Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
|
An cư kiết hạ (hay kiết đông) là truyền thống lâu đời của Tăng đoàn, hàng ngũ những đệ tử xuất gia của Phật. Không chỉ là truyền thống, An cư còn là nguyên tắc sinh hoạt bắt buộc phải có. Nơi đâu có tỳ kheo và tỳ kheo ni lưu trú, hành đạo, từ bốn vị trở lên, nơi đó phải được tổ chức An cư. Tuổi thọ (hạ lạp) của tỳ kheo được tính theo mỗi mùa An cư mà họ nhiệt thành và tự nguyện tham dự. Trong ý nghĩa sâu xa hơn, tuổi thọ của Chánh Pháp tùy thuộc nơi truyền thống An cư này. Bao lâu hội chúng tỳ kheo, tỳ kheo ni, còn vân tập trong thanh tịnh hòa hợp để sách tấn và thực hành giới luật, giảng luận và học hỏi giáo lý, Chánh Pháp vẫn còn tồn tại. Bởi vì An cư là biểu hiện sinh động của đời sống Tăng lữ. Qua An cư, giới luật được hội chúng tỳ-kheo nghiêm minh gìn giữ; và cũng qua An cư, tính cách hòa hợp của Tăng đoàn được thể nghiệm.
Một cách cô đọng, có thể nói là trong sinh hoạt Tăng đoàn, nhờ Giới luật mà có thanh tịnh, nhờ Vô ngã mà có hòa hợp. Đây là tiêu chí mà Đức Phật đưa ra để khích lệ các vị tỳ kheo nhằm giữ gìn giới thân huệ mạng của mình cũng như để bảo tồn mạng mạch Chánh Pháp. Hơn hai nghìn năm trăm năm, trải qua nhiều thế hệ tăng lữ của nhiều quốc gia, Chánh Pháp đã được lưu truyền trong cách đó.
Giới luật và Vô ngã không phải là lý tưởng hay lý thuyết để theo đuổi, mà chính là con đường thực hành. An cư là cơ hội cho sự thực hành ấy. Tức là thực hiện tinh thần Giới luật và Vô ngã ngay trong sinh hoạt của một cộng đồng, một tập thể mà trong số những người tham dự, không phải ai cũng đều là người thân thuộc, quen biết. Tôn ty trật tự của cộng đồng Tăng lữ được thực hiện một cách tự nhiên trên tinh thần giới luật và đức hạnh. Giới luật thì có giới bổn để qui chiếu, còn đức hạnh của từng cá nhân là do nơi nội lực thực hành Phật Pháp, không phải nơi việc xuất gia sớm hay muộn, thọ giới trước hay sau. Người đức hạnh là người thực hành Vô ngã. Vô ngã không phải một sớm một chiều tuyệt dứt bản ngã của mình, mà chính là dần dần lột bỏ từng sở chấp nơi tự tâm, buông xả từng vật, từng điều, từng thành tựu, từng sở đắc, từng ý niệm mà mình cho rằng mình đã hay đang sở hữu.
Trong thế giới vô thường hữu hạn này, mọi thứ mà chúng ta tranh thủ để có được trong đời sống, có thể rời khỏi chúng ta bất cứ lúc nào. Nếu chúng không rời chúng ta, thì có thể qua một đêm mơ màng không bao giờ mở mắt trở lại, chính chúng ta sẽ rời khỏi chúng. Một căn nhà, một dinh thự hay tự viện nguy nga; tiền bạc, của cải, và những trang sức đắt giá; bằng cấp, học hàm, danh vọng và chức vị... Tất cả đều là sương khói, huyễn mộng, sẽ không theo chúng ta qua đời sống kế tiếp.
Người thực hành Vô ngã là người không cố gắng theo đuổi hoặc níu giữ một cách vô vọng những điều huyễn mộng của thế gian. Hương thơm đức hạnh chỉ có thể tỏa ra từ con người Vô ngã ấy.
Nhờ Vô ngã mà khi cần, một hành giả có thể từ bỏ huyễn thân, cúng dường Chánh Pháp. Phật giáo Việt Nam đã từng có những vị chân tăng như thế. Chúng ta tôn xưng họ là những bồ-tát. Gần đây, trên mười hai tăng sĩ và cư sĩ Tây Tạng cũng đã thiêu thân cho lý tưởng tự do của đất nước và nền Phật giáo của họ. Đức vô úy, nhẫn nhục, tâm bố thí, lòng từ bi và hỷ xả, nói chung là tất cả đức hạnh cao đẹp của một hành giả chân tu, đều bắt nguồn từ tinh thần Vô ngã. Chỉ trong Vô ngã, buông hết tất cả, con người mới có được tất cả. Nói một cách quyết liệt hơn, mỗi người chúng ta phải chết đi bản ngã của mình, mới có thể làm sống dậy tinh thần của Chánh Pháp.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.76.102 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập