Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Trái tim của thiền tập »»

Trái tim thiền tập
»» Trái tim của thiền tập

(Lượt xem: 6.060)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Trái tim của thiền tập

Font chữ:

Khóa tu đầu tiên chúng tôi tổ chức đặc biệt cho gia đình tại trung tâm Insight Meditation Society được dành riêng cho các bậc cha mẹ của các thiền sinh. Đem thiền tập giới thiệu đến với họ là một cách để giải trừ những lo âu của họ về cái mốt mới ưa chuộng kỳ lạ của con cái. Một thiền sinh, hiểu rõ về thái độ của mẹ mình khi đến học thiền, nói: “Má tôi chắc chắn sẽ than phiền rằng: ‘Con chim khốn kiếp kia làm ta mất ngủ cả đêm.’” Mà quả thật, bà ta đã nói y như vậy sau đêm đầu tiên ngủ tại trung tâm! Nhưng đến cuối tuần thì cách lắng nghe của bà đã hoàn toàn thay đổi. Bà đã tập được cách chỉ đơn giản lắng nghe thôi, buông bỏ hết những sự phê phán của mình về tiếng chim kêu trong đêm khuya.

Có nhiều cách để nghe một âm thanh. Chúng ta có thể nghe một tiếng động nào đó rồi trở nên bực mình và phản ứng, cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp âm thanh đối với ta là dễ chịu, ta sẽ muốn nó tiếp tục mãi. Còn với những âm thanh không dễ chịu cũng chẳng khó chịu, có lẽ ta chỉ nghe chúng có “nửa tai” thôi. Và ta cũng có thể trực tiếp lắng nghe một âm thanh mà không phê phán, không thêm bớt - chỉ đơn giản là một tác động của thính giác - chừng ấy, cả một thế giới mới sẽ phơi bày trước mặt ta. Kinh nghiệm được mọi hiện tượng trong cuộc sống này bằng phương cách trực tiếp ấy chính là tinh túy của chánh niệm.

Chánh niệm là một đặc tính của ý thức, có khả năng tiếp xúc trực tiếp với những kinh nghiệm của ta, đối diện chúng thẳng mặt, không để bị bóp méo hoặc làm sai trật bởi những tham muốn, sân hận và si mê. Thói quen tham muốn thường thúc đẩy ta cố gắng vô vọng, muốn làm sao để giữ cho những kinh nghiệm dễ chịu được tồn tại mãi. Thói quen sống theo tâm sân hận và sợ hãi khiến ta tránh né những kinh nghiệm đớn đau, như thể là ta có khả năng ngăn chặn chúng được vậy. Và thói quen sống theo sự si mê đã khiến ta trở nên thất niệm, xa rời giây phút hiện tại, khi những kinh nghiệm của ta không đặc biệt dễ chịu mà cũng không khó chịu.

Nếu chúng ta cộng hết những giây phút ta không thể kinh nghiệm sự sống của mình trọn vẹn, vì sự tham muốn và dính mắc khiến ta không thật sự có mặt, vì sự sân hận và ghét bỏ khiến ta xa cách, vì sự si mê khiến ta lạc lối, những giây phút ấy sẽ là một con số khổng lồ. Và những giây phút của chánh niệm, khi ta thật sự biết sống, chỉ là một con số rất nhỏ nhoi. Đó là một lối sống vô cùng giới hạn và rất là tội nghiệp.

Sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại với một sự quân bình, tĩnh lặng và hiểu biết, cho dù kinh nghiệm của ta có là dễ chịu, khó chịu hoặc trung hoà, là một chuyện có thể được. Đó là nhờ sức mạnh của chánh niệm. Chánh niệm là một ý thức thẩm thấu và sâu sắc, không hời hợt bề ngoài. Trong kinh điển, tính chất của chánh niệm được ví dụ như khi ta thảy một cái nút bần xuống nước so với thảy một hòn đá. Ý thức hời hợt bên ngoài cũng giống như cái nút bần, sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ngược lại, hòn đá sẽ chìm sâu thẳng xuống đáy nước.

Một ví dụ khác cho tính chất của chánh niệm là hình dung đến việc gì xảy ra khi ta đổ nước vào một cái hang. Nước không nằm yên một chỗ mà nó tràn lan đi khắp nơi, làm đầy hết những khoảng trống trong hang. Cũng vậy, chánh niệm ôm trùm và tràn lan khắp nơi trên đối tượng của nó. Khi chúng ta có chánh niệm, ta bao trùm khắp kinh nghiệm của mình trong một ý thức trọn vẹn. Khi ta nghe một âm thanh, ý thức ta hòa nhập thẩm thấu vào cái nghe ấy.

Khi ta có chánh niệm, khi ta có thể tiếp xúc trực tiếp với những gì đang xảy ra, thế giới này sẽ trở nên vô cùng sinh động. Thay vì nhìn sự vật qua những lăng kính của hy vọng và sợ hãi, ta có thể có mặt với sự việc đúng thật như chúng đang hiện hữu. Với chánh niệm, chúng ta nhìn bằng con mắt quán chiếu, như các nhà tu Sufis thường nói: “Với con mắt không bị mê mờ vì sự mong muốn.”

Thật ra, lối nhìn ấy cũng giống như khi chúng ta mới gặp một người lạ. Khi gặp một người nào lạ, ta thường có khuynh hướng đem người đó sắp vào một khuôn mẫu nào đã có sẵn trong ta. Ta không chịu nhìn và quan sát, mà tự phóng chiếu nên một ý tưởng về người đó hoàn toàn dựa trên bề ngoài của họ. Dần dà, khi sự phóng chiếu của mình giảm bớt, ta bắt đầu chú ý rõ hơn và thấy xuyên qua được những chi tiết giả tạo bên ngoài ấy. Và từ đó, ta mới có thể tiếp xúc được gần gũi với con người thật sự của họ. Cũng vậy, chánh niệm sẽ giúp ta đến gần với thực tại sinh động của kinh nghiệm mình hơn.

Chánh niệm có thể có mặt ở mọi nơi. Nó không bị giới hạn trong bất cứ một trường hợp đặc biệt nào hết. Bạn có thể nói, như mẹ của một thiền sinh: “Tôi không thể nào giữ chánh niệm được vì ồn quá!” Nhưng đó là một quan niệm rất sai lầm về chánh niệm. Chúng ta có thể có chánh niệm về sự yên lặng, và ta cũng có thể có chánh niệm về sự ồn ào. Chúng ta có thể có chánh niệm ngay cả về những âm thanh chói tai nhất! Ta có thể có chánh niệm về bất cứ việc gì nằm trong kinh nghiệm của mình. Chánh niệm là một đức tính của tâm thức có thể bao gồm và tàng chứa hết tất cả.

Một đặc tính của chánh niệm là không hề bị đối tượng của nó ảnh hưởng. Có nghĩa là ta có thể có chánh niệm về niềm vui trong giây phút này, nỗi buồn trong giây phút kế, và rồi tiếp đến là chán chường chẳng hạn, tự tính của chánh niệm vẫn không hề thay đổi. Cho dù đối tượng của nó là bất cứ một việc gì, tự tính của chánh niệm bao giờ cũng rộng lớn, cởi mở và tự do.

Sự tu tập chánh niệm cũng giống như ta đang đi trên một hành trình hoặc là đang khám phá một bí mật lớn vậy. Trong cuộc sống hằng ngày, sẽ có biết bao nhiêu lần ta bị rơi vào thất niệm, phản ứng theo thói quen hoặc tách rời với giây phút hiện tại. Nhưng một khi ý thức được điều ấy, ta chỉ cần bắt đầu lại là đủ. Thật ra, ngay khi ta vừa ý thức được mình đánh mất chánh niệm là ta đã tìm lại được nó rồi, vì sự nhận diện ấy tự nó đã là một chức năng của chánh niệm.

Mỗi khi chúng ta tiếp tục bắt đầu lại là mỗi lần năng lực của chánh niệm sẽ hiển bày. Sự thực tập có kết quả ngay trong mỗi giây phút hiện tại, cũng như trong những giây phút tương lai. Chánh niệm không phải là một cái gì mơ hồ, viển vông hoặc xa vời; nó sống dậy trong mỗi giây phút ta lại bắt đầu, và bắt đầu lại. Và đó chính là trái tim của thiền tập.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.183.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (143 lượt xem) - Việt Nam (91 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...