Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Phật Bổn Hạnh Tập Kinh [佛本行集經] »» Bản Việt dịch quyển số 7

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.48 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.6 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phật Bản Hạnh Tập

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm 5: GIÁNG SINH VƯƠNG CUNG
Bồ-tát Hộ Minh đợi mùa đông qua rồi, mùa xuân tươi đẹp bắt đầu đến, bầu trời quang đãng, khí hậu ấm áp điều hòa, ngàn cây nội cỏ đua nhau khai hoa nảy lộc, phát triển mơn mởn tươi tốt khắp trên mặt đất. Bồ-tát chọn đúng vào lúc sao Quỷ tú, thuyết giảng những pháp trọng yếu cho chư Thiên, khiến họ đều sinh tâm hoan hỷ ngưỡng mộ, nỗi vui mừng tràn ngập tâm can, không thể tự kiềm chế. Ngài khuyên chư Thiên tu những pháp môn này, nên xa lánh các pháp hữu vi sinh, lão, bệnh, tử để cầu Vô thượng Bồ-đề.
Bấy giờ Đại sĩ Hộ Minh sắp hạ sinh, dung nhan như Sư tử chúa, tâm ngài an ổn, không có rối loạn, không có lo âu sợ sệt, quán sát chư Thiên rồi lại bảo:
-Này tất cả chư Thiên phải biết, đây là lần cuối cùng Ta thọ thân tối hậu, khi rời Đâu-suất sinh xuống nhân gian, Ta nhất tâm chánh niệm, còn bao nhiêu chư Thiên khác khi xả bỏ thân mạng cõi trời, mất đi thú vui ngũ dục họ hết sức đau khổ, quên mất chánh niệm. Bồ-tát khi hạ sinh không phải như vậy, vì đầy đủ các pháp lạ không thể nghĩ bàn.
Khi Bồ-tát Hộ Minh xả bỏ cõi trời sinh xuống nhân gian, chư Thiên thương nhớ Bồ-tát đồng thanh than khóc:
-Ôi thôi, đau đớn thay! Ôi thôi, đau đớn thay! Chúng ta đã mất đi Bồ-tát Hộ Minh, chúng ta từ nay trở đi vĩnh viễn không được nghe chánh pháp, giảm bớt các công đức lợi lạc, trái lại, tăng trưởng cội gốc sinh tử.
Liền khi đó có vị trời cõi Tịnh cư bảo đại chúng cõi trời Đâu-suất:
-Các người chớ thấy Bồ-tát Hộ Minh ngày nay sắp giáng sinh mà ôm lòng sầu não. Vì sao? Vì Ngài hạ sinh quyết định chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; sau khi Ngài thành Phật sẽ trở lên cung trời này vì các ông mà thuyết pháp, cũng như chư Phật: Tỳ-bà-thi, Thi-khí, Tỳ-xá-phù, Ca-la-ca-tôn-đà, Ca-na-ca Mâu-ni và Ca-diếp trong đời quá khứ, đều từ cõi trời này sinh xuống trần gian, rồi các Ngài dũ lòng thương xót, đều trở lại cung trời này thuyết pháp tiếp độ chư Thiên. Ngày nay, Đức Bồ-tát Hộ Minh sau khi thành đạo cũng trở lại cõi trời này giáo hóa tiếp độ các ông, như chư Phật quá khứ.
Vào đêm Bồ-tất Hộ Minh sắp giáng sinh xuống trần gian, hoàng hậu tâu với vua Tịnh Phạn:
-Tâu Đại vương biết cho, ngay từ đêm hôm nay thần thiếp muốn thọ trì tám điều giới cấm trai pháp thanh tịnh, tám điều đó là: Không sát sinh, không trộm cắp, không dâm dật, không nói dối, không nói lời gây chia rẽ, không nói lời thô lỗ, không nói lời thêu dệt. Lại nguyện không tham lam, sân hận, ngu si, không sinh tà kiến, sống theo chánh kiến. Những giới cấm trai pháp như vậy, ngày nay thiếp nguyện thọ trì ghi nhớ vào lòng, luôn luôn siêng năng gìn giữ, đối với tất cả chúng sinh phát khởi lòng Từ bi.
Vua Tịnh Phạn liền đáp:
-Như những gì trong tâm Hậu muốn, tùy ý Hậu thực hiện. Ta từ nay cũng chẳng lâm triều để luôn luôn gần kề bên Hậu. Rồi nhà vua nói kệ:
Vua thấy mẹ Bồ-tát,
Đứng dậy cung kính chào.
Xem như mẹ, chị, em,
Không móng tâm ái dục.
Khi Bồ-tát Hộ Minh từ cung trời Đâu-suất giáng sinh, Ngài nhất tâm chánh niệm, ung dung nhập vào hông bên phải bà Ma-da, Đệ nhất phu nhân của Đại vương Tịnh Phạn.
Bồ-tát Hộ Minh từ cung trời Đâu-suất hạ sinh, Ngài chánh niệm phân minh nhập vào thai mẹ. Ngay lúc đó, tất cả cõi thế gian: Trời, Người, Ma, Phạm thiên, Sa-môn, Bà-la-môn... đều được chiếu sáng. Những chỗ tối tăm của thế giới bên ngoài, dù mặt trời, mặt trăng có công năng chiếu soi mạnh mẽ cũng không thể nào soi sáng được những chỗ tăm tối ấy. Sức mạnh ánh sáng mặt trời, mặt trăng không thể sánh bằng hào quang của Bồ-tát, vì hào quang của Ngài soi khắp những chỗ tối tăm như vậy. Tất cả những chúng sinh ở trong ấy đều nói với nhau: Tại sao trong đây bỗng nhiên thấy có chúng sinh?
Ngay lúc này, quả đất sáu thứ chấn động, nghĩa là: Phương Đông vọt lên, phương Tây lặn xuống; phương Tây vọt lên, phương Đông lặn xuống; phương Nam vọt lên, phương Bắc lặn xuống; phương Bắc vọt lên, phương Nam lặn xuống; chung quanh vọt lên chính giữa lặn xuống, chính giữa vọt lên chung quanh lặn xuống. Như vậy cho đến mười tám tướng biến động: Khởi, giác, hống... tất cả đều xuất hiện. Kế đến lại có một ngàn núi lớn Tu-di chuyển động, một ngàn núi lớn Ni-dân-đà-la, một ngàn núi lớn Trì oai đức, một ngàn núi lớn Khư-la Già-đà, một ngàn núi lớn Tỳ-na Da-ca, một ngàn núi lớn Mã đầu, một ngàn núi lớn Di-ni Đà-la, một ngàn núi lớn Thiện kiến, một ngàn núi lớn Thiết vi, một ngàn núi lớn Đại thiết vi. Những núi lớn như vậy hết thảy đều chấn động, và tất cả bao nhiêu núi nhỏ khác hoặc vụt lên hoặc lặn xuống, hoặc cao vút tỏa ra những làn khói dày đặc, bốn ngàn biển lớn và các ao hồ ba đào nổi dậy cuồn cuộn nối nhau, bốn sông lớn: Hằng hà, Tân-đầu, Tư-đa và Bác-xoa cùng các sông khác đều chảy ngược dòng. Tất cả rừng rú, cây cối, dược thảo, hoa màu đều phát triển tươi tốt. Dưới cho đến chúng sinh trong địa ngục A-tỳ, Nê-lê... đều nhờ hào quang này mà được an vui.
Trước tiên việc hiện những điềm lành này đều có lý do:
Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất bắt đầu hạ sinh, phóng hào quang rực rỡ chiếu khắp thế gian, những nơi tối tăm đều được sáng tỏ. Hiện tượng này ám chỉ ngài sau khi thành Phật, đem ánh sáng trí tuệ Tứ đế chiếu soi tâm trí tối tăm của tất cả chúng sinh.
Khi Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất bắt đầu hạ sinh, đại địa sáu thứ chấn động, mười tám tướng biến động, và các núi lớn tỏa ra những đám khói dày đặc, bốn ngàn biển cả ba đào nổi dậy. Hiện tượng này ngụ ý Như Lai vì chúng sinh ở đời vị lai độc ác, chìm trong bùn lầy phiền não nhơ bẩn; Ngài nguyện sau khi thành Phật sẽ vớt họ đem đặt trên bờ giải thoát Niết-bàn.
Khi Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất bắt đầu hạ sinh, nước các sông đều chảy ngược. Hiện tượng này tiêu biểu Như Lai vì chúng sinh độc ác ở đời vị lai, chìm đắm trong dòng phiền não; Ngài nguyện sau khi thành Phật, thuyết pháp độ thoát tất cả chúng sinh, khiến họ ngược dòng sinh tử trở về nơi bản tâm.
Khi Bồ-tát Hộ Minh từ cung trời Đâu-suất bắt đầu hạ sinh, tất cả cỏ cây dược thảo tòng lâm đều tăng trưởng, tươi tốt sum suê. Hiện tượng này tiêu biểu ngài vì chúng sinh độc ác ở đời vị lai, chưa trồng căn lành khiến họ trồng căn lành. Đối với chúng sinh đã trồng căn lành thì khiến họ giải thoát.
Khi Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất bắt đầu hạ sinh, tất cả chúng sinh trong địa ngục A-tỳ đều được an vui. Ngài nguyện sau khi thành Phật sẽ độ tất cả chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ, não, hưởng cảnh an lạc. Vì những lý do đó nên hiện lên những điềm lành như vậy.
Lại nữa, khi Bồ-tát từ cung trời Đâu-suất sinh xuống trần gian, gá vào mẫu thai bằng hông bên phải còn ra những chúng sinh khác khi đầu thai vào bụng mẹ thì bằng đường sinh dục. Hiện tượng tốt này để tiêu biểu sau khi ngài thành Phật, vì tất cả chúng sinh giảng nói pháp thanh tịnh, khiến họ bỏ tà về chánh.
Từ cung trời Đâu-suất Bồ-tát Hộ Minh chánh niệm giáng thần, nhập nơi hông bên phải và trụ trong thai tạng thánh mẫu Ma-da, đệ nhất Phu nhân của vua Tịnh Phạn. Ngay đêm đó, hoàng hậu Ma-da trong giấc ngủ, mộng thấy một con voi trắng đầu đỏ, sáu ngà bằng vàng từ hư không đi xuống, khi đến nơi, voi quỳ mọp bảy chi sát đất, rồi đi vào hông phải của bà.
Sáng hôm sau hoàng hậu thức dậy, đem sự việc tâu lên nhà vua: Bạch Đại vương phải biết, đêm vừa rồi thần thiếp nằm ngủ thấy mộng như vậy... Ngay khi bạch tượng chui vào hông phải, thần thiếp cảm thấy khoái lạc vô cùng, từ xưa đến nay chưa từng có. Và từ nay về sau thần thiếp không còn thích hưởng cảm giác lạc thú thế gian. Tâu Bệ hạ, trong nước có vị thầy đoán mộng nào giỏi, hãy nhờ họ đến bàn giải điềm lành này?
Khi ấy, vua Tịnh Phạn gọi quan Cung giám Nội-thị đến bảo: Người mau mau ra ngoài thành đọc sắc lệnh bảo con của quốc sư Đại-na-ma cấp tốc tìm mời tám vị thầy Bà-la-môn bàn mộng danh tiếng, đó là: Tế Đức, Quỷ Tú Đức, Tự Tại Đức, Tỳ-nữu Đức, Phạm Đức và ba người con của vị đại lão Ca-diếp lập tức về triều cho ta.
Sứ giả đáp:
-Tâu Đại vương, y như lời Hoàng thượng dạy, hạ thần không dám chậm trễ.
Sứ giả phụng mệnh nhà vua đến trước ngọ môn cao giọng tuyên bố: Có ai ở trước thành đi về nhà Bà-la-môn quốc sư Đại-na-ma không? Ngay khi ấy có một bộ hành họ Bà-đà tên là La-da-na (nhà Tùy dịch là Ốc Thất) đang đi thẳng về nhà Bà-la-môn, đáp sứ giả quan Cung giám Nội thị:
-Ta đây.
Sứ giả truyền lệnh:
-Đại vương ra lệnh Quốc sư tìm mời tám vị bốc sư Đại Bà-la-môn, các vị đó là: Tế Đức, các con của Ca-diếp...
Quốc sư Đại-na-ma nhận lệnh nhà vua do sứ giả Ốc Thất mang đến, liền mời tám vị bốc sư bàn mộng Đại Bà-la-môn. Con của Quốc-sư cùng tám vị này đồng vào nội cung.
