Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
![]() |
![]() |
Mùa xuân được xem là tiết khởi đầu của một năm. Tựa như trong kinh Phật diễn tả sự sinh diệt biến chuyển của muôn sự muôn vật (nhất thiết hữu-vi pháp) qua sinh, trụ, dị, diệt và thành, trụ, hoại, không. Xuân là mùa của sinh khởi, hình thành. Đó là nói trong phạm vi tương đối, trong giới hạn của một năm. Kỳ thực trong chuỗi dài sinh diệt của vũ trụ vạn hữu, không có mùa khởi đầu, cũng chẳng có mùa kết thúc: mùa xuân đi trước mùa đông của năm nay, mà lại đến sau mùa đông của năm ngoái. Đời người cũng vậy: không phải khi sinh ra là bắt đầu cho một cuộc sống, và mất đi là kết thúc vĩnh viễn cuộc sống ấy. Có một chuỗi liên lỉ trùng trùng nối tiếp nhau của những đời sống, những cảm giác, những tư tưởng, những hành nghiệp và tri giác. Cũng như có một trăm mùa xuân mà trong giới hạn một đời người, chúng ta có thể được trải qua. Các mùa xuân có vẻ tờ tợ như nhau, nhưng thực ra thì rất khác, là do cảm nhận của mỗi chúng ta, thay đổi theo hoàn cảnh, tâm trạng và tuổi tác.
Dẫu sao thì hãy cứ xem như là xuân năm nay được khởi đầu với hình ảnh con rắn, nói theo sự phân chia rạch ròi cố định của âm lịch. Theo nếp nghĩ thông thường với đời, lật kinh Phật ra, đọc “Kinh Người Bắt Rắn,” (Trung A Hàm, Hán tạng – tương đương Kinh Xà Dụ của Pàli tạng). Trong kinh này, Đức Phật dạy hãy học hỏi giáo pháp để thực hành, để tìm cầu giải thoát, không phải để ba hoa tranh luận; phải khéo léo, cẩn trọng, thông minh, và biết cách thực hành giáo pháp, giống như người bắt rắn. Dụng cụ để bắt rắn là Giới; chú tâm không sơ hở khi bắt rắn là Định; hiểu được vận động của rắn và biết cách nắm bắt là Huệ. Giáo Pháp chỉ mang lại lợi ích cho người thực hành, và trở thành vô dụng đối với kẻ chỉ biết loanh quanh trong chữ nghĩa, lý thuyết suông-nếu không muốn nói là rắn độc, có thể tổn hại mình và người khác. Cũng chính trong kinh này, Đức Phật ví giáo pháp như chiếc bè. Chiếc bè ấy chỉ lợi ích cho người qua sông. Đây là điểm then chốt của Kinh Người Bắt Rắn. Kinh này cũng là nền tảng cho các Kinh Đại Thừa trong thời kỳ Phật giáo phát triển.
Ở một đoạn quan trọng khác trong Kinh Di Giáo mà hầu như ai cũng đọc qua, Đức Phật ví “phiền não trong tâm” giống như rắn hổ ngủ trong nhà; phải dùng móc sắt giữ giới mà kéo nó ra rồi mới yên tâm ngủ nghỉ.
Qua hai kinh nói trên, chúng ta thấy rắn được ví như kinh điển, giáo pháp, và cũng được ví như phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến…).
Giáo Pháp mà hiểu sai, diễn dịch điên đảo thì trở thành rắn độc; hoặc đã hiểu nhưng không thực hành và không vì mục đích giải thoát thì cũng là rắn độc.
Phiền não mà không tìm cách giải trừ, chế ngự thì chẳng khác rắn hổ, có thể mổ chính mình và mổ luôn những người khác bất cứ lúc nào.
Bài học từ hai kinh trên, chỉ có một điều đáng nhớ mà thôi: đó là, thực hành, thực hành, và thực hành.
Và dẫu sao, mùa xuân đang đến bên ngoài. Thời tiết ấm áp hơn. Bầu trời quang đãng hơn. Lá vàng khô đã được dọn quét, và bãi cỏ xanh như lóng lánh dưới nắng xuân rực rỡ.
Một mùa xuân an lạc, thanh bình đến với tất cả chúng ta.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.75.74 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập