Th.1 Phẩm tánh của đức Phật
Th.1 Qualities of the Buddha
Đây là một phần của đoạn nói về ba Quy y (xem *Th.93) thường được tụng bằng Pāli ở các buổi lễ, cũng như suy niệm trong các đề mục tu thiền tùy niệm.
This is part of a passage on the Three Refuges (see *Th.93) that is frequently chanted in Pāli in devotional settings, as well as being reflected on in devotional meditations.
Ở đây, này các tỳ-kheo, Thánh đệ tử thành tựu tín tâm bất động đối với đức Phật như vầy: ‘Thế Tôn là vị A-la-hán,116 Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Tchú giải thuật ngữ và tên riêng.rượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’
Here, monks, a noble disciple who is endowed with confirmed confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed one is an arahant,115 perfectly awakened Buddha, one endowed with knowledge and conduct, Fortunate One, knower of the worlds, incomparable trainer of persons to be tamed, teacher of gods and humans, awakened one, Blessed One.’
Rājā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.343, dịch Anh P.H.
Rājā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.343, trans. P.H.
Tương quan Phật và Pháp
The Buddha’s relation to the Dhamma
Bản tánh của Phật được xem là tương quan mật thiết với Pháp, theo nghĩa rằng lời dạy của Ngài, đạo lộ dẫn đến cứu cánh của Phật giáo, và tự thân mạn-đà-la (maṇḍala)’ của tâmcứu cánh này, Niết-bàn.
The nature of the Buddha is seen as closely related to the Dhamma, in the sense of his teachings, the path to the Buddhist goal, and this goal itself, nirvana. be called either saṃsāra or nirvana.
Th.2 Thấy Pháp, tức thấy Phật
Th.2 Who sees the Dhamma sees the Buddha
Này các tỳ-kheo, tỳ-kheo dù sống cách xa đến bảy trăm dặm, nhưng là người không hiện tham trong các dục… hay với tâm không sân hận,… chánh niệm hiện tiền, chánh tri, định tĩnh, tâm nhất cảnh (tập trung trên một điểm), phòng hộ các căn, tỳ-kheo ấy thân cận Ta… Vì sao? Tỳ-kheo ấy thấy Pháp; ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta.
Even if, monks, a monk should dwell seven hundred miles away, but be one who has not become covetous … or with a mind of ill-will, … (and is) one with mindfulness present, clearly comprehending, composed, with one-pointedness of mind, restrained senses, then such a one is really in my presence. What is the reason for this? For this monk sees Dhamma, and, in seeing Dhamma, sees me.
Saṅghāṭikaṇṇe Sutta: Itivuttaka 91, dịch Anh P.H.
Saṅghāṭikaṇṇe Sutta: Itivuttaka 91, trans. P.H.
Th.3 Phật chính Pháp
Th.3 Buddhas as having become Dhamma
Trong đoạn này, A-la-hán Mahā-kaccāna (Đại Ca-chiên- diên) nêu rõ đức Phật là gốc của Pháp.
In this passage, the arahant Mahā-kaccāna describes the Buddha as the source of explanations of Dhamma.
Thế Tôn là vị tri giả nên biết rõ, là vị kiến giả nên thấy rõ; Thế Tôn chính là nhãn (con mắt), chính là trí, chính là pháp, là vị tối thắng (Brahmabhūta), là vị thuyết giả, vị tuyên thuyết, vị soi sáng ý nghNày các thiện nam tử, chính vì điều đó nên ĩa, vị trao cho bất tử (Niết-bàn), vị chủ của pháp (pháp chủ), là Như Lai (xem *L.20).
Knowing, the Blessed One knows; seeing, he sees; he has become vision, become knowledge, become Dhamma, become the highest, he is the sayer, the proclaimer, the elucidator of meaning, the giver of the deathless (nirvana), the master of Dhamma, the Tathāgata (see *L.20).
Madhupiṇḍaka Sutta: Majjhima-nikāya I.111, dịch Anh P.H.
Madhupiṇḍaka Sutta: Majjhima-nikāya I.111, trans. P.H.
Th.4 Phật như là hiện thân của Pháp
Th.4 The Buddha as embodying Dhamma
Những đoạn này giới thiệu thuật ngữ Pháp thân (Pāli. dhamma-kāya, Skt. dharma-kāya), vốn được suy tưởng rất nhiều và mở rộng trong Phật giáo Đại thừa (xem *M.9–11, *V.2). Kāya nghĩa là ‘thân’, nhưng có thể có nghĩa là ‘tập hợp’, bao gồm một tập hợp các phẩm tánh thuộc về tâm. Trong một hợp từ, ta không thể biết được từ đầu tiên là số ít hay số nhiều, do đó, dhamma có thể có nghĩa là Pháp (Dhamma) ở số ít toàn xưng, hay dhamma ở số nhiều, các phẩm tánh được tu tập trên thánh đạo. Trong đoạn đầu tiên, hợp từ này là tính từ và dường như có nghĩa rằng đức Phật là một người có thân là các ‘công đức / phẩm tánh’, tức đặc tính, là Pháp: Ngài là một người có thân là tập hợp của các phẩm tánh Pháp, Ngài là hiện thân của Pháp. Đoạn dẫn cho đoạn được nêu ra dưới đây là *Th.44. Trong đoạn thứ hai, hợp từ là danh từ, vị A-la-hán ni Mahā-pajāpatī, di mẫu của đức Phật, nói với đức Phật.
These passages introduce the compound term ‘dhamma-kāya’ (Pāli, Skt dharma-kāya), which was to be much reflected on and extended in Mahāyāna Buddhism (see *M.9–11, *V.2). Kāya means ‘body’, but can mean this in the sense of a ‘collection’, including a collection of mental qualities. In a compound, one cannot tell if the first word is singular or plural, so dhamma- can mean the Dhamma, or dhammas, qualities developed on the path. In the first passage, the compound is an adjective and seems to mean that the Buddha is one whose ‘body’ of qualities, i.e. character, is Dhamma: he is one with a body of Dhamma-qualities, he embodies the Dhamma. The lead-up to this passage is given below as *Th.44. In the second passage, in which the compound is a noun, the arahant-nun Mahā-pajāpatī, the Buddha’s step-mother, speaks to the Buddha.
Này Vāseṭṭha, ai mà tín tâm nơi Như Lai đã trụ vững, đã bám rễ, đã xác lập, kiên cố mà tất cả thế gian bao gồm sa-môn, bà- la-môn, chư thiên, Ma, Phạm, không ai có thể làm cho dao động, người ấy xứng đáng để nói rằng: “Ta là con đích tử của Thế Tôn, sanh từ miệng Thế Tôn, sanh từ Pháp, hóa sanh bởi Pháp, là người thừa tự Pháp”. Vì sao vậy? Bởi vì, này Vāseṭṭha, đây là những từ đồng nghĩa với Như Lai: ‘Pháp thân’, ‘Phạm thân’ (Tối Thắng giả), ‘Pháp thể’ (tác thành pháp), ‘Phạm thể’ (tác thành Tối thắng).
Vāseṭṭha, he whose faith in the Tathāgata has taken root and become established, firm, unshakeable by any renunciant, brahmin, god, māra or brahmā or any other person in the world, it is fit for him to say: “I am a legitimate son of the Blessed One, born of his mouth, born of Dhamma, produced by Dhamma, created by Dhamma, inheritor of Dhamma. What is the reason for this? Because, Vāseṭṭha, these are designations of the Tathāgata, ‘one whose body (of qualities) is Dhamma (Dhamma-kāyo)’, ‘one whose body (of qualities) is the highest (brahmā)’, ‘become Dhamma’, become the highest.’
Aggañña Sutta: Dīgha-nikāya III.84, dịch Anh P.H.
Aggañña Sutta: Dīgha-nikāya III.84, trans. P.H.
Bạch Thiện Thệ, con là mẹ của Ngài. Đấng Đại Huệ, Ngài là cha của con: Ngài là vị Hộ chủ ban cho nguồn Pháp lạc, (nên) con được sanh bởi Ngài, thưa Gotama!
I, Fortunate One, I am your mother; you, O wise one, are my father:
Lord, you give the happiness of the good Dhamma, (so) I am born from you, Gotama!
Bạch Thiện Thệ, sắc thân Thiện Thệ con nuôi lớn. Pháp thân tịnh vô cấu của con, do Thiện Thệ trưởng dưỡng.
Fortunate One, this body of material form of yours was reared by me.
But my flawless dhamma-body (body of good qualities) was reared by you.
Therī-apadāna, section 17, vv. 31–32: Apadāna p.532, dịch Anh P.H.
Therī-apadāna, section 17, vv. 31–32: Apadāna p.532, trans. P.H.
Th.5 Đức Phật chỉ là một con người?
Th.5 Is a Buddha simply a human?
Phần giới thiệu của đoạn *L.38 đề cập đến ‘ba mươi hai tướng đại nhân’ duy chỉ Phật và Chuyển luân vương mới có. Điều này cho thấy rằng ngay cả sắc thân của đức Phật cũng được xem là vi diệu, và là nghiệp cảm bởi các ba-la-mật được tu tập trong nhiều kiếp. Trong đoạn trích gây ấn tượng này, thuật chuyện có một người nhìn thấy một trong ba mươi hai tướng đại nhân nơi dấu chân của Phật, và cho rằng đây không thể là dấu chân của con người. Sau đó, ông gặp đức Phật và hỏi có phải Ngài là thiên thần, nhạc thần (gandhabba: càn-thát-bà), đại lực quỷ (yakkha: dạ-xoa) hay là người. Đức Phật nói rằng Ngài không phải là ai trong số đó (và trong đời vị lai sẽ không là ai bất kỳ trong số đó), nhưng là người đứng trên tất cả thế gian này, là nơi mà Ngài đã trải qua tu tập, chính xác là một vị Phật.
The introduction to passage *L.38 refers to the ‘thirty-two characteristics of a great man’, that a Buddha and a universal, ‘Wheel-turning’ monarch are seen to have. This shows that even the physical body of a Buddha is seen as wondrous, and as being karmically influenced by his perfections built up over many lives. In this striking passage, someone sees one of the thirty-two characteristics of a great man in the Buddha’s footprint, and thinks that such a being cannot be human. He then meets the Buddha and asks him whether he might be a god, divine musician, a nature spirit or – a human. The Buddha says he is none of these (and also has no future lives in which he would be any of them) but, standing above the world in which he has developed he is, precisely, a Buddha.
Rồi Doṇa theo dấu chân của Thế Tôn, thấy Ngài đang ngồi dưới một gốc cây, căn tịch tĩnh, ý tịch tĩnh, các căn được chế ngự, được thủ hộ, như voi chúa đã được thuần phục, đạt đến tối thượng thuần phục, khiến người nhìn khởi tâm tịnh tín, phát sanh hoan hỷ.
Then Doṇa, following the Blessed One’s footprints, saw him sitting at the root of the tree: graceful, inspiring confidence, with peaceful faculties and peaceful mind, having attained the utmost control and tranquillity, (like) a tamed and guarded bull elephant with his senses restrained.
Thấy rồi, ông liền đi đến Ngài, thưa rằng ‘Tôn giả, Ngài có thể là trời chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là trời.’ ‘Ngài có thể là nhạc thần chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là nhạc thần.’ ‘Ngài có thể là đại lực quỷ chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là đại lực quỷ.’ ‘Ngài có thể là một con người chăng?’ ‘Không phải, này bà-la-môn, Ta sẽ không là con người.’
On seeing him, he went to him and said, ‘Sir, could you be a god?’ ‘No, brahmin, I will116 not be a god.’ ‘Could you be a divine musician?’ ‘No, brahmin, I will not be a divine musician.’ ‘Could you be a nature spirit? ‘No, brahmin, I will not be a nature spirit.’ ‘Could you be a human being? ‘No, brahmin, I will not be a human being.’
‘… Vậy Ngài có thể là gì?’ ‘Này bà-la-môn, với các lậu chưa được đoạn trừ, thì Ta có thể là thiên thần; nhưng Ta đã đoạn trừ các lậu, đã diệt tận các hữu, như cây đa-la đã bị chặt đứt rễ, không còn sanh trưởng được nữa. Với các lậu chưa được đoạn trừ, thì Ta có thể là nhạc thần… đại lực quỷ… con người; nhưng Ta đã đoạn trừ các lậu, đã diệt tận các hữu, như cây đa-la đã bị chặt đứt rễ, không còn sanh trưởng được nữa.
‘… Then what could you be?’ ‘Brahmin, the intoxicating inclinations by which – if they were not abandoned – I would be a god: those are abandoned by me, their root destroyed, made like a palm-tree stump, deprived of the conditions of development, not destined for future arising. The intoxicating inclinations by which – if they were not abandoned – I would be a divine musician … a nature spirit … a human being: those are abandoned by me, their root destroyed, made like a palm-tree stump, deprived of the conditions of development, not destined for future arising.
Ví như hoa sen xanh, hoa sen hồng, hay hoa sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị ô nhiễm bởi nước, cũng vậy, tuy cũng sinh ra trong thế gian, lớn lên trong thế gian, Ta đã chinh phục thế gian, không bị ô nhiễm bởi thế gian. Hãy ghi nhận, này bà-la-môn, Ta là Phật (vị đã tỉnh thức).
Just like a red, blue, or white lotus flower that, though born in the water, grown up in the water, rising up above the water, stands unsoiled by the water, in the same way, though born in the world, grown up in the world, I have overcome the world and live unsoiled by the world. Remember me, brahmin, as a Buddha (awakened one).’
Doṇa Sutta: Aṅguttara-nikāya II.37–9, dịch Anh P.H.
Doṇa Sutta: Aṅguttara-nikāya II.37–9, trans. P.H.
Tiền thân Phật: Bồ-tát tích tập các ba-la-mật, và những đệ tử đắc quả
The Buddha, his perfections built up in past lives as a bodhisatta, and his awakened disciples
Th.6 Chuyện Bổn Sanh (Jātaka) và các ba-la-mật của Bồ-tát
Th.6 Jātaka stories and the perfections of the bodhisatta
Đức Phật hiện tại đã từng gặp một vị Phật quá khứ trong nhiều đời trước đây, và đã phát nguyện thành Phật. Sau đó, Ngài tiếp tục tu tập trong nhiều đời, và gặp nhiều vị Phật quá khứ khác. Bản sanh truyện (jātaka), thể tài văn học rất phong phú, thuật chuyện các đời quá khứ của Bồ-tát (một chúng sanh chuyên hướng đến thành Phật), sau này thành đức Phật lịch sử. Phần Bổn Sanh của Thánh điển Pāli có 547 chuyện theo thể thi kệ, và bản chú giải văn xuôi triển khai những câu chuyện này thành một loạt những câu chuyện đạo, mà không nghi ngờ gì là đã tiếp thu và cải biên những câu chuyện dân gian Ấn-độ. Bộ Cariyā-piṭaka (III.15 vv.8–11), ‘Sở Hành Tạng’, một bản kinh ngắn (37 trang) là một tác phẩm cuối cùng được đưa vào của Thánh điển Pāli. Bộ này tập trung vào một số chuyện Bổn Sanh để minh họa mười ‘ba-la-mật’ (Pāli. pāramī, Skt. pāramitā) của Bồ-tát: bố thí, trì giới, xuất ly, trí tuệ, tinh tấn, an nhẫn, chân thật, quyết định, tâm từ, và xả tâm. Mỗi pháp này được nói là có ba cấp: ba-la-mật, thượng ba-la-mật (upapāramī), và thắng nghĩa ba-la-mật (paramattha-pāramī; Buddhavaṃsa I.77). Đây được xem là các pháp được tu tập bởi một vị A-la-hán, một vị độc giác, và một vị chánh đẳng giác. Đoạn sau được trích một chuyện Bổn Sanh thuật chuyện Bồ-tát khi là Magha, đã lãnh đạo những người khác làm những việc có lợi cho cộng đồng, nhưng sau lại bị vu cáo tội trộm cắp. Bị kết án, cùng với những người bạn của mình, bị voi chà đạp cho chết, Ngài bảo vệ tất cả họ bằng cách khích lệ họ khởi tâm từ với kẻ vu khống, với người ra lệnh trừng phạt, và con voi.
Our present Buddha is seen to have met a past Buddha many lives ago, and resolved to become a Buddha like him. He is then seen to have gone on to develop his moral and spiritual qualities in many lives, in which he meets various other past Buddhas. A rich kind of literature dealing with some of the lives of the bodhisatta (a being dedicated to Buddhahood) who became the historical Buddha consists of the jātaka stories. The Pāli Canon jātaka section contains 547 of these in verse form, and the commentarial prose expands these into a range of morality tales, which no doubt partly drew on and adapted Indian folk tales. The Cariyā-piṭaka (III.15 vv.8–11), or ‘Basket of Conduct’, is a short text (37 pages) of the Pāli Canon, one of the last to be included. This focuses on certain jātaka stories to exemplify the bodhisatta’s ten ‘perfections’ (Pāli pāramī, Skt pāramitā): generosity, ethical discipline, renunciation, wisdom, vigour, patient acceptance, truthfulness, resolute determination, loving kindness and equanimity. Each of these is said to exist as a perfection, then as a ‘higher perfection’ (upapāramī), then as an ‘ultimate perfection’ (paramattha-pāramī; Buddhavaṃsa I.77). These are seen by some as developed respectively by an arahant, a solitary-buddha and a perfect Buddha. The following passage is from a jātaka story telling of the bodhisatta as Magha, who led others in doing works of benefit to the community, but was then wrongly accused of theft. Being sentenced, with his fellows, to being trampled to death by an elephant, he protected them all by urging them to have lovingkindness for the slanderer, the king who had ordered their punishment, and the elephant.
Vào một thời nọ, có ba mươi nam tử dẫn đầu bởi Bồ-tát thảy có cùng mục đích; Ngài dựng họ trong năm giới, và sau đó thường cùng với họ đi khắp nơi hành các thiện hành… Họ dùng những cây gậy dọn sạch tất cả những tảng đá nằm trên các đường làng; đốn ngã những cây có thể đập vào trục xe; san bằng những nơi ghồ ghề; đắp những con đường cái, xây nhà hội, đào bể nước; họ hành bố thí và trì giới. Bằng phương tiện này, phần lớn dân làng đều làm theo lời dạy của Bồ-tát và thọ trì giới.
Another time these thirty men were led by the bodhisatta to have the same purpose as himself; he established them in the five ethical precepts, and afterwards used to go about with them doing good deeds. … With their staves they used to roll out of the way all the stones that lay on the … roads of the village; they cut down trees that would strike against the axles of chariots; they made rough places smooth; they built causeways and a hall, and dug water-tanks; they practised generosity and kept the precepts. In this way did most of the villagers generally follow the bodhisatta’s teachings and kept the precepts.
Nhưng ông thôn trưởng thầm nghĩ, ‘Trước đây, khi những người này thường uống rượu, giết hại v.v..., ta thu được nhiều tiền, nào tiền rượu, tiền phạt, tiền nộp thuế. Nay niên thiếu bà-la-môn Magha khiến họ giữ giới, nó ngăn ngừa giết hại và các tội khác’. Ông giận dữ và gào lên: ‘Ta sẽ làm cho bọn chúng từ bỏ giữ năm giới!’.
But the village headman thought, ‘When these men used to get drunk and commit murders, etc., I used to make a lot of money out of them, not only on the price of their drinks, but also by the fines and dues they paid. But now there is this young Brahmin Magha bent on getting them to keep the precepts; he is putting a stop to murder and other crime’. And in his anger, he cried, ‘I’ll make them keep the five precepts!’.
Rồi ông ta đi đến tâu vua: ‘Tâu Đại vương, có một bọn cướp, chúng tàn phá xóm làng, và gây nhiều tội ác’. Vua nghe nói như vậy, liền bảo thôn trưởng dẫn họ đến trước bệ… [ông vâng lệnh, vu cáo họ với vua]. Không điều tra, vua tức khắc hạ lệnh dẫn họ đi cho voi chà. Quân lính bắt tất cả những người ấy nằm xuống trên sân vua và dẫn voi đến. Bồ-tát khích lệ họ, ‘Các bạn hãy nhất tâm trì giới; phát khởi tâm từ đối với kẻ vu cáo, đối với vua, đối với con voi, và đối với tự thân.’
And he went to the king, saying, ‘Sire, there is a band of robbers going about sacking villages and committing other bad actions’. When the king heard this, he told the headman to bring the men before him. … [which he then did, slandering them to the king]. Without any enquiry, the king commanded offhand that they should be trampled to death by an elephant. So they then made them lie down in the king’s courtyard and sent for the elephant. But the bodhisatta exhorted them, saying, ‘Bear in mind the precepts; cultivate loving kindness equally for the slanderer, the king and the elephant, and your own bodies’.
Voi được dắt đến để chà đạp họ cho chết. Nhưng khi được dắt đến, nó không chịu bước đến gần, chỉ rống to rồi bỏ chạy. Họ lại dắt đến những con voi khác, nhưng tất cả đều bỏ chạy như vậy. Nghĩ rằng chắc trong tay những người này có phương thuốc gì, vua ra lệnh lục soát, nhưng không thấy gì; vua nói, ‘Vậy chắc họ có chú thuật gì đó. Hãy hỏi xem chúng có chú thuật gì không’. Thuộc hạ của vua hỏi, Bồ-tát trả lời có chú thuật… Vua cho gọi tất cả bọn họ đến và bảo ‘Hãy nói cho ta hay chú thuật của các người’.
Then the elephant was brought to trample them to death. But however much he was led, he would not approach them, but fled, trumpeting loudly. Elephant after elephant was brought up, but they all fled like the first. Thinking that the men must have some drug about their persons, the king had them searched, but was told that nothing had been found. ‘Then they must be muttering some mantra’, said the king, ‘ask them whether they have such a mantra’. The question being put to him, the bodhisatta said that they had got a mantra. …so the king had them all summoned to his presence and said ‘Tell me your mantra’.
Bồ-tát trả lời, ‘Tâu Đại vương, chúng tôi không có chú thuật gì ngoài điều này: không ai trong 30 người chúng tôi sát sanh, lấy của không cho, tà hành trong các dục, nói dối, uống rượu; chúng tôi tu tập tâm từ; chúng tôi bố thí; chúng tôi san phẳng đường đi; chúng tôi đào các bể nước, chúng tôi dựng nhà công hội: đấy là chú thuật của chúng tôi, là sức mạnh của chúng tôi’.
The bodhisatta replied, ‘Sire, we have no other s mantra than this: that not a man among the thirty of us kills, takes what is not given, misconducts himself (sexually), or lies; we drink no strong drink; we cultivate loving kindness; we practise generosity; we level roads, dig tanks, and build a public hall: this is our mantra, our protection and our strength’.
Vua rất hài lòng; nói với họ, ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của kẻ vu cáo và ban cấp cho họ, và buộc kẻ vu cáo làm nô lệ cho họ…
Well pleased with them, the king gave them all the wealthy in the slanderer’s house, and made him their servant.
Kulāvaka-jātaka: Jātaka I.199-200, dịch Anh P.H.
Kulāvaka-jātaka: Jātaka I.199-200, trans. P.H.
Th.7 Phật và các A-la-hán
Th.7 The Buddha and other arahants
Đoạn *L.18 nêu rõ rằng Chánh Đẳng Giác là vị khai phát lại con đường giải thoát khi bị mất dấu. Đoạn này cho thấy rằng đây là điểm khác biệt chính yếu giữa một vị Chánh Đẳng Giác và các vị A-la-hán.
Passage *L.18 shows that a perfectly awakened Buddha is one who rediscovers the path to liberation when it has been lost. This passage shows that this is the key difference between a perfectly awakened Buddha and other arahants, his awakened disciples.
Ở đây, thế nào là sự sai biệt, sự đặc thù, sự bất đồng giữa bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, và một tỳ-kheo huệ giải thoát (giải thoát do tuệ mà không do định)?... Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác là vị phát khởi lên con đường trước kia chưa phát khởi, dẫn sanh con đường trước kia chưa được dẫn sanh, thuyết thị con đường trước kia chưa được thuyết thị; là vị tri đạo, giác đạo, thiện xảo đạo. Các đệ tử là những vị an trú đạo, tùy thuận thành tựu đạo.
Therein, what is the distinction, the disparity and difference between the Tathāgata, arahant, perfectly awakened Buddha, and a monk liberated by wisdom? … The Tathāgata, arahant, perfectly awakened Buddha is the one who makes arise the previously unarisen path, the producer of the previously unproduced path, the declarer of the previously undeclared path. He is the knower of, discoverer of and one skilled in the path. And his disciples now dwell following that path and become endowed with it afterwards.
Sambuddha Sutta: Saṃyutta-nikāya III.66, dịch Anh P.H.,
Sambuddha Sutta: Saṃyutta-nikāya III.66, trans. P.H.
Th.8 Phật biết nhiều điều nhưng chỉ dạy những gì hữu ích cho việc tu tập
Th.8 A Buddha knows much but only teaches what is spiritually useful
Đoạn này gợi ý rằng những điều Phật thấy biết thật quá nhiều, so với các A-la-hán, nhưng chỉ dạy những gì dẫn đến chứng đắc giải thoát.
This passage suggests that a Buddha also knows much more than other arahants, but only teaches what helps others attain liberation.
Một thời, Thế Tôn trú tại Kosambī trong rừng cây siṃsapā. Bấy giờ Thế Tôn nhặt lên một ít lá siṃsapā trong tay, và bảo các tỳ-kheo: ‘Các ông nghĩ sao, này các tỳ-kheo? Đâu nhiều hơn, nắm lá trong tay Ta, hay lá trong rừng cây siṃsapā?’
At one time the Blessed One was staying at Kosambī in a siṃsapā grove. Then the Blessed One, taking a few siṃsapā leaves in his hand, said to the monks: ‘What do you think, monks? Which are the more numerous, the few leaves I have here in my hand, or those up in the trees of the grove?’
‘Bạch Đại Đức, lá trong nắm tay Thế Tôn chí ít; thật quá nhiều là lá trong rừng cây siṃsapā.’
‘Venerable sir, the Blessed One is holding only a few leaves: those up in the trees are far more numerous.’
‘Cũng vậy, này các tỳ-kheo, những gì Ta đã thắng tri mà không nói cho các ông thật là quá nhiều. Những gì mà Ta đã nói ra thật là quá ít. Vì sao, này các tỳ-kheo, Ta đã không nói hết những điều ấy? Bởi vì, này các tỳ-kheo, những điều ấy không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản phạm hạnh, không dẫn đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tĩnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không nