Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
23. GIỚI BẢO THỢ DỆT KHÔNG PHẢI BÀ CON DỆT Y
Ðại thừa vì chúng sanh nên không đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tự mình xin chỉ sợi, khiến thợ dệt không phải thân quyến dệt làm ba y, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề
NGUYÊN DO[1]:
Bạt-nan-đà muốn may y Tăng-già-lê, nên vào trong thành Xá-vệ, đến nhà cư sĩ xin chỉ khắp nơi. Xin được nhiều chỉ bèn khiến thợ dệt, dệt làm ba y, tự mình mắc chỉ vào xa, tự mình coi thợ dệt. Cư sĩ thấy vậy cơ hiềm, cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Coi thợ dệt, hoặc tự mình dệt, hay tự mình mắc chỉ vào xa, đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xả đọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Thợ dệt là bà con, tự mình dệt đãy đựng bát hay đồ dùng lặt vặt.
Luật Tăng kỳ nói:
Tự mình đi xin chỉ, phạm Việt tỳ-ni tâm hối; xin được phạm tội Việt tỳ-ni; dệt thành phạm Xả đọa.
Luật Thập tụng nói:
Khiến thợ dệt, không phải bà con dệt, phạm Xả đọa. Ðến người không phải bà con xin chỉ, phạm Ðột-kiết-la. Tự mình dệt hay sai 5 chúng dệt, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Nếu trả tiền dệt thì không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nếu thiếu y thì nên xin y, không nên xin chỉ để may y. Cần chỉ may y mà đem may giây lưng, không tội.
24. GIỚI CẦU DỆT Y MỚI CHO TỐT
Ðại thừa đồng chế và gọi đó là ác cầu đa cầu.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có cư sĩ hay vợ cư sĩ khiến thợ dệt vì Tỳ-kheo dệt y. Tỳ-kheo ấy, trước chưa được yêu cầu tùy ý, liền đến chỗ thợ dệt nói rằng: “Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho tôi thật hết sức khéo, khiến cho dài, rộng, bền chắc, tôi sẽ trả công cho ít nhiều”, Tỳ-kheo ấy trả công, dù chỉ đáng giá một bữa ăn, nếu được y, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[2]:
Thành Xá-vệ có một cư sĩ đem tơ lụa tốt bảo thợ dệt, dệt y cho Bạt-nan-đà. Thợ dệt nói cho Bạt-nan-đà biết việc ấy, Bạt-nan-đà bảo thợ dệt dệt cho dài, cho rộng, bền chắc, thợ dệt nói sợi tơ lụa thiếu. Bạt-nan-đà đến nhà cư sĩ xin thêm tơ lụa. Vợ cư sĩ đem cái rương đựng tơ lụa ra, Bạt-nan-đà chọn lấy theo ý muốn của mình rồi đem đến thợ dệt. Thợ dệt nói tiền thuê ít. Bạt-nan-đà hứa trả tiền công dệt. Cư sĩ từ phương khác trở về thấy không phải cái y mà trước kia ông ta bảo thợ dệt dệt, hỏi ra biết được sự việc bèn sanh cơ hiềm, cho nên Phật chế cấm. Sau đó, Tỳ-kheo nghi không dám trả lời khi có người thỉnh cầu theo ý muốn, cũng không dám từ chối nhận y quá đẹp mà mình không muốn. Phật dạy: Nếu có sự thỉnh tùy ý trước thì không phạm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Mong cầu như vậy mà được y thì phạm Xả đọa, không được y phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xả đọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Vì người khác xin, hoặc người khác vì mình xin hay không xin mà được.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu chỉ đến khuyên mà không hứa trả thêm giá, được y, phạm Việt tỳ-ni.
Luật Thập tụng nói:
Mình có chỉ sợi khiến thợ dệt dệt thì không phạm.
25. GIỚI CHO Y RỒI HỜN GIẬN LẤY LẠI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, trước đã cho Tỳ-kheo khác y, sau vì giận hờn, tự mình đoạt, hay sai người đoạt lấy, nói rằng: “Hãy trả y lại cho tôi. Tôi không cho ngài”. Nếu Tỳ-kheo kia trả y, Tỳ-kheo này nhận lấy, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[3]:
Ðệ tử của Nan-đà có tài giáo hóa, Bạt-nan-đà nói rằng: “Cùng với tôi du hành trong nhơn gian, tôi sẽ cho ông cái y”. Các Tỳ-kheo khác hỏi: “Tại sao ông cùng đi với Bạt-nan-đà? Ông ta là người ngu si không biết tụng giới thuyết giới, Bố-tát Yết-ma”. Sau đó đệ tử của Nan-đà không cùng đi. Bạt-nan-đà đòi lại cái y mà trước đó đã cho. Tỳ-kheo ấy không chịu trả. Bạt-nan-đà giận dữ cướp giật lại. Tỳ-kheo ấy la lơùn: “Ðừng làm vậy!” Các Tỳ-kheo ở phòng gần, cùng nhau hỏi biết sự việc, bạch Phật kiết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðoạt lại mà đem cất giấu, lấy khỏi chỗ cũ, phạm Xả đọa, không cất giấu, không lấy khỏi chỗ cũ, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xả đọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không giận dữ, người đó liền trả lại y. Hoặc người khác khuyên bảo họ trả lại y. Hoặc người mượn y cố đoạt một cách vô đạo lý. Hoặc sợ mất y hay bị hư hoại. Hoặc người ấy phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Hoặc bị cử, hoặc diệt tẫn, hoặc nên diệt tẫn. Hoặc vì những việc này, mạng nạn, phạm hạnh nạn. Tất cả trường hợp như vậy mà đoạt lấy, không cất giấu thì không phạm.
Luật Tăng kỳ nói:
Hoặc hợp đồng cho, đoạt lại một cách riêng rẽ. Hoặc cho một cách riêng rẽ mà cùng nhau đoạt lại. Hoặc cùng nhau cho, cùng nhau đoạt. Hoặc cho riêng, đoạt riêng. Cùng nhau đoạt lại mà được, mắc một tội Ba-dật-đề. Ðoạt riêng rẽ mà được thì mắc nhiều Ba-dật-đề. Nếu khi cho y nói thế này: “Ở bên tôi thì tôi cho, không ở bên tôi thì tôi lấy lại”. Hay là nói: “Vừa ý tôi thì tôi cho, không vừa ý tôi thì tôi lấy lại”. Hoặc vì vấn đề chịu học kinh, nên cho, không học kinh nên lấy lại. Tất cả trường hợp như vậy thì không có tội. Hoặc bán chưa lấy tiền, hay lấy chưa hết tiền mà người ấy lấy y, lấy lại không tội. Hoặc đệ tử không thể răn dạy được, vì để chiết phục cho nên đoạt lại, sau khi chiết phục được roài lại cho họ thì không tội.
Luật Thập tụng nói:
Ðoạt lại mà được, thì phạm Xả đọa, không được, phạm Ðột-kiết-la.
Luận Tát-bà-đa nói:
Ðoạt y lại của 5 chúng và người dữ học (học giới lại), hành biệt trụ, hành Ma-na-đỏa, đui, mù, điếc, câm, bị cử, đều phạm Xả đọa. Ðoạt y của người cuồng loạn, tâm bệnh hoạn, phạm tứ trọng, ngũ nghịch và ngũ pháp nhơn[4] đều mắc tội Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni đoạt y của Tỳ-kheo phạm Ðột-kiết-la, đoạt y của Ni chúng đều phạm Xả đọa. Nếu trước đó với ý định dứt khoát cho y người khác, sau vì phiền não tạm đoạt lại, phạm Xả đọa. Khi y trả lại cho người ấy, người trả phải sám hối phạm tội Ba-dật-đề. Nếu trước với ý định dứt khoát cho y người khác, sau với ý định dứt khoát đoạt lấy lại thì phải tính theo tiền mà thành tội (trị giá 5 tiền thì phạm trọng). Nếu trước tạm thời cho y người khác, sau lại đoạt lấy lại vì phẫn nộ muốn gây bực bội cho họ, phạm Ðột-kiết-la. Nếu vì chiết phục khiến cho họ lìa ác pháp, tạm thời đoạt lại thì không tội.
BIỆN MINH:
Hỏi: - Theo luật Tứ phần thì đoạt lại y người phá giới, phá kiến v.v... không phạm. Luận Tát-bà-đa thì nói đoạt lại y người dữ học, cho đến người bị cử đều phạm Xả đọa. Như vậy nên theo bên nào?
Ðáp: - Nếu trước đó cho họ y, sau vì họ phá giới v.v... nên đoạt lấy lại, với tâm dùng để chiết phục họ, cho nên không phạm. Nếu họ vốn là người dữ học v.v... trước do ái mà cho, sau do sân nhuế mà đoạt lại là làm theo thói của phàm tình, cho nên kết là có tội vậy.
26. GIỚI DÙNG THUỐC QUÁ BẢY NGÀY
Ðây là giá tội Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, có bệnh, các loại thuốc dư tàn như tô (váng sữa), dầu, sanh tô (bơ sống), mật ong, thạch mật (đường mía), trong thời hạn 7 ngày được phép dùng, nếu quá 7 ngày còn dùng, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[5]:
Các Tỳ-kheo vào mùa thu bị gió sanh bệnh, hình thể khô khan, lại sanh ghẻ độc. Phật cho phép dùng năm loại thuốc vào trong thời dược, phi thời dược. Lúc đó, Tất-lăng-già-bà-ta ở trong thành La-duyệt, có nhiều người quen biết, cùng nhiều đồ chúng, nhận được tô du, sanh tô, mật, thạch mật. Các đệ tử tích trữ chứa cất, chảy đầy các nơi, phòng xá bị hôi thối. Các Trưởng giả thấy vậy cơ hiềm cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu phạm Xả đọa, thuốc không xả, lại đem đổi thuốc khác, mắc một tội Xả đọa, một Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Xả đọa.
