Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 11 »»

Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 11

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.54 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Bản Hạnh Tập

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 10: DI MẪU NUÔI THÁI TỬ
Sau khi Thái tử đản sinh vừa được bảy ngày, Thánh mẫu Ma-da không còn oai lực của chư Thiên hộ trì, lại không còn cảm giác diệu lạc như khi Đồng tử còn ở trong thai, thân thể ốm gầy, sức lực yếu đuối, rồi bà từ trần.
Hoặc có Sư nói: “Thọ mạng của phu nhân Ma-da chỉ sống đến ngày thứ bảy thì mạng chung. Tuy nhiên, đây là việc thường lệ xưa nay, khi các vị Bồ-tát đản sinh đủ bảy ngày thì Thánh mẫu mạng chung. Vì sao? Vì chư Bồ-tát xuất gia tuổi còn thơ ấu, các Thánh mẫu thấy việc như vậy nên trong lòng lo âu buồn rầu mà bỏ mạng.”
Sư Tát-bà-đa lại nói: “Thánh mẫu thấy tướng Bồ-tát sơ sinh thân thể đầy đặn, đoan chánh khả ái, trong thế gian ít có người thứ hai, thấy việc hết sức đặc biệt, quá ư hy hữu như vậy, vui mừng hớn hở tràn ngập châu thân, do vì không dằn được cảm xúc vui mừng nên mạng chung.”
Quốc đại phu nhân từ trần, thần thức bà liền sinh lên cung trời Đao-lợi, hưởng nhiều điều tốt đẹp lạ thường. Một hôm Thánh mẫu cùng với vô lượng vô biên thể nữ chư Thiên, tả hữu trước sau vây quanh hộ vệ, và mỗi ngọc nữ mang theo vô lượng các thứ cúng dường như hoa Mạn-đà-la... trên con đường từ Đao-lợi đến thành Ca-tỳ-la, khắp mọi nơi đều có rải hoa để tỏ lòng cúng dường Bồ-tát, từ trên hư không nhẹ nhàng hạ xuống trần gian nơi cung vua Tịnh Phạn. Thánh mẫu đến vương cung rồi, nói với vua Tịnh Phạn:
-Đại vương phải biết, ta được thiện lợi là do khéo sống trong nhân gian, thuở trước ta mang thai chúng sinh thanh tịnh, đó là Đồng tử của Đại vương, suốt trong mười tháng thọ cảm giác khoái lạc, nay ta sinh lên cung trời Đao-lợi, lại thọ khoái lạc như trước không khác, khoái lạc khi mang thai so với khoái lạc cảnh trời Đao-lợi hôm nay hoàn toàn giống nhau. Xin Đại vương từ nay trở đi chớ vì ta mà sinh tâm nhớ nhung buồn khổ, và cũng từ nay cho đến đời vị lai ta không còn tái sinh.
Khi ấy, Ma-da hiện thân cõi trời mà nói kệ ca ngợi Đồng tử:
Tâm bình đẳng không có oán thân,
Thân dũng mãnh siêng năng tinh tấn.
Lý chân như thật tế khéo tu,
Chánh niệm định trước sau tỏ rõ.
Thân sáng tỏ giống tợ vàng ròng,
Khéo điều phục các căn tịch tịnh.
Thánh tử ta thuyết pháp vô song.
Thiện tâm đảnh lễ Đấng Tối Thắng.
Ma-da nói kệ xong, bỗng nhiên không xuất hiện, ẩn thân trong hư không trở về Thiên cung.
Sau khi Quốc đại phu nhân từ trần, Đại vương Tịnh Phạn liền tập trung các vị kỳ đức hoàng thân quốc thích vào trong cung thảo luận:
-Này các quyến thuộc cùng hàng quốc thích, nay Thái tử còn là hài nhi mà mẹ mất sớm, sự bú mớm không biết nhờ đâu? Sẽ đem Thái tử phó thác cho ai nuôi nấng dạy dỗ để đời sống được bình thường? Ai là người theo dõi thời tiết, chăm sóc y phục hợp thời? Ai là người tận tụy chăm nom sức khỏe Thái tử, để sự khôn lớn được tốt đẹp? Ai là người có tâm thương mến Thái tử như con ruột của mình, để bồng bế dìu dắt hầu hạ? Phải là người có tâm thương yêu tận tụy và hoan hỷ.
Lúc ấy có năm trăm phụ nữ mới về làm dâu hoàng gia họ Thích. Những cô dâu mới này đều tâu:
-Tôi có khả năng nuôi dưỡng Thái tử, tôi có khả năng chăm sóc Thái tử.
Các vị trong hoàng tộc lại nói:
-Tất cả những cô dâu này còn đang lứa tuổi xuân xanh, sức khỏe dồi dào, tâm đam mê sắc dục, nên không thể y theo thời tiết nuôi dưỡng, lại cũng chưa trải qua kinh nghiệm tâm lý người mẹ nuôi con.
Chỉ có Ma-ha Ba-xà-ba-đề này, chính là dì ruột của Thái tử, do quan hệ tình thương ruột thịt, mới có khả năng nuôi dưỡng Thái tử, lại cũng đủ tư cách hầu hạ Đại vương.
Bấy giờ, tất cả hoàng gia, ai ai cũng đều tán thành ý kiến này, rồi mọi người trong hội đồng khuyến thỉnh Ma-ha Ba-xà-ba-đề làm dưỡng mẫu cho Thái tử.
Đại vương Tịnh Phạn bồng Thái tử trao cho di mẫu Ma-ha Ba-xà- ba-đề và dặn dò:
-Do vì nàng là dì ruột của Thái tử, lại là phu nhân hiền hậu của ta, như vậy, người phải nuôi dưỡng và chăm sóc Thái tử cho thật tốt, tắm rửa, y phục phải hợp thời tiết để cho Thái tử chóng lớn khôn. Rồi nhà vua chọn thêm ba mươi hai tỳ nữ trợ giúp vào việc chăm sóc nuôi dưỡng Thái tử: tám người lo việc bồng bế Thái tử, tám người lo việc tắm rửa Thái tử, tám người lo việc bú mớm Thái tử, tám người giúp vui cho Thái tử.
Vua Tịnh Phạn có hai người con: Một là Thái tử Tất-đạt-đa, hai là Nan-đà.
Vua Bạch Phạn cũng có hai người con: Người thứ nhất tên là Nan-đề-ca, người thứ hai tên là Bà-đề-lị-ca.
Vua Hộc Phạn cũng có hai người con: Người thứ nhất là A-nan-đà, người thứ hai là Đề-bà-đạt-đa.
Vua Cam Lộ Phạn cũng có hai người con: Người thứ nhất tên là A-ni-lô-đậu, người thứ hai tên là Ma-ha-na-ma.
Em gái vua Tịnh Phạn tên là A-di-đa-chất đa-la (Nhà Tùy dịch là Cam Lộ Muội) có một người con tên là Để-sa.
Bấy giờ, Ma-ha Ba-xà-ba-đề, di mẫu của Thái tử bạch vua Tịnh Phạn: Thần thiếp xin y theo lệnh Đại vương dạy, không dám trái ý.
Ma-ha Ba-xà-ba-đề vâng lệnh nhà vua nuôi dưỡng Thái tử, giống như mặt trăng từ đầu tháng đến giữa tháng, ngày càng tròn đầy trong sáng; nuôi dưỡng Thái tử ngày càng khôn lớn cũng lại như vậy. Lại giống như cây Ni-câu-đà trồng chỗ đất phì nhiêu, lần lần tăng trưởng thành đại thọ, Thái tử ngày nay lớn khôn cũng lại như vậy.
Từ khi Thái tử đản sinh cho đến ngày nay, cung điện Đại vương Tịnh Phạn ngày càng tăng thêm rất nhiều tài lợi: Vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu, súc vật... không thiếu một vật gì.
Có bài kệ nói:
Ngũ cốc và của cải,
Vàng bạc cùng y phục.
Làm ra hoặc chẳng làm
Tự nhiên được đầy đủ.
Đồng tử và Từ-mẫu
Sữa tô lạc thường nhiều.
Từ mẫu mà ít sữa,
Đều luôn luôn căng đầy?
Trong thời gian đó nếu có ai oán hận nhà vua, thì tự nhiên chuyển đổi tâm tánh, chuyển oán thành ân, sinh tâm bình đẳng, đồng tâm hiệp lực, nhất tâm nhất ý, cùng nghĩ cùng làm. Thuở ấy mưa thuận gió hòa, không có các thiên tai như mưa đá... làm nhiễu hại dân chúng, ra công sản xuất thì ít mà thu hoạch lại nhiều, đồng ruộng lúa mạ, tất cả hoa màu, dược thảo rừng cây, vườn cây ăn quả, tùy màu sắc mỗi loài hoa càng thêm tươi thắm, hương thơm bát ngát, tùy theo hương vị, mỗi loại trái cây càng thêm ngon ngọt đậm đà. Tất cả hoa mầu đều già chín đúng mùa, không bao giờ trễ hạn. Hết thảy đều nhờ oai đức của Thái tử.
Ở trong thành, tất cả những người có thai đều được sinh sản an ổn. Dân chúng không có các tật bệnh hoạnh ương, cũng không có chết yểu, đều nhờ oai đức của Thái tử.
Tất cả Trưởng giả, cư sĩ, dân chúng những vùng lân cận, mỗi người tự an phận mình, không có cảnh mưu cầu cướp giựt lẫn nhau, không có chuyện người này lấy của người kia, hay người kia bị bắt buộc đem của đến dâng cho người này. Dầu có người gặp nhân sự gì đó, cần ít nhiều tiền của thì đi vay mượn, người cho mượn lẽ ra phải cho nhiều mà lại cho ít, người mượn không sinh tâm niệm: “Tại sao ta cần chừng này mà họ chỉ cho chừng ấy”. Dân chúng trong thành các vùng lân cận đều tôn kính lẫn nhau, hiếu dưỡng phụ mẫu, kính thờ sư trưởng, cũng do nhờ oai đức của Thái tử. Cũng như thuở xưa y theo chánh pháp mà sinh hoạt, tất cả vua tôi sĩ thứ đều hành động đúng theo chánh pháp, đều tu Thập thiện, đầy đủ các hạnh trong nước không có nạn khủng bố, ngũ cốc được mùa, không có cảnh cơ hàn khốn khổ, hết thảy đều tốt đẹp.
Ngay cả quốc nội của Đại vương Tịnh Phạn, dân chúng không đói khát, cũng không cớ nạn khủng bố, ngũ cốc được mùa, tất cả mọi người đều y theo chánh pháp mà sinh hoạt, thường ưa bố thí vun trồng công đức, xây dựng lâm viên, làm việc đại nghĩa như: Đào ao, vét giếng, mương, kênh, khe rãnh, tất cả đều được thành tựu tự nhiên. Các đền thờ Thiên thần, am miếu thuộc các nơi nha, cuộc, tỉnh, phủ cũng được tự nhiên hưng thịnh. Tất cả dân chúng không có tai nạn hoạnh ương, đều được an vui giống như Thiên giới, mọi sự đều do oai đức của Thái tử, nên những việc như vậy không có gì là không thành tựu.
Tóm tắt qua bài kệ:
Dân chúng đều trọng pháp
Lòng bỏn sẻn không còn,
Đều sống theo chánh pháp
Không sát bởi lòng từ,
Giải trừ được nạn đói,
Thực phẩm rất dồi dào.
Mọi người đều vui sướng,
Hưởng thụ như chư Thiên.
Bấy giờ Đại vương Tịnh Phạn đợi ngày sao Chẩn qua rồi, chọn ngày sao Giác vì Thái tử mà làm các chuỗi anh lạc và các tư trang bằng ngọc quý giá như vòng đeo cổ tay cổ chân, các vòng trang điểm trên đầu, các tràng hoa đeo ngang cổ, chuỗi anh lạc bằng các ngọc quý có đường nét nổi bật, các vòng ngọc nơi cánh tay hay nơi thắt lưng, dây thắt lưng bằng vàng, chuông rung bằng vàng, lưới ngọc, các ngọc ma-ni dùng điểm trên giày ống dép da, mũ ngọc giống như chư Thiên, hết sức đẹp đẽ, lạ thường.
Lại có năm trăm thân quyến họ Thích vì Thái tử mỗi người làm một xâu chuỗi anh lạc thật đẹp, làm xong đồng đến vua Tịnh Phạn thưa:
-Lành thay Đại vương! Những chuỗi anh lạc chúng tôi làm trong bảy ngày đêm, cúi xin Đại vương thâu nhận trang sức cho Thái tử để chúng tôi khỏi bỏ công vô ích.
Vào một buổi sáng ngày Quỷ tú, Đại vương cùng Quốc sư Bà-la-môn Ưu-đà-da-na là thân phụ của Tỳ-kheo ưu-đà-di, cùng với năm trăm vị Bà-la-môn khác đồng xướng lên:
-Ngày nay hết sức an lành!
Rồi cùng nhau đưa Thái tử đến một hoa viên tên là Vô cấu thanh tịnh trang nghiêm, xưa nay người ta quý trọng vườn này như bảo tháp. Thuở ấy trong hoa viên lại có vô lượng vô biên trăm ngàn du khách, nào đàn ông, đàn bà, thanh niên nam nữ, rủ nhau tập họp chờ xem dung nhan Thái tử. Nhà vua lại sắm một cỗ xe lớn chở đầy các thứ: Chuỗi anh lạc, vàng, bạc, y phục, thực phẩm, mỗi thứ đều đầy ắp trên xeễ Xe này đi trước Thái tử để tổ chức đại hội bố thí Vô già nơi các ngã tư đường lớn và các đầu đường đi vào thôn xóm nơi thành Ca-tỳ-la, ban tổ chức cao giọng tuyên bố:
-Hễ ai cần những gì, ở đây đều cung cấp đầy đủ.
Lại nữa, có tám ngàn nhạc cụ cùng nhau hòa tấu đủ các âm điệu, lại trên hư không tự nhiên rải vô lượng vô biên các loại hoa tuyệt đẹp. Lại có vô lượng trăm ngàn mỹ nữ được trang sức với vô lượng chuỗi anh lạc, hoặc ở trên lầu, hoặc ở trên đài cao, hoặc nơi vọng gác, hoặc ở trên bờ thành, hoặc có nàng tựa vào tường, hoặc ở cửa sổ từ các lầu trên thành, hoặc nơi các tòa nhà đồ sộ hay cao ốc, tay cầm sẵn các hoa quý, chờ Thái tử đi gần đến sẽ tung rải để tỏ lòng đón rước.
Lại có tám ngàn ngọc nữ chư Thiên trang điểm thật đẹp, tay cầm chổi đi phía trước Thái tử quét dọn đường sá. Tất cả quyến thuộc Thích chủng đều đi hai bên Đại vương Tịnh Phạn, theo thứ lớp đi phía trước Thái tử.
Lúc đó Ma-ha Ba-xà-ba-đề ngồi trên chiếc kiệu quý giá, hai tay bồng Thái tử đặt trên đầu gối mình.
Dùng vô lượng vô biên các thứ quý giá trang hoàng đâu đó hoàn chỉnh, rồi cùng nhau đưa Thái tử đến hoa viên.
Bấy giờ, Quốc sư thân phụ của Ưu-bà-di cùng với năm trăm vị Bà-la-môn, mỗi người đều dùng vô lượng vô biên lời cầu nguyện an lành ca ngợi Thái tử, rồi đem chuỗi anh lạc đeo trên mình Thái tử. Do thân tướng Thái tử, tất cả chuỗi anh lạc bị ẩn khuất, không còn phát sinh ánh sắng, mờ tối giống như đống mực. Các chuỗi anh lạc lại không còn sức phản chiếu ánh sáng, cũng không còn trong suốt, chẳng khác nào như cục than hầm để bên đống vàng Diêm-phù-đàn quý giá.
Đúng y như vậy! Như vậy! Chuỗi anh lạc trang sức trên mình Thái tử, giống như đom đóm ở giữa ban ngày nắng chói, không thể hiện được ánh sáng. Tất cả bao nhiêu chuỗi anh lạc để gần bên Thái tử, không tài nào thể hiện chiếu sáng được cũng lại như vậy. Mọi người thấy Thái tử có những việc hết sức đặc biệt quá ư hy hữu như vậy, đều hô to lên:
-Hoan hô! Hoan hô! ít có thay! ít có thay!
Họ hớn hở vui cười, người người vỗ tay reo hò ca hát, vung múa y phục.
Lúc ấy ở trên hư không hoa viên có một Thiên thần tên là Ly cấu, ẩn trong không trung nói kệ:
Giả sử cõi đất này,
Thành ấp và xóm làng,
Núi sông và cây cối,
Đều thành vàng Diêm-phù,
Ánh sáng sợi lông Phật,
Đầy đủ tướng oai đức.
Che khuất như khối mực
Đầy trang nghiêm, trăm phước
Diệt ánh sáng anh lạc.
Ngài đủ các tướng này,
Quả báo rất tối thắng,
Chẳng cần ngọc trang sức.
Thiên thần đọc kệ tán thán, kế đến dùng vô lượng vô biên thiên hoa rải trên mình Thái tử, rồi trở về Thiên cung.
Bấy giờ, thân bằng quyến thuộc dòng họ Thích đem đầy các thứ: Giường làm bằng ngà đủ các màu sắc, các loại thuốc, bột chiên-đàn vô giá và các thứ bột hương khác... để hiến dâng cho Thái tử sử dụng và trang điểm trên thân. Lại đem các đồ chơi như: Xe nai làm bằng vàng ròng, các loại ghe thuyền, các giống thú ngoài đồng cho đến ngựa con làm bằng ngọc quý giá để Thái tử mặc tình chơi đùa. Những đồ chơi như vậy, đủ cho Thái tử chơi trong tám năm.
Thái tử được nuôi dưỡng qua năm tháng dần dần khôn lớn, tuyệt nhiên không giống như những đứa trẻ khác, như: Không tiểu dãi dơ bẩn, không có các thứ phẩn uế, không có kêu khóc ê oa, không co giật, cũng không đòi ăn uống... nên các dưỡng mẫu luôn luôn vui lòng.
Một hôm, Đại vương Tịnh Phạn nghĩ: “Thái tử có hình dung tuấn tú, trong thế gian ít có được người thứ hai nhưng chưa biết sức lực Thái tử mạnh yếu thế nào. Nay ta sẽ thử xem ra sao?”
Rồi nhà vua tổ chức một cuộc tiệc dành riêng cho Thái tử và các đồng tử cùng trang lứa trong hoàng giaề Đồng thời nhà vua cũng cho tập trung một số bạch tượng con cùng dự tiệc với các đồng tử. Nhà vua dùng một bát bằng vàng ròng chạm trổ thật đẹp, đựng đầy các viên thực phẩm tuyệt diệu, lại dùng vàng ròng làm dây xích, xiềng bát vàng đặt trước mặt các đồng tử. Rồi Đại vương ra lệnh các đồng tử hãy tranh thức ăn với các chú voi con. Các đồng tử tranh không lại các chú voi con nên bị chúng đoạt mất phần ăn. Sau cùng đến lượt Thái tử, nhà vua cũng tuyên bố:
-Thái tử phải giữ lấy phần ăn của mình, không thì sẽ bị bạch tượng con đến cướp lấy. Thái tử liền dùng hai tay bưng lấy bát vàng đưa nhẹ lên, dây xiềng vàng liền đứt, khiến chú voi con bị đẩy lui không tranh lại sức với Thái tử.
Sau đó Đại vương Tịnh Phạn vì Thái tử sắm nhiều xe dê để trong nội cung cho Thái tử vui chơi, mỗi con dê được trang hoàng: Yên làm bằng vàng ròng, đủ các ngọc quý và chuỗi anh lạc trang nghiêm trên thân, lại phủ bên ngoài một mành lưới bằng vàng. Mỗi khi dạo chơi trong cung cho đến các hoa viên, Thái tử thường ngồi trên các xe dê này.
Và các hoàng thúc Cam Lộ Phạn..., các hoàng thích khác đều vì con của mình, trang nghiêm các xe giống như xe Thái tử, cũng để cho các đồng tử cỡi xe tùy ý dạo chơi.
Phẩm 11: TẬP HỌC KỸ NGHỆ
Khi Thái tử tuổi vừa lên tám, Đại vương Tịnh Phạn nhóm họp bá quan, quần thần tể tướng, rồi ngài hỏi:
-Ngày nay trong nước trẫm, các khanh có biết ai là người trí tuệ bậc nhất, ai là người đầy đủ tài năng thông thạo các ngành nghề, đủ khả năng làm thầy dạy lịch sử, văn học và tất cả các kinh luận cho Thái tử?
Quần thần tâu:
-Xin Đại vương biết cho, hiện giờ có Đại sư Tỳ-xa-bà Mật-đa-la rất giỏi các kinh luận, là kẻ tài năng trong thiên hạ, người có thể dạy các kinh luận cho Thái tử.
Đại vương liền cho sứ giả triệu đại sư Tỳ-xa-bà Mật-đa-la về triều, rồi Đại vương lại bảo:
-Này Tôn giả Đại sư, khanh có thể vì trẫm dạy tất cả sách vở kỹ nghệ, kinh luận cho Thái tử được không?
Tỳ-xa-bà Mật-đa-la đáp:
-Kẻ hạ thần này xin phụng mạng Đại vương, có thể làm được việc này.
Đại vương hết sức vui mừng, rồi chọn ngày lành tháng tốt, cùng các vị Đại đức kỳ cựu trong hoàng tộc, sắp đặt đầy đủ các lễ nghi. Lại triệu tập năm trăm đồng tử xếp hàng theo thứ lớp trước sau hai bên tả hữu, trông buổi lễ thật trang nghiêm. Ngoài ra có rất đông nam đồng tử tùy tùng, hộ vệ Thái tử đồng đến học đường.
Đại sư Tỳ-xa-bà Mật-đa-la từ xa trông thấy Thái tử có oai đức thế lực quá lớn, nên hoảng hốt đứng dậy cúi mình lễ dưới chân Thái tử. Lễ rồi đứng dậy, Đại sư thấy mọi người đưa mắt nhìn mình nên sinh tâm hổ thẹn. Đang khi ấy trên hư không xuất hiện một Thiên tử tên là Tịnh Diệu, từ cung trời Đâu-suất cùng với vô lượng vô biên chư Đại vương Thiên thần thường ủng hộ bên Thái tử, ẩn thân trong hư không nói kệ:
Các nghề trong thế gian,
Cùng các thứ kinh luận,
Thái tử đều biết rõ,
Ngài dạy cho mọi người.
Bậc Tối Thắng chúng sinh,
Vì tùy thuận thế gian,
Quá khứ đã học tập.
Nay giả theo thầy học,
Bao nhiêu trí xuất thế,
Các đế cùng các lực,
Các pháp nhân duyên sinh,
Sinh ra và tiêu diệt.
Biết hết trong một niệm,
Danh sắc hiện chẳng hiện,
Như trên đều chứng biết,
Huống nữa là văn tự.
Thiên tử nói kệ, lại dùng các thứ hoa rải trên mình Thái tử rồi liền trở về cung trời Đâu-suất.
Khi ấy Đại vương Tịnh Phạn dùng vô số ngọc ngà quý giá cung cấp cho các Bà-la-môn, lại dọn đủ thức ăn trăm vị thết đãi họ. Rồi ngài đem Thái tử phó chúc cho Đại sư Tỳ-xa-bà Mật-đa-la, chỉ để lại các dưỡng mẫu, còn bao nhiêu trở về vương cung.
Đây là buổi học đầu tiên của Thái tử, dùng gỗ ngưu đầu chiên-đàn loại tốt nhất làm bảng viết, bớn học cụ đều làm bảy báu, dùng các loại hương thơm đặc biệt của chư Thiên thoa trên mặt bảng. Rồi Thái tử cầm bảng đến trước Quỹ phạm sư Tỳ-xa-bà Mật-đa-la thưa:
-Ngày nay Tôn giả Quỹ phạm dạy cho tôi sách gì? (Bản Phạn vốn thiếu một đầu sách). Sách của Phạm Thiên (Nay chính là sách mười bốn âm của Bà-la-môn) hay sách Khư-lô-sắc-tra (dịch Lô Thần). Hoặc sách của Tiên nhân Phú-sa Ca-la (Tùy dịch: Liên hoa), hoặc sách A-la-ca (Tùy dịch: Tiết phần), hoặc sách Mộng-già-la (Tùy dịch: Kiết tường), hoặc sách Da-mị-ni (Tùy dịch: sách nước Đại Tần), hoặc sách Ương-cù-lê (Tùy dịch: sách ngón tay), hoặc sách Da-na-ni-ca (Tùy dịch: Đà Thừa), hoặc sách Ta-già-bà (Tùy dịch: Trâu cái), hoặc sách Ba-la-bà-ni (Tùy dịch: lá cây), hoặc sách Ba-lưu-sa (Tùy dịch: lời nói ác), hoặc sách Tỳ-đa-đồ (Tùy dịch: Thây chết đứng dậy), hoặc sách Đà-tỳ-đồ-quốc (Tùy dịch: Nam Thiên-trúc), hoặc sách Chỉ-la-đê (Tùy dịch: người lõa hình), hoặc sách Độ-kỳ-sai Na-bà-đa (Tùy dịch: xoay bên hữu), hoặc sách ưu-già (Tùy dịch: Rực rỡ), hoặc sách Tang- khư (Tùy dịch: Kế toán), hoặc sách A-bà-vật-đà (Tùy dịch: Ngược), hoặc sách A-nậu-lô-ma (Tùy dịch: Thuận), hoặc sách Tỳ-da-mị-xa-la (Tùy dịch: Tạp), hoặc sách Đà-la-đa (Núi Điểu-tràng-biên), hoặc sách Tây Cù-da-ni (Nhà Tùy không dịch), hoặc sách Kha-sa (Sớ-lặc), hoặc sách Chỉ-na-quốc (Đại Tùy), hoặc sách Ma-na (Đấu-thăng), hoặc sách Vị-đồ-xoa-la (Chữ trung), hoặc sách Tỳ-đa-tất-để (Xích), hoặc sách Phú-số-ba (Hoa), hoặc sách Đề-bà (Trời), hoặc sách Na-già (Rồng), hoặc sách Dạ-xoa (Tùy không dịch), hoặc sách Càn-thát- bà (Âm thanh cõi trời), hoặc sách A-tu-la (không uống rượu), hoặc sách Ca-lâu-la (Chim cánh vàng), hoặc sách Khẩn-na-la (Phi nhân), hoặc sách Ma-hầu-la-già (Rắn lớn), hoặc sách Di-già Giá-ca (Tiếng các thú), hoặc sách Ca-ca-lâu-đa (Tiếng chim), hoặc sách Phù-ma-đề- bà (Trời địa cư), hoặc sách An-đa Lê-xoa Đề-bà (Trời trên hư không), hoặc sách uất-đa-la Câu-lô (Bắc Tu-di), hoặc sách Bô-lâu Bà-tỳ Đề-ha (Đông Tu-di), hoặc sách Ố-sai-ba (Cử), hoặc sách Nị-sai-ba (Ném), hoặc sách Ta-già-la (Biển), hoặc sách Bạt-xà-la (Kim cang) hoặc sách Lê-già Ba-la-để-lê-già (Qua lại), hoặc sách Tỳ-khí- đa (Đồ ăn thừa), hoặc sách A-nậu Phù-đa (Vị tằng hữu), hoặc sách Xa-ta Đa-la Bạt-đa (Như phục chuyển), hoặc sách Già-na-na Bạt-đa (Toán chuyển), hoặc sách Ưu-sai Ba-bạt-đa (Cử chuyển), hoặc sách Ni-sai Ba-bạt-đa (Trịch chuyển), hoặc sách Ba-đà Lê-khư (Túc), hoặc sách Tỳ-câu Đa-la Ba-đà-na-địa (Từ hai câu Tăng thượng), hoặc sách Da-bà-đà Thâu-đa-la (Thêm mười câu trở lên), hoặc sách Vị-đồ-bà Sái-ni (Trung lưu), hoặc sách Lê-sa-da Ta-đa-ba Di-tỷ-đa (Khổ hạnh của chư Tiên), hoặc sách Đà-la-ni Ty-xoa-lê (Quán đất), hoặc sách Già-già-na Ty-lệ-xoa-ni (Quán hư không), hoặc sách Tát-bổ-sa-địa-ni Sơn-đà (Hạt quả tất cả thuốc), hoặc sách Sa-la-tăng-già Hà-ni (Tổng lãm), hoặc sách Tát-bà-lâu-đa (Tất cả tiếng)...
Thái tử trình bày tên các sách rồi, lại thưa hỏi Quỹ phạm sư:
-Thưa Tôn sư, có sáu mươi bốn tên sách như vậy, không biết Tôn sư dạy cho tôi sách nào?
Tỳ-xa-bà Mật-đa-la nghe Thái tử kể tên sách, trong lòng hoan hỷ vui mừng hớn hở, nhưng thầm nghĩ hổ thẹn, dẹp bỏ được tánh cống cao ngã mạn, đến trước Thái tử đọc kệ ca ngợi:
Bậc trí tuệ thanh tịnh ít có,
Khéo tùy thuận các pháp thế gian.
Chính thân ngài uyên thâm các luận,
Lại trở vào lớp học của ta.
Sách như vậy ta chưa từng học,
Nhưng Thái tử lại thông tất cả.
Đại đạo sư cho cả trời người
Nay ta lại theo ngài học hỏi.
Bấy giờ có năm trăm đồng tử của quần thần thuộc dòng họ Thích đồng vào lớp học với Thái tử. Họ tập viết và tập đọc các mẫu tự, do oai đức của Thái tử cộng với thần lực của chư Thiên, nên trong khi năm trăm đồng tử tập đọc các mẫu tự, lại lồng vào đó những âm thanh khác, như:
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ A thì phát ra tiếng “Các hành vô thường”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Y thì phát ra tiếng “Tất cả các căn đều phòng hộ”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Ưu thì phát ra tiếng “Tâm được tịch định”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Yết thì phát ra tiếng “Các pháp lục nhập phải chứng biết”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Ô thì phát ra tiếng “Phải ra khỏi biển lớn phiền não”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Ca thì phát ra tiếng “Phải thọ các nghiệp báo đã tạo”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Khư thì phát ra tiếng “Dạy nhổ tất cả cội gốc phiền não”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Già thì phát ra tiếng “Mười hai nhân duyên rất khó vượt qua”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Hàng thì phát ra tiếng “Các vô minh che lấp dày đặc phải trừ sạch”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Nga thì phát ra tiếng “Khi Như Lai thành Phật, đối với chúng sinh sợ sệt ở các phương khác, ngài bố thí vô-úy.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Giá thì phát ra tiếng “Cần phải chứng biết bốn pháp chân lý”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Xa thì phát ra tiếng “Phải biết ngày nay có bao tâm mê hoặc tà vạy dua nịnh đều phải trừ diệt”.
Khi năm trăm đồríg tử đọc chữ Xà thì phát ra tiếng “Phải vượt qua biển sinh tử”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Xã thì phát ra tiếng “Phải xổ ngã, và bẻ gãy cây cờ ma phiền não”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Nhã thì phát ra tiếng “Phải dạy bốn chúng thuận tu giáo pháp”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Tra thì phát ra tiếng “Tất cả chúng sinh phàm phu khắp tất cả mọi nơi kinh sợ lời nói vô thường này”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Trá thì phát ra tiếng “Cần phải nhớ nghĩ chữ Trá này, nếu các căn thuần thục không còn đắm các pháp, tức được chứng biết”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Đồ thì phát ra tiếng “Phải chứng được bốn pháp Như ý túc, tức bay được trên hư không”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Trà thì phát ra tiếng “Làm hoa búp hoan hỷ, như lời nói chữ Trà, tiêu diệt các hành và mười hai pháp nhân duyên vô thường hiển hiện”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Noa thì phát ra tiếng “Người đắc đạo khi thọ lợi dưỡng, không có một vi trần phiền não nào không tiêu diệt mà thọ sự cúng dường của kẻ khác”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Đa thì phát ra tiếng “Nên hướng về khổ hạnh”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Tha thì phát ra tiếng “Phải quán như thế này: Tâm của tất cả chúng sinh như chiếc búa, các cảnh giới bên ngoài như tre gỗ”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Đà thì phát ra tiếng thế này: “Phải đồng tu hạnh bố thí và khổ hạnh”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Tha thì phát ra tiếng “Phải có tiếng pháp”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Na thì phát ra tiếng “Cần phải dùng ẩm thực để sống”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Bá thì phát ra tiếng “Chân như thật đế”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Phả thì phát ra tiếng “Phải thành đạo, chứng diệu quả”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Bà thì phát ra tiếng “Mở tất cả các trói buộc”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Bà thì phát ra tiếng “Không còn thọ thân đời sau”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Ma thì phát ra tiếng “Tất cả sự khủng bô của sinh tử đáng sợ”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Da thì phát ra tiếng “Vì người diễn nói rõ tất cả các pháp môn”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Ra thì phát ra tiếng “Phải có Tam bảo”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ La thì phát ra tiếng “Đoạn các ái”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Bà thì phát ra tiếng “Đoạn tất cả chủng tử căn bản của thân”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Xa thì phát ra tiếng “Chứng được chỉ quán”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Sa thì phát ra tiếng “Phải biết sáu cõi”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Ta thì phát ra tiếng “Phải chứng các trí”.
Khi năm trăm đồng tử đọc chữ Hà thì phát ra tiếng “Phải đánh tan các phiền não”.
Khi năm trăm đồng tử xướng các tự mẫu, do sức oai thần của Thái tử cùng với sự hộ trì của chư Thiên; do đó mới phát ra âm thanh diễn tả các pháp môn vi diệu bí mật sâu xa như vậy.
Rồi sau đó, Đại vương Tịnh Phạn nhóm họp các quần thần cùng thảo luận:
-Này các khanh, tất cả quần thần ai biết ở đâu có võ sư võ thuật cao cường, có tài sử dụng các binh khí, trí lược hơn người, có thể làm thầy dạy Thái tử Tất-đạt-đa ta.
Quần thần tâu:
-Đại vương phải biết, ở xứ này có chàng sằn-đề Đề-bà (Nhà Tùy dịch: Nhẫn Thiên) con của Thiện Giác thuộc dòng họ Thích, người võ nghệ cao cường, thông thạo hai mươi chín kỹ năng, kỹ thuật tinh vi, động tác uyển chuyển nhẹ nhàng, song hết sức lanh lẹ và rắn chắc, người có thể làm thầy dạy Thái tử.
Hai mươi chín kỹ năng đó là: Phóng lên lưng voi, vọt lên xe, lao qua hầm, nhảy lên ngựa, bắn tên giỏi, chạy nhanh, ý chí kiên cường, thân cử động nhẹ nhàng lanh lẹ. Nhận định thận trọng, có tài huấn luyện, có tài dùng móc câu điều khiển voi, hiểu biết rành rẽ, thi hành chu đáo, vãi lưới bắt voi, lại khéo nuôi dưỡng súc vật, xử đoán nghiêm minh, có tài chỉ huy mã binh, lão luyện am tường địa thế núi sông, tay nắm chắc chắn, chân đứng vững vàng, chải đầu búi tóc, bền vững chắc chắn, có thể phá có thể mở, có thể xẻ có thể bửa, bắn không lạc đích, có tài trương cung sắt vô song, xa nghe âm thanh bắn tên liền trúng, bắn nhằm tên vết thương rất sâu. Sáng suốt thông minh, lời nói tao nhã, biện luận mẫn tiệp, hiểu biết rõ ràng, sách lược đa mưu, bàn cổ luận kim, tùy thời uyển chuyển.
Bao bí quyết võ thuật, sử dụng binh khí người đều thông đạt, nên chỉ một mình sằn-đề Đề-bà mới có khả năng dạy tất cả võ thuật sử dụng binh khí cho Thái tử.
Đại vương Tịnh Phạn nghe lời nói này, hết sức vui mừng, liền ra lệnh quần thần mời Nhẫn Thiên (sằn-đề Đề-bà).
Khi Nhẫn Thiên đến, nhà vua ra lệnh:
-Khanh có thể dạy tất cả võ thuật sử dụng các binh khí cho Thái tử Tất-đạt-đa chăng?
Nhẫn Thiên đáp:
-Kẻ hạ thần này có thể đảm trách.
Đại vương lại nói:
-Nếu khanh chấp nhận, phải dạy con ta đạt được kết quả hết sức tốt đẹp.
Lúc ấy, vua Tịnh Phạn vì Thái tử cho lập một hoa lâm viên tên là Cần cù, để cho Thái tử du ngoạn vui chơi, hoặc luyện tập võ nghệ. Cùng lúc ấy, có năm trăm quần thần hoàng gia cũng vì con mình đều lập hoa viên để cho các đồng tử dạo chơi, hay tập võ nghệ trong hoa viên cửa mình.
Bấy giờ võ sư Nhẫn Thiên đem Thái tử và năm trăm đồng tử vào hoa viên cần cù để dạy cách thức sử dụng các binh khí. Khi võ sư sằn-đề Đề-bà đem các thứ binh khí để chuẩn bị dạy cho Thái tử, Thái tử thấy rồi đều không sử dụng, nói với Nhẫn Thiên:
-Võ sư hãy dạy các thứ binh khí này cho năm trăm đồng tử, còn ta biết rồi chẳng cần tập học.
Nhẫn Thiên liền vì năm trăm đồng tử dạy cách sử dụng các binh khí ấy. Các đồng tử học chẳng bao lâu, mỗi người đều được thành tựu hai mươi chín kỹ năng một cách thông thạo.
Hai mươi chín kỹ năng đó là: Nhảy vọt lên xe, ngựa và voi trắng, cho đến chỉ thế lực trương cung sắt... năm trăm đồng tử đối với các pháp này đều thành tựu một cách hết sức lão luyện, trí tuệ sáng suốt, sử dụng lanh lẹ.
Nhẫn Thiên lại dạy các kỹ thuật mà một vị vua cần phải có, hết sức siêu việt, như các sách kế toán, hiểu biết sử dụng toán số, điêu khắc ấn loát, phân biệt rõ các âm: “Cung, thương, luật, lữ”, ca múa vui chơi, cách nói năng hoạt bát, hoặc chế tạo các vòng cong bằng ngọc quý kỳ lạ, nhuộm các màu sắc y phục, hội họa tranh ảnh, hay các việc hòa hợp hương liệu, hoặc hoa tay viết chữ chân chữ thảo, hoặc sáng tác văn chương, hoặc có thể nhào lộn trên lưng bạch tượng, hoặc xoay tròn trên yên ngựa, yên lạc đà, hoặc có thể uốn quanh nơi đầu, cổ, đuôi, chân ngựa voi và lạc đà một cách tài tình. Tất cả những kỹ thuật như vậy, năm trăm đồng tử đều được điêu luyện. Hoặc ở trên xe cũng có tài sử dụng các binh khí như múa đao, phóng lao, trương cung bắn tên sử dụng đều được toại ý, hai khuỷu tay vung múa một cách uyển chuyển, sức đánh thích hợp với búa đao, khi tấn khi thoái, nắm lấy ông chân, chụp lấy cánh tay, có tài ném đá, có tài chạy nhanh, cho đến các môn võ thuật tay có khí cụ, và nghe tiếng bắn tên, liền trương cung sắt, bắn lại như mưa, Thái tử đôi với tất cả các thứ này đều cho qua không học, lại nói:
-Ta đã am tường các loại ấy, võ sư chẳng cần phải dạy.
Nhẫn Thiên muốn dạy các pháp yếu của một vị vua, như là: Xem thiên văn, pháp cúng tế, xem tướng tốt xấu, suy tìm những việc đã qua, khéo quở trách lời nói sai lầm, biết rõ tiếng các loài cầm thú, thông đạt thinh luận, tạo tác các nghề, giải đáp nguyên nhân các nghề, các môn chú thuật. Ngoài ra còn mười thứ danh tự, các pháp chánh trị của bậc tiền bối... Tất cả các kinh điển, Nhẫn Thiên đều đem dạy cho Thái tử cùng cắc đồng tử hoàng gia. Đối với những kẻ khác, học các kinh luận này phải trải qua nhiều năm tháng, mà có người thành công, có người không thành công. Các kinh luận và kỵ thuật ấy, đối với Thái tử chỉ học trong bốn năm là thành công một cách dễ dàng. Ngoài ra các đồng tử hoàng gia cũng thông đạt một cách tự tại.
Lúc ấy Nhẫn Thiên liền làm kệ ca ngợi Thái tử:
Thái tử còn tuổi thơ,
Học tập rất dễ dàng,
Chẳng dừng nhiều trí lực,
Chốc lát tự thông đạt.
Thời gian học tập ít,
Hơn kề học nhiều năm.
Kỹ năng ngài học qua,
Tài giỏi hơn mọi người.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Phật giáo và Con người


Sống đẹp giữa dòng đời


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.19.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập