Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ »» Nói ra lời nào cũng thuận với lòng người »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
»» Nói ra lời nào cũng thuận với lòng người

Donate

(Lượt xem: 6.067)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ - Nói ra lời nào cũng thuận với lòng người

Font chữ:


Giảng rộng

Lời nói và việc làm là hai phương diện chủ yếu để người quân tử dựa vào mà lập thân. Làm việc noi theo đạo trời thì ít khi phải hối tiếc vì việc đã làm. Nói ra thuận với lòng người thì ít khi phải bị người oán trách vì lời nói.

Khổng tử nói: “Người có đức hạnh mới nói ra được những lời tốt đẹp, nhưng người nói ra lời tốt đẹp chưa hẳn đã có đức hạnh.” Lại nói: “Người nhân đức luôn có sự thận trọng, chọn lựa kỹ trước khi nói ra.” Lại nói: “Chưa đến lúc cần nói mà vội vã nói là hấp tấp; có người thưa hỏi, đến lúc cần nói mà không nói rõ ràng là người gian trá giấu giếm; không quan sát kỹ vẻ mặt, phản ứng của người nghe mà chỉ thao thao nói, ấy là mù quáng.”

Cho nên phải biết rằng, nói năng cho phải đạo thật cũng muôn ngàn khó khăn. Từ xưa đến nay, những bậc đạo cao đức dày ắt không khinh suất trong lời nói, người khéo quán sát đến chỗ biến hóa tinh vi kín đáo của sự vật cũng không khinh suất trong lời nói, người biết khiêm cung tự giữ mình cũng không khinh suất trong lời nói.

Những kẻ khinh suất trong lời nói, đa phần đều do tâm ý nông nổi, hấp tấp, gặp việc thì vui mừng bày tỏ ra mặt, cho nên có nói ra điều gì cũng chỉ là lời cửa miệng, trong lòng chưa từng có sự chín chắn suy đi xét lại. Ví như có vì thế mà đắc tội với đời, khiến người khác cười chê, họ cũng không hề suy nghĩ lại, nói gì đến việc dành thời gian để cân nhắc trước xem có nên hay không nên nói?

Nói “lòng người” ở đây là muốn chỉ đến lòng công bằng, chân chánh hết mực, là tấm lòng mà Tô Đông Pha đã nói đến trong Tư trị luận (思治論) rằng: “Không nói ra mà ai ai cũng giống như nhau.” Lòng người như thế nếu ở nơi đâu thì chính là đạo trời ở đấy, nên phải thuận theo. Nhưng nói “thuận theo” ở đây không có nghĩa là xu nịnh, mà có nghĩa là nên thận trọng trước khi nói, quan sát phản ứng của người nghe, chân chất thẳng thắn không lừa dối, nói ra phải trọn vẹn rõ ràng, có sự suy xét cẩn thận, bảo ban phải khiêm cung hòa ái, lại càng phải cẩn trọng. Những lúc quá vui mừng, quá giận dữ hoặc quá say sưa, ắt phải có những lời luận bàn thái quá, tốt hơn là nên ngậm miệng không nói để ngăn ngừa sự sai trái, lầm lỗi.

Các bậc tiền bối dạy rằng: “Những người ta gặp trong tiệc tùng xã giao hoặc nơi đông người giao tiếp thường có nhân phẩm tốt xấu khác nhau, hoặc có người phẩm hạnh khiếm khuyết, hoặc có người hình dung xấu xí, hoặc có người tuy hiện nay hiển đạt tôn quý nhưng xuất thân gia thế hàn vi, hoặc có người trước đây gia thế hết sức phồn vinh thịnh vượng, nhưng giờ đây con cháu chẳng được mấy người... Từ đó suy ra, sẽ thấy có rất nhiều điều không nên nói, cần phải lần lượt cân nhắc hết thảy, không được chạm vào những chỗ riêng tư kín đáo, hoặc những điều người khác không muốn nói đến, khiến họ phải hổ thẹn, giận dữ. Nếu không thể nào biết hết để tránh thì tuyệt đối không được luận bàn sằng bậy chuyện thế sự, hoặc trực tiếp gọi tên họ của người khác, để tránh phạm vào húy kỵ tên họ các bậc cha anh, bởi những điều ấy thường mang đến tai họa ngoài ý muốn.

Trước đây có một người, trong buổi tụ họp rất đông người, chợt nghe có kẻ đề cập đến một người có tên tuổi, anh ta liền nói rằng mình với người đó rất thân nhau. Không ngờ chỉ một lát sau, người ấy tình cờ ghé đến. Anh ta chắp tay vái chào, không biết là ai, rồi quay sang hỏi người bên cạnh: “Ông ấy là ai vậy?” Người bên cạnh trả lời: “Là người mà ông vừa nói là rất thân với ông đó.” Mọi người quanh đó đều quay nhìn anh ta cười nhạo. Than ôi! Những ai hay khinh suất trong lời nói nên nhớ lấy chuyện này mà tự răn nhắc mình.

Trưng dẫn sự tích

Lỗ công sai người đối đáp với Tiết hầu


Đằng hầu và Tiết hầu cùng đến triều kiến vua nước Lỗ, hai bên tranh nhau vị thứ trước sau. Tiết hầu nói: “Ta được phong trước.” Đằng hầu liền nói: “Ta là quan Thái bốc nhà Chu, cùng họ với thiên tử, Tiết hầu mang họ dân thường, ta không thể đứng sau.”

Lỗ Ẩn công liền sai Vũ Phụ thay mình đến chỗ Tiết hầu nói: “Ngài với Đằng hầu đã hạ mình đến đây thăm vua nước Lỗ tôi, người nhà Chu có câu rằng: ‘Trên núi sẵn có cây gỗ, nhưng người thợ mộc khi dùng phải đo đạc theo chỗ mình cần; khách đến nhà tuy đều sẵn có lễ nghi, nhưng chủ nhà phải có sự chọn lựa.’ Thiên tử nhà Chu với chư hầu đã có sự minh định, nếu khác họ với thiên tử thì đều phải đứng sau. Vua nước Lỗ tôi nếu có đến triều kiến vua nước Tiết, tự nhiên cũng không dám tranh với các vị. Nếu quả ngài đã có lòng hạ cố đến thăm vua nước Lỗ tôi, xin vui lòng để cho vua nước Đằng đứng trước.”

Vua nước Tiết liền đồng ý để cho vua nước Đằng đứng trước.

Lời bàn

Lời lẽ của vua nước Tiết rõ ràng là quá bộc trực thẳng thừng, mà lời của vua nước Đằng cũng quá cứng rắn, ra vẻ chèn ép người. Chỉ có lời của Vũ Phụ nói thay vua Lỗ là khiêm cung hòa nhã, mềm mỏng linh hoạt mà cảm động lòng người.

Phân tích chi ly thì lời của Vũ Phụ có thể phân chia thành sáu ý để xem xét. Hai câu đầu nói rõ về việc hai vua chư hầu đến nước Lỗ triều kiến. Tiếp theo liền đưa ra lý lẽ nhẹ nhàng mềm mỏng, nêu việc trên núi sẵn có cây gỗ là ý thứ nhất (1), lại thêm việc khách đến nhà sẵn có lễ nghi là ý thứ hai (2), vận dụng rất hay phương pháp mượn khách để nói tiếp đến chủ. Không nói rằng khách không có lễ nghi, mà ngược lại nói khách sẵn có lễ nghi, thật giống như Tử Sản không nói chỗ cả hai đều sai, mà nói chỗ cả hai đều đúng. Thật khéo chọn ngôn từ lắm thay!

Sau đó nêu lên sự minh định của nhà Chu (3) rằng khác họ với thiên tử phải đứng sau (4), là đã có ý muốn nhường Đằng hầu lên trước. Lại trước khi muốn nói vua nước Tiết hạ mình thăm vua nước Lỗ (5), thì lại đưa ra tình huống ví như vua nước Lỗ đến triều kiến vua nước Tiết (6). Cách nói như thế thật là khiêm tốn hòa nhã, khiến người nghe tự nhiên thấy vui lòng. Chỗ này thật giống như khi Tần Mục Công nói chuyện với sứ nước Tấn, không nói mình bắt Tấn hầu về nước Tần, mà nói: ‘Ta muốn được cùng đi với Tấn hầu về phía tây, cũng chỉ là để thực hiện giấc mơ của nước Tấn mà thôi.” Như vậy chẳng phải là khéo chọn ngôn từ lắm sao? Những việc như vậy đều là nói ra thuận với lòng người, hoàn toàn không phải những cách nói xu nịnh hùa theo ý người mà có thể so sánh được.

Giảng pháp thích hợp

Thời Nam Bắc triều, đời Lưu Tống có một vị cao tăng từ Ấn Độ sang là Cầu-na-bạt-ma, thuộc dòng Sát-đế-lợi, là anh của vua nước Kế Tân. Vào tháng giêng niên hiệu Nguyên Gia thứ tám, ngài đến Kiến Nghiệp. Vua Văn Đế mời vào diện kiến, ân cần hỏi han rồi thưa rằng: “Ta cũng thường muốn ăn chay, giữ giới không giết hại, nhưng vì còn phải lo cho dân cho nước nên không thể được, vậy biết phải làm thế nào?”

Đại sư nói: “Sự tu tập trai giới của bậc đế vương không giống với thường dân. Thường dân thân phận hèn kém, không có quyền sai sử người khác, nếu như không tự mình khắc chế, giảm bớt ham muốn thì làm sao tu thân? Nhưng đối với bậc vua chúa thì bốn bể là nhà, muôn dân là con, nói ra một lời tốt đẹp thì muôn dân vui mừng, thi hành một chính sách hiền thiện thì người người hưởng ứng; trọng người hiền đức, dùng người tài giỏi, bớt lao dịch, giảm thuế khóa thì mưa gió thuận hòa, mùa màng sung túc. Bệ hạ nếu theo cách ấy mà giữ trai giới, thì sự trì trai ấy thật vĩ đại biết bao; nếu theo cách ấy mà giữ giới không giết hại, thì còn có công đức nào hơn? Đâu nhất thiết là phải đợi nhịn ăn được nửa ngày hay cứu mạng cho một con chim rồi mới có thể cứu giúp rộng khắp muôn dân?”

Văn Đế nghe xong hết mực tán thán, nói rằng: “Người thế tục đắm chìm mê muội trong những lý luận xa vời, kẻ xuất gia lại thường trì trệ cố chấp nơi giáo điều thiển cận. Theo như lời đại sư mới thật sự là khai mở trí tuệ giúp người tỏ ngộ, thấu hiểu sáng suốt mọi việc, có thể cứu độ khắp cả trời người.” Sau đó liền cung thỉnh Đại sư trụ lại chùa Kỳ Hoàn nơi kinh thành.

Đến khi đại sư viên tịch, trong khoảng giữa đỉnh đầu bỗng thấy có hình trạng lạ, mường tượng uốn khúc như giao long, từ đỉnh đầu xuất ra bay thẳng lên trời, có cả ngàn người tận mắt chứng kiến.

Lời bàn

Những lời Đại sư nói ra cũng đều là lập luận của nhà Nho, nhưng lại hàm chứa giáo lý nhà Phật trong đó. Như thế mới thật là nói ra thuận với lòng người.

Khéo can ngăn

Vào triều Minh, quan Thượng thư bộ Hộ là Vương Hữu Hiền, người huyện Ninh Hương, tỉnh Sơn Tây. Ông từng bỏ tiền cưới về một người thiếp, nhưng vợ ông vì quá ghen nên đẩy người thiếp này vào hoàn cảnh rất khốn đốn. Khi Vương Hữu Hiền bận việc quan phải đi xa, bà vợ liền lén nhốt người thiếp vào một căn phòng trên lầu, đói quá sắp chết. Ông có đứa con trai tên Vương Dục Tuấn, chỉ mới mấy tuổi đầu, lúc ấy biết chuyện liền nói với mẹ: “Nếu dì ấy mà chết đói, người ngoài thế nào cũng chê cười phỉ báng mẹ, chi bằng mỗi ngày cho ăn một bát cháo nhỏ, để dì ấy từ từ mà chết, người ta sẽ không nói là mẹ ác độc.” Bà mẹ nghe theo lời. Vương Dục Tuấn lại lén dùng một cái đãy nhỏ giấu thức ăn vào, nhân lúc mang cháo đến thì đưa cho người thiếp của cha, nhờ đó mà cô ta được sống.

Qua năm sau sinh được một đứa con trai, Vương Hữu Hiền lén đưa đến nơi khác nuôi dưỡng. Sau khi ông qua đời, Dục Tuấn hết sức thương yêu chăm sóc đứa em trai này.

Lời bàn

Khi sử dụng lời nói để giao tiếp với người khác, tất nhiên phải chọn lời nói sao cho thuận theo lòng người. Khi sử dụng lời nói để phụng sự cha mẹ, cũng không được làm trái ý cha mẹ. Tuy nhiên, Khổng tử thường nói: “Thờ cha mẹ, nếu cha mẹ có điều không tốt cũng phải khéo léo can ngăn.” Khéo léo can ngăn có nghĩa là phải làm sao để cha mẹ vui vẻ nghe theo lời khuyên, mà cũng không trái ý cha mẹ. Xét như việc Vương Dục Tuấn khéo léo khuyên can mẹ, chẳng phải là hợp với lời của Khổng tử lắm sao?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 41 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật Giáo Yếu Lược


Lược sử Phật giáo


Bức Thành Biên Giới


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.89.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...