Không phạm: Tô du quá 7 ngày, đem thoa vào trục của cánh cửa để khỏi kêu; mật, thạch mật đem cho người giữ vườn. Nếu đến 7 ngày thì đem cho Tỳ-kheo dùng.
Luật Căn bản nói:
Trước giờ ngọ nên rửa tay sạch, cầm lấy thuốc ấy đến bên người đồng phạm hạnh thưa: “Cụ thọ ghi nhận cho, Tôi Tỳ-kheo... có bệnh duyên như vậy, thuốc này thanh tịnh, tôi nay xin phép được dùng, trong thời gian 7 ngày đồng như người phạm hạnh”. Nói như vậy 3 lần. Nếu uống xong một ngày liền báo với đồng phạm hạnh rằng: “Thuốc này đã uống 1 ngày, còn 6 ngày nữa, tôi sẽ uống”. Nên báo cáo như vậy đến ngày thứ 7. Quá 7 ngày, nếu còn thuốc nên xả cho tịnh nhơn hoặc cầu tịch.
Luật nhiếp nói:
Vì ưa dung nghi đẹp, đắm trước mùi thơm ngon, hoặc vì muốn thứ béo, hoặc tâm trá ngụy, dùng các thứ thuốc, đều phạm tội ác tác.
Luật Thập tụng nói:
Nếu trọng bệnh thì không phạm. Thực là 4 loại thức ăn tiêu hóa nuôi thân. Khi ăn nên nghĩ: “Ta vì trị bệnh nên ăn, không vì mùi vị ngon vậy”.
Luật Ngũ phần nói:
Nên xả cho Tăng, Tăng xả cho bạch y, Sa-di. Hoặc dùng để thắp đèn hoặc thoa chân. Tỳ-kheo xả, thuốc ấy không được dùng, tất cả Tỳ-kheo đều không được ăn.
27. GIỚI XIN ÁO TẮM MƯA, DÙNG PHI THỜI
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, mùa xuân còn một tháng, có thể tìm cầu y tắm mưa; còn lại nưûa tháng, có thể dùng. Nếu Tỳ-kheo quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, quá trước nửa tháng dùng, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[6]:
Ðức Phật ở nơi vườn Kỳ-đà, Tỳ-xá-khư Mẫu thỉnh Phật và Tăng thọ thực. Khi ấy, nhằm lúc trời mưa, Phật cho phép các Tỳ-kheo tắm mưa. Người ở của bà Tỳ-xá-khư Mẫu đến báo cáo giờ thọ trai, từ xa nhìn thấy Tỳ-kheo lõa hình tắm, nghi là ngoại đạo, về thưa với bà chủ nhà. Sau khi Phật thọ thực xong, bà Tỳ-xá-khư Mẫu xin nguyện tám điều:
- Cúng thức ăn cho khách Tỳ-kheo.
- Cúng thức ăn cho Tỳ-kheo đi xa.
- Cúng thức ăn cho Tỳ-kheo bệnh.
- Cúng thuốc cho Tỳ-kheo bệnh.
- Cúng thức ăn cho người nuôi bệnh.
- Cúng cháo cho chúng Tăng.
- Cúng áo tắm mưa[7] cho Tỳ-kheo.
- Cúng áo tắm cho Tỳ-kheo-ni.
Phật đều chấp thuận. Khi ấy, Lục quần suốt cả năm tìm cầu áo tắm mưa, không xả áo mưa, dùng làm việc khác, cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ngày 16 tháng ba nên tìm xin, ngày mồng 1 tháng tư nên dùng. Trước thời gian ấy sử dụng, đều phạm Xả đọa.
Luật Tăng kỳ nói:
Y này không được thọ dụng như ba y chính, không được tịnh thí, không được mặc vào trong sông, trong ao để tắm, khi mưa nhỏ không được mặc tắm, chỉ mặc tắm khi mưa lớn. Nếu mưa đột ngột dừng, mồ hôi, đất nhơ, có thể mặc vào trong những chỗ nào có nước để tắm thì không tội. Những lúc khác, cũng không được lõa hình mà tắm, phải mặc xá-lặc (quần cụt) hoặc các loại y cũ. Không được mặc áo tắm mưa làm các việc khác. Nếu khi ăn, muốn lấy dầu thoa thân, hoặc khi bệnh, hay chỗ có nhiều người qua lại, được dùng nó cột hai đầu để che. Rằm tháng tám phải xả. Một Tỳ-kheo ở giữa Tăng xướng rằng:
“Ðại đức Tăng, xin lắng nghe! Hôm nay Tăng xả y tắm mưa”. Nói như vậy ba lần.
Nếu đến ngày 16 mới xả, mắc tội Việt tỳ-ni. Xả rồi, được dùng làm ba y, cũng được thuyết tịnh, cũng được mặc vào trong những chỗ nào có nước để tắm, mặc làm mọi việc, không tội.
Luận Tát-bà-đa nói:
Ni được phép chứa áo tắm, chứ không được phép chứa áo tắm mưa. Còn Tỳ-kheo được chứa áo tắm mưa vì hai việc:
- Khi tắm mưa che bốn bên, tắm bên trong, khi nóng cũng vậy.
- Tháng mùa hạ nhiều mưa, thường gói ba y để mang đi.
Nếu gặp năm nhuần tháng ba thì không nên cầu xin vào tháng ba trước. Tỳ-kheo không chứa áo tắm mưa, không tội.
28. GIỚI CHỨA Y CẤP THÍ QUÁ HẠN
Ðại thừa vì chúng sanh, nên được chứa, song phải như pháp tịnh thí, như trước đã nói.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, còn mười ngày nữa mới hết ba tháng hạ, các Tỳ-kheo được y cấp thí, Tỳ-kheo biết đó là y cấp thí, có thể thọ nhận, thọ xong, có thể cất chứa cho đến thời của y, nếu cất chứa quá hạn, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[8]:
Ðức Phật ở Tỳ-lan-nhã, an cư xong, Bà-la-môn thiết cúng thí y. Phật cho phép Tỳ-kheo thọ y an cư. Lục quần thường suốt cả năm xin y, như lúc an cư chưa xong cũng xin y, cũng nhận y. Lại như, Bạt-nan-đà ở trong một trú xứ an cư rồi nghe chỗ an cư khác được y nhiều, bèn đến đó để được chia phần, nhận được nhiều phần đem về trong Kỳ-hoàn.
Nhân đây, các Tỳ-kheo thiểu dục bạch Phật, Phật quở trách.
Khi ấy, trong nước Xá-vệ có hai đại thần tên là Lê-sư-đạt-đa và Phú-na-la nhận lệnh của vua (Ba-tư-nặc), cầm quân đi dẹp phản loạn, tự nghĩ rằng: “Chưa biết có được sống mà trở về hay không?”. Hai vị ấy muốn thiết lập trai nghi cúng y cho chư Tăng. Các Tỳ-kheo vì an cư chưa xong, không dám nhận y, bạch Phật, Phật cho phép nhận, bèn kiết giới này.
GIẢI THÍCH:
Y cấp thí là y có thời gian tính, nhận thì được, không nhận thì mất. Thời hạn của y là sau một tháng kể từ ngày Tự tứ nếu không thọ y Ca-thi-na, và sau 5 tháng kể từ ngày Tự tứ nếu có thọ y Ca-thi-na. Còn mười ngày nữa thì đến ngày Tự tứ mà được y cấp thí thì nên nhận. Nhận rồi chứa cho đến thời của y. Nếu còn chín ngày được y cấp thí nên nhận, nhận rồi chứa cho đến thời của y, lại tăng thêm một ngày. Cho đến còn một ngày nữa thì đến ngày Tự tứ, nhận được y cấp thí thì cất đến thời của y, lại tăng thêm chín ngày.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Quá thời gian về trước hay quá thời gian về sau, đều phạm Xả đọa. Tỳ-kheo-ni phạm Xả đọa.
Không phạm: Y bị đoạt, y bị mất v.v... quá thời hạn về trước; tưởng là y bị mất v.v... quá thời hạn về sau.
Luật Căn bản nói:
Nếu ở trong mùa hạ, thí chủ muốn tự tay dâng cúng y, nhận lấy không phạm. Hoặc lần lượt nhận được y cất chứa của Tỳ-kheo, hoặc thí chủ nói: “Tôi đi, khi trở về, tự tay dâng cúng”, tuy quá thời hạn, chứa để cũng không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Trừ 10 ngày, y cấp thí tất cả y an cư phải đợi đến khi Tự tứ mới chia. Nếu trong thời gian an cư mà chia, phạm Ðột-kiết-la.
29. GIỚI THÁNG SAU, KHI MÃN HẠ LÌA Y QUÁ sáu đÊM
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
Luật Tăng kỳ nói:
Ba tháng hạ chưa đủ.
Luật Ngũ phần nói:
Ba tháng an cư chưa hết tháng tám.
Luật Thập tụng nói:
Ba tháng qua, chưa đến tháng tám, chưa đủ năm.
Luật Căn bản nói:
Ở nơi trú xứ A-lan-nhã, hậu an cư .
Danh từ Ca-đề dịch là công đức, hay dịch là mão tinh, sao mão nhằm tháng này vậy; nghĩa là 16 tháng bảy cho đến ngày 15 tháng tám, gọi là tháng Ca-đề.
Dựa theo bốn bộ Luật kia, chữ “mãn” phải đọc luôn đến câu dưới. Nghĩa là người hậu an cư, tuy tùy theo chúng tiền an cư, rằm tháng bảy Tự tứ, nhưng phải riêng nơi A-lan-nhã đủ 1 tháng, để đủ thời gian hậu an cư, không cho phép lìa y.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ba tháng hạ đã hết, một tháng hậu Ca-đề cũng mãn, sống tại A-lan-nhã, chỗ đáng nghi ngờ, có sợ hãi, Tỳ-kheo sống tại trú xứ như vậy, trong ba y, nếu muốn, có thể lưu một y gởi trong nhà dân, các Tỳ-kheo có nhân duyên được lìa ngủ cho đến sáu đêm, nếu quá, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[9]:
Ðức Phật ở nước Xá-vệ, các Tỳ-kheo an cư xong, tháng Ca-đề sau đã đủ, ở nơi trú xứ A-lan-nhã, nơi có nhiều nạn giặc, cùng nhau kéo về ở Kỳ-hoàn. Ðức Phật biết việc ấy nên cho phép gởi y nơi nhà dân. Nhân đây, lục quần liền gởi y nơi nhà dân, và dặn dò thân hữu Tỳ-kheo rồi đi du hành. Người được dặn dò đem y ra phơi, các Tỳ-kheo bạch Phật, nên Phật chế cấm.
GIẢI THÍCH:
A-lan-nhã: là chỗ cách xa thôn xóm 500 cung. Theo luật của nước Giá-ma-la thì mỗi cung dài 4 khuỷu tay, dùng khuỷu tay để đo. Chỗ có nghi ngờ: là chỗ nghi có kẻ trộm, giặc cướp. Khủng bố là sợ có giặc cướp, ăn trộm. Xá nội: là xóm làng đồng bào.
Luật Ngũ phần nói:
Nhất nhất y có nghĩa là Tăng-già-lê hay y Uất-đa-la-tăng, cái nào nặng thì gởi một cái. Không được gởi y An-đà-hội vì phải mặc nơi thân. Không được gởi hai y, vì khi lễ bái, nhập chúng, khất thực, không được mặc một y. Có nhân duyên tức là việc của Tháp, việc của hai thầy (Hòa thượng, A-xà-lê) và bao nhiêu việc khác.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Ðến đêm thứ 7, mặt trời chưa xuất hiện, không xả y, tay không rờ đụng y, không ném đá đến được chỗ ở, mặt trời xuất hiện, phạm Xả đọa.
Không phạm: Tưởng là bị cướp đoạt, v.v... đường sá trở ngại và các tai nạn khác.
Luật Tăng kỳ nói:
Tăng Yết-ma, được phép một tháng không mất y.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu một đêm, hai đêm, cho đến năm đêm, việc rồi không trở về, phạm Ðột-kiết-la.
Luật nhiếp nói:
Trong lòng vốn đi tạm, nghĩ rằng sẽ trở về liền, đến đó vì sự việc phải ở lại, không về kịp chỗ để y, thì không có lỗi lìa y.
Luật Thiện kiến nói:
Nếu ở nơi A-lan-nhã chúng Tăng nhiều, phòng xá chắc chắn, khỏi phải gởi nơi xóm làng. Nếu gởi, khi gởi y rồi, mỗi sáu đêm một lần đến xem, thấy y rồi, về lại chỗ A-lan-nhã.
30. GIỚI XOAY VẬT CỦA TĂNG VỀ CHO MÌNH
Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết đó là vật thuộc Tăng, mà tự xoay về cho mình, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[10]:
Nước Xá-vệ có một cư sĩ, thường ưa dâng cúng Phật và chư Tăng thức ăn và y tốt. Bạt-nan-đà nói với cư sĩ ấy rằng: “Tăng được cúng thì có nhiều người, vậy ông chỉ cúng thức ăn cho Tăng, còn y thì cúng cho tôi.” Cư sĩ nghe theo.
Hôm sau, theo lời mời chúng Tăng đến nhà. Cư sĩ thấy oai nghi đầy đủ, nói lớn rằng: Hối hận không được cúng y. Tỳ-kheo hỏi biết vấn đề, bạch Phật kiết giới. Khi ấy, các Tỳ-kheo không biết là vật của Tăng hay không phải là vật của Tăng, là vật đã hứa cho Tăng hay chưa hứa cho Tăng, sau mới biết là vật của Tăng hay đã hứa cho Tăng, hoặc tác sám Xả đọa, hoặc lấy làm xấu hổ. Phật dạy: không biết thì không phạm.
GIẢI THÍCH:
Tăng vật: là vật vì Tăng mà sắm, đã dâng cho Tăng, đã hứa cho Tăng. Vật: là chỉ cho y, bát, tọa cụ, ống đựng kim cho đến đồ đựng nước.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Biết là vật của Tăng, tìm cách xoay về cho mình phạm Xả đọa. Vật của Tăng mà chuyển cho Tháp, vật của Tháp mà chuyển cho Tăng. Vật của Tăng bốn phương, vật của Tăng hiện tiền, vật của Tỳ-kheo Tăng, vật của Tỳ-kheo-ni chúng, triển chuyển đổi nhau, đều phạm Ðột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni phạm Xả đọa. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Ðã hứa mà tưởng là không hứa. Hứa ít mà khuyên cho nhiều. Hứa ít người mà khuyên cho nhiều người. Hứa cho đồ xấu, mà khuyên cho đồ tốt.
Luật Căn bản nói:
Ðã hứa cho là tưởng đã hứa, và nghi phạm Xả đọa.[11]
Chưa hứa tưởng đã hứa và nghi phạm Ðột-kiết-la. Ðã hứa tưởng chưa hứa, chưa hứa tưởng đã hứa thì không phạm.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu có người muốn bố thí, hỏi Tỳ-kheo, nên cúng cho chỗ nào. Tỳ-kheo nên đáp: “Tùy lòng ông kính trọng chỗ nào thì cúng cho chỗ ấy.” Nếu họ lại hỏi: “Cúng chỗ nào được quả báo nhiều.” Nên trả lời: “Cúng cho Tăng quả báo nhiều.” Nếu lại hỏi: “Tăng ở trú xứ nào trì giới thanh tịnh có công đức.” Nên trả lời: “Tăng không phạm giới, thanh tịnh.” Nếu có người đem vật đến cúng, Tỳ-kheo nên nói: “Cúng cho Tăng được quả báo lớn.” Nếu họ nói: “Tôi đã cúng cho Tăng rồi, nay muốn cúng cho Tôn giả.” Như vậy nhận không tội. Nếu biết vật ấy họ hướng đến Tăng khiến họ xoay lại cho mình, phạm Xả đọa. Vật ấy Tăng không nên trả lại. Tăng nên thọ dụng. Nếu khiến họ xoay về cho người khác, phạm Ba-dật-đề. Biết vật ấy hướng cho vị Tăng này, khiến họ xoay cho vị Tăng khác v.v... đều phạm tội Việt tỳ-ni. Biết vật ấy họ hướng cho sinh vật này mà bảo họ xoay cho sinh vật khác, phạm Việt tỳ-ni tâm hối.
Luật Ngũ Phần nói:
Nếu thí chủ tự xoay (tự đổi ý) muốn đem vật định cúng Tăng, cúng cho mình thì không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Vật định cho người, khiến đem cho mình, thì nên trả lại cho họ. Nếu vật định cúng cho Tháp này xoay về cho Tháp kia, vật của Tăng kỳ[12] này xoay cho Tăng kỳ kia, không nên trả lại mà chỉ sám Ðột-kiết-la. Nếu hạ lạp Tự tứ xoay vật của chúng Tăng này hướng về cho Tăng khác, nên trả lại, rồi tác sám Ðột-kiết-la. Không trả lại, tính thành tiền kết tội. Diện môn lạp[13] cũng như vậy. C. HỎI ÐỂ KẾT THÚC
Thưa các Ðại đức, tôi đã tụng ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.
Nay hỏi các Ðại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).
Các Ðại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận như vậy.
Thiên thứ tư nói về 30 pháp Xả đọa xong. V. THIÊN THỨ NĂM: 90 BA-DẬT-ÐỀ
Chia làm ba: Nêu chung, kê riêng và kết thúc. A. NÊU CHUNG
Luật Tăng kỳ có 92, luật Ngũ phần có 91.
Thưa các Ðại đức, đây là chín mươi pháp Ba-dật-đề, rút ra từ Giới kinh, nửa tháng tụng một lần.
GIẢI THÍCH:
Luật Căn bản[14] nói:
Ba-dật-để-ca, nghĩa là đọa lạc nơi bị thiêu đốt. Tức là khi phạm tội này đọa nơi địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, trong đường ác chịu khổ thiêu đốt. Lại nữa, tội này nếu không ân cần nói lên tha thiết để trừ tội, thì nó có khả năng làm trở ngại các pháp lành. B. KÊ RIÊNG
Có 90 giới điều, từ giới nói láo cho đến giới 90 là may y đồng với y của Phật.
1. GIỚI NÓI DỐI
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế. Vì cứu chúng sanh nên được khai cho.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cố ý nói dối, Ba-dật-đề.
GIẢI THÍCH[15]:
Thích tử Tượng Lực cùng với ngoại đạo Phạm chí luận nghị, trường hợp không hơn được, bèn nói ngược lại với ý trước. Khi trong Tăng hỏi, cũng nói ngược lại với lời trước. Phạm chí cơ hiềm, cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TẠNG CỦA TỘI
Thấy, nghe, xúc[16], biết... tám loại vọng ngữ, nói một cách rõ ràng, phạm Ba-dật-đề; nói không rõ ràng, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la. Khi thuyết giới, sau ba lần hỏi, nhớ mình có tội mà không nói, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Căn bản nói:
Trái với lòng mà nói đều phạm tội đọa. Nếu nói không trái với lòng thì không phạm.
PHỤ:
Luật nhiếp nói:
Ðệ tử Phật phải nói thật, không nên thề để minh oan, vì thề là chứng tỏ người ta không tin mình. Dù bị vu oan cũng không nên thề thốt.
Luật Thập tụng nói:
Không được tự mình phù chú hay phù chú cho người. Không được đem vật gì ra để tự thề hay rủa người khác. Không được đem mình phó thác cho thần Thánh hay bảo người phó thác cho thần thánh. Phù chú hay cầu cạnh thần Thánh là cùng một loại. (Như những việc đầu trạng hay tế thần... hiện nay).
2. GIỚI CHÊ BAI
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế. Nếu chỉ chê người thì kết tội nhẹ, nếu có khen mình thì bị tội nặng; nếu có gây thêm phiền não thì mất luôn giới của Bồ-tát.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, nói lời nhục mạ bằng các giống loài, Ba-dật-đề
NGUYÊN DO[17]:
Lục quần xử đoán việc tranh chấp, dùng đủ chủng loại nhục mạ Tỳ-kheo. Tỳ-kheo vì xấu hổ, nên quên trước quên sau, không nói được, nên Phật chế cấm.
GIẢI THÍCH:
Tướng trạng của tội: Nhục mạ bằng các giống loài; tức là nói giòng họ thấp kém, làm nghề thấp kém, kỹ thuật thấp kém, công xảo thấp kém. Hoặc chê là người phạm tội, người nhiều kết sử, người mù lòa trọc đầu v.v... Hoặc đối diện nói: Ngươi sanh trong nhà Chiên-đà-la (giòng họ hạ tiện), cho đến các hoạn nạn, dồn dập về cho người...
Hoặc mượn lời ví để mắng như nói: “Ngươi giống như người sanh trong nhà Chiên-đà-la v.v..” Hoặc tự đem mình để so sánh mà mắng, như nói: “Tao không phải giòng Chiên-đà-la v.v..” đều phạm Ba-dật-đề. Nói không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Nếu dùng cách nói khéo léo đối diện mắng, dùng lời ví để mắng, tự so sánh mình để mắng, nói rõ ràng hay không rõ ràng đều phạm Ðột-kiết-la. Nói pháp khéo léo, như nói: Người ở nơi A-lan-nhã (rừng vắng), người mặc áo vá, người khất thực, cho đến người ngồi thiền. Ðối diện nói: “Ông là người A-lan-nhã v.v..” Nói ví để mắng, như nói: “Ông tựa như kẻ ở A-lan-nhã v.v...” Tự so sánh mình để mắng, như nói: “Tao không phải người ở nơi A-lan-nhã v.v...” Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Vì đem lại lợi ích cho nhau, nên nói vì Pháp, vì Phật, vì giáo giới nên nói. Vì quen thân cho nên nói. Hoặc nói giỡn, nói lỡ lời, nói một mình, nói trong mộng, nói nhầm.
Luật Ngũ phần nói:
Mạ nhục bốn chúng dưới, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni mạ nhục Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni, phạm Ba-dật-đề, mạ nhục ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
3. GIỚI NÓI HAI LƯỠI
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng chế.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, nói lời ly gián, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[18]:
Lục quần truyền nói lời kín của bên này bên kia, làm cho trong chúng chưa có cãi cọ sanh cãi cọ; đã có cãi cọ không chấm dứt được, cho nên Phật chế cấm.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói rõ ràng hay không rõ ràng, tội phạm đồng như giới trước. Tỳ-kheo-ni cũng đồng như giới trước.
Trường hợp không phạm như sau: Vì để phá bạn tri thức xấu, bạn đảng xấu, phi pháp, phi luật Yết-ma, vô nghĩa, vô ích mà nói nhiều v.v...
PHỤ:
Nói việc của người nơi cửa quan, phạm Ðột-kiết-la.
Luật Thập tụng nói:
Nếu có kẻ bạch y ở trong chùa, muốn làm việc quấy ác, xâm phạm não loạn Tỳ-kheo, nên tha thiết nói với họ khiến cho họ được nhiếp phục. Nếu không nhiếp phục họ được, không nên trình thẳng đến vua. Trước hết nên nói với bạn bè của kẻ ác này biết, kế đó mới nói với phu nhơn của vua và con vua, đại thần v.v.... Nếu người ấy bỏ việc quấy ác thì thôi, đừng nên tiến hành công việc ấy nữa.
4. GIỚI NGỦ CÙNG NHÀ VỚI NGƯỜI NỮ
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào cùng phụ nữ ngủ chung một nhà, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[19]:
Ngài A-na-luật từ nước Xá-vệ đến nước Câu-tát- la, trên đường đi gặp một thôn, không có trú xứ của Tỳ-kheo. Nghe nhà của một dâm nữ, khách qua đường xin nghỉ đêm tại đó. Tôn giả đến xin nghỉ trọ dưới cánh cửa. Khi đó có các Trưởng giả cũng đến đó xin nghỉ lại đêm. Chỗ chật người đông dâm nữ mời Tôn giả vào trong nhà nghỉ. Tôn giả ngồi kiết già, để tư tưởng trước mặt. Ðầu đêm, dâm nữ đến xin được làm vợ. Tôn giả không trả lời mà cũng không nhìn ngó. Ðến cuối đêm dâm nữ lại cởi y đến nắm tay Tôn giả. Ngài vọt người lên trên hư không ngồi. Dâm nữ hổ thẹn, mặc áo vào chắp tay, ba lần sám hối. Tôn giả trở về chỗ cũ ngồi, nói pháp vi diệu. Dâm nữ đạt được pháp nhãn tịnh, thọ Tam quy, Ngũ giới, làm người Ưu-bà-di. Ngày hôm sau, Tôn giả thọ sự cúng dường cơm trưa của dâm nữ, và nói pháp rồi đi. Về đến Tăng-già-lam, Tôn giả kể lại cho chúng nghe. Người thiểu dục cơ hiềm, bạch Phật, kiết giới.
GIẢI THÍCH:
Nhà có 4 loại:
a) Bốn phía có vách, trên có lợp.
b) Phía trước trống, không có vách.
c) Tuy có vách mà không bao hết.
d) Hoặc che hết mà có chỗ mở ra vào.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo và phụ nữ hoặc đến trước hay sau, hoặc cùng đến, nếu nằm xuống, lưng, sường bén đất (chiếu), phạm Ba-dật-đề. Tùy theo sự trở mình, phạm Ba-dật-đề. Cùng với quỷ nữ, súc sanh nữ, và người huỳnh môn (bất năng nam), người hai căn, ngủ chung nhà, phạm Ðột-kiết-la. Ban ngày phụ nữ đứng, Tỳ-kheo nằm, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Không biết có phụ nữ, nhà thiếu chỗ, có che ngăn, hoặc đi, hoặc ngồi, bệnh nằm, bị trói.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu cùng lợp mà ngăn riêng hoặc đại hội thuyết pháp, hoặc mẹ, chị, em, bà con, bệnh hoạn hay có người nam hiểu biết làm bạn, không nằm đều không phạm.
Luật Nhiếp nói:
Nếu cùng với trời, rồng cái có thể thấy hình và bàng sanh cái, ngủ đồng chỗ, đều mắc ác tác. Bàng sanh cỡ nhỏ, không thể hành dâm, không phạm. Nếu có cha mẹ, phu chủ v.v... thủ hộ, đồng ngủ, không phạm.
5. GIỚI CÙNG NGƯỜI CHƯA THỌ ÐẠI GIỚI NGỦ BA ÐÊM
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, ngủ đêm chung nhà với người chưa thọ Ðại giới quá hai đêm, đến đêm thứ ba, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[20]:
Lục quần cùng với các Trưởng giả ngủ chung trong giảng đường. Một Tỳ-kheo buông tâm ngủ nghỉ, trở mình bị lộ hình. Một Tỳ-kheo lấy y tủ lại, sau đó lại trở mình lộ hình, như vậy đến lần thứ ba. Trưởng giả cơ hiềm, chế giễu cho nên Phật chế cấm. Sau đó đức Phật ở nước Câu-thiểm-di, vì La-vân (La-hầu-la) chưa thọ Ðại giới nên các Tỳ-kheo đuổi ra ngoài. La Vân phải đến ngủ nơi nhà tiêu. Ðức Thế Tôn biết việc đó, bèn đến cầu tiêu dẫn La-vân về phòng của mình ngủ một đêm. Sáng ngày đức Phật họp Tỳ-kheo lại, nói rằng: “Các thầy thiếu lòng thương nên đuổi con nít ra ngoài như thế. Từ nay cho phép các Tỳ-kheo cùng với người chưa thọ Ðại giới ngủ hai đêm, đến đêm thứ ba khi mặt trời chưa xuất hiện nên thức dậy bảo tránh đi nơi khác. Nếu đến đêm thứ tư nên tự mình tránh hoặc bảo người ấy tránh đi”.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Phạm, không phạm đồng như giới trước. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Luật Tăng kỳ nói:
Nếu cùng với người chưa thọ Cụ túc ngủ chung một nhà, nên dùng đến màn ngăn, cao đến cổ hay đến nách, màn thòng gần sát đất, con mèo chui qua không được.
Luật Thập tụng nói:
Có Tỳ-kheo bệnh, sai Sa-di cung cấp hầu hạ, tuy nằm, không phạm. Nhưng nếu có một Tỳ-kheo không bệnh ở đó, không nên nằm.
Luật Căn bản nói:
Nếu sau khi an cư, có một Tỳ-kheo xấu đến trong chùa, thầy chủ chùa nên cho cùng với cầu tịch (Sa-di) ngủ chung một phòng cho đến hết an cư, không có gì phải nghi hoặc. Hạ xong rồi, nếu có thể đuổi đi thì cứ tống cổ đi. Còn không thể đuổi đi, thì nên tìm cách đưa cầu tịch đến chùa khác. Trên đường đi, tuy phải ngủ quá hai đêm, suốt đêm nên ngủ, không có gì nghi hoặc.
PHỤ:
Căn bản mục-đắc-ca nói:
Không cùng với người thế tục, cầu tịch, thọ học nhơn, người biệt trú v.v... ngồi chung, nếu có nạn duyên thì không phạm.
6. GIỚI CÙNG VỚI NGƯỜI CHƯA THỌ ÐẠI GIỚI TỤNG NIỆM
Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cùng tụng đọc chung với người chưa thọ Ðại giới, Ba-dật-đề.
Kinh Giới nhân duyên nói:
Nếu Tỳ-kheo đến người chưa thọ giới Cụ túc nói một câu giới pháp, phạm Ba-dật-đề. (Xét rằng trong luật Thiện kiến, cũng đồng với ý này. Bởi vì tên của năm thiên chỉ là pháp của đại Tăng, nếu Sa-di... biết hết trở thành giá nạn vậy).
NGUYÊN DO[21]:
Lục quần cùng với các Trưởng giả tụng kinh Phật tại giảng đường, âm thanh to lớn như giọng đọc kinh của Bà-la-môn, náo loạn các vị tọa thiền, cho nên Phật chế cấm.
GIẢI THÍCH:
Người chưa thọ Ðại giới: ngoài Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, tất cả mọi người khác vậy.
Luật Tăng kỳ nói:
Tuy Tỳ-kheo-ni thọ Cụ túc rồi cũng không được dạy. Nếu muốn truyền thọ kinh cho đệ tử, nên bảo họ rằng: “Ðợi tôi tụng xong ông sẽ tụng”. Nếu họ không chịu nhận lời dạy ấy, thì không được dạy.
Luật Ngũ phần nói:
Ðồng tụng tức là cùng tụng một lượt. Hoặc người dạy nói chưa xong, người học đã nói. Hoặc người kia tụng chưa xong, người này đã tụng.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu Thầy không dạy rằng: Tôi nói rồi ông sẽ nói, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, Ba-dật-dề.
Không phạm: Thầy nói rồi trò nói, hay là hai người đồng nghiệp cùng tụng v.v...
Luật Thiện kiến nói:
Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, ngài Ca-diếp là bậc Thượng tọa, cùng 500 vị A-la-hán kiết tập ba tạng, nếu cùng với người chưa thọ Ðại giới đọc tụng, phạm Ba-dật-đề. Nếu Pháp sư soạn thuật văn tự, cùng đọc tụng thì không phạm.
7. GIỚI ÐẾN NGƯỜI NGOÀI NÓI TỘI THÔ CỦA KẺ KHÁC
Ðại thừa đồng chế. Nghĩa sớ nói: Nói lỗi của người có hai cách:
- Với tâm hãm hại, muốn cho người kia mất danh lợi v.v...
- Với tâm trị phạt, muốn cho người kia bị trói buộc.
Cả hai tâm này đều do nghiệp đóng vai chủ, chắc chắn phạm trọng giới. Nếu với tâm khuyên cải hóa mà nói, và được Tăng sai mà nói, đều không phạm. Lại nữa, nếu phạm thất nghịch, thập trọng, người đó mất giới. Sau khi mất giới rồi, mà nói thì chỉ phạm khinh tội mà thôi.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, biết vị khác có tội thô ác, đem nói với người chưa thọ Ðại giới, trừ Tăng Yết-ma, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[22]:
Ðức Phật ở núi Kỳ-xà-quật, khi ấy có các vị Tỳ-kheo đang hành pháp Ba-lợi-bà-sa, Ma-na-đỏa, ngồi dưới chúng Tăng. Lục quần nói với bạch y những vị ấy phạm tội như vậy, như vậy, bị phạt nên ngồi dưới chúng. Các Tỳ-kheo phạm tội nghe như vậy hổ thẹn, Tỳ-kheo khác cũng hổ thẹn bạch Phật, kiết giới. Sau đó ngài Xá-lợi-phất được Tăng sai đến nơi vương cung và nhơn dân nói tội của Ðiều-đạt, liền sanh tâm cẩn thận sợ sệt. Phật dạy: “Tăng sai, không phạm”.
GIẢI THÍCH:
Thô ác: là tội Ba-la-di, Tăng tàn. Tăng: là cùng một Yết-ma, cùng một thuyết giới.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu nói rõ ràng phạm Ba-dật-đề, không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Trừ tội thô ác, còn các tội khác, đến người chưa thọ Ðại giới nói, phạm Ðột-kiết-la. Tự mình, phạm thô tội, đến người chưa thọ giới nói, phạm Ðột-kiết-la. Trừ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, đem thô tội của người khác, đến người chưa thọ giới nói, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Người bạch y trước đã nghe thô tội này rồi...
Luật Tăng kỳ nói:
Tỳ-kheo-ni tuy đã thọ Cụ túc giới, cũng không được nói với họ.
Luật Căn bản nói:
Nếu đối với nhà thế tục không biết mà tưởng là họ không biết, hay là nghi mà đến họ nói phạm tội đọa. Nếu đối với nhà thế tục đã biết mà tưởng là họ không biết, hay là nghi, mà đến họ nói, mắc ác tác.
Không phạm: Ðối với nhà thế tục không biết mà tưởng là họ đã biết trước v.v...
Luật Ngũ phần nói:
Bảo đến nói với Ất mà nói với Giáp, bảo nói tội này, mà nói tội khác, đều phạm Ba-dật-đề.
Luật Thập tụng nói:
Nếu Tăng Yết-ma cho phép Tỳ-kheo này là người đi nói tội mà Tỳ-kheo khác đi nói, phạm Ðột-kiết-la. Nếu bảo nói với người này, nói chỗ này, mà đến người kia nói, nói chỗ kia, phạm Ðột-kiết-la. Nếu khi Tăng tác Yết-ma qui định tùy ý nói, nói lúc nào, nói chỗ nào cũng được thì nói không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Thà phá đập tượng, không nên đến người chưa thọ Cụ túc giới nói lỗi của Tỳ-kheo. Nếu nói tội thì phá Pháp thân vậy. Nếu nói tên hai thiên của tội phạm Ba-dật-đề, nói sự tướng của tội, phạm Ðột kiết-la.
BIỆN MINH:
Hỏi: - Ngũ phần nói: Bảo đến nói với Giáp mà nói với Ất v.v... đều phạm Ba-dật-đề. Thập tụng lại nói: Ðến người khác, chỗ khác nói, chỉ phạm Ðột- kiết-la. Như vậy theo bên nào?
Ðáp: - Ðã được Tăng sai nhưng cái đích để đến (là Giáp) không đúng hẳn, tuy nhầm, nhưng nên
theo luật Thập tụng kết khinh tội; nhưng vì do ác tâm, muốn trù dập người nên đến Ất nói, do vậy, phải theo luật Ngũ phần kết trọng tội là phải.
8. GIỚI ÐẾN NGƯỜI NGOÀI NÓI PHÁP ÐÃ CHỨNG
Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, đối với người chưa thọ Cụ túc mà tự nói mình chứng ngộ pháp Thượng nhơn rằng: “Tôi biết điều ấy; tôi thấy điều ấy”. Nếu đây là sự thật, Ba-dật-đề.
(Theo trong kinh Giới nhân duyên thì nói với Sa-di cho nên chế).
NGUYÊN DO[23]:
Duyên khởi bởi các Tỳ-kheo nơi vườn Bà-cầu nên Phật chế. Như đã nói rõ trong thiên đầu.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nói một cách rõ ràng phạm Ba-dật-đề. Nói không rõ ràng phạm Ðột-kiết-la. Ðến quỷ súc sanh nói phạm Ðột-kiết-la, đến người thọ Ðại giới không đồng tình mà nói phạm Ðột-kiết-la, Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Không phạm: Như trong thiên đầu đã nói.
Luật Ngũ phần nói:
Người thọ Ðại giới, không hỏi mà nói, mỗi lời phạm một Ðột-kiết-la.
Không phạm: Trước khi Nê-hoàn (Niết-bàn).
Luật Thập tụng nói:
Thật là A-la-hán, cho đến đạt được niệm A-na-ban-na[24] mà nói với người, phạm Ðột-kiết-la. Nói loài trời v.v... phạm Ba-dật-đề. Nói thổ quỷ phạm Ðột-kiết-la.
Luật nhiếp nói:
Ðối với người thế tục, hiện thần thông, mắc tội ác tác.
Không phạm: Vì để hiện bày Thánh giáo, hiện việc hy hữu, hoặc vì giáo hóa hữu tình, điều phục taâm, tuy nói, nhưng không tội.
Luận Tát-bà-đa nói:
Vì danh lợi nói: “Tôi trì giới thanh tịnh, tụng Tam tạng, tụng đâu hiểu đó, hỏi đâu trả lời đó”, đến người nói, đều phạm Ðột-kiết-la.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Nói với người cuồng, loạn tâm, bệnh nặng, Ðột-kiết-la.
9. GIỚI NÓI PHÁP CHO NGƯỜI NỮ NGHE QUÁ HẠN
Ðây thuộc về giá tội. Ðại thừa đồng học. Nếu tránh được sự cơ hiềm thì nói rộng hay nói hẹp tùy ý, không phạm.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, thuyết pháp cho người nữ quá năm, sáu lời, trừ có mặt người nam có trí, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[25]:
Ca-lưu-đà-di khất thực đến nhà Trưởng giả, trước mặt mẹ chồng, ông ghé tai nói pháp cho nàng dâu nghe, mẹ chồng thấy vậy, sanh nghi, nên Phật chế cấm. Sau đó các Tỳ-kheo không dám vì người nữ nói pháp, Phật lại kiết văn giới này.
GIẢI THÍCH:
Năm lời: tức là sắc vô ngã cho đến thức vô ngã.
Sáu lời: tức là Nhãn vô thường cho đến Thức vô thường. Có mặt người nam có trí: tức là người hiểu biết được việc tốt việc xấu, việc phải việc quấy.
Luật Nhiếp nói:
Năm sáu lời tương ứng nhau, hễ có sự nói naêng thì gọi là năm sáu lời.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột-kiết la.
Không phạm: Có mặt người nam có trí nói quá năm sáu lời. Nếu không có người nam có trí mà truyền năm giới, nói pháp năm giới, thọ Bát quan trai giới, nói pháp Bát quan trai, nói pháp bát Thánh đạo, 10 pháp lành (thập thiện), 10 pháp không lành. Và người nữ hỏi nghĩa lý cần trả lời mà họ không hiểu nên phải nói rộng.
Luật Ngũ phần nói:
Vì người nữ, nói pháp năm sáu lời rồi, nói rằng: “Bài pháp đến đây là hết, đứng dậy đi”, lại có nhân duyên, ngồi trở lại, nói lại, không phạm. Nếu nói năm sáu lời rồi, lại có người nữ khác đến, vì người nữ sau nói, tiếp tục như vậy, cho đến rất nhiều người nữ, vì họ nói, đều không phạm. Nếu mình đọc kinh, người nữ đến nghe, hỏi nghĩa lý kinh, giải thích quá naêm sáu lời, đều không phạm.
Luận Tát-bà-đa nói:
Nữ là người có khả năng chấp nhận sự dâm dục nếu chưa kham nhận làm việc dâm dục, phạm Ðột-kiết-la.
10. GIỚI ÐÀO ÐẤT.
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, tự tay đào đất hoặc bảo người đào, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[26]:
Lục quần tu bổ giảng đường cho đức Phật, tự tay đào đất xung quanh, Trưởng giả cơ hiềm vì làm chết sinh mạng, cho nên chế cấm. Lục quần lại sai người đào cũng bị Trưởng giả cơ hiềm cho nên đức Phật lại kiết giới lần thứ hai.
GIẢI THÍCH:
Ðất có 2 thứ: Ðất đã đào và đất chưa đào. Ðất đã đào trải qua bốn tháng có mưa nắng trở thành như chưa đào.
Luật Thập tụng nói:
Ðất có 2 loại: đất sống và đất không sống. Có quốc độ mưa nhiều, tám tháng đất sống (sau tiết kinh trập, trước tiết lập đông), có quốc độ ít mưa, bốn tháng đất sống (bốn tháng mùa hạ). Trừ thời gian đó ra gọi là đất không sống.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu dùng bừa hay dùng xuổng, hay dùng chày, hoặc dùng dao, cho đến móng tay làm tổn thương đến đất, đốt lửa trên đất, tất cả đều phạm Ba-dật-đề. Nếu không nói: “Biết cái này, xem cái này”, Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni Ba-dật-đề.
Không phạm: Nếu có nói: “Biết cái này, xem cái này”. (Ðây là một tịnh ngữ. Ý nói người tịnh nhơn kia tự biết, tự xem xét chỗ nào nên đào, chỗ nào nên để. Tỳ-kheo không nên nói thẳng cuốc chỗ này, để chỗ kia); hoặc phát cây rừng, tre trúc, hàng rào ngã đỡ đứng dậy, lật gạch đá, lấy phân bò; lấy đất bờ sập, lấy đất chuột đào làm hang, hoặc dọn đất chỗ đi kinh hành, hoặc dọn đất trong nhà, hoặc chỗ đi tới đi lui, hay đất quét nhà, đất đắp để tựa, hoặc là không cố đào, đều không phạm.
Luật Tăng kỳ nói:
Trên chỗ đất lõm bên bờ sông lấy chân đạp, mỗi đạp là một Ba-dật-đề. Bờ lõm bên đường đi hay chỗ đất sập thì không phạm.
Thầy Tỳ-kheo trị sự có nhiều vật của Tháp, vật của Tăng muốn chứa cất trong đất, hoặc chỗ trống, sanh địa[27], không được tự tay mình đào, nên cho tịnh nhơn biết. Nếu ở chỗ đất bị khuất, tử địa, được tự tay đào đất. Khi khui miệng hầm, khi đậy miệng hầm cũng vậy. Nếu đất chết mà có mưa, không nên tự tay đào, bảo tịnh nhơn đào lấy hết chỗ nước thấm. sau đó tự tay đào, không tội.
Ðào đất, Ba-dật-đề. Phân nửa là cát, tội Việt tỳ-ni. Hoàn toàn là cát, không tội, phân, tro cũng vậy.
Luật Thập tụng nói:
Ðào đất không sống, mỗi lần đào là một Ðột-kiết-la. Ðào đất sống, mỗi lần đào một Ba-dật-đề. Tự tay đắp bờ, cho đến gieo hạt rau cải, mỗi hành động như vậy phạm Ðột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo là Kiến trúc sư muốn khởi công làm tượng Phật mới, hay Tăng phòng, đắp đất làm khuôn, thì không phạm, còn Tỳ-kheo khác thì phạm tội. Nếu là vàng bạc sống (chưa lọc) v.v.... các vùng mỏ, hoặc chỗ đất trắng, đất đỏ, màu vàng nhạt, chỗ sanh thạch (đá sống), chỗ hắc thạch (đá đen), chỗ cát, chỗ ruộng muối, đào không phạm.
Luật Căn bản nói:
Ðào đất sống phạm Ba-dật-đề, không phải sanh địa (đất sống) tội ác tác. Ðóng nọc phạm Ba-dật-để-ca (Ba-dật-đề), nhổ nọc phạm ác tác. Nếu Tỳ-kheo với chức năng tri sự muốn làm nền, gặp lúc thuận tiện mà không có tịnh nhơn, cần đóng nọc để phân định ranh giới, đóng sâu xuống bốn ngón tay, không phạm.
Luật Ngũ phần nói:
Ba chúng sau đào đất không lý do, phạm Ðột-kiết-la, nếu laáy đất khô ráo, không phạm.
11. GIỚI PHÁ HOẠI THÔN QUỶ THẦN[28]
Ðây là giá tội. Ðại thừa Tỳ-kheo đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, phá hoại mầm sống cây cỏ, Ba-
dật-đề.
NGUYÊN DO[29]:
Có một vị Tỳ-kheo ở nơi chốn khoáng dã, sửa sang phòng nhà, tự mình chặt cây, nên Phật cấm chế.
GIẢI THÍCH:
Quỷ (thực vật): là không phải người. Nơi ở của quỷ thần là chỉ cho tất cả cây cỏ vậy.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Nếu tự mình chặt, tự mình sao, tự mình nấu, hay dạy người chặt, sao, nấu, đều phạm Ba-dật-đề. Ðóng đinh lên cây, lấy lửa đặt lên trên cỏ cây, chặt đứt, đều phạm Ba-dật-đề. Làm cho phân nửa chết, phân nửa sống đối với cỏ cây, phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề.
Không phạm: Nếu nói: “Biết đây, xem đây!”, nếu chặt cỏ cây khô và trường hợp vì nhầm làm đứt nó.
Luật Ngũ phần nói:
Nếu Tỳ-kheo, cần dùng những việc gì thì nên nói với tịnh nhơn: “Ngươi biết cho (tri thị)!” Nếu họ không hiểu, nên nói lại: “Ngươi xem xét cho (khán tri)!” Nếu tự chặt thôn quỷ thần (cỏ cây), hoặc bảo người chặt, phạm Ba-dật-đề. Cỏ sống, tưởng là cỏ sống hay nghi đều phạm Ba-dật-đề. Cỏ khô, tưởng là cỏ khô; cỏ sống, tưởng là cỏ khô, không phạm. Ba chúng dưới giết sự sống của cỏ cây không lý do, phạm Ðột-kiết-la. Nếu bị lửa đốt, bị bẻ, bị chặt, biết chắc là không phải cỏ cây sống thì không phạm. Nơi trú xứ các Tỳ-kheo ở, nơi sân sanh cỏ, cho phép bảo tịnh nhơn biết.
Luận Tát-bà-đa nói:
Có ba giới rất lợi ích cho Phật pháp: Không được gánh vác, không được giết cỏ cây, không được đào đất. Nếu không chế ba giới này, quốc vương sẽ bắt các Tỳ-kheo phục dịch (công tác công cộng có liên hệ đến ba giới). Ba chúng là tịnh nhơn nên không phạm.
Không được leo lên cây hái trái, hay rung cây để trái rớt.
Ma-đắc-lặc-già nói:
Lấy tro, đất, cát, phủ lên trên cỏ sống, phạm Ðột-kiết-la. nuốt trộng trái sống chưa tác tịnh, phạm Ðột-kiết-la. Nhổ nấm, phạm Ðột-kiết-la. Thọc cho trái chín rớt, phạm Ðột-kiết-la. Thọc cho trái sống rớt phạm Ba-dật-đề.
Luật Thiện kiến nói:
Cây ngã đè Tỳ-kheo mà không chết, tuy trong tay có dao, búa v.v.... thà chết chứ không chặt cây, đào đất để khỏi chết. Tại sao vậy? Ðào đất chặt cây phạm tội đọa. Người trí tuệ thà giữ giới mà chết chứ không để phạm giới mà sống. Nếu có người phóng hỏa đốt, cháy đến chùa, vì bảo vệ trú xứ được phép chẻ tre đào đất để dập ngọn lửa, không phạm.
Cây có hai loại: loại mọc dưới nước, loại mọc trên đất. Hoa sen nổi trên mặt nước mà sống, nếu còn trong nước mà lật úp lại, phạm Ðột-kiết-la, nếu lên khỏi nước phạm Ba-dật-đề. Nếu cần bông trái, được phép kéo nhánh cây hạ thấp xuống, bảo tịnh nhơn hái thì không phạm, không được làm cho cây gãy. Nếu cây cao, tịnh nhơn với không tới, Tỳ-kheo bồng tịnh nhơn lên để hái, không phạm. Nếu cây ngã đè người, Tỳ-kheo chặt cây, đào đất để cứu mạng sống của người đó, không phạm. (Trước nói không được là tự cứu mình, nay nói không phạm vì cứu người vậy, hoàn toàn đồng với ý Thánh giáo Ðại thừa).
Luật Tăng kỳ nói:
Có quốc độ làm kho chứa lúa sợ phi nhơn ăn trộm, dùng tre, lửa đốt lên làm dấu cho biết, đây tức là tác tịnh rồi. Như Ma-ma-đế[30] có kho chứa lúa chưa tác tịnh, sợ Tỳ-kheo nhỏ tuổi không biết pháp, khiến tịnh nhơn hỏa tịnh, cho đến hết kho lúa, Tỳ-kheo được nói: “xay đi, không phạm”.
Luật Căn bản nói:
Người có trách nhiệm lo công việc chùa, khi muốn chặt cây, bảy, tám ngày trước đó, dưới gốc cây, nên bày các vật phẩm cúng tế, và tụng kinh chú nguyện, thuyết thập thiện đạo, khen ngợi hành động lành, lại nên nói rằng: “Nếu nơi cây này trước đây có vị Thiên thần nào trú ngụ, nay nên tìm chỗ khác ở. Cây này vì công việc Tam bảo, cần dùng.” Sau đó bảy, tám ngày mới chặt. Khi chặt cây nếu có tướng khác hiện, nên vì khen ngợi công đức thí xả, nói cái lỗi xan tham. Nếu tướng khác vẫn còn hiện thì không nên chặt. Nếu không có tướng khác hiện thì mới chặt vậy. (Nghĩa là khiến người tịnh nhơn “tri” (biết) chứ không phải Tỳ-kheo tự tay chặt vậy).
CHỨNG MINH:
Căn bản tạp sự nói:
Nước Ðắc-xoa-thi-la có một long vương tên Y-la-bát, hóa thân làm hình của Ma-nộp-bà (thiếu niên) mang một tráp đầy vàng, đi khắp các nơi, dùng kệ xướng rằng:
“ Chỗ nào vua là lớn.
Trong nhiễm mà không nhiễm,
Không nhiễm mà lại nhiễm.
Người nào là người ngu?
Nơi nào người ngu lo,
Nơi nào người trí hỷ,
Ai hòa hợp biệt ly,
Gọi đó là an lạc”.
Nếu ai giải thích được, liền thưởng tráp vàng này. Song không có ai giải thích được. Ði lần đến nước Bà-la-ni-tư cũng xướng như vậy. Có người trả lời: “Có bậc thượng trí ở nơi A-lan-nhã, tên là Na-lạt-đà, sẽ giả thích nghĩa này.” Sau đó không bao lâu, Na-lạt-đà đến. Rồng dùng kệ hỏi. Người kia nghe, ghi nhớ lại, nói rằng: “Mười hai năm sau sẽ giải thích cho ông.” Rồng nói: “Như vậy lâu quá, xin trong vòng bảy ngày.”
Khi ấy, Na-lạt-đà liền đến báo với năm Tỳ-kheo Tỳ-kheo trả lời: “Ông có thể hỏi Phật.” Na-lạt-đà liền đến vườn nai, lễ dưới chân Phật, ngồi một bên. Phật nói pháp cho nghe, chứng quả Dự lưu, nguyện xin xuất gia. Phật dạy:
“Trước hết nên vì Ma-nộp-bà giải thích nghĩa bài tụng, vậy sau mới xuất gia, neân trả lời như vầy:
Vua thứ sáu là hơn.
Chỗ nhiễm liền sanh đắm.
Không nhiễm mà khởi nhiễm.
Nói đó là người ngu.
Người ngu nơi đây lo,
Kẻ trí nơi đây hỷ.
Chỗ ái biệt ly được,
Gọi an lạc là đây.
Người kia nếu không hiểu, lại vì họ nói bài tụng:
Nếu người nghe lời diệu,
Hiểu rồi tu thắng định.
Nếu nghe không rõ nghĩa,
Do người đó phóng dật.
Nếu người kia lại nghi, ông có thể đối với người kia dùng ngón tay ngắt một chiếc lá, nếu hỏi Thế Tôn xuất thế chưa? Trả lời: đã xuất thế. Nếu hỏi nơi nào? Trả lời: Tại Thí Lộc Lâm (vườn nai).
Khi ấy, Na-lạt-đà nhận lời dạy của Phật rồi đến chỗ con rồng, trả lời đầy đủ như trên. Con rồng kia hóa làm Chuyển luân Thánh vuơng đến chỗ đức Thế Tôn. Phật nói: “Người là người ngu si, ở thời đức Phật Ca-diếp-ba, thọ giới cấm của Phật, mà không thọ trì nên cảm lấy quả báo hạ liệt làm thân rồng lâu dài. Nay vì lý do nào lại khởi tâm dối trá? Ngay bây giờ ngươi nên hiện nguyên hình trở lại.
Rồng thưa: “Bạch Thế Tôn! Con là thân rồng, vì nhiều oán thù xấu ác, sợ có chúng sanh cùng làm tổn hại. Ðức Phật bảo Kim Cang Thủ vì rồng thủ hộ. Long vương một mình đến một chỗ, hiện lại nguyên hình. Thân có 7 đầu, đầu đuôi cách nhau có đến 200 dịch (trạm ngựa), trên mỗi đầu mọc một cây y-la đại thọ, bị gió lay động máu mủ chảy ra, thấm nhớp hình hài, hôi thúi đáng ghê. Thường có các loài trùng, giòi, ruồi, khắp trên thân thể, ngày đêm rút rỉa ăn nuốt. Lúc ấy, Long vương liền dùng thân cũ, đến chỗ Thế Tôn, lễ dưới chân, đứng qua một bên, bạch rằng: “Cúi xin đức Thế Tôn vì con thọ ký, và đến khi nào mới bỏ được thân rồng này?” Phật dạy: “Ðời sau, khi con người sống tám vạn tuổi, có đức Phật ra đời hiệu là Từ Thị, vì ngươi thọ ký, sẽ thoát khỏi thân rồng.” Long vương buồn khóc, những con mắt trong các đầu đều chảy nước mắt, thành 14 con sông, dòng nước chảy nhanh đáng sợ. Phật bảo: “Phải chấm dứt, đừng để tổn hại đến nước (quốc gia).” Rồng đảnh lễ dưới chân Phật, thoạt biến mất.
Ðại chúng hỏi nguyeân nhân vấn đề. Phật dạy: “Thời đức Phật Ca-diếp-ba, con rồng này ở trong giáo pháp của Phật, xuất gia tu hành, thấu rõ ba Tạng, lão luyện các pháp định, đi kinh hành dưới cây y-la, để tự sách tấn mình. Lá cây rơi đụng trán, vẫn nhẫn thọ. Sau đó, vì tâm quá mệt mỏi, nên từ thiền định đứng dậy. Hành giả sách tấn kinh hành, lại bị lá cây rơi trúng đầu quá đau, nổi lòng giận dữ, liền dùng tay bẻ nhánh quăng xuống đất, nói lời như sau: Phật Ca-diếp-ba, những vật vô tình này, thấy có lỗi gì mà chế học giới (xứ) khiến ta chịu khổ thế này? Do lòng sân độc hại quá mạnh, phá hủy giới cấm, nên khi chết đọa làm loài rồng.”
PHỤ:
Luật Ngũ phần nói:
Không được vì quỷ thần và sư ngoại đạo làm tháp. Ðã làm rồi thì không được phép phá.
Căn bản ni-đà-na nói:
Ðối với chỗ Thiên thần không nên cúng dường, cũng đừng khinh khi xâm phạm.
12. GIỚI NÓI QUANH ÐỂ QUẤY RẦY NGƯỜI KHÁC
Ðây là tánh tội. Ðại thừa đồng học.
GIỚI BỔN:
Tỳ-kheo nào, cố ý nói quanh và gây phiền vị khác, Ba-dật-đề.
NGUYÊN DO[31]:
Xiển-đà phạm tội, các Tỳ-kheo hỏi, Xiển-đà đem bao nhiêu việc khác nói: “Các vị nói với ai, nói việc gì, bàn luận thế nào, nói với tôi hay nói với ai. Ai phạm tội, tội do đâu sanh. Tôi không thấy tội, tại sao nói tôi có tội?”
Các Tỳ-kheo cơ hiềm, bạch Phật, Phật bảo Tăng tác bạch dư ngữ (nói quanh), kiết giới rằng: Tỳ-kheo nào nói quanh co phạm Ba-dật-đề. Xiển-đà nhơn ấy không nói quanh lại gây phiền hận cho chúng Tăng bằng cách: kêu đến, không đến; không kêu lại đến, cần đứng dậy, không đứng; không cần đứng dậy,
lại đứng, nên nói, không nói; không nên nói lại
nói. Phật lại bảo Tăng tác bạch xúc não, kiết giới này lại.
TƯỚNG TRẠNG CỦA TỘI
Tăng chưa tác bạch dư ngữ (nói quanh) mà dư ngữ phạm Ðột-kiết-la. Nếu tác bạch rồi mà dư ngữ, phạm Ba-dật-đề. Tăng chưa tác bạch xúc não (gây phiền hận) mà kêu đến không đến v.v... đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu tác bạch rồi mà xúc não đều phạm Ba-dật-đề. Nếu bậc Thượng tọa kêu đến mà không đến phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni phạm Ba-dật-đề. Ba chúng dưới phạm Ðột- kiết-la.
Không phạm: Nghe lại lời nói trước không hiểu vì có sự mập mờ, cho nên giống là dư ngữ (hỏi lại: “Thầy nói với ai?... cho đến tôi không thấy tội này”). Người ấy làm việc phi pháp, hoặc khi ăn hoặc ngồi chỗ ăn có bệnh, nạn v.v... cho nên giống như là xúc não.
Luật Căn bản nói:
Nếu Tỳ-kheo thấy người thợ săn đuổi con nai v.v... chạy vào chùa. Thợ săn hỏi: “Ông có thấy con nai chạy qua đây không?” Tỳ-kheo không nên nói là: “Thấy”. Nếu lúc trời lạnh nên mời họ vào nhà ấm để sưởi lửa. Nếu là lúc trời nóng thì nên mời họ vào nhà mát để uống nước. Nếu họ nói: “Tôi không mệt mỏi.” Tôi cần hỏi con nai chạy qua đây. Trước hết tự xem chỉ trong bàn tay mà nói: “Tôi thấy chỉ trong bàn tay.” Nếu họ hỏi nữa, nên nhìn lên thái hư mà nói: “Tôi thấy thái hư.” Nếu họ nói: “Tôi không hỏi chỉ tay và thái hư, chỉ hỏi con vật cần giết có chạy qua đây không?” Liền khi ấy nên xem khắp bốn phương, khởi niệm như thế này: “Ðối với Thắng nghĩa đế, tất cả các hành, vốn không có hữu tình”, và trả lời: “Tôi không thấy hữu tình.” Như vậy đều không phạm. Nếu khi hỏi việc khác, không như thật mà trả lời, đều mắc tội đọa.
PHỤ:
Giới không cung kính, các bộ luật khác đều có giới này. Ðại ý cùng giới này đồng vậy.
Luật Thập tụng nói:
Nếu Tỳ-kheo không cung kính, phạm Ba-dật-đề. Xiển-đà đối với Thượng tọa, khi nói pháp luật, tác dị ngữ (dùng những lời kỳ dị để đáp lại những nạn vấn) đáp, cho nên Phật chế cấm. Tăng sẽ vì họ ghi nhận việc không cung kính bằng cách bạch tứ Yết-ma. Nếu trước khi chưa ghi nhận, khuyên bảo đừng làm. Họ đáp rằng: không làm mà thật làm. Hoặc đáp: sẽ làm mà thật làm, đều phạm Ðột-kiết-la. Nếu sau khi Tăng đã ghi nhận việc không cung kính, khuyên bảo đừng làm, mà đáp rằng: không làm mà thật làm. Hoặc đáp rằng: sẽ làm mà thật làm, đều phạm Ba-dật-đề.
Luật Ngũ phần nói:
Khinh ba thầy (Hòa thượng, Thượng tọa, A-xà-lê)và giới đều phạm mỗi một Ba-dật-đề. Khinh Tỳ-kheo khác phạm Ðột-kiết-la. Cho đến Thầy bảo quét mà không quét, bảo quét thuận gió mà quét nghịch gió đều phạm Ðột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni cũng như vậy. Ba chúng sau phạm Ðột-kiết-la.
Luật Nhiếp nói:
Không kính Tăng-già mắc tội đọa. Không kính người khác mắc tội ác tác.
Năm hạng người dạy bảo không được trái nghịch:
1) Quốc vương.
2) Như Lai Ðại sư.
3) Bậc Thượng tọa trong chúng.
4) A-giá-lợi-gia (A-xà-lê).
5) Ô-ba-đà-gia (Hòa thượng).
BIỆN MINH:
Quốc vương dạy bảo tức là thường pháp của quốc gia. Tỳ-kheo không được phạm đến quốc hiến như vậy. Nếu dạy bảo một cách phi lý như bảo triều bái hay phục dịch v.v... không nên làm theo. Trong Tạng có ghi chép: Sa-môn không nên lễ bái người đời v.v... cùng các việc, gồm sáu quyển[32], Tỳ-kheo không nên không xem. Hơn nữa, trừ bậc Như Lai Ðại sư, nếu hai thầy, Thượng tọa có dạy bảo việc phi pháp cũng không nên phục tùng.
Luật Tứ phần nói:
Không nên ở trước một Hòa thượng, hay nhiều Hòa thượng v.v... (nhiều vị đã 10 hạ) hoặc một A-xà-lê, hay nhiều A-xà-lê v.v... (nhiều vị đã 5 hạ) mặc y phủ hai vai và mang guốc dép. Khi thấy hai thầy, Thượng tọa nên đứng dậy chào đón. Trừ khi ăn, khi tác pháp dư thực chứ không ăn, hoặc bệnh, nên thưa rằng: “Ðại đức tha thứ cho con, con có duyên sự như vậy nên không đứng dậy được”. TRÙNG TRỊ TỲ-NI SỰ NGHĨA TẬP YẾU
HẾT QUYỂN THỨ SÁU Chú thích:
1 Tứ phần luật 9, tr. 624a, Ðại 22n1428.
2 Tứ phần luật 9, tr. 624c22, Ðại 22n1428.
3 Tứ phần luật 9, tr. 626a, Ðại 22n1428.
4 Ngũ pháp nhơn: là người nhận 5 pháp phá Tăng của Ðề-bà-đạt-đa.
5 Tứ phần luật 10, tr. 626c, Ðại 22n1428.
6 Tứ phần luật 10, tr. 628c24, Ðại 22n1428.
7 Vũ dục y 雨浴辍衣Â: Pāli. vassikasāṭikā, khăn quấn để tắm khi trời mưa; khác với dục y 浴衣÷ (udakasāṭikā), khăn tắm để Tỳ-kheo-ni quấn người khi tắm sông. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
8 Tứ phần luật 10, tr. 630b28, Ðại 22n1428.
9 Tứ phần luật 10, tr. 632a19, Ðại 22n1428.
10 Tứ phần luật 10, tr. 633a13, Ðại 22n1428.
11 Thập tụng luật 8, tr. 60c13, Ðại 23n1435: “Nếu Tỳ-kheo xoay đồ vật về mình mà khởi tưởng muốn xoay phạm Ni-tát-kì ba-dật-đề. Hoặc xoay đồ vật về cho mình mà khởi tưởng không xoay cũng phạm Ni-tát-kì ba-dật-đề. Hoặc xoay đồ vật về cho mình mà sanh nghi cũng phạm Ni-tát-kì ba-dật-đề. Nếu không xoay đồ vật về cho mình mà khởi tưởng xoay về thì phạm Đột-kiết-la. Nếu không xoay đồ vật về cho mình mà sanh nghi cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu không xoay đồ vật về cho mình và khởi tưởng không xoay thì không phạm.”
12 Tăng kỳ 僧祇: dịch là chúng, hoặc số. Như Tăng kỳ bộ, Tăng kỳ luật, Tăng kỳ vật v.v...
13 Diện môn lạc: Xem cht. 10, Trùng trị q. 4 (bản Việt), Tăng-già-bà-thi-sa 12.
14 Căn bản 25, tr. 762c04, Ðại 23n1443.
15 Ðây là nguyên do (duyên khởi), không phải giải thích, ngài Trí Húc viết nhầm chữ (Trùng trị tỳ-ni sự nghĩa tập yếu, q. 6, tr. 392b13, Vạn 40n719). Tứ phần luật 11, tr. 634a, Ðại 22n1428.
16 Tứ phần luật 11: Xúc giác bởi ba thức: mũi, lưỡi và thân.
17 Tứ phần luật 11, tr. 634c, Ðại 22n1428.
18 Tứ phần luật 11, tr. 636a, Ðại 22n1428.
19 Tứ phần luật 11, tr. 637a29, Ðại 22n1428.
20 Tứ phần luật 11, tr. 638a28, Ðại 22n1428.
21 Tứ phần luật 11, tr. 638c, Ðại 22n1428.
22 Tứ phần luật 11, tr. 639a29, Ðại 22n1428.
23 Tứ phần luật 11, tr. 639c, Ðại 22n1428.
24 Niệm A-na-ban-na: Xem trong giải thích giới Ba-la-di 3 (sát sanh), Trùng trị q. 3 (bản Việt).
25 Tứ phần luật 11, tr. 640a, Ðại 22n1428.
26 Tứ phần luật 11, tr. 641a, Ðại 22n1428.
27 Sinh địa 生地: Ðất sinh sản vào tháng 8 ở những nước có mưa nhiều; ở nước mưa ít, tháng 4 đất sinh sản. (cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
28 Thôn quỷ thần 鬼神d村: Pāli. bhūtagāma, dịch là chủng loại (hạt giống) có mần sống. Thôn quỷ thần, nghĩa đen “xóm làng của quỷ thần”, đây là hàm nghĩa tín ngưỡng, các quỷ thần thường cư ngụ trên các cây cối, nhất là các đại thọ. Vả lại, cây cối còn là nương náu của nhiều loại côn trùng, cầm thú; do đó, Căn bản và Luật nhiếp dịch là “hữu tình thôn”, nghĩa đen là chỗ nương tựa của các hữu tình. (Tứ phần hiệp chú 2A – HT Trí Thủ biên soạn, cht. Tứ phần luật, HT Thích Ðỗng Minh dịch).
29 Tứ phần luật 12, tr. 641c, Ðại 22n1428.
30 Ma-ma-đế 摩摩帝: Skt. Mamati, là người tri sự, người kinh doanh, hay chủ chùa (Vihāra-svāmin).
31 Tứ phần luật 12, tr. 642a, Ðại 22n1428.
32 Tập sa-môn bất ưng bái tục đẳng sự, 6 quyển, Ngạn Tông biên soạn thời Ðường, tr. 443, Ðại 52n2108.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.103.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.