Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Nguyệt san Chánh Pháp Nguyệt san Chánh Pháp

Thư Tòa soạn số 8. Trở về biển lớn

Trong mùa An cư kiết hạ của Tăng-già, người con Phật thường nghe nhắc đến các tiêu đề “thúc liễm thân tâm,” “thanh tịnh hòa hợp”… Các tiêu đề này nhắc nhở người xuất gia bản nguyện và sơ tâm của mình đối với tự thân, cũng như đối với Phật Pháp và con đường tiếp độ sanh chúng.

Nói đến Tăng-già (Sangha) là nói đến tăng chúng, tập thể của người xuất gia đã thọ giới tỳ-kheo (bhikkhu), tỳ-kheo ni (bhikkhuni), qui định là từ bốn vị trở lên. (Một tỳ-kheo chúng ta gọi là “tăng”, một vị tỳ-kheo ni chúng ta gọi là “ni”, chỉ là cách gọi cho gọn trong thói quen của Phật giáo Việt Nam, kỳ thực chữ “tăng” hay “ni” không đủ và không đúng để gọi một vị tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni)

Ngày nay có người triển khai chữ “Sangha” để gọi chung cho các tập thể cư sĩ không thọ giới tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni do Phật chế; có người thí phát cho nam nữ phật-tử tu gieo duyên vài ngày, thọ giới sa-di và sa-di ni, hoặc không thọ giới gì cả, cũng xưng là “tăng, ni”. Các việc xảy ra như thế, là do không qui chiếu nơi giới luật, không nghiên cứu tường tận ý nghĩa và các nguyên tắc sinh hoạt truyền thống của Tăng-già. Không biết mà làm, hoặc biết mà vẫn cứ làm, thì đều là lạm xưng.

Tăng-già là rường cột của Phật Pháp, gồm những vị đã tự nguyện cắt bỏ đời sống gia đình thân thuộc, chọn lựa nếp sống chay tịnh, độc thân suốt đời nơi chốn thiền môn, thành tâm lãnh thọ đại giới (của tỳ kheo, tỳ kheo ni); trong thì vun bồi đạo hạnh, giới đức, ngoài thì thể hiện hạnh vô cầu, vô tránh (“nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức”), mục đích là để tìm cầu giải thoát giác ngộ và cứu độ chúng sinh.

Trong ý nghĩa cốt lõi ấy, các tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, phải sống theo tăng-chúng, tăng-đoàn (Sangha), có nghĩa là không thể tách rời các sinh hoạt của cộng đồng Tăng-già. Dù trong hoàn cảnh phải độc cư hành đạo ở một trú xứ, đạo tràng nào đó, cũng phải tự động trở về với tăng-chúng khi có hội chúng tỳ-kheo, tỳ-kheo ni vân tập để bố-tát, an cư, tự tứ, v.v.. Suốt nhiều tháng trong năm, vì hoằng pháp mà phải giao tiếp, hướng dẫn, ứng phó đạo tràng, làm tất cả việc thiệp thế, một tỳ-kheo hay tỳ-kheo ni cần có thời gian cho việc trở về với chính mình, trở về với Tăng-già để tu tập, nghiên tầm giáo điển, thiền quán, lễ tụng… An cư là cơ hội để trở về ấy. Đức Phật là bậc đại giác mà có khi cũng dành thời gian an cư, không tiếp khách; huống hồ hàng đệ tử của ngài, chưa hẳn là tất cả đều đã giải thoát giác ngộ. Hẳn là bậc Đại giác không sợ loạn tâm khi giao tiếp, nhưng ngài đã vì Tăng-già mà nêu gương. Cái gương đó, đệ tử của ngài nên suy nghiệm để nghiêm túc thực hành bổn phận và bổn nguyện của người trưởng tử Như Lai.

Thiện nam thiện nữ phật-tử cũng nên thấu suốt điều ấy để hết lòng hộ trì, ủng hộ các đạo tràng an cư của Tăng-già. Bởi vì thời gian an cư mới chính là đời sống thực của Tăng chúng: dừng lại các sinh hoạt thiệp thế, kiểm soát thân, giới hạn nói năng, quán sát tâm ý, lắng đọng ba nghiệp cho thanh tịnh; dành trọn ngày đêm cho việc tu tập hành trì. Và chính nhờ thời gian này, các hành giả độc cư được tắm gội trong biển đức của Tăng-đoàn, học hỏi những điều thâm sâu uyên áo, giải tỏa những điều khúc mắc chưa gặp minh sư khai thị, soi lại chính mình trong gương sáng của các bậc trưởng thượng và pháp lữ chung quanh. Suốt năm sống xa Tăng-đoàn, nay là dịp thử nghiệm nội lực của chính mình: giữa tăng lữ khắp nơi tụ hội về, mỗi người một tánh ý, xuất thân từ nhiều địa phương khác nhau, sinh từ những thế hệ cách biệt nhau, khác thầy tổ, khác tông môn, có thấy chút tự mãn, bất đồng, hay phiền não nào khởi lên trong sinh hoạt đồng sự suốt thời gian cấm túc an cư hay không? Lục hòa có thể áp dụng được không? Sống xa Tăng-đoàn làm sao biết được tâm mình rỗng rang thanh tịnh có thể hòa hợp với bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào? Sinh hoạt với Tăng-đoàn, mới có thể chứng thực được điều ấy.

Đó là ý nghĩa của “thúc liễm thân tâm,” và cũng là ý nghĩa của “thanh tịnh hòa hợp” mà một mùa an cư có thể mang lại cho chư vị tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, những bậc xuất trần cao cả, những kẻ thừa tự Chánh Pháp của Như Lai.

Người phật-tử tại gia khắp nơi luôn qui hướng các đạo tràng an cư, kỳ vọng nơi tánh đức như hải của Tăng-già có thể tỏa rộng để Phật Pháp được trường tồn và mọi loài chúng sanh nhờ đó mà được nhuần thấm hương đạo.

XEM THƯ CÁC SỐ TRƯỚC



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.92.50 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (145 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...