Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
|
Thế kỷ thứ 5, pháp sư người Thiên Trúc, tên Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva) viên tịch; sau lễ hỏa thiêu, toàn thân ra tro, riêng lưỡi vẫn còn nguyên, hiển thị rằng việc dịch thuật Tam Tạng Kinh từ Phạn ngữ sang Hán văn, không sai, không dối.
Thế kỷ 20, pháp sư người Việt Nam, đạo hiệu Quảng Đức, tự thiêu thân, sau lễ hỏa táng, để lại trái tim, đốt thêm lần nữa vẫn không cháy, hiển thị rằng “Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.” 1
“Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt” là nguyện vọng tha thiết được người con Phật cất lên trên quê hương vào thời điểm ấy, trước nguy cơ bị tiêu vong. Kỳ thực Phật giáo ở bất kỳ quốc gia nào, trường tồn không phải chỉ do đấu tranh với ngoại giáo hay thế quyền đối nghịch, dù là đấu tranh bất bạo động để tự vệ, tự tồn.
Phật giáo như một tổ chức tôn giáo, hay giáo hội, có thể tồn tại hay tiêu vong, hưng thịnh hay suy yếu, tùy thuộc phần nào theo ngọn triều của chế độ chính trị mà nó đang hành hoạt, nhưng phần lớn và chính yếu, là do người con Phật trong tổ chức ấy có thực hành Chánh Pháp hay không.
Đành rằng "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than," 2 nhưng sự dấn thân nếu không đặt trên nền tảng của lòng từ bi thì không phải là hành xử của con Phật. Vì lòng từ bi mà thực hành tất cả hạnh đức. Chính vì lòng từ bi mà tất cả những cuộc dấn thân, đấu tranh, chuyển hóa, cải cách, canh tân… của người con Phật đối với tự thân Phật giáo, hay đối với quốc gia, đối với nhân quần xã hội, là cuộc đấu tranh bất bạo động, là cuộc đấu tranh để giải thoát con người ra khỏi sự tham đắm (ngũ dục), sân hận (với tha nhân hay kẻ đối nghịch), và cuồng vọng (đối với chân lý, lý tưởng, nhận thức); chứ không phải là cuộc đối đầu giữa thế lực này với thế lực khác. 3
Hòa thượng Thích Quảng Đức là một trong hàng triệu người con Phật “xông mình vào nơi chính trị hà khắc,” nhưng hành động của ngài, quả là hết sức phi thường. Chỉ có ai thực hành Chánh Pháp một cách nghiêm cẩn, thực chứng lẽ đạo một cách sâu xa, mới có thể làm được điều phi thường ấy. Tôn xưng ngài là “Bồ-tát” thật xứng đáng, và có lẽ không tôn hiệu nào xứng hợp hơn.
Sau nửa thế kỷ, ngày nay người ta đã rút được rất nhiều bài học từ cơn đại định trong ngọn lửa hồng của Bồ-tát cũng như trái tim bất diệt để lại. Trái tim ấy đã nói lên điều gì? – Đó là lòng từ bi, là tâm bồ-đề.
Tưởng niệm 50 năm ngày Bồ-tát vị pháp thiêu thân, không phải để khơi lại những đúng-sai, chánh-tà, thiện-ác… của một quá khứ vừa đau buồn vừa bi tráng trong lịch sử Phật giáo và quê hương Việt Nam. Tưởng niệm, chính là để chúng ta luôn tâm niệm, luôn ý thức rằng, tư lương và hành trang mà người con Phật đem vào cuộc đời, cứu độ chúng sanh, chính là trái tim, là lòng từ bi, là tâm bồ-đề. Phật giáo, biểu tượng hình thức của Chánh Pháp, được trường tồn bất diệt hay không, chỉ do một tâm ấy mà thôi.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.153.143 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập