Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH Y HỌC THƯỜNG THỨC »» Cẩm nang sức khỏe gia đình »» 58. CHĂM SÓC TRẺ EM BỆNH »»

Cẩm nang sức khỏe gia đình
»» 58. CHĂM SÓC TRẺ EM BỆNH

Donate

(Lượt xem: 6.686)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Cẩm nang sức khỏe gia đình - 58. CHĂM SÓC TRẺ EM BỆNH

Font chữ:

a. Kiến thức chung

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, thể lực chưa đầy đủ. Vì vậy, khi trẻ em bệnh, việc chăm sóc cần có sự quan tâm đặc biệt.

Trước hết, vì thể lực trẻ em còn yếu, bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và nguy hiểm, nên việc theo dõi phải thường xuyên và cảnh giác cao độ. Trẻ em càng nhỏ tuổi, mức độ nguy hiểm do căn bệnh mang lại càng cao hơn.

Mặt khác, khối lượng cơ thể trẻ em còn nhỏ nên lượng thuốc điều trị đưa vào sẽ có nồng độ lớn hơn thông thường. Vì vậy, liều dùng cho trẻ em phải tuân thủ đúng hướng dẫn. Lượng thuốc sai lệch dù nhỏ cũng có thể gây ra nguy hiểm lớn, vì chúng tác động lên cơ thể trẻ em mạnh hơn đối với người lớn.

Ngoài ra, các tác dụng phụ của thuốc đôi khi cũng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Vì vậy, những loại thuốc có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm chỉ nên dùng trong những điều kiện có sự theo dõi của y, bác sĩ.

Vấn đề dinh dưỡng cũng là một yếu tố khác cần quan tâm. Trẻ em bị bệnh thường đi kèm theo biếng ăn. Nhưng đồng thời, thiếu hụt nguồn dinh dưỡng do thức ăn đưa vào sẽ làm cho cơ thể càng khó hồi phục, vượt qua cơn bệnh. Trẻ em đôi khi lại thích ăn những món ăn không thích hợp hoặc có hại, trong khi đó, những món ăn thích hợp lại không làm chúng ăn ngon miệng. Vì vậy, việc xác định đúng thực đơn giúp trẻ ăn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng cần thiết là một yếu tố quan trọng giúp trẻ chóng khỏi bệnh.

Yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng. Trẻ em không ý thức được việc phải trình bày với người lớn diễn tiến bệnh của mình, cho dù các em có thể biết được những thay đổi trong cơ thể. Vì thế, người trực tiếp chăm sóc cho trẻ em tốt nhất phải là người mà các em yêu mến, gần gũi. Khi chăm sóc cho trẻ em, phải dịu dàng, dỗ dành, để các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi và chịu trả lời những câu hỏi về bệnh tình của người chăm sóc mình. Mặt khác, người theo dõi trị bệnh cũng không được tin hoàn toàn vào sự trình bày của trẻ em, mà cần có sự kiểm chứng, xác nhận lại các triệu chứng bệnh.

b. Những điều nên làm

– Thường xuyên theo dõi các triệu chứng bệnh của trẻ em để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Nhiều căn bệnh đối với người lớn không phải là nguy hiểm lắm nhưng đối với trẻ em cần phải đưa đi điều trị ngay.

– Trẻ em cần được quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng ngay cả khi không có bệnh. Đối với trẻ bị bệnh, càng phải chú ý nhiều hơn nữa.

– Tuân thủ tuyệt đối liều dùng và các hướng dẫn dùng thuốc. Dụng cụ đong lường thuốc phải chính xác, giờ uống thuốc nên được ghi rõ vào giấy dán lên chỗ giường nằm để đảm bảo cho các em uống đủ liều và đúng giờ.

– Tuyệt đối không bao giờ giao thuốc cho trẻ để tự uống. Nhất thiết phải có một người chăm sóc và chịu trách nhiệm về việc cho trẻ uống thuốc.

– Trong gia đình nên có một nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cho trẻ. Khi phát hiện trẻ có sốt cao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

– Hạn chế tối đa việc tiêm thuốc cho trẻ em. Trong mọi trường hợp, nếu có thể dùng thuốc uống thì tốt hơn. Chỉ dùng thuốc tiêm khi có chỉ định bắt buộc của bác sĩ. Nhiều người đề nghị dùng thuốc tiêm chỉ vì khó cho trẻ uống thuốc. Như vậy là không đúng. Dùng thuốc tiêm có nhiều nguy cơ hơn thuốc uống, và không phải bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn.

– Giữ ấm hoặc thoáng mát cho trẻ tùy theo điều kiện nhiệt độ. Đôi khi trẻ chưa biết phàn nàn về sự khó chịu do nhiệt độ mang lại, nhưng điều đó làm cho trẻ khó hồi phục sức khỏe. Tránh không để quạt máy quạt gió trực tiếp vào nơi trẻ nằm.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 59 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Giai nhân và Hòa thượng


Nghệ thuật chết

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.80.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...