Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
|
Hành trình của một người hướng về giải thoát, giác ngộ, là hành trình của buông xả.
Buông xả sự chấp chặt vào bản ngã; buông xả những gì được cho là thuộc về bản ngã; buông xả luôn cả ý niệm là mình đã buông xả hay đang buông xả… Từ nội tâm đến ngoại giới, đều phải buông xả, không vướng mắc, không trói buộc vào bất cứ điều gì.
Đó là công hạnh của người xuất gia, công hạnh của hành giả thực sự mong cầu giải thoát. Đối với đời sống thường nhật, công hạnh này được biểu hiện cụ thể qua việc bố thí, cúng dường. Bố thí tài sản, vật chất, sức lực, thời giờ; bố thí kinh nghiệm, kiến thức và Phật Pháp; bố thí sự an tâm, vô úy.
Nhờ công hạnh buông xả dần dần tự ngã cho đến khi đạt đến vô ngã hoàn toàn, người con Phật sống trong sự khiêm cung, cởi mở, hòa hợp với tất cả sinh loại. Cho nên không lạ gì trong quá khứ, thái tử Siddhartha rời bỏ cung vàng điện ngọc để xuất gia tầm đạo và thành đạo, bao vương tôn công tử thời ấy nối gót ngài, cũng xa lìa đời sống phú quí xa hoa, làm khất sĩ không nhà. Buông xả tất cả để sống vì tất cả.
Trong vòng một vài năm qua, tại hải ngoại đã có nhiều vị cao tăng đạo hạnh và cư sĩ thời danh ra đi, để lại những công trình đáng kể cho nền văn hóa Phật Việt. Sở học, sở tri và sở hành của họ đáng cho người đời sau chiêm nghiệm, tri ân. Trong số những vị trên, Chánh Pháp số này đặc biệt tưởng niệm Hòa thượng Thích Trí Chơn với hành trạng cao đẹp tuyệt vời, xứng đáng là một bậc tôn sư của thời đại: làm tất cả việc với lòng chí thành, tận tụy, nhưng đồng thời buông bỏ tất cả, chẳng vướng mắc lưu giữ gì cho bản thân, từ vật chất đến tinh thần. Tạo dựng rất nhiều đạo tràng, hướng dẫn hàng ngàn phật tử, nhưng chỉ sống đạm bạc trong một căn phòng nhỏ chứa đầy sách báo để khảo cứu, trước tác, dịch thuật, giảng dạy. Có bằng cấp học vị mà không bao giờ phô trương; xuất bản bao nhiêu tác phẩm mà chẳng bao giờ khoe khoang, ra mắt. Âm thầm vãng lai hành đạo; lặng lẽ du phương hoằng pháp. Độc hành trì chí suốt bao năm trường cho việc văn hóa giáo dục. Ở thời đại này, nhất là trong xã hội thực dụng Âu-Mỹ, không dễ gì giữ được tâm thái và hành xử khiêm cung, bình dị, vô chấp như vậy.
Chúng ta thường đi qua cuộc đời này với những bước chân nặng nề hình thức, danh vọng, chức tước, học vị, lợi lộc… Mỗi bước chân của chúng ta đều lưu lại dấu vết lồi lõm trên cát, mà không hề ý thức rằng chẳng bao lâu sau đó, sóng nước vô thường sẽ phả lấp đi, không còn gì.
Người học Phật tỉnh thức là người đi vào cuộc đời như chim bay ngang trời, như thiên nga bỏ lại hồ nước trong: có thể đến bất cứ nơi đâu, có thể rời xa tất cả chỗ, mà không để lại một vết tích hay gợn sóng nào sau lưng. Chúng ta có thể thực hành được điều này, bằng cách cởi bỏ dần những gì chúng ta sở hữu, thủ đắc. Con đường giải thoát là con đường mà hành giả bước đi với hai tay không, với vai không gánh gồng, và với những bước chân trần, nhẹ nhàng, vô tư lự, trong lặng im cô tịch…
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.17.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập