Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật »» Xem đối chiếu Anh Việt: CHƯƠNG 4. VỀ XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ NHÂN SINH »»
THƯỢNG TỌA BỘ
Thuật trị nước
Th.29 Các nguyên tắc trị quốc an bang
Đoạn này tường thuật đường lối điều hành xã hội của người Vajjī. Ấn-độ trong thời đại của đức Phật được biết là đã từng có một hệ thống chính trị cộng hòa khác với hệ thống quân chủ thống trị phổ biến về sau. Nguồn tài liệu văn học Phật giáo đánh giá rất cao về hệ thống chính quyền Vajjī mang nhiều đặc điểm dân chủ. Chế độ Tăng lữ trong các Tăng viện do Phật thiết lập cũng tuân thủ những nguyên tắc tương tợ, trong đó không có quyền lãnh đạo cá nhân; tất cả mọi hành xử phải được đồng thuận theo chế độ hòa hiệp tác pháp. Đoạn trích dẫn sau đây được Phật gián tiếp nói cho viên đại thần của một ông vua muốn chinh phục dân Vajjī, trong đó cho thấy khó có thể chinh phục dân Vajjī.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda đứng hầu quạt sau lưng Thế Tôn, và Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda: ‘Này Ānanda, ông có nghe, người dân Vajjī thường xuyên tụ họp và tụ họp đông đảo?’ ‘Bạch Đại Đức, con có nghe… .’
‘Này Ānanda, chừng nào, dân Vajjī thường xuyên tụ họp…, bấy giờ dân Vajjī được cường thịnh, không suy yếu.… [Dân Vajjī vẫn sẽ cường thịnh, không suy yếu nếu họ vẫn]… tụ họp trong ý niệm đoàn kết, giải tán trong ý niệm đoàn kết, và hành sự trong ý niệm đoàn kết… không ban hành những luật lệ không đáng ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, tuân thủ luật pháp Vajjī như đã được ban hành từ trước… cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các bậc trưởng lão Vajjī và suy gẫm những điều được nghe từ họ… không dụ dỗ và cưỡng ép những phụ nữ và thiếu nữ phải sống với mình… cung kính, tôn trọng, thừa sự, cúng dường các tự miếu của Vajjī ở nội thành và ngoại thành, không bỏ phế các cúng vật được cúng từ trước, được làm từ trước, đúng với luật lệ… bảo hộ, che chở, hộ trì đúng pháp các vị A-la-hán ở tại đó, khiến những vị chưa đến sẽ đến, những vị đã đến sống an lạc.
Rồi Thế Tôn nói với bà-la-môn Vassakāra: ‘Này bà-la-môn, một thời Ta sống tại tháp Sārandada ở Vesāli, Ta đã dạy cho dân Vajjī bảy pháp bất thối này. Chừng nào bảy pháp bất thối còn tồn tại giữa những người Vajjī, chừng nào bảy pháp bất thối này còn những người Vajjī tuân thủ, người dân Vajjī sẽ được cường thịnh, không bị suy yếu.’
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.73–75, dịch Anh P.D.P.
Th.30 Lãnh đạo hủ bại–những hậu quả tai hại cho xã hội và thiên nhiên
Đoạn trích này cho thấy mối quan hệ giữa hành vi đạo đức con người với những biến đổi xảy ra trong môi trường tự nhiên. Pháp, hay trật tự tự nhiên, bị phá vỡ bởi những hành động bất chính đi ngược lại Pháp, tức trật tự đạo đức chân chánh. Đoạn này lưu ý đến trách nhiệm lãnh đạo đất nước duy trì các tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội, nêu thí dụ điển hình cho phần còn lại của xã hội.
Này các tỳ-kheo, khi nào có các vua phi pháp, khi ấy thần thuộc của vua cũng phi pháp; khi nào có các thần thuộc của vua phi pháp, khi ấy các bà-la-môn gia chủ cũng phi pháp; khi nào có các bà-la-môn gia chủ phi pháp, khi ấy các cư dân trong thị trấn và tụ lạc cũng phi pháp; khi nào các cư dân trong thị trấn và tụ lạc phi pháp, khi ấy mặt trăng, mặt trời chuyển dịch không bình thường; khi nào mặt trăng, mặt trời chuyển dịch không bình thường, khi ấy các ngôi sao và các chòm sao cũng chuyển dịch không bình thường; khi nào các ngôi sao và các chòm sao chuyển dịch không bình thường, khi ấy ngày đêm xuất hiện không bình thường. Khi nào ngày đêm xuất hiện không bình thường, khi ấy tháng toàn phần và tháng bán phần xuất hiện không bình thường; khi nào tháng toàn phần và tháng bán phần xuất hiện không bình thường, khi ấy mùa và năm xuất hiện không bình thường; khi nào mùa và năm xuất hiện không bình thường, khi ấy gió thổi sai hướng; khi nào gió thổi sai hướng, khi ấy chư thiên cáu giận; khi nào chư thiên cáu giận, khi ấy trời làm mưa không đúng thời; khi nào trời mưa không đúng thời, khi ấy lúa chín trái mùa; khi nào các loài người ăn loại lúa chín trái mùa ấy, khi ấy thọ mạng con người sẽ rút ngắn, dung sắc xấu, sức yếu và nhiều bệnh.
Này các tỳ-kheo, khi nào có các vua đúng pháp… [những điều ngược lại với bên trên xảy ra].
Khi đàn bò lội sông, con đầu đàn lạc hướng, cả đàn đều lạc hướng, theo con bò lạc hướng.
Cũng vậy, trong loài người, người trên hành phi pháp, kẻ dưới thảy hành theo.
Quốc vương hành phi pháp, cả nước phải chịu khổ.
Khi đàn bò lội sông, đầu đàn đi đúng hướng, cả đàn đều đúng hướng, lội theo bò đúng đường.
Cũng vậy, trong loài người, người trên hành đúng pháp, kẻ dưới thảy hành theo.
Quốc vương hành đúng pháp, cả nước sống an lạc.
Adhammika Sutta: Aṅguttara-nikāya II.75–75, dịch Anh P.D.P.
Th.31 Phận sự Hiền Thánh và phẩm tánh đạo đức của Chuyển luân vương
Những đoạn trích này nói về lý tưởng về một Cakka-vatti - Chuyển luân vương, vị đại hoàng đế thống trị toàn cõi Ấn-độ (xem *LI.5). Điều này được nêu lên trong Thánh điển Phật giáo nhằm cung cấp một cơ sở đạo đức tốt đẹp cho sinh hoạt chính trị của xã hội. Vì quyền lực to lớn tập trung vào chỉ một người trong chế độ quân chủ đã phổ biến rộng rãi vào thời đó, Phật giáo tìm cách giải quyết tình hình bằng cách giới thiệu khái niệm về một vị vua khước từ tham vọng chinh phục bằng quân sự và cai trị theo Pháp, tức là công chánh, đạo đức và luật pháp công bằng. Đoạn thứ hai nhấn mạnh
rằng quyền lực thế tục của người cai trị phải luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc như vậy.
Thuở xưa, này các tỳ-kheo, có vị Chuyển luân vương tên là Daḷhanemi (Kiên Cố Niệm), là con người chánh trực, là ông vua chánh trực, chinh phục bốn châu thiên hạ, giữ yên bờ cõi và thành tựu bảy báu… Ông thống trị toàn cõi đất này cho đến bờ biển, không dùng dao, không dùng kiếm, mà dùng pháp luật và công chính.
Này các tỳ-kheo, vua Daḷhanemi sau nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm… đúng lúc đặt vương trưởng tử lên vương vị, rồi cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi vị đạo sĩ quốc vương xuất gia bảy ngày, thiên luân bảo257 biến mất. Một thần thuộc đi đến ông vua quán đảnh dòng sát-đế-lợi, tâu rằng: ‘Tâu Thiên vương, xin biết cho, thiên luân bảo đã biến mất.’ ... Khi ấy, vị đạo sĩ quốc vương nói với vua quán đảnh dòng sát- đế-lợi: ‘Này con của ta, chớ có ưu sầu không vui vì thiên luân bảo biến mất. Thiên luân bảo không phải là di sản tổ phụ truyền đời. Này con của ta, con hãy thi hành phận sự của Chuyển luân vương. Sự tình này sẽ xảy ra, vào ngày rằm trai giới (uposattha: bố-tát), con gội hãy đầu, trai giới, đi lên lầu cao, bấy giờ thiên luân bảo sẽ hiện ra….’
‘Tâu Thiên vương, phận sự của Chuyển luân vương là những gì?’ ‘Này con, hãy y chỉ Pháp, cung kính Pháp, tôn trọng Pháp, sùng kính Pháp, cúng dường Pháp, tôn trọng Pháp, lấy Pháp làm ngọn cờ, lấy Pháp làm tiêu xí, xem Pháp làm uy quyền, tự mình là người bảo vệ, phòng hộ, thủ hộ, mọi người trong vương gia, các quân binh, nhữưng người thuộc tầng lớp cai trị (sát-đế-lị), những người bà-la-môn, những gia chủ trong các thị trấn và thôn ấp, các sa-môn, bà-la-môn, các loài thú và loài chim. Chớ để cho trong quốc độ của con có một ai hành phi pháp. Hãy ban cấp tiền của cho những người nghèo
257 Bánh xe báu, biểu hiệu của một vua chân chánh ngự trị mà quyền lực kéo dài chừng nào mà ông còn thực hiện chức năng cai trị chân chánh có ý thức.
khó trong quốc độ. Trong quốc độ của con, có những sa-môn, bà-la-môn từ bỏ dục vọng, sống không buông lung, hành nhẫn nhục, từ ái – có người tự chế ngự, có người tự tịch tĩnh, có người hướng đến Niết-bàn, con hãy tùy thời đến với những vị ấy và thưa hói: “Thưa Tôn giả, thế nào là thiện, thế nào là bất thiện, điều gì đáng chê trách, điều gì không bị chê trách; điều gì nên làm, điều gì không nên làm; hành vi nào đem lại bất lợi và khổ não lâu dài, hành vi nào đem lại tăng ích và an lạc lâu dài?” Con nghe họ nói những gì là bất thiện thì phải nhất định tránh xa; và con phải sống tuân theo những gì là thiện. Này con, như vậy là phận sự của Chuyển luân vương.’
‘Kính vâng, Thiên vương’, vua quán đảnh dòng sát-đế-lợi đáp ứng lời vị đạo sĩ quân vương và thi hành đầy đủ phận sự của Chuyển luân vương. Sau khi thi hành đầy đủ phận sự của Chuyển luân vương, vào ngày rằm trai giới, vua gội đầu, trai giới, đi lên lầu cao, bấy giờ thiên luân bảo hiện ra.… Cakkavatti-sīhanāda Sutta: Dīgha-nikāya III.59–62, dịch Anh P.D.P.
‘Này các tỳ-kheo, nếu là vị vua chuyển luân đúng như pháp, thì vị ấy không chuyển luân mà không có vương pháp.’ Khi nghe nói vậy, một tỳ-kheo bạch Phật: ‘Bạch Đại Đức, thế nào là vua chuyển luân như pháp, cai trị như pháp, vị vua ấy là ai?’ Thế Tôn đáp: ‘Này tỳ-kheo, chính là Pháp.’
Dhamma-rājā Sutta: Aṅguttara-nikāya, III.149, dịch Anh P.D.P.
Hòa bình, bạo lực, và tội ác
Th.32 Nghèo khổ và bất bình đẳng tài sản là nguyên nhân xã hội bất an và suy đồi đạo đức
Chuyện kể trong đây cho thấy mối liên hệ giữa đạo đức và các điều kiện kinh tế của dân chúng. Nó chỉ ra rằng nguyên nhân chính cho sự suy giảm dần đạo đức là nghèo đói, chênh lệch kinh tế, và đói kém. Nó cũng cho thấy rằng thông qua sự phục hồi các tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội mà một trật tự xã hội thịnh vượng cũng được khôi phục. Đoạn đầu kể theo
một câu chuyện quá khứ xa xôi, nhưng sau đó được mở rộng vào tương lai xa xôi, khi đức Phật kế tiếp, đức Di-lặc / Từ Thị Tôn (Metteyya), sẽ xuất hiện (mặc dù một thời đại hoàng kim tương lai như vậy sẽ tự nó đến một lúc cũng suy vong). Chuyện kể hàm ý rằng tuổi thọ của loài người tăng giảm tỷ lệ với đạo đức tổng thể.
Rồi vua cho mời họp tất cả lại và hỏi về phận sự cao cả của một vị vua chuyển luân. Những người ấy nói những điều đó cho vua nghe. Sau khi nghe họ nói, vua có bố thí, bảo vệ, phòng hộ, thủ hộ (cho dân chúng và động vật), nhưng không ban tiền của cho người nghèo. Do không ban tiền của cho người nghèo, nghèo đói lan rộng.
Khi nghèo đói lan rộng, có người lấy trộm vật không được cho, phạm tội trộm cắp. Người ta bắt nó và dẫn đến trước vua quán đảnh dòng sát-đế-lợi, tâu rõ việc nó đã làm. Vua hỏi phải chăng nó phạm… trộm cắp, và nó nói: ‘Tâu Thiên vương, thật vậy.’ Vua hỏi, tại sao nó làm vậy, và nó đáp: ‘Tâu Thiên vương, tôi không có gì để sống.’ Rồi nhà vua ban cho người ấy tiền của và nói: ‘Này anh kia, với tiền của này ngươi hãy tự nuôi dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ, nuôi dưỡng vợ con, siêng làm các công việc, cúng dường các vị sa-môn, bà- la-môn, để có quả báo an lạc hiện tại và tương lai sinh thiên.’ Người trả lời ‘Kính vâng, Thiên vương.’
Rồi một người khác cũng phạm… trộm cắp… Vua ban cho người ấy tiền của… Này các tỳ-kheo, nhiều người nghe đồn, ‘Những ai lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm, vua ban cho những người ấy tiền của.’ Nghe vậy, chúng nghĩ thầm: ‘Chúng ta hãy lấy vật không cho của những người khác, tức là ăn trộm.’ Rồi một người khác phạm… trộm cắp. Người ta bắt nó và dẫn đến trước vua… Rồi nhà vua suy nghĩ: ‘Nếu ta cứ cho tiền của cho mọi người phạm… trộm cắp, thế thì trộm cắp sẽ tăng trưởng. Nay ta phải trừng phạt nó thích đáng, phải ngăn chặn triệt để, cắt đứt rễ, chặt đầu nó.’
Như vậy, vua ra lệnh cho quan quân: ‘Hãy lấy sợi dây thật chắc, trói quặt hai tay hắn ra sau thật chặt, cạo trọc đầu nó,
dẫn nó đi từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, rồi nổi trống vang lên, lôi nó ra khỏi cửa phía nam và đến phía nam của thành, trừng phạt nó thích đáng, ngăn chặn triệt để, cắt đứt rễ, chặt đầu nó.
Nhiều người nghe rằng những ai… phạm… trộm cắp, sẽ bị chém đầu, những người ấy nghĩ: ‘Chúng ta hãy rèn kiếm cho thật bén, và chúng ta sẽ loại bỏ triệt để những người mà chúng ta trộm (để họ không thể làm chứng chống lại chúng ta), ngăn chặn họ triệt để, chặt đầu họ.’ Những người ấy rèn kiếm cho thật bén, và đi giết người trong làng mạc, thôn xóm, thị trấn, thành thị. Họ đi cướp đường, và họ loại bỏ triệt để những người mà họ trộm, ngăn chặn những người ấy triệt để, chặt đầu những người ấy.
Như vậy, này các tỳ-kheo, khi không bố thí cho người nghèo tiền của, nghèo đói tăng thịnh; vì nghèo đói tăng thịnh nên trộm cắp tăng thịnh; vì trộm cắp tăng thịnh nên đao kiếm tăng thịnh; vì đao kiếm tăng thịnh, nên sát hại tăng thịnh; vì sát hại tăng thịnh nên tuổi thọ của các chúng sanh này giảm thiểu, sắc đẹp giảm thiểu. Vì tuổi thọ giảm thiểu và sắc đẹp giảm thiểu, nên con cái của những người trước kia tuổi thọ đến tám vạn năm nay chỉ còn bốn vạn năm… [Những suy đồi thêm về đạo đức, dẫn tới tuổi thọ của con người liên tục giảm thiểu như mô tả sau đây.]
Này các tỳ-kheo, sẽ có một thời khi con cái của những người này chỉ sống đến mười tuổi.… mười thiện hành hoàn toàn biến mất và mười bất thiện hành258 tăng thịnh tối đa. Khi tuổi thọ loài người giảm đến mười tuổi, thậm chí từ ‘thiện’ cũng sẽ không còn, nói gì đến người hành thiện? ... Trong số những người tuổi thọ chỉ đến mười, nổi lên thù hận nhau mãnh liệt, ác ý mãnh liệt, đố kỵ mãnh liệt, sát ý mãnh liệt, ngay cả mẹ đối với con… Khi loài người tuổi thọ chỉ đến mười, đao binh kiếp xuất hiện trong vòng bảy ngày. Con người xem nhau như loài thú. Dao kiếm sắc bén xuất hiện
258 Xem đoạn *Th.111.
trong tay, chúng tàn sát nhau, nói rằng: ‘đây là thú’, ‘đây là thú’.
Rồi, này các tỳ-kheo, trong số các loài hữu tình ấy, một số suy nghĩ: ‘Chúng ta chớ giết ai; chớ có ai giết chúng ta. Chúng ta hãy lẩn vào lùm cỏ, lùm rừng, lùm cây, những con sông khó vượt, núi non hiểm trở và sống bằng rễ cây và trái cây rừng’. Họ làm như vậy và sau bảy ngày đi qua, họ từ những chỗ trú ẩn đi ra, an ủi nhau, vui mừng với nhau, ôm lấy nhau, nói rằng: ‘Bạn ơi, có chúng sanh còn sống! Bạn ơi, có chúng sanh còn sống!’ Rồi ý nghĩ này khởi lên nơi các chúng sanh ấy: ‘Vì chúng ta gây nhân cho các pháp bất thiện nên thân quyến diệt vong bị giết hại nhiều như vậy. Nay chúng ta hãy làm điều thiện. Chúng ta làm điều thiện như thế nào? Chúng ta tránh xa sát sanh và sống tuân giữ thiện hành này’. Họ… tuân giữ thiện hành này. Do tuân giữ thiện hành này, tuổi thọ tăng thịnh dần…
Khi tuổi thọ loài người tăng lên đến tám vạn tuổi, Varanasi này sẽ là một vương quốc tên là Ketumatī… thịnh vượng và thực phẩm dồi dào… (và) có vị Chuyển luân vương tên là Saṅkha ra đời, là vị vua chánh trực trị nước theo Pháp… Bấy giờ có Thế Tôn hiệu Di-lặc (Metteyya) sẽ xuất hiện trong đời, là vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác… như Ta đản sanh ra ở đây, trong đời này.
Cakkavatti-sīhanāda Sutta: Dīgha-nikāya III.64–76, dịch Anh P.D.P.
Th.33 Trách nhiệm quốc gia bảo đảm kinh tế thịnh vượng cho quốc dân
Đoạn này minh họa đức Phật thiện xảo thuyết pháp, và cũng cho thấy rằng nghèo đói dẫn đến xã hội băng hoại, và một nhà cai trị khôn ngoan nên hành động để ngăn chặn điều này. Bối cảnh là bà-la-môn Kūṭadanta, muốn làm lễ đại tế đàn, đi đến đức Phật vì ông đã nghe đồn (thật lạ lùng!) rằng đức Phật có thể cho ý kiến về tổ chức đại tế đàn như thế nào. Đức Phật đưa ra ý kiến bằng chuyện kể sau đây về một ông vua giàu có, muốn cử hành một đại tế đàn để bảo đảm đời
sống tăng ích và lạc trong tương lai, đã hỏi bà-la-môn tư tế nên làm gì.
Bấy giờ, bà-la-môn tư tế tâu vua Mahā-vijita: ‘Tâu Tôn vương, quốc thổ này của Ngài chịu tai ách và áp bức. Thôn xóm bị cướp bóc, thị trấn và thành thị bị cướp bóc, bọn cướp đường xuất hiện. Trong quốc thổ chịu tai ách và áp bức như vậy, nếu vua lại đánh thuế, thế thì Tôn vương đã làm điều nên làm. Tôn vương có thể nghĩ rằng: “Ta sẽ tiêu diệt đám giặc cướp này, giết chết, giam cầm, tịch biên, khiển trách, trục xuất khỏi nước!” Nhưng đám giặc cướp hùng mạnh này sẽ không bị tiêu diệt như ý theo cách ấy. Những bọn còn sót thoát khỏi hành hình lại tiếp tục tàn phá quốc thổ của đại vương. Tuy nhiên, nếu thi hành biện pháp sau đây thì đám giặc cướp ấy sẽ được tiêu diệt như ý. Do vậy, tâu đại vương, trong quốc độ của đại vương những ai nỗ lực về canh tác và chăn nuôi, đại vương hãy cấp cho lương thực và hạt giống. Ai trong quốc độ của đại vương nỗ lực về thương nghiệp, đại vương cung cấp cho vốn liếng. Ai trong quốc độ của đại vương nỗ lực về quan chức, đại vương hãy cấp cho bổng lộc và thực phẩm.
Rồi khi những người ấy chuyên tâm vào nghề nghiệp của mình, sẽ không còn tàn phá quốc thổ, và tài bảo tích tụ của đại vương sẽ tăng lớn; đất nước sẽ được an ổn, không có tai ách và áp bức. Dân chúng sống vui vẻ, ẵm con nhảy múa trên tay, cửa nhà mở rộng.’…
Vua Mahā-vijita chấp nhận lời khuyên của bà-la-môn tư tế, và làm theo. Dân chúng bấy giờ ai cũng chuyên tâm vào nghề nghiệp của mình không còn tàn phá quốc thổ. Tài bảo tích tụ của nhà vua tăng lớn. Đất nước được an ổn, không có tai ách và áp bức. Dân chúng sống vui vẻ, ẵm con nhảy múa trên tay, cửa nhà mở rộng.
Kūṭadanta Sutta: Dīgha-nikāya I.135–136, dịch Anh P.D.P.
Th.34 Nguyên nhân mâu thuẫn xã hội và gia đình Phần thứ nhất trong những đoạn trích này làm nổi bật tính đố kỵ và keo kiệt là nguyên nhân của những ác tâm và xung
đột trong cộng đồng, cho dù người hay thần, chẳng hạn như những vị rắn thần (nāga) và nhạc thần (gandhabba). Phần hai nêu bật những tham đắm dục lạc là nguyên nhân gây xung đột.
‘Tôn Sư, do kết phược gì mà các loài trời, người, a-tu-la, rồng, càn-thát-bà và tất cả những loài khác thay vì nghĩ: ‘Chúng ta hãy sống không thù hận, không dùng gậy, không đối địch, không hại ý, thoát khỏi thù hận, nhưng lại sống với hận thù, gậy gộc, đối địch, hại ý và không thoát khỏi thù hận?’ Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn như vậy.
Được hỏi như vậy, Thế Tôn trả lời như sau: ‘Do kết phược tật đố và keo kiệt mà các loài trời, người… sống với thù hận, gậy gộc, đối địch…’
Sakka-pañha Sutta: Dīgha-nikāya II.276, dịch Anh P.D.P.
Lại nữa, này các tỳ-kheo, với dục là nhân, dục là duyên, dục là tránh sự, nhân bởi nơi dục, mà vua tranh chấp với vua, sát- đế-lỵ tranh chấp với sát-đế-lỵ, bà-la-môn tranh chấp với bà- la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ, mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ, cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha, anh em tranh chấp với anh em, anh tranh chấp với chị, chị tranh chấp với anh, bạn bè tranh chấp với bạn bè. Chúng tranh chấp, cãi nhau và đánh nhau bằng tay, đá, gậy, gươm đao, và ở đây họ đi đến chỗ chết, và đau khổ gần như chết.
Mahā-dukkha-kkhandha Sutta: Majjhima-nikāya I.86, dịch Anh P.D.P.
Th.35 Chiến tranh, hòa bình và hòa giải
Hai đoạn trích này cho thấy xung đột vũ trang mang lại sự thất vọng và xung đột thêm nữa, đặc biệt nếu một người không độ lượng trong ‘chiến thắng’. Trong đoạn trích đầu, đức Phật nhận xét về tin báo rằng vua Ajātasattu đã tấn công vua Pasenadi, và vua Pasenadi phải thất bại rút lui.
Này các tỳ-kheo, vua Ajātasattu nước Magadha có bạn ác,
đồng bọn ác, và thân giao ác. Vua Pasenadi nước Kosala có
bạn hiền, đồng bọn hiền, và thân giao hiền. Tối nay, vua Pasenadi nước Kosala bại trận sẽ chịu khổ đau.
Chiến thắng sanh thù oán, chiến bại nắm khổ đau, Ai xả bỏ thắng bại, ngủ an tĩnh an lạc.
Bấy giờ có nhiều tỳ-kheo… đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ, rồi ngồi xuống một bên và bạch: ‘Bạch Thế Tôn, vua Ajātasattu nước Magadha,… tiến về Kāsi, đánh nhau với vua Pasenadi nước Kosala.… Vua Pasenadi nước Kosala chiến thắng, và bắt sống vua Ajātasattu nước Magadha. Rồi vua Pasenadi nước Kosala suy nghĩ như sau: “Tuy vua Ajātasattu… phản bội ta, dầu ta không phản bội (nó), nhưng nó là cháu ta. Hay là ta chỉ nên đoạt hết quân voi, quân ngựa, quân xe, quân bộ rồi tha mạng cho nó?” Sau đó vua Pasenadi nước Kosala, đoạt hết… quân voi, quân ngựa, quân xe, quân bộ của vua Ajātasattu… và tha mạng cho vua ấy.’
Bấy giờ Thế Tôn, sau khi hiểu rõ tình cảnh này, bèn nói bài kệ nhân cơ hội ấy:
Người cướp đoạt, quả thật, nghĩ vậy là đích đáng. Khi người khác cướp đoạt, người bị cướp cũng cướp. Ngu nghĩ thế là đúng, khi quả ác chưa chín. Đến khi ác kết quả, người ngu chịu sầu khổ.
Giết người, bị người giết, thắng người, bị người thắng.
Mắng, người mắng lại, não người, người não lại. Nghiệp xoay chuyển như vậy, kẻ cướp lại bị cướp.
First and second Saṅgāma Suttas: Saṃyutta-nikāya I.83–85 <189– 193>,259 dịch Anh P.D.P.
Th.36 Sức mạnh của an nhẫn và vô sân
Phần đầu đoạn trích, cũng được đặt trong một tình huống xung đột, khuyên nên bình tĩnh và kiên nhẫn khi đối mặt với sự khiêu khích tức giận. Đây không phải là khiếp nhược, mà là sức mạnh thực sự, lợi ích cho bản thân và những người
259Pāli Text Society có hai phiên bản quyển một của Saṃyutta-nikāya. Cách đánh trang đầu tiên được dùng cho các đoạn trong cuốn sách này là theo phiên bản cũ, và các trang trong dấu ngoặc <> là phiên bản sau.
xung quanh. Đoạn trích thứ hai thể hiện ngắn gọn sức mạnh của cách phản ứng này.
Trong trận chiến ấy chư thiên thắng và các a-tu-la bại. Rồi chư thiên Tam thập tam trói Vepacitti vua a-tu-la (bằng năm chỗ) với cổ là thứ năm, sau đó dẫn đến hội trường Sudhammā, trước mặt Thiên đế Sakka. Tại đây, Vepacitti vua a-tu-la… khi Thiên đế Sakka đi vào và đi ra khỏi hội trường Sudhammā, mạ lịmạ lỵ và xúc phạm bằng những lời thô lỗ, cộc cằn.
Khi ấy người đánh xe Mātalī nói với Thiên đế Sakka bằng những bài kệ: ‘Do bởi sợ hay hèn, Sakka phải nhẫn nhịn, nghe Vepacitti nói những lời thô lỗ?’
Sakka: ‘Nhịn Vepacitti, không do sợ hay hèn. Há kẻ trí như ta, xử sự như người ngu?’
Mātalī: ‘Kẻ ngu càng hung hăng, nếu không người ngăn lại. Hãy bằng hình phạt nặng, kẻ trí ngăn người ngu.’
Sakka: ‘Ta suy nghĩ như vầy: để ngăn chặn người ngu, hãy giữ tâm bình tĩnh, khi biết kia phẫn nộ.’
Mātalī: ‘Vāsava, tôi thấy, nhẫn có sai lầm này: ngu nghĩ “nhẫn vì sợ”, nó càng hăng như bò, thấy người chạy càng đuổi.’
Sakka:
Mặc nó nghĩ hay không, rằng ‘ta nhẫn vì sợ nó’. Lợi tối thượng cho mình, không có gì hơn nhẫn.
Những ai có sức mạnh, nhẫn nhịn kẻ yếu hơn, đó là nhẫn tối thượng. Kẻ yếu chỉ biết nhịn.
Không mạnh mà nói mạnh, mạnh ấy của kẻ ngu. Mạnh do pháp thủ hộ, không ai chống lại nổi.
Người giận, ta giận lại, do vậy càng xấu hơn. Không giận người giận mình, thắng trận chiến khó thắng.
Biết rằng người giận ta, ai giữ tâm bình tĩnh, xử sự tốt cả hai, cho mình và cho người.
Người chữa trị cả hai, cho mình và cho người, ai nghĩ người
ấy ngu, là người kém hiểu Pháp.
Vepacitti Sutta: Saṃyutta-nikāya I.221–222 <475–479>, dịch Anh P.D.P.
Chinh phục giận bằng không giận; thắng cái xấu bằng cái tốt; thắng keo kiệt bằng bố thí, thắng gian dối bằng trung thực.
Dhammapada 223, dịch Anh P.H.
Tài sản và hoạt động kinh tế
Th.37 Tham lam giàu có đem lại tai hại Giàu có hại người ngu, không hại (người) cầu bỉ ngạn. Kẻ ngu vì tham giàu, hại mình và hại người.
Dhammapada 355, dịch Anh P.H.
Th.38 Chớ nên mù một mắt
Đoạn này xem hạng người tốt nhất và hạnh phúc nhất là người có mắt nhìn thấy cả hai, lợi lộc lẫn đạo đức.
Này các tỳ-kheo, có ba hạng người này tồn tại trong đời. Ba hạng ấy là gì? Người mù, người một mắt, người có hai mắt. Này các tỳ-kheo, thế nào là người mù? Ở đây, có người không có mắt để thấy mà thu hoạch tài sản chưa được thu hoạch, tăng trưởng tài sản đã thu hoạch; và người ấy không có mắt để thấy mà biết pháp thiện và pháp bất thiện, pháp bị chê trách và pháp không bị chê trách, pháp thấp hèn và pháp cao thượng, pháp đen và trắng. Đây gọi là hạng người mù.
Và này các tỳ-kheo, thế nào là hạng người có một mắt? Ở đây, có người có mắt để mà thu hoạch… nhưng người ấy không có mắt để mà biết pháp thiện và pháp bất thiện…
Và này các tỳ-kheo, thế nào là hạng người có hai mắt? Ở đây, này các tỳ-kheo, có người có mắt để mà thu hoạch tài sản… và người ấy cũng có mắt để mà biết pháp thiện và pháp bất thiện…
Người có đủ hai mắt, nói là người tối thắng, nỗ lực mà thu hoạch, tài sản đúng như pháp.
Andha Sutta: Aṅguttara-nikāya I.128–129, dịch Anh P.H.
Th.39 Sống hạnh phúc do cần mẫn, chân chánh bảo hộ sở hữu, đồng bạn với người tốt, và sử dụng tiền bạc
khôn ngoan
Đoạn trích này giải thích những loại hành vi mang lại hạnh phúc trong đời này và đời sau cho những người cư sĩ bình thường sống trong hưởng thụ dục lạc.
Này Byagghapajja, có bốn pháp này dẫn đến tăng ích và an lạc cho thiện nam tử ngay trong đời hiện tại. Bốn pháp ấy là gì? Thành tựu cần mẫn, thành tựu thủ hộ, thân cận thiện hữu, sinh hoạt quân bình.
Này Byagghapajja, thế nào là thành tựu phấn đấu? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử nuôi sống với bất kể nghề nghiệp gì, trồng trọt, buôn bán, chăn nuôi, bắn cung, quan chức, người ấy thiện xảo trong các nghề nghiệp ấy, không biếng nhác, có đủ khả năng phán đoán để biết rõ phương tiện thích hợp cần làm gì và làm thế nào. Này Byagghapajja, đây gọi là thành tựu phấn đấu.
Và này Byagghapajja, thế nào là thành tựu thủ hộ? Ở đây, này Byagghapajja, tài sản nào mà thiện nam tử thu hoạch được do nỗ lực phấn đấu, được tích lũy do sức đôi tay, do mồ hôi trán, thu hoạch chân chính như pháp, người ấy bố trí canh phòng và thủ hộ nghĩ rằng: ‘Không nên để cho các tài sản này bị vua chiếm đoạt, cướp chiếm đoạt, không bị lửa đốt, nước cuốn, không bị những kẻ thừa hưởng phi khả ái chiếm đoạt’. Này Byagghapajja, đây gọi là thành tựu phòng hộ.
Và này Byagghapajja, thế nào là thân cận thiện hữu? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng xóm hay thị trấn nào, tại đó có những gia chủ hay con của gia chủ, những người trẻ có giới tăng trưởng hay người già có giới tăng trưởng, thành tựu tín, thành tựu giới, thành tựu thí, thành tựu tuệ. Thiện nam tử ấy đứng ngồi chung với họ, trò chuyện với họ, và bàn luận với họ. Với những người thành tựu tín, vị ấy học tập tùy thuận tín. Với những người thành tựu giới, vị ấy học tập tùy thuận giới.Với những người thành tựu thí, vị ấy học tập tùy thuận thí. Với những người thành tựu tuệ, vị ấy
học tập tùy thuận tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là thân cận thiện hữu.
Và này Byagghapajja, thế nào là sinh hoạt quân bình? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sau khi biết mức thu nhập, biết mức chi tiêu, người ấy sống với mức sống quân bình, không quá phung phí, không quá hà tiện, suy nghĩ: ‘Thu nhập của ta nên nhiều hơn mức chi tiêu, chi tiêu không nên nhiều hơn mức thu nhập.’ Ví như người cầm cân hay học trò của người cầm cân biết rằng, bên này nặng hơn chừng này, và bên này nhẹ hơn chừng này, cũng vậy, thiện nam tử sau khi biết mức thu nhập, biết mức chi tiêu, người ấy sống với mức sống quân bình, không quá phung phí, không quá hà tiện… Này Byagghapajja, khi nào thiện nam tử này, sau khi biết mức thu nhập và biết mức chi tiêu,…. đây gọi là sinh hoạt quân bình.
Này Byagghapajja, có bốn cửa ra cho tài sản đã được tích tập. Đó là đam mê nữ sắc, say sưa rượu chè, đam mê cờ bạc, và có bạn bè xấu, đồng bọn xấu, thân giao xấu. Ví như, này Byagghapajja, một hồ nước lớn, có bốn cửa cho nước chảy vào, có bốn cửa cho nước chảy ra, có người đóng lại các cửa chảy vào, và mở các cửa chảy ra; trời lại không mưa nhiều. Nếu điều này xảy ra, chỉ còn mong đợi hồ nước ấy bị vơi cạn, không có đầy thêm. Cũng vậy, có bốn cửa ra cho tài sản đã được tích tập…
Này Byagghapajja, có bốn cửa vào cho tài sản được thêm nhiều, đó là không đam mê nữ sắc, không say sưa rượu, không đam mê cờ bạc, và không có bạn bè xấu, đồng bọn xấu, thân giao xấu… Ví như, này Byagghapajja, một hồ nước lớn, có bốn cửa cho nước chảy vào, có bốn cửa cho nước chảy ra, có người đóng lại các cửa chảy ra, và mở ra các cửa chảy vào; và trời lại mưa nhiều. Nếu điều này xảy ra, chỉ có thể mong đợi là hồ nước ấy thêm nhiều, không có vơi cạn. Cũng vậy, có bốn cửa vào cho tài sản được thêm nhiều… Này Byagghapajja, bốn pháp nói trên dẫn đến tăng ích và an lạc cho thiện nam tử ngay ở đây và bây giờ. Này Byagghapajja, bốn pháp sau đây dẫn đến tăng ích và an lạc
cho thiện nam tử trong tương lai. Bốn pháp ấyt là gì? Thành tựu tín, thành tựu giới, thành tựu thí, thành tựu tuệ.
Và này Byagghapajja, thế nào là thành tựu tín? Ở đây, thiện nam tử có tín tâm nơi bồ-đề của Như Lai, ‘Thế Tôn, vị A-la- hán, Chánh Đẳng Giác, ...’260
Này Byagghapajja, thế nào là thành tựu giới? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử từ bỏ sát sanh... từ bỏ uống rượu dẫn đến say sưa và phóng dật… Này Byagghapajja, đây gọi là thành tựu giới.261
Này Byagghapajja, thế nào là thành tựu thí? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại gia, với tâm không bị cáu bẩn bởi keo kiệt, bố thí rộng rãi, với bàn tay mở rộng (sẵn sàng cho), vui thích từ bỏ, sẵn sàng thỏa mãn người xin, vui thích phân chia bố thí. Này Byagghapajja, đây gọi là thành tựu thí.
Này Byagghapajja, thế nào là thành tựu tuệ? Ở đây, thiện nam tử là người có tuệ, thành tựu tuệ, bằng thánh tuệ thông đạt thấy pháp hưng suy, chơn chánh dẫn đến dứt khổ. Này Byagghapajja, đây gọi là thành tựu tuệ.
Byagghapajja Sutta: Aṅguttara-nikāya IV.281–285, dịch Anh P.D.P.
Th.40 Sống đạo đức - không lãng phí tài nguyên Đoạn này cho thấy sống đạo đức, tránh các tâm trạng tiêu cực, và tránh những thứ như sự biếng nhác và say sưa, tất cả những điều này,vì tất cả đều giúp cho hạnh phúc đời này và đời sau.
Trong chừng mực mà Thánh đệ tử đoạn trừ, bốn nhiễm ô của nghiệp, không tạo các nghiệp ác trong bốn trường hợp, không thân cận sáu nguồn giảm sút tài sản; bằng cách tránh xa mười bốn ác pháp như vậy mà vị ấy thành người bảo hộ sáu phương262, bước vào con đường dẫn đến chiến thắng hai đời;
260 Như trong *Th.1.
261 Nghĩa là, vị ấy tuân theo năm giới, như trong đoạn *Th.110.
262 Xem *Th.49.
đã thành tựu trong đời này và đời sau; sau khi thân hoại mạng chung sanh vào thiện thú, sanh thiên.
Thế nào là đoạn trừ bốn nhiễm ô của nghiệp? Sát sanh, trộm cắp, tà dâm,263 và nói dối, đó là bốn nhiễm ô của nghiệp được trừ diệt.
… Thế nào là không tạo các nghiệp ác trong bốn trường hợp? Hành nghiệp ác với dục không nên hành… sân không nên hành… si không nên hành… sợ hãi không nên hành…
Thế nào là không thân cận sáu nguồn giảm sút tài sản? Đam mê các loại rượu và phóng dật; rong chơi đường phố lúc phi thời; thường xuyên vãng lai yến tiệc; đam mê vui say buông lung cờ bạc; giao du ác hữu; quen thói lười biếng.
Sigālovāda Sutta: Dīgha-nikāya III.181–184, dịch Anh P.D.P.
Th.41 Bố thí và kính trọng dẫn đến gia đình và xã hội hạnh phúc
Đoạn này khuyến khích mọi người sử dụng thu nhập chân chánh để cấp dưỡng gia đình và bố thí cho người làm, hàng xóm, tế tự thần linh, và cúng dường các sa-môn, bà-la-môn. Này Mahānāma, bất kỳ một thiện gia nam tử nào được thấy có năm pháp này, cho dù đó là vua quán đảnh dòng sát-đế- lợi, hoặc người tập ấm phong ấp của tổ phụ, hoặc tướng lãnh quân binh, hoặc tụ lạc trưởng của tụ lạc, hoặc tụ lạc trưởng của một hội đoàn, hoặc người quản lãnh trong một gia tộc – bất kỳ ai, chỉ thấy tăng trưởng chứ không thấy suy thoái. Năm pháp ấy là gì?
Ở đây, này Mahānāma, với những tài sản chân chính người ấy kiếm được một cách chân chính do nỗ lực chuyên cần, khổ nhọc bằng đôi tay, đổ mồ hôi, người ấy cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, và cúng dường cha mẹ. Cha mẹ được người ấy cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tỏ lòng thực tâm thương yêu người ấy và mong ước rằng: ‘Cầu cho con sống lâu, cầu cho con sống được an toàn trường thọ!’ Với một
263 Quan hệ tính dục phi pháp, như là ngoại tình.
thiện nam tử được cha mẹ thương yêu nhiều, chỉ có thể mong thấy có sự tăng trưởng, chứ không suy thoái.
Lại nữa, này Mahānāma, thiện nam tử với những tài sản chân chính người ấy kiếm được một cách chân chính… người ấy tôn trọng… vợ con, người phục vụ, người làm công… Vợ con… khi được tôn trọng… tỏ lòng thực tâm thương yêu người ấy… Với một thiện nam tử được vợ con… thương yêu nhiều, chỉ có thể mong thấy có sự tăng trưởng, chứ không suy thoái.
Lại nữa, này Mahānāma, thiện nam tử với những tài sản chân chính người ấy kiếm được một cách chân chính… người ấy tôn trọng… những người làm ở ruộng và ở những chỗ làm lân cận, khi được tôn trọng… tỏ lòng thực tâm thương yêu người ấy… Với một thiện nam tử được những người làm ở ruộng và ở những chỗ làm lân cận thương yêu nhiều, chỉ có thể mong thấy có sự tăng trưởng, chứ không suy thoái.
Lại nữa, này Mahānama, thiện nam tử với những tài sản chân chính người ấy kiếm được một cách chân chính… người ấy cung kính tế tự các thần nhận lãnh các vật cúng tế. Các thần… khi được tế tự… tỏ lòng thực tâm thương yêu người ấy… Với một thiện nam tử được các thần thương yêu nhiều, chỉ có thể mong thấy có sự tăng trưởng, chứ không suy thoái. Lại nữa, này Mahānāma, thiện nam tử với những tài sản chân chính người ấy kiếm được một cách chân chính… người ấy cung kính cúng dường… sa-môn, bà-la-môn. Các sa-môn, bà-la-môn… khi được cung kính cúng dường… tỏ lòng thực tâm thương yêu người ấy… Với một thiện nam tử được các sa-môn, bà-la-môn thương yêu nhiều, chỉ có thể mong thấy có sự tăng trưởng, chứ không suy thoái.…
Phận sự với mẹ cha, thường chu cấp vợ con, tạo lợi cho gia nhân, và những người trông cậy.
Vì lợi ích cả hai, với tổ tiên quá cố, và thân quyến đang sống, khoan dung và có giới.
Hiền trí sống có giới, tại gia tạo của cải, đem vui cho sa-môn, bà-la-môn, chư thiên.
Vị ấy làm thiện sự, được tôn kính, tán thán. Ðời này được ngợi khen, đời sau vui sanh thiên cảnh.
Licchavi-kumāra Sutta: Aṅguttara-nikāya III.76–78, dịch Anh P.D.P.
Th.42 Bốn khía cạnh đáng tán dương của việc làm ra và sử dụng tài sản
Đối với cư sĩ, đoạn văn này ca ngợi sự giàu có chính đáng, sử dụng tài sản để làm cho mình hạnh phúc, để làm cho người khác hạnh phúc, tạo công đức, và không chấp thủ tài sản.
Ở đây, này thôn trưởng, có người thọ dụng các dục, tìm cầu tài sản hợp pháp và không dùng bạo lực; người ấy (với tài sản này) tự mình vui sướng, hoan hỷ; người ấy phân chia và làm các công đức (với nó); và người ấy thọ dụng các tài sản ấy, không bị trói buộc, không say đắm, không tham chấp, thấy sự nguy hiểm và với trí tuệ xuất ly: Người này có thể được tán thán với bốn trường hợp (này).
Rāsiya Sutta: Saṃyutta-nikāya IV.336–337, dịch Anh P.H.
Th.43 Sự hài lòng là tài sản
Câu kệ ngắn này ngụ ý rằng sự hài lòng mang lại cảm giác tốt đẹp.
Không bệnh, lợi đắc tối thượng, tri túc, tài tối thượng. Quyến thuộc, tín tối thượng. Niết-bàn, lạc tối thượng.
Dhammapada 204, dịch Anh P.D.P.
Bình đẳng xã hội
Th.44 Không có sự cao quý chỉ vì tầng lớp xã hội;
đức hạnh mới đáng kể
Đoạn này phê phán ý niệm rằng giai cấp bà-la-môn của thời tiền Phật giáo tự nhiên cao thượng và sinh từ Phạm thiên – mà những người bà-la-môn xem là vị thần sáng tạo. Họ được sanh ra từ những bà mẹ loài người, giống như mọi người khác, và giống như ba tầng lớp xã hội khác của Ấn-độ cổ đại, họ có thể hành động có đạo lẫn vô đạo. Điều thực sự đáng được tôn trọng, ngay cả bởi các vị vua, không phải do bẩm
sanh mà là do sống theo Pháp: một cách công chính, đạo đức, với thân, khẩu, và ý thiện. Đoạn trích kết thúc bằng một đoạn văn ở *Th.4, nêu bật những đệ tử chân thật của đức Phật được sinh ra từ Pháp mà Ngài giảng dạy và hiện thân, tương đồng với ‘Phạm thiên’ theo nghĩa thực sự là tối tôn trên tất cả.
Rồi Thế Tôn nói với Vāseṭṭha: ‘Này Vāseṭṭha, các ông đã ở đây từ huyết thống bà-la-môn, từ dòng họ bà-la-môn, từ gia đình bà-la-môn mà xuất gia, làm sa-môn, từ bỏ gia đình sống không gia đình, này Vāseṭṭha, người bà-la-môn há không trách mắng ông, phỉ báng ông?’
‘Bạch Đại Đức, các bà-la-môn thật có trách mắng chúng con, phỉ báng chúng con, bằng những lời phỉ báng hết ý đầy đủ, không phải không đầy đủ.… Bạch Đại Đức, những người bà- la-môn đã nói như sau: “Chỉ có giai cấp bà-la-môn là tối thượng, các giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có bà-la-môn là da trắng; những kẻ khác là da đen. Chỉ có bà-la-môn là thuần tịnh, các kẻ phi bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có bà-la- môn mới là đích tử của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, sanh bởi Phạm thiên, tạo hóa bởi Phạm thiên, là người thừa tự của Phạm thiên. Các ông đã từ bỏ giai cấp tối thượng, hạ mình đi xuống giai cấp hạ tiện, tức là các sa-môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, dòng giống thuộc bàn chân (của Phạm thiên).…” Bạch Đại Đức, những người bà-la-môn trách mắng chúng con như vậy…’.
‘Này Vāseṭṭha, các người bà-la-môn nói như vậy là đã không nhớ đến quá khứ của mình… Này Vāseṭṭha, hiển nhiên các nữ bà-la-môn… có kinh nguyệt, mang thai, sanh con, cho con bú. Và những bà-la-môn ấy sinh từ bào thai mà lại nói rằng: “bà-la-môn là tầng lớp tối thượng… sinh bởi Phạm thiên.” Này Vāseṭṭha, có bốn giai cấp này: sát-đế-lợi (thống trị), bà- la-môn (tư tế), phệ-xá (thương gia) và thủ-đà-la (lao dịch). Có khi, này Vāseṭṭha, có người sát-đế-lợi sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh, nói dối, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tâm tham, có tâm sân, có tà kiến. Cho đến một người sát-đế-lợi ấy được thấy phạm vào những pháp bất
thiện, được gọi là bất thiện, bị chê trách, được gọi là bị chê trách, những pháp không nên thân cận, được gọi là những pháp không nên thân cận, không xứng với bậc thánh, được gọi là các pháp không xứng với bậc thánh, là pháp đen có quả báo đen, bị người có trí quở trách. Có khi, này Vāseṭṭha, có người bà-la-môn, hay phệ-xá, hay thủ-đà-la sát sanh… người bà-la-môn được thấy phạm vào những pháp bất thiện, được gọi là bất thiện…
Có khi, này Vāseṭṭha, có người sát-đế-lợi không sát sanh, không lấy của không cho… Người sát-đế-lợi ấy được thấy hành những pháp thiện, được gọi là thiện… được người có trí tán thán [và cũng như vậy với người ở các giai cấp khác].
Khi trong bốn giai cấp này được thấy có cả hai pháp lẫn lộn đen và trắng, những điều bị người trí chỉ trích và được tán thán bởi những người có trí, vậy mà những bà-la-môn nói rằng: “Giai cấp bà-la-môn là tối thượng, các giai cấp khác là hạ tiện…”, điều này, người có trí không thừa nhận. Vì sao vậy? Này Vāseṭṭha, nếu có ai trong bốn giai cấp là một vị tỳ- kheo, là A-la-hán lậu tận, phạm hạnh đã lập, đã làm xong những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt mục đích tối thượng, đoạn trừ hữu kết, chánh trí giải thoát, vị ấy sẽ được xem là tối thượng trong số họ, y Pháp mà nói, không phải y phi Pháp. Pháp là tối thượng trong các loài có sanh, trong đời này và cả đời sau. Cũng vậy, này Vāseṭṭha, theo đây nên biết, duy chỉ có Pháp là tối thượng trong những người này, cả đời này và đời sau.
Này Vāseṭṭha, vua Pasenadi nước Kosala biết rằng sa-môn Gotama từ dòng họ Thích-ca cao thượng mà xuất gia làm sa- môn. Những người họ Thích là thần thuộc của vua Pasenadi nước Kosala, theo lệ thường hành lễ phủ phục trước vua Pasenadi nước Kosala; tôn trọng, chào đón, dâng chỗ ngồi, cung kính chào đón, cung kính lễ bái vua Pasenadi nước Kosala. Này Vāseṭṭha, những điều tôn trọng, cung kính chào đón,… mà những người họ Thích thi hành đối với vua Pasenadi nước Kosala, vua ấy cũng làm như vậy… đối với Như Lai (một người họ Thích). Và vua nghĩ: “Há không phải
sa-môn Gotama xuất thân cao quí, còn ta không xuất thân cao quí; sa-môn Gotama có sức mạnh, ta không có sức mạnh; sa- môn Gotama có dung sắc xinh đẹp, ta không có dung sắc xinh đẹp; sa-môn Gotama là vị có uy thế lớn, ta có uy thế nhỏ?’ (‘Không phải’). Mà vì rằng, vua tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường, kính lễ Pháp, nên vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng… Như Lai. Cũng vậy, bằng phương tiện này, này Vāseṭṭha, nên biết rằng duy chỉ có Pháp là tối thượng trong những người này, cả đời này và đời sau.
Này Vāseṭṭha, các ông là những người đã xuất gia từ nhiều giai cấp khác nhau, nhiều danh, nhiều chủng tộc, nhiều hội chúng khác nhau, từ bỏ gia đình sống không gia đình, làm sa- môn. Nếu có ai hỏi, các ông là ai? các ông nên trả lời: “Chúng tôi là những sa-môn Thích tử, những người con của dòng họ Thích.”’
Aggañña Sutta: Dīgha-nikāya III.81–84, dịch Anh P.D.P.
Th.45 Mọi người thuộc mọi tầng lớp đều bình đẳng về khả năng; những phân cách xã hội chỉ là quy ước
Trong đoạn này, bà-la-môn Vāseṭṭha kể lại, có lẽ trước khi trở thành đệ tử Phật. Ông nêu quan điểm rằng chính hành động, chứ không phải huyết thống, mới được kể là ‘bà-la- môn’ theo nghĩa là một người có đạo đức cao trọng. Bà-la- môn đồng bạn của ông, Bhāradvāja, cho rằng huyết thống thuần túy mới là điều tác thành một bà-la-môn thực sự. Họ đi tới đức Phật để hỏi xem Ngài đồng ý với ý kiến nào. Đức Phật nói hành động mới là điều quan trọng. Ngài nhấn mạnh rằng trong khi thực vật và động vật có sự khác biệt theo giống loài của chúng, thì con người là một giống loài, không có phân chia thành bốn giai cấp. Những khác biệt giai cấp chỉ là các nhãn hiệu quy ước dựa trên phương thức sinh kế. Vāseṭṭha, Ta sẽ nói, tùy thuận đúng sự thật, phân loại các sinh vật. Chủng loại thật sai biệt.
Nên biết, đây cỏ cây, dù chúng không tự nói, chúng mang dấu giống loài. Chủng loại thật sai biệt.
Cũng vậy, đây côn trùng, châu chấu, các loại kiến; chúng mang dấu giống loài. Chủng loại thật sai biệt.
Nên biết, đây bốn chân, loại nhỏ và loại lớn, chúng mang dấu giống loài. Chủng loại thật sai biệt.
Cũng vậy, đây bò sát, loại rắn, loại lưng dài, chúng mang dấu giống loài. Chủng loại thật sai biệt.
Nên biết, đây loài cá, loại sinh sống trong nước, chúng mang dấu giống loài. Chủng loại thật sai biệt.
Nên biết, đây loài chim, loại có cánh trên trời, chúng mang dấu giống loài. Chủng loại thật sai biệt.
Trong các loài đã kể, dấu hiệu giống loài riêng, nhưng trong chủng loại người, không dấu riêng giống loài.
Không ở tóc hay đầu, không ở tai, ở mắt, không ở miệng, ở
mũi, không ở môi, ở mày,
Không ở cổ, ở nách, không ở bụng, ở lưng, không ở da, ở
ngực, hay âm hộ hành dâm.
Không ở tay, ở chân, không ở ngón, ở móng, không ở đùi, ở bắp, không ở màu,264 ở tiếng; không dấu hiệu riêng biệt, như các giống loài khác.
Ở thân riêng mỗi người, không có dấu loại biệt. Thi thiết với loài người, chỉ là do quy ước.
Loài người, ai chăn bò, Vāseṭṭha nên biết, kẻ ấy là nông phu, không phải bà-la-môn.265
Loài người, ai làm thợ, Vāseṭṭha nên biết, kẻ ấy là công thợ, không phải bà-la-môn.
Loài người, ai buôn bán, Vāseṭṭha nên biết, kẻ ấy là thương nhân, không phải bà-la-môn.…
[Tương tự với nô bộc, trộm cướp, quân binh, tể quan, vua chúa.]
Không gọi bà-la-môn, do mẹ, hoặc do cha. Dù được gọi bằng ‘Ngài’, nhưng vẫn còn chấp trước.
264 Sự khác biệt về màu sắc trong trường hợp này được bỏ qua.
265 Tức là, chỉ đơn giản bằng cách làm bất kỳ nghề nghiệp cụ thể nào, một người chẳng thể do đó mà trở thành một bà-la-môn chân chánh, nhưng nếu người ấy giải thoát khỏi được các phiền não thì lại có thể.
Đoạn trừ tất cả kết, không dao đọng, chấp thủ, thoát ly mọi hệ phược, Ta gọi bà-la-môn.…
Thế gian lập danh tự, hoặc giả lập gia tộc, nhiều danh tự sai biệt, do giả lập thi thiết.
Với ai thiếu trí tuệ, tà kiến ẩn tiềm phục. Vô tri, tự tuyên bố, ‘bà-la-môn do sanh’.
Bà-la-môn hay không, không phải do sanh đẻ. Bà-la-môn hay không, chính do nghiệp tạo tác.
Vāseṭṭha Sutta: Sutta-nipāta p.115 and vv.594–621 and 648–650, dịch Anh P.D.P.
Bình đẳng nam nữ
Trong phần này, chúng tôi chỉ trích các đoạn Kinh cho thấy thái độ ưu ái đối với người nữ. Tuy nhiên, cũng có những đoạn khác cho thấy thái độ phân biệt đối xử thịnh hành của thời đại. Những thái độ dường như mâu thuẫn như vậy được biểu hiện trong một số trường hợp trong văn học có thể là do sự biên tập qua nhiều thế kỷ. Một số thái độ Bà-la-môn giáo đã ngự trị trong xã hội Ấn-độ sơ kỳ có thể đã tìm được cách len lỏi vào văn học Thánh điển Phật giáo, mặc dù trong các đoạn khác, như các trường hợp được nêu ra dưới đây, cho thấy một thái độ cải cách rõ ràng của đức Phật về vấn đề giới tính.
Th.46 Khéo léo đề cao vị thế người nữ
Trong đoạn này, đức Phật làm giảm giá trị ý niệm về sự yếu thế của phái nữ trong xã hội đương thời của mình, dù vẫn thiện xảo để thu nhiếp một số giá trị hiện có và tránh một thách thức trực tiếp.
Bấy giờ, Pasenadi vua nước Kosala đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống một bên.
Khi ấy một người đến gần Pasenadi vua nước Kosala và nói nhỏ với vua rằng hoàng hậu Mallikā vừa sinh hạ một người con gái. Nghe vậy, Pasenadi vua nước Kosala tỏ vẻ không hoan hỷ.
Thế Tôn, biết vua Pasenadi nước Kosala không hoan hỷ, bèn nói lên bài kệ này:
Có nữ nhân hơn nam, bởi có trí và giới, biết kính trọng mẹ chồng, và chung thủy với chồng.
Người nữ ấy sanh con, hoặc dũng mãnh, quốc chủ, con người vợ hiền ấy, được dưỡng dục thành vua.
Dhītā Sutta: Saṃyutta-nikāya I.86 <194>, dịch Anh P.D.P.
Th.47 Năng lực trí tuệ và giác ngộ bình đẳng của người nữ Trong đoạn này, Māra, một ác thần được dựng lên đại biểu cho quan niệm sai lầm đã chi phối nhận thức xã hội về phụ nữ trong thời đại Phật giáo xuất hiện. Khái niệm ‘trí tuệ hai ngón’ được sử dụng để nói rằng phụ nữ có rất ít trí thông minh. Truyền thống chú giải giải thích cụm từ này theo hai cách khác nhau. Theo chú giải Saṃyutta-nikāya, ý niệm chung là sự hiểu biết của phụ nữ bị giới hạn trong việc sử dụng hai ngón tay trong dệt chỉ bằng bông vải. Theo chú giải của Therīgāthā, thì mặc dù phụ nữ nấu cơm từ bảy đến tám tuổi, để biết cơm đã chín chưa, họ phải múc cơm bằng một cái thìa và ấn nó bằng hai ngón tay để biết xem nó chín chưa. Một thời Thế Tôn đang trú trong vườn của ông Anāthapiṇḍika thành Sāvatthī. Bấy giờ tỳ-kheo-ni Somā, vào buổi sáng, khoác y, cầm bát, đi vào Sāvatthī khất thực. Sau khi khất thực và ăn xong, tỳ-kheo-ni đi đến rừng Andha, và ngồi dưới một gốc cây độc cư tĩnh niệm. Khi ấy, Ác ma muốn khiến tỳ-kheo-ni Somā kinh sợ…, liền đi đến chỗ vị ấy và nói lên bài kệ này:
Nơi Thánh nhân đi đến, chỗ đến khó đi đến, Người nữ tuệ hai ngón, không thể nào đạt đến.
Tỳ-kheo-ni Somā nghĩ thầm, ‘Ai đã nói bài kệ này, người hay quỷ thần?’ Rồi tỳ-kheo-ni Somā lại nghĩ: ‘Ðây là Ác ma muốn khiến ta kinh sợ, muốn ta từ bỏ độc cư, nên đã nói bài kệ đó.’
Và tỳ-kheo-ni Somā biết được đây là Ác ma, liền trả lời bằng bài kệ này:
Nữ tánh gì chướng ngại, khi tâm khéo định tĩnh, với trí tuệ hiện hành, chân chánh quán sát pháp?
Ác ma, hợp cho ngươi, với ai hay nghĩ tưởng, ‘ta nam’ hay ‘ta nữ’, hoặc nghĩ tưởng tương tợ.
Ác ma nghĩ rằng: ‘Tỳ-kheo-ni Somā đã biết ta’, nên ưu sầu, thất vọng, liền biến mất khỏi chỗ ấy.
Somā Sutta: Saṃyutta-nikāya I.129 <283–284>, dịch Anh P.D.P.
Th.48 Thị hiện thần thông của người nữ
Đoạn này liên quan đến Mahā-pajāpatī Gotamī, di mẫu của đức Phật, và là người đã thỉnh cầu Phật hứa khả cho người nữ xuất gia thành tỳ-kheo-ni (xem *Th.220). Sau khi thành tỳ-kheo-ni đầu tiên, bà tiếp tục tu tập và chứng đắc quả A-la- hán. Ở đây, đức Phật khuyên bà, bấy giờ đã 120 tuổi, hiện thần thông để xua tan những nghi ngờ của mọi người về khả năng của nữ giới. Các phần khác của đoạn văn, không được nêu ra ở đây, đề cập đến nhiều thị hiện như ý thần thông khác của bà.
(Gotamī:) ‘(Niết-bàn) Trước giờ chưa từng thấy, bởi tôn sư ngoại đạo, đồng nữ mới bảy tuổi, khéo biết đạo lộ này...’ (Phật:) ‘Gotamī, hãy thị hiện thần thông, để đoạn trừ tà kiến, cho những ai hôn trầm, hoài nghi pháp hiện quán.
Quỳ lạy đấng Đẳng giác, rồi bay lên không trung, nghe theo lời Phật dạy, bà hiện nhiều thần thông.
Một thân thành nhiều thân, nhiều thân biến thành một, hoặc hiện hoặc ẩn hình, xuyên tường, xuyên vách núi.
Tự tại đi xuyên suốt, hoặc lặn vào trong đất, hoặc đi trên mặt nước, như trên đất, chẳng chìm.
Ngồi tư thế kiết-già, bay lên không như chim; tự tại biến hiện thân, cho đến Phạm thiên giới.
Lấy Tu-di làm cán, đại địa làm tán lọng, lộn ngược dưới lên trên, cầm đi trong hư không.
Khiến thế giới bốc khói, như sáu mặt trời mọc, trùm thế giới trong lưới, như vào thời kiếp hoại.
Gotamī Apadāna vv.66 and 79–85: Apadāna 535–536, dịch Anh P.D.P.
Quan hệ nhân sinh tốt đẹp
Th.49 Làm thế nào để có mối quan hệ xã hội hài hòa với sáu hạng người
Trong đoạn này, đức Phật giáo giới cho Sigāla, một cư sĩ thường xuyên thi hành lễ bái sáu phương. Phật giải thích lại ý nghĩa lễ bái này theo đó các phương chỉ cho những mối quan hệ bổn phận của những người trong xã hội đối đãi nhau: cha mẹ, sư trưởng, vợ chồng, bạn bè, tôi tớ và sa-môn, bà-la-môn. Ở đây, cha mẹ là ‘phương đông’, hướng mặt trời mọc. Những lời khuyên được đưa ra trong bối cảnh điều kiện xã hội thời đức Phật.
‘Này gia chủ, Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Sáu phương này cần được hiểu như sau: cha mẹ là phương đông, sư trưởng phương nam, vợ con phương tây, bạn bè phương bắc, nô bộc và người làm thuê là phương dưới, sa- môn và bà-la-môn là phương trên.
Này gia chủ, con phải phụng dưỡng cha mẹ, phương đông, trong năm trường hợp: “(i) được cha mẹ nuôi dưỡng, nay tôi phải phụng dưỡng lại cha mẹ; (ii) tôi phải làm cho cha mẹ những điều cần làm; (iii) tôi phải gìn giữ nề nếp gia tộc, (iv) tôi phải xứng đáng thừa kế gia sản, (v) hơn nữa, tôi phải bố thí cúng dường cho cha mẹ khi cha mẹ qua đời.”
Này gia chủ, khi được con cái phụng dưỡng, như lễ bái phương đông, trong năm trường hợp như vậy, đáp lại, cha mẹ phải tỏ lòng thương yêu theo năm cách: (i) ngăn ngừa con cái làm điều ác, (ii) khuyến khích con cái làm điều thiện, (iii) cho con học các nghề nghiệp, (iv) cưới vợ xứng đáng cho con, (v) đúng thời cha mẹ trao của thừa kế cho con… Như vậy phương đông được hộ trì an ổn không tai họa.
Này gia chủ, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương nam trong năm trường hợp: (i) đứng dậy chào kính,
(ii) hầu hạ thầy, (iii) siêng năng học tập, (iv) phục vụ thầy,
(v) tiếp thu thích đáng những điều thầy dạy liên quan đến nghề nghiệp.
Này gia chủ, khi được đệ tử phụng dưỡng như phương nam theo năm trường hợp này, đáp lại, sư trưởng phải tỏ lòng
thương tưởng các đệ tử theo năm cách: (i) huấn luyện đệ tử kỹ lưỡng, (ii) khiến đệ tử nắm bắt đầy đủ những điều cần nắm bắt, (iii) giảng giải đầy đủ cho đệ tử những điều liên quan đến nghề nghiệp, (iv) giới thiệu đệ tử với các bạn bè và thân quyến, (v) hộ trì đệ tử trong mọi phương hướng… Như vậy phương nam được hộ trì an ổn không tai họa.
Này gia chủ, chồng đối xử với vợ như là phương tây trong năm trường hợp: (i) tôn trọng, (ii) không khinh thị, (iii) không ngoại tình, (iv) trao cho quyền, (v) sắm nữ trang cho vợ.
Này gia chủ, khi được chồng đối xử như phương tây theo năm cách này, người vợ phải tỏ lòng thương yêu chồng theo năm cách: (i) sắp đặt công việc có ngăn nắp, (ii) đối xử quyến thuộc thân thiện, (iii) không ngoại tình, (iv) khéo gìn giữ tài sản, (v) siêng năng khéo léo làm mọi công việc… Như vậy phương tây được được hộ trì an ổn không tai họa.
Này gia chủ, thiện nam tử đối xử với bạn bè và thân quyến như phương bắc trong năm trường hợp:: (i) bố thí (chu cấp),
(ii) ái ngữ (an ủi), (iii) lợi hành (giúp ích), (iv) đồng sự (đối xử bình đẳng), (v) không lừa dối.
Này gia chủ, khi được đối xử như phương bắc theo năm cách như vậy, bạn bè phải tỏ lòng thương kính theo năm cách: (i) bảo vệ bạn khi bạn buông lung, (ii) bảo vệ tài sản bạn khi bạn buông thả, (iii) che chở bạn khi bạn gặp nạn, (iv) không bỏ bạn khi bạn cùng khốn, (v) kính trọng gia đình của bạn… Như vậy phương bắc được hộ trì an ổn không tai họa.
Này gia chủ, chủ nhân đối xử với nô bộc và người làm thuê như là phương dưới theo năm trường hợp: (i) giao việc tùy theo năng lực, (ii) cung cấp ăn uống và lương tiền, (iii) chăm sóc khi bệnh hoạn, (iv) chia sớt những thứ ngon ngọt, (v) tùy thời cho phép nghỉ ngơi.
Này gia chủ, khi được chủ nhân đối xử như là phương dưới với năm cách này, đáp lại, các nô bộc và người làm thuê phải tỏ lòng thương kính đối với chủ nhân theo năm cách như sau:
(i) thức sớm trước khi chủ dậy, (ii) đi ngủ sau chủ, (iii) chỉ lấy những gì được cho, (iv) làm tốt các công việc, (v) bảo vệ
tiếng tốt của chủ nhân… Như vậy phương dưới được hộ trì an
ổn không tai họa.
Này gia chủ, thiện nam tử đối với các sa-môn và bà-la-môn như là phương trên trong năm trường hợp: (i) thân hành từ ái,
(ii) ngữ hành từ ái, (iii) ý hành từ ái, (iv) mở rộng cửa nghinh
đón ấy, (v) cúng dường các vật dụng cần thiết.
Này gia chủ, khi được đối xử như là phương trên theo năm cách này, các sa-môn, bà-la-môn phải tỏ lòng thương tưởng theo sáu cách sau đây: (i) ngăn không làm điều ác, (ii) khuyến khích làm điều thiện, (iii) thiện ý thương tưởng, (iv) giảng dạy những điều chưa được nghe, (v) giải rõ điều đã được nghe, (vi) chỉ bày con đường sinh thiên. Như vậy phương trên được hộ trì an ổn không tai họa.’
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi đức Đạo sư thuyết xong, lại nói:…
Bố thí và ái ngữ, lợi hành trong đời này, đồng đẳng (đồng sự) trong các pháp, xử sự tùy thích hợp.
Chính những nhiếp hộ này, khiến thế giới xoay quanh, như cổ xe quay lăn, chung quanh trục bánh xe.
Thế gian không nhiếp hộ, mẹ không được con cái, cung kính và phụng thờ, cũng vậy cha với con.
Trí giả, quán sát rõ, do bốn nhiếp hộ này, đạt địa vị cao đại, và cũng được tán dương.
Sigālovāda Sutta: Dīgha-nikāya III.187–193, dịch Anh P.D.P.
Cha mẹ và con cái
Th.50 Đền đáp công ơn cha mẹ
Đoạn văn này nhắc nhở rằng cha mẹ đã cho ta những gì, và ta phải biết báo đáp…
Này các tỳ-kheo, Ta nói có hai hạng người không dễ trả ơn. Hai hạng ấy là những ai? Mẹ và Cha. Này các tỳ-kheo, giả sử hai vai cõng mẹ cha, trải qua trăm năm, đồng thời chà xát, xoa bóp thân thể cha mẹ, hoặc khi cha mẹ đại tiểu tiện trên vai, như vậy cũng chưa đủ đền đáp những gì cha mẹ đã làm cho các ông. Lại nữa, dù các ngươi khiến cho cha mẹ xác lập vương vị với sức mạnh và quyền uy trong thế gian, cùng với
châu báu tràn đầy, dù vậy cũng chưa đủ đền đáp những gì cha mẹ đã làm cho các ông. Cha mẹ đã bảo dưỡng và nuôi nấng con cái; dẫn cho con cái thấy thế gian này.
Nhưng này các tỳ-kheo, ai khiến cho cha mẹ không có tín tâm được khuyến khích, được hướng dẫn, được thiếp lập viên mãn tín tâm; cha mẹ có ác giới, khuyến khích… viên mãn thiện giới, cha mẹ keo kiết, khuyến khích… viên mãn bố thí; cha mẹ có ác tuệ, khuyến khích… viên mãn trí tuệ – cho đến như vậy, này các tỳ-kheo, là trả ơn mẹ cha đầy đủ, hoàn toàn đầy đủ.
Mātā-pitara Sutta: Aṅguttara-nikāya I.61–62, dịch Anh P.D.P.
Vợ chồng
Th.51 Các phẩm tánh đạo đức của vợ chồng
Đoạn này nêu rõ rằng một trong hai, vợ hoặc chồng, có thể là người xấu – như người tâm địa diệt vong – hoặc là người tốt, như chư thiên.
Này các gia chủ, có bốn loại sống chung này. Bốn loại ấy là gì? Tử thi nam sống chung với tử thi nữ. Tử thi nam sống chung với thiên nữ, thiên thần sống chung với tử thi nữ, và thiên thần sống chung với thiên nữ.
Này các gia chủ, thế nào là tử thi nam sống chung với tử thi nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói dối, uống rượu…; người ấy hành ác giới, ác pháp, sống tại gia với tâm tư bị quấn chặt bởi cáu bẩn của keo kiết, mạ lịmạ lỵ phỉ báng các sa- môn, bà-la-môn. Người vợ cũng vậy. Này các gia chủ, như vậy là tử thi nam chung sống với tử thi nữ.
Và này các gia chủ, thế nào là tử thi nam sống chung với thiên nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng hành xử như trên. Người vợ thì từ bỏ các ác hành ấy. Này các gia chủ, như vậy, là tử thi nam sống chung với thiên nữ.
Này các gia chủ, thế nào là thiên thần sống chung với tử thi nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ các ác hành ấy. Nhưng người vợ lại làm đủ. Này các gia chủ, như vậy là thiên thần nam sống chung với tử thi nữ.
Này các gia chủ, thế nào là thiên thần sống chung với thiên nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng từ bỏ các ác hành ấy. Người vợ cũng như vậy. Này các gia chủ, như vậy là thiên thần sống chung với thiên nữ.
Này các gia chủ, có bốn loại sống chung này.… Vợ chồng đều tín, thí, tự chế, sống chân chánh, Nói chuyện với nhau bằng ngôn từ thân ái, Thời lợi lạc sung túc, còn được dễ sanh trưởng, Cả hai đồng giới hạnh, kẻ thù chẳng thích ý.
Dutiya-saṃvāsa Sutta: Aṅguttara-nikāya II.57–59, dịch Anh P.D.P.
Th.52 Cặp vợ chồng đều có giới bằng nhau sẽ sống chung trong đời sau
Đoạn này nói về cặp vợ chồng cuối trong bốn hạng trên.
Bấy giờ gia chủ Nakulapitā và nữ chủ Nakulamātā đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên. Rồi gia chủ Nakulapitā bạch Thế Tôn:
‘Bạch Đại Đức, con cưới Nakulamātā từ khi nàng còn trẻ, còn rất trẻ, con không hề biết đến ngoại tình đối với vợ của con, ngay cả trong ý nghĩ, nói gì bằng thân thể. Vì sao con làm như vậy? Bạch Đại đức, chúng con muốn thấy mặt nhau không chỉ trong đời này, mà còn trong đời sau nữa.’
Rồi nữ chủ Nakulamātā cũng bạch Thế Tôn: ‘Bạch Đại Đức, Nakulapitā cưới con về từ khi con còn trẻ, còn rất trẻ, con cũng không hề biết đến ngoại tình đối với chồng, ngay cả trong ý nghĩ, nói gì đến thân thể. Vì sao con làm như vậy? Bạch Đại Đức, chúng con muốn thấy mặt nhau không chỉ trong đời này, mà còn trong đời sau nữa.’
‘Này các gia chủ, khi cả hai vợ chồng muốn thấy mặt nhau không chỉ trong đời này, mà còn trong đời sau nữa, và cả hai người hãy nên là đồng tín, đồng giới, đồng thí, đồng trí tuệ. Như vậy thì các người thấy mặt nhau không chỉ trong đời này, mà còn trong đời sau nữa.
Cả hai đồng có tín, khoan dung và tự chế, sống chánh mạng như pháp, họ là cặp vợ chồng, đối nhau bằng ái ngữ.
Lợi lạc thật sung mãn, an lạc dễ phát sanh. Cả hai đồng giới hạnh, kẻ thù chẳng thích ý.
Đời này hành như Pháp, cả hai đồng cấm giới, sẽ hoan hỷ thiên giới. Khoái lạc như ước muốn.
Paṭhama-nakula-samajīvī Sutta: Aṅguttara-nikāya II.61–62, dịch Anh P.D.P.
Th.53 Vợ là bạn tối thượng ‘Gì là tài sản của người, ai là bạn tối thượng? ...’ ‘Con, tài sản của người, vợ là bạn tối thượng.’
Vatthu Sutta: Saṃyutta-nikāya I.37 <81>, dịch Anh P.D.P.
Bằng hữu
Th.54 Thiện hữu và ác hữu
Đoạn này hữu ích trong việc giúp ta chọn bạn một cách khôn ngoan, vốn là điều quan trọng, vì bạn bè có thể có ảnh hưởng lớn đến ta. Về những phẩm chất của những thiện hữu tri thức, xem *Th.85–8.
Có bốn loại bạn, này gia chủ, phải được xem là địch tuy vẻ ngoài như là bạn: (i) người vật gì cũng lấy, (ii) người chỉ biết nói giỏi, (iii) người khéo nịnh hót, (iv) và người tiêu pha xa xỉ.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, người vật gì cũng lấy phải
được xem là địch tuy vẻ ngoài như là bạn: (i) vật gì cũng lấy,
(ii) làm ít xin nhiều, (iii) vì sợ mà làm, (iv) thân cận để thủ lợi.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, người chỉ biết nói phải được xem là địch tuy vẻ ngoài như là bạn: (i) nói về lợi ích mình có thể đã cho trong quá khứ, (ii) nói về lợi ích mình có thể sẽ cho trong tương lai, (iii) nói về lợi ích vô nghĩa mình sẵn sàng cho, (iv) với việc cần làm trong hiện tại thì tỏ vẻ không may mắn.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, kẻ nịnh hót phải xem là địch tuy vẻ ngoài như là bạn: (i) tán thành việc ác của bạn, (ii) không tán thành việc thiện của bạn, (iii) trước mặt, tán thán bạn, (iv) sau lưng, chỉ trích bạn.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, người tiêu pha xa xỉ phải xem là địch dù vẻ ngoài là bạn: (i) bạn rượu say sưa cho đến buông lung, (ii) bạn rong chơi đường phố lúc phi thời, (iii) bạn thường xuyên vãng lai đình đám, (iv) bạn đam mê cờ bạc cho đến buông lung phóng dật.
Bốn hạng người này, này gia chủ, phải được xem là bạn chân tình: (i) bạn hay giúp đỡ, (ii) bạn cùng chung vui khổ, (iii) bạn khuyên điều lợi ích, (iv) bạn thương yêu.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, bạn hay giúp đỡ phải được xem là bạn chân tình: (i) che chở bạn khi bạn phóng ý buông lung, (ii) che chở của cải bạn khi bạn phóng ý buông lung,
(iii) là chỗ dựa khi bạn gặp nạn, (iv) giúp đỡ tài vật gấp đôi khi có việc cần.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, bạn cùng chung vui khổ phải được xem là bạn chân tình: (i) thố lộ những chuyện riêng tư của mình, (ii) giữ kín những điều bí mật của bạn,
(iii) không bỏ bạn khi bạn gặp khó khăn, (iv) dám hy sinh ngay cả thân mạng vì bạn.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là bạn chân tình: (i) ngăn chặn bạn không làm điều ác, (ii) khuyến khích bạn làm điều thiện, (iii) cho bạn nghe điều bạn chưa được nghe, (iv) chỉ cho bạn con đường sinh thiên.
Có bốn trường hợp, này gia chủ, bạn thương yêu phải được xem là bạn chân tình: (i) không vui khi bạn gặp nạn, (ii) vui vẻ khi bạn gặp may, (iii) ngăn những ai nói xấu bạn, (iv) khuyến khích những ai tán thán bạn.
Sigālovāda Sutta: Dīgha-nikāya III. 185–187, dịch Anh P.D.P.
ĐẠI THỪA
Thuật trị nước
M.23 Bậc minh quân
Đoạn này mô tả người cai trị nhân từ và dụng tâm.
Này thiện nam tử! Bồ-tát tại gia được tự tại làm vua của một nước lớn, vị ấy nên đối với thần dân như con một của mình, khuyên dạy dân tránh xa ác nghiệp, tu tập thiện nghiệp. Nếu
có kẻ phạm tội bị bắt thì chỉ nên đánh và mắng mà thôi, nhưng không nên giết chết.
Chỉ nên đánh thuế trên một phần sáu tài sản của dân. Với kẻ có ác tâm sân hận, thì bằng những lời nói từ ái, dạy cho tu nhẫn, không buông lung. Lại có khả năng phân biệt người thiện với kẻ ác. Thấy người có tội, khoan dung không hỏi đến. Thường xuyên hành bố thí tùy theo những gì mình có... Khi gặp người nghèo khó, phát khởi đại tâm bi cứu giúp. Luôn mãn nguyện với chính quốc gia của mình. Tuyệt đối không tin vào những lời vu khống của kẻ ác tâm. Không bao giờ tích chứa tài sản riêng trái với chánh Pháp.
Upāsaka-śīla Sūtra: Ưu-bà-tắc giới kinh, Taishō vol.24, text 1488, ch.13, p.1047a02–05, 09–11, dịch Anh T.T.S. and D.S.
M.24 Quân vương đại lượng và hữu ích
Đoạn này khuyên những người lãnh đạo thi hành nhân ái với kẻ khuyết căn.
Đức Phật nói với Bồ-tát Địa Tạng (Kṣitigarbha) rằng. ‘Trong thế giới này, có các quốc vương, tể phụ, đại thần, quan lại, trưởng giả lớn, sát-đế-lợi lớn, bà-la-môn lớn… Nếu gặp những kẻ bần cùng hết mức, cho đến những người gầy yếu, tàn phế, câm điếc, đui mù, đủ loại những người khiếm khuyết như vậy, là vua của những nước lớn, khi muốn bố thí, cần phải có tâm đại từ đại bi, hạ mình tự tay bố thí với nụ cười, hoặc sai khiến người khác bố thí, nói những lời dịu dàng an ủi. Phước lợi mà vị quốc vương ấy có được như vậy cũng lớn bằng phước lợi do công đức cúng dường chư Phật nhiều như số cát trăm nghìn sông Hằng.
Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrva-praṇidhāna Sūtra: Địa Tạng Bồ-tát bản nguyện kinh, Taishō vol.13, text 412, ch.10, p.786b20–25, dịch Anh D.S.
M.25 Đại nguyện của Thắng Man phu nhân
Trong đoạn này, Thắng Man phu nhân phát đại nguyện, vì lợi lạc chúng sinh.
Bấy giờ Thắng Man (Śrīmālā)266 phu nhân sau khi nghe thọ ký, cung kính đứng dậy, xin lãnh thọ mười đại thọ (thệ nguyện lớn) rằng, ‘Bạch Thế Tôn kể từ hôm nay cho đến lúc thành tựu bồ-đề, đối với những giới đã thọ, con sẽ không bao giờ khởi tâm vi phạm… đối với các bậc tôn trưởng, con sẽ không bao giờ khởi tâm kiêu mạn… đối với chúng sanh con sẽ không bao giờ khởi tâm phẫn hận… đối với sắc đẹp và những thứ trang sức bên ngoài nơi người khác, con sẽ không bao giờ khởi tâm ganh tị… đối với các pháp nội hay ngoại, con sẽ không bao giờ khởi tâm keo kiệt… con sẽ không bao giờ vì mình mà thọ nhận, súc liễm tài vật; nếu có thọ nhận cái gì, là vì để thành thục các chúng sanh nghèo khổ… con sẽ không bao giờ vì riêng mình mà thực hành bốn nhiếp sự267… con sẽ vì hết thảy chúng sanh, bằng tâm không ái nhiễm, tâm không mệt mỏi, tâm không hạn ngại, mà luôn luôn nhiếp thọ (nhiếp hộ) chúng sanh… nếu gặp những chúng sanh cô độc, bị giam cầm trong ngục tối, tật bệnh, đủ mọi thứ ách nạn khốn khổ, con sẽ không bao giờ rời bỏ dù chỉ chốc lát; mà phải mong sao cho họ được an ổn, bằng hành vi thiết thực, khiến cho thoát khỏi mọi thống khổ, sau đó mới rời bỏ… nếu gặp các trường hợp ác luật nghi như săn bắn hay chăn nuôi, và các trường hợp phạm giới, con sẽ không bao giờ bỏ qua; khi nào có đủ năng lực, gặp những chúng sinh như vậy ở nơi này hay ở nơi kia, đối với những hạng cần phải chiết phục con sẽ chiết phục, đối với những hạng cần phải nhiếp thọ con sẽ nhiếp thọ… con sẽ không bao giờ quên mất nhiếp thọ Chánh pháp… cho nên tiếp thọ mười đại thọ này.
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra, Taishō vol.12, text 353, ch.2, p.217b24–c22, dịch Anh T.T.S. and D.S.
266 Con gái vua Pasenadi và hoàng hậu Mallikā trong *Th.46.
267 Bố thí, ái ngữ, lợi hành, và đồng sự.
Hòa bình, bạo loạn và tội ác
M.26 Bồ-tát phụng sự hòa bình
Ở giữa những cuộc chiến lớn, chư Bồ-tát không thiên vị phe nào.
Chư đại lực Bồ-tát vui thích trong việc hòa hợp mọi người. Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.7, section 6, verse 27, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
M.27 Xử sự khó hành xử
Do vậy, khi chứng kiến một kẻ thù hoặc thậm chí một người bạn cư xử xấu, Bồ-tát vẫn an vui vì nghĩ rằng những sự việc xảy ra như thế đều có nguyên do riêng.
Những sai quấy của chúng sinh chỉ như những khách tạm. Tự bản chất chúng sinh vốn hoan hỷ. Vì thế, giận họ chẳng khác nào giận bầu trời đầy khói cay.
Bodhicaryāvatāra VI. 33 and 40, dịch Anh from Sanskrit by P.H.
M. 28 Chống lại án tử hình
Đoạn này khuyến cáo một nhà cai trị không nên trừng phạt nhân dân bằng án tử hình hoặc nhục hình vì như vậy là khiến cho họ sẽ chết trong sân hận và do vậy ắt sẽ tái sinh khổ cảnh, như nói:
Không ai có quyền giết, hủy hoại các giác quan, cắt rời chi thể khiến cho tàn phế suốt đời… những điều này không chính đáng, khiến mọi người kinh tâm, ghê sợ… Đấy không phải là hành xử của của người cai trị chân chánh.
Ārya-satyaka-parivarta, p.200 of L. Jamspal’s dịch Anh from Tibetan.
M.29 Đôi khi, Bồ-tát phải hối tiếc đã dùng bạo lực cứu người
Đoạn này cho phép dùng bạo lực trong những tình huống hạn chế tối đa để cứu thoát kẻ khác, nhưng chỉ bởi những người có tu tâm sẵn sàng nhận lãnh quả báo xấu của nghiệp đã làm như vậy.
Bồ-tát khi thấy gian tặc, cương đạo, vì tham tài mà sát hại nhiều sinh mạng, hoặc dự định hại Đại đức Thanh văn, Độc
giác, Bồ-tát; hoặc dự định gây nhiều nghiệp vô gián; sau khi thấy như vậy, Bồ-tát phát tâm tư duy: “Nếu ta dứt mạng sống của chúng sanh ác này, chắc chắn ta sẽ đọa địa ngục. Nhưng ta sẵn sàng sanh vào địa ngục, chớ để chúng sinh này tạo nghiệp vô gián rồi đọa địa ngục.” Bồ-tát tư duy bằng ý lạc như vậy, rồi với tâm thiện, hay tâm vô ký, biết rõ sự thể như vậy, nghĩ về tương lai với sự kinh sợ, và bằng tâm thương xót, mà dứt sinh mạng của chúng sanh ấy. Do bởi nhân duyên này, đối với Bồ-tát giới không có điều gì phạm, trái lại phát sinh nhiều phước đức.
Lại nữa, khi Bồ-tát thấy có vị lãnh chúa, hay tể quan uy quyền mà cực kỳ tàn ác đối với các hữu tình, chuyên hành áp bức kẻ khác. Sau khi thấy như vậy, Bồ-tát khởi tâm thương xót, phát sinh ý hướng muốn làm lợi ích, an lạc; tùy theo năng lực có thể mà tước bỏ, hoặc truất phế địa vị quyền uy ấy. Do nhân duyên này, đối với Bồ-tát giới không có điều gì phạm; trái lại phát sinh nhiều phước đức.
Bodhisattva-bhūmi 9.1 and 9.2, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Sung túc và Kinh tế
M.30 Tri túc và bố thí
Nếu như ai đó muốn cầu lạc thế gian và lạc vô thượng lạc, người đó nên vui bố thí. Kẻ trí nên quan sát rằng... dù cho tôi giàu sang có cả toàn cõi bốn châu thiện hạ này, thụ hưởng vô lượng lạc thú, thế vẫn chưa biết đủ là gì. Do vậy, ta cần phải thực hành bố thí để được lạc vô thượng. Tôi sẽ không bố thí vì lạc thú nơi cõi trời hay cõi người, vì lạc thú đó là vô thường và hữu hạn.
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.19, p.1056b14–19. dịch Anh T.T.S. and D.S.
M.31 Nguy hiểm tham chấp danh, sắc và tài
19. Phật dạy, ‘con người đuổi theo dục, tham cầu tiếng thơm, chẳng khác nào xông đốt trầm hương. Mọi người ngửi hương, nhưng càng cháy thơm càng tàn lụi. Kẻ ngu, tham danh theo thói tục tầm thường, không biết giữ lấy chánh đạo. Danh là mối họa nguy hiểm cho mình, khiến về sau phải hối.’
20. Phật dạy, ‘Tài sắc đối với loài người, y như trẻ con thèm mật ngọt dính trên lưỡi dao bén. Vị ngọt dính dao không đủ cơn thèm, nhưng sẽ có mối lo đứt lưỡi.’
‘Sūtra of Forty-two Sections’/ Sishierzhang jing, Taishō vol.17, text 784, p.723a22–26, dịch Anh D.S.
Bình đẳng nam nữ
M.32 Thành kiến giới tính
Đoạn gây chú ý này phê phán thành kiến chống lại nữ giới, vì nó nhìn giới tính một cách sai lầm do dựa trên những bản tính cốt yếu không thay đổi.
Xá-lợi-phất (Śariputra) hỏi, ‘Này thiên nữ! Sao cô không chuyển đổi thể chất nữ của mình?’
Thiên nữ thưa, ‘Con đã tìm kiếm thể tánh nữ thân trọn hai mươi năm, nhưng vẫn không tìm được nó. Thưa Đại đức Xá- lợi-phất, nếu như có một nhà huyễn thuật nào đó tạo ra một người nữ huyễn, và có người hỏi rằng, “Sao cô không chuyển đổi thể tánh nữ của mình?”, Ngài sẽ trả lời như thế nào?”
Xá-lợi-phất nói, ‘Cô ấy hoàn toàn không có thực.’ Thiên nữ thưa, ‘Cũng vậy, thưa Đại đức Xá-lợi-phất, trong tất cả các pháp toàn không có thực, đều là những biến hóa như huyễn, vậy tại sao Ngài lại hỏi, “Sao cô không chuyển đổi thể tánh nữ của mình?”
Rồi Thiên nữ gia trì thần thông lực như vậy mà biến đổi trưởng lão Xá-lợi-phất giống như mình và tự biến mình giống y như trưởng lão Xá-lợi-phất. Bấy giờ thiên nữ trong hình tướng trưởng lão Xá-lợi-phất hỏi Ngài Xá-lợi-phất trong hình tướng thiên nữ rằng, ‘Đại đức Xá-lợi-phất, sao Ngài không chuyển đổi thân nữ đi?’
Xá-lợi-phất trong hình tướng thiên nữ, nói, ‘Tôi không biết cái gì chuyển đổi, mà thân tướng nam của tôi biến mất và thân tướng nữ xuất hiện!’
Thiên nữ thưa, ‘Nếu trưởng lão có thể tự chuyển đổi thân nữ ấy, thế thì hết thảy thân nữ chuyển đổi. Cũng như Ngài không phải là nữ mà chỉ tương tợ nữ, cũng vậy, mọi nữ nhân chỉ có thân là nữ. Chúng không thực là nữ, mà chỉ tương tợ
nữ. Đấy là những gì mà đức Thế Tôn đã dạy, “Nhất thiết pháp phi nữ phi nam.”
Nói xong, thiên nữ thu hồi thần lực gia trì, trưởng lão Xá-lợi- phất phục hoàn nguyên tướng. Rồi thiên nữ thưa với Ngài Xá-lợi-phất rằng, ‘Bạch Đại đức Xá-lợi-phất, nữ thân được tạo tác của Ngài đã đi đâu rồi vậy?
Xá-lợi-phất nói, ‘Tôi không tạo tác cái gì, cũng không biến
đổi cái gì.’
Thiên nữ nói, ‘Cũng thế, nhất thiết pháp không có gì được tạo tác cũng không có gì bị biến đổi. Và rằng, pháp không tạo tác, không biến đổi, đó chính là Phật.’
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.6, sections 14–15, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
M.33 Nữ nhân được thọ ký thành Phật
Ở đây, đức Phật hướng đến Thắng Man phu nhân, thọ ký rằng, ‘Trong tương lai, phu nhân sẽ chứng đắc vô thượng Chánh đẳng chánh giác.’
Con đã ca ngợi các phẩm tính chân thật siêu việt của Như Lai. Bằng vào các thiện căn ấy, trải qua vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, con sẽ là Tự Tại Vương ở giữa chư thiên và nhân loại. Trong tất cả những nơi thọ sanh, nơi nào cũng thường gặp gỡ thấy Ta (Phật Thích-ca) không khác gì lúc này đang ca ngợi Ta. Rồi con lại cúng dường vô lượng a-tăng-kỳ đức Phật, qua hai vạn a-tăng-kỳ kiếp, sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri.
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra, Taishō vol.12, text 353, ch.1, p.217b11–16, dịch Anh T.T.S. and D.S.
Thờ kính và báo ơn Cha mẹ
M.34 Hiếu dưỡng song thân, đặc biệt mẫu thân
Đoạn này mô tả chi tiết việc chúng ta thọ ơn cha mẹ, và dạy ta không nên quên lãng bổn phận.
Phật dạy, ‘Ở trên đời này, ai cũng có cha mẹ. Nếu không có cha, ta sẽ chẳng được sinh. Nếu không có mẹ, ta sẽ không được sinh. Nương trong thai mẹ đủ mười tháng, đứa trẻ ra đời, khi năm tròn tháng đủ. Cha nâng mẹ đỡ, đặt bé thơ nơi
giường làm sẵn. Cha bồng mẹ bế trong tay, lại nhái giọng hài nhi, khiến bé cười đùa, tuy chưa nói được. Cha mẹ cho ăn mỗi khi bé đói, và nếu không mẹ thì đâu được ăn. Cha mẹ cho uống mỗi khi bé khát, và nếu không mẹ thì đâu sữa uống. Thậm chí mẹ khi đói, mẹ sẽ ăn thức ăn đắng chát và nuôi dưỡng con bằng dòng sữa ngọt. Nơi ẩm thấp mẹ ngồi, để con nơi chỗ khô, chỗ ráo. Nếu chẳng có những buộc ràng như vậy, thì không có gia đình. Không có mẹ hiền, thì đứa trẻ kia làm sao được chu cấp vẹn toàn. Mẹ hiền nuôi con, đặt con nơi chỗ sạch, còn thức ăn cho mình chẳng quản ngại những ngón tay dơ. Nói chung, một đứa trẻ uống hết bốn trăm bốn mươi lít sữa mẹ. Ân đức mẹ nuôi con sánh bằng trời biển. Ôi! Công ơn dưỡng dục kia sao có thể đáp đền?
A-nan bạch Phật rằng, ‘Bạch Thế Tôn, làm thế nào đứa con có thể đền đáp công ơn của mẹ? Xin Phật dạy cho chúng con.’
Phật dạy, ‘Này A-nan, hãy lắng nghe và khéo suy nghĩ, ta sẽ giảng dạy chi tiết về điều này cho ngươi rõ. Ân đức mà mẹ cha nuôi dưỡng ta ví như trời biển. Nếu như một người con hiếu thuận phụ mẫu trọng ân, thì nên chép kinh để song thân an lạc hoặc vào ngày rằm tháng bảy268 thiết lễ Vu-lan-bồn (Ullambana), cúng dường chư Phật, chư Tăng và do công đức ấy ngươi sẽ đắc thiện báo không thể nghĩ bàn. Và cũng bằng cách ấy, ngươi sẽ đền đáp được ân dưỡng dục của cha mẹ mình. Lại nữa, nếu bất cứ ai ấn tống kinh này lưu bố thế gian, thọ trì đọc tụng, thì nên biết rằng, kẻ ấy cũng sẽ đền đáp được dưỡng ân cha mẹ.
Làm thế nào có thể đền ơn cha mẹ? Quanh năm suốt tháng mẹ cha lao tác. Mẹ đi gánh nước giếng sâu, dặm dài rong ruổi Đông Tây, lầm than giã gạo trong kho. Bất cứ khi ra khỏi nhà mẹ luôn lo lắng, biết đâu con mình sẽ khóc. Khi nghĩ đến con, mẹ tức tốc trở về. Con thơ thoáng thấy mẹ, hoặc đầu lắc thân choài trong giường ngủ, hoặc rúc vào bụng mẹ khóc nức nở. Mẹ sẽ cúi xuống bồng con lên và khẽ đánh
268 Xem *M.36.
yêu lên lưng bé và bằng những lời dỗ dành, con liền được bú. Mẹ được vui khi nhìn thấy con và con cũng được vui khi nhìn thấy mẹ. Ân tình ấy không gì sánh được.
Khi bé lên hai hoặc ba tuổi, là lúc em bắt đầu có niệm có tư, nhưng nếu mẹ không nhắc, bé cũng chẳng biết khi nào ăn. Nếu như mẹ cha được mời dự tiệc, nào là hoa quả thịt thà, thế nhưng họ vẫn chừa phần mang về cho con dại. Trong mười lần hết chín, bé đã được vui. Giả như lúc cha mẹ về mà bé chẳng có gì, bé sẽ khóc la, hoặc giả vờ la khóc vì nhõng nhẽo. Bé nào ngỗ nghịch sẽ bị roi vọt năm lần. Trẻ nào hiếu thuận, tuy bị đánh rầy nhưng vẫn không la, lại còn vâng dạ.
Khi đã trưởng thành, là lúc anh ta bắt đầu có bè có bạn, nhưng anh vẫn được mẹ cha kẻ tóc chải đầu. Nếu anh ta muốn ăn mặc đẹp, cha mẹ liền cho, còn riêng họ thì vẫn che thân bằng những đồ sờn vai cũ rách. Khi con rời nhà vì việc công hay việc tư doanh, thì niềm yêu thương con của mẹ cha luôn ở trong tim họ, cho dù anh ấy có xuôi ngược Đông Tây Nam Bắc, thì tấm lòng đó vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn có chỗ trú cho con mình.
Khi con trẻ bắt đầu tính đến chuyện lập thành gia thất, cha mẹ sẽ tìm dâu cho con mình. Rồi họ cho đôi trẻ được tư riêng, và họ luôn vào chốn tư phòng cùng con dâu nói chuyện. Cho dù giờ đây mẹ cha đã lão suy bạc nhược, nhưng có bao giờ con trẻ hỏi han chăm sóc gì đâu.
Dù sớm muộn, thì có ngày cha hay mẹ cũng sẽ qua đời, kẻ ở lại đơn thân trong căn phòng trống, như một người khách tạm trú trong căn nhà lạ. Họ sẽ không được chăm sóc dưỡng nuôi và trong giá lạnh chẳng thấy ai đắp chăn cho mình ấm. Chắc hẳn họ sẽ khổ đau và khốn khó. Một trong hai song thân của mình, khi già nua và yếu đuối, có thể là nơi cho lũ rận chấy hoành hành. Thân đơn ấy ngày đêm không chợp mắt. Họ phải thở dài và tự trách rằng, “Đời trước tôi đã tạo nghiệp ác gì mà giờ đây sanh con bất hiếu với song thân như vậy?” Khi than thở xong, họ tìm đến con và dâu mình và rầy la chúng bằng tất cả những giận hờn, thế nhưng, chúng chỉ nghiêng đầu và cười mỉm và quả vậy, con mình là đứa con bất hiếu.
Nó xứng đáng bị đánh phạt năm lần như hồi còn thơ dại, vì những gì mà vợ chồng nó gây nên tương đương với tội ngũ nghịch269 sẽ phải bị thọ ngay ác báo.
Khi cha mẹ cần giúp đỡ khi gặp khó khăn, thì mười lần hết chín, con không đáp ứng. Chẳng những, cương quyết không chịu nghe lời mà chúng còn nhìn cha mẹ mình bằng cặp mắt oán thù căm giận và quát lên rằng, ‘Mấy người không chết mau đi, tại sao còn sống làm chi trên đời này vậy?” Khi nghe con mình nói thế, không giấu được những đau đớn cực kỳ và nước mắt đầm đìa trên đôi má. Bằng đôi mắt mở to, họ khóc nức nở cho con mình, “Khi con còn nhỏ dại, con có thể nào sống mà thiếu đi cha mẹ. Ta đã nuôi nấng con. Nếu không có chúng ta, thì sao con có thể có đời sống tốt đẹp như thế này?” Phật dạy A-nan rằng, ‘Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân nào, có thể vì cha mẹ, thọ trì tụng đọc sao chép kinh Đại bát-nhã Đại thừa dạy về đại trọng ân ấy của cha mẹ, thậm chí, dù chỉ một câu, một kệ được tai mắt mình thấy nghe, thì năm tội ngũ nghịch liền bị tiêu diệt. Và như vậy, họ sẽ thường gặp Phật, nghe Pháp và không bao lâu sẽ đắc chứng đắc Niết-bàn (giải thoát).
A-nan liền đứng dậy, chỉnh y vai trái, chắp tay hướng Phật, cung kính bạch rằng, ‘Thưa Thế Tôn! Kinh này được gọi là gì? Chúng con phải thọ trì phụng hành như thế nào?’
Phật dạy A-nan, kinh này được gọi là Kinh Phụ Mẫu Ân Trọng. Bất cứ chúng sinh nào sao chép ấn tống, thắp hương lễ Phật, cúng dường Tam Bảo, cúng dường thức ăn thức uống chư Tăng, thì đấy chính là cách báo đền công ơn ấy vậy. ‘Sūtra on the Importance of Caring for One’s Father and Mother’/ Fumuenzhong jing, Taishō vol. 85, text 2887, pp.1403b27–1404a19, dịch Anh D.S.
269 Gồm: làm tổn thương Phật, giết A-la-hán, gây chia rẽ Tăng, giết mẹ và giết cha.
M.35 Trợ giúp song thân lúc lâm chung
Đoạn này chỉ dẫn cách giải ác nghiệp cho song thân hoặc cách chuyển ác nghiệp của những thân thích họ hàng xa của mình thành thiện nghiệp.
Chúng sinh tích lũy ác nghiệp, từ những việc ác nhỏ cho đến những ác nghiệp trọng đại không thể đo lường. Mọi chúng sinh đều có những ác tập này. Khi song thân hay họ hàng mình lâm chung, hãy vì song thân gia quyến mà thiết phước, gieo trồng thiện nghiệp, giúp họ đời sau.
Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrva-praṇidhāna Sūtra, Taishō vol.13, text 412, ch.7, p.784a05–07, dịch Anh D.S.
Hồi hướng công đức cho những người thân đã mất
M.36 Bố thí tạo phước cho cha mẹ và tổ tiên
Đoạn này khuyến khích nên vì cha mẹ và tổ tiên mà làm các việc phước thiện để cho thảy đều được hưởng phước.
Đức Phật dạy Mục-kiền-liên (Maudgalyāyana) rằng, ngày rằm tháng bảy270 là ngày tự tứ (pravāraṇa)271 của Tăng. Do vậy, vì lợi lạc cho cha mẹ đời này và bảy đời tổ tông thân tộc của mình, trai chủ nên sắm sanh lễ vật, mọi loại trái cây, thau bồn, đèn đuốc, tọa cụ, giường nằm và tất cả cúng phẩm ngọt lành từ nhiều nơi, nhiều chốn nhằm cúng dường mười phương đại đức Tăng-già cùng vân tập dự lễ này.
Vào ngày này, có thể có toàn bộ Thánh chúng, những vị, hoặc thiền định nơi núi non, hoặc có những vị đã đắc đạo quả, hoặc có những vị đã từng kinh hành dưới những tán cây, hoặc có những vị đã chứng đắc lục thông, hoặc có những bậc đạo sư, hoặc có chư Thanh văn và Duyên giác, hoặc có chư Bồ-tát thập địa quyền hiện thân tỳ-kheo dự trong đại chúng này. Tất cả những vị ấy đều nhất tâm thọ dụng các cúng phẩm tự tứ ấy, tất cả họ đều đạt được giới thanh tịnh của Tăng bằng những phẩm đức cao thượng vô hạn.
270 Thông thường là vào tháng tám Tây lịch.
271 Là ngày Tự Tứ của Tăng sau ba tháng an cư mùa hè.
Nhờ công đức cúng dường thập phương đại đức Tăng-già nhân ngày tự tứ này mà cha mẹ, thân tộc và tổ tông bảy đời được giải thoát khỏi khổ trong ba nẻo xấu272 và rốt ráo có được y phục, tự tại một cách tự nhiên. Nếu cha mẹ vẫn còn tại thế, thì nhờ công đức này mà hưởng phước thọ đến hàng trăm năm. Nếu như cha mẹ bảy đời tổ tông thân tộc đều quá cố, thì nhờ công đức cúng dường nhân ngày tự tứ này, tất cả sẽ được sanh vào các cõi trời, tự tại hóa sinh, nhập thiên hoa quang và thụ hưởng những niềm vui vô lượng.
Ullambana Sūtra, Taishō vol.16, text 685, p.779b12-24, dịch Anh
T.T.S. and D.S.
M.37 Giới Bồ-tát chuyển hóa thiện nghiệp
Đây là bộ phận học xứ của một trong bốn mươi tám khinh giới được Kinh Phạm Võng dạy.
Giới Bồ-tát nhắm cứu độ chúng sinh: Vào ngày cha, mẹ hoặc anh chị em mất, nên thỉnh một vị Pháp sư tụng Bồ-tát giới để tạo phước cho người quá cố, để họ có thể thấy Phật hoặc tái sinh vào giữa cõi trời hoặc cõi người. Bồ-tát không làm như vậy phạm tội khinh cấu.
‘Brahmā’s Net Sūtra’/ Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p.1006b16–b18, dịch Anh T.T.S. and D.S.
M.38 Bố thí tạo phước cho thân nhân sanh làm ngạ quỷ Đoạn này khuyên nên nghĩ đến người thân đã mất làm những việc phước thiện để tạo phước nghiệp cho họ.
Nếu người cha chết mà đọa vào cảnh giới ngạ quỷ cũng có thể hưởng được phước nghiệp do người con tạo và hồi hướng cho. Nếu như người quá cố được sanh thiên, thì người ấy sẽ không còn tâm niệm thọ dụng vật phẩm của loài người. Vì sao vậy? Vì mọi vật phẩm nơi cõi trời đều là những vật phẩm hơn hẳn cõi người. Nếu như vong nhân đọa vào địa ngục, thân không khổ não không hề nghỉ ngơi để nghĩ đến, do đó cũng không thể thọ dụng. Sanh trong loài vật, loài người
272 Địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
cũng vậy. Vậy, do duyên gì duy chỉ ngạ quỷ có thể thọ dụng? Do vì trước kia vốn có tham ái keo kiết mà nay sanh làm ngạ quỷ. Đã đọa vào đây, luôn luôn hối hận tội lỗi cũ, suy nghĩ để được thọ dụng, nên có thể nhận được. Nếu hồi hướng cho những thân quyến sanh vào cảnh giới khác, thì thân quyến đọa ngạ quỷ cũng vẫn nhận được lợi ích từ việc này.273 ‘Brahmā’s Net Sūtra’/ Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p.1006b16–b18, dịch Anh T.T.S. and D.S.
KIM CANG THỪA
Giáo huấn vương đạo nhân ái
V.12 Long Thọ (Nāgārjuna) luận về vương pháp
Bởi các nguyên tắc cai trị tốt đẹp và một xã hội hòa bình đã được chính đức Phật nêu rõ, nên không còn gì nhiều để các Luận sư sau này bổ sung. Trong khi Kim cang thừa, đặc biệt, không phát triển bất cứ lý thuyết xã hội nào riêng biệt, các tông đồ Kim cang thừa xem các nguyên lý Đại thừa như đại bi, bố thí, và vân vân, là những hướng dẫn tối quan trọng trong lĩnh vực xã hội. Họ được truyền cảm hứng từ các nguồn văn hiến Đại thừa Ấn-độ như ‘Bảo man luận’ (Ratnāvalī, hay Ratnamālā; Hán dịch: Bảo hành vương chánh luận)274 của Long Thọ, đại luận sư khởi xướng triết học Trung luận (Madhyamaka). Được viết dưới dạng một bức thư gửi cho một vị vua trẻ thuộc vương triều Ṥātavāhana (thế kỷ thứ hai Tây lịch), đây là một loạt các giáo huấn Đại thừa gồm 500 câu. Các đoạn tuyển dịch trích từ phẩm thứ ba (‘Bồ-đề tư lương’) và thứ tư (‘Chánh giáo vương’), trong đó Long Thọ chỉ dẫn cho vị thí chủ vương gia đạo lý cai trị vương quốc như là một phần thực hành Bồ-tát đạo.
[Hộ Pháp]
231. Với tâm kính ngưỡng (Tam Bảo), hãy tạo lập vô số Phật tượng, bảo tháp và tự miếu, cùng các đại tăng viện.
273 Ý tưởng tương tự được triển khai trong Milindapañha của Thượng tọa bộ, pp.294–95.
274 Bản dịch đầy đủ, xem RV.
232. Hãy tạc Phật tượng trang nghiêm bằng các chất liệu quý được sơn thếp, ngự trên tòa sen được trang nghiêm bằng trân bảo.
233. Dốc toàn lực hộ trì Thánh Pháp và Tăng-già, lại trang nghiêm các tháp miếu bằng tấm lưới kim bảo.
234. Cúng dường tháp miếu bằng các loại hoa bằng vàng, bằng bạc, cùng với kim cương, san hô, trân châu và lục ngọc, lưu-ly, đế thanh (lam ngọc).
235. Cúng dường pháp sư thuyết Thánh Pháp khiến hoan hỷ bằng lợi dưỡng, thừa sự, luôn luôn y chỉ Pháp.…
[Chính sách văn hóa]
238. Cung cấp giấy lá bối, mực đen và bút tre, cần cho việc ghi chép, những điều đức Phật dạy.
239. Để truyền bá tri thức, xây học đường khắp nước, cấp tá
điền chăm sóc, cho sinh kế giáo thọ.
[Y tế]
240. Để trừ khổ chúng sanh, già, trẻ, và người bệnh, an trí thưởng đất đai, y dược sĩ cả nước.
[Bố trí các phương tiện công cộng]
241. Dựng lập bằng trí tuệ, lữ xá và hoa viên, cầu đò và ao hồ, đình quán và bể nước, Tăng viện cấp giường chiếu, thức ăn, cỏ và củi.
242. Dựng đình quán khắp chốn, thị trấn và thôn xóm; kế cận các tăng viện,lập bồn nước dọc dường, nơi thiếu nguồn cấp nước.
[Phương sách phúc lợi xã hội]
243. Tâm từ nuôi người bệnh, đơn độc và khổ bức, thấp hèn và bần cùng; giúp phương tiện no đủ.
244. Thức ăn và thức uống, các thứ cơm, gạo, quả, chưa thí Tăng, người xin, không tự tiện dùng trước.
[Cung cấp các phương tiện công cộng]
245. Bên cạnh các bể nước, để giầy dép, dù, lọng, nhíp nhổ gai, kim, chỉ, dựng hiên mát phòng hộ.
246. Bên cạnh các bể nước, để ba quả, 275 ba cay, 276 bơ, đường, và mật ong, thuốc mắt và tiêu độc, toa thuốc và mật chú.
247. Bên cạnh các bể nước, hãy cấp dầu thoa thân, thoa chân và thoa đầu, chăn bông và ghế đẩu, cháo, bát đồng và (để bửa củi).
248. Hãy xếp đầy các chum, các loại mè, gạo, thóc, đường mật, dầu, và nước, chứa ở nơi râm mát.
249. Cho người đáng tin cậy, thường đặt thức ăn, uống, các thỏi đường và hạt, ngoài miệng các tổ kiến.277
[Cúng thí thực phẩm cho phi nhân]
250. Trước sau khi dùng bữa, luôn cúng thí thức ăn, đến các loài ngạ quỷ, chó, trùng, chim, các loại.
[Biện pháp kinh tế]
251. Chăm lo người bị hại, mất mùa và tai, dịch, dân chúng vùng binh chiến.
252. Giúp đỡ nông dân nghèo, hạt giống và lương thực; bãi bỏ mức thuế nặng, và tùy thời giảm tô.
253. Cứu giúp người túng thiếu, miễn phí cho cầu đường, giảm thuế cho buôn bán. Miễn khổ chờ cửa xin.
254. Dẹp trộm cướp trong nước, và các nước chư hầu. Giữ các mức lãi suất, ổn định giá thị trường.
[Nguyên tắc quản trị]
255. Điều các đại thần tâu, nên tự mình tìm hiểu. Luôn làm hết mọi chuyện, vì lợi lạc thế gian.
256. Như vua tự lo nghĩ, ‘Làm sao được lợi mình?’, cũng thế hãy lo nghĩ, làm sao lợi mọi người.
257. Vua hãy nên sẵn sàng, cấp các thứ mong muốn, như đất, nước, lửa, gió, dược thảo lẫn cây rừng.…
275 Tạng: 'bras bu gsum, ba thứ quả dùng làm thuốc: kha tử, xuyên luyện tử, và dư cam tử.
276 Tạng: tsha ba gsum, ba loại dược thảo có chất cay: sanh khương (gừng sống), tất bát, hồ tiêu.
277 Có lẽ để ngăn chặn kiến tấn công vào khu vực nghỉ ngơi xung quanh bể chứa nước.
[Xây dựng các cơ sở đạo giáo mới]
307. Vua nay được phú quý, do xưa thí kẻ bần. Nếu vô ân, tham trước, không thí, sau chẳng còn.…
309. Hãy thường phát đại tâm, và làm các đại sự, do làm quảng đại nghiệp, định cảm quảng đại quả.
310. Tạo lập cơ hoằng pháp, uy nghiêm và danh tiếng, để phụng sự Tam Bảo, mà vua chúa hẹp hòi, chẳng từng nghĩ làm được.…
313. Vua rồi cũng phải chết, bỏ lại mọi tài sản, nhưng điều làm vì Pháp, tất cả đi theo vua.…
315. Thọ dụng tài sản có, được vui trong đời này; bố thí tài sản có, được vui trong đời sau. Không thọ dụng, không thí, uổng phí khổ hai đời.
316. Lâm chung không thể thí, vì không thể tự chủ, bởi quần thần không trọng, mà xu nịnh tân vương.
317. Vậy hãy dùng tài sản, tạo lập cơ hoằng pháp, khi vua còn quyền lực, cái chết luôn chực chờ, đời như đèn trước gió.
[Bảo dưỡng các cơ sở đã có]
318. Hãy bảo hộ, tu bổ, các cơ sở hoằng pháp, các tự viện
đền tháp, dựng bởi các tiên vương.
319. Rồi đặt người trông coi, những người không gây hại, thường hành thiện, trì giới, từ ái, chân thật, nhẫn, không tranh, hằng tinh cần.
[Biện pháp phúc lợi khác]
320. Hãy cho kẻ mù, bệnh, thấp hèn, không y hộ, nghèo thiếu và tàn khuyết, đều bình đẳng nhận được, đồ ăn và thức uống.
321. Hãy cung cấp tương tợ, cho người phụng hành pháp, hoặc trú quốc cảnh khác, dù không có yêu cầu.
[Bổ nhiệm quan chức]
322. Trong hết thảy pháp sự, lập pháp quan cần mẫn, không tham, tuệ sáng suốt, như pháp, không hại ai.
323. Lập đại thần chấp chính, người thông hiểu chính sự; nhu hòa và trong sạch, trung thuận, không khiếp sợ; vọng tộc, có đạo đức, tri ân, hành pháp.
324. Lập người làm đại tướng, đại lượng, không câu nệ, dũng cảm và nhu hòa, biết thọ dụng, kiên định, hằng lưu tâm cảnh giác, hành xử đúng như pháp.
325. Lập đại thần tổng lãnh, niên trưởng tính điềm đạm, có giới, hành như pháp, trong sạch và tài năng, tinh thông các pháp điển.
[Cách cai trị]
326. Hàng tháng nghe trình báo, tất cả thu và chi; nghe xong, y pháp định, tự phán việc cần làm.
327. Vì lợi ích chánh pháp, vương vị không vì danh, cũng không vì các dục, do vậy kết quả lớn, ngược lại không như thế.
329. Thường chiêu nạp quanh mình,nhiều niên trưởng có trí, vọng tộc, thông luận lý, biết kinh sợ tội ác, thông suốt việc cần làm.
[Xử trí tội phạm]
330. Cho dù hợp chính lý, đáng phạt gậy, giam cầm, luôn thấm nhuần nhân ái, hãy ban phát ân huệ.
331. Đại vương, vì lợi ích, hằng khởi tâm bi mẫn, với mọi loài có thân, dù phạm tội cực trọng.
332. Đặc biệt khởi tâm bi, đối tội phạm cực ác. Chính kẻ tự hại kia, là sở duyên đại bi, cho người có đại tâm.
333. Giam tội nhỏ, một, hoặc năm ngày, rồi thả; còn lại tùy như lý; chớ giam ai không thả.
334. Không có tâm tha ai, tức sanh bất luật nghi (không tự chế), do bất luật nghi ấy, liên tục tích tội ác.
335. Chừng nào tù chưa thả, hãy để cho an ổn, cho cạo râu, tắm gội, y phục, ăn uống, thuốc.
336. Như muốn dạy trẻ hư, trách phạt vì thương yêu, không phải vì giận hờn, cũng không cầu tài lợi.
337. Khi điều tra biết rõ, tội sát nhân cực ác, chỉ nên đuổi khỏi nước, không giết, không hành hạ.
[Khuyên về cách trị quốc]
338. Tự mình không do ai, bằng đôi mắt tinh tường, quan sát toàn quốc cảnh, luôn cảnh giác, chánh niệm, hành trách vụ y pháp.
339. Tâm cung kính phụng hiến, dâng cúng bậc phước điền, đối vị khác cũng vậy, tùy thuận tâm cao đại.
340. Cung kính, như hoa nở; huệ thí, như quả to, nhẫn nhục, vua như cây, làm bóng mát che dân, như loài chim đến đậu.
341. Vua có thí có giới, uy nghiêm mà thân yêu, dân chúng sẽ mến mộ, cũng như đường cát ngọt, bọc đậu khấu, hồ tiêu.
…
343. Vua không mang vương quốc từ đời trước đến đây, Vua cũng sẽ không mang vương quốc đến đời sau – Vua có được vương quốc, do hành theo chánh pháp, vậy Vua chớ làm gì, trái ngược với chánh pháp.
‘The Precious Garland’, vv.231–257, 307, 309–10, 313, 315–27,
329–41, and 343, dịch Anh T.A.
Suy tưởng ân đức của mẹ
V.13 Tu tập từ bi bằng suy tưởng ân đức của mẹ trong đời này và các đời trước
Đoạn này là một bản dịch đầy đủ phẩm thứ bảy của một luận thư Tây Tạng nổi tiếng, ‘Giải thoát trang nghiêm bảo’ của vị đại luận sư Tây Tạng Gampopa (1079-1153). Đây là một giáo giới đơn giản về tu tập tâm từ và lòng bi, hai yếu tố quan trọng nhất của Bồ-tát đạo dẫn đến Phật quả, mục đích mà luận sư muốn chứng đạt, vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Hai phẩm tánh này có thể áp dụng cho tất cả những sắc thái xã hội của Đại thừa và Kim cang thừa; chúng sẽ được tài bồi trong tất cả các nẻo đời – tình bạn, các mối quan hệ, gia đình và xã hội nói chung. Một chủ đề quan trọng trong đoạn văn này là nói, cũng như một người mang ơn của mẹ trong đời này, vì công ơn và sự chăm sóc mà mẹ dành cho, cũng vậy, ta phải có tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh, vì tất cả đã từng là mẹ của ta trong vô số đời quá khứ (xem *Th.74 và
*V.18).
Bây giờ, như phép đối trị cho sự tham cầu an lạc của tịch diệt, tôi sẽ giảng thuyết tu tập từ bi. ‘Tham cầu an lạc của tịch diệt’ có nghĩa là mong cầu Niết-bàn chỉ vì mình và do thiếu tình yêu đối với chúng sanh nên chẳng làm các việc lợi
tha. Đó là thái độ của những vị Tiểu thừa.278 Như nói rằng, ‘Vì lợi ích chính mình, bỏ mặc lợi ích người; càng vì lợi ích mình, lợi mình thành tối thượng.’279 Song nếu phát khởi tâm từ bi, sẽ vì ái trước chúng sanh mà không mong chỉ giải thoát riêng mình. Vì vậy ta nên tu tập từ bi. Như Thượng sư Văn- thù nói rằng, ‘Người hành Đại thừa không được xa lìa từ bi dù chỉ một sát-na.’ Lại nữa, ‘Nhiếp hộ tha nhân bằng từ bi, chứ không bằng thay vì thù hận.’
[Tâm từ]
Tu từ vô lượng sẽ được luận giải theo sáu đặc tính là: sai biệt, sở duyên, tướng trạng, tu pháp, thành thục và công đức.
Tâm từ sai biệt có ba: (1) sanh duyên từ: do duyên đến đối tượng là chúng sanh mà phát khởi tâm từ, (2) pháp duyên từ: do duyên đến đối tượng là các pháp mà phát khởi tâm từ, (3) vô duyên từ: không duyên đến tất cả tưởng. ‘Vô Tận Ý sở vấn kinh’ nói rằng: ‘Sanh duyên từ là pháp hành của các vị Bồ-tát sơ phát bồ-đề tâm.280 Pháp duyên từ là pháp hành của các vị đã nhập Bồ-tát hành. Vô duyên từ là pháp hành của các vị Bồ-tát đã đắc vô sanh pháp nhẫn’.281
Sanh duyên từ: loại biệt thứ nhất của tâm từ là hướng đến chúng sanh. Đặc tính của nó là mong cầu chúng sanh có được an lạc. Phương pháp tu tập tâm từ chủ yếu y cứ trên việc
278 Trong truyền thống Tây Tạng, thuật ngữ Tiểu thừa (Hīnayāna) được hiểu theo hai cách: 1) chỉ cho những quan điểm mà người ta chấp, hay 2) chỉ cho động lực của một người. Trong ngữ cảnh ở đây, nó mang nghĩa thứ hai. Cụ thể, truyền thống Tây Tạng thẳng thắn nói rằng một người chấp ‘Tiểu thừa’ kiến và vẫn còn có động lực ‘Đại thừa’, chẳng hạn, có lòng bi mẫn sâu đậm với tất cả chúng sanh. Ngược lại, một người cũng có thể có Đại thừa kiến nhưng vẫn thiếu lòng bi mẫn sâu sắc, tức là thiếu động lực Đại thừa.
279 Không rõ nguồn.
280 Nguyện từ bi để giác ngộ.
281 Ba loại lòng từ thể hiện cho ba bậc tu tập tâm, được mô tả trong đoạn đầu tu tập tâm từ (xem bên dưới). ‘Vô sanh pháp nhẫn’ chỉ cho sự chứng ngộ trực tiếp, vô phân biệt về tánh không, trong tất cả các pháp đều không tự tánh (xem *V.76).
thường ức niệm về ân đức của người khác. Cho nên trước hết các người hãy suy tưởng ân đức của chúng sanh.
Trong đời này, người có ân đức to lớn nhất đối với ta là mẹ. Ân đức của mẹ dành cho ta có bao nhiêu loại? Có bốn: (1) ân sinh ra thân ta; (2) ân khó nhọc vì ta; (3) ân cho ta sự sống;
(4) ân chỉ bày thế gian cho ta. Như trong ‘Bát-nhã bát thiên tụng’ có nói rằng: ‘Vì sao vậy? Bởi mẹ nuôi nấng ta, chịu khó nhọc vì ta, bảo vệ đời ta, và chỉ cho ta tường tận thế gian này.’
Trước hết các người hãy suy tưởng về ân đức sinh thành của mẹ. Thân này của ta không sanh ra tức thời đầy đủ, với gân cốt trọn vẹn và sắc da tươi tốt, mà phải lớn dần trong thai mẹ từ một khối chất nhầy, do máu và thịt của mẹ tạo thành nhựa sống, là tinh chất của sự sống. Nó được nuôi dưỡng bằng nhựa sống lấy từ thực phẩm của mẹ, và phát triển ngay cả khi mẹ phải chịu những khó chịu bất an, bệnh tật, đau nhức. Rồi sau khi sanh, mẹ cũng chăm sóc nuôi nấng từ một sinh vật bé bỏng cho đến trưởng thành lớn bằng con bê.
Thứ hai là ân khó nhọc của mẹ vì ta. Thoạt kỳ thủy, ta chẳng chào đời với đầy đủ y phục, trang sức, sở hữu tài vật, hay mang theo lương thực. Ta sinh với hai bàn tay trắng, không sở hữu gì ngoài miệng và dạ dày. Khi đến một nơi xa lạ không người thân quen này, mẹ không bỏ ta đói mà cho ta ăn; chẳng bỏ ta khát mà cho ta uống; chẳng bỏ ta lạnh mà cho ta quần áo; chẳng bỏ nghèo khổ mà cho ngươi tài vật. Không phải mẹ chỉ cho những thứ mẹ không cần; mà cho cả thức ăn, thức uống và y phục, thậm chí những thứ mà chính bà không dám dùng. Mẹ sẽ không làm gì cho hạnh phúc chính mình trong đời này, hay đời sau, mà chỉ chăm sóc con tận tụy không bận tâm đến hạnh phúc đời này và đời sau của mình.
Có những thứ không dễ gì có được, nhưng mẹ trao hết cho con mình dù phải chịu nhiều vất vả, thậm chí làm điều sai phạm, chịu đau đớn. Sai phạm ở đây có nghĩa là tạo các nghiệp bất thiện như điếu ngư hay giết hại sinh vật để nuôi con. Đau đớn ở đây là nói trong khi buôn bán hay làm nông
mệt nhọc, cả ngày lẫn đêm, phải đạp sương tuyết thay giày dép, đội sao thay mũ, đi trên đôi ống quyển thay vì ngựa, quất tơ sợi thay vì roi, đưa hai đùi cho chó, đưa hai má cho người, cũng chỉ để nuôi con.
Lại nữa, bà thương yêu kẻ xa lạ vô dụng này hơn cả cha mẹ hay sư trưởng đã có ân với mình. Bà trông nom con với đôi mắt trìu mến, ôm ấp sưởi ấm con trong lòng, ru con bằng mười đầu ngón tay với giọng ru ngọt ngào.
Ân thứ ba là cho ta sự sống. Ban sơ, ta có miệng nhưng không thể tự ăn, có tay mà không thể tự dùng, có sức nhưng không đủ mạnh để làm gì ta muốn. Ta chỉ như con sâu nhỏ: yếu ớt, vô nghĩa, đủ sức tự chăm sóc. Thế nhưng, mẹ săn sóc không hề bỏ mặc, bế ta trên đùi ngăn ta tránh lửa và nước, giữ ta tránh khỏi hố sâu, gạt đi mọi thứ nguy hiểm, và cầu nguyện cho ta an lành. Lo cho đời sống của ta, lo cho sức khỏe của ta, bà làm đủ mọi thứ như bói toán, chiêm tinh, giải hạn, cầu đảo, đủ các thứ cúng bái. Mẹ cho con sự sống bằng các phương tiện như vậy.
Ân thứ tư, chỉ bày thế gian cho ta. Không phải ta đến thế gian này mà đã biết hết mọi thứ, kinh nghiệm dày dặn, thông minh tài trí từ đầu. Ta chẳng biết làm gì ngoại trừ khóc và vung vẩy tay chân để gọi người thân chú ý. Khi ta không biết ăn, mẹ dạy ta ăn. Khi ta không biết mặc, mẹ dạy ta mặc. Khi ta không biết đi, mẹ dạy ta đi. Khi ta không biết nói, mẹ dạy ta nói: “À, ừ, mẹ, má.” Mẹ nuôi lớn ta dạy ta nhiều tài khéo cần thiết để tài nghệ của ta sánh bằng người khác.
Thêm nữa, đây không phải chỉ là mẹ của ta trong đời này, mà vì ta đã trôi lăn trong dòng sanh tử từ vô thủy, nên bà cũng đã từng là mẹ ta trong vô số, vô lượng lần. Đó là điều được nói trong kinh ‘Luân hồi vô thủy’: ‘Nếu có kẻ đem tất cả đất đá, cây cỏ, tất cả rừng rậm trên thế gian này chia chẻ thành từng chút nhỏ như hạt cối, rồi có người đem đếm, thì cũng có lúc đếm hết. Song, không thể nào đếm hết được số lần mà một chúng sanh đã từng là mẹ của ta.’ Cũng vậy, (Nāgāṛjuna / Long Thọ nói trong) ‘Thư cho thiện hữu’ (Suhṛllekha / Giới
vương thơ, V.68 rằng: ‘Giả sử lấy đại địa, nghiền nhỏ thành hạt cối, cũng không đếm hết được, số lượng mẹ của ta.’
Mỗi lần là mẹ ta, người đều bày tỏ bấy nhiêu ân đức như trước kia. Do vậy, bởi ân đức của mẹ thật vô hạn, nên hãy yêu quý mẹ chí thiết và quán chiếu để tăng trưởng tình thương yêu và mối quan hoài mong cho mẹ được tăng ích và an lạc.
Không chỉ thế, hết thảy chúng sanh đã từng là mẹ của ta, và mỗi lần làm mẹ như thế là mỗi lần cũng thương yêu như hiện tại. Số lượng chúng sanh là bao nhiêu? Như hư không vô hạn, cũng vậy, chúng sanh sung mãn hư không. Như kinh Phổ Hiền hành nguyện (bZang po spyod pa'i smon lam) nói: “Hư không vô biên, cũng vậy, chúng sanh vô biên.” Do vậy, hãy tu tập để tăng trưởng nguyện mong cho hết thảy chúng sanh vô biên như hư không được tăng ích an lạc. Khi tâm này được phát khởi, đó chính là tâm từ. Luận Đại thừa trang nghiêm kinh nói: ‘Từ trong tủy xương, Bồ-tát quán mọi chúng sanh như con một của mình, luôn mong lợi lạc cho tất cả.’
Khi mà, bằng lực của tâm từ, lệ tràn đôi mắt và lông tóc dựng đứng, đó chính là tâm đại từ. Khi tâm từ đó bình đẳng hướng đến hết thảy chúng sanh, đó là từ vô lượng.
Tâm từ được tu tập viên mãn khi ta không còn mong cầu lợi lạc cho riêng mình mà duy chỉ mong cho hết thảy chúng sanh.282
Tu tập tâm từ sẽ có vô lượng công đức. Như kinh ‘Nguyệt đăng’ nói, ‘Bằng vô số phẩm vật chất đầy vô biên quốc độ Phật cúng dường các Tối Thắng Tôn, cũng không sánh bằng tu tập tâm từ.’
Ngay dù chỉ hành tâm từ trong chốc lát cũng có vô lượng phước báo. ‘Bảo man luận’ (của Long Thọ) nói: ‘Bằng ba
282 Điều này có nghĩa là thái độ bình thường của một người yêu quý chính mình còn với tha nhân thì ngược lại, và việc người ấy càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác – điều đó, tất nhiên, cũng đem lại nhiều hạnh phúc hơn cho chính mình.
trăm bát cơm, cúng dường ngày ba lần, công đức cũng không thể bằng tâm từ chốc lát’ (RV.283).
Tu tập tâm từ, cho tới khi thành chánh giác, có tám công đức. ‘Bảo man luận’ nói: ‘Được trời, người yêu quý, và tùy thời bảo hộ, tâm tịch tĩnh an lạc, thuốc độc, gươm đao không gia hại, thành tựu sở nguyện không nhọc công, rồi được tái sanh Phạm Thiên giới. Dù chưa thoát luân hồi, tâm từ có tám đức.’ (RV.284–85).283
[Tâm bi]
Khi tâm từ đã được tu tập thành thục như vậy, chẳng khó khăn gì để tu tâm bi. Bi vô lượng cũng được luận theo sau tướng là: sai biệt, sở duyên, tướng trạng, tu pháp, công đức, và thành thục.
Tâm bi sai biệt có ba: (1) sanh duyên bi: do duyên đến chúng sanh mà phát khởi, (2) pháp duyên bi: do duyên đến pháp mà phát khởi, và (3) vô duyên bi: không duyên đến tất cả tưởng. Loại biệt thứ nhất được phát khởi khi quán thấy khổ đau của chúng sanh trong các ác đạo, và tương tự. Loại biệt thứ hai được phát khởi do tu tập bốn Thánh đế và thông suốt hai loại nhân quả,284 tâm đoạn trừ chấp thường và chấp nhất, bấy giờ tâm bi phát khởi, quán rằng ‘Ôi, hết thảy chúng sanh đều mê mờ không tỏ ngộ nhân quả cho nên chấp thường chấp nhất!’ Loại biệt thứ ba phát khởi khi tự tâm an lập bình đẳng, chứng ngộ Không tánh của hết thảy pháp – phát khởi tâm bi, thương xót hết thảy chúng sanh chấp chặt các pháp là thật có. Như nói rằng, ‘Khi Bồ-tát an lập bình đẳng, viên mãn lực tu tập, phát khởi tâm bi thương chúng sanh bị quỷ chấp hữu nắm chặt.’285
Trong ba loại biệt tâm bi này, đây chỉ nêu tu tập cho loại đầu. Sở duyên là hết thảy chúng sanh. Tướng trạng là ý mong muốn chúng sanh thoát khổ và nguyên nhân khổ.
283 Đây cũng là một vài trong số các lợi ích của lòng từ mạnh như trong
Aṅguttara-nikāya V.342.
284 Hai loại nhân quả hàm ngụ trong bốn Thánh đế: sự thuận khởi và đoạn diệt của khổ (xem *L.27).
285 Không rõ nguồn.
Phương pháp tu tập loại tâm bi này là liên tưởng đến mẹ mình trong đời này. Giả tưởng mẹ ta đang ở một nơi mà tại đó bị người đánh đập, cắt xẻ, luộc sống, thiêu sống, hoặc giả tưởng mẹ ta đang bị lạnh cóng đến nỗi da phồng rồi nứt nẻ khắp người, do vậy, khởi lên tâm cảm xót thương. Cũng vậy, các chúng sanh đọa trong địa ngục, chịu những thống khổ như vậy, chắc chắn đã từng là mẹ ta, vậy nên nếu chúng sanh ấy chết thảm như vậy, sao ta có thể không cảm thấy xót thương? Hãy tu tập tâm bi nguyện cho họ thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của nó!
Lại nữa, nếu mẹ ta trong đời này bị đói khát giày vò, bệnh tật, đau đớn hành hạ, sợ lo đe dọa, ta sẽ cảm thấy vô cùng thương xót. Chúng sanh đọa trong ngạ quỷ, cũng chịu những khổ đau như vậy, chắc chắn đã từng là mẹ ta, vậy nên nếu chúng sanh ấy bị giày vò bởi những đớn đau ấy, sao có thể không cảm thấy xót thương? Vậy ta hãy tu tập tâm bi, nguyện cho hết thảy thoát khổ và nguyên nhân khổ!
Lại nữa, nếu mẹ ta trong đời này già yếu, bất lực bị kẻ khác sai khiến và bóc lột, đánh đập hay cắt xẻ, ta sẽ cảm thấy thương xót vô cùng. Các chúng sanh đọa trong súc sanh cũng chịu những khổ đau như vậy chắc chắn đã từng là mẹ ta, vậy nên nếu chúng bị bức bách bởi những đớn đau ấy, sao ta có thể không cảm thấy xót thương? Vậy ta hãy tu tập tâm bi, nguyện cho chúng thoát khổ và nguyên nhân khổ!
Lại nữa, nếu mẹ ta gần kề vực sâu vạn trượng, không hay nguy hiểm, chẳng ai cản bước, và vừa đang trên mép rơi xuống vực ấy, mà dưới đó sẽ chịu đau đớn vô vàn và sẽ chẳng thể nào thoát lên khỏi đó được, ta sẽ cảm thấy vô cùng thương xót. Chúng sanh đọa trong ngạ quỷ cũng chịu những khổ đau như vậy chắc chắn đã từng là mẹ ta, vậy nên nếu chúng bị giày vò bởi những đớn đau ấy, sao ta có thể không cảm thấy xót thương? Vậy ta hãy tu tập tâm bi, nguyện cho chúng thoát khổ và nguyên nhân khổ!
Chư thiên, nhân loại, và a-tu-la cũng kề vực thẳm của các ác đạo, chẳng hay nguy hiểm, chẳng thể loại bỏ các hành vi bất thiện, không thân cận thiện tri thức, sắp sửa rơi vào khổ nạn
của ba ác đạo, khó mà xuất ly; sao ta có thể không cảm thấy xót thương? Vậy ta hãy tu tập tâm bi, nguyện cho chúng thoát khổ và nguyên nhân khổ!
Tâm bi được tu tập viên mãn khi đã cắt đứt những hệ phược của tham luyến ngã ái và ước nguyện, không chỉ bằng lời mà chính từ tâm, để mong cho hết thảy chúng sanh thoát khổ đau và nguyên nhân khổ. Như ‘Thuyết Quán Thế Âm chứng ngộ kinh’286 nói rằng: ‘Có một pháp mà hết thảy Phật pháp như được trong lòng bàn tay. Pháp đó là gì? Chính là đại bi.’ ‘Chánh Pháp tập yếu kinh’ nói: ‘Bạch Thế Tôn, nơi nào có luân bảo của Chuyển luân vương xuất hiện, nơi đó xuất hiện toàn thể quân binh. Cũng như vậy, nơi nào có đại bi của Bồ- tát, nơi đó có tất cả Phật pháp.’ ‘Như Lai bí mật kinh’ nói: ‘Này Bí Mật Chủ,287 nhất thiết trí của Phật sanh trưởng từ rễ là tâm bi.’
Khi bằng tâm từ mà ta nguyện cho chúng sanh được an lạc và bằng tâm bi mà nguyện cho hết thảy thoát khổ, mà không màng đến mong cầu an lạc cho riêng mình, duy chỉ mong thành Phật quả vì lợi lạc cho chúng sanh. Từ và bi do vậy là các pháp đối trị của tham chấp nơi tịch diệt.
Do vậy, khi đã phát khởi từ và bi trong dòng tương tục của tâm, và thương yêu người khác hơn thương yêu chính mình, thì điều đó giống như được nói (trong ‘Bồ-đề đạo đăng luận’ của Atiśa đoạn 5: *V.10): ‘Chỉ muốn chấm dứt khổ, cho tất cả chúng sanh, như nỗi khổ của mình, ấy là thượng sĩ phu.’ Đây là sự phát tâm của bậc tối thượng sĩ… .
‘The Jewel Ornament of Liberation’, pp.105–16, dịch Anh T.A.
THERAVĀDA
Good governance
Th.29 Principles of good governance that ensure the stability of the state
This passage describes the way the Vajjis ran their society. They were known to have had a republican political system different from what had become the widely prevalent monarchical system of India during the time of the Buddha. Buddhist literary sources speak very highly of the Vajjian system of government which had many democratic features. The Buddha’s own adherence to similar principles is seen in the system of monastic administration established by him, which leaves no room for authoritative individual leadership, but makes arrangements for a consensual system of administration. The passage is delivered to an emissary of a king who wished to conquer the Vajjis, pointing out their strengths, which made them difficult to conquer.
At that time Venerable Ānanda was standing behind the Blessed One, fanning him, and the Blessed One addressed Venerable Ānanda: ‘What have you heard, Ānanda: do the Vajjis meet together regularly, and have frequent meetings?’ ‘Sir, I have heard that the Vajjis meet together regularly ....’
‘So long, Ānanda, as the Vajjis meet together regularly … the growth of the Vajjis is to be expected, not their decline. … [The Vajjis will also grow and not decline if they continue to] … meet in unity and disperse in unity and attend to their affairs in concord … neither enact laws that are not already enacted nor break ones that are already enacted, but proceed in accordance with their ancient Vajjian principles of justice … are hospitable, respect, honour and venerate their Vajjian elders and think it worthwhile to listen to them … refrain from abducting women and maidens of good families and oppressing them … are hospitable, respect honour and venerate their shrines, both those within the city and those outside it, and do not fail in making the due offerings made to them formerly … provide righteous watch, ward and protection to the arahants, so that those who have not come to the realm yet might do so, and those who have already come might live there at ease.
And the Blessed One addressed the brahmin Vassakāra: ‘Once, brahmin, I dwelt at Vesāli, at the Sārandada shrine, and there I taught the Vajjis these seven conditions leading to the prevention of their decline. So long, brahmin, as these seven principles conducive to non-decline remain and prevail among the Vajjis, their growth is to be expected, not their decline.’
Mahā-parinibbāna Sutta: Dīgha-nikāya II.73–75, trans. P.D.P.
Th.30 Corrupt leadership and its adverse consequences for society and nature
This is a passage that shows a connection between the ethical conduct of humans and changes that occur in the natural environment. Dhamma as natural order is disrupted by unrighteous actions that go against Dhamma as right ethical order. The passage draws attention to the responsibility of a land’s leadership in maintaining moral standards in society through setting an example to the rest of the society.
Monks, at a time when kings are unrighteous, the royal servicemen too become unrighteous. When the royal servicemen become unrighteous, the brahmin householders too become unrighteous. When the brahmin householders become unrighteous, those in the townships and provinces too become unrighteous. When those in the townships and provinces become unrighteous, the moon and sun move unevenly. When the moon and sun move unevenly, the stars and the constellations move unevenly. When the stars and the constellations move unevenly, then the night and day occur unevenly. When the night and day occur unevenly, the fortnights and the months become uneven. When the fortnights and months become uneven, the seasons and the year become uneven. When the seasons and the year become uneven, winds blow unevenly and in the wrong direction. When winds blow unevenly and in the wrong direction, deities become disturbed. When the deities become disturbed, the sky does not bring proper rainfall. When there is no proper rainfall, the grains ripen unevenly. When humans eat unevenly ripened grains, their life-span is shortened, and they lose their beauty and power and are struck by many ailments.
Monks, at a time when kings are righteous … [the opposite of the above happens].
When cattle are crossing (a water way), if the leading bull goes crooked, all of them go crooked as the leading one has gone crooked.
Even so, among humans, if the one considered the chief behaves unrighteously, all the rest will follow suit.
If the king is unrighteous, the whole country rests unhappily.
When cattle are crossing (a water way), if the leading bull goes straight, all of them go straight as the leading one has gone straight.
Even so, among humans, if the one considered the chief, indeed, lives righteously, all the rest follow suit. If the king is righteous, the whole country rests happily.
Adhammika Sutta: Aṅguttara-nikāya II.75–75, trans. P.D.P.
Th.31 Noble duties and the moral qualities of a Cakkavatti monarch
These passages are on the ideal of a Cakka-vatti, a great ‘Wheel-turning’ monarch whose rule turns its influence over all India (see *LI.5). This is presented in the Buddhist canon with a view to providing a sound ethical basis for the political life of society. Since authority was greatly concentrated in a single person in the monarchical system of government that was widely prevalent at the time, Buddhism sought to address the situation by introducing the concept of a monarch who gave up the ambition of military conquest and ruled according to Dhamma, in the sense of righteous, ethical and just principles. The second passage emphasizes that the secular authority of the ruler should always be subject to such principles.
Once, monks, there was a Cakkavatti monarch named Daḷhanemi, a righteous person, a righteous king, conqueror of the four quarters who had achieved the stability of his realm and was possessed of seven treasures … He lived having conquered this earth extending on all sides to the ocean without resort to rod and sword, but through Dhamma and justice.
Then monks, king Daḷhanemi after many years, after many hundreds of years … duly installed his eldest son in kingship and, shaving off hair and beard, donned yellow robes and went forth from the household life and became a homeless renunciant. When seven days passed after the royal sage had gone forth, the heavenly Wheel Treasure255 disappeared. Then a certain person went to the king of the royal class who was anointed as king and said: ‘Look here, Lord, do you know that the heavenly Wheel Treasure has disappeared?’ ... Then the royal sage said to the anointed king: ‘My son, do not be worried and experience displeasure as the heavenly Wheel Treasure has disappeared. The heavenly Wheel Treasure is not a paternal inheritance of yours. Now my son, you must keep to the noble duties of a Cakkavatti monarch. Then it is possible that on the fifteenth day of the moon, the day of religious observances, when you have bathed your head, made the religious observances and ascended the upper storey of the palace, the heavenly Wheel Treasure would appear ….’
‘What Lord, is that noble duty of a Cakkavatti monarch?’ ‘My son, depending on Dhamma itself, honouring Dhamma, paying respect to Dhamma, esteeming Dhamma, worshipping Dhamma, venerating Dhamma, having Dhamma as the flag, having Dhamma as the banner, having Dhamma as the authority, you should provide righteous watch, ward and protection to people in the royal household, the troops, those of the ruling class, and other subjects who are brahmins, householders of the townships and provinces, to renunciants and brahmins and to beasts and birds. Let there be not within your territory one who acts in an unrighteous manner. Whoever in your territory may be poor, grant them wealth. Whoever in your territory are renunciants and brahmins that refrain from intoxication and heedlessness, established in patience and gentleness – some who discipline themselves, some who calm themselves, some who bring themselves to nirvana – go to them from time to time and ask them and question them: “Sir, what is wholesome, what is unwholesome, what is blameworthy, what is blameless, what should be practised, what should not be practised, and my doing what will conduce to my harm and suffering for a long time, and doing what will conduce to my wellbeing and happiness for a long time?” Having heard from them whatever is unwholesome, you should especially avoid it, and you should observe and live by whatever is wholesome. This, my son, is the noble duty of a Cakkavatti monarch.’
‘Alright, Lord’, said the anointed king of the royal class to the royal sage, and he fulfilled the duties of a noble Cakkavatti monarch. Fulfilling the noble duties of a Cakkavatti monarch, on the fifteenth day of religious observances, bathing his head, and himself undertaking the religious observance, when he ascended the great upper storey of the palace the heavenly Wheel Treasure appeared.
Cakkavatti-sīhanāda Sutta: Dīgha-nikāya III.59–62, trans. P.D.P.
‘Monks, whoever be that righteous Cakkavatti monarch, he too does not turn the wheel without a ruler.’ When this was said, a certain monk said thus to the Blessed One: ‘Venerable sir, who is the ruler of the righteous Cakkavatti monarch that rules righteously?’ The Blessed One said: ‘Monk, it is Dhamma.’
Dhamma-rājā Sutta: Aṅguttara-nikāya, III.149, trans. P.D.P.
Peace, violence and crime
Th.32 Poverty and disparity in wealth as a cause of social unrest and breakdown of morality in society
This narrative shows the relationship between morality and the economic conditions of the people. It points out that a major cause for the gradual deterioration of morality is poverty, economic disparity, and destitution. It also shows that it is through the revival of moral standards in society that a prosperous social order can be restored. It is presented initially as a tale of the distant past, but it then extends into the distant future, when the next Buddha, Metteyya, the Kindly One, will come (though such a future golden age will itself decline, in time). It includes the idea that human life-span fluctuates in proportion with overall morality.
Then the king made them all assemble and questioned them about the noble duties of a Cakkavatti monarch. They disclosed those to him. Having heard from them he made arrangements for the righteous watch, ward and protection (of citizens and animals), but did not provide wealth to those deprived of it. When wealth was not provided to those deprived of it, poverty became rife. When poverty became rife, a certain person took what was not given, committing what was considered to be theft. They arrested him and brought him before the king, reporting the matter to him. The king questioned him on whether he had committed … theft, and he said: ‘Yes Lord, it is true.’ The king asked why he did so, and he said: ‘Lord, I have no means of living.’ Then the king provided him with wealth and told him: ‘Look here, my man, with this wealth, sustain yourself, feed your parents, wife and children, invest it in industry, make gifts to renunciants and brahmins which will be rewarding and having pleasant consequences conducive to heavenly rebirth.’ That man replied ‘Alright, Lord.’
Another person, too, committed ... theft … The king provided him also with wealth … Monks, the people heard, ‘Whoever takes things belonging to others without being given to them, and commit what is considered to be theft, to them, the king provides wealth.’ Having heard this, it occurred to them: ‘We also should take what is not given and commit what is considered to be theft.’ Then a certain person committed … theft. They arrested him and took him before the king … Then this idea occurred to the king: ‘If I keep providing wealth to everyone who commits … theft, in this way thefts will increase. I should punish him with proper punishment. I should cut him off at the root. I should chop off his head.’
So the king commanded his men: ‘Bind this man with strong ropes with his arms behind him, shave his head, and lead him through the streets and junctions, to the rough sound of the beat of a drum, take him out through the southern gate, and to the south of the city, give him the proper punishment, cut him off at the root, chop off his head’. They bound him with strong ropes … and chopped off his head.
People heard that whoever … commits … theft, his head is chopped off, and thought: ‘We should also make sharp weapons, and we shall effectively eliminate those whose things we steal (so they cannot be witnesses against us), cut them off at the root, chop off their heads’. They made sharp weapons and attempted to murder people in the villages, townships, and cities. They attempted to commit highway robbery, and they effectively eliminated those whose things they stole, cut them off at the root, chopped off their heads.
In this way, monks, when those deprived of wealth were not being provided with wealth, poverty became rife; when poverty became rife, stealing increased; when stealing increased, weapons increased; when weapons increased, destruction of life increased; when destruction of life increased, the life-span of those living beings waned, and their beauty also waned. When they were waning in their life-span and their beauty, the sons of men who had a life-span of eighty thousand years came to have a life-span of forty-thousand years … [Further declines in morality, and consequent reductions in human life-span are then described.]
There will be a time monks, when the children of these people will be of a life-span of ten years. … the ten courses of wholesome conduct will completely disappear and the ten courses of unwholesome conduct256 will excessively prevail. For those of ten years life-span, even the word ‘wholesome’ will not be there. How could there be a doer of wholesome deeds? … Among people of ten years life-span, there will be intense mutual anger, intense malice, intense envious thoughts, intense thoughts of killing, even of mother towards children … For people of ten years life-span there will be a weapons-period of seven days. They will perceive each other as beasts. Sharp weapons will appear in their hands and with those sharp weapons they will kill each other saying: ‘this is a beast’, ‘this is a beast’.
Then monks, this idea will occur to some among those beings: ‘Let us not kill anyone, and let not anyone kill us. Let us resort to grassy thickets, forest thickets, places covered thickly with trees, inaccessible rivers, uneven mountains, and live on roots and fruits of forest trees’. They will do so and at the end of seven days they will come out of those resorts and rejoice and console each other, hugging one another, saying: ‘We see good beings who survived; we see good beings who survived!’ Then this thought will occur to those beings: ‘It was due to our pursuit of unwholesome practices that such wide destruction of our relatives occurred. We should practise wholesome acts. And what wholesome practices should we adopt? We should abstain from destruction of life, and live observing this wholesome practice’. They will … observe this wholesome practice. Due to observing this wholesome practice their life-span will increase …
When people are (again) of a life-span of eighty thousand years, this Varanasi will be a kingdom known as Ketumatī … prosperous and plentiful in food … (and) a king named Saṅkha will be born, a Cakkavatti monarch, a righteous king guided by Dhamma … Then a Blessed One named Metteyya will be born in the world, an arahant, a perfectly awakened Buddha … like myself born here at this time.
Cakkavatti-sīhanāda Sutta: Dīgha-nikāya III.64–76, trans. P.D.P.
Th.33 Responsibility of the state to ensure the economic well-being of its citizens
This passage illustrates the skilful way in which the Buddha taught, and conveys the message that, as poverty leads to social disruption, a wise ruler should act to prevent this. The setting is that the brahmin Kūṭadanta, who wishes to offer a great sacrifice, goes to the Buddha as he has heard (oddly!) that the Buddha can advise on how to conduct a sacrifice. The Buddha gives his advice by way of the following story of a prosperous king who wished to conduct a great sacrifice to ensure his future well-being and happiness, and who asked his brahmin chaplain how to do this.
Thereupon, the brahmin chaplain said to King Mahā-vijita: ‘Sir, Your Majesty’s country is beset with problems and oppression. Dacoits who pillage the villages, townships, and cities and highway robbers are to be seen. When the country is beset with problems and oppression, if the king were to levy a tax, your majesty would be doing what ought not to be done. It might occur to Your Majesty: “I’ll eradicate this strong body of the robbers by inflicting execution, imprisonment, deprivation, degradation and banishment!” But the strong body of the robbers cannot be satisfactorily eradicated in that manner. The remnant left after execution would still go on harassing Your Majesty’s realm. However, by adopting this action-plan, this obstruction of the rebels will be satisfactorily eradicated. Therefore, Your Majesty, whosoever there be in Your Majesty’s realm making an effort to engage in agriculture and animal husbandry, to them let His Majesty the king give food and seed-corn. Whosoever there be in Your Majesty’s realm making an effort to engage in trade, to them let His Majesty the king provide capital. Whosoever there be in Your Majesty’s realm making an effort to engage in royal service, to them let His Majesty the king give wages and food. Then those men, engaging each in his own business, will no longer harass the realm, and the king’s revenue will go up; the country will be secured and not beset with problems and oppression. The people, pleased and happy, dancing their children in their arms, will dwell with open doors.’
King Mahā-vijita accepted the word of his chaplain, and did as he had said. And those men engaged each in his business, harassed the king’s realm no more. The king’s revenue went up and the country was secured and not beset with problems and oppression. The people being pleased and happy, dancing their children in their arms, dwelt with open doors.
Kūṭadanta Sutta: Dīgha-nikāya I.135–136, trans. P.D.P.
Th.34 Causes for social and family conflict
The first of these passages highlights envy and miserliness as causes of ill-will and conflict in communities, whether human or divine, such as those of nāga snake-deities and gandhabba heavenly musicians. The second highlights attachment to sensual pleasures as a cause of conflict.
‘Sir, due to what fetter do gods, humans, nāgas, gandhabbas and whatever other different communities there are, in spite of the thought “Let us live without hatred, without taking sticks, without enmity, without malice, free from hate”, live with hatred, taking sticks, with enmity, with malice and not free from hatred?’ So did Sakka, the king of gods question the Blessed One.
When so questioned the Blessed One explained to him thus: ‘It is due to being fettered by envy and miserliness that gods, humans … live with hatred, taking sticks, with enmity ….’
Sakka-pañha Sutta: Dīgha-nikāya II.276, trans. P.D.P.
Further monks, with sensual pleasures as the cause and the source, the basis, the cause being simply sensual pleasures, kings dispute with kings, people of the ruling class with people of the ruling class, brahmins with brahmins, householders with householders, mother disputes with the son, the son with the mother, the father with the son, the son with the father, brother with brother, brother with sister, sister with brother, friend with friend. They dispute, quarrel, and fight each other with hands, clods, sticks, weapons, and herein they meet with death, and also deadly pain.
Mahā-dukkha-kkhandha Sutta: Majjhima-nikāya I.86, trans. P.D.P.
Th.35 War, peace and reconciliation
This pair of passages show armed conflict to bring frustration and further conflict, especially if one is not magnanimous in ‘victory’. In the first, the Buddha comments on the report that King Ajātasattu had attacked King Pasenadi, who had withdrawn in defeat.
Monks, King Ajātasattu of Magadha has evil friends, evil associates, and evil companions. King Pasenadi Kosala has good friends, good associates, and good companions. Tonight the defeated king Pasenadi Kosala will lie unhappily.
Victory breeds enmity, the defeated lie unhappily,
The one at peace lies happily, giving up victory and defeat.
Then many monks ... came to the Blessed One, paid respect to him, sat on one side and said: ‘Venerable sir, King Ajātasattu of Magadha, … advanced towards Kāsi for battle against King Pasenadi Kosala. … King Pasenadi Kosala defeated King Ajātasattu of Magadha and captured him alive. Then this thought occurred to King Pasenadi Kosala: “Even though King Ajātasattu … betrays me who does not betray (him), he is my nephew. What if I were to capture his entire array of elephants, horses, chariots and foot soldiers and dismiss him alive?” Then King Pasenadi Kosala, captured ... the entire array of elephants, horses, chariots and foot soldiers of King Ajātasattu ... and dismissed him alive.’
The Blessed One, having understood the situation uttered these verses on that occasion:
A person plunders indeed in the way he thinks fit, and when others plunder, the plundered, too, plunder.
The fool thinks it’s alright, until evil bears fruit. When evil bears fruit, the fool comes to sorrow.
The killer gets (in turn) a killer, the victor (in turn) will get a victor.
He that abuses, (in turn) will get abuse, and an offender an offender (in turn).
So with the action that comes around the plundered one plunders.
First and second Saṅgāma Suttas: Saṃyutta-nikāya I.83–85 <189–193>,257 trans. P.D.P.
Th.36 The power of patience and non-anger
The first passage, also set in a conflict situation, advises calm and patience in the face of angry provocation. This is not weakness, but real strength, of benefit to oneself and those one is in conflict with. The second passage succinctly expresses the power of this kind of response.
In that war the gods won and the demi-gods were defeated. Then the gods of the Thirty-three, binding Vepacitti, the king of the demi-gods (in five places of the body) with his neck as the fifth brought him to the Sudhammā assembly, to Sakka, the king of gods. There, Vepacitti, the king of demi-gods … when Sakka, the king of gods was entering and exiting the Sudhammā assembly, was abusing and insulting him with foul and harsh words.
Monks, then Mātalī, the charioteer questioned Sakka, the king of gods thus in verse: ‘Is it out of fear or out of weakness that Sakka endures hearing harsh words in the face of Vepacitti?’
Sakka: ‘It is neither due to fear nor due to weakness that I am patient with Vepacitti. How could a wise person like me engage with a fool?’
Mātalī: ‘Fools get increasingly aggressive when there is none to put a stop to this. Therefore, let the wise person resist the fool with exceedingly effective punishment.’
Sakka: ‘I consider this itself as resistance against the fool, that is, having known that the other person is angered, one mindfully keeps one’s calm.’
Mātalī: ‘Vāsava, I see a fault in this very act of patience. When the fool imagines, “through fear of me he is patient”, the stupid one becomes more aggressive like the bull that chases the person who flees.’
Sakka:
Let him imagine or not ‘It is through fear of me that he is patient’. There exists no greater gain than patience: that is of the highest benefit to oneself.
He who being strong really is patient towards the weak, that patience is called the supreme, for the weak person is always patient.
They call that power no power at all, the power that is the power of a fool. There is no one to resist the power of him who is guarded by Dhamma.
It is really worse for him who responds in anger to one who is angered. One who does not show anger towards the angered wins a battle that is difficult to win.
He who, having known that the other person has been angered, mindfully keeps his calm, conducts himself for the well-being of both himself and the other.
The person who heals both himself and the other: those people who think him a fool are not proficient in Dhamma.’
Vepacitti Sutta: Saṃyutta-nikāya I.221–222 <475–479>, trans. P.D.P.
Conquer the angry by non-anger; conquer the bad by goodness; conquer the miser by generosity, and the liar by truth.
Dhammapada 223, trans. P.H.
Wealth and economic activity
Th.37 Craving for riches brings ruin
Riches destroy the foolish, but not those seeking the Beyond.
By craving for riches, the fool destroys himself as he would others.
Dhammapada 355, trans. P.H.
Th.38 Do not be blind in one eye
This passage sees the best, and happiest, kind of person as one with an eye to both profit and ethics.
Monks, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The blind, the one-eyed, and the two-eyed.
What, monks, is blind person? Here, a certain person lacks the kind of eye with which to acquire wealth not yet acquired and increase already acquired wealth, and he also lacks the kind of eye with which to know wholesome and unwholesome qualities, blameworthy and blameless qualities, inferior and superior qualities, dark and bright qualities with their counterparts. This is called the blind person.
What, monks, is one-eyed person? Here, a certain person has the kind of eye with which to acquire wealth … but he lacks the kind of eye with which to know wholesome and unwholesome qualities …
What, monks, is two-eyed person? Here, a certain person has the kind of eye with which to acquire wealth … and he also has the kind of eye with which to know wholesome and unwholesome qualities …
The two-eyed is declared the best kind of person. His wealth is acquired by his own exertion, with goods that are righteously gained.
Andha Sutta: Aṅguttara-nikāya I.128–129, trans. P.H.
Th.39 A happy life comes from industriousness, appropriate guarding of possessions, friendship with the good, and wise use of money
This passage explains what kinds of behaviour bring happiness in this and the next life for ordinary laypeople involved in life’s pleasures.
Byagghapajja, these four things are conducive to the wellbeing and happiness of a child of good family in this immediate life. What four? Achievement by industry, achievement by protection, friendship with the good and balanced living.
Byagghapajja, what is achievement by industry? Here, Byagghapajja, by whatever occupation a child of good family makes a livelihood, whether farming, trading, cattle rearing, archery, royal service or any other profession, he becomes skilled, not lethargic, and is possessed of proper judgment and understanding of means regarding what needs to be done and what needs to be organized. Byagghapajja, this is the achievement by industry.
Byagghapajja, what is the achievement by protection? Here, Byagghapajja, whatever wealth there is to the child of good family achieved through industrious effort, righteously earned through his own labour, the sweat of his brow, he arranges for its ward and protection (thinking): ‘My wealth should not be carried away by the king, by robbers, it should not be burnt by fire, carried away by floodwaters or by unloved inheritors’. Byagghapajja, this is the achievement by protection.
Byagghapajja, what is friendship with the good? Here, Byagghapajja, in whatever village or hamlet the child of good family lives, there may be householders or children of householders, those young people developed in ethical discipline, or those old people developed in ethical discipline, those endowed with faith, endowed with ethical discipline, generosity and wisdom. He stays with them, talks with them and discusses with them. He trains himself in accordance with the achievement in faith of those endowed with faith, the achievement in ethical discipline of those endowed with ethical discipline, the achievement in generosity of those endowed with generosity, and the achievement in wisdom of those endowed with wisdom. Byagghapajja this is friendship with the good.
Byagghapajja, what is balanced living? Here, Byagghapajja, the child of good family having known his income and expenditure, lives neither in an extravagant manner nor in a miserly manner, but adopts a balanced style of living, considering: ‘So shall my income exceed my expenditure and my expenditure not exceed my income.’ Like one holding the balance or one who is the apprentice of one holding the balance would know, this side is more by this much and this side is less by this much, in the same way the child of good family, having known his income and expenditure, lives neither in an extravagant manner nor in a miserly manner, but adopts a balanced style of living … Byagghapajja, when the child of good family, having known his income and expenditure, … adopts a balanced style of living it is called balanced living.
Byagghapajja, to wealth thus arisen there are four sources of loss. They are addiction to women, intoxicants, gambling and having evil friends, associates, and intimates. Just as, Byagghapajja, to a great reservoir there are four inlets and four outlets and a man closes up the inlets and opens the outlets; rain, too, does not fall abundantly. If this happens, wasting away could be expected to the reservoir, not growth. In the same manner, to arisen wealth there are four sources of loss …
Byagghapajja, to wealth thus arisen there are four sources of gain as non-addiction to women, intoxicants, gambling, and having friends, associates, and intimates who are good. Just as, Byagghapajja, to a great reservoir there are four inlets and four outlets. A man opens the inlets and closes up the outlets; rain too falls abundantly. If this happens growth could be expected to the reservoir, not wasting away. In the same manner to arisen wealth there are four sources of gain …
Byagghapajja, those four things are conducive to the well-being and happiness of a child of good family here and now. Byagghapajja, these four things are conducive to the well-being and happiness of a child of good family hereafter. What four? Achievement in faith, in ethical discipline, in generosity, and in wisdom.
Byagghapajja, what is achievement in faith? Here, the child of good family has faith in the awakening of the Tathāgata, ‘The Blessed One, arahant, perfectly awakened Buddha …’258
Byagghapajja, what is the achievement in ethical discipline? Here, Byagghapajja, the child of good family abstains from destroying life ... from taking drinks that lead to intoxication and heedless behaviour … Byagghapajja, this is achievement in ethical discipline.259
Byagghapajja, what is the achievement in generosity? Here, Byagghapajja, the child of good family lives in the household with a mind free from the stain of miserliness, extending generosity, delighting in relinquishment, with pure hands (ready to give), ready to comply with the requests of the needy and delighting in sharing through liberality. Byagghapajja, this is the achievement in generosity.
Byagghapajja, what is the achievement in wisdom? Here, a child of good family is endowed with wisdom, with the noble and penetrative insight into arising and passing away that rightfully leads to the destruction of suffering. Byagghapajja, this is achievement in wisdom.
Byagghapajja Sutta: Aṅguttara-nikāya IV.281–285, trans. P.D.P.
Th.40 How to live ethically and not waste one’s resources
This passage sees an ethical life, avoidance of negative mental states, and avoidance of such things as idleness and drunkenness, as all aids to happiness in this life and the next life.
To the extent, young householder, that the four defilements of action are abandoned by the disciple of the noble one, and that person commits no evil action in four ways, does not associate with the six sources of loss of wealth, they, moving away from fourteen evil things, cover the six quarters260 and enter the path leading to victory in both worlds: they have succeeded in this world and in the world beyond. Upon the dissolution of the body after death they are born in a happy heavenly world.
What are the four defilements of action that have been abandoned? The destruction of life, householder, is a defilement of action, and so are taking what is not given, wrongful conduct in the enjoyment of sensual pleasures261 and lying. These are the four vices that they have abandoned.
… In which four ways does a person commit no evil action? Committing an evil action through favour … through hatred … through delusion … or through fear …
What are the six channels for loss of wealth not to be associated with? Indulging in substances that cause intoxication and heedlessness; sauntering in streets at unseemly hours; frequenting parties; indulgence in gambling that causes heedlessness; association with evil friends; giving oneself to idleness.
Sigālovāda Sutta: Dīgha-nikāya III.181–184, trans. P.D.P.
Th.41 Being generous and respectful brings a happy family and social environment
This passage urges people to use their ethically-generated income to support family members and be generous to employees, neighbours, deities, and priests and renunciants.
In whatever son of good family, Mahānāma, these five qualities are evident – whether it is a head-anointed king of the ruling class, or a countryman inheriting parental wealth, or a general of the army, or a headman of a village, or a head of a guild, or one having authoritative control in a particular family – growth should be expected, not decline. What five?
Here Mahānāma, with the righteous wealth he has earned righteously by aroused effort, toiling with his hands, with sweat dripping, he acts hospitably towards his mother and father, shows them honour, respects them and makes offerings to them. The mother and father, when treated hospitably, shown honour, respected and provided with offerings, are compassionate towards him with a good heart and wish him, ‘May you be long lived, may you safeguard your life for a long time!’ Growth and not decline can be expected for the son of good family to whom the compassion of the mother and father has been extended.
Further, Mahānāma, with the wealth he has earned ethically ... he acts hospitably towards his wife and children, servants, workmen, shows them honour ... Wife and children ..., when treated hospitably, ... are compassionate towards him ... Growth and not decline can be expected for the son of good family to whom the compassion of wife and children ... has been extended.
Further, Mahānāma, with the wealth he has earned ethically ... he acts hospitably towards the people in the fields and workplaces in the neighbourhood. The people in the fields and workplaces in the neighbourhood, when treated hospitably ... are compassionate towards him ... Growth and not decline could be expected for the son of good family to whom the compassion of the people in the fields and workplaces in the neighbourhood has been extended.
Further Mahānāma, with the wealth he has earned ethically ... he acts hospitably towards the deities who accept offerings. The deities ... when treated hospitably ... are compassionate towards him ... Growth and not decline could be expected for the son of good family to whom the compassion of the deities ... has been extended.
Further, Mahānāma, with the wealth he has earned ethically ... he acts hospitably towards renunciants and brahmins. The renunciants and brahmins, when treated hospitably, are compassionate towards him ... Growth and not decline could be expected for the son of good family to whom the compassion of the renunciants and brahmins ... has been extended. … Doing his duty towards mother and father, he is always bent on the welfare of wife and children. He is committed to the well-being of the people within the household and (his) dependants.
For the wellbeing of both, for departed former relatives as well as for those living here and now, he is bountiful and is virtuous.
The wise person, dwelling ethically in the household, is a producer of wealth for renunciants, brahmins and the deities.
He, having done good, becomes honoured and praised. Here itself they praise him and hereafter he rejoices in heaven.
Licchavi-kumāra Sutta: Aṅguttara-nikāya III.76–78, trans. P.D.P.
Th.42 Four praiseworthy aspects of making and using wealth
For a layperson, this passage praises ethical wealth-making, using wealth to make oneself happy, to make others happy, which generates beneficial karma, and not being attached to wealth.
Therein, headman, the one enjoying sensual pleasures who seeks wealth ethically, without violence; who (with this wealth) makes themselves happy and pleased; who shares it and does karmically beneficial deeds (with it); and who uses wealth without being tied to it, uninfatuated with it, not blindly absorbed in it, seeing the danger in it, understanding that which is the escape (from it): he may be praised on (these) four grounds.
Rāsiya Sutta: Saṃyutta-nikāya IV.336–337, trans. P.H.
Th.43 Contentment as wealth
This short verse implies that contentment brings a sense of being well off.
Health is the highest gain, contentment is the greatest wealth.
A trustworthy friend is the best kinsman. Nirvana is the highest bliss.
Dhammapada 204, trans. P.D.P.
Social equality
Th.44 There is no superiority simply due to social class; moral conduct is what counts
This passage critiques the idea that members of the brahmin hereditary class of pre-Buddhist priests are naturally superior and descended from Brahmā, seen by brahmins as the creator-deity. They are born from human mothers, like everyone else, and like members of the other three social classes of ancient India, they can act both unethically and ethically. What is truly worthy of respect, even from kings, is not birth but living according to Dhamma: justly, ethically, with wholesome actions, words and states of mind. The passage ends with a passage at *Th.4, highlighting the Buddha’s true followers as born from the Dhamma he teaches and embodies, equivalent to ‘Brahmā’ in the sense of what is truly the best of all things.
Then the Blessed One addressed (his disciple) Vāseṭṭha. ‘Vāseṭṭha, you have here gone forth from home to homelessness and become renunciants from the brahmin class, from the brahmin high rank, from families of brahmins. Vāseṭṭha; do not the brahmins accuse you and insult you?’
‘Surely, sir, the brahmins accuse us, insult us to their heart’s content with complete, not incomplete insults. Sir, the brahmins say thus: “Only the brahmins are of the highest (social) class. Other social groups are inferior. Only the brahmins are of white colour; others are of black colour. Only brahmins become pure; not non-brahmins. Only brahmins are the legitimate sons of Brahmā, born of his mouth. They are Brahmā-born, Brahmā-created, inheritors of Brahmā. You have abandoned the highest rank and gone into the lower rank, that is, these shavelings, renunciants, the menial, the black, those originated from the feet of (our) kinsman (Brahmā).” Sir, this is how the brahmins accuse us … ’.
‘Surely, Vāseṭṭha, the brahmins say this because they do not remember their past … It is evident, Vāseṭṭha that the brahmin women have their seasons, become pregnant, deliver, and breast-feed. And (yet) those brahmins being persons who are surely born of wombs say this: “brahmins are of the highest class … are Brahmā-born.”
Vāseṭṭha, there are these four classes: rulers, brahmins, tradesmen and labourers. Sometimes, Vāseṭṭha, a person of the ruling class is someone who destroys living beings, takes what is not given, misbehaves with regard to the enjoyment of sensual pleasures, lies, use harsh speech, divisive speech, idle chatter, has intense desire, is malicious in thought, is of wrong views. It is seen that even a ruler engages in these things that are unwholesome, reckoned as unwholesome, blameworthy, reckoned as blameworthy, ought not to be practised, reckoned as what ought not to be practised, not in keeping with what is noble, reckoned as what is not in keeping with what is noble, dark and of dark consequence, censured by the wise. Sometimes, Vāseṭṭha, even a brahmin, or a tradesman, or a labourer is someone who destroys living beings … It is seen that even a brahmin … engages in these things that are unwholesome, reckoned as unwholesome …
Sometimes, Vāseṭṭha, even a ruler abstains from destroying the life of living beings, taking what is not given … It is seen that even a ruler … engages in these things that are wholesome … praised by the wise [and likewise with members of the other classes].
When among these four classes are to be found a mixture of both things dark and white, what is censured by the wise as well as praised by the wise, what the brahmins say here: “Brahmins are of the highest class, other classes are inferior …”, this, the intelligent people do not approve of. What is the reason for that? Vāseṭṭha, out of these four classes, whoever is a monk, an arahant with intoxicating inclinations destroyed, who has lived the good life, done what ought to be done, laid aside the burden, attained to well-being, eradicated the fetter (of attachment to) ways of being, liberated with right gnosis, he is called the highest among them; and that is in terms of Dhamma, not in terms of non-Dhamma. Dhamma is the greatest among these people both in this immediate life and in the life after. In this way too, Vāseṭṭha it should be known how Dhamma alone is the greatest among these people in this immediate life and in the life hereafter.
Vāseṭṭha, King Pasenadi Kosala knows that the renunciant Gotama is unsurpassed, and that he became a renunciant from the family of the Sakyas. Sakyans do regularly obey the commands of King Pasenadi Kosala. The Sakyans show respect, do salutation, offer a seat, do respectful salutation, pay homage to King Pasenadi Kosala. Vāseṭṭha, whatever showing of respect, doing of salutation … the Sakyans perform to King Pasenadi Kosala, similar respect is shown by him … to the Tathāgata (a Sakyan). And does he do so thinking: “Isn’t it indeed the case that renunciant Gotama is well-born, I am ill-born; renunciant Gotama is powerful, I am weak; renunciant Gotama is good looking, I am not of good appearance; renunciant Gotama is of great standing, I am of small standing?’ (‘No’). But it is due to respecting, honouring, paying respect to, worshipping, paying homage to Dhamma itself that King Pasenadi Kosala shows respect to the Tathāgata. In this way also Vāseṭṭha, it should be known that among these people, Dhamma alone is the greatest both in this immediate life and in the life hereafter.
Vāseṭṭha, you indeed are persons who have gone forth from home to homelessness from various classes, various names, various clans, various communities and become renunciants. And when you are questioned who you are, you should reply: “We are renunciants, who are sons of the Sakyan (teacher).”’
Aggañña Sutta: Dīgha-nikāya III.81–84, trans. P.D.P.
Th.45 People of all backgrounds are equal in their potential; social divisions among them are conventional
In this passage, the brahmin Vāseṭṭha figures again, probably before becoming a disciple of the Buddha. He expresses the view that action, not birth, is what counts in being a ‘brahmin’ in the sense of a person of genuine ethical superiority. His fellow brahmin, Bhāradvāja, holds that purity of descent is what makes a person a real brahmin. They go to the Buddha to ask which view he agrees with. The Buddha says action is what matters. He emphasizes that while plants and animals have differences according to their species, humans are one species, not divided into four types according to the class they are born into. Class differences are merely conventional labels based on mode of livelihood.
Vāseṭṭha I will say in accordance with truth about the classification of those living things according to species. Species indeed are various.
You would know this in respect of the grass and trees: although they would not make a claim, they have the mark of their species. The species indeed are various.
So also in respect of insects, grasshoppers and ants; they have the mark of their species ...
You would know in respect of four-footed ones, small and large, that they have the mark of their species …
Also you would know in respect of those with long backs using their bellies as their feet (snakes) that they have the mark of their species ...
Then you would know in respect of fish too, aquatic, living in water that they have the mark of their species …
Then you would know in respect of birds too who fly in the air borne by their wings that they have the mark of their species …
As among these species there are separate marks of their species, there is not among humans separate species-marks.
Neither in the hair, nor in the head, the ears, the eyes, the mouth, the nose, the lips the eyelashes,
In the neck, the flanks, the stomach, the back, in the womb, the chest, the pudendum, in sexual intercourse,
In the hands, feet, fingers nor nails, nor in the thighs and calves, nor in the hue262 or voice are there (differing) species-marks as among other species.
In the individual bodies of humans, these are not evident. Designations with regard to humans are used according to conventions.
Among humans, whoever makes a livelihood by looking after cattle, Vāseṭṭha, know that he is (by that) a farmer, not a brahmin.263
Among humans, whoever makes a livelihood by some craft, Vāseṭṭha, know that he is a craftsman, not a brahmin.
Among humans, whoever makes a livelihood by trading, Vāseṭṭha, know that he is a merchant, not a brahmin. …
[Parallel points are made about workmen, robbers, soldiers, sacrificial priests, and kings.] I do not call one a brahmin because of his maternal origin or his breed. He may be addressed as ‘sir’ but be a man of attachment.
He who does not become agitated, having cut off all fetters, such a person who has overcome all impurity, released from bondage, I call a brahmin. …
The name and clan conceived in the world is mere convention. Such conception in various contexts has come about due to common agreement.
For those lacking in understanding, dogmatic belief has been lying latent. They without understanding tell us, ‘One becomes a brahmin by birth’.
One becomes neither a brahmin nor a non-brahmin by birth. One becomes a brahmin and a non-brahmin by action.
Vāseṭṭha Sutta: Sutta-nipāta p.115 and vv.594–621 and 648–650, trans. P.D.P.
The equality of men and women
In this section we have included only canonical passages that show a favourable attitude towards women. However, there are other passages that represent the prevailing discriminative attitudes of the time. It is possible that such seeming contradictory attitudes are expressed in some instances in the literature due to editorial handling over many centuries. Some of the Brahmanical attitudes that were dominant in early Indian society may have found their way into the Buddhist canonical literature itself, although in other passages, of which instances are given below, a clearly reformatory attitude of the Buddha regarding the issue of gender is represented.
Th.46 Subtle elevation of the status of women
In this passage, the Buddha undermines the idea of the lesser status of females in the society of his time, though in a skilful way that appeals to some existing values and avoids a direct challenge.
King Pasenadi Kosala approached the Blessed One, paid respect to him and sat on one side. Then a certain person approached King Pasenadi Kosala and whispered in his ear that Queen Mallikā had given birth to a daughter. Hearing this, King Pasenadi Kosala, became displeased.
The Blessed One, knowing the displeasure of King Pasenadi Kosala, uttered at that time these verses:
Some woman too may be better than a man if she is intelligent, virtuous, respectful towards the mother-in-law and is faithful to her husband.
Those born to her will be heroes and district leaders, the son of such a good wife might even rule as a king.
Dhītā Sutta: Saṃyutta-nikāya I.86 <194>, trans. P.D.P.
Th.47 Women’s equal potential for wisdom and awakening
In this passage, Māra, the evil one is made to represent the wrong notion that dominated social perceptions about women during the time that Buddhism emerged. The expression ‘two-finger-wisdom’ is used to suggest that women have very little intelligence. The commentarial tradition explains the expression in two different ways. According to the Saṃyutta-nikāya commentary, the common notion was that women’s understanding is limited to the use of two fingers in weaving threads with cotton wool. According to the Therīgāthā commentary, although women cook rice from the age of seven or eight, in order to know whether the rice is properly cooked, they have to take the boiling rice with a spoon and press it with two fingers to know whether it is cooked.
At one time the Blessed One was living in the monastery of Anāthapiṇḍika in Jetavana in Sāvatthī. Then the nun Somā, putting on robes in the morning and taking bowl and robes, entered Sāvatthī for the alms-round. Going on the alms-round and after the meal, she approached the Andha forest and sat at the root of a tree to find (meditative) seclusion. Then Māra, the evil one, desiring to frighten the nun Somā, approached her and uttered this verse:
That difficult to achieve state, which should be achieved by sages,
women, with the two-finger-wisdom, cannot achieve.
Then it occurred to the nun Somā, ‘Who is it that utters this verse, is it a human or non-human?’ Then nun Somā thought: ‘it is Māra the evil one, desiring to frighten me and disturb me in my seclusion who has uttered this verse.’ And the nun Somā, knowing it was Māra the evil one, replied with this verse:
Why should being a woman matter when the mind is well composed, understanding is present and for whom there is proper insight into the Dhamma?
Māra, it is fit for you to say this to someone who thinks in terms of ‘I am man’, or ‘I am woman’ or in some such terms.
Then Māra the evil one thinking: ‘The nun Somā knows me’, displeased, disappeared there itself.
Somā Sutta: Saṃyutta-nikāya I.129 <283–284>, trans. P.D.P.
Th.48 Demonstration of a woman’s spiritual powers
This passage concerns Mahā-pajāpatī Gotamī, the Buddha’s aunt who became his step-mother, and who helped persuade him to grant ordination to women (see*Th.220). After becoming the first Buddhist nun, she went on to attain awakening as an arahant. Here the Buddha urges her, now 120, to demonstrate her spiritual powers, so as to challenge people’s doubts as to women’s abilities. Other parts of the passage, not given here, mention her numerous other feats of meditation-based supernormal power.
(Gotamī ‘That state (nirvana) which is not seen by elderly non-Buddhist teachers Is experienced by some good (Buddhist) young girls of seven years. …’
(The Buddha ‘Gotamī, in order to dispel the dogmatic view of those who entertain doubt about the realization of Dhamma by women, do display (your) supernormal powers.’
Then having bowed to the perfectly awakened Buddha, plunging into the sky, Gotamī displayed numerous supernormal powers with the sanction of the Buddha.
Having become one she became many, and having become many she became one. She appeared, disappeared, went through walls, through mountains.
Without obstruction she went and even dived into the ground Like on the earth she walked on water without sinking.
Getting herself into a posture she moved in the sky like a female bird.
She exercised the range of her bodily power as far as the abode of Brahmā.
She made (mount) Sineru the shaft, and made the great earth a parasol and turning it from the bottom and holding it she walked about in the sky.
She set the world up in smoke like at the time of the dawn of six suns and made the world enveloped in a net of garlands like in the end of the great period.
Gotamī Apadāna vv.66 and 79–85: Apadāna 535–536, trans. P.D.P.
Good human relationships
Th.49 How to have harmonious social relationships with six kinds of people
In this passage, the Buddha gives advice to Sigāla, a layperson who had adopted the practice of paying homage to the six quarters or directions – east, south, west, north, nadir (below) and zenith (above) – as a regular ritual. The Buddha gives a new meaning to this ritual by reinterpreting the directions as kinds of people with whom dutiful mutual relationships should be established: parents, teachers, spouse, friends, employees, and religious guides. Here, parents are the ‘east’, the direction from which the sun rises. The recommendations are given in the context of the social conditions of the Buddha’s day.
‘And how, householder, does a disciple of the noble one cover the six quarters? The following should be understood as the six quarters: parents should be understood as the east, teachers as the south, wife and children as the west, friends and associates as the north, servants and labourers as the nadir, renunciants and brahmins as the zenith.
In these five ways, householder, a child ought to minister to his parents as the east: “(i) having been supported by them I shall support them, (ii) I shall do what ought to be done for them, (iii) I shall keep the family tradition, (iv) I shall make myself worthy of my inheritance,
(v) furthermore, I shall offer alms on their behalf when they are dead and departed.”
Householder, when the parents have been ministered to as the east by their children in these five ways, they will in turn show their care for their children in five ways: (i) they will restrain them from evil, (ii) they will get them to be established in the good, (iii) they will get them trained in a craft, (iv) they will get them married to a suitable spouse, (v) at the proper time they will hand over their inheritance to them … In this manner the east becomes covered, made safe and secure.
In these five ways, householder, a pupil ought to minister to a teacher as the south: (i) by rising from his seat in salutation, (ii) by attending upon the teacher, (iii) by eagerness to learn, (iv) by serving, (v) by properly receiving the instruction pertaining to a craft.
Householder when the teachers have been ministered to as the south by their pupils in these five ways, the teachers will in turn show their care for their pupils in five ways: (i) they will train them well, (ii) they will see that they grasp their lessons well, (iii) they will provide them with complete instruction pertaining to a craft, (iv) they will introduce them to their friends and associates, (v) they will provide for their safety in every quarter … In this manner the south is covered, made safe and secure.
In these five ways, householder, a husband ought to minister to his wife as the west: (i) by being courteous, (ii) by not showing disrespect, (iii) by not being adulterous, (iv) by handing over authority, (v) by providing her with adornments.
Householder, when the wife is thus ministered to as the west by her husband in these five ways, she in turn shows her care for her husband in five ways: (i) she will perform her work in a well organized way, (ii) she will be hospitable to relations, (iii) she will not be adulterous, (iv) she will protect earnings, (v) she will be skilled and industrious in discharging her duties … Thus is the west covered by him and made safe and secure.
In these five ways, householder, a son of good family ought to minister to his friends and associates as the north: (i) by liberality, (ii) by endearing speech, (iii) by benevolent behaviour, (iv) by equal treatment, (v) by non-deception.
Householder, when in these five ways the friends and associates have been ministered to as the north, they in turn will show care for him in five ways: (i) they will protect him when he is heedless, (ii) they will protect his property when he is heedless, (iii) they will become a refuge when he is in fear, (iv) they will not forsake him in his troubles, (v) they will show respect to the others in his family … Thus is the north covered by him and made safe and secure.
In these five ways, householder, a master ought to minister to his servants and labourers as the nadir: (i) by assigning them work according to their ability, (ii) by supplying them with food and wages, (iii) by tending them in sickness, (iv) by sharing with them any delicacies, (v) by granting them leave at times.
Householder, when in these five ways the servants and employees have been ministered to as the nadir by their master, they in turn show their care for him in five ways: (i) they rise before him, (ii) they go to sleep after him, (iii) they take only what is given, (iv) they perform their work well, (v) they uphold his good name and reputation … Thus is the nadir covered by him and made safe and secure.
In these five ways, householder, a son of good family ought to minister to renunciants and brahmins as the zenith: (i) by kindly bodily acts, (ii) by kindly verbal acts, (iii) by kindly thoughts, (iv) by keeping open house to them, (v) by supplying their material needs.
House holder, when the renunciants and brahmins have been ministered to as the zenith by a son of good family in these five ways, they in turn show their care for him in six ways: (i) they restrain him from evil, (ii) they cause him to be established in the good, (iii) they show sympathy towards him with a good heart, (iv) they make him hear what he has not heard, (v) they clarify what he has already heard, (vi) they point out the path to a heavenly state. Thus is the zenith covered by him and made safe and secure.’
Thus spoke the Blessed One. And when the teacher had thus spoken, he spoke yet again: …
Charitability, endearing speech, benevolent behaviour, equal treatment, appropriately on the appropriate occasion.
These four forms of benevolence make the world go round, like the linchpin in a moving chariot.
If these in the world exist not, neither mother nor father will receive respect and honour from their children.
Because of these four forms of benevolence the wise discern, to eminence they attain, and praiseworthy they become.
Sigālovāda Sutta: Dīgha-nikāya III.187–193, trans. P.D.P.
Parents and children
Th.50 Repaying one’s parents in gratitude for what they have done for one
This passage urges recognition of what we owe our parents, and repaying them in gratitude.
Monks, I say, there are two who cannot easily be repaid (in gratitude). Who are the two? Mother and father. Monks, if you were to bear your father and mother on your shoulders and lived a hundred years and meanwhile rubbed and massaged their bodies as they let loose urine and excreta, you would not yet have repaid them for what they have done for you. Even if you cause them to be established in kingship with power and authority on this earth, along with its plentiful sevenfold gems, even then you will not have returned in terms of gratitude for what they have done for you, because they have done much more. Parents have been guardians of and have fed their children; they have showed them this world.
Monks, whoever causes their parents who lacked faith to participate in, to enter into, to become established in the accomplishment of faith, or causes them, if of poor ethical discipline, to participate in … accomplishment of good ethical discipline, or causes them, if miserly, to participate in … the accomplishment of liberality, or causes them, if lacking in wisdom, to participate in the accomplishment of wisdom – to that extent, monks, gratitude to your mother and father has been amply shown, shown to a great extent.
Mātā-pitara Sutta: Aṅguttara-nikāya I.61–62, trans. P.D.P.
Husband and wife
Th.51 Moral qualities of married couples
This passage makes clear that either partner in a couple may be a bad person – as if spiritually dead –, or a good person, like a divine being.
Householders, there are four kinds of cohabitation. What four? A dead male lives with a dead female, a dead male lives with a goddess, a god lives with a dead female and a god lives with a goddess.
Householders, how does a dead male live with a dead female? Here, householders, the husband destroys living beings, takes what is not given, engages in wrongful enjoyment of sensual pleasures, tells lies, takes intoxicating drinks; he is not virtuous, lives in the household with a mind overwhelmed by the stain of miserliness, scolds and abuses renunciants and brahmins. The wife does the same. Householders, thus, a dead male lives with a dead female.
Householders, how does a dead male live with a goddess? Here, householders, the husband acts as above. The wife abstains from these bad actions. Householders, thus, a dead male lives with a goddess.
Householders, how does a god live with a dead female? Here, householders the husband abstains from these bad actions. The wife does them. Thus a god lives with a dead female.
Householders, how does a god live with a goddess? Here, householders the husband abstains from these bad actions. The wife does the same. Thus a god lives with a goddess.
Householders, there are these four kinds of cohabitation. …
If both husband and wife have faith, are charitable, self-controlled and live righteously,
Addressing each other with pleasant words,
Then benefits would be abundant, and are easily produced.
Enemies, of the two with equal ethical discipline, would be unhappy.
Dutiya-saṃvāsa Sutta: Aṅguttara-nikāya II.57–59, trans. P.D.P.
Th.52 A loving couple equal in ethical discipline will be together in the next life
This passage is on a couple of the last of the above four types.
Then the householder Nakulapitā and the housewife Nakulamātā approached the Blessed One, paid respect to him and sat on one side. Then the householder Nakulapitā said this to the Blessed One:
‘Venerable sir, from the day I married Nakulamātā when she was young, even when young, I do not know of having committed adultery in relation to her even mentally. How could I physically do so? Venerable sir, we wish to see each other not only here and now, but also in the hereafter.’
Then the housewife, Nakulamātā too said this to the Blessed One: ‘Venerable sir, from the day Nakulapitā married me when I was young, even when young, I do not know of having committed adultery in relation to him even mentally. How could I physically do so? Venerable sir, we wish to see each other not only here and now, but also in the hereafter.’
‘Householders, if husband and wife want to see each other not only here and now, but also in the hereafter, they should be endowed with the same measure of faith, ethical discipline, generosity, and wisdom. Then they will see each other both here now and also hereafter.
Both being faithful, understanding, restrained and living righteously they are husband and wife who speak to each other lovingly.
Benefits would be abundant, and are easily produced. Enemies, of the two with equal ethical discipline, would be unhappy.
Having led a righteous life here, those equal in ethical discipline and in dutiful living will be delighted in the heavenly world. They, desiring sensual pleasures will be happy.’
Paṭhama-nakula-samajīvī Sutta: Aṅguttara-nikāya II.61–62, trans. P.D.P.
Th.53 A man’s wife as his best friend
‘What indeed is the wealth of humans, and who indeed is the best friend? …’
‘Children are the wealth of humans, and one’s wife is one’s best friend.’
Vatthu Sutta: Saṃyutta-nikāya I.37 <81>, trans. P.D.P.
Friendship
Th.54 Good and bad friends
This passage is of benefit in helping one to choose one’s friends wisely, which is important as friends can have a big influence on one. For the qualities of wise, spiritual friends, see *Th.85–8.
These four, householder, should be understood as foes in the guise of friends: he who misappropriates, he who renders lip-service, he who flatters, and he who aids in bringing ruin.
In four ways, householder, should one who misappropriates be understood as a foe in the guise of a friend: (i) he misappropriates things, (ii) for the little he does, he asks much, (iii) he does what ought to be done out of fear, (iv) he associates with one for his own advantage.
In four ways, householder, should one who renders lip-service be understood as a foe in the guise of a friend: (i) he speaks of benefits he could have bestowed in the past, (ii) he speaks of benefits he might bestow in the future, (iii) he speaks of a senseless benefit he is ready to bestow, (iv) with regard to what ought to be done in the present, he shows his own misfortune.
In four ways, householder, should one who flatters be understood as a foe in the guise of a friend: (i) he approves his friend’s evil, (ii) he does not approve of his friend’s good deeds, (iii) he speaks in praise of him in his presence, (iv) he speaks ill of him in the presence of others.
In four ways, householder, should one who aids in bringing ruin be understood as a foe in the guise of a friend: (i) he is a companion in indulging in intoxicants that cause infatuation and heedlessness, (ii) he is a companion in sauntering in streets at unseemly hours, (iii) he is a companion in frequenting parties, (iv) he is a companion in indulging in gambling, which causes heedlessness.
These four, householder, should be understood as good-hearted friends: (i) he who is a helpmate, (ii) he who is the same in happiness and sorrow, (iii) he who gives good counsel, and (iv) he who sympathizes.
In four ways, householder, should a helpmate be understood as a good-hearted friend: (i) he guards him when he has become heedless, (ii) he protects his wealth when he has become heedless, (iii) he becomes a refuge when he is in fear, (iv) he provides him with double the supply needed when there are matters to be attended to.
In four ways, householder, should one who is the same in happiness and sorrow be understood as a good-hearted friend: (i) he reveals his own secrets, (ii) he conceals the secrets of his friend, (iii) in misfortune he does not forsake the friend, (iv) he sacrifices even his life for the sake of his friend.
In four ways, householder, should one who gives good counsel be understood as a good-hearted friend: (i) he restrains one from evil, (ii) he causes one to be established in the good, (iii) he makes one hear what he has not heard, (iv) he points out the path to heaven.
In four ways, householder, should one who sympathizes be understood as a good-hearted friend: (i) he does not rejoice in failings, (ii) he rejoices in success, (iii) he restrains others speaking ill of the friend, (iv) he praises those who speak well of the friend.
Sigālovāda Sutta: Dīgha-nikāya III.185–187, trans. P.D.P.
MAHĀYĀNA
Good governance
M.23 A good ruler
This passage escribes such a ruler as compassionate and caring.
Son of good family, a lay bodhisattva who is the king of a great country should care for his subjects as if they each were his only child. He should teach them to refrain from unwholesome actions and to cultivate wholesome qualities. If a criminal is caught, he should receive corporal punishment and public humiliation, but he should not be put to death.
A sixth of people’s property should be paid in tax. When he sees evil-minded, short-tempered people, he should teach them to cultivate patience and awareness, speaking to them with kind words. As king, he should be able to separate good people from bad. He should be tolerant towards criminals, and not punish them. He should practice charity often, giving according to how many possessions he has. …
When he sees the poor he should generate great compassion. He should always be content with his own lands. He should never believe the slander spread by evil-minded people. He should never seek to accumulate wealth in a way which is contrary to the Dharma.
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.13, p.1047a02–05, 09–11, trans. T.T.S. and D.S.
M.24 Leaders should be generous and helpful
This urges leaders to act with compassion for poor and disabled people.
The Buddha addressed the bodhisattva Kṣitigarbha, ‘In this world, there are kings, prime ministers, high officials, great elders, great leaders, great brahmins, and so forth. Such people may encounter those who are most lowly, poor and in need, or those who are infirm, crippled, dumb, mute, deaf, insane, blind, or who have some other kind of deficiency. These great kings, and others, may wish to give these people alms. Whether they give by their own hand, or by having others arrange for gifts to be given on their behalf, if they can give with great compassion, with awareness, with a smile, and with kind words of comfort, they will obtain as much karmic benefit as if they had given alms to as many Buddhas as there are grains of sand in a hundred River Ganges.’
Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrva-praṇidhāna Sūtra, Taishō vol.13, text 412, ch.10, p.786b20–25, trans. D.S.
M.25 The vows of a queen
In this passage a queen vows to always act for the benefit of others.
When she had heard the Buddha’s prophecy, Śrīmālā264 stood respectfully and took the vow of ten great undertakings, ‘Blessed One, from now until I realize awakening, no thought of breaking the precepts that I have undertaken will arise in me, … no thought of disrespect for the elders will arise in me, … no thought of hatred toward living beings will arise in me, … no thought of jealousy of others’ physical appearance or possessions will arise in me, … no thought of miserliness regarding inner or outer things will arise in me, … I will never accumulate things for my own benefit; whatever I possess will be given away in order to help those who are miserable and destitute, … I will never practice the four methods of drawing together harmoniously 265 for my own benefit, but in order to help all living beings; … I will help living beings with a mind which is not clouded by attachment, tiredness, or hindrances, … when I see beings who are lonely, unprotected, imprisoned, afflicted by disease, or suffering from any kind of disaster or misery, I will not desert them even for an instant, but will instead bring them to safety and help them, with the right motivation of helping to free them from suffering; only then will I be happy to leave them, … when I see unwholesome practices such as hunting or trapping living beings or breaking the precepts, I will not leave them be. As I have the power to help them, if I see people like this anywhere, I will train those who are to be trained, and assist those who need assistance, … I will never fail to bear the true Dharma in mind. … I therefore take this vow of ten great undertakings.’
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra, Taishō vol.12, text 353, ch.2, p.217b24–c22, trans. T.T.S. and D.S.
Peace, violence and crime
M.26 Bodhisattvas work for peace
In the midst of great battles, they favour neither side.
Greatly powerful bodhisattvas delight in bringing people together in harmony.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.7, section 6, verse 27, trans. From Sanskrit by D.S.
M.27 How to deal with difficult behaviour
So when seeing an enemy or even a friend behaving badly, by thinking that such things arise from particular conditions, I shall remain happy.
People’s faults are temporary visitors. Beings are by nature pleasant. So anger towards them is no more appropriate than anger at the sky when it is filled with acrid smoke.
Bodhicaryāvatāra VI. 33 and 40, trans. From Sanskrit by P.H.
M.28 Against capital punishments
This passage advises that a ruler should not punish people by killing or mutilating them as this will mean that they die angry, so as to be reborn in a lower state, thus:
It is not right to kill, destroy sense organs, or cut off limbs that cannot be restored ... (these) are improper and dishearten and repulse people. They are not the ways of a righteous ruler.
Ārya-satyaka-parivarta, p.200 of L.Jamspal’s trans. From Tibetan.
M.29 Occasionally, a bodhisattva should regretfully use violence to save others
This passage allows violence in very limited circumstances, to save others, but only by spiritually developed people who are prepared to take on the potential bad karma of such acts.
A bodhisattva who sees a thief or a robber who is about to kill many hundreds of living beings, great individuals, disciples, solitary-buddhas, or bodhisattvas in order to profit himself, or who is ready to repeatedly commit the five acts which have immediate bad karmic consequences, should reflect in the following way. ‘If I take the life of this living being, I will be reborn in hell. I would gladly be reborn in hell if it means that this living being can avoid such a fate, a fate which will certainly befall him if he commits one of the five acts which have immediate bad karmic consequences.’ With this attitude, a bodhisattva should take the life of this person in a wholesome state of mind, a neutral state of mind, out of empathy, even though he fears the rebirth it will bring him. This is not a transgression, but on the contrary will bring him a great deal of beneficial karma.
If there are kings or ministers who are excessively violent and cruel towards other living beings, and who put all of their energies into oppressing others, a bodhisattva should not hesitate to use force to remove them from their positions of power. A great deal of beneficial karma will flow from such an action when it is done out of empathy, and with the intention to benefit others and bring them happiness.
Bodhisattva-bhūmi 9.1 and 9.2, trans. From Sanskrit by D.S.
Wealth and economy
M.30 Contentment and generosity
Anyone who wishes to obtain worldly pleasure and transcendental bliss should be generous. The wise should think … ‘Even if I possessed all four continents, and could thereby indulge in countless pleasures, I would still not be satisfied. I should therefore practice generosity, in order to obtain transcendental bliss. I should not seek heavenly or human pleasure, because this is impermanent and limited.’
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.19, p.1056b14–19. Trans. T.T.S. and D.S.
M.31 The danger of attachment to celebrity, beauty and wealth
19. The Buddha said, ‘People follow their desires, and long for fame. This is like burning incense. Living beings smell the incense, but the incense itself is burned up and turns to smoke. This is the fame of the ignorant, the greedy, the vulgar, those who do not guard the truth of the Path. Fame is dangerous and brings misfortune. One comes to regret being famous.
20. The Buddha said, ‘People crave money and sex. This is like a child’s desire for honey smeared on a razor blade. The honey will not bring the satisfaction of a full meal, but still the child risks cutting his tongue to get it.’
‘Sūtra of Forty-two Sections’/Sishierzhang jing, Taishō vol.17, text 784, p.723a22–26, trans. D.S.
Equality of men and women
M.32 Gender prejudice
This striking passage criticizes prejudice against women, as it wrongly views gender as being based on unchanging essential natures.
Śāriputra said, ‘Goddess, why don’t you transform yourself from your female state?’
The goddess said, ‘I have searched for the state of being female for fully twelve years, and yet I have not found it. Brother Śāriputra, if an illusionist created an apparition of a woman and someone were to say to her, “Why don’t you transform yourself from your female state?”, what would he say?’ Śāriputra said, ‘She does not exist in any state.’ The goddess said, ‘In just the same way, Brother Śāriputra, as all phenomena do not exist in any state, and are illusory apparitions, why would you ask “Why don’t you transform yourself from your female state?”?’
Then the goddess used her supernormal powers to make the Elder Śāriputra look like her, and to make herself look like the Elder Śāriputra. Then the goddess, who looked like Śāriputra, asked Śāriputra, who looked like the goddess, ‘Brother Śāriputra, why don’t you transform yourself from your female state?’
Śāriputra, who looked like the goddess, said, ‘I do not know what to transform! My male body has disappeared, and been transformed into a female body!’
The goddess said, ‘If the elder could transform himself from his female state, then so too any woman could transform herself from her female state. Just as the elder is not a woman, but only looks like a woman, so too all women only have the bodies of women. They are not really women, but only look like women. This is what the Blessed One meant when he said, “All phenomena are neither female nor male.”’
Then the goddess stopped using her supernormal powers, and the Venerable Śāriputra got his own body back again. Then the goddess said to the Venerable Śāriputra, ‘Brother Śāriputra, where have you made your female body go?’
Śāriputra said, ‘I haven’t made anything, or transformed anything’.
The goddess said, ‘In just the same way, all phenomena are neither made nor transformed, and that nothing is made or transformed is the word of the Buddha.’
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch.6, sections 14–15, trans. From Sanskrit by D.S.
M.33 A wise woman who is prophesised to become a Buddha in the future
Here the Buddha addresses Queen Śrīmālā, having just said that she will in time attain unsurpassed perfect awakening.
You have praised the true qualities of the Tathāgata. Because of this wholesome root you will become a ruler of the gods, innumerable immeasurable eons from now. Wherever you are born, you will see me and praise me just as you have done in this present existence, in exactly the same terms. Moreover, you will serve innumerable countless Buddhas for twenty thousand immeasurable eons. You will then become a Buddha, a Tathāgata, an arhant, a perfectly awakened Buddha named Universal Light.
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra, Taishō vol.12, text 353, ch.1, p.217b11–16, trans. T.T.S. and D.S.
Respect for and gratitude to parents
M.34 Consideration and respect for parents, especially one’s mother
This passage details what we owe our parents, and teaches that we should not neglect them.
The Buddha said, ‘People are born into this world with a father and a mother as their parents. If there is no father, there will be no birth. If there is no mother, there will be no giving birth. Relying completely on its mother, the foetus dwells within her body for ten lunar months. When the mother’s term is complete, the child is born onto the ground. The father and mother raise the child. They lay him in a crib. The father and mother carry the child in their arms. They make the child say “He, he”. The child smiles, but cannot speak. They feed the child whenever he is hungry, and without a mother he cannot be fed. They give the child something to drink whenever he is thirsty, and without a mother he will have no milk to drink. Even if she is hungry herself, she will take bitter food for herself, and nourish her child with her sweet milk. She will give up a dry place to her child, and sit in the damp herself. If there are no such bonds, there is no family. Without his mother, the child will not be provided for. A loving mother raises her child. She takes him out of his crib when he is dirty, and feeds him without worrying about the dirt she gets under her own fingernails. Altogether, a child drinks fully four hundred and forty litres of milk from his mother. The care a mother gives to her child is immeasurable, like the heavens. Oh, how can a mother’s kindness be repaid?’
Ānanda said to the Buddha, ‘Blessed One, how can the care she gives to her child be repaid? Please explain this for us.’
The Buddha replied to Ānanda, ‘Listen carefully and attentively, and I will explain this to you in detail. The care given to us by our fathers and our mothers is immeasurable, like the heavens. If a child, filled with love and respect for his parents, makes copies of sūtras in order to make his father and mother happy, or makes ullambana trays on the fifteenth day of the seventh month266 and offers them to the Buddha and the Sangha, then the karmic fruits he will obtain will be immeasurable. In this way, he can repay the care he has received from his father and his mother. Alternatively, if anyone copies this sūtra, disseminates it widely, accepts it as true, and recites it, then this person will repay the care he has received from his father and his mother.
How can the care given by one’s father and one’s mother be repaid? Every day, one’s father and mother go to work. One’s mother goes to draw water from the well, walking half a kilometre to the east or to the west to do so, and pounds rice in the cellar. Whenever she is away from home, she worries that her child might be at home crying. She thinks about how her child responds when she returns home, and he sees her approaching. He might shake his head from side to side in his crib, or crawl on his belly whilst he cries out for his mother. She will bend down to pick him up, and brush the dust off him with both hands. Then, making comforting sounds, she will breast-feed him. The mother is filled with joy when she sees her child. The child is filled with happiness when he sees his mother. The care and affection they have for one another is precious. There is nothing greater than this love.
When the child is two or three years old, he begins to form his own ideas and thoughts, but he still doesn’t know when it is time to eat without his mother to tell him. If his father and mother are invited to a fine banquet where they are served with cake and meat, they will not eat everything they are offered, but take some of it back with them and give it to their child. Nine times out of ten, the child is happy, but if he doesn’t get anything, he will cry, or pretend to cry, out of pride. A child who is filled with pride does not show respect to his parents, and should be spanked five times. A child who respects his parents will not complain, but will show them love and obedience.
When the child grows up, and begins to spend time with his friends, his father and mother will comb and brush his hair. If he wants nice clothes to wear, they will wear worn and threadbare clothes themselves, and give their child good-quality new silks. When he begins to go out on his own, on public or private business, his parents cherish him in their hearts, whether he goes north or south, and follow him in their minds, whether he goes east or west, holding their heads to one side.
When he starts to think about finding a wife, they find a woman for him. He distances himself from his father and mother, sharing conversation and pleasure with his wife in the privacy of their room. Although his father and mother are now old and frail, he ignores them all day long, from morning until evening, and doesn’t go and speak to them.
Sooner or later, either his mother or his father will pass away, and his surviving parent will be left to sit alone in an empty room, like a guest in someone else’s house. They receive no care or affection, and are cold without a quilt to keep them warm. They suffer hardships and difficulties. A weak and elderly parent may even become infested with lice, such that they cannot sleep day or night. They may give a long sigh, and ask themselves, “What unwholesome action did I perform in the past, in order to give birth to a child who has no respect for his parents?”, or go to their child and scold him, with angry stares. He and his wife lower their heads, but with a smirk, and the child shows not respect for his parent. He deserves to be spanked five times, like a child, as what he and his wife have done is equivalent to the five acts with immediate bad karmic consequences.267
When his parents call out for help with some urgent problem, nine times out of ten, the child will not respond. He is constantly disobeying his parents, staring at them with anger and hatred in his eyes, and saying “You should die soon. Why are you still above the ground?” When his parents hear this they are sad and distressed, and they weep. With tears flowing down their cheeks, they cry out to their child with swollen eyes, “When you were small, you could not have survived without us. We gave you life. Perhaps it would have been better if we hadn’t.”’
The Buddha said to Ānanda, ‘If a son or daughter of good family accepts this sūtra, The Great Perfection of Wisdom Mahāyāna Sūtra on the Importance of Caring for One’s Father and Mother, as true, reads it recites it and copies it for their father and mother, and if even one sentence or one verse of it should reach their eyes or their ears, then their five grave sins will be completely and permanently eradicated. They will often see the Buddha and hear the Dharma, and they will swiftly attain liberation.’
Ānanda rose from his seat, placed his upper robe over his left shoulder, knelt before the Buddha with folded hands, and said, ‘Blessed One, what is the name of this sūtra? How is it to be preserved and honoured?”
The Buddha said to Ānanda, ‘This name of this sūtra is the “Sūtra on the Importance of Caring for One’s Father and Mother”. Any living being who makes copies of this sūtra, burns incense, invites the Buddhas to teach, worships and honours the Three Jewels, or gives food and drink to the Sangha, in order to bring blessings to his parents, will repay the care they have given to him.
‘Sūtra on the Importance of Caring for One’s Father and Mother’/Fumuenzhong jing, Taishō vol. 85, text 2887, pp.1403b27–1404a19, trans. D.S.
M.35 Help for dying parents
This passage urges people to ease the karmic burden of parents or other relatives who are dying by doing good deeds on their behalf.
Living beings have unwholesome habits ranging from the trivial to the immeasurably serious. All living beings have these kinds of habits. When one’s parents or relatives are approaching death, it is appropriate to generate karmic benefit for them, to help them on the road ahead.
Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrva-praṇidhāna Sūtra, Taishō vol.13, text 412, ch.7, p.784a05–07, trans. D.S.
Sharing karmic benefit with dead relatives
M.36 Benefitting parents and ancestors by giving donations on their behalf
This passages urges one to do good deeds on behalf of one’s parents and other ancestors, which they can benefit from.
The Buddha told Maudgalyāyana, ‘The fifteenth day of the seventh lunar month268 is the pravāraṇa day for the Sangha.269 On this day, for the benefit of one’s mother and father, and one’s ancestors going back seven generations, one should serve the most virtuous Sangha who have gathered from every direction. One should serve them food, all kinds of fruit, jars and vessels, incense, oil, lamps, bedding, mats to sit on, and all sorts of delicious things from many places.
On this day, there may be members of the noble Sangha present who have been in meditation in the mountains, as well as those who have attained the fruits of practice and the path, those who have been doing walking meditation beneath trees, those who have mastered the six supernormal powers, those who have been teaching, those who are aiming to becoming disciples or solitary-buddhas, those who are bodhisattvas, great beings at the tenth stage, and those who have temporarily transformed themselves and taken on the form of monks. They have all assembled in order to receive the pravāraṇa offerings with unity and unanimity of mind, having attained the pure morality of the noble Sangha, with their lofty and limitless virtues.
The mother and father, the ancestors going back seven generations, and all the relatives of those who make offerings to the members of the Sangha at the pravāraṇa ceremony will be delivered from the suffering of the three states of misfortune.270 They will receive food and clothing, and in due course they will attain liberation. If their parents are still alive, they will enjoy happiness for more than a hundred years. If their parents are dead, then they, along with their ancestors going back seven generations, will be reborn among the gods, entering into the heavenly radiance of divine flowers, and enjoying innumerable pleasures.’
Ullambana Sūtra, Taishō vol.16, text 685, p.779b12-24, trans. T.T.S. and D.S.
M.37 A bodhisattva precept on the transfer of karmic benefit
This is part of one of the forty-eight secondary precepts of the ethical code of the East Asian Brahmā’s Net Sūtra (Fan wang jing).
The bodhisattva’s precept on rescuing living beings: On the day his father, mother, or siblings die, he should ask a Dharma Teacher to recite the Sūtra on the Precepts of the bodhisattva for the benefit of the deceased, in order that they might encounter a Buddha or be reborn amongst human beings or amongst the gods. A bodhisattva who fails to do so disgraces himself by committing a secondary offence.
‘Brahmā’s Net Sūtra’/Fan wang jing, Taishō vol.24, text 1484, p.1006b16–b18, trans. T.T.S. and D.S.
M.38 Doing good deeds on behalf of dead relatives reborn as hungry ghosts
This passage urges one to care for dead relatives by doing good deeds on their behalf (cf. *Th.109), in order to bring them karmic benefits.
A father who has been reborn as a hungry ghost may be able to share in the karmic benefit accumulated by his son, if the actions which generate this karmic benefit are dedicated to him. If he was reborn among the gods, he would not care about human affairs. Why is this? It is because he would have obtained the precious possessions of the heavenly realm. If he was reborn in hell, he would be unable to receive the benefits of the offering, because he would be in great physical agony, with no chance to think about anything else. He would also be unable to receive the benefits of the dedication of good karma if he was reborn as a human being or an animal. Why is it that only a hungry ghost can share in the karmic benefit of actions which are dedicated to him? The reason that he has been reborn as a hungry ghost is that he was bound by greed and meanness in his previous existence. When he is born as a hungry ghost, he regrets the way he has acted, and thinks about how he can receive the benefits of good karma which is dedicated to him. This is why he is able to receive these benefits. If karmic benefit is dedicated to others, who have been born in other realms, then relatives of the one making the dedication who have been born as hungry ghosts will receive the benefits of this dedication, rather than those for whom they were intended. This is why those who are wise should accumulate karmic benefit, and dedicate it to hungry ghosts.271
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.19, p.1059c05–13, trans. T.T.S. and D.S.
VAJRAYĀNA
Advice on compassionate royal policy
V.12 Nāgārjuna on royal policy
Since the principles of good governance and a peaceful society were set by the Buddha himself, there was not much left to be added by later Buddhist authors. While Vajrayāna, in particular, did not develop any social theory of its own, its followers have considered the Mahāyāna principles of compassion, generosity and so forth to be the most important guidelines in the social arena. They were inspired by Indian Mahāyāna literary sources such as the ‘Precious Garland’ (Ratnāvalī, or Ratnamālā)272 of Nāgārjuna, one of the greatest Buddhist masters, the founder of Madhyamaka philosophy. Written in the form of an epistle addressed to a young ruler of the Ṥātavāhana Empire (c. second century CE), it is a series of Mahāyāna instructions in 500 verses. The selected passages are derived from the third (‘Amassing the collections for awakening’) and fourth (‘Royal policy’) chapters of that work, where Nāgārjuna instructs his royal benefactor on how to rule his kingdom as part of practising the bodhisattva path.
[Supporting the Dharma]
231. Out of respect (for the Three Jewels), create a vast abundance of Buddha-images, stūpas, temples, and other large (monastic) buildings.
232. Please have beautifully shaped Buddha-images sculpted from all kinds of precious material, nicely painted, seated on lotuses, adorned with precious gems.
233. Please protect with all your might the Holy Dharma and the community of monks, and decorate stūpas with gold and jewelled lattice-work.
234. Pay homage to the stūpas with many gold and silver flowers, diamonds, corals, pearls, emeralds, cat’s eye gems (lapis lazuli), and sapphires.
235. Pay homage to those teaching the Holy Dharma, satisfy their needs with fees and services, and always rely on the Dharma.
[Cultural policy]
238. Please provide the palm-leaves (for paper), black ink, and bamboo pens necessary for writing down the texts containing the words of the Buddha.
239. In order to spread knowledge, establish schoolhouses around the country and provide for field-workers to take care of teachers’ livelihood.
[Health care]
240. In order to alleviate the pain of sentient beings, the old, the young, and the sick, grant remuneration of land to doctors and surgeons in your country.
[Setting up public facilities]
241. Please, in your fine wisdom, set up guesthouses, pleasure parks, bridges, ponds, pavilions, and water-tanks, equipped with bedding, food, fodder, and firewood.
242. Please erect pavilions in every town and village, and by Buddhist temples, and provide water-tanks along roadways where water supply is scarce.
[Social welfare measures]
243. With compassion, always take care of the sick, the homeless, the pain-stricken, the lowly, and the poor. Render dedicated service to their sustenance.
244. It is improper to partake of any readily available food or drink – whether cooked, grain, or fruit – before giving to the people who ask for them.
[Supplying equipment for public facilities]
245. Provide felt shoes, parasols, strainers, thorn-removing tweezers, needles and thread, and cool roof protection by the water-tanks.
246. Place some of the three medicinal fruits,273 the three hot medicines,274 butter, honey, eye-medicine, and anti-poisons by the water-tanks. Write up medical instructions and mantras (spells).
247. Please provide ointment for the body, feet and head, as well as woollen blankets, stools, some porridge, copper bowls, and axes (for chopping wood) by the water-tanks.
248. Please arrange for small tanks filled with sesame, rice, grains, spices, molasses, oil, and water to be stored in a cool shady place.
249. Please have reliable men to always put some food and water, heaps of molasses and grain, outside the openings of ant-nests.275
[Food offering to non-humans]
250. Before and after taking meals, always offer proper food to the hungry ghosts, dogs, insects, birds, and others.
[Economic measures]
251. Provide special care for the victims of persecution, crop failure, oppression, epidemics, and for the populace of conquered areas.
252. Help out poverty-stricken farmers with seeds and nourishment. Make sure that you have remitted their taxes and reduced their levy on the harvest.
253. To protect them from the affliction of want, remit tolls and reduce sales taxes. Also, spare them from the misery of waiting at your door (for alms).
254. Pacify the thieves and robbers of your country and other countries (under your dominion). Please keep interest rates level, and set market prices fairly.
[Principles of governance]
255. Whatever is reported by your ministers, you should find out about everything by yourself. Always do everything in a way that is beneficial to the world.
256. Just as you care to think ‘What shall I do to benefit myself?’, in the same way should you care about thinking what to do to benefit others.
257. You should make yourself readily available to provide all that is desired, just as earth, water, fire, wind, plants, and forest trees (are available to all). ...
[Founding new religious establishments]
307. You have obtained your wealth through being generous to the needy in the past. If you are ungenerous, due to your ungratefulness and attachment, you will never get anything in the future. …
309. Always delight in great compassion and sublime deeds, because the fruition of sublime deeds is going to be even more sublime.
310. Create religious establishments, famed and glorious homes for the Three Jewels that lesser kings have not even conceived in their minds. ...
313. You will have to pass away powerless, leaving behind all your possessions, but whatever you will have done for the sake of Dharma will help you move forward. ...
315. If you use up your wealth you will be happy in this life, if you give it away you will be happy in another one. If you neither use it up nor give it away but waste it, you will have only suffering – no happiness at all.
316. You will not be able to make a donation just before you die because your unfaithful ministers, no longer treasuring you but wishing to please the new monarch, will render you powerless.
317. Therefore use your wealth to create religious establishments while you are still at power, your life always being threatened by extinction like an oil lamp in the tempest.
[Maintaining existing establishments]
318. You should also preserve all other existing religious establishments – temples and so forth – founded by previous monarchs in their previous condition.
319. Please have them attended by the harmless, the virtuous, the morally disciplined, the kind-hearted, the truthful, the tolerant, the uncompetitive, and the ever-diligent.
[Further welfare measures]
320. Let the blind, the sick, the lowly, the homeless, the destitute, and the cripple also receive their share of food and drink without any obstacle.
321. Provide all kinds of support to the followers of Dharma who are not looked after, even if they live in other countries.
[Appointing chief officials]
322. As chief leaders of religious establishments, appoint people who are not negligent, not irritating but wise; who live in accord with the Dharma, and do not harm anyone.
323. As ministers, appoint people who know the social tradition and follow the Dharma; who are gentle, pure, faithful, and non-malicious; who are of good family, perfect demeanour, and are grateful (to you).
324. As army commander, appoint someone who is magnanimous, free of attachment, courageous, gentle, reliable, ever-conscientious, and is a follower of Dharma.
325. As chief leaders, appoint venerable elders who can remember the pure ways of the Dharma, who are knowledgeable and skilled in the sciences; are well-balanced and of gentle character.
[Way of governance]
326. Get monthly reports from them on every affair (belonging to their office), and having heard them, you should decide personally on all matters relating to the religious establishments and so forth.
327. If your governance is for the benefit of Dharma rather than for the sake of fame and greed, then it will be very fruitful – otherwise it will not. ...
329. You should gather around you many (advisors) of good family who are old in experience, who know the custom, abstain from evil, and who can perceive what must be done.
[Treatment of criminals]
330. Never resort to executing, binding, and torturing (criminals) even if they deserve it. Filled with compassion, always take them under your care.
331. Monarch, you should always think of just compassionately benefitting even those embodied beings who have committed some intolerable crime.
332. Exercise even more special compassion toward those who have committed the horrible crime of murder. Those people who ruin themselves are worthy of a great being’s compassion.
333. Release those imprisoned for minor offences within one to five days, and do the same to the rest of them whenever appropriate. Never leave anyone unreleased.
334. Should you forget to release anyone, lack of self-restraint will follow, and continuous evil will follow from that lack of self-restraint.
335. As long as prisoners are not released, keep them happy and comfortable by putting barbers, bathing facility, food, clothing, drink, and medicine at their disposal.
336. Just as a (parent) wishing to civilize his ill-mannered children, exercise punishment out of compassion rather than out of anger or for wealth.
337. Once you have found under investigation that someone had committed murder out of extreme hatred, expel them from the country without killing or harming them in any way.
[Advice on how to rule the kingdom]
338. Independently keep a spying eye over the whole country. Ever-conscientious and mindful, do everything in a way that accords with the Dharma.
339. You should offer appropriate gifts, respect, and service to those (religious persons) who are the foundations of good qualities, and also to the rest of them according to their merits.
340. Let the birds of the people rest on the tree of the monarch with its shade of patience, its blooming flowers of respect, and its big fruits of generosity.
341. People are going to be pleased with a king that is generously disposed and majestic, just like with a sugar candy with cardamom and pepper coating. ...
343. You have not brought this kingdom with you from a former life, nor will you carry it with you to the next – you have won it through practising the Dharma, and therefore you should not do anything against the Dharma.
‘The Precious Garland’, vv.231–257, 307, 309–10, 313, 315–27, 329–41, and 343, trans. T.A.
Reflection on the kindnesses of one’s mother
V.13 Developing loving kindness and compassion by reflecting on the kindness of one’s mothers in this and past lives
This passage is a full translation of the seventh chapter of a famous Tibetan text, ‘The Jewel Ornament of Liberation’ of the great Tibetan master Gampopa (1079–1153). It is a straightforward instruction on the meditative development of loving kindness and compassion, the two most important factors of the bodhisattva’s path to Buddhahood, the goal he wants to attain for the sake of all sentient beings. The two qualities are applicable in all the social aspects of Mahāyāna and Vajrayāna Buddhism; they are to be cultivated in all walks of life – friendships, relationships, family, and society at large. An important theme in the passage is that just as one owes great kindness to one’s present mother, due to her great kindness and care for one, so one should be kind and compassionate to all beings, as they have each been one’s mother in countless past rebirths (see *Th.74 and *V.18).
Now, as the antidote for attachment to the happiness of peace, I will teach contemplation on loving kindness and compassion. ‘Attachment to the happiness of peace’ means to aspire to nirvana just for oneself and, due to lack of love for sentient beings, not to do anything for the sake of others. That is the attitude of those on the Lesser Vehicle.276 As it is said, ‘For one’s own concerns the concerns of others, though they be many, should be neglected. If one considers one’s own concerns more important, one will achieve one’s highest aim.’277 But once loving kindness and compassion dawn in one’s mind, one will love sentient beings and will not be able to reach liberation just alone. That is why one should better cultivate loving kindness and compassion. As Master Mañjuśrīkīrti said, ‘Those on the Mahāyāna path should not neglect loving kindness and compassion even for a moment.’ Furthermore, ‘Others’ concerns are taken under care by loving kindness and compassion, rather than by anger.’
[Loving kindness]
Immeasurable loving kindness will be discussed under six aspects: its types, objects of reference, definition, method of cultivation, full development, and benefits.
There are three types of loving kindness: (1) loving kindness with reference to sentient beings, (2) loving kindness with reference to the Dharma, and (3) non-referential loving kindness. The ‘Akṣayamati Request Sūtra’ says: ‘Loving kindness with reference to sentient beings is practised by those bodhisattvas who have just developed awakening-mind.278 Loving kindness with reference to the Dharma is practised by those bodhisattvas who are already engaged in the bodhisattva activities. Non-referential loving kindness without reference to anything is practised by those bodhisattvas who have acquired patient acceptance with respect to the unborn’.279
Loving kindness regarding sentient beings: The first type of loving kindness is directed towards sentient beings. It is defined as the mentality of wanting them to find happiness. The method of cultivating loving kindness basically depends on recalling the kindness of others. So first you should reflect on the kindness of sentient beings.
In this life, the person who has showed us the greatest kindness is our mother. How many types of kindness did our mother show to us? Four kinds, namely: (1) the kindness of nurturing our bodies, (2) the kindness of undergoing hardships for us, (3) the kindness of protecting our lives, and (4) the kindness of showing us the world. As the ‘Perfection of Wisdom Sūtra in 8,000 Lines’ says: ‘Why is it? Because the mother nurtures us, goes through hardship for us, she protects our lives, and she shows us the world.’
First you should reflect on the kindness of her nurturing your body. This body of yours did not arise at once fully grown, with muscles well-developed and in fine complexion. Rather it developed in your mother’s belly gradually from a quivering, gelatinous mass, due to the elemental essence which is the life-sap of your mother’s flesh and blood. It was nurtured by the vital essence of her food and developed even while she had to endure embarrassment, sickness, and all kinds of pain. Later, after she gave birth to it, she also took care of it and brought it up from a tiny thing to something as big as a yak.
The second is the kindness of her undergoing hardships for you. To begin with, you did not arrive here wearing clothes, adorned by ornaments, owning goods, and bringing provisions. You came empty-handed, with no material possessions other than a mouth and stomach. When you arrived in this unknown land with no acquaintances, your mother did not let you starve but gave you food to eat; she did not let you go thirsty but gave you drink to drink; she did not let you get cold but gave you clothes to wear; and she did not leave you poor but gave you possessions. She did not just give you things she did not need. She gave up her own food, her own drink, and her own clothes. She would not do anything for the happiness of her present life, or even for the well-being of her future lives, but looked after her child without actually caring for the happiness of either her present or future lives.
She did not obtain those things easily, but gave them to her child by undergoing much toil, wrong-doing, and pain. In terms of wrong-doing, she committed various unwholesome actions like fishing or butchery to feed her child. In terms of pain, while she was doing some kind of business or farm-work, day and night, she was wearing frost for her shoes, the morning star for her hat, riding the shank of her legs for her horse, flinging a woollen thread for her whip, exposing her calves to the dogs and her cheeks to the people in order to provide for her child.
Furthermore, she loved this useless stranger much more than her own father, mother, and teachers who were very kind to her. She looked upon him with loving eyes and warmed him with her smooth caress. She rocked him on top of her ten fingers and called him in a sweet voice, saying things like ‘my dearest, precious one, darling, sweetheart, you are Mommy’s delight!’
Third is the kindness of protecting your life. In the beginning, you did not have any functional mouth or hands, or the greater strength that you have now that makes you capable of working. Rather you were just like a tiny worm: frail, insignificant and lacking the ability to care for yourself. Your mother, however, did not reject but served you, held you in her lap, protected you from fire and water, held you away from precipices, dispelled all harm, and prayed for your safety. In fear for your life, in fear for your health, she performed an inconceivable and unthinkable number of divinations, astrological calculations, correcting-rites, recitations and other rituals. That is how she protected her child’s life.
Fourth is the kindness of showing you the world. You did not come into this world knowing everything, greatly experienced, with a keen intellect from the first. You did not know how to do anything except to call out to close ones by wailing and crying and to beckon them with your hands and legs. When you could not eat, she taught you how to eat. When you could not dress, she taught you how to dress. When you could not walk, she taught you how to walk. When you could not talk, she taught you how to say ‘yes’ and ‘no’ and so forth. She raised you up by teaching the various skills needed so that your personal capacities now matched those of others.
Furthermore, she has not been your mother only in your present lifetime, but given that you have been wandering in saṃsāra since times without beginning, she has been your mother countless, innumerable times. That is what is said in the ‘Beginningless Saṃsāra Sūtra’: ‘If all the earth and stones, plants and trees, and all the forests in this world were reduced down to bits as tiny as the pits of a juniper tree by one person and another person were to count them, they would one day come to an end. However, it is impossible to count how many times one sentient being has been your mother.’ Also, (Nāgārjuna’s) ‘Letter to a Friend’ (v.68) says: ‘We would run out of earth trying to count our mothers with balls of clay the size of juniper berries.’
Each time she was your mother, she demonstrated the same kind of kindness as seen before. Therefore, since her kindness has been limitless, cherish her from your heart and meditate in order to develop a genuine care for her benefit and wish for her happiness.
Furthermore, all sentient beings have been your mother and every time they were so they were just as kind to you as the present one. How many sentient beings are there? Wherever space extends, it is filled up by sentient beings. That is what the ‘Aspiration Prayer for Excellent Conduct Sūtra’ says: ‘Limitless as the infinity of space, such are the numbers of sentient beings.’ Therefore, meditate for as long as it takes to develop a genuine wish for the benefit and happiness of all sentient beings wherever space extends. When that has been developed, it is actual loving kindness.’ The ‘Ornament of Mahāyāna Sūtras’ says: ‘From the marrow of their bones, bodhisattvas treat all sentient beings as their only child. That is why they always want to benefit them.’
When, through the power of loving kindness, tears well up in your eyes and the hairs on your body are made to stand up, that is great loving kindness. When that kind of loving kindness is developed toward all sentient beings equally, it is limitless loving kindness.
Loving kindness is fully developed when one no longer desires one’s own happiness, but only those of other sentient beings.280
Contemplation on loving kindness has countless good qualities. As the ‘Moon Lamp Sūtra’ says, ‘Limitless offerings of various kinds filling up myriads of Buddha-fields presented to the supreme beings do not match the worth of loving kindness.’
Even practising loving kindness for one moment brings limitless karmic benefit. The ‘Precious Garland’ (by Nāgārjuna) says: ‘Even three-hundred pots of food given three times a day cannot match the karmic benefit of one moment of loving kindness’ (RV.283).
Due to this practice one will, until the time of attaining awakening, receive eight kinds of benefit. According to the ‘Precious Garland’: ‘One will be loved by gods and humans, one will also be protected by them, will have peace of mind and lots of happiness, will not be harmed by poison or weapons, will achieve one’s aims without effort, and will be reborn in the (heaven-)world of Brahmā. Even if not liberated from saṃsāra, one obtains these eight qualities of loving kindness’ (RV.284– 85).281
[Compassion]
When loving kindness has thus been fully developed, it is not difficult to develop compassion. Immeasurable compassion is also discussed under six aspects: its types, objects of reference, definition, method of cultivation, full development, and benefits.
There are three types of compassion: (1) compassion with reference to sentient beings, (2) compassion with reference to the Dharma, and (3) non-referential compassion. The first type is born when one sees the pain of sentient beings in the lower realms, and so forth. The second is born as one meditates on the four Truths of the Noble Ones and, understanding the two types of causality,282 one’s mind turns away from the conceptions of permanence and solidity. Then one thinks ‘How confused other sentient beings are, who, unaware of causality, grasp at permanence and solidity!’, and develops compassion. The third type is born as, abiding in equipoise, one realizes the emptiness of all and everything – one develops special compassion for all sentient beings who grasp at the concrete existence of things. As it is said, ‘When the bodhisattva in equipoise is perfected by the power of meditation, he develops special compassion for those who are seized by the demon of grasping at things.’ 283
Of these three types of compassion, now we shall present meditation on the first one. Its objects are all sentient beings. It is defined as the mentality of wanting them to be free from pain and its causes.
The method of cultivating this kind of compassion is that one meditates in connection with one’s mother in this life. Imagine how strongly you would feel for your mother if some people in this life beat her up and cut her to pieces, cooked or roasted her, or if she was freezing so much that blisters developed all over her body and finally burst open. The sentient beings who have been born in the hells and suffer in just those ways have definitely been your mothers, so if they die such horrible deaths, how could you not feel compassion for them? Cultivate the compassion that wishes them to be free from their pain and its causes!
Again, if your mother in this life was tormented by thirst and hunger, tortured by sickness and pain, intimidated by fear and anxiety, then you would feel for her very strongly. The sentient beings who have been born as hungry ghosts and suffer in just those ways have definitely been your mothers, so if they are tormented by such pain, how could you not feel compassion for them? Cultivate the compassion that wishes them to be free from their pain and its causes!
Again, if your mother in this life was decrepit and disadvantaged, helplessly being used and exploited by others, stricken and beaten or slaughtered and cut into pieces, you would feel compassion for her. The sentient beings who have been born as animals and suffer in just those ways have definitely been your mothers, so if they are overpowered by such pain, how could you not feel compassion for them? Cultivate the compassion that wishes them to be free from their pain and its causes!
Again, if your mother was close to a precipice a thousand miles deep, unaware of the danger, with no-one to warn her against walking into it, and was just on the verge of falling into that precipice where she would experience immense pain and would never be able to come out of it, you would feel for her very strongly. The gods, humans, and demi-gods are also by the great precipice of the lower realms, unaware of the danger, unable to discard their unwholesome wrong-doings, out of the reach of spiritual friends, just about to fall and experience the pain of the three lower realms which are very difficult to emerge from; so how could you not feel compassion for them? Cultivate the compassion that wishes them to be free from their pain and its causes!
Compassion is fully developed when one has cut the ties of self-cherishing and has learned the mentality, not just the words, of wanting all sentient beings to be free from pain and its causes.
Contemplation on compassion has countless good qualities. As the ‘Narration of the Realization of Avalokiteśvara’284 says: ‘If one had just one quality, it would be as if all Buddha-qualities were in your palm. That one quality is none other than great compassion.’ The ‘Dharma Compendium Sūtra’ says: ‘Blessed One, wherever the precious wheel of a Cakravartin (‘Wheel-turning’ universal monarch) is present, his whole army is also present. Likewise, Blessed One, wherever the great compassion of a bodhisattva is present, all Buddha-qualities are also present.’ The ‘Secrets of the Tathāgata Sūtra’ says: ‘Owner of the Secret,285 the omniscient wisdom of the Buddha grows from the root of compassion.’
When by loving kindness one wants sentient beings to find happiness and by compassion one wants them to be free from suffering, then one is no longer interested in just pursuing one’s own happiness but rather, prefers to attain Buddhahood for the sake of sentient beings. Loving kindness and compassion are thus the antidotes for attachment to peace.
Thus, when you have developed loving kindness and compassion in your mind-stream, and cherish others more than yourself, then it is as said (in Atiśa’s ‘Lamp for the Path to Awakening’ v.5: *V.10): ‘A supreme being is someone who wants to eliminate completely all the suffering of others through realizing it as one’s own suffering.’ This is the birth of a supreme being’s mentality. ...
‘The Jewel Ornament of Liberation’, pp.105–16, trans. T.A.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.43.92 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập