Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương

Nguyệt san Chánh Pháp Nguyệt san Chánh Pháp

Thư Tòa soạn số 22. Nhẫn

Trong một câu đối đề tặng tu viện Quảng Đức bên Úc, thầy Tuệ Sỹ có dùng mấy chữ “vá áo, chép kinh” để nói công hạnh và chí nguyện của người tăng sĩ hành đạo nơi đất khách.

Vá áo là công việc đối với tự thân: giữ gìn, bảo vệ chiếc áo mình đang khoác mặc, dù rách nát đến đâu cũng không bỏ (như ca dao tục ngữ nói “áo rách phải giữ lấy lề”). Nghĩa sâu xa là giữ gìn pháp y mà Thầy-Tổ truyền trao. Pháp y ấy là di sản, là gia sản của người tăng sĩ được kế thừa từ tiền nhân (như kinh Phật nói “thừa tự Chánh Pháp”).

Chép kinh, trước hết cũng là công việc đối với tự thân: theo cách của người xưa là vừa chép vừa học, nhờ chép kinh mà được đọc kinh chậm rãi từng chữ, trong lặng lẽ, hiểu kinh tường tận hơn. Nghĩa rộng rãi ở đây là công việc đối với tha nhân, là hoằng pháp.

Gần 40 năm có mặt trên nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới, hàng tăng sĩ Phật giáo Việt Nam mấy thế hệ, đã có những đóng góp đáng kể trong việc hoằng pháp, giáo dục, đối với bản xứ cũng như đối với quê hương. Có 3 việc tiêu biểu được ghi nhận như sau:

- Xây chùa: rất nhiều ngôi chùa, từ nhỏ như tư gia cho đến đồ sộ nguy nga không kém các nhà thờ hay đền đài bản xứ. Vừa xây dựng cơ sở chùa chiền tại hải ngoại, vừa dành dụm gửi tiền về xây dựng hoặc tu bổ các tự viện trong nước.

- In kinh sách, làm báo; giảng dạy: kinh sách và báo chí được in và phát hành miễn phí trong hầu hết các tự viện; nhiều khóa tu học, khóa an cư, lớp giáo lý, các buổi hội thảo, dành cho tăng ni hoặc cư sĩ, được tổ chức định kỳ hoặc bất định kỳ mỗi tuần, mỗi tháng hoặc mỗi năm trong các tu viện, tự viện Phật giáo ngoài nước; ngoài ra còn góp phần yểm trợ cho việc hoằng pháp ở trong nước.

- Tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền của dân tộc Việt Nam: một số tăng sĩ góp mặt hoặc góp tiếng nói của mình với các tổ chức chính trị, xã hội bên ngoài; một số tăng sĩ tích cực hơn, thành lập hoặc trực tiếp tham gia sinh hoạt trong các tổ chức ấy.

Những việc kể trên, việc nào cũng quan trọng, đáng làm, nhưng đa phần thì khi dành nhiều thời gian cho việc này thì bỏ việc khác; một số ít người gánh vác cả hai việc, và một số thật hiếm hoi khác, có thể gánh vác được cả ba. Hòa thượng Thích Minh Tâm là một trong số hiếm hoi ấy.

Nhưng có một việc vô cùng quan trọng khác mà không ai trong số nhiều, số ít, số hiếm hoi ấy, kể cả trong và ngoài nước, có thể làm được. Đó là việc đặt một nền tảng rõ rệt, cụ thể, cho sự hòa hợp, đoàn kết của Tăng đoàn.

Trong khi nhiều người dành hết cả đời xây dựng cơ sở, đã không có thời gian để làm được việc gì khác; trong khi nhiều người chủ trương chỉ lo việc giáo dục đào tạo, không cần xây chùa; trong khi nhiều người chủ trương thuần túy tu học, không tham gia chính trị; trong khi một số người quá chú trọng việc đấu tranh chính trị, đã rời xa Chánh Pháp, thậm chí gây phân hóa và làm hủy hoại niềm tin của quần chúng đối với Tăng đoàn; thì Người, chỉ duy một người, Hòa thượng Thích Minh Tâm, đã đảm đương tất cả việc: xây dựng và thành lập tự viện ở khắp nơi; giảng dạy và khởi xướng tổ chức các khóa tu học Phật Pháp dành cho hàng cư sĩ (tại Âu châu, rồi gián tiếp tác động lên Úc châu và Bắc Mỹ); tranh đấu không mỏi mệt cho tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam; và chủ xướng việc củng cố nội lực Tăng đoàn qua sự thành lập Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại với Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư tổ chức hàng năm.

3 việc trước, rất cụ thể, ai cũng thấy và cũng có thể làm được. Chỉ việc thứ tư là việc khó nhìn, khó thấy, khó làm. Hòa thượng Thích Minh Tâm đã làm được, là do đâu? Không phải nhờ bằng cấp, học vị. Không phải nhờ có chùa to Phật lớn. Không phải nhờ có chức vụ hay quyền uy trong thực tế hay trên giấy tờ hành chánh. Chỉ nhờ một tâm mà thành tựu: Nhẫn.

Suốt đời miệt mài hành đạo không biết mỏi mệt. Tụng niệm, giảng dạy, cho đến hơi thở cuối cùng. Từ bi chịu đựng mọi phỉ báng của kẻ ác và của người sai đường lạc lối. Lặng lẽ, khiêm nhường đối với mọi người. Vô chấp, vô thủ đối với tất cả những gì mình đã làm, đã đóng góp cho đời, cho người.

Tâm ấy, chữ Nhẫn ấy, một đời gìn giữ như là vá áo chép kinh, không dễ gì tìm thấy nơi đời ô trược. Người như thế, xứng danh là rường cột của Phật Pháp, xứng đáng được cung kính đảnh lễ, và phải tôn xưng là bậc đại sĩ thượng nhân của Tăng đoàn.

Khi một bậc đại sĩ nằm xuống, cảm giác thật như là một mặt trời vừa rụng.

XEM THƯ CÁC SỐ TRƯỚC



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.238.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...