họ này sanh từ một bao thịt nên nó có nghĩa là bạc bì (da mỏng) hay có nghĩa là quý tộc. Luật Thiện kiến chép rằng: “Thuở xưa phu nhân của vua nước Ba-la-nại mang thai sanh ra một cục thịt đỏ như hoa mộc cận (hoa cây râm bụt), bèn làm một cái hộp bằng vàng mỏng đựng vào trong đó liệng xuống sông, có một đạo sĩ nhặt được mang về, nửa tháng sau cục thịt đó phân ra làm hai. Sau đó nửa tháng nữa hai mảnh đó mỗi mảnh sanh ra nhiều cái bọc. Trải qua nửa tháng kế tiếp nữa, một mảnh hiện ra là nam và mảnh kia là nữ. Nam có màu vàng kim còn nữ trắng bạch. Ðạo sĩ thấy vậy vì lòng từ nên dùng ngón tay chỉ thì tự nhiên ra sữa và sữa
vào bụng (bao tử) hai trẻ. Từ đó ông đặt đạo hiệu cho hai trẻ là Ly-xa tử. Năm lên 16 tuổi hai trẻ làm nghề chăn trâu, cùng nhau lập gia thất; sau đó sanh ra nhiều vương tử. Ba năm về sau bắt đầu mở rộng nhà cửa nhiều thêm, và từ đó được gọi là Tỳ-xá-ly.
10 Tứ phần luật 22, tr. 720a, Ðại 22n1428.
11 Tứ phần luật 22, tr. 720b, Ðại 22n1428.
12 Tứ phần luật 23, tr. 721b, Ðại 22n1428.
13 Tứ phần luật 23, tr. 722a, Ðại 22n1428.
14 Nói lời như trong giới bổn: “Dầu người kia có tâm nhiễm ô hay không có tâm nhiễm ô, can hệ gì đến cô....”.
15 Tứ phần luật 23, tr. 723b, Ðại 22n1428.
16 Tứ phần luật 23, tr. 724b, Ðại 22n1428.
17 Tứ phần luật 23, tr. 725c, Ðại 22n1428.
18 Tứ phần luật 23, tr. 726c, Ðại 22n1428.
19 Tứ phần luật 24, tr. 728b, Ðại 22n1428.
20 Tứ phần luật 24, tr. 729a, Ðại 22n1428.
21 Tứ phần luật 24, tr. 730a, Ðại 22n1428.
22 Tứ phần luật 24, tr. 730b, Ðại 22n1428.
23 Tứ phần luật 24, tr. 731a, Ðại 22n1428.
24 Tứ phần luật 24, tr. 731b, Ðại 22n1428.
25 Tứ phần luật 24, tr. 731c, Ðại 22n1428.
26 Tứ phần luật 24, tr. 732a, Ðại 22n1428.
27 Tứ phần luật 24, tr. 732c, Ðại 22n1428.
28 Tứ phần luật 24, tr. 733a, Ðại 22n1428.
29 Trương điệp 張疊: Ngũ phần (điều 23): «... y nặng với giá tiền lớn (tứ đại tiền 四大i錢). Tăng kỳ (điều 19): «...mua y nặng quá 4 yết-lị-sa-bàn 羯利沙槃É...» Thập tụng (điều 29): «...xin y nặng, nên xin y với giá 4 tiền, khơng được quá...» Pali, ibid., catukaṃsaparamaṃ, 4 tiền đồng. Kaṃsa, tiền đúc bằng đồng thau hay đồng la. 1 kaṃsa bằng 4 kahāpaṇa. Khơng cĩ ý kiến thống nhất về giá trị các đơn vị tiền tệ này. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
30 Tứ phần luật 25, tr. 736c, Ðại 22n1428.
31 Tứ phần luật 25, tr. 737b, Ðại 22n1428.
32 Tứ phần luật 25, tr. 738a09, Ðại 22n1428: Tác tịnh, dùng nước rửa bên trong (nữ căn).
33 Tứ phần luật 25, tr. 738b14, Ðại 22n1428: Sự không phạm: hoặc mắc phải căn bệnh thế nào đó, phải dùng cục thuốc hình tròn, hay viên thuốc đặt vào để chữa, hoặc y ngăn chận nguyệt thuỷ, hoặc bị cưỡng lực bắt ép làm; thảy đều không phạm.
34 Tứ phần luật 25, tr. 738c, Ðại 22n1428.
35 Tứ phần luật 25, tr. 739b, Ðại 22n1428.
36 Tứ phần luật 25, tr. 739c, Ðại 22n1428.
37 Tứ phần luật 25, tr. 741c, Ðại 22n1428.
38 Ma nạp 摩纳: Skt=Pāli. māṇava, thiếu niên, thanh niên hay học sinh Bà-la-môn.
39 Tứ phần luật 25, tr. 742a, Ðại 22n1428.
40 Tứ phần luật 26, tr. 746a29: Nếu phương tiện đuổi nhiều người ra nhiều cửa thì phạm nhiều Ba-dật-đề. Nếu phương tiện đuổi một ngươøi ra một cửa cũng phạm nhiều Ba-dật-đề.
41 Nhà vẽ: Văn sức họa đường 文飾畫堂Ä. Pāli. cittāgāraṃ, nhà được trang trí vẽ vời (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
42 Tứ phần luật 26, tr. 749b, Ðại 22n1428.
43 Tứ phần luật 26, tr. 749c, Ðại 22n1428.
44 Tứ phần luật 27, tr. 750a, Ðại 22n1428.
45 Tứ phần luật 27, tr. 752c, Ðại 22n1428.
46 Tứ phần luật 27, 753b, Ðại 22n1428.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 18 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Chuyển họa thành phúc


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.171.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập