Đặc tính tổng thể của Pháp
The overall nature of the Dhamma
‘Pháp’ (Pāli. Dhamma, Skt. Dharma) là một từ có nhiều tầng ý nghĩa. Là trân bảo thứ hai trong ba đối tượng quy kỉnh của Phật tử (‘Tam quy’: xem *Th.93), trong đó Pháp được dùng ở dạng số ít, hàm nghĩa lời dạy của đức Phật: giáo pháp; thực tại và nguyên lý mà các pháp này nói đến là Mô thức Thực tại: lý pháp; đạo lộ giải thoát khỏi khổ đau là trọng tâm chính của giáo pháp, và nó phù hợp với bản chất của thực tại; và đỉnh cao tối hậu của đạo lộ này, tức Niết-bàn: chứng pháp.
‘Dhamma’ (Pāli, Skt Dharma) is a word with many layers of meaning. As the second of the three focuses of Buddhist devotion (the ‘Three Refuges’: see *Th.93), where it is used in the singular, Dhamma means: the Buddha’s teachings; the realities and principles that these point to as a kind of ‘Basic Pattern’ to things; the path to liberation from suffering that is the main focus of the teachings, and which accords with the nature of reality; and the final culmination of the path, nirvana.
Pháp cũng có thể có nghĩa là một cái gì đó như ‘đức hạnh’, ‘công lý’, ‘công chính, đạo lý’, như khi một vị vua được cho là cai trị theo Pháp, tức là một cách công chính, hợp đạo lý. Khi được dùng theo số nhiều, dhamma / dharma có thể chỉ cho một yếu tố tâm lý hay một hiện tượng, theo nghĩa rộng nhất (pháp hữu vi); hoặc chỉ cho một sự vật có thật hay tưởng tượng, đối tượng của ý thức (pháp xứ hay pháp giới); hoặc chỉ cho một nguyên lý, chân lý hoặc mô thức thực tại (ví dụ: bốn Thánh đế (xem *L.27 và gần cuối *Th.138)).
Dhamma can also mean something like ‘virtue’, ‘justice’, ‘the right and proper way’, as when a king is said to rule according to Dhamma, i.e. righteously, ethically. As a term used in the plural, dhamma/dharma can mean: any mental quality, state or thing – its broadest use; an object, real or imaginary, of the mind sense; a principle, truth or reality-pattern (e.g. the four Truths of the Noble Ones (see *L.27 and near the end of *Th.138).
Th.12 Các phẩm tánh của Pháp
Th.12 Qualities of the Dhamma
Phần đầu tiên của đoạn này trích từ một đoạn văn thường được tụng bằng tiếng Pāli trong các lễ sám, cũng như được chiêm niệm trong tu tập tùy niệm.
The first paragraph of this passage is part of a text that is frequently chanted in Pāli in devotional settings, as well as being reflected on in devotional meditations.
‘Thưa Tôn giả Gotama,…được nói là pháp hiện kiến, pháp hiện kiến (dhamma/pháp: chân lý / thực tại; sandiṭṭhiko: hiện kiến hiện chứng, được thấy / chứng ngộ ngay trong hiện tại), phi thời (ākaliko: không lệ thuộc thời gian, kết quả tức thì, không trì hoãn), cận quán (ehipassiko: hãy đến để thấy), dẫn đạo (opanayiko: hướng dẫn thực hành tiến đến cứu cánh), trí giả nội chứng (paccattaṃ veditabbo viññūhi: chỉ được chứng nghiệm nội tại bởi kẻ trí), nói thế có nghĩa là gì?
‘Master Gotama, ... In what way is Dhamma directly visible (as to is truth and reality), not delayed (in its results), inviting investigation, applicable and onward leading, to be individually understood by the wise?’
‘Này bà-la-môn, người bị tham ái chế ngự, tâm bị nắm chặt… dẫn đến hại mình, hại người, hại cả hai, cảm thọ tâm khổ, tâm ưu. Nhưng khi tham ái được đoạn trừ, người ấy bị dẫn đến tự hại, hại người, hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ, tâm ưu. Đó được nói là, pháp hiện kiến [Lặp lại như trên về bị sân hận, ngu si chế ngự... đoạn trừ... Kinh khác có nội dung tương đương, chỉ khác ở chỗ thay từ ‘pháp’ (dhamma) bằng từ ‘Niết-bàn’ nibbāna).]
‘Brahmin, one excited by attachment, overcome by attachment … wills in a manner leading to the affliction of himself, others and both, and he experiences mental pain and unhappiness. But when attachment is abandoned, and he does not will in a manner leading to the affliction of himself, others and both, he does not experience mental pain and unhappiness. It is in this way that Dhamma is directly visible [The same is then repeated regarding being affected or free of hate or delusion. The next but one sutta then says just the same, except for replacing ‘Dhamma’ with ‘nirvana’.]
Aññatara Brāhmana and Nibbāna Suttas: Aṅguttara-nikāya I.156– 157, dịch Anh P.H.
Aññatara Brāhmana and Nibbāna Suttas: Aṅguttara-nikāya I.156–157, trans. P.H.
Trong đoạn này, đức Phật nói về Pháp thâm sâu mà Ngài đã kinh nghiệm khi giác ngộ. Sau đó Ngài giải thích điều này theo hai phương diện: một mặt, chuỗi quan hệ duyên khởi (xem đoạn *Th.156-168), tức là chuỗi tiếp nối của các điều kiện dẫn đến tái sinh và dòng tương tục của khổ, và ngược lại, là Niết-bàn, chấm dứt tất cả những điều kiện tiếp nối như vậy. Không như Niết-bàn, lý duyên khởi không phải là pháp để quy y, nương tựa, nhưng được hiểu là một phần thuộc về pháp, tức là đạo.
In this passage, the Buddha reflects on the profound Dhamma he had experienced at his awakening. He then explains this as two-fold: the process of dependent arising (see passages *Th.156–168), i.e. a sequence of conditions leading to rebirth and the continuation of what is painful, and nirvana as the stopping of all such conditions. Unlike nirvana, conditionality is not something one takes refuge in, but understanding it is part of the Dhamma as path.
Pháp mà Ta đã chứng ngộ này thật là sâu xa, khó thấy và khó hiểu, tịch tĩnh, vi diệu, vượt ngoài khả năng suy luận, chỉ được chứng nghiệm bởi kẻ trí. Nhưng quần chúng này thì ái lạc chấp tàng (ālayarāma: lạc a-lại-da), khoái lạc chấp tàng (ālayata: hân a-lại-da), hỷ lạc chấp tàng (ālayasammudita: hỉ a-lại-da). Thật khó cho quần chúng như vậy có thể thấy được pháp này, tức là, y duyên tánh duyên khởi (idappaccayatā paṭiccasamupādo). Và thật khó thấy pháp này, tức là, sự tịnh chỉ tất cả hành, xả ly tất cả sanh y (upadhi), ái tận, ly tham, tịch diệt, Niết-bàn.
This Dhamma that I have attained is profound, hard to see and hard to understand, peaceful, sublime, unattainable by mere reasoning, subtle, to be experienced by the wise. But this population delights in clinging (especially to what is the familiar), enjoys clinging, and rejoices in clinging. It is hard for such a population to see this state, namely, specific conditionality, dependent arising. And it is hard to see this state, namely, the stilling of all volitional constructions, the relinquishing of all acquisitions, the destruction of craving, non-attachment, cessation, nirvana.
Ariya-pariyesanā Sutta: Majjhima-nikāya I.167, dịch Anh P.H.
Ariya-pariyesanā Sutta: Majjhima-nikāya I.167, trans. P.H.
Mục đích tu Phật
Reasons for choosing to practise Buddhism
Th.14 Mục đích của đời sống phạm hạnh
Th.14 The purpose of the holy life
Này các tỳ-kheo, phạm hạnh này không sống để lừa dối mọi người, không vì để phù phiếm với mọi người, không vì lợi ích của lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không vì mục đích bảo vệ chủ kiến của mình, không với ý nghĩ ‘Mong sao mọi người biết ta’. Này các tỳ-kheo, phạm hạnh ấy được sống với mục đích chế ngự, đoạn trừ, ly tham, diệt tận (khổ đau).
Monks, this holy life is not lived to deceive people, for prattling with people, for the benefit of gain, hospitality and praise, to defend one’s theory, not with the thought ‘Let people know about me’. Monks, the holy life is lived for the purpose of restraint, relinquishment, non-attachment and cessation (of suffering).
Uruvela-vagga Brahmacariya Sutta: Aṅguttara-nikāya II.26, dịch Anh P.D.P.
Uruvela-vagga Brahmacariya Sutta: Aṅguttara-nikāya II.26, trans. P.D.P.
Thái độ đối với các đạo giáo khác
Attitude to other spiritual traditions
Th.15 Pháp không nhắm cải đạo người khác mà để giúp mọi người sống tốt hơn
Th.15 The Dhamma is not for converting others but to help them be better people
Trong đoạn văn này, đức Phật nói chuyện với một du sĩ ngoại đạo, khẳng định Ngài muốn giúp mọi người tu đạo tiến bộ chứ không vì mục đích thu phục đệ tử.185
In this passage, the Buddha speaks to a non-Buddhist wandering ascetic and emphasizes that he wants to help people progress morally and spiritually and not, as such, to gain disciples.182
Này Nigrodha, có thể ông nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama nói vậy là muốn thu đệ tử.’ Chớ nghĩ như vậy. Tôn sư các ông là ai, vẫn là tôn sư của các ông. Có thể ông nghĩ rằng: ‘Sa-môn Gotama nói vậy là muốn chúng ta từ bỏ giáo thuyết của mình’.… ‘Ông ấy muốn đặt chúng ta vào những pháp bất thiện mà các tôn sư tiền bối của chúng ta xem là bất thiện.’… ‘Ông ấy muốn chúng ta xa lánh những thiện pháp mà các tôn sư tiền bối của chúng ta xem là thiện’. Chớ có nghĩ như vậy. Những gì là pháp thiện mà các tôn sư của các ông xem là thiện, hãy cứ xem là thiện. Này Nigrodha, Ta thuyết không phải vì những mục đích ấy.
Nigrodha, you may think: ‘The renunciant Gotama says this in order to get pupils.’ But you should not regard it like that. Let him who is your teacher remain your teacher. Or you may think: ‘He wants us to depart from our instructions.’ … ‘He wants to establish us in those things that are unwholesome and reckoned as unwholesome according to our teachers.’ … ‘He wants to draw us away from things that are wholesome and reckoned as wholesome according to our teachers.’ But you should not regard it like that. Let whatever is wholesome and reckoned as wholesome according to your teachers remain the same. Nigrodha, I do not speak for any of these reasons.
Này Nigrodha, có những pháp bất thiện mà không được từ bỏ, làm cho ô nhiễm, dẫn đến tái sanh, mang lại khổ não, kết quả của khổ, già, bệnh, chết trong tương lai. Những pháp ấy, Ta thuyết pháp để diệt trừ các pháp ấy. Nếu các ông thực hành đúng theo lời giảng dạy, các pháp ô nhiễm của các ông được trừ diệt, các pháp thanh tịnh được tăng trưởng, và các ông sẽ bằng thắng trí tự mình giác chứng và an trụ, ngay trong hiện tại, trí tuệ viên mãn, quảng đại.’
There are Nigrodha, unwholesome things that have not been abandoned, defiling, conducive to rebirth, distressful, productive of painful results, associated with future birth decay and death. It is for the abandonment of these things that I expound the teaching. If you practise accordingly, the defiling things will be abandoned, and the things that make for purification will grow, and you will attain to and dwell, in this very life, in the fullness of insight and perfection, having realized it directly by your own higher knowledge.’
Udumbarika-sīhanāda Sutta: Dīgha-nikāya III.56–57, dịch Anh P.D.P.
Udumbarika-sīhanāda Sutta: Dīgha-nikāya III.56–57, trans. P.D.P.
Th.16 Phật khuyên bảo đệ tử đáp ứng những chỉ trích và cáo buộc như thế nào
Th.16 The Buddha’s advice to his disciples on how to respond to criticisms and accusations
Đoạn này Phật khuyến cáo các đệ tử nên đánh giá bình tĩnh về bất kỳ lời chỉ trích hay lời khen ngợi nào đối với Phật, Pháp hay Tăng (hội chúng Phật giáo).
This passage counsels calm assessment of any criticism or praise directed at the Buddha, Dhamma or Sangha (Buddhist community).
‘Này các tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ông chớ nên vì vậy mà sanh phẫn nộ, không xứng ý. Nếu các ông do vậy phẫn nộ, không xứng ý, như vậy sẽ có hại cho các ông. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, mà các ông phẫn nộ, không xứng ý, thế thì các ông có thể biết được những lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai chăng?’ ‘Bạch Thế Tôn, không thể được.’
‘Monks, if others should speak in dispraise of me, of the Dhamma, or of the Sangha, you should not then either bear malice, or become unhappy, or feel depressed in mind. If you then feel angry and displeased, it would be a danger to you yourself. If others speak in dispraise of me, of the Dhamma, or of the Sangha, and you then feel angry, and displeased, would you be able to know whether what others have spoken has been well-spoken or ill-spoken?’ ‘That would not be so, sir.’
‘Nhưng khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, các ông nên nêu rõ những gì không đúng sự thật là không đúng sự thật, chỉ rỏ “điều này như thế là không đúng sự thật; như thế là không chính xác; điều (xấu) này không có giữa chúng tôi…”.
‘But when others speak in dispraise of me, or of the Dhamma, or of the Sangha, you should unravel what is contrary to fact as contrary to fact, pointing out “it is not in accordance with fact, it is not like that, this (fault) is not found in us”.
‘Này các tỳ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, các ông không nên vì vậy hoan hỷ, vui mừng, hớn hở… sẽ có hại cho các ông. Khi có người tán thán Ta, tán thán Pháp, tán thán Tăng, các ông hãy thừa nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật, nói rằng “điểm này như thế này là đúng sự thật, điểm này như thế này là chính xác, điều (tốt) này có giữa chúng tôi,…”.’
Monks, if others should speak in praise of me, in praise of the Dhamma in praise of the Sangha, then you should not feel delighted, happy, or elated in mind … That would be damaging to you yourself. When others speak in praise of me, or of the Dhamma, or of the Sangha, you should acknowledge what is factual as factual, saying, “this is in accordance with fact, it is like this, this (quality) is found in us”.’
Brahma-jāla Sutta: Dīgha-nikāya I.2–3, dịch Anh P.D.P.
Brahma-jāla Sutta: Dīgha-nikāya I.2–3, trans. P.D.P.
Th.17 Nguyên nhân của tranh luận
Th.17 The causal origin of disputes
Trong đoạn này, đức Phật nói rằng Ngài không tranh luận với ai (xem *M.19), và những tranh luận phát sanh do các định kiến xuất phát từ chỗ bắt nắm và nhào nặn những gì được nhận thức.
In this passage, the Buddha says that he disputes with no-one (cf. *M.19), and that disputes arise due to fixed concepts that arise from how one mentally processes and elaborates on what one perceives.
Daṇḍapāṇī dòng họ Thích… đi đến… chỗ Thế Tôn đang ngồi, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, tựa trên cây gậy, và nói: ‘Sa-môn chủ trương thuyết gì, luận giải điều gì?’
The Sakyan Daṇḍapāṇi … approached … where the Blessed One was seated, exchanged friendly greetings, and stood on one side leaning on a stick. He said thus: ‘What theory does the renunciant hold, and what does he expound?’
‘Ta thuyết như vầy: là một bà-la-môn 186 (như Ta), sống không bị các dục trói buộc, không còn hoài nghi do dự, không có gì phải truy hối, không khát ái nơi hữu và phi hữu, không có các tưởng187 tùy miên, vị ấy sống không tranh luận với bất kìkỳ ai trong thế gian này bao gồm chư thiên, Ma, Phạm, sa-môn, bà-la-môn, trời, người. Này Hiền giả, Ta thuyết như vậy, luận giải như vậy.’
‘The theory I hold is such that in the case of a brahmin183 (like myself) living without being fettered by sensual desires, free from perplexity, with worry cut off, craving for various kinds of existence abandoned, and for whom conceptions184 do not lie latent, he stays without disputing with anyone in this world consisting of gods, māras, brahmās, renunciants, brahmins, deities and humans. Brother, I hold such a theory and so do I expound.’
Khi nghe nói vậy, Daṇḍapāṇi họ Thích lắc đầu, liếm lưỡi, trán nổi lên ba đường nhăn, rồi chống gậy bỏ đi.…
When this was said, the Sakyan Daṇḍapāṇi shook his head, put out his tongue, and showing (creases like) three forks on his forehead, went away leaning on his stick. …
… [Sau đó đức Phật thuật lại đối thoại này cho một số tỳ- kheo.] Rồi một tỳ-kheo bạch Thế Tôn: ‘Thế Tôn thuyết những gì mà sống không tranh luận với bất kìkỳ ai trong thế gian này bao gồm chư thiên, Ma, Phạm, sa-môn, bà-la-môn, trời, người… bạch Đại Đức, thế nào là các tưởng không tùy miên trong Thế Tôn, vị sống mà không bị các dục trói buộc…?’
… [Later the Buddha reported this conversation to some of his monks.] Then a certain monk said to the Blessed One: ‘Holding what theory does the Blessed One stay without disputing with anyone in this world consisting of gods, māras, brahmās … and how sir, is it that conceptions do not lie latent in the Blessed One who is living without being fettered by sensual desires …?’
‘Này tỳ-kheo, do bởi nhân duyên gì mà các hành suy niệm vọng tưởng188 hiện hành cho một người, mà nếu (với người ấy) ở đây không có gì đáng hoan hỷ, đáng tán thán, đáng chấp thủ, do vậy mà tham tùy miên đoạn tận, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên đoạn tận; do vậy mà dao gậy, tranh chấp, tranh luận, đấu tranh bị loại bỏ, ly gián ngữ, vọng ngữ được dứt trừ. Chính ở đây, tất cả những pháp ác, bất thiện này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.’
The Blessed One said: ‘Monk, on whatever account reckonings in terms of conceptual obsession185 overwhelm a person, if (for him) there is nothing in it to delight in, nothing to welcome, nothing to cleave to, then that itself is the end of latent tendencies to attachment, aversion, dogmatic beliefs, doubt, conceit, to attachment to ways of being, ignorance, the end of the latent tendency to take up sticks and weapons, to fights, quarrels, disputes, accusations, slanders and lies. Here, all these evil unwholesome states cease without remainder.’
Thế Tôn thuyết như vậy, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào tinh xá. Sau khi Thế Tôn đi vào tinh xá không lâu, các tỳ- kheo ấy suy nghĩ, ‘Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này cho chúng ta, không giải thích rộng rãi ý nghĩa… Tôn giả Mahā-kaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này cho chúng ta.’ Rồi chư tỳ-kheo đi đến chỗ tôn giả Mahā- kaccāna và thưa rằng: ‘Tôn giả Mahā-kaccāna, xin hãy giải thích ý nghĩa này.’
The Blessed One said this, and getting up from the seat entered the monastery. Soon after the Blessed One had gone to the monastery it occurred to those monks, ‘The Blessed One pointed out the teaching in brief to us and left without explaining its meaning in detail … Venerable Mahā-kaccāna is capable of explaining it to us in detail.’ Then the monks approached Venerable Mahā-kaccāna and requested him: ‘Venerable Mahā-kaccāna, please explain it.’
Tôn giả Mahā-kaccāna giải thích như sau: ‘Chư Hiền, do duyên đến mắt và các sắc, nhãn thức phát sinh. Tổ hợp của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc, cảm thọ phát sinh. Cái gì được cảm thọ cái đó được tưởng, cái gì được tưởng cái đó được tầm tư, cái gì được tầm tư cái đó là vọng tưởng. Do nhân duyên vọng tưởng, mà các hành suy niệm vọng tưởng hiện hành nơi một người trong các sắc nhận thức bởi mắt, sắc quá khứ, sắc vị lai, sắc hiện tại. [Lặp lại tương tự như vậy trong các căn khác và sở duyên tương ứng của chúng; bao gồm cả ý và pháp.]
Venerable Mahā-kaccāna explained as follows: ‘Friends, on account of eye and visible forms, arises visual consciousness. The coming together of the three is (sensory) contact. On account of contact, feeling arises. What one feels is conceptualized and what is conceptualized is thought about. Regarding what is thought about, one engages in obsessive proliferation of thought. On account of that, reckoning in terms of conceptual obsession overwhelms a person in respect of past, future and present forms discernible by the visual sense. [The same is then repeated regarding the interaction that takes place between the other sense faculties and their corresponding stimuli; this includes the mind and mental objects.]’
Madhupiṇḍika Sutta: Majjhima-nikāya I.108–112, dịch Anh P.D.P.
Madhupiṇḍika Sutta: Majjhima-nikāya I.108–112, trans. P.D.P.
Th.18 Tranh luận phát sanh như thế nào
Đoạn này nhấn mạnh do bám chấp sở hữu mà dẫn đến tranh cãi.
This passage emphasizes how clinging to possessions leads to quarrels.
Rồi thì, này Ānanda, ở đây do duyên thọ mà khát ái, do duyên khát ái mà tầm cầu, do duyên tầm cầu mà thủ đắc, do duyên thủ đắc mà quyết định (quyết định làm gì với thủ đắc), do duyên quyết định mà dục tham, do duyên dục tham mà đắm trước, do duyên đắm trước mà chấp thủ, do duyên chấp thủ mà keo kiệt, do duyên keo kiệt mà thủ hộ, do duyên thủ hộ mà phát sinh các pháp ác, bất thiện pháp, cầm dao, cầm gậy, tranh chấp, tranh luận, đấu tranh, ác khẩu, vọng ngữ.
Now, in this case Ānanda, craving is dependent on feeling, seeking is dependent on craving, gain is dependent on seeking, deciding (what to do with what has been gained) is dependent on gain, desire and attachment is dependent on deciding, excessive attachment is dependent on desire and attachment, acquisitiveness is dependent on excessive attachment, miserliness is dependent on acquisitiveness, protectiveness is dependent on miserliness, and because of protectiveness various evil unwholesome phenomena come into being such as the taking up of sticks and sharp weapons, fights, quarrels, disputes, accusations, slanders and lies.
Mahā-nidāna Sutta: Dīgha-nikāya II.59, dịch Anh P.D.P.
Mahā-nidāna Sutta: Dīgha-nikāya II.59, trans. P.D.P.
Th.19 Giáo điều, nguồn gốc tranh chấp
Th.19 Dogmatic clinging to views as a source of disputes
Những bài kệ sau đây trích từ bốn bài kinh của một phần trong Kinh Tập (Sutta-nipāta) gọi là Phẩm Tám (Aṭṭhaka- vagga). Phần này là một bản kinh có rất sớm, vì được trích dẫn trong một số kinh điển sơ kỳ khác; đặc biệt nhấn mạnh việc không bám chấp vào các quan điểm và ý kiến.
The following verses come from four discourses from a section of the Sutta-nipāta called the Aṭṭhaka-vagga. This section is a very early Buddhist text, as shown by its being quoted in several other early texts. It particularly emphasizes non-attachment to views and opinions.
Nhiều người nói lên với ác ý, những người khác nói ý chân thật. Mâu-ni không dự phần tranh cãi, do vậy Mâu-ni không chướng ngại.
Some speak with an evil mind while others speak intent on truth. A sage does not enter into a dispute that has arisen. Therefore, nowhere has he an obstruction.
Làm sao tự mình vượt tà kiến,189 bị dục lôi kéo bám sở thích, tự mình tư duy thành định kiến, tuyên thuyết giáo điều như tư duy.
How could someone go beyond a dogmatic view186 of his own that he has entered into with desire and preference? He would speak according to his understanding.
Những ai do vọng tưởng phân biệt, tôn sùng hành bất tịnh hữu vi, thấy đó có lợi cho tự thân, bám chặt những gì không ổn định.
For whomsoever there are dogmatic views esteemed but impure, reached by speculation and so constructed, whatever he sees as advantageous to himself, clinging to it, there is (to him) a calm dependent on what is unstable.
Tỳ-kheo tu tối thắng tịch diệt, không khoe ta có giới như vậy, không đề cao những gì trong thế gian, những điều thiện nhân chê phi thánh.
To the purified one, no views based on speculation are to be found with regard to different forms of existence. Having abandoned both hypocrisy and pride, by what would he be led (into the cycle of rebirth)? For, unattached is he.
Những ai bám chặt vào các pháp, không dễ siêu việt các kiến chấp, cho nên kẻ nào trụ trong đó, người ấy xả chánh, thủ tà pháp.
One who is attached enters into disputes regarding theories. Why and on account of what would one assert (a theory) when one is unattached? He has nothing taken up or laid down. Here itself he has purified all dogmatic views.
Họ nói duy chỉ đây thanh tịnh, trong các pháp khác không thanh tịnh, y chỉ điều này nói đây tịnh, mỗi mỗi tự nói thuyết ta tịnh.190
They say: ‘Only this is pure, there is no purity in other doctrines.’ Speaking about the excellence of whatever they are attached to, they are separately established in individual truths.187
Vào giữa đại chúng muốn thuyết lý, chúng đối địch nhau, gọi nhau ngu; y chỉ tự tông mà tranh luận, tự khen tự nói ta thiện xảo.
Having plunged into a crowd desiring a dispute, they call one another fools. They engage in contentious talk clinging to different opinions, being desirous of praise, calling themselves skilled people.
Ta bằng, ta hơn, hoặc ta kém: ai nghĩ như vậy khởi đấu tranh; ai không dao động ba thứ này, không nghĩ ta bằng, hay hơn, kém.
One who imagines in terms of being equal, superior or inferior, on that account comes to dispute. For one who is not stirred by these three ways (the thought) ‘I’m equal or superior’ does not occur.
Bà-la-môn nói gì đều đúng? Hay sai? Vì vậy gây đấu tranh. Với ai không nghĩ bằng, không bằng, người ấy do đâu gây tranh luận?
What would the brahmin say is the truth? Or on what account would he dispute saying ‘it is false’? In whom there is no (sense of) being equal or unequal, on what account would he dispute?
Những ai lìa tưởng, không hệ phược, những ai tuệ giải thoát không si.
Những kẻ chấp tưởng và chấp kiến, đi khắp thế gian để tranh cãi.
To one who is detached from (fixed) perceptions there are no bonds. To one who is released through insight there are no delusions. Whoever grasped (fixed) perceptions and dogmatic views, they wander in the world coming to dispute.
Mỗi mỗi chấp riêng kiến giải mình, kẻ khéo tranh cãi, quyết nhiều lý: “Ai nói như vầy là biết pháp. Ai chê, người ấy không rốt ráo.”
Clinging to their own view, the skilled ones (experts) come to dispute and affirm diverse theories. ‘He who knows thus understands the doctrine, and those who revile this are imperfect’ (they say).
Như vậy chấp riêng rồi tranh cãi, chê người khác ngu, không thiện xảo.
In this manner too they quarrel and debate, and say that the other person is a fool unskilled.
Tất cả đều nói ta thiện xảo, vậy ai trong đó thuyết như thật? Không khứng nhận pháp của người khác, chê ngu, thấp kém, tuệ hạ liệt
Which indeed among them is the true theory? They all speak as skilled people.
Tất cả đều ngu, tuệ hạ liệt. Tất cả chấp riêng kiến giải mình.
If one who is not agreeing with another person’s doctrine becomes a fool, a beast, and one of inferior wisdom, then really all are fools and of much inferior wisdom. For, all of them cling to dogmatic views.
Nếu theo kiến riêng mà thanh tịnh, trí giả thiện xảo tuệ cực tịnh; thế thì không ai tuệ hạ liệt, vì mọi kiến giải đều rốt ráo.
If by virtue of one’s own view one becomes pure, of purified insight, skilled and knowledgeable then none among them is lacking in wisdom. For, they too are possessed of conclusively grasped views.
Ta không nói điều này như thật, hỗ tương đối địch gọi nhau ngu. Mỗi chấp kiến riêng là sự thật, nên nói kẻ khác là ngu si.
Still, I do not say that what the fools separately declare among themselves is the reality. Each one of them makes their own dogmatic view true. That is why they consider another as a fool.
Điều mà người này nói như thực, người khác cho là hư ngụy, dối. Như vậy chúng tranh chấp tranh luận; sao các sa-môn không nhất trí?
What some say is true or real, others say is mean and false. In this manner too, they quarrel and dispute. Therefore, renunciants do not declare a uniform truth.
Sự thật chỉ một không có hai, trong đó biết rõ, không tranh cãi. Tự khen chân lý thành lắm loại; vì vậy sa-môn không nhất trí.191
There is one truth and there is not a second, with regard to which (one truth) people who understand do not come into dispute. Renunciants esteem diverse truths of their own. That is why they do not declare a uniform truth.188
Tự xưng thiện xảo các luận thuyết, sao nói sự thật có lắm loại? Phải chăng sự thật nhiều sai biệt, hay chỉ tùy niệm theo suy lý?
Why indeed do they who claim to be skilled ones, they who propound theories speak of diverse truths? Is it indeed the case that there are many and diverse truths? Or is it the case that they are just following the course of their logical reasoning?
Trong đời, sự thực vốn thường hằng, không nhiều sai biệt, trừ do tưởng192. Suy lý vọng tưởng trong các kiến, phân biệt thành hai: đúng, hoặc sai.
There surely are not many and diverse eternal truths in the world apart from perceptual interpretations. 189 They engage in speculative reason in respect of dogmatic views and declare of two teachings, ‘true’ and ‘false’.
The Duṭṭhaṭṭhaka, Pasūra, Māgandhiya and Cūḷa-viyūha Suttas: Sutta-nipāta 780–787, 824–825, 842–847, 878–886, dịch Anh P.D.P.
The Duṭṭhaṭṭhaka, Pasūra, Māgandhiya and Cūḷa-viyūha Suttas: Sutta-nipāta 780–787, 824–825, 842–847, 878–886, trans. P.D.P.
Th.20 Ngụ ngôn người mù sờ con voi. Những vấn đề vô ký.
Th.20 The parable of the blind men and the elephant, and the ‘undetermined issues’
Đoạn này giới thiệu một tập hợp mười quan điểm về những điều được gọi là các vấn đề không xác định hoặc không thể giải đáp (avyākata: vô ký) (xem *Th.10 và phần giới thiệu trước phía trước). Nói thế, do bởi Phật gạt chúng sang một bên mà không trả lời, vì trả lời chúng không liên hệ gì đến giải thoát khỏi đau khổ mà còn dẫn đến tranh cãi không cơ sở. Những người chủ trương quan điểm như vậy được mô tả là chỉ cố chấp một khía cạnh hạn định của thực tại do mình kinh nghiệm một phần rồi khái quát hóa lên. Trong một đoạn khác (Majjhima–nikāya I.428–431), trong đó một tỳ-kheo nói rằng ông sẽ hoàn tục trừ phi đức Phật đưa ra những giải đáp cho mười vấn đề được xem không có câu trả lời. Đức Phật nói Ngài chưa bao giờ hứa hẹn trả lời những câu hỏi này, và so sánh người hỏi với người bị bắn bởi mũi tên độc mà từ chối điều trị cho đến khi biết mọi thứ về người bắn và chất liệu mũi tên.
This passage introduces a set of ten views on what are known as the undetermined or undeclared (avyākata) issues (see *Th.10 and section introduction before this). This was because the Buddha set them aside without answering them, as answering them was irrelevant to attaining liberation from suffering and led to pointless quarrelling. Those who hold such views are portrayed as having fixed on only one limited facet of reality, which they perceived only partially, and then over-generalised from this. In another passage (Majjhima–nikāya I.428– 431), where a monk says that he will abandon being a monk unless the Buddha gives answers on the ten undeclared issues, the Buddha says he had never promised to give answers to these questions, and likens the monk to someone shot by a poisoned arrow refusing medical treatment until he knows everything about who shot it and about the composition of the arrow.
‘Bạch Đại Đức, ở Sāvatthī này có nhiều sa-môn, bà-la-môn, các du sĩ dị đạo đang sống, có nhiều kiến giải dị biệt, nhận thức dị biệt, sở thích sở thích dị biệt, y cứ trên kiến giải sở y dị biệt. Một số sa-môn, bà-la-môn chủ trương như sau:
‘Sir, here in Sāvatthī live many renunciants, brahmins and wandering ascetics who pursue other teachings, and are holding various views, having various preferences, having various likes, having dependence on various forms of dogmatic clinging. The views of these renunciants and brahmins include:
Thế giới là thường trú: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
The world is eternal: this alone is true and everything else is false.
Thế giới không thường trú: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
The world is non-eternal: this alone is true and everything else is false.
Thế giới là hữu biên: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
The world is finite: this alone is true and everything else is false.
Thế giới là vô biên: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
The world is infinite: this alone is true and everything else is false.
Mạng và thân đồng nhất: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
The life principle is the same as the mortal body: this alone is true and everything else is false.
Mạng và thân không đồng nhất: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
The life principle is different from the mortal body: this alone is true and everything else is false.
Sau khi chết, Như Lai193 tồn tại: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
After death, the Tathāgata190 is: this alone is true and everything else is false.
Sau khi chết, Như Lai không tồn tại: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
After death, the Tathāgata is not: this alone is true and everything else is false.
Sau khi chết, Như Lai vừa tồn tại vừa không tồn tại: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
After death, the Tathāgata both is and is not: this alone is true and everything else is false.
Sau khi chết, Như Lai không phải vừa tồn tại vừa không tồn tại: chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng.
After death, the Tathāgata neither is nor is not: this alone is true and everything else is false.
Những vị ấy công kích nhau bằng ngôn ngữ sắc bén như dao kiếm, cạnh tranh, tranh cãi rằng, “Sự thực là như vầy, sự thực không phải như vậy”.’…
They live piercing each other with sharp dagger-like words disputing, and quarrelling saying “Reality is like this and not like that; reality is not like that but it is like this”.’
‘Này các tỳ-kheo, các du sĩ dị đạo chủ trương nhiều kiến giải khác nhau ấy như những người mù, không có mắt. Họ không biết cái gì có lợi, cái gì không có lợi. Họ không biết cái gì là thực, cái gì không thực. Do vì không biết… cái gì là thực, cái gì không thực, công kích nhau bằng ngôn ngữ sắc bén như dao kiếm…
‘Monks, the wandering ascetics who pursue other teachings are blind and lacking in vision. They do not know what is beneficial and non-beneficial. They do not know the reality and unreality. Not knowing the reality and unreality, they live piercing each other with sharp dagger-like words …
Trong quá khứ, này các tỳ-kheo, có một ông vua tại thành Sāvatthī này. Nhà vua ấy gọi một người đến và bảo: “Này khanh, lại đây. Hãy tụ họp tất cả những người mù bẩm sinh ở Sāvatthī lại một chỗ.” Người ấy vâng đáp, “Vâng lệnh, Ðại vương” và dẫn tất cả những người mù bẩm sinh ở Sāvatthī đi đến chỗ vua, tâu rằng: “Ðại vương, tôi đã tụ họp tất cả những người mù bẩm sinh ở Sāvatthī.”
In the past, monks, there was a certain king in Sāvatthī. Then that king called a certain person and told him: “Friend, come here. Assemble all the people in Sāvatthī who were blind from birth in one place.” He said “Alright, Lord” to the king in response and, taking everyone born blind in Sāvatthī, went to that king and said to him: “Lord, I have made all those born blind in Sāvatthī to assemble.”
“Thế thì, này khanh, hãy dẫn một con voi đến cho những người mù bẩm sinh.” - “Tâu vâng, Ðại vương” và người ấy dẫn một con voi đến cho những người mù bẩm sinh. Nói rằng “con voi là như thế này”, ông đưa đầu voi cho một số người… tai voi cho một số người… ngà voi cho một số người… vòi voi cho một số người… thân voi cho một số người… chân voi cho một số người… đùi voi cho một số người… đuôi voi cho một số người… và chỏm đuôi voi cho một số người…
“If so friend, present an elephant to these people born blind.” He said: “Alright, Lord” and presented the elephant to the people born blind. Saying “the elephant is like this”, he presented the elephant’s head to some … the ear to some … the tusk to some … the trunk to some … the body to some … the foot to some … the thigh to some … the tail to some and the tail-end to some …
Người ấy đi đến chỗ vua và tâu “Tâu Ðại vương, con voi đã được các người bẩm sinh mù quan sát. Nay đến lượt Ðại vương.”
He went to the king and said “Lord, an elephant has been observed by these people born blind. It’s the king’s turn now.”
Rồi, này các tỳ-kheo, ông vua đi đến chỗ các người mù ấy và hỏi: “Này các người mù bẩm sinh, các ông đã quan sát con voi chưa?” “Tâu Ðại vương, chúng tôi đã quan sát con voi.” “Nếu vậy, này các người mù bẩm sinh, hãy nói con voi là như thế nào.”
Monks, then that king went to those people born blind and asked: “Have you people born blind observed an elephant?” “Yes Lord, we have observed an elephant.” “If so, you people born blind, say what an elephant is like.”
Những người… sờ đầu voi nói: “Con voi giống như cái hũ.” Những ai… sờ tai voi nói: “Con voi là như cái rá sàng gạo.” Những người… sờ ngà con voi nói: “Con voi giống như lưỡi cày.” Những người... sờ thân voi nói: “Con voi giống như nhà kho.” Những người… sờ chân con voi nói: “Con voi như cột trụ.” Những ai… sờ đùi con voi nói: “Con voi giống như cái cối.” Những ai… sờ đuôi con voi nói: “Con voi giống như cái chày.” Những ai… sờ chỏm đuôi con voi nói: “Con voi giống như cái chổi.” Họ nói con voi giống như thế này và không phải như thế kia… rồi đả kích nhau bằng những nắm tay. Vua thấy nực cười chuyện ấy.
Those … who had felt the head of the elephant said, “The elephant is like a pot”. Those ... who had felt the elephant’s ear said, “The elephant is like a winnowing basket”. Those … who had felt the elephant’s tusk said, “The elephant is like a ploughshare”. Those … who had felt the elephant’s body said, “The elephant is like a storehouse”. Those ... who had felt the elephant’s leg said, “The elephant is like a pillar”. Those … who had felt the elephant’s thigh said, “The elephant is like a mortar”. Those ... who had felt the elephant’s tail said, “The elephant is like a pestle”. Those … who had felt the elephant’s tail-end said, “The elephant is like a broom”. They, saying the elephant is like this and not like that … fought each other with their fists. The king was amused at that.
Cũng vậy, này các tỳ-kheo, các du sĩ dị đạo như những người mù, không có mắt... Họ công kích nhau bằng ngôn ngữ sắc bén như dao kiếm… cạnh tranh, tranh cãi lẫn nhau… .’
In the same way monks, the wandering ascetics who pursue other teachings are blind and lacking in vision ... They live piercing each other with sharp dagger-like words disputing, and quarrelling … .’
Paṭhama-nānātitthiya Sutta: Udāna 67–69, dịch Anh P.D.P.
Paṭhama-nānātitthiya Sutta: Udāna 67–69, trans. P.D.P.
Giáo pháp chú trọng thực hành
The teachings as having a practical focus
Th.21 Đức Phật dạy những gì được chứng nghiệm và thiết thực
Th.21 The Buddha as teaching what he knew to be both true and spiritually useful
Khi giáo huấn một người nào đó, đức Phật chọn lựa từ những gì Ngài đã thực chứng, thấy là thiết thực tu hành cho người nghe, dù người thấy điều ấy dễ chịu hay không.
When teaching someone, the Buddha selected, from what he knew to be true, what he saw as spiritually useful for the person to hear, whether or not they found it agreeable.
Cũng vậy, này vương tử, lời nói nào Như Lai biết không như thật, hư ngụy, không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời nói ấy. Lời nói nào Như Lai biết là như thật, không hư ngụy, nhưng không tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói lời ấy. Và lời nói nào Như Lai biết là như thật, không hư ngụy, tương ứng với mục đích, và lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thích, ở đây Như Lai biết đúng thời để nói lời nói ấy.…
So, too, prince, such speech as the Tathāgata knows to be not fact, not true, not connected with the goal, and which is unwelcome and disagreeable to others: such speech the Tathāgata does not utter. Such speech as the Tathāgata knows to be fact, true, but not connected with the goal, and which is unwelcome and disagreeable to others: such speech the Tathāgata does not utter. Such speech as the Tathāgata knows to be fact, true, connected with the goal, and which is unwelcome and disagreeable to others: the Tathāgata knows the time to use such speech. … [These three formulations are then repeated with ‘which is welcome and agreeable to others’ in place of ‘which is unwelcome and disagreeable to others’.] Why is that? Because the Tathāgata has compassion for beings.
[Ba mẫu văn trên được lặp lại với ‘khiến những người khác ưa thích’ thay cho ‘khiến những người khác không ưa thích’.] Vì sao vậy? Bởi vì Như Lai thương tưởng các hữu tình.
Abhaya-rājakumāra Sutta: Majjhima-nikāya I.395, trans. P.H.
Abhaya-rājakumāra Sutta: Majjhima-nikāya I.395, dịch Anh P.H.
Th.22 The right and wrong grasp of the teaching
Th.22 Hiểu pháp đúng và sai
In this passage, the Buddha responds to a monk who claims that attachment to sensual pleasures poses no danger, seeing him as a fault-finding person intent only on trumpeting his own view, not using the teachings appropriately.
Trong đoạn này, đức Phật đáp lời một tỳ-kheo tuyên bố rằng hành dục lạc không gây chướng ngại đạo. Ngài xem ông ấy như một người tìm lỗi chỉ có ý định khoa trương kiến giải riêng của mình, chứ không vận dụng giáo pháp một cách thích hợp.
Monks, here some foolish men learn the Dhamma … but having learnt it, do not closely examine the meaning of those teachings with insight. When they do not closely examine the meaning of those teachings, the teachings have no appeal to them when they contemplate them. They learn the Dhamma for the advantage of fault finding or for the advantage of defending their theory. For whatever purpose they should learn it, they do not have that purpose fulfilled. Those teachings wrongly grasped by them will conduce to their harm and suffering for a long time. Just as a man needing a snake, looking for a snake, wandering in search of one, would see a large snake and take hold of it by the coils or the tail. That snake would then turn round and bite the hand or arm or any other limb. On account of this he would meet with death or deadly suffering. What is the reason for this? It is because of his wrong grasp of the snake.
Này các tỳ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp… Học các pháp này, nhưng không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Do không quán sát ý nghĩa, không suy ngẫm mà nhẫn thọ. Những người ấy học pháp chỉ vì có lợi để chỉ trích người khác hay chỉ để khoa trương kiến giải. Dù học pháp với mục đích gì, họ cũng không đạt được. Những pháp được nắm giữ sai lầm ấy dẫn họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài.… Ví như một người cần có rắn, tìm kiếm rắn, đi khắp nơi để tìm, rồi thấy một con rắn lớn, và bắt nó ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn tay người đó, hay cắn chi phần nào khác. Do nhân này, người đó có thể bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Vì nắm bắt con rắn một cách sai lầm.
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.133–134, trans. P.D.P.
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.133–134, dịch Anh P.D.P.
Th.23 The Dhamma is for crossing over but not for clinging to
Th.23 Pháp để thoát khổ chứ không phải để chấp chặt Đoạn này giải thích rằng Pháp – giáo pháp, hành trì và kết quả chứng đắc – là để vượt qua ‘bờ-bên kia’, tức Niết-bàn, vượt thoát khổ, chứ không phải để bám chặt theo hay chấp trước giáo điều. Pháp cần có để tu tập chứ không phải để bám chặt.
This passage explains that the Dhamma – Buddhist teachings, practices and the states of mind they lead to – are to reach the ‘further shore’ that is nirvana, beyond suffering, and are not to be clung to with attachment and dogmatism. One needs to cultivate good states of mind without attachment to them.
Này chư tỳ-kheo, Pháp mà Ta chỉ cho các ông ví như chiếc bè để vượt qua sông chứ không phải để giữ chặt lấy. Hãy nghe và khéo tác ý… Như một người đang đi trên con đường cái, gặp một con sông lớn, bờ bên này nguy hiểm và đáng sợ, bờ bên kia an ổn và không đáng sợ. Nhưng không có thuyền hay cầu để vượt bờ này sang đến bờ kia. Người đó suy nghĩ: ‘Hay là ta thu lượm cỏ, cây, nhánh, lá…?’ Rồi người ấy kết buộc cỏ, cây, nhánh, lá thu lượm được lại thành một chiếc bè,
Monks, I will show you how the Dhamma is comparable to a raft, being for the purpose of crossing over but not for the purpose of grasping. Listen to it and bear it in mind well. Just as a man who has come to the highway would see a large stretch of water, (of which) the near shore is insecure and fearful, and the further shore secure and without fear. There is no ship, boat or bridge to cross over from the near shore to the further shore. It occurs to him thus: ‘What if I build a raft by collecting grass, sticks, branches and creeper?’ So he built a raft by collecting grass, sticks, branches and creepers and, making effort with hands and feet, reached the other shore safely. Then to the one who has crossed over this thought occurred: ‘This raft was of great service to me. I safely crossed over to the other shore depending on it, putting forth effort with my hands and feet. What if I mount it on my head or haul it on my back and go where I like?’ Monks, is he doing the right thing if he does so with the raft? And doing what, will he be doing the right thing with the raft?
nương chiếc bè này, nỗ lực bằng cả tay chân, an toàn vượt sang bờ bên kia. Sang đến bờ bên kia rồi, người đó suy nghĩ: ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích cho ta. Ta đã an toàn vượt qua bờ bên kia là nhờ nó, với nỗ lực bằng cả tay chân. Vậy ta nên đội chiếc bè này trên đầu, hoặc vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn?’ Này các tỳ-kheo, nếu người đó làm như vậy, có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng? ... Và người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè?
Monks, to the man who has crossed over this thought might occur: ‘This raft was of great service to me, I safely crossed over to the other shore depending on it and putting forth effort with my hands and feet. What if I pulled it up to dry ground, or sunk it in the water and go where I like?’ A man doing that would be doing the right thing. Just so, monks, my Dhamma is comparable to a raft, for the purpose of crossing over and not for grasping hold of. Even good states should be let go of by those who understand. How much so bad states?
Này các tỳ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: ‘Chiếc bè này có nhiều lợi ích cho ta. Ta đã an toàn vượt qua bờ bên kia là nhờ nó, với nỗ lực bằng cả tay chân. Giờ ta có thể kéo chiếc bè này lên bờ đất khô, hoặc nhận chìm xuống nước, rồi đi đến nơi nào ta muốn?’ Người đó làm như vậy là làm đúng sở dụng của chiếc bè ấy. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, Pháp mà Ta chỉ cho các ông ví như chiếc bè để vượt qua sông chứ không phải để giữ chặt lấy..… Chánh pháp còn phải xả với những ai đã biết. Huống nữa là phi pháp?
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.134–135, trans. P.D.P.
Alagaddūpama Sutta: Majjhima-nikāya I.134–135, dịch Anh P.D.P.
Th.24 Put good teachings into practice, rather than learning many unhelpful things
Th.24 Pháp học nhiều mà không hành thì vô ích Tụng đọc nhiều kinh điển, buông lung không hành trì, như đếm bò người khác, không dự phần sa-môn.
Although reciting many sacred texts, the heedless one who does not act accordingly is like a cowherd counting only others’ cattle: such a one does not partake in the renunciant life.
Dù đọc ngàn câu kệ, nhưng chẳng ý nghĩa gì, không bằng chỉ một kệ, nghe xong tâm an tĩnh.
Better than a thousand verses of meaningless words is one word of a verse, hearing which one is calmed.
Dhammapada 19 and 101, dịch Anh P.H.
Dhammapada 19 and 101, trans. P.H.
Con đường dẫn đến trí giải thoát
The way to liberating knowledge
Th.25 Y chỉ thể nghiệm thực chứng, không y chỉ tông truyền hay lý luận
Th.25 Direct experience as more reliable than tradition or reasoning
Phần đầu đoạn trích ở đây phê phán các cơ sở khác nhau làm y cứ cho đời sống tu tập. Cơ sở thứ nhất là y chỉ một vị thầy tự cho là có nhất thiết trí không gián đoạn, nhưng gặp phải những điều không hay không lường trước, rồi sau đó lại biện hộ ‘Sự việc đó nhất định phải như vậy’. Phần trích dẫn của đoạn này phê bình việc y chỉ vào một giáo nghĩa tông
The first passage here is part of a critique of various grounds as a basis for living a satisfactory religious life. The first ground is reliance on a teacher who said he has uninterrupted omniscience, yet who meets with unanticipated misfortunes, which he then explains away by saying ‘It was destined to be like that’. The quoted part of the passage critiques reliance on an authoritative traditional teaching, or on speculative reasoning. In the second passage, the Buddha emphasizes that his knowledge is from direct experience, which in his teaching comes from the great calm and mindfulness of meditation.
truyền hoặc y chỉ lý luận tư biện. Trong phần thứ hai, đức Phật nêu rõ tri kiến của Ngài do thể nghiệm thực chứng.
Sandaka, some teacher here is one who depends on hearing systematically transmitted sacred teachings. He is one who takes to be true what is heard as systematically transmitted sacred teachings. He teaches a doctrine based on hearing systematically transmitted sacred teachings handed down through generations in the form ‘so it was said’, ‘so it was said’, in accordance with sacred collections of traditional teachings. But for one who depends on hearing systematically transmitted sacred teachings … he may have remembered it well or not remembered it well. Furthermore, it may be in accordance with fact and it may be otherwise … This, Sandaka, is the second unsatisfactory form of religious life declared by the perfectly awakened Buddha, the arahant who knows and sees. And on this basis an intelligent person would not live a religious life, and if he lives one he would not gain a right approach, a wholesome state.
Này Sandaka, ở đây có những tôn sư là những vị y chỉ sư truyền, cho rằng những gì được nghe từ sư truyền là chân thật. Y chỉ sư truyền, những vị ấy thuyết pháp dựa vào kinh giáo được truyền qua các thế hệ rằng ‘điều này được nói như vầy’, ‘điều này được nói như vầy’ phù hợp với thánh tạng của giáo pháp truyền thừa. Nhưng với ai y chỉ sư truyền… vị ấy có thể ghi nhớ rõ hoặc không ghi nhớ rõ. Lại nữa, nó có thể là như thực, có thể không như thực… Này Sandaka, đây là phạm hạnh không an ổn thứ hai, được Thế Tôn, vị Tri Giả, Kiến Giả… tuyên bố. Và ở đây người có trí không thể tự mình trụ phạm hạnh ấy, và nếu trụ, thì không thể thành đạt chánh lý, thiện pháp.
And again, Sandaka, some teacher here is a rationalist and investigator. He teaches a doctrine based on what is self-evident to him, beaten out by logic and resorting to investigation. In the case of a rationalist and investigator, there is what is well-reasoned and there is what is ill-reasoned. It may also be in accordance with fact and it may also be otherwise … (As just described) this, Sandaka, is the third unsatisfactory form of religious life declared by the perfectly awakened Buddha …
Lại nữa, này Sandaka, ở đây có vị đạo sư là nhà lý luận, là nhà thẩm sát. Vị này thuyết pháp dựa trên những gì tự mình rõ, đả phá bằng lý luận, tùy hành theo thẩm sát. Trong trường hợp nhà lý luận, nhà thẩm sát, vị ấy có phần khéo lý luận, có phần không khéo lý luận. Cũng có thể là như thực, có thể không như thực.… (Như đã nói) điều này, này Sandaka, đây là phạm hạnh không an ổn thứ ba, được Thế Tôn, vị Tri Giả, Kiến Giả… tuyên bố.…
Sandaka Sutta: Majjhima-nikāya I.520, trans. P.D.P.
Sandaka Sutta: Majjhima-nikāya I.520, dịch Anh P.D.P.
There are, Bhāradvāja, some renunciants and brahmins who … on the basis of systematically transmitted sacred teachings claim … to have attained here and now perfection in ultimate higher knowledge, like, for instance, the brahmins who profess (knowledge of) the three Vedas.191 There are some renunciants and brahmins who … are rationalists and investigators. There are (also) those who … have by themselves experienced higher knowledge of Dhamma and claim … perfection in ultimate higher knowledge. Bhāradvāja, I am one of them.
Có, này Bhāradvāja, một số sa-môn và bà-la-môn… là những vị y chỉ sư truyền; do y chỉ những điều được từ kinh giáo sư truyền, tuyên bố… đã thông đạt thắng trí viên mãn cứu cánh, như, chẳng hạn, các bà-la-môn tam minh.194 Có một số sa- môn và bà-la-môn… là các nhà suy lý và thẩm sát. (Cũng) có những vị… đã bằng thắng trí tự thân chứng nghiệm pháp trước đây chưa từng nghe và tuyên bố… đã thông đạt thắng
Saṅgārava Sutta: Majjhima-nikāya II.211, trans. P.D.P.
Th.26 Unreliable grounds for knowledge and ethical guidance
194 Thông hiểu ba tập Vedā, Thánh điển của Bà-la-môn giáo, hình thức đầu của Hindu giáo, được xem là có những giáo lý vĩnh hằng được các vị thần khai thị.
This passage emphasizes testing teachings against one’s own experience, rather than accepting them simply based on tradition, reasoning, or being impressed by, or allegiance to, a particular teacher. One should personally assess the moral fruits of particular teachings. The focus here is not on the propositional content that a teaching may include, but the mind-states it encourages, and the moral fruits it produces – though the states of delusion and its opposite are relevant to propositional content.
trí viên mãn cứu cánh trí. Này Bhāradvāja, Ta là một trong số những vị ấy.
The Kesaputtiya Kālāmas spoke thus to the Blessed One: ‘Sir, there are some renunciants and brahmins who come to Kesaputta. They expound and illumine their own theory. They despise, revile, speak contemptuously of, and insult the theories of others. Other renunciants and brahmins also come to Kesaputta and do the same. Sir, to us there is doubt; there is indeed perplexity as to who among these venerable renunciants and brahmins speaks the truth and who speaks falsehood.’
Saṅgārava Sutta: Majjhima-nikāya II.211, dịch Anh P.D.P.
[The Buddha:] ‘It is fit for you to be in doubt, to be perplexed. For, perplexity has arisen to you in a situation where doubt ought to be. Come O Kālāmas, do not depend on hearing systematically transmitted sacred teachings, successive traditions, hearsay, a body of scriptural collections, speculative reasoning, inferential reasoning, reasoned cogitation, the reflective acceptance of a view, the seeming capability (of someone), or on (the idea that) “(this) renunciant is our venerated teacher”.
Th.26 Các cơ sở không khả y cho tri và hành
When Kālāmas, you know for yourselves: “These things are unwholesome, these things are blameworthy, these things are censured by the wise, when these things are adopted and practised they conduce to harm and suffering”, then Kālāmas you may abandon them.
Đoạn này nêu rõ một giáo thuyết cần được trắc nghiệm bằng kinh nghiệm bản thân, thay vì được chấp nhận chỉ dựa trên truyền thống, lý luận, hoặc bị ấn tượng, hay do trung thành với một vị thầy. Cần phải tự thân thẩm định những kết quả tu tập của các giáo pháp cụ thể. Điểm chú trọng ở đây không phải là nội dung của giáo pháp có thể được đề nghị, nhưng chú trọng đến tâm trạng mà giáo thuyết ấy khuyến khích, và các kết quả tu tập đạt được– dù cho đó là những trạng thái mê lầm và đối lập của nó liên hệ đến nội dung đề xuất.
Kālāmas, is the arising of greed within a person for his welfare or not?’ ‘Venerable sir, it is not for his welfare.’ ‘Kālāmas, a greedy person with a mind obsessed by greed, destroys living things, takes what is not given, commits adultery, tells lies, and incites others to do the same, conducing to harm and suffering for a long time.’ ‘Yes, venerable sir.’ [The same is then said of hatred and delusion.]
Những người Kālāma ở Kesaputta bạch Thế Tôn như vầy: ‘Bạch Đại Đức, có một số sa-môn và bà-la-môn đi đến Kesaputta, giải thích và làm sáng tỏ giáo thuyết của mình. Họ bài xích, khinh miệt, biếm nhẽ, và triệt hạ giáo thuyết người khác. Lại có một số sa-môn và bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta cũng làm như vậy. Bạch Đại Đức, chúng con thật sự hoài nghi, thực sự phân vân không rõ ai trong số những tôn giả sa-môn và bà-la-môn này nói sự thật và ai nói hư dối.’ [Đức Phật:] ‘Thật đáng để cho ngươi hoài nghi, phân vân. Vì có điều phân vân khi có điều đáng hoài nghi. Vậy thì, này những người Kālāma, chớ có vội tin do nghe từ sư truyền, nghe từ truyền thừa tiếp nối, nghe từ truyền tụng, từ kinh điển thánh tạng, từ suy lý, từ lý luận diễn dịch, từ suy xét theo tướng trạng, từ quan điểm được chấp nhận do thẩm sát, từ ai đó được xét có khả năng hay không khả năng, hay từ (ý nghĩ rằng) “Sa-môn này là thầy của mình”.
‘Kālāmas, are these things wholesome or unwholesome?’ ‘Venerable sir, they are unwholesome.’ ‘Are they blameworthy or not blameworthy?’ ‘Blameworthy, venerable sir.’ ‘Are they censured or praised by the wise?’ ‘Censured, venerable sir.’ ‘Undertaken and practised, do they lead to harm and suffering or not, how is it in this case?’ ‘Undertaken and practised, these things lead to harm and suffering. So it is for us in this case.’ … [The passage goes on to recommend non-greed (i.e. anti-greed, generosity), non-hate (loving kindness) and non-delusion (clarity of mind, wisdom) as things that one can know for oneself as wholesome and as leading to welfare and happiness.]
‘Khi nào, này những người Kālāma, các ông tự mình biết rõ: “Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị chỉ trích bởi người trí, khi các pháp này được chấp nhận và thực hành chúng sẽ dẫn đến tổn hại và gây khổ”, thì các ông hãy từ bỏ chúng.’
Kesaputta (or Kālāma) Sutta: Aṅguttara-nikāya I.188–189, trans. P.D.P. and P.H.
‘Này những người Kālāma, tham phát sinh trong một người, nó tăng ích cho người ấy chăng?’
Th.27 Belief is not the same as knowledge
‘Bạch Đại Đức, đó chẳng phải là tăng ích người ấy.’ - ‘Này những người Kālāma, một người tham, với tâm bị tham chế ngự, mà sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, và khuyến khích kẻ khác cũng làm như vậy, người ấy sẽ chịu tổn hại và cảm khổ lâu dài.’
This passage, as the one above, criticises sole reliance on unsupported faith, approval, oral tradition, consideration of reasons, or reflective acceptance of a view. Rather, the emphasis is on finding a teacher with trustworthy moral and mental characteristics, who gives teachings which conform to reason, can be practised, and enable personal transformation.
‘Đúng vậy, bạch Đại Đức.’ [Tương tự nói về sân và si.]
‘There are these five things that have two-fold immediate consequence. What five are they? They are: faith, approval, systematically transmitted sacred teachings, reasoned cogitation, and reflective acceptance of a view. However, Bhāradvāja, it may be that something is taken with much faith, yet it is empty, vain and false; and if something is not taken with much faith, yet it is real, factual and not otherwise. … [Similarly for the other four grounds] A person who is engaged in the preservation of truth should not come to the definite conclusion, “This alone is true and everything else is false.” ….’
‘Này những người Kālāma, các pháp này là thiện hay bất thiện?’ ‘Bạch Đại Đức, chúng là bất thiện.’ ‘Chúng là đáng trách hay không đáng trách?’ ‘Đáng trách, bạch Đại Đức.’ ‘Chúng bị chỉ trích hay ca ngợi bởi người trí?’ ‘Bị chỉ trích, bạch Đại Đức.’ ‘Được chấp nhận và thực hành, các pháp này có dẫn đến tổn hại và cảm khổ hay không, hoặc thế nào? Được chấp nhận và không thực hành, cũng vậy với chúng ta, trong trường hợp này.’… [Đoạn này tiếp tục nói về vô tham (tức trái với tham, xả thí), vô sân (từ ái) và vô si (minh tâm, trí tuệ) là các pháp mà tự mình có thể biết là thiện và dẫn đến tăng ích và an lạc.]
‘Good Gotama, to what extent is there preservation of truth; to what extent does one preserve the truth? We question good Gotama about preservation of truth.’ ‘If Bhāradvāja, for a person there is faith, and he says, “such is my faith”, he preserves the truth. However, he does not yet come to the definite conclusion, “this alone is the truth and everything else is false”… We lay down the preservation of truth to this extent, but yet there is no awakening to truth.’ …
Kesaputta (or Kālāma) Sutta: Aṅguttara-nikāya I.188–189, dịch Anh P.D.P. và P.H.
‘To what extent is there awakening to truth, and to what extent does one become awakened to truth?’ ‘Here Bhāradvāja, a monk resides in a certain village or township. Then a householder or one of householder’s family, approaches him and examines him with regard to three qualities – tendency to greed, tendency to hatred and tendency to delusion: “Is there for this venerable one such a tendency to greed in such a way that his mind being overwhelmed by such a tendency, he would say without knowing ‘I know’, without seeing ‘I see’ and even incite others to such a course that would be conducive to their harm and suffering for a long time?” Examining (in this manner) he comes to know thus: “For this venerable one there is not such a tendency to greed … The bodily and the verbal conduct of this venerable one is like that of a non-greedy person. The Dhamma he expounds is profound, that Dhamma is difficult to see, difficult to understand, peaceful, excellent, not dependent on speculative reason, subtle and possible to be understood by the wise. This teaching cannot easily be expounded by a greedy person.” When he finds him to be cleansed of a tendency to greed, he examines further regarding his tendency to hatred … and tendency to delusion.
Th.27 Niềm tin không đồng với kiến thức
When he finds that he is cleansed of a tendency to greed, hatred and delusion, he reposes faith in him. With faith born, he draws near; drawing near, he sits close to him; sitting close, he lends ear; with attentive ear, he listens to the teaching; having listened, he remembers the teaching; he examines closely the meaning of the remembered teachings. When he closely examines the meaning, he gains a reflective acceptance of the teachings; when he gains a reflective acceptance of the teachings, desire is born; when desire is born, he makes an effort; having made an effort, he weighs it up; having weighed it up, he strives; when striving, he realizes the highest truth in his own person, and sees it, having penetrated it with wisdom. To this extent, Bhāradvāja, there is awakening to truth. To this extent one becomes awakened to truth. We lay down awakening to truth to this extent, but yet there is no final arrival at truth.’
Đoạn này, như đoạn trên, phê bình việc y chỉ duy nhất vào niềm tin vô căn cứ, y chỉ trên sự tán thành (tùy hỷ), khẩu truyền (tùy văn), thẩm sát hành tướng, hoặc chấp nhận quan điểm được trầm tư, mà tất cả điều này không có căn cứ. Thay vào đó, nhấn mạnh việc tìm kiếm một vị thầy với các đặc tính đạo đức và tinh thần đáng tin cậy, vị ấy sẽ đưa ra những giáo lý phù hợp với suy lý, có thể thực hành, và làm cho thay đổi bản thân.
‘To what extent, good Gotama, is there final arrival at truth?’ ‘It is by the practice, the (meditative) development and constant cultivation of those very things that there is final arrival at truth.’
‘Có năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Năm pháp ấy là gì? Tín, tùy hỷ (tán thành), tùy văn (nghe theo giáo nghĩa sư truyền hay khẩu truyền), thẩm sát hành tướng (suy xét theo các dấu hiệu luận lý) và chấp nhận quan điểm được trầm tư.
Caṅkī Sutta: Majjhima-nikāya II.170–174, trans. P.D.P and P.H.
Tuy vậy, này Bhāradvāja, có điều được khéo tin tưởng, nhưng có thể là trống không, trống rỗng, hư dối; trái lại, có điều không được khéo tin tưởng, có thể là chân thật, không trống rỗng, không hư dối.… [Tương tự cho bốn pháp còn lại] Một người có trí hộ trì chân lý không nên đi đến kết luận một chiều rằng, “Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều sai lầm.”…’ ‘Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là sự hộ trì chân lý; cho đến mức độ nào người ấy hộ trì chân lý? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý.’ ‘Này Bhāradvāja, nếu có người có tín và người ấy nói, “đây là niềm tin của tôi”, người ấy hộ trì chân lý. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều, ‘chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều sai lầm’… Chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý cho đến như vậy, nhưng ở đây chưa phải là giác ngộ chân lý.’…
Th.28 The step-by-step discourse
‘Cho đến mức độ nào là có sự giác ngộ chân lý? Cho đến mức độ nào một người giác ngộ chân lý?’ ‘Ở đây, này Bhāradvāja, một tỳ-kheo sống gần làng xóm hay thị trấn. Một gia chủ hay con trai một gia chủ đi đến vị ấy và tìm hiểu vị ấy trong ba pháp – tức là xu hướng tham, xu hướng sân, xu hướng si: “Có chăng những pháp dẫn đến tham như vậy khiến cho tâm của tôn giả ấy bị pháp dẫn đến tham như vậy chế ngự cho đến mức ấy dù không biết mà vẫn nói ‘tôi biết’, dù không thấy vẫn nói ‘tôi thấy’, và thậm chí khuyến khích người khác cũng như vậy để dẫn đến tổn hại, cảm khổ lâu dài?” Trong khi quan sát như vậy, người này biết như sau: “Tôn giả ấy không có xu hướng tham… Thân hành và ngữ hành của tôn giả ấy là như vậy, là của một người không có tham. Pháp mà vị ấy thuyết thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận. Pháp ấy không thể do một người có tham khéo giảng.”…
This passage shows the typical way in which the Buddha prepared someone to hear and directly understand the heart of his teaching, on suffering and how to transcend it: by first talking of ethical discipline and its karmic fruit, and then the kind of mental renunciation that leads to meditative calm. Only when the mind is then calm, open and receptive was the key message given, such that the person could see that suffering and what originates it can really by transcended and cease. A similar passage is *L.34.
Sau khi quan sát thấy vị ấy thanh tịnh đối với pháp dẫn đến tham; người này lại quan sát thấy vị ấy thanh tịnh đối với pháp dẫn đến sân,… và pháp dẫn đến si. Sau khi quan sát thấy vị ấy thanh tịnh đối với pháp dẫn đến tham, sân, và si, người này phát sanh tín tâm đối với vị ấy. Với tâm tịnh tín,
Then the Blessed One gave the householder Upāli a step-by-step discourse, that is, talk on giving, talk on ethical discipline, talk on the heaven worlds; he made known the danger, the inferior nature and tendency to defilement of sensual pleasures, and the advantage of renouncing them. When the Blessed One knew that the householder Upāli’s mind was ready, open, without hindrances, inspired and confident, then he expounded to him the elevated Dhamma-teaching of the Buddhas: the painful, its origin, its cessation, the path.192
người này đi đến gần; rồi ngồi gần vị ấy, và lóng tai nghe pháp; sau khi nghe, người này ghi nhớ pháp. Rồi tìm hiểu ý nghĩa, hoan hỷ chấp nhận các pháp; khi người này hoan hỷ tin nhận các pháp, ước muốn phát sanh; với ước muốn phát sanh, liền nỗ lực; sau khi nỗ lực, liền trù lượng; trù lượng rồi, tinh cần; do tinh cần, người này tự thân chứng ngộ chân lý tối thượng, rồi bằng trí tuệ mà thấy và thông đạt. Cho đến mức độ này, này Bhāradvāja, là sự giác ngộ chân lý. Cho đến mức độ này, một người giác ngộ chân lý. Chúng tôi chủ trương cho đến mức độ này là sự giác ngộ chân lý, nhưng như vậy chưa phải là chứng đạt chân lý.’
Just as a clean cloth with stains removed would take dye evenly, so while the householder Upāli sat there, he obtained the pure and spotless eye of the Dhamma: ‘Whatsoever is subject to origination is also subject to cessation.’
‘Cho đến mức độ nào, thưa tôn giả Gotama, là sự chứng đạt chân lý?...’ ‘Chính nhờ luyện tập, tu tập và liên tục tu tập về những pháp ấy, như vậy là có sự chứng đạt chân lý.’
Upāli Sutta: Majjhima-nikāya I.379–380, trans. P.H.
Caṅkī Sutta: Majjhima-nikāya II.170–174, dịch Anh P.D.P and P.H.
Th.28 Thuận thứ thuyết pháp
Đoạn này cho thấy đức Phật bằng phương tiện chuẩn bị cho một người nghe và trực tiếp hiểu tâm yếu của pháp, nói về khổ và con đương thoát khổ: trước hết nói về tu giới và nghiệp quả của tu giới, và rồi xuất ly các dục dẫn đến tâm định. Với tâm định tĩnh, dễ hướng dẫn và dễ tiếp nhận, bấy giờ mới nói pháp yếu, từ đó người nghe pháp có thể thấy khổ, nguồn gốc của khổ, và khổ có thể được vượt qua và chấm dứt. Một đoạn tương tự là *L.34.
Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp cho gia chủ Upāli, thuyết bố thí, trì giới, sinh thiên; rồi nêu rõ các dục là tai hại, hạ liệt, là ô nhiễm, và những lợi ích của xuất ly các dục. Khi biết tâm của gia chủ Upāli đã kham nhẫn, nhu thuận, không triền cái, phấn khởi và tự tín, thì Thế Tôn mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo.195
M.14 Worshipping the Dharma
Cũng như tấm vải thuần bạch được gột rửa các dấu vết bẩn thì rất dễ nhuộm màu, cũng vậy, gia chủ Upāli ngay tại chỗ
In this passage, the Dharma is primarily the profound teachings of the Buddha.
‘Blessed One, I have heard people speak of “worshipping the Dharma”. What does it mean to “worship the Dharma”?’
195 Một cách ngắn gọn đề cập đến bốn Thánh Đế (xem *L.27).
The Blessed One said, ‘Worshipping the Dharma, son of good family, means worshipping what the Tathāgata has said. It means worshipping the profound sūtras which bring profound illumination. These sūtras stand in opposition to everything mundane. They are difficult to fathom, difficult to comprehend, and difficult to understand. They are precise, subtle, and their meaning cannot be perceived by the mind. They are included in the collection of teachings on the bodhisattva, and affixed with the seal of the king of sūtras and invocations. They reveal the unstoppable wheel of the Dharma. They grow out of the six perfections.193 They captivate those who are attracted to them. They follow the thirty-seven practices which help one to attain awakening,194 and make use of the seven factors of awakening.195 They introduce living beings to great compassion, and teach them about great loving kindness. They bring an end to the doctrines of Māra196 and explain dependent arising.197 They teach that there is no essential self, living being, life force, or person. They teach emptiness, freedom from characteristics, freedom from aspirations, and freedom from accomplishments.198 They establish the seat of awakening and set the wheel of the Dharma in motion.
ngồi ấy, có được pháp nhãn thanh tịnh và ly cấu: ‘Phàm pháp gì có sinh đều có diệt.’
They are celebrated and praised by gods, nāgas, yakṣas and gandharvas. 199 They preserve the unbroken tradition of the true Dharma. They contain the treasury of the Dharma. They represent a correct understanding of how to worship the pinnacle of the Dharma. They are embraced by all the noble ones, and give instruction in all the practices of a bodhisattva. They introduce the Dharma which is the true nature of reality. They summarise the Dharma, teaching that everything which arises is impermanent, painful, without an essential self, and calm. They demonstrate the harmful power of immorality. They warn those who are obsessed with the views and interpretations of false teachers. They are praised by all the Buddhas. They are the antidote to saṃsāra. They reveal the bliss of nirvana. Teaching sūtras like this, setting them forth, preserving them, examining them, and understanding them – this is what it means to “worship the Dharma”.’
Upāli Sutta: Majjhima-nikāya I.379–380, dịch Anh P.H.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 12, sections 10–11, trans. from Sanskrit by D.S.
ĐẠI THỪA
M.15 Delighting in the pleasures of the Dharma
Những phẩm tính của Pháp
In this passage, the Dharma is the practice of the path to awakening.
M.14 Tôn Kính Pháp
‘What does it mean to delight in the pleasures of the Dharma?’
Trong chương này, Pháp chủ yếu là những giáo thuyết uyên áo của Phật.
The Licchavi Vimalakīrti said, ‘It is to delight in unbreakable confidence in the Buddha. It is to delight in the desire to hear the Dharma. It is to delight in the company of the Sangha. It is to delight in honouring spiritual teachers. It is to delight in escaping from the triple world.200 It is to delight in being free from worldly spheres of activity. It is to delight in always regarding the categories of existence 201 as being like murderers.202 It is to delight in viewing the elements 203 as being like venomous snakes. It is to delight in correctly perceiving the sense fields to be like an empty village. It is to delight in guarding the awakening-mind.
‘Bạch Thế Tôn, con nghe nói, trong tất cả cúng dường, cúng dường pháp là tối thượng. Vậy, bạch Thế Tôn, thế nào là cúng dường pháp?
It is to delight in helping living beings. It is to delight in the sharing what you have with others in your practice of generosity. It is to delight in being conscientious in your practice of ethical discipline. It is to delight in being persistent and self-disciplined in your practice of patient acceptance. It is to delight in cultivating wholesome qualities in your practice of vigour. It is to delight in working on yourself in your practice of meditation. It is to delight in ridding yourself of the defilements in your practice of wisdom. It is to delight in the fullness of awakening. It is to delight in defeating Māra. It is to delight in destroying the defilements. It is to delight in purifying one’s Buddha-field. It is to delight in accumulating wholesome roots in order to perfect the bodily marks and the secondary characteristics of a Buddha. It is to delight in not being afraid when you hear the profound Dharma.
Thế Tôn dạy, ‘Thiện nam tử! Cúng dường Pháp là cúng dường những gì được Như Lai (Tathāgata) thuyết giảng. Đó là cúng dường các Kinh điển thậm thâm vi diệu và tương tợ thậm thâm vi diệu, đối trị tất cả thế gian, khó tín thọ, khó dò, khó thấy, khó hiểu, cực kỳ vi tế, cực kỳ vi diệu, khó lý giải. Pháp ấy bao gồm cả Bồ-tát tạng, được ấn trì bởi dấu ấn của các tổng trì và các kinh, khai thị Pháp luân không thối chuyển, là nguồn cội phát xuất sáu ba-la-mật, 196 nhiếp trì những ai cần được nhiếp trì, tùy hành cùng ba mươi bảy đạo phẩm197 dẫn đến giác ngộ198 và dẫn đạo bảy giác chi, hướng chúng sinh vào đại bi và thuyết giáo đại từ, dẫn tránh xa Ma thuyết (Māra) 199 và diễn giải pháp duyên khởi 200 , tuyên thuyết vô ngã, vô chúng sinh, vô mạng giả và vô nhân xưng, tuyên thuyết không, vô tướng, vô nguyện, vô tác hành201, dẫn đến bồ-đề đạo tràng và chuyển Pháp luân, được chư thiên,
It is to delight in working hard to bring about the three kinds of emancipation.204 It is to delight in the foundations of nirvana. It is to delight in the adornments of the mandala of awakening, and of not attaining awakening at an inappropriate time. It is to delight in serving those whose conduct matches yours. It is to delight in resisting, with no hatred, those whose conduct does not match yours. It is to delight in serving your spiritual friends. It is to delight in leaving behind friends who are a bad influence on you. It is to delight in the joy and the bliss of the Dharma. It is to delight in developing skill in means. It is to delight in being devoted with vigilance to the practices which help one to attain awakening.205 This is what it means for a bodhisattva to delight in the pleasures of the Dharma.’
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 3, section 64, trans. from Sanskrit by D.S.
196 Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ (xem *M.100- 106).
M.16 Dharma as an ultimate beyond words
197 Xem chú thích *M.10.
This passage essentially identifies the Dharma with nirvana and ultimate reality beyond words.
198 Giải thích ở phần cước chú *M.158.
[Ch.5] The Dharma cannot be formulated in concepts or in words. Someone who formulates concepts such as ‘I will thoroughly investigate what is painful, give up the causes of the painful, accomplish the cessation of the painful, and practise the path’206 is concerned with formulating concepts, and not with the Dharma.
199 Xem *LI.7.
[Ch.3] The Dharma is accessible everywhere. It is like space. It has no colour, marks, or shape. All manifestations have ceased. It has no concept of ‘mine’. The formation of the concept of ‘mine’ has ceased. Its knowledge is not limited. Mind, thought, and consciousness have ceased. It is like nothing else, as it has no rival. It has no causally arisen characteristics. It does not assume anything as its condition. It is united with the expanse of phenomena. It is integral to all phenomena. It makes reality accessible. It conforms to reality by not conforming. It is rooted in the ultimate goal, as it is completely unshakeable. It is unshakeable as it is not based upon the spheres of the six senses.207 It goes nowhere, and comes from nowhere, as it is not located anywhere. It is united with emptiness. It is majestic in its freedom from characteristics. It is characterised by its freedom from aspirations. Deliberation and reasoning have ceased. It is not raised up or cast down. Coming into being and passing away have ceased. It has no foundation. It has passed completely beyond the range of the eye, the ear, the nose, the tongue, the body, and the mind. It is neither elevated nor sunk down. It remains firm. It has attained immovability. All wandering has ceased.
200 Xem *Th.156ff.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.5, section 3, and ch.3, section 6, trans. from Sanskrit by D.S.
201 Tức là tác ý vô tự tính và định tâm trên các tướng trạng của những gì
Reasons for choosing to practise Buddhism
được tri nhận, và được ước nguyện.
M.17 The Buddha as guide in dealing with human weaknesses
long, dạ-xoa, càn-thát-bà202 lễ bái tán dương, duy trì mạng mạch chánh pháp không đứt đoạn, nhiếp trì kho báu của chánh pháp, dẫn chúng sanh thú nhập tối thượng cúng dường pháp, được tất cả Hiền Thánh nhiếp thọ, khai phát tất cả sở hành của Bồ-tát, dẫn vào chỗ quy thú của thật tướng các pháp, xuất sanh tổng yếu các pháp vô thường, khổ, vô ngã, tịch tĩnh, chỉ ra uy lực tác hại của ác giới, cứu hộ tất cả thoát khỏi kinh sợ bởi chấp trước tà kiến, ác luận của ngoại đạo, được nhất thiết chư Phật tán dương, là đối trị phần của luân hồi, khai thị Niết-bàn an lạc. Tuyên thuyết, khai thị, thọ trì, quán sát những kinh giáo với các hình thức như vậy, nhiếp thọ chánh pháp, đây gọi là cúng dường pháp.
This passage portrays the situation of unawakened beings, and appeals to the Buddha for help in dealing with the problems it describes.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 12, sections 10–11, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
2. Surrounded by the moat of desire, fortified by the ramparts of arrogance, composed of all states of existence, this great fortress is the triple world.208
M.15 Hưởng thọ Pháp lạc Đoạn này giảng luận sở hành của đạo giác ngộ. ‘Thế nào là hoan hỷ pháp lạc nghĩa?’
3. It is plunged in the darkness of delusion and ignorance, consumed by the flames of the three poisons,209 always subject to the power of Lord Māra. This is where foolish children dwell.
Trưởng giả Duy-ma-cật (Licchavi Vimalakīrti) đáp: ‘Đó là hoan hỷ với tín bất hoại đối với Phật; hoan hỷ nghe Pháp; hoan hỷ thân cận Tăng-già; hoan hỷ thờ kính tôn sư; hoan hỷ xuất ly tam giới203; hoan hỷ thoát ly các cảnh giới dục lạc; hoan hỷ quán sát các uẩn204 như kẻ giết người205; hoan hỷ quán sát các giới206 như rắn độc, quán sát các nội xứ như là xóm hoang; hoan hỷ hộ trì tâm bồ-đề; hoan hỷ làm ích lợi cho chúng sinh; hoan hỷ chia phần khi bố thí; hoan hỷ không giải đãi nghiêm trì tịnh giới; hoan hỷ nhu hòa nhẫn nhục;
4. They are bound by the chains of craving, undermining good conduct because of their deceitful ways. Blinded by doubt and uncertainty, they wander evil paths.
5. Bound by jealousy and selfishness, they are led into unfortunate states of existence as hungry ghosts, as animals, or in hell. Oppressed by birth, illness, old age and death, they wander about stupefied in the wheel of existences, which is driven by karma.
202 nāga, yakṣka, gandharva, các hạng chư thiên và quỷ thần.
6. Bright full moon of compassion, splendid sun of wisdom, rising to destroy the ocean of defilements, great sun, shine down on me.210
203 Tức là toàn bộ pháp hữu vi, xem ‘ba cõi’ ở phần Bảng chú giải thuật ngữ và tên riêng.
7. Full moon of great loving kindness, the light of your wisdom brings peace to living beings, illuminating all without exception. Moon-like king, shed your brilliant radiance on me.
204 Chuỗi tương tục danh sắc tạo thành một chúng sinh: sắc, thọ, tưởng, hành và thức (xem *Th.151).
8. King of the realm of the Dharma, with the pure Dharma as your army, you turn the Wheel of the True Dharma. May I be transformed by the excellent Dharma.
205 Chúng có mặt trong khi tái sinh và chấm dứt khi chết.
9. I have vowed to attain perfect awakening. I am accumulating beneficial karma and virtue, and working to benefit all living beings. Great Teacher, I ask for your protection.
206 Mười tám giới là sáu căn (năm sắc căn cộng với ý căn), các đối tượng của chúng, và các thức tương ứng. Chúng được ví dụ như ‘nọc độc của rắn’, hư dối, là ‘các trường nhận thức’ (các căn và cảnh); tất cả đều trống rỗng, không có một cái ngã cố định và thường hằng.
10. Clad in the armour of patient acceptance, brandishing the sword of wisdom, help me to avoid disaster on the evil paths of Māra.
hoan hỷ tinh tấn tu tập thiện căn; hoan hỷ thành biện các thiền; hoan hỷ tu hành bát-nhã diệt trừ phiền não; hoan hỷ phát huy quảng đại tâm bồ-đề; hoan hỷ chiến thắng Ác Ma; hoan hỷ đoạn trừ phiền não; hoan hỷ thanh tịnh Phật quốc; hoan hỷ tích lũy thiện căn để viên mãn các tướng hảo và tùy hình; hoan hỷ vô úy nghe pháp thâm diệu; hoan hỷ tu tập ba giải thoát môn207; hoan hỷ vươn đến Niết-bàn; hoan hỷ trang nghiêm bồ-đề đạo tràng, và không chứng bồ-đề phi thời; hoan hỷ phụng sự đồng học đồng phần; hoan hỷ không sân hận thù nghịch với phi đồng phần đồng học; hoan hỷ phụng sự thiện tri thức; hoan hỷ rời xa ác hữu. Đó là hoan hỷ trong pháp hỷ và pháp lạc; hoan hỷ nhiếp thọ phương tiện thiện xảo; hoan hỷ tu tập không buông lung các pháp bồ-đề phần208. Đấy là hoan hỷ pháp lạc của Bồ-tát.
Gaṇḍavyūha Sūtra, Taishō vol.9, text 278, p.688b14–c02, trans. T.T.S. and D.S.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 3, section 64, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
M.16 Pháp siêu việt ngôn ngữ
M.18 Bodhisattvas do not get involved in disputes
Đoạn này chủ yếu đồng nhất Pháp với Niết-bàn và thực tại cứu cánh vượt ngoài ngôn ngữ.
This passage sees bodhisattvas as inspiring people with their patience when disputes rage around them.
[Ch.5] Pháp không hý luận, không văn tự. Ở đây ai lập thành hý luận rằng, ‘Tôi sẽ biến tri khổ, đoạn trừ khổ, tác chứng diệt và tu tập đạo’209, người ấy không phải cầu pháp, mà là cầu hý luận.
The bodhisattva Anantavyūha addressed the Buddha, ‘Blessed One, in the future when disputes arise, people filled with attachment will act violently towards each other, the three poisons will flourish, and the true Dharma will be disrupted. At that time, bodhisattvas, out of great compassion, will show patient acceptance in the midst of these events, so as to spread the Dharma without getting involved in any disputes. Because they will not get involved in disputes, they will be able to embrace great loving kindness and great compassion, and accumulate wholesome roots.’
[Ch.3] Pháp sung mãn tất cả mọi nơi, như hư không. Pháp không hình tướng, viễn ly tất cả hiện hành. Nó không có ‘ngã’, viễn ly ‘ngã sở’. Pháp không liễu biệt, viễn ly tâm-ý- thức. Pháp không tương tợ, vì không có đối phần. Pháp không lệ thuộc nhân vì không ở trong duyên. Pháp đồng pháp giới, vì nhập hết thảy pháp. Pháp tùy hành Như, vì không có gì tương ứng tùy hành. Pháp trụ thất tế, vì tuyệt đối bất động.
Ananta-mukha-pariśodhana-nirdeśa, section 2 of the Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 310, p.21a11–15, trans. T.T.S. and D.S.
M.19 Ultimate reality is not to be disputed
207 Không, vô tướng, vô nguyện. Xem chú thích cuối *M.14.
This passage sees ‘the way things are’ – the true nature of reality, also translated as ‘suchness’ – as beyond words and disputes, hence one attuned to it avoids disputing with people (cf. *Th.17).
208 Theo giải thích *M.10.
Śāriputra, the way things are is the nature of reality. It is the nature of things which are as they are, and which are not as they are not. It is the nature of what is irreducible, immovable, imperturbable. It is the nature of what is unopposed, what is not disputed.
209 Bài Pháp đầu tiên của đức Phật (xem tiểu đoạn *L.27).
Moreover, Śāriputra, the way things are cannot be disputed. As it cannot be disputed, it is said to be the way things are. The Tathāgatas, though, calls it the disputed. Śāriputra, things should be willingly accepted the way they are. Why then does the Tathāgata describe it as disputed? Śāriputra, this is because the Tathāgata is opposed to all dispute. For this reason, a bodhisattva often avoids all disputes. Moreover, the Tathāgata never engages in disputes, and he has never been the cause of a single dispute. Why is this? It is because the Tathāgata does not oppose anyone, and does not dispute with anyone. Others, though, often oppose him and dispute with him.
Pháp không dao động, vì không y chỉ sáu xứ210. Pháp không đến, không đi, vì không sở trụ. Pháp thuận hợp Không, tùy hiện Vô tướng, ứng hợp Vô nguyện, vì viễn ly tăng giảm. Pháp không thủ xả vì viễn ly sanh diệt. Pháp không chấp tàng, vì vượt ngoài đạo lộ của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Pháp không cao thấp, vì thường trụ, bất động, viễn ly hết thảy phân biệt sở hành.
Bodhisattva-piṭaka, section 12 of the Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 310, p.283a13–21, trans. T.T.S. and D.S.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.5, section 3, and ch.3, section 6, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
The teachings as means to an end
Lý do quyết định tu Phật
M.20 The teachings should not be objects of clinging
M.17 Đức Phật vị Đạo Sư xử lý tính bạc nhược của con người
This passage echoes that of *Th.23, which compares the Dharma to a raft that helps one cross a river from an unsafe side to a safe, peaceful side (nirvana); it is to be used for this, not to be clung to once it has achieved its aim.
Đoạn này phác họa tình cảnh chúng sinh vô minh và thỉnh Phật cứu hộ.
Subhūti, a bodhisattva, a great being, should not grasp at the Dharma, nor at what is not the Dharma. This was what the Tathāgata meant when he said, ‘You should understand that a discourse on the Dharma is like a raft. You should leave the Dharma, and certainly what is not the Dharma, behind you.’
2. Bị tham dục bao quanh, bị tường thành của ngã mạn kiên cố vây hãm, cấu thành tam hữu, pháo đài to lớn này chính là ba cõi.211
Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 6, trans. from Sanskrit by D.S.
3. Chính vì bị ném vào trong vọng tưởng và vô minh, bị tam độc thiêu đốt, cho nên (ở đây) luôn bị quyền lực của Ma vương sai sử. Đây là nơi cư ngụ của những trẻ dại ngu si.
M.21 The way to knowledge
4. Họ bị xích xiềng tham dục trói buộc, gian dối diệt chánh hành. Họ bị lưu chuyển trong ác đạo, nghi hoặc và do dự làm mắt mù lòa.
The bodhisattva should develop the many qualities of the path to awakening, while dispelling any thought of these qualities being substantial, graspable entities.
5. Do tật đố và keo kiệt trói buộc, họ bị dẫn vào những cõi bất hạnh, như ngạ quỷ, súc sinh hoặc địa ngục. Vì bị sanh, già, bệnh, chết bức bách, nên họ bị nghiệp kéo lôi vào chốn luân hồi mông muội.
At that time, the Venerable Subhūti said to the Blessed One, ‘The perfection of wisdom, then, is truly profound. There is no-one who cultivates it, no phenomena which are cultivated, no place of cultivation, and no practice which can bring about its cultivation. Why is this? It is because it is inherent in the meaning of the profound perfection of wisdom that there is not even the least truly extant phenomenon which can be called someone who cultivates, a phenomenon which is cultivated, a place of cultivation, or a practice which can bring about its cultivation.
6. Đại bi vô thượng như ánh trăng rằm, tuệ quang như mặt trời rực rỡ hiện ra diệt đại dương phiền não nhiễm ô, chiếu xuống con.212
Blessed One, to cultivate space is to cultivate the perfection of wisdom. To cultivate all phenomena is to cultivate the perfection of wisdom. To cultivate phenomena which are not real is to cultivate the perfection of wisdom. To cultivate non-existence is to cultivate the perfection of wisdom. To cultivate non-acquisition is to cultivate the perfection of wisdom. To cultivate the removal of phenomena is to cultivate the perfection of wisdom.’
Mahā-prajñāpāramitā Sūtra, Taishō vol. 7, text 220, pp.617c03–c12, trans. T.T.S. and D.S.
210 Trong Phật giáo, tâm thức được kể như là một giác quan, cùng với các giác quan khác như thấy, nghe, nếm, ngửi và xúc chạm.
The teachings are pitched at different levels, to attract all
211 Đây là toàn bộ các cõi hữu vi: xem ‘tam giới’ ở Bảng chú giải thuật ngữ và tên riêng.
M.22 The Buddha adapts his teachings to the capacities of his hearers
7. Ánh trăng rằm đại từ, tuệ quang an chúng sinh, bình đẳng chiếu khắp nơi. Con nguyện được nguyệt vương chiếu soi.
In this passage, from the text generally known as the ‘Lotus Sūtra’, the Buddha emphasizes that he uses skill in means to teach people, knowing that they are of various inclinations. To those of relatively low inclinations, he teaches that the goal is nirvana, in the sense of personal liberation from the round of rebirths. This way is only one of three spiritual’ vehicles’ (yāna), though (see *M.64–7.). The second vehicle is said to lead to becoming a solitary-buddha – one with strong wisdom, but not enough to compassionately teach others effectively. The third vehicle leads to becoming a perfectly awakened Buddha, of immense wisdom and compassion. This is in fact the goal that the Buddha, in the Lotus Sūtra, teaches is attainable by all beings; the first two vehicles are only provisional ones, and their goals are not the real, highest goal.
8. Là vua của tất cả Pháp giới, binh đoàn là tịnh Pháp, thường chuyển chánh pháp luân. Con nguyện được diệu Pháp này chuyển hóa.
42. Listen. Śāriputra. The Buddhas, the Guides, teach the Dharma of the Buddha, the best of men, by applying skill in means in hundreds of different ways.
9. Con nguyện đắc bồ-đề. Con tích tập thiện nghiệp hạnh, và làm lợi ích mọi chúng sinh. Nguyện đấng Đại Đạo Sư che chở cho con.
43. I have seen the intentions, the conduct, the various different inclinations, and the excellent deeds of countless living beings, as well as the wholesome actions they have performed in the past,
10. (Được) trang nghiêm thân bằng áo giáp nhẫn nhục, nắm chặt thanh kiếm trí, và nhờ thế, trong ác đạo Ma vương, nguyện giúp con được cứu thoát.
44. and I bring these living beings to the Dharma by giving various different kinds of interpretations and causal explanations. By giving reasons, and hundreds of analogies, I bring joy to living beings.
Gaṇḍavyūha Sūtra, Taishō vol.9, text 278, p.688b14–c02, dịch Anh
45. I speak sūtras, recite verses, tell stories, jātaka tales,211 tales of miracles, give summaries, and make hundreds of comparisons. I also communicate in beautiful prose mixed with verse, and by giving instructions.
T.T.S. and D.S.
46. There are those who are inclined towards what is inferior, who lack knowledge, who have not practised with countless Buddhas, who cling to saṃsāra, and who are in great pain. To them I reveal nirvana.
Tranh chấp và bao dung
47. The self-arisen one employs skill in means in order to awaken them to the understanding of a Buddha, but would never declare, ‘You will become Buddhas in this world’. …
M.18 Bồ-tát không dự phần tranh chấp
62. Śāriputra, if I told living beings to cultivate the desire for awakening,212 those ignorant beings would all go astray, and never grasp the meaning of my well-spoken words.
Đoạn này xem Bồ-tát như là người cảm động nhân tâm bằng tính bao dung dù khi những tranh chấp ác liệt bao vây.
63. I understand what they are like, those living beings who have not spent a long time practising in previous lives. They are fixated on sensual pleasures, intent on craving, stupefied by minds filled with delusion.
Bồ-tát Vô Biên Trang Nghiêm (Anantavyūha) hướng Phật bạch rằng, ‘Bạch Thế Tôn, vào thời vị lai, khi mà những tranh luận khởi lên, bấy giờ con người đầy bám chấp sẽ đấu tranh khốc liệt lẫn nhau, ba độc hưng phát và chánh pháp bị rối loạn. Lúc bấy giờ, chư Bồ-tát, dốc hết đại bi, hiện thân nhẫn nại ở giữa những thảm cảnh này, để lưu bố pháp này mà không tranh luận. Vì không tham gia tranh luận, nên họ nhiếp thụ đại từ đại bi và tích tập tất cả sức mạnh của thiện căn.’ Ananta-mukha-pariśodhana-nirdeśa, section 2 of the Mahā- ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 310, p.21a11–15, dịch Anh
64. They fall into lower states of existence because of their sensual desire, their minds tormented in the six realms of existence. They fill the cemeteries again and again. With only a little beneficial karma, they are oppressed by suffering.
T.T.S. & D.S.
65. They are permanently entangled in the thicket of wrong views, thinking, ‘There is. There is not. It is like this. It is not like this.’ They rely on sixty-two213 kinds of wrong views and remain stuck in the unreal.
M.19 Chân như vô tránh
66. They are difficult to purify, arrogant, deceitful, crooked, dishonest, unlearned, and immature. Even in the course of countless thousands of lives, they never hear the wondrous voice of a Buddha.
Đoạn này xem ‘sự vật nó như là nó’ – bản tính như thực của thực tại, thường được dịch là ‘như’ hay ‘chân như’– vì vượt
67. I use skill in means, Śāriputra, to tell them, ‘Put an end to suffering.’ I see that living beings are oppressed by suffering, and so I reveal nirvana to them.
68. I tell them that all phenomena are permanently blissful and completely tranquil from the very start, and that an heir of the Buddha who completes their practice will, in the future, become a Victorious One.
212 Kệ này và những thi kệ tiếp theo, Thiện Tài (Sudhana) xưng dương đức Phật.
69. I reveal the three yānas as an application of skill in means, but there is only one yāna and one doctrine. The Guides have only one teaching.
trên ngôn từ và tranh luận, cho nên những ai tùy thuận chân như sẽ không tranh luận với chúng sinh (cf. *Th.17).
Saddharma-puṇḍarīka Sūtra, ch.2 vv.42–47, vv.62–69, trans. from Sanskrit by D.S.
Này Xá-lợi-phất (Śāriputra), chân như tức là thật tánh, là như tính, là tự tính của những gì không phải là không như, là tự tính của những gì không bất viễn ly tính, không phát động, không loạn động tính, là tự tính của những gì không trái nghịch, tự tính của những gì không tranh chấp chống trái.
Lại nữa, này Xá-lợi-phất, chân như là không tranh luận đối nghịch bất cứ sự gì. Vì không đối nghịch tranh luận, nên nó được gọi là chân như, nhưng chư Như Lai gọi nó là đối nghịch tranh luận. Này Xá-lợi-phất, chân như được nói là tùy thuận nhiếp thụ, vậy, nhân duyên gì mà Như Lai nói nó như là đối nghịch tranh luận? Này Xá-lợi-phất, vì Như Lai đối nghịch mọi tranh luận. Vì nhân duyên đó, Bồ-tát thường hiện đối nghịch tranh luận. Lại nữa, Như Lai không bao giờ đối nghịch tranh luận, và cũng chưa từng phát khởi đối nghịch tranh luận. Tại sao vậy? Vì Như Lai không đối nghịch cũng không tranh luận, nhưng thường hiện các sắc tướng tương tợ đối nghịch tranh luận.
Bodhisattva-piṭaka, section 12 of the Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Taishō
vol.11, text 310, p.283a13–21, dịch Anh T.T.S. and D.S.
V.7 Testing the teachings
Pháp là phương tiện đưa tới cứu cánh
This passage holds that the Buddha’s teaching should be critically assessed, rather than just blindly believed. It is from a work of the Indian Mādhyamika scholar-monk Śāntarakṣita (c.680–740), who helped first establish Buddhism in Tibet.
M.20 Pháp không phải là để bám chấp
Monks, those who are learned should adopt what I say after having examined it, and not simply out of reverence – just as one would test gold by heating it, cutting it, and rubbing it.
Đoạn này lặp lại từ đoạn *Th.23, ví dụ pháp như chiếc bè đưa hành giả vượt sông mê sang bờ giác (Niết-bàn); Pháp dụ cho phương tiện, một khi tới đích thì nên buông bỏ.
Tattvasaṅgraha v. 3588, trans. from Sanskrit by D.S.
Này Tu-bồ-đề (Subhūti), Bồ-tát ma-ha-tát, không bám chấp pháp, cũng không bám chấp những gì là phi pháp. Đây là điều mà Như Lai có ý nói, ‘Ông nên biết rằng, pháp được tuyên thuyết, như chiếc bè. Chánh pháp còn phải buông xả, hà huống phi pháp.’
V.8 True happiness can only be attained through direct realization of the Dharma
Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 6, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Milarepa (Mi la ras pa, c. 1052–c.1135) is one of Tibet’s most famous yogis and poets. He was a student of the great translator Marpa (1012–1097), and a major figure in the history of the Kagyupa order of Tibetan Buddhism. He is most well-known by his spontaneously composed poems, collected several centuries after his death in the Mila Gurbum, the ‘One Hundred Thousand Songs of Milarepa.214 The passage below, juxtaposing the happiness of the true tantric yogin with the unhappiness of the fake and pretentious ‘Dharma-practitioner’ is one of his most famous songs. The main thrust of the song is that true happiness can only be attained through direct realization of the Dharma.
M.21 Con đường dẫn đến trí tuệ
Knowing his own nature and understanding things as they are, the yogin is always happy. Chasing after illusions and tormenting himself with pain, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
Bồ-tát cần phải tu tập các công đức dẫn đến giác ngộ, mà không xem các công này là có thực tính để có thể bám nắm. Bấy giờ, trưởng lão Tu-bồ-đề (Subhūti) bạch Phật: “Thế Tôn, như vậy thì, bát-nhã ba-la-mật-đa này quả thật tối uyên thâm. Không có người tu, không có pháp được tu, không có chỗ để tu xứ, và cũng không do đây mà được tu tập. Tại sao vậy? Đó là vì trong nghĩa thậm thâm của bát-nhã ba-la-mật-đa này, chí thiểu không có phần nào pháp có thực để có thể gọi là người tu, pháp được tu, chỗ để tu, hoặc do đây mà tu.
Resting in an uncontrived state of mind, immaculate on his changeless natural seat,215 the yogi is always happy. Following after his sensations, falling victim to attachments and aversions, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
Bạch Thế Tôn, nếu tu hư không, đó là tu bát-nhã ba-la-mật- đa. Tu chứng tất cả pháp là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu pháp không có thực là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu cái không có gì là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Tu cái không nhiếp thọ là tu bát- nhã ba-la-mật-đa. Tu trừ diệt pháp là tu bát-nhã ba-la-mật-đa. Mahā-prajñāpāramitā Sūtra, Taishō vol. 7, text 220, pp.617c03– c12, dịch Anh T.T.S. and D.S.
Having realized all experience as the Dharma-body,216 having severed all fears, hopes and doubts, the yogi is always happy. Blathering nonsense, not having subdued the eight worldly concerns,217 the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
Giáo pháp phân định tùy căn cơ, thu nhiếp tất cả
Having understood everything as mind, taking all his experience as a friendly helper, the yogi is always happy. Wasting his human life on distractions only to regret it at the time of his death, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
M.22 Đức Phật thuyết pháp tùy thuận căn cơ của thính chúng
With full realization internalized, having taken the natural seat of things as they are,218 the yogi is always happy. His head full of desires, hankering and yearning after things, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
Đoạn này trích dịch từ Kinh Pháp Hoa, trong đó đức Phật chỉ rõ rằng, Ngài đã dùng phương tiện thiện xảo để dẫn dắt chúng sinh, vì biết rằng có nhiều ý hướng khác nhau. Với những người hạ căn, thì Phật dạy, cứu cánh là Niết-bàn, hàm nghĩa giải thoát cá nhân khỏi sinh tử luân hồi. Giáo pháp này chỉ là một trong ba thừa (yāna: cỗ xe) mà thôi (xem
Having a constant experience of realization through releasing concepts as they arise, the yogi is always happy. Believing in conventional expressions, not having understood the nature of the mind, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
*M.64-7). Thừa (cỗ xe) thứ hai là thừa dẫn đến chứng quả Độc Giác – tuy trí tuệ kiên cố, nhưng vẫn không đủ tâm bi để giáo hóa thuần thục chúng sinh. Thứ ba là thừa (cỗ xe) dẫn đến chứng đắc Phật quả viên mãn, đức Phật viên mãn đại trí và đại bi. Thực tế, tất cả chúng sanh đều có thể đạt được cứu cánh này, là mục đích mà Phật chỉ rõ trong Kinh Pháp Hoa. Hai thừa đầu tiên chỉ là hai thừa phương tiện, mà mục đích chưa phải là cứu cánh đích thực tối thượng.
Having renounced all worldly affairs, being without any goal-oriented fixation, the yogi is always happy. Protecting his wife and relatives through taking upon himself loads of misery, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
42. Hãy lắng nghe, này Xá-lợi-phất! Chư Phật, Đại Đạo Sư, bằng vô số trăm nghìn phương tiện thiện xảo mà tuyên thuyết Phật Pháp, các Vô thượng Đại trượng phu.
Having turned away from clinging, having realized everything as of an illusory nature, the yogin is always happy. Having entered the path of distraction, binding his body and mind into servitude, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
43. Ta vốn biết những ý hướng, phẩm hạnh, những xu hướng sai biệt và những nghiệp thù thắng của vô lượng chúng sinh, cũng như các thiện nghiệp trong quá khứ được tạo tác thành tựu.
Having traversed the paths and (bodhisattva) stages by riding the horse of vigour, the yogi is always happy. Fettered by laziness, anchored in the ocean of saṃsāra, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
44. Và Ta đã dẫn những chúng sinh này đến với Pháp bằng vô số sai biệt ngôn từ, diễn giải; bằng vô số nhân duyên, thí dụ khiến cho vô lượng chúng sinh hoan hỷ.
Having cleared away misconceptions through learning and pondering, watching the spectacle in his mind,219 the yogi is always happy. Paying lip-service to the Dharma while acting in unwholesome ways, the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
45. Ta đã tuyên thuyết các khế kinh (sūtra) và kệ tụng (gāthā), bản sanh (jātaka)213, bản sự (itivṛttaka), vị tằng hữu (adbhuta), nhân duyên (nidāna), và trăm nghìn thí dụ (aupamya). Ta đã thuyết bằng vi diệu ứng tụng (geya), và luận nghị (upadeśa).
Having severed all fears, hopes and doubts, living without interruption in the innate state (of the mind), the yogi is always happy. Being led by the nose, saving face and living in conformity (with others), the ‘Dharma-practitioner’ is always unhappy.
46. Có những hạng xu hướng thấp kém, thiếu trí tuệ, những hạng không tu tập theo vô lượng chư Phật, những hạng bị chìm ngập trong sanh tử và những hạng thọ lãnh kỳ cùng khổ. Ta khai thị Niết-bàn cho những hạng ấy.
Having turned his back on all things in the world, always practising the divine Dharma, the yogi is always happy.
47. Đấng Tự Hữu (svayaṃbhū) bằng vô số phương tiện thiện xảo thức tỉnh chúng thấu hiểu Phật trí, thế nhưng (Ta) chưa bao giờ tuyên bố, ‘Ngươi sẽ thành Phật trong thế giới này.’…
‘One Hundred Thousand Songs of Milarepa’, pp.224–25, trans. T.A.
62. Này Xá-lợi-phất, nếu như Ta nói với những chúng sinh là hãy phát tâm cầu giác ngộ214, thì những chúng sinh vô tri này sẽ mê hoặc lạc lối và không bao giờ hiểu được ý nghĩa những lời vi diệu Ta đã nói.
V.9 Adversities as blessings in disguise that turn one to the Dharma
63. Ta vốn biết chúng sở thích những gì, những chúng sinh ấy chưa từng tu tập lâu dài trong những đời quá khứ. Chúng bị dính mắc trong các dục lạc bởi khát ái, tâm bị co rút bởi si mê.
This passage is a famous verse, quoted in ‘The Words of My Perfect Teacher’, by Longchenpa (1308–1364), a most prominent master and author of the Nyingmapa order,
64. Do tham ái các dục, chúng đọa trong các ác đạo, tâm bị quẫn bức trong sáu nẻo. Những bãi tha ma chôn thây càng lúc càng rộng lớn. Chúng bị bức khổ và quá ít phước.
Pressed by hostility, we turn to the Dharma and find the path of liberation; thank you, harm-doers!
Afflicted by misery, we turn to the Dharma and find eternal bliss; thank you, suffering!
213 Những chuyện về tiền thân của Phật.
Assailed by demons, we turn to the Dharma and find fearlessness; thank you, evil spirits!
214 Tức là sự giác ngộ (bồ-đề) của Phật.
Hated by others, we turn to the Dharma and find true well-being; thank you, enemies!
65. Chúng bị vây khổn trong rừng tà kiến, tư duy, ‘nó tồn tại, nó không tồn tại; nó tồn tại như vậy, nó không tồn tại như vậy’, như thế y chỉ sáu mươi hai kiến chấp215, rồi chấp chặt pháp hư vọng, chúng kiên trì trong đó.
Distressed by accidents, we turn to the Dharma and find the changeless path; thank you, calamities!
66. Chúng rất khó tịnh trị, kiêu mạn, lừa dối, gian trá, không trung thực, ngu si, kém học hỏi. Thậm chí, qua vô lượng kiếp đời, chúng chưa bao giờ nghe được âm thanh vi diệu của Phật.
Provoked by others, we turn to the Dharma and find the core meaning; thank you, provokers!
67. Này Xá-lợi-phất, Ta dùng phương tiện thiện xảo chỉ dạy chúng, ‘Hãy diệt tận khổ.’ Ta thấy chúng sinh bị khổ bức bách, do vậy, Ta khai thị Niết-bàn.
To repay your kindness, I dedicate my virtue to you!
68. Ta nói như vầy, rằng, các pháp từ khởi thủy vốn tịch tĩnh, thường trụ tịch diệt, Phật tử hành đạo đã tròn đầy, đời sau sẽ thành Phật.
‘The Words of My Perfect Teacher’, pp.289–90, trans. T.A.
69. Bằng phương tiện thiện xảo, Ta khai thị ba thừa, nhưng duy nhất chỉ một thừa. Chư vị Đại Đạo Sư duy nhất chỉ một thuyết.
Concise expositions of the Dharma
Saddharma-puṇḍarīka Sūtra, ch.2 vv.42–47, vv.62–69, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
V.10 Lamp for the Path to Awakening
KIM CANG THỪA
The ‘Lamp for the Path to Awakening’ (Skt Bodhi-patha-pradīpa) is a work of paramount importance in the history of Tibetan Buddhism. It was authored by the great teacher Atiśa (982–1054), otherwise known as Dīpaṃkara Śrījñāna, who spearheaded the revival of Buddhism in Tibet that was to be called the ‘later dissemination’ of the Dharma. A respected elder and scholar-monk at the great monastic university of Vikramaśīla, he was invited to Tibet in his later years. His missionary activities led to the formation of a new religious order, that of the Kadampas. His most well-known work, translated here in its entirety, is a succinct summary of the late Mahāyāna and Vajrayāna conception of the Buddhist path as it was transmitted at that time into Tibet. 220
V.7 Thử nghiệm pháp
Homage to the bodhisattva, the youthful Mañjuśrī221
Đoạn này cho rằng Phật Pháp nên được tiếp nhận một cách có phê phán, hơn là chỉ tin tưởng mù quáng; được trích dịch từ tác phẩm của một luận sư Trung luận (Mādhyamika) Ấn- độ là Tịch Hộ (Śāntarakṣita) (khoảng 680–740), người đầu tiên hỗ trợ thiết lập Phật giáo tại Tây Tạng.
1. I pay homage with great respect to all the Victorious Ones of the three times, to their teaching, and to the spiritual community. Urged by the good disciple Awakening Light,222 I shall light the lamp for the path to awakening.
Này các tỳ-kheo, những ai đa văn chỉ nên tiếp nhận những gì Ta nói sau khi đã thẩm sát, chứ không phải chỉ vì tôn kính – cũng như người thử vàng, bằng cách nung, cắt, và mài giũa.
2. One should know that there are three kinds of persons: small, middling, and supreme. I shall describe each individual class and explain their distinguishing characteristics.
3. The least type of person is to be known as someone who in every way seeks for himself nothing more than the pleasures of saṃsāra.
215 Số 62 (dvāṣaṣti), được chọn ở đây vì có lẽ đơn giản là cụm từ này có âm vị tương tợ câu ‘tathāsti nāsti – nó tồn tại như vậy, nó không tồn tại như vậy) đứng ngay trước. Cũng có thể nó chỉ đến 62 tà kiến liệt kê trong bản Kinh Phạm Võng (Brahmajala) thuộc Trường Bộ Pāli (Dīgha-nikāya).
4. Whoever is seeking just his or her own peace, by turning their back on worldly pleasures and refraining from evil, is a middling type of person.
Tattvasaṅgraha v. 3588, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
5. The person who wants nothing less than truly to put all the suffering of others to an end, as if it belonged to his own mind, is called ‘supreme’.
V.8 Chân hạnh phúc chỉ có thể đạt được bằng thực chứng Pháp
[Arousing the awakening-mind]
Milarepa (Mi la ras pa, c. 1052–c.1135) là một trong những du-già sư và thi nhân nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Ngài là đệ tử của đại dịch sư Marpa (1012-1097), và một nhân vật chính trong lịch sử phái Kagyupa của Phật giáo Tây Tạng. Ngài được mọi người biết đến nhiều nhất qua các bài thơ tự sáng tác của mình, được sưu tập vài thế kỷ sau khi Ngài qua đời ở Mila Gurbum, gọi là “Một trăm ngàn bài ca của Milarepa”.216 Đoạn dưới đây, so sánh an lạc của hành giả du-già mật tục chân chánh với sự không an lạc của ‘những kẻ hành Pháp’ giả dối và tự phụ, là một trong những bài ca nổi tiếng nhất của Ngài. Chủ điểm của bài ca là an lạc chân thật chỉ có thể đạt được do thực chứng Pháp.
6. I am going to explain the authentic methods taught by the spiritual masters to those excellent beings who seek supreme awakening.223
Thấy rõ tự tánh của chính mình, thấu rõ các pháp bản lai như thật, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Tâm đuổi theo vọng tưởng, tự khốn tự bức khổ, như vậy người học pháp, mọi thời đều khổ não.
7. Facing an image of the perfectly awakened Buddha, a stūpa,224 or a sacred Dharma text, make an offering of flowers, incense, or whatever material things you may have.
Trụ tự tâm an nhiên, bản tánh tịnh bất động,217 như vậy du- già sĩ, mọi thời đều an lạc. Tâm đuổi theo vọng cảnh, chế ngự bởi tham sân, như vậy người học pháp, mọi thời hằng ưu khổ. Tỏ ngộ tất cả pháp, thảy đều là Pháp thân218 không sợ, mong, nghi hoặc, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Ba hoa nói vô nghĩa, bị tám gió219 xoay vần, như vậy người học pháp, mọi thời đều khổ não.
8. With the seven-part ritual taught in ‘Samantabhadra’s Conduct’225 and with the intention to never turn back until you reach the core of awakening,
9. With strong faith in the Three Jewels, placing one knee on the ground, your palms pressed together, first take refuge226 three times!
216 Với bản dịch tiếng Anh, xem The Hundred Thousand Songs of Milarepa, trans. Garma C.C. Chang/Trương Trừng Cơ (HSM). Xem pp.459–61 cho đoạn này.
10. Then, with the attitude of loving kindness to all sentient beings as a preliminary, look upon them without exception as going through the pains of birth, death, and so forth, in the three lower realms.227
217 ‘Bản tánh tịnh bất động’ là trạng thái tự nhiên của tâm (xem *V.70).
11. Then, with the wish to free beings from the suffering of pain – from all pain and the causes of pain – arouse the awakening-mind,228 fully committed to never turning back.
218 Xem phần giới thiệu trên *M.9.
12. The good qualities of arousing such a pure mind of aspiration have been thoroughly explained by Maitreya in the ‘Flower-array Sūtra’.
219 Tám ngọn gió đời là bốn cặp: được và mất, lạc và khổ, khen và chê, vinh và nhục.
13. Having read that sūtra, or having heard it from your master, think about the immeasurable good qualities of the mind of perfect awakening, and then arouse that mind again and again to develop it even further.
Hiểu nhất thiết duy tâm, gặp ai cũng là bạn, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Sống sa đà uổng phí, ôm hối hận xuống mồ, như vậy người học pháp, mọi thời đều ưu khổ.
14. Its karmic benefits are well-taught in the ‘Viradatta Request Sūtra’. As it is summarised there in merely three stanzas, I am going to quote it here:
Thực chứng ngộ nội tâm, trụ bản địa như nhiên,220 như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Bị tham dục chế ngự, khát khao và ham muốn, như vậy người học pháp, mọi thời đều ưu khổ.
15. ‘How great is the karmic benefit of the awakening-mind? If it had form, it would fill up completely the sphere of space, and it would go even beyond that.
Tự giải thoát các tướng, luôn rõ cảm thọ khởi, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Chấp chặt theo văn tự, không tỏ tự tánh tâm, như vậy người học pháp, mọi thời luôn sầu khổ.
16. If someone were to fill with jewels as many Buddha-fields as there are grains of sand in the river Ganges, and offer them to the Guardians of this World,
Xả bỏ pháp thế gian, thong dong không quái ngại, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Cân đong tích tụ của, yêu thân thuộc, vợ con, như vậy người học pháp, mọi thời đều khổ não.
17. Yet it would be surpassed by the offering of someone who pressed his palms together and directed his mind towards awakening, because that would never end.’
Cắt đứt mọi hệ lụy, thấy tất cả như huyễn, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Tâm loạn theo buông lung, thân tâm nô lệ dục, như vậy người học pháp, mọi thời luôn sầu khổ.
[Taking the bodhisattva vow to practise engagement with the awakening-mind]
Cầm cương ngựa tinh tấn, du hành Bồ-tát địa, như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Gông cùm bởi lười biếng, neo chìm biển sanh tử, như vậy người học pháp, mọi thời luôn sầu khổ. Dứt phân biệt nghe, nghĩ, vui quán chiếu tự tâm,221 như vậy du-già sĩ, mọi thời đều an lạc. Miệng nói tu chánh pháp, thân làm các ác hành, như vậy người học pháp, mọi thời luôn sầu khổ.
18. Having aroused the pure mind of aspiration for awakening, make much effort to develop it thoroughly. Fully observe the training as it has been taught, so that you keep it in mind in your future lives as well.
Dứt mong, sợ, nghi hoặc, hằng an trụ bản giác, như vậy du- già sĩ, mọi thời đều an lạc. Bị xỏ mũi lôi đi, ngoan ngoãn theo thói đời, như vậy người học pháp, mọi thời luôn sầu khổ.
19. Without the vow of engagement with the awakening-mind, your authentic aspiration is not going to increase. So, if you wish to develop your aspiration for complete awakening, take it on definitely through striving for its sake.
Bỏ lại sau “này, nọ”, thường hành trì tịnh pháp, như vậy du- già sĩ, mọi thời đều an lạc.
20. Those who always keep any other vow from among the seven types (of vows) 229 of individual liberation have the good fortune of being able to take the bodhisattva vows – others do not.
21. From among the seven types of individual liberation (vows) taught by the Tathāgata, it is the vows of celibate behaviour – that is the monastic vows – that he has called most excellent.
220 ‘Bản địa như nhiên’ chỉ cho bản tánh tự nhiên của tâm và pháp trong tự tánh của tâm.
22. Take the (bodhisattva) vow from a good spiritual master with authentic qualities, according to the ritual described in the ‘Ethical discipline’ chapter of the ‘Stages of the bodhisattva’.
221 Nhìn vào mọi thứ xuất hiện trong tâm như trò huyễn thuật.
23. A good spiritual master should be known as someone who is skilled in the vow ceremony, lives by the vows himself, and has the confidence and compassion to confer them.
‘One Hundred Thousand Songs of Milarepa’, pp.224–25, dịch Anh T.A.
24. In case you could not find such a spiritual master, even though you have tried, there is another authentic ritual for taking the vow, which I shall now explain.
V.9 Nghịch cảnh ẩn tàng phước duyên hướng Chánh Pháp Đoạn này là một thi kệ nổi tiếng, trích từ ‘Đại viên mãn tiền hành dẫn đạo văn’ (The Words of My Perfect Teacher) của Longchenpa (1308–1364), vị đạo sư và tác gia lỗi lạc nhất của phái Nyingmapa,
25. For that, I will describe here very clearly the way Mañjuśrī aroused his awakening-mind in the past, when he was called Aṃbarāja, as taught in the ‘Ornament of Mañjuśrī’s Buddha-Field Sūtra’:
Áp bức bởi thù địch, ta qui hướng chánh pháp, tìm thấy lối giải thoát; xin tri ân kẻ hại.
26. ‘In the presence of my guardians, I arouse the mind of complete awakening and inviting all beings as my guests, I vow to liberate them from saṃsāra.
Khổ bức bởi khốn cùng, ta qui hướng chánh pháp, tìm thấy lạc thường hằng; xin tri ân khổ đau.
27. From now on until pure awakening is attained, I shall not harbour any ill-will, anger, avarice, or envy.
Tác hại bởi phi nhân, ta qui hướng chánh pháp, tìm thấy vô sở úy; xin tri ân quỷ thần.
28. I shall be practising celibacy, abandon all evil and (worldly) desire, and shall train in the wake of the Buddha by delighting in the vows of ethical discipline.
Sân hận bởi tha nhân, ta qui hướng chánh pháp, tìm thấy chân khoái lạc; xin tri ân kẻ thù.
29. I shall not long to reach awakening for myself in a speedy way, but shall stay until the end of time for the sake of but one sentient being.
Buồn khổ bởi ác duyên, ta qui hướng chánh pháp, tìm thấy lối bất biến; xin tri ân tai họa.
30. I shall purify an immeasurable, inconceivable number of fields230 and stay everywhere, in all directions, for the sake of all those who call my name.
Khiêu khích bởi tha nhân, ta qui hướng chánh pháp, tìm thấy nghĩa tinh hoa; tri ân kẻ khiêu khích.
31. In every way, I shall purify my actions of body and speech, as well as purify my mental acts; I shall not commit any unwholesome deeds.’
Để đền đáp thiện ân, xin hồi hướng tất cả.
32. Living by the vow of engagement with the awakening-mind, the cause of complete purity in body, speech, and mind, train yourself well in the three trainings of discipline,231 and your respect for the three trainings of discipline will increase.
The Words of My Perfect Teacher, pp.289–90, dịch Anh T.A.
33. Therefore, through making effort in the vows made by bodhisattvas for thoroughly pure, complete awakening, the collections (of good qualities) for complete awakening will be fully completed.
Lược giải về Pháp
[The development of calm abiding (śamatha) and the attainment of the higher knowledges]
V.10 Đèn soi Nẻo Giác
34. All the Buddhas have asserted that the collections of karmic benefit and wisdom232 cannot be fully completed without the development of higher knowledge.233
‘Bồ-đề đạo đăng luận’ (Skt. Bodhi-patha-pradīpa) là một tác phẩm có tầm quan trọng cực kỳ trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Nó được viết bởi Đại đạo sư Atiśa (982-1054), hay còn gọi là Dīpaṃkara Śrījñāna (Nhiên Đăng Cát Tường Trí), vị tiền phong phục hưng Phật giáo ở Tây Tạng, được gọi là ‘hậu truyền’ của Chánh Pháp. Vốn là một vị tôn trưởng và tu sĩ học giả được tôn kính ở đại học tu viện Siêu Giới (Vikramaśīla), Ngài được thỉnh đến Tây Tạng vào những năm cuối đời. Các hoạt động hoằng pháp của Ngài đã dẫn đến sự hình thành một trật tự tôn giáo mới, của phái Kadampa. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ngài, được dịch toàn bộ, là một bản tóm tắt ngắn gọn về quan niệm hậu kỳ Đại
35. Just as a bird cannot fly in the sky until its wings are fully developed, you also cannot serve the interests of sentient beings as long as you lack the power of higher knowledge.
thừa và Kim cang thừa về đạo lộ Phật giáo khi nó được truyền sang Tây Tạng vào thời đó.222
36. The karmic benefits gained in a single day by somebody having higher knowledge cannot be attained even in a hundred lives by someone lacking the higher knowledges.
[Dẫn nhập] Kính lễ Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử223
37. Whoever wants to complete quickly the collections for complete awakening will accomplish the higher knowledges through striving, rather than by being lazy.
1. Kính lễ tam thế Tối Thắng Tôn, cùng với giáo pháp và Tăng-già. Do đệ tử Bồ-đề Quang,224 con thắp ngọn đèn soi nẻo giác.
38. Without the attainment of calm abiding, 234 higher knowledge is not going to arise. Therefore, keep striving over and again for the accomplishment of calm abiding.
2. Do căn có ba hạng: hạ, trung và thượng sĩ. Tôi kể từng hạng một, và giải thích sai biệt.
39. Should you neglect the ingredients of calm abiding, however much effort you put into meditation, not even in one full millennium would you be able to attain meditative absorption.
3. Hạng sĩ phu hạ căn, luôn tìm mọi phương tiện, chỉ lợi ích mình, chỉ theo vui sanh tử.
40. Therefore, maintain the ingredients taught in the ‘Concentration Equipment Chapter’,235 and place your mind in being wholesome on any object of concentration that you prefer.
4. Quay lưng lạc ba hữu, tránh xa các nghiệp ác, chỉ mong ta tịch tĩnh, đây là hạng trung sĩ.
[The perfection of wisdom]
5. Chỉ muốn diệt tận khổ, cho tất cả chúng sanh, như chính khổ của mình, ấy là thượng sĩ phu.
41. When the yogi has accomplished calm abiding, the higher knowledges are also accomplished. But still, without the practice of perfect wisdom, the obscurations cannot be depleted.
[Phát bồ-đề tâm]
42. Therefore, in order to discard all obscurations, both the emotional and the cognitive types,236 the yogi’s cultivation of perfect wisdom should always be accompanied by (right) method (of practice).
6. Xin thuyết chánh phương tiện, do các sư trưởng dạy, cho các thắng hữu tình, tìm cầu đại bồ-đề.225
43. Because wisdom without method and method without wisdom are both taught to be bondage (to saṃsāra), therefore do not abandon either.
7. Trước họa tượng của Phật, trước linh tháp226, kinh điển, cúng dường bằng hương hoa, hay bất kìkỳ phẩm vật.
44. In order to eliminate doubts concerning what is wisdom and what is method, I shall clarify the actual difference between methods and wisdom.
8. Với bảy chi cúng dường, thuyết trong ‘Phổ Hiền Hành’,227 cho đến bồ-đề tạng, tâm không hề thoái chuyển.
45. Except for perfect wisdom, every kind of wholesome practice – such as the perfection of giving – is called a ‘method’ by the victors (Buddhas).
46. Whoever cultivates the wisdoms empowered by the cultivation of method will quickly attain awakening. Whoever cultivates just the lack of identities237 will not.
222 Những bài kệ gốc của bản văn này được đi kèm với một phần tự chú giải mở rộng.
47. Realizing the (five) categories of existence,238 the (twelve) sense-bases, and the (eighteen) elements239 as unproduced, cognizing their emptiness of inherent existence – this is what is referred to as ‘perfect wisdom’.
223 Bồ-tát của trí tuệ.
48. Something (already) existent (in a substantial way) cannot be produced, nor something non-existent, like a sky flower. Both together cannot occur either, because it would incur both of those mistakes.240
224 Quốc vương xuất gia, cai trị vương quốc Guge phía tây Tây Tạng, thỉnh Atiśa sang Tây Tạng.
49. Things are not produced either from themselves, or from something else, or from both. Neither are they produced without any reason, and so they lack any identity of their own.
225 Tức là những hạng thượng nhân tầm cầu giác ngộ để cứu giúp mọi chúng sanh.
50. Moreover, when you analyse phenomena through the (method of) ‘one and many’,241 you will not find any substantial entity, and will have ascertained the lack of inherent existence.
226 Stupa, tháp thờ xá-lợi thân: xem *Th.94. Chúng cũng xem các kinh văn Phật giáo như ‘xá-lợi Pháp’.
51. The nature of things has been proven to be emptiness in (Nāgārjuna’s) ‘Seventy Stanzas on Emptiness’ and the ‘Fundamental Treatise on the Middle Way’ (MMK).
227 Chương ‘Samantabhadra-caryā’(Phổ Hiền hạnh nguyện phẩm) trong Hoa Nghiêm Kinh (Gaṇḍavyūha Sūtra) là nguồn tài liệu chính về hành trì cơ hản của Đại thừa với ‘bảy chi cúng dường’ – gồm lễ kính chư Phật, rộng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng, tùy hỷ công đức, thỉnh chuyển Pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, và hồi hướng bồ-đề.
52. I have not elaborated the reasoning here, because my text would become too long, but have presented (emptiness) as a mere tenet for the sake of meditative cultivation.
9. Chí tín Tam bảo tôn, hai gối quỳ trên đất, cung kính chắp hai tay, nói quy y228 ba lần!
53. Therefore, not having found any inherent existence in any phenomena at all, the cultivation of (insight into) the lack of identities is the actual cultivation of wisdom.
10. Rồi, trước vận tâm từ, rải khắp mọi hữu tình trước nhất, quán chúng khổ sanh tử, đọa trong ba ác đạo.229
[Overcoming conceptualization]
11. Rồi, muốn độ chúng sanh, thoát khổ cùng khổ tập, nên phát tâm bồ-đề,230 thệ quyết không thoái chuyển.
54. Just as wisdom cannot see any inherent existence in anything, so too should that very wisdom be analysed and then cultivated nonconceptually.
12. Những công đức có được, do phát tịnh tâm nguyện, như Di-lặc giảng rõ, ở trong kinh Hoa Nghiêm.
55. Saṃsāra comes from conceptualization – it consists of conceptual thoughts. Therefore the abandonment of all thoughts is the most supreme nirvana.242
13. Đọc kinh, nghe thầy giảng, nghĩ vô lượng công đức, chánh đẳng bồ-đề tâm, thường xuyên phát tâm ấy.
56. The Blessed One has also said, ‘Conceptualization is immense ignorance that makes you fall into the ocean of saṃsāra. Abiding in thought-free meditative absorption, the non-conceptual mind brightens up like the sky.’243
14. Phước ấy được giảng rõ, trong kinh Dũng Thí Vấn, tóm lược thành ba tụng, tôi sẽ dẫn ra đây:
57. Also, in the ‘Dhāraṇī Leading to Non-conceptuality’ he said ‘If bodhisattvas could conceive of this true Dharma without thoughts, they would transcend conceptuality so hard to get through, and would gradually attain the non-conceptual state.’
15. ‘Bồ-đề tâm phước đức, giả sử có sắc tướng, sẽ tràn đầy không giới, và còn dư hơn nữa.
58. Having ascertained through scripture and through reasoning that phenomena are not produced, nor inherently existent, you should cultivate that realization without conceptuality.
16. Nếu ai đem trân bảo, chất đầy khắp cõi Phật thế giới, nhiều như cát sông Hằng, cúng dường Cứu Thế Tôn,
[Tantric aspects of the path]
17. Thì cũng không sánh bằng, người chỉ có chắp tay, hướng tâm đến bồ-đề, phước ấy vô biên tế.
59. Once you have familiarized yourself with that (non-conceptual state), you will reach the stages of ‘heat’ and so forth,244 and then the (bodhisattva stages) of being ‘overjoyed’,245 and before long, you will become an awakened Buddha.
[Thọ Bồ-tát giới, hành bồ-đề nguyện]
60. If you wish to complete the collections for awakening with ease, through the strength of the eight great accomplishments like the accomplishment of an excellent vase and so forth,246
18. Đã phát tịnh tâm bồ-đề nguyện, hãy nên nỗ lực luôn tăng trưởng, hộ trì học xứ đã thọ, ghi nhớ điều này suốt nhiều đời.
61. Through the activities of pacifying, enriching, and so on, accomplished by the very power of mantra; 247 and if you want to practise secret mantra as explained in the Action, Performance and other (classes of tantra),248
19. Tâm nguyện bồ-đề không luật nghi, không thể tăng trưởng tâm chánh nguyện. Do vậy, muốn trưởng bồ-đề nguyện, phải quyết nỗ lực trì luật nghi.
62. Then, in order to receive the preceptor empowerment,249 please your revered master (guru) by offering him service and precious gifts, as well as through obeying his commands.
20. Ai hằng giữ phần nào, bảy biệt giải luật nghi,231 mới thọ Bồ-tát giới, nếu không, không thể thọ.
63. Once, due to having pleased your master, you have been bestowed with the fully complete preceptor empowerment, you are completely purified of the results of (past) evil, and are ready to accomplish the actual accomplishments.
21. Bảy biệt giải luật nghi, Như Lai đã thi thiết, trì phạm hạnh tối thắng, là luật nghi bí-sô.
64. The secret empowerment and the empowerment of wisdom250 cannot be bestowed on those observing celibacy because it is strictly prohibited in the ‘Great Tantra of the Primordial Buddha’.
65. If they received those empowerments, those abiding in austere celibacy would be doing something that is forbidden, and thus their vow of austerity would be impaired.
228 Xem *Th.93 và *M.49–50.
66. Those living by the (monastic) discipline would be subjected to downfalls which are their defeat.251 They would definitely fall into a lower rebirth and never gain accomplishment.
229 Cõi bàng sanh, ngạ quỷ và địa ngục.
67. If you have received the preceptor empowerment and you know emptiness, then there is no fault in your listening to and explaining the tantras, performing burnt offering rituals252 and so forth.
230 Bodhicitta, theo nghĩa khuyến khích chứng đắc viên mãn Phật quả, vì lợi lạc quần sanh. Xem *V.33.
231 Biệt giải thoát luật nghi (pratimokṣa-saṃvara, phòng hộ tâm bằng giới biệt giải thoát), có bảy phần: năm cho xuất gia – sa-di, sa-di-ni, thức-xoa- ma-na, tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni – và hai chi tại gia: cận sự nam, cận sự nữ. Xem
68. This short summary of the path to awakening was composed at the request of Awakening Light by the Elder Dīpaṃkaraśrī-(jñāna) who has perceived the Dharma as explained in the sūtras and tantras.
*V.48.
‘The Lamp for the Path to Awakening’, trans. T.A.
22. Nghi quỹ y Du-già, Bồ-tát địa Giới phẩm, thọ luật nghi Bồ-tát, từ giới sư đủ đức.
V.11 Advice from Milarepa
23. Thông suốt nghi quỹ thọ, tự thân trụ luật nghi, giới sư đủ đức ấy, tâm bi truyền luật nghi.
Milarepa ( c. 1052–c.1135) the famous yogi-poet of Tibet (see *V.8), in order to free one of his main disciples from a burdensome relationship, transformed himself into a lame beggar and insistently begged from him a valuable gem he was going to give to the lady. When the man came to realize who the beggar was, Milarepa sang the following song to celebrate the occasion.253
24. Nếu nỗ lực tầm cầu, không giới sư như vậy; nghi quỹ thọ giới khác tôi nay sẽ chỉ rõ.
Your compassionate act for the infirm was similar to making an offering to the Buddhas of the three times. When you gave the turquoise to the beggar out of compassion, you made that offering to me, Milarepa.
25. Như vậy, tôi thuật lại, quá khứ Diệu Cát Tường (Mañjuśrī: Văn-thù-sư-lợi), khi là Hư Không Vương (Abharāja), khởi phát bồ-đề tâm, như được thuyết trong Kinh ‘Văn-thù nghiêm Phật độ’.
Since every being is one’s father and mother,254 those who discriminate between them are feeding on the deadly poison of ignorance.
26. ‘Trước các đấng Cứu Thế, con phát bồ-đề tâm, mời gọi thảy chúng sanh, nguyện cứu thoát sanh tử.
All learned monks are in agreement. Those who cling to their own school and dislike others are foolishly wasting their learning.
27. Từ nay đến thành Phật, con trọn không phát khởi, tâm gây hại, phẫn nộ, xan lẫn và tật đố.
There is no white and black among Dharma teachings. Fighting and bickering over tenets is abusing the Dharma and cutting the climbing rope to liberation.
28. Con sẽ tu phạm hạnh, ly dục, ác bất thiện, thường theo Phật tu học, yêu chuộng giới luật nghi.
All one’s happiness comes from others – helping others is the source of one’s own happiness, while harming others is a crime against oneself.
29. Chóng đắc đại bồ-đề, trụ thế cùng vị lai, không vì tự lợi lạc, mà vì thảy chúng sanh.
‘One Hundred Thousand Songs of Milarepa’, p.311, trans. T.A.
30. Con sẽ tịnh vô lượng, bất tư nghì cõi Phật,232 trụ khắp mười phương giới, cứu người gọi đến con.
31. Thân, ngữ nghiệp của con, tất cả khiến thanh tịnh, ý nghiệp cũng thanh tịnh, không tạo nghiệp bất thiện.’
32. Trụ luật nghi với tâm bồ-đề, nhân thanh tịnh tự thân, ngữ, ý, học tập thiện xảo ba tụ giới,233 ái kỉnh ba học càng tăng trưởng.
33. Như vậy siêng tịnh tu, các luật nghi Bồ-tát, hành trang đại bồ-đề, do vậy được viên tịnh.
[Tu chỉ (śamatha) và đắc thần thông]
34. Hết thảy Phật đều nói, hành trang phước và trí,234 sẽ không thể tròn đầy, nếu không tu thắng trí.235
232 Tức là thanh tịnh hóa các thế giới của chúng sanh thành cõi Phật.
233 Ba tụ tịnh giới: nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, và nhiêu ích hữu tình giới (xem LP pp.96–7). Xem *V.46–8.
234 Hai tư lương được tích lũy cần thiết để chứng đắc Phật quả viên mãn.
235 Thắng trí (abhijña) thường hiểu là thần thông Xem *Th.141.
35. Như chim chưa đủ cánh, không thể bay trong không, nếu thiếu lực thần thông, chẳng thể lợi hữu tình.
36. Phước đức tu một ngày, của người có thần thông, mà người thiếu thần thông, tu trăm kiếp không bằng.
37. Nếu muốn chóng tròn đủ, hành trang đại bồ-đề, phải siêng tu thần thông; giải đãi không thể thành.
38. Nếu chưa thành tựu chỉ,236 không thể khởi thần thông. Vậy phải luôn nỗ lực, để tu thành thiền chỉ.
39. Nếu xao lãng thiền chỉ, dù tinh cần tu tập, trải qua một ngàn năm, cũng không thể đắc định.
40. Giữ các chi được nói, trong phẩm Định Tư Lương,237 đặt ý trụ vững thiện, trên đề mục được chọn.
41. Hành giả tu chỉ thành, thần thông cũng sẽ thành. Nhưng không hành trí độ, không thể diệt chướng ngại.
42. Để tận trừ các chướng, phiền não và sở tri,238 cần có đủ
phương tiện, hành giả tu trí độ.
43. Trí tuệ không phương tiện, phương tiện không trí tuệ, cả hai đều hệ phược (trói buộc trong sanh tử), nên đủ hai, không thiếu.
44. Để trừ chư nghi hoặc: tuệ gì? phương tiện gì? Tôi sẽ chỉ sai biệt, giữa phương tiện và tuệ.
45. Ngoại trừ trí tuệ độ, hết thảy tư lương thiện, như thí độ
vân vân, chư Phật giả gọi phương tiện.
46. Ai tu trí tuệ độ, trợ lực bởi phương tiện, nhanh chóng chứng bồ-đề, phi tu riêng vô ngã.239
236 Tu chỉ (samatha) tăng trưởng định, xem *Th.132 và 140.
237 Samādhi-saṃbhāra-parivarta, một tác phẩm của Bodhibhadra (Giác Hiền, vị thầy chính của Atiśa) tóm tắt các chi phần là: (1) xuất ly ma nghiệp, (2) gia hành văn huệ, (3) trừ khử hý luận, (4) không ham nói nhiều,
(5) tác ý nơi tướng, (6) niệm công đức định, (7) cần hành đối trị, (8) hòa hiệp chỉ–quán (vipaśyanā), (9) trú thực am tri phương tiện (LPp.215).
238 Phiền não chướng trở ngại giải thoát, và sở tri chướng trở ngại nhất thiết trí.
239 Tu tập trí tuệ là quán chiếu nhân vô ngã và pháp vô ngã (xem *V.75-6).
47. Thông đạt uẩn240 xứ, giới,241 hết thảy đều vô sanh, liễu tri tự tánh không, ấy là trí tuệ độ.
48. Cái có (hữu / tồn tại) thì không sanh; không (phi hữu / không tồn tại), thì như hoa đốm, có-lẫn-không: sai lầm; nên vừa-hai: không sanh.242
49. Pháp không sanh từ nó, cũng không từ cái khác, không hai cộng, vô nhân, nên tự tánh vô thể.
50. Lại quán sát các pháp, theo lý ‘một hay khác’243, tự tánh bất khả đắc, biết chắc không tự tánh.
51. Tự tánh của chư pháp, chứng minh là không tánh, trong Thất thập không tánh, và Căn bản Trung Luận.
52. Tôi không diễn rộng thêm, bởi ngại văn quá dài, mà chỉ nêu yếu lý, vì chỉ thuyết để tu.
53. Nên tự tánh các pháp, hoàn tòa bất khả đắc, cho nên tu vô ngã, cũng là tu trí tuệ.
54. Như tuệ quán các pháp, không thấy có tự tánh, cũng rõ tánh tuệ ấy, tu tuệ vô phân biệt.
55. Luân hồi phát sanh từ phân biệt, tự thể luân hồi: tưởng phân biệt. Vậy nên đoạn trừ mọi phân biệt, đó chính là tối thắng Niết-bàn.244
56. Như Thế Tôn đã từng tuyên thuyết, ‘Phân biệt chính là đại vô minh, khiến đọa biển luân hồi sanh tử. Khi an trụ định vô phân biệt, vô phân biệt sáng như hư không.’245
240 Chuỗi tương tục của danh và sắc tạo thành tự ngã.
241 Các cơ sở tri giác (căn và cảnh) cùng với các thức tương ứng.
242 Xem *V.75, ‘Quán chiếu nhân vô ngã’, hay không tự tánh, của Gampopa, cùng lý luận đồng dạng (căn cứ trên hỗ tương phụ thuộc của hai khái niệm ‘nhân’ và ‘quả’) được dùng để chứng minh về nhân vô ngã.
243 Thí dụ kinh điển là khái niệm về một ‘vi trần’ được thấy chẳng phải là ‘một’ hay ‘nhiều’: vi trần là ‘một’ không có bởi vì bất cứ cái gì có trương độ trong không gian (hay thời gian) thì cũng có thể chia chẻ đến vô hạn, và nếu không có những cái ‘một’, thì cũng chẳng thể có ‘nhiều’ (xem *V.76). 244 Cf. MMK XVIII.5: ‘Khi nghiệp và phiền não bị tiêu diệt, thì có sự giải thoát. (Quán chiếu vào) tánh không chặn đứng sự tăng trưởng của nghiệp và phiền não, thứ sẽ dẫn tới sự tăng trưởng niệm tưởng phân biệt.’
57. Kinh ‘Nhập Vô phân biệt đà-la-ni’ cũng nói, ‘Bồ-tát với pháp ấy, nếu tu vô phân biệt, vượt phân biệt hiểm trở, dần được vô phân biệt.’
58. Thánh giáo và chánh lý, chứng rõ hết thảy pháp, không sanh, không tự tánh, nên tu vô phân biệt.
[Những sắc thái mật tục của đạo]
59. Tu chân tánh (vô phân biệt) như vậy, rồi đạt noãn vân vân,246 sẽ nhập địa Cực hỷ247, Chánh đẳng giác không xa.
60. Nếu mong dễ viên mãn, tư lương đại bồ-đề, tu tám lực tất-địa, tu bảo bình các thứ,248
61. Tĩnh, tăng, các sự nghiệp, thành tựu do chú lực;249 nếu muốn tu mật chú, thuyết trong sự, hành mật.250
62. Để được Thầy quán đảnh,251 hãy làm Thầy hài lòng, bằng phụng sự cúng dường, tuân lời sư trưởng dạy.
246 Bốn gia hành thiện căn: noãn (ūṣmagata, hơi nóng), đảnh (mūrdhan: đỉnh đầu), nhẫn (kṣānti: nhẫn thọ), và thế đệ nhất (agradharma: đỉnh cao nhất) là bốn giai đoạn liên tục trong gia hành đạo (prayogamārga, giai đoạn chuẩn bị hiện quán Thánh đế), từ đây bồ-tát chuẩn bị tiến vào Sơ địa, bước đầu trong mười địa của bồ-tát đang trên đường thẳng đến Phật quả. 247 Cực hỷ, Hoan hỷ (pramuditā), tên của Sơ địa, địa đầu tiên trong mười địa (bhūmi, giai vị) của bồ-tát địa.
248 Tám đại tất-địa (mahāsiddhi): 8 đại thành tựu. Trong số rất nhiều ‘đại thành tựu’ được nêu trong kinh điển Kim cang thừa, bộ tám này ở đây chỉ cho: (1) bảo bình, (2) phi hành (chạy nhanh), (3) bảo kiếm, (4) khiển sứ,
(5) độn thổ, (6) ẩn thân, (7) cây như ý, và (8) quốc chánh (xem LP pp.167. và 184. n.7). Một số tương tự như các thần thông được nêu trong kinh văn Thượng tọa bộ (xem *L.35 và *Th.48 và 141).
249 Bốn loại bồ-đề sự nghiệp được tu tập trong đạo lộ của Mật Tục (Tantra) hay Chân Ngôn (Tantra) (cả hai thuật ngữ được dùng tương đương cho Kim cang thừa) gồm tĩnh (tức tai, trừ tai họa), tăng ích (diên mạng, trường thọ), hoài ái (hoài nhu, nhiếp phục, câu triệu, lôi cuốn thân thích) và hàng phục (trấn áp, tiêu diệt kẻ địch).
250 Bốn bậc mật tục được biết trong các tân phái Phật giáo Tây Tạng gồm sự mật bộ (kriyā-tantra), hành mật bộ (caryā-tantra), du-già mật bộ (yoga- tantra), và vô thượng mật bộ (anuttara-tantra). Chúng đại diện cho các mức độ hiểu biết uyên áo tăng dần để một người có bồ-đề tâm, với từng cấp có các pháp hành khác nhau của mình. Hai cấp đầu tiên được đề cập ở đây.
63. Khi Thầy đã hài lòng, sẽ truyền đủ quán đảnh, tịnh trị quá khứ tội, sẵn sàng tu tất-địa.
64. Quán đảnh mật và tuệ,252 không truyền cho xuất gia, bởi
điều ấy bị cấm, trong (bản) Sơ Phật Đại Tục.
65. Nếu trì quán đảnh ấy, người an trụ phạm hạnh, sẽ vi phạm cấm giới, luật nghi tất bị hủy.
66. Vi phạm cấm giới này, tất phạm tha thắng tội,253 nhất
định đọa ác thú, chẳng thành tựu được gì.
67. Nếu nghe học các tục, và tế tự hộ-ma, 254 được Thầy quán
đảnh, rõ tội tánh vốn không (không mất giới).
68. Do Bồ-đề Quang thỉnh, Nhiên Đăng Trí Thượng tọa, y theo kinh pháp thuyết, tóm tắt bồ-đề đạo,.
‘The Lamp for the Path to Awakening’, dịch Anh T.A.
Milarepa (c.1052-c.1135) nhà thơ du-già sĩ nổi tiếng của Tây Tạng (xem * V.8), để giải thoát một trong những đệ tử chính của mình khỏi một mối quan hệ nặng nề, ông biến mình thành một người ăn xin khờ khạo và khăng khăng cầu xin vị ấy một viên đá quý giá mà ông sẽ tặng cho một cô nương. Khi vị ấy nhận ra ai là người ăn xin, Milarepa đã hát bài ca sau để mừng dịp này.255
Từ bi cứu giúp người yếu đuối, tức cúng dường chư Phật ba đời. Thí cho hành khất viên lục ngọc, như cho ta, Mi-la-re- pa.
251 Nghi lễ nhập môn cho phép một người có thể hành một pháp Kim cang thừa nào đó.
252 Hai cấp độ nhập môn mật tục cao hơn, liên quan đến những hoạt động có bản chất tính dục và do đó không phù hợp với hàng xuất gia. Trong hành trì hiện tại, hàng xuất gia chỉ được truyền quán đảnh (nhập môn) một cách tượng trưng.
253 Tha thắng tội: pārajika (ba-la-di), xuất gia hành dâm dục, phạm trọng cấm ba-la-di, mất thể tánh tỳ-kheo, phải bị tẫn xuất khỏi Tăng. Xem *V.84. 254 Hộ-ma (homa), hay hỏa đàn, một trong nhiều loại lễ nghi Kim cang thừa (xem LP p.186.n.31 để biết danh sách).
255 Xem chuyện 57 (Rechungpa's Departure) trong HSM p. 677-48.
Hết thảy chúng sanh là cha mẹ,256 nếu ôm lòng phân biệt kỳ thị, như uống thuốc độc của ngu si, của ngu xuẩn vô minh.
Tăng đồ có học cùng hòa thuận, chấp riêng tông môn, chê tông khác, sở học vô ích cuốn theo nước.
Phật Pháp há có đen hay trắng; đấu tranh, đấu khẩu vì giáo nghĩa, là cắt mối dây lên giải thoát.
Lợi ích cho người là lợi mình, giúp người là suối nguồn tự lợi, tổn hại kẻ khác chính tự hại.
‘One Hundred Thousand Songs of Milarepa’, p.311, dịch Anh T.A.