Đại vương Tịnh Phạn bảo các bốc sư:
-Đêm vừa rồi, phu nhân Trẫm trong giấc ngủ thấy điềm chiêm bao lạ thường thế này... Đó là điềm lành gì? Có gì dẫn chứng cụ thể?
Các bốc sư bàn mộng Bà-la-môn nghe nhà vua thuật xong đầu đuôi câu chuyện, đều biết rõ điềm chiêm bao ấy. Trong đó vị bốc sư giỏi nhất trả lời:
-Tâu Đại vương, giấc mộng đó là điềm rất tốt, xin Đại vương chú ý lắng nghe, thần sẽ kể đầy đủ điềm lành của giấc mộng. Theo như sự hiểu biết của chúng thần, qua sự nghiên cứu các kinh sách của chư Thiên, Thần tiên đời quá khứ để lại có dạy:
Người mẹ nếu mộng thấy,
Mặt trời vào hông phải,
Người ấy sinh quỷ tử,
Chắc làm vua Chuyển-luân.
Người mẹ nếu mộng thấy,
Mặt trăng vào hông phải,
Người ấy sinh quý tử,
Ông vua trên các vua.
Người mẹ nếu mộng thấy,
Voi trắng vào hông phải,
Người ấy sinh Thánh tử,
Ba cõi rất tôn sùng.
Lợi ích cho chúng sinh,
Oán thân đều bình đẳng.
Ở trong biển phiền não,
Cứu vớt ngàn vạn người.
Bấy giờ bốc sư bàn mộng Bà-la-môn tâu Đại vương:
-Giấc mộng của Đại phu nhân là điềm rất lành, ngày nay Đại vương nên lấy làm hân hạnh là đại phu nhân nhất định sẽ sinh Thánh tử. Thánh tử này quyết định sẽ thành Phật, danh tiếng vang khắp mọi nơi.
Đại vương Tịnh Phạn nghe bốc sư Bà-la-môn đọc bài kệ này, tâm rất hoan hỷ, vui mừng vô lượng không sao diễn tả hết. Rồi thết đãi vô lượng sơn hào hải vị, trăm thứ thức ăn uống, bánh bột quả phẩm... Các vị Bà-la-môn mặc tình thưởng thức, ăn uống no nê. Sau đó, nhà vua đem vô lượng tiền của ngọc ngà, phẩm vật quý giá ban thưởng các bốc sư.
Sau khi đại vương Tịnh Phạn nghe bốc sư bàn giấc mộng hoàng hậu rồi, ngài nói:
-Sau điềm chiêm bao tốt đẹp này, ta phải cho người lập hội Vô già ở ngoài bốn cửa thành Ca-tỳ-la, cùng ngã tư các đường lớn, đường nhỏ, tất cả các đầu đường hẻm đi vào thôn xóm, hễ bất cứ một ai đến cần xin việc gì, tất cả đều được bố thí. cần thức ăn cho thức ăn, cần đồ uống cho đồ uống, cần y phục cho y phục, cần hương thơm cho hương thơm, cần tràng hoa cho tràng hoa. Phấn, sáp, y phục, giường, chiếu, mền, chăn, trâu, dê, voi, ngựa, xe cộ... Người nào cần vật gì thì cho vật đó.
Tất cả những việc bố thí đó đều là việc làm lợi ích cho Bồ-tát trong thai nên phải thiết hội cung cấp như vậy.
Bấy giờ trong nước có một vị Tiên nhân tên là A-tư-đà, lấy sự xả bỏ ngũ dục làm nền tảng, lập ra các thuyết đối lập với các ngoại đạo khác. Người có thần lực oai đức vô cùng, đầy đủ năm phép thần thông, thường lên cung trời Đao-lợi hội họp với chư Thiên một cách tự tại.
Tiên nhân này thường tu tập Tiên đạo trong khu rừng tên Tăng trưởng gần làng Hằng-hà-đát nằm trong thành Giá-bàn-đề thuộc Nam Ấn độ. Tất cả dân chúng nước Ma-già-đà quý trọng cung kính tôn thờ Tiên nhân A-tư-đà là bậc A-la-hán. Tiên nhân có được bao nhiêu hiểu biết đều đem dạy cho mọi người cùng biết.
Thuở ấy, thành Giá-bàn-đề có một đồng tử đang độ thiếu nhi, tuổi vừa lên tám tên là Na-la-đà, được thân mẫu dẫn đến Tiên nhân cầu làm đệ tử. Đồng tử giữ trọn đạo thầy trò, tôn trọng cung kính cúng dường, vâng thờ thầy không chút xao lãng.
Tiên nhân cùng với đồng tử ở trong rừng Tăng trưởng, thầy ngày đêm tinh tân nhiếp tâm thiền tọa, còn đệ tử Na-la-đà đứng sau lưng cầm quạt đuổi ruồi muỗi hầu thầy. Khi Bồ-tát Hộ Minh từ cung trời Đâu-suất chánh niệm giáng thần xuống cung điện vua Tịnh Phạn, nhập vào hông bên phải rồi trụ trong thai hoàng hậu Ma-da, ngay khi đó thân Ngài phóng hào quang rực rỡ chiếu khắp tất cả thế giới trời, người. Lại cõi đại địa này sáu thứ chấn động cùng hiện mười tám điềm lành. Tiên A-tư-đà thấy việc lạ thường chưa từng có, như: Ánh sáng khác thường, quả đất sáu thứ chấn động. Tâm ông rất kinh hãi, toàn thân lông tóc dựng ngược, rồi tâm nghĩ miệng nói:
-Nay quả đất này vì nguyên nhân gì có hiện tượng chấn động? Và hậu quả của sự chấn động này sẽ ra sao?
Liền khi đó tiên A-tư-đà trụ trong chánh định, chánh niệm tư duy trong giây lát. Người biết được nguyên nhân, trong tâm sinh hoan hỷ, hớn hở vui mừng vô hạn không thể kiềm chế được, xướng lên thế này: -Đại thánh ít có, không thể nghĩ bàn! Bậc Đại thánh sẽ xuất hiện trong thế gian.
Bồ-tát ngay từ khi rời cung trời Đâu-suất, liền giáng thần nhập vào hông bên phải hoàng hậu Ma-da. Ngay khi Thánh mẫu thọ thai, có một Thiên tử tên là Tốc Vãng, đến các địa ngục cao giọng loan báo: -Này các người ở trong địa ngục, tất cả phải biết, ngày nay Bồ-tát Hộ Minh từ cung trời Đâu-suất giáng thần, nhập vào thai tạng Thánh mẫu Ma-da. Vậy các người mau mau phát thệ nguyện, nguyện sinh vào cõi nhân gian.
Chúng sinh trong địa ngục nghe lời kêu gọi này, có một số chúng sinh từ trước đã trồng thiện căn, lại cũng tạo các nghiệp tạp nhiễm khác, do vì ác nghiệp mạnh hơn nên hiện nay đang đọa địa ngục. Những hạng chúng sinh này họp mặt nhìn nhau, tỏ vẻ nhàm chán muốn rời khỏi địa ngục, cộng vào đó, nhờ hào quang Bồ-tát nên thân tâm được an vui, lại được nghe lời kêu gọi: “Mau mau bỏ thân địa ngục, lập tức sinh vào loài người ở trong thế gian” của chư Thiên. Tất cả chúng sinh ở đời quá khứ đã trồng các căn lành ở cõi Ta-bà này, ngày nay đều thác sinh nơi bốn cửa thành kinh đô Ca-tỳ-la.
Khi Bồ-tát Hộ Minh đã trụ vào trong thai Thánh mẫu rồi, chư Thiên các cõi trời Đế Thích, Tứ Thiên vương, Đề-đầu-lại-tra, Tỳ-lưu- lặc-xoa, Tỳ-lưu-bát-xoa, Tỳ-sa-môn... cùng nhau bàn luận. Họ nói:
-Các nhân giả phải biết, Bồ-tát Hộ Minh đã rời cung trời Đâu-suất, giáng thần vào thai tạng Thánh mẫu Ma-da, ngày nay chúng ta phải chăm sóc bảo vệ, không để các loài khác: hoặc người, hoặc phi nhân... tìm phương tiện làm não loạn Bồ-tát. Bồ-tát là bậc duy nhất có oai đức rất lớn, nay chư Thiên chúng ta mới đủ khả năng hộ vệ, người thế gian không thể làm được. Đây là việc chưa từng có của Bồ-tát. Như Lai có đủ bốn thứ hộ vệ không được thiếu sót. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
Chúng sinh ở thế gian khi đầu thai vào bụng mẹ có ba trường hợp xảy ra:
1. Hoặc có chúng sinh khi đầu thai vào bụng mẹ không chánh niệm, thời gian ở trong bào thai cũng không chuyên tâm chánh niệm, và khi mở mắt chào đời cũng không chánh niệm.
2. Hoặc có chúng sinh khi đầu thai vào bụng mẹ sinh tâm chánh niệm, thời gian ở trong bào thai cũng chuyên tâm chánh niệm và khi mở mắt chào đời cũng chánh niệm.
3. Hoặc có chúng sinh khi đầu thai vào bụng mẹ sinh tâm chánh niệm, trong thời gian ở trong bào thai cũng chuyên tâm chánh niệm, nhưng khi chào đời không chánh niệm.
Bồ-tát Hộ Minh này, khi nhập thai chánh niệm, thời gian trụ thai chánh niệm và khi ra khỏi thai cũng chánh niệm. Đây là việc chưa từng có của Bồ-tát, nên Ngài sau khi thành Phật, tâm luôn luôn ở trong định, biết được căn tánh chúng sinh, ứng cơ thuyết pháp giáo hóa. Đây là lý do xuất hiện điềm lành chưa từng có ở trên.
Bồ-tát khi ở trong thai Thánh mẫu, thường trụ hông bên phải, chưa từng di chuyển. Còn các chúng sinh khác khi ở trong thai mẹ vị trí không nhất định, hoặc có lúc nằm hông bên phải, hoặc có lúc nằm hông bên trái. Do vậy, người mẹ chịu nhiều nỗi khổ đau.
Bồ-tát ở trong thai, an tọa hông bên phải, không có di chuyển, nên khi Thánh mẫu đi đứng nằm ngồi không làm tổn thương đến thai nhi đây là việc làm chưa từng có của Bồ-tát, nên ngài sau khi thành đạo Vô thượng, thực hành các pháp Bồ-đề, tất cả đều được thành tựu. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
Bồ-tát khi ở trong thai được điều đại vô úy, không kinh hãi lo âu sợ sệt, chất độc không làm hại, bao nhiêu thứ bất tịnh như mũi dãi, máu mủ và các loại đàm không làm nhơ bẩn thai nhi, còn các chúng sinh khác khi ở trong thai mẹ bị nhiễm đủ các thứ nhơ bẩn.
Ví như viên ngọc lưu ly, được gói trong chiếc Thiên y để nơi bất tịnh, nhất định không bị nhiễm ô. Cũng vậy, Bồ-tát ở trong thai đối với tất cả các thứ bất tịnh không bị ô nhiễm. Đây là việc chưa từng có của Bồ-tát, nên Ngài sau khi thành Phật rồi, đối với tất cả các pháp thế gian không đam mê say đắm. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
Bồ-tát ở trong thai mẹ, Thánh mẫu sinh tâm hoan hỷ an lạc, thân không mệt mỏi. Các chúng sinh khác khi đầu thai vào bụng mẹ, hoặc chín tháng hoặc mười tháng, làm cho thân thể người mẹ nặng nề mỏi mệt chẳng an. Còn Bồ-tát ở trong thai, Thánh mẫu hoặc ngủ hoặc thức, đi đứng nằm ngồi đều được an lạc, thân không đau đớn. Đây là việc chưa từng có của Bồ-tát, nên sau khi ngài tu đạo Bồ-đề, mau chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đủ các phép thần thông, thành Bậc Nhất Thiết Trí. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
Bồ-tát khi ở trong thai mẹ khiến Thánh mẫu thọ các cấm giới, tâm luôn luôn phụng trì, giữ gìn các giới hạnh. Còn các chúng sinh khác khi ở trong thai mẹ khiến người mẹ làm các hạnh tạp nhiễm. Bồ- tát ở trong thai mẹ khiến Thánh mẫu giữ gìn giới cấm, phạm hạnh thanh tịnh. Đây là việc chưa từng có của Bồ-tát, nên ngài sau khi thành Phật, đối trong chúng Thanh văn là bậc trì giới hơn hết, danh tiếng vang khắp trong thế gian, họ ca ngợi: Sa-môn Cù-đàm là người giữ giới bậc nhất, trong thế gian không ai sánh bằng. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
Bồ-tát khi ở trong thai mẹ khiến Thánh mẫu không sinh tâm ái tưởng nhiễm dục, không bị lửa dục bức bách; trái lại, Thánh mẫu thường tu hạnh thanh tịnh. Còn các chúng sinh khác, khi đầu thai vào bụng mẹ làm cho người mẹ chẳng bao lâu sau, tâm ái dục cường thịnh tăng gâp bội phần. Còn Bồ-tát khi ở trong thai mẹ, khiến Thánh mẫu dầu có nằm bên người chồng cũng vẫn nhàm chán xa lìa, không mống ý hành dâm dục; huống nữa là đôi với các người đàn ông khác. Đây là điểm đặc biệt của Bồ-tát, nên ngài sau khi thành Phật, đốì với nhãn căn khéo giữ gìn hàng phục, không sinh ác pháp, khéo che chở huân tập các thiện pháp... Như vậy cho đến nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý căn đều khéo hàng phục các ác pháp, khéo huân tập các thiện pháp,... khiến mọi người tu tập theo lời chỉ dạy để đoạn sạch tập khí cũ. Đây là lý do xuất hiện điềm lành nói ở trên.
Bồ-tát ở trong thai khiến Thánh mẫu không ham các thức ăn cao lương mỹ vị. Còn các chúng sinh khác khi ở trong thai, khiến người mẹ thèm ăn uống đủ các thứ, không biết no đủ. Bồ-tát khi ở trong thai, khiến Thánh mẫu không bị các thứ lạnh, nóng... cho đến đói khát bức bách bản thân. Đây là đặc điểm của Bồ-tát, nên ngài sau khi thành Phật biết được bốn cách ăn. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
Bồ-tát khi ở trong thai khiến Thánh mẫu phát tâm tu tập các cấm giới, Ưa thích bố thí. Còn các chúng sinh khác khi ở trong thai mẹ, khiến người mẹ tham lam bỏn sẻn, không thích bố thí. Bồ-tát ở trong thai, khiến Thánh mẫu thường ở trong nhà, trí tuệ sáng suốt, tâm ưa làm việc bố thí. Đây là điểm đặc biệt của Bồ-tát, nên sau khi ngài thành Phật, thiết lập giáo pháp bố thí. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
Bồ-tát ở trong thai khiến Thánh mẫu khởi lòng từ bi đôi với tất cả chúng sinh; đôi với loài hàm thức có mạng căn đều được thương tưởng. Còn các chúng sinh khác khi ở trong thai, khiến người mẹ thiếu oai đức, không lòng nhân từ, thường làm những việc độc ác, ăn nói thô lỗ, mắng chửi người khác. Bồ-tát khi ở trong thai, khiến Thánh mẫu đối với chúng sinh luôn luôn khởi tâm đem lại nhiều điều lợi ích an lạc. Đây là điểm đặc biệt của Bồ-tát, nên sau khi thành Phật, Ngài đem tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh. Đây là lý do xuất hiện điềm lành ở trên.
BỒ tát khi ở trong thai khiến Thánh mẫu dung nhan xinh đẹp, tướng mạo khả ái, vẫn y như trước khi thọ thai. Còn các chúng sinh khác khi ở trong thai, khiến người mẹ thân thể ốm gầy, không đầy đủ sức khỏe như xưa, khí lực suy giảm bội phần. Bồ-tát khi ở trong thai, khiến Thánh mẫu thường sinh tâm hoan hỷ, giới hạnh trang nghiêm, đầy đủ oai đức, sắc thân hết sức tốt đẹp, hàm chứa một sắc thái vi diệu tuyệt vời. Đây là điểm đặc biệt của Bồ-tát nên sau khi Ngài thành Phật, cảm thọ thân màu vàng ròng, các tướng trang nghiêm. Ai thấy thân tướng tôn nghiêm như vậy mà không chiêm ngưỡng! Đây là lý do xuât hiện điềm lành ở trên.
Bồ-tát khi ở trong thai, nếu Thánh mẫu muốn thấy thai nhi thì liền được thấy, Bồ-tát ở trong bào thai thân thể mập tròn, các căn đầy đủ, giống như thấy bóng trong gương. Thánh mẫu thấy rồi vui mừng hớn hở tràn ngập châu thân, không sao kềm chế được. Còn các chúng sinh khác khi ở trong bụng mẹ, bị màng bào thai và hoạt dịch bao phủ, nên không thấy được. Bồ-tát khi nhập vào thai Thánh mẫu, liền khi đó thân thể mập tròn, năm chi đầy đủ, năm căn vẹn toàn. Đây là điểm đặc biệt của Bồ-tát.
Bồ-tát khi ở trong thai, khiến Thánh mẫu thấy chúng sinh, hoặc nam hoặc nữ bị quỷ thần bắt bớ. Nếu Thánh mẫu nhìn thấy bệnh nhân nào, thì tất cả yêu quái quỷ thần ở nơi bệnh nhân ấy đều xa lánh, tinh thần được bình phục như cũ. Nếu cơ thể từ trước đã có các bệnh như: Tê liệt, vàng da, kinh phong, ho đàm, lác ngoài da, ung nhọt, phù thủng, ghẻ lở, khô gầy, ung thư, ghẻ nước, ung bướu, nóng lạnh... hoặc các bệnh: Tai, mắt, mũi, họng và các bệnh thuộc tâm thần. Tất cả các bệnh như vậy làm bệnh nhân đau khổ. Nếu người nào có cơ duyên gặp được Thánh mẫu Ma-da, Ngài sẽ dùng tay phải xoa trên đầu, các bệnh đều tiêu trừ, bệnh nhân đều được an lạc. Nếu bệnh nhân đau nặng không đến gặp Thánh mẫu được, thì Ngài dùng bàn tay phải vuốt lên trên lá cây ngọn cỏ, đưa cho thân nhân cầm về bảo bệnh nhân: Hoặc nhai nuốt, hoặc đặt trên thân thì tất cả các bệnh tật đều khỏi, thân thể nhẹ nhàng an lạc.
Bồ-tát khi ở trong thai, có vô lượng vô biên oai thần, thế lực và những điểm đặc biệt như vậy.
Phẩm 6: ĐẢN SINH DƯỚI CÂY VÔ ƯU
(Phần 1)

Thánh mẫu Ma-da mang thai Bồ-tát gần được mười tháng, thời gian trước lúc lâm bồn, thân phụ của hoàng hậu Ma-da là trưởng giả Thiện Giác cho sứ giả đến thành Ca-tỳ-la (Sư Ma-ha Tăng-kỳ nói: Trưởng giả Thiện Giác, thân phụ của phu nhân Ma-da đến thành Ca-tỳ-la) tâu lên đại vương Tịnh Phạn, lời sớ nói: “Theo sự hiểu biết của thần thì Đại phu nhân của Đại vương hiện mang Thánh thai, oai đức rất lớn, nhưng sau khi sinh rồi, con gái của thần đoản mạng, chẳng bao lâu sau sẽ từ bỏ cõi trần, ý của thần muốn rước Ma-da trở về bên nhà cha mẹ an nghỉ trong vườn Lâm-tỳ-ni, để cha con gần nhau hưởng thú hoa viên, tận tình phụ tử. Cúi xin Đại vương chớ nên ngăn cản, xin ngài cảm thương, cho người đưa hoàng hậu Ma-da về nhà cha mẹ, sau khi sinh sản mọi sự được bình yên, thần sẽ lập tức đưa Hoàng hậu và Thái tử trở lại hoàng cung cho Đại vương”.
Đại vương Tịnh Phạn nghe lời tâu của sứ giả rồi, liền lập tức ra lệnh xuống các ty sở: Trên con đường từ thành Ca-tỳ-la đến thành Đề-bà Đà-ha phải dọn dẹp tất cả đồ dơ uế, cây cỏ gai góc, sỏi sạn gò nổng đều được sửa sang bằng phẳng. Dùng nước thơm rải trên mặt đất, đem đủ các hoa thơm quý giá rải trên mặt đường.
Còn về phần trang sức cho hoàng hậu Ma-da thì dùng các dầu thơm, tràng hoa quý giá, các loại chuỗi anh lạc để trang điểm. Đủ các loại nhạc trổi lên những âm thanh vi diệu. Tất cả thể nữ trong cung đều tập họp hộ vệ tiễn đưa, oai phong thế lực của hoàng hậu như một đại vương. Trước khi sắp khởi hành, vua Tịnh Phạn cho sứ giả đến báo tin cho trưởng giả Thiện Giác để chuẩn bị nghinh tiếp.
Bấy giờ, hoàng hậu Ma-da ngồi trên thớt voi trắng lớn, trên lưng voi được chư Thiên trải một bức trướng quý giá. Hoàng hậu an ngự trên bức trướng này hướng thẳng về quê nhà.
Nói về việc hoàng hậu Ma-da đến nội thành Đề-bà Đà-ha: Trước khi hoàng hậu sắp vào thành, ngay khi đó đại vương Tịnh Phạn sắp đặt san một vạn con voi tốt khỏe mạnh, đều dùng yên bằng vàng và bảy thứ ngọc quý trang điểm trên thân, đẹp đẽ lạ thường để chuẩn bị đưa hoàng hậu. Lại sắp đặt sấn một vạn con ngựa khôn ngoan khỏe mạnh, đồng một sắc lông màu xanh, đầu và bờm toàn một sắc đen như quạ, đuôi chúng dài sát đất. Mỗi ngựa được trang điểm: dàm miệng, dây cương, yên, bàn đạp và tất cả các dây buộc vào mình đều làm bằng vàng ròng; trên những vật này được điểm những viên ngọc quý. Lại có một vạn cỗ xe hảo hạng và xe tứ mã, chung quanh xe được treo phướn lọng cùng những bức rèm rũ xuống, xen vào đó những chuông rung quý đồng hòa tâu những âm điệu véo von. Tất cả chuẩn bị đầy đủ như vậy, đều để tùy tùng hộ tống hoàng hậu Ma-da.
Lại có hai vạn lực sĩ dũng mãnh, mỗi người có sức mạnh bằng ngàn người, oai hùng tráng kiện, có thân hình cân đối tốt đẹp tuyệt vời, có tài năng đánh dẹp giặc thù hung hãn. Mỗi lực sĩ được trang bị: Thân mặc áo giáp, có kẻ tay cầm cung tên, có kẻ tay cầm đao côn, có kẻ tay cầm đâu luân và các thứ giáo mác... vô số chiến cụ, tùy tùng hộ tông hoàng hậu.
Đặc biệt hơn nữa, lại có một vạn phi tần, cổ đeo chuỗi anh lạc, sắc phục lộng lẫy, ngồi trên một vạn chiếc bảo xa, hầu hạ chung quanh hoàng hậu.
Lúc ấy đại vương Tịnh Phạn ra lệnh nghiêm ngặt, bảo đại thần thái giám gia tăng sự phòng vệ tốt hơn, chẳng cho thường dân và những người đi đường gần sát bên xe hoàng hậu, cả các phi tần cũng không được lẫn vào kề bên. Chỉ có đồng nữ mới được kề cận bên xe hầu hạ tiễn đưa hoàng hậu.
Theo thứ lớp như vậy, hoàng hậu Ma-da ngự trên bạch tượng ở trung tâm đoàn người. Một vạn phi tần mỗi người ngồi trên một bảo xa đồng hộ vệ hai bên, tả hữu trước sau nối nhau, mà hoàng hậu Ma-da là người trên hết.
Ngoài ra, lại có một vạn lực sĩ mặc áo giáp đều ngồi trên một vạn con voi tốt, tùy tùng hoàng hậu hộ vệ hai bên tả hữu trước sau, theo nghi lễ hầu một Thiên tử đi kinh lý.
Lại có một vạn lực sĩ đi bộ, thân mặc áo giáp, tay cầm đủ các thứ binh khí: Kích, giáo, mác... hộ vệ hoàng hậu Ma-da. Lại có vô lượng voi ngựa gầm hý kêu vang. Lại có vô lượng trống lớn hình đầu rồng, vô lượng trông nhỏ... tất cả các nhạc khí trổi lên âm thanh vi diệu. Quang cảnh tưng bừng, hoành tráng, trang nghiêm oai đức như vậy, hoàng hậu Ma-da cùng đoàn người hướng về thành Đề-bà Đà-ha, là nơi quê nhà thân phụ của hoàng hậu.
Ngay lúc đó đại thần trưởng giả Thiện Giác cùng với quyến thuộc đem theo vô lượng thứ tốt đẹp, ra khỏi cửa thành, dẫn đoàn người hướng về phía trước để nghinh rước hoàng hậu Ma-da, con gái của mình.
Nói về thuở ấy, đại thần Thiện Giác có người vợ tên là Lam-tỳ-ni, Lam-tỳ-ni nói với chồng:
-Thưa phu quân dòng họ Thích, như ngài đã biết, các hệ phái thuộc dòng họ Thích khác đều có rừng hoa quả riêng, họ tự do tiêu dao thưởng ngoạn, cho đến ở ngay trong đó hưởng cảnh lạc thú vui chơi. Đức lang quân ngày nay có thể lập một Hoa lâm viên thanh tịnh, để chúng ta cùng nhau hưởng cảnh lạc thú vui chơi trong đó chăng?
Khi ấy Thiện Giác, thân phụ của hoàng hậu Ma-da, quán sát cảnh trí giữa hai thành Ca-tỳ-la và Đề-bà Đà-ha, có một vùng đất ở gần trong thành Đề-bà Đà-ha, vì người vợ mà lập một Đại lâm viên, lấy tên vợ đặt tên vườn là Lam-tỳ-ni. Hoa lâm viên này cây cối hoa quả tốt tươi, trên thế gian không có vườn nào sánh bằng. Trong vườn có nhiều kỳ hoa dị thảo, trái cây muôn màu làm tăng vẻ đẹp của quang cảnh. Ngoài ra, lại có nhiều dòng nước, khe suối, hồ ao, xen lẫn dưới những hàng cây tươi tốt. Rải rác khắp trong vườn, đâu đâu cũng đầy dẫy các thứ bảo châu ma-ni.
Ngày mùng tám tháng hai một mùa xuân nọ, nhằm lúc sao Quỷ tú, đại thần Thiện Giác cùng con gái của mình là hoàng hậu Ma-da, đánh xe về hướng hoa viên Lam-tỳ-ni để ngoạn cảnh, tham quan chốn đại Cát tường này.
Sau khi đến Hoa lâm viên, hoàng hậu Ma-da từ trên xe báu bước xuống, trước tiên dùng các chuỗi anh lạc trang điểm trên thân, kế đến dùng đủ thứ nước hoa thoa trên thân và y phục, rất nhiều thể nữ đàn ca múa hát hầu hạ chưng quanh. Hoàng hậu ung dung tản bộ thưởng ngoạn khắp mọi nơi, từ vườn hoa này đến đám cây nọ, cứ như vậy tuần tự rảo bước giáp vòng. Trong vườn này có một cây đặc biệt tên là Ba-la-xoa, thân cây sừng sững, trên dưới đều nhau, cành lá sum suê tỏa đều bốn phía, màu lá nửa lục nửa thanh hòa lẫn với màu tím biếc, thành một màu tổng hợp giống như màu lông nơi cổ con công, hết sức mềm mại như chiếc áo lông khổng tước. Hoa có một mùi thơm đặc biệt, ngửi vào trong lòng lâng lâng dễ chịu vô cùng. Hoàng hậu chậm rãi tiến đến dừng chân dưới tàng cây này.
Do oai đức của Bồ-tát, lúc ấy có một cành cây Ba-la-xoa tự nhiên mềm mại cong xuống chấm sát đất, giống như chiếc móng xuất hiện trong hư không tỏa ra màu sắc kỳ diệu. Thánh mẫu Ma-da liền khi đó từ từ đưa cánh tay phải vin lấy cành cây Ba-la-xoa đang rũ xuống, rồi đưa mắt nhìn lên hư không.
Ngay khi Thánh mẫu chân đứng trên đất, tay vin cành Ba-la-xoa thì trên hư không có hai vạn chư Thiên ngọc nữ đồng giáng xuống đứng chung quanh chắp tay bạch Thánh mẫu:
Nay Bà sinh Thái tử,
Luân hồi Ngài vượt qua.
Thầy cả cõi trời người,
Quyết định không có hai.
Chư Thiên thường nương tựa,
Cứu vớt khổ chúng sinh.
Thánh mẫu chớ lo âu,
Chúng tôi đồng hộ vệ.
Bấy giờ Bồ-tát thấy Thánh mẫu Ma-da đứng trên đất, tay đang vin lấy cành cây, Ngài ở trong thai chánh niệm từ tòa đứng dậy. Còn bao nhiêu người mẹ của chúng sinh khác, khi sắp lâm bồn khắp cơ thể đau nhức bức bách, do vậy buồn khổ lo sợ, đứng lên nằm xuống chẳng yên. Còn Thánh mẫu Ma-da mang thai Bồ-tát, vui vẻ thản nhiên điềm tĩnh, thân tâm cảm thấy an lạc.
Đang khi Thánh mẫu Ma-da đứng trên đất tay vin cành cây Ba la-xoa thì Bồ-tát liền xuất sinh. Đây là điều kỳ lạ chưa từng có của Bồ-tát. Sau khi Ngài thành Phật, không có một chút mỏi mệt cực nhọc đau khổ. Ngược lại, Ngài nhổ tất cả rễ phiền não, chặt đứt cội gốc vô minh, như dứt ngọn cây cau không bao giờ mọc trở lại. Vô tướng vô hình, không có một pháp nào làm nhân duyên sinh ra đời sau. Đây là lý do xuất hiện điềm lành trên của Như Lai.
Đối với tất cả chúng sinh, khi ở trong thai mẹ thì luôn luôn bị đổi dời, đến lúc mở mắt chào đời lại càng bức bách đau khổ. Bồ-tát chẳng phải vậy, khi nhập vào thai theo hông bên phải, thời gian ở trong thai cũng an tọa hông bên phải không chút đổi dời, cho đến lúc đản sinh cũng theo hông bên phải của Thánh mẫu mà thị hiện, hoàn toàn không có một chút khổ đau nào ép ngặt. Do vậy, đây là việc lạ lùng chưa từng có của Bồ-tát. Sau khi Ngài thành Phật, tận đời vị lai tu hành hạnh thanh tịnh, không có chút sợ sệt, thường được an vui, không có đau khổ. Đây là lý do xuất hiện điềm lành trên của Như Lai.
Đầu tiên Bồ-tát chánh niệm nhập vào thai Thánh mẫu theo hông bên phải. Khi đản sinh ngài phóng đại quang minh, chiếu khắp các cõi thế gian: Trời, Người, Ma vương, Phạm thiên, Sa-môn, Bà-la- môn... đều được thấy nhau, nên mỗi loài cùng nói với nhau: ‘Tại sao hôm nay bỗng nhiên có chúng sinh”. Đây là việc kỳ lạ chưa từng có của Bồ-tát. Ngài sau khi thành Phật xé tan màn vô minh hắc ám, để phát sinh ánh đại trí tuệ thanh tịnh. Đây là lý do xuất hiện điềm lành trên của Như Lai.
Bồ-tát nhiếp tâm chánh niệm sinh từ hông bên phải của Thánh mẫu. Khi ấy thân thể Thánh mẫu vẫn bình thường như cũ, không chút đổi thay, không bị thương tổn, không chút khổ đau vì Bồ-tát đản sinh đem lại nhiều lợi ích. Do nhân duyên này, thân Thánh mẫu không bị đau khổ, ba nghiệp thân khẩu ý không chút phiền não. Ví như có một chúng sinh thân hình to lớn khỏe mạnh, ý chí dũng mãnh, lăn lộn trên mặt đất tự đánh đập lấy thân mình, âốẽì với quả đất nào có hề hấn gì. Như vậy Bồ-tát đản sinh, chánh niệm từ hông bên phải của Thánh mẫu xuất sinh, do vì nhân duyên đó mà thân Thánh mẫu không chút tổn thương.
Ngay trong lúc này có một phụ nữ chắp tay thưa hỏi Thánh mẫu:
-Thưa Hoàng hậu có oai đức lớn, trong khi ngài sinh con có đau đớn gì không?
Thánh mẫu đáp:
-Nhờ nhân duyên oai đức thần lực của Đại nhân sơ sinh này, khiến thân thể ta không thấy đau đớn, hiện giờ không có gì thay đổi. Đây là điều hết sức kỳ lạ chưa từng có của Bồ-tát. Ngài sau khi thành Phật, tu hạnh thanh tịnh không phạm một mảy may tội lỗi, hoàn toàn trong sạch không chút tì vết. Đây là lý do xuất hiện điềm lành nói trên của Như Lai.
Bồ-tát từ lúc ra khỏi thai Thánh mẫu, không có chút khổ não, an ổn chậm rãi mà xuất hiện, tất cả các thứ ô uế nhơ bẩn như: Phân, tiểu, đàm dãi, hoạt dịch, máu mủ... đều không ảnh hưởng đến thân thể Bồ-tát. Còn các chúng sinh khác khi ra khỏi thai mẹ, mang theo lẫn lộn đủ các thứ ô uế hôi tanh. Bồ-tát không phải như vậy, không giống như các loài chúng sinh khác, tất cả các thứ ô uế không ảnh hưởng vào thân, ngài chuyên tâm chánh niệm,an ổn từ thai mẹ xuất sinh. Ví như viên bảo châu lưu ly Như ý gói trong chiếc áo Ca-thi-ca, cá hai đều không ảnh hưởng lẫn nhau. Thật sự đúng như vậy, Bồ-tát khi ở trong thai Thánh mẫu, nhất tâm chánh niệm an ổn xuất sinh một cách thanh tịnh, đôi với tất cả các thứ ô uế như: Máu, mủ, phẩn, tiểu hôi tanh hoàn toàn không làm ô nhiễm được. Đây là điều hết sức đặc biệt, quá ư hy hữu của Bồ-tát. Sau khi Ngài thành Phật, thời kỳ trụ trong thế gian đối với các pháp ô trược của cuộc đời này, ngài không bao giờ bị ô nhiễm. Đây là lý do xuất hiện điềm lành trên của Như Lai.
Bồ-tát khi từ thai Thánh mẫu xuất sinh, khi ấy trời Đế Thích là người đầu tiên dùng chiếc Thiên y Kiều-thi-ca mềm mại, bao phủ hai bàn tay để nâng đỡ thân Bồ-tát sơ sinh. Đây là việc đặc biệt chưa từng có của Bồ-tát. Ngài sau khi thành Phật, là vị giáo chủ khai sáng đạo Vô thượng Bồ-đề tại cõi Ta-bà này. Vua trời Đại phạm là người đầu tiên thỉnh Như Lai thuyết pháp. Đây là lý do xuất hiện điềm lành trên của Như Lai.
Bồ-tát khi đản sinh từ hông phải của Thánh mẫu, có bốn vị Đại thiên vương nâng đỡ Bồ-tát sơ sinh hướng về trước mặt Thánh mẫu Bồ- tát, thưa:
-Hoàng hậu ngày nay đáng vui mừng, ngài đã sinh con tác thành thân loài người, chư Thiên còn hoan hỷ ngợi khen huống nữa là loài người. Đây là điều đặc biệt chưa từng có của Bồ-tát. Ngài sau khi thành Phật, có vô lượng vô số hàng Phật tử xuất gia Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni và vô số chúng Phật tử nam nữ tại gia, đều hướng về Như Lai lãnh hội giáo pháp. Y như lời ngài chỉ dạy chẳng dám trái phạm. Đây là lý do xuất hiện điềm lành nói trên của Như Lai.
Khi Bồ-tát xuất sinh rồi, Ngài đứng dưới đất ngước nhìn hông bên-phải của Thánh mẫu Ma-da, nói:
-Thân hình này của Ta từ nay về sau, không ở trong hông Thánh mẫu nữa, chẳng vào trụ trong thai. Là thân cuối cùng của Ta, Ta sẽ thành Phật.
Đây là điều quá ư đặc biệt của Bồ-tát. Ngài sau khi thành Phật, tuyên bố:
-Ta nay đã dứt hết nhân duyên sinh tử, Phạm hạnh viên mãn, bổn phận đã được hoàn tất, không thọ thân đời sau.
Đây là lý do xuất hiện điềm lành trên của Như Lai.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Rộng mở tâm hồn


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.199.214 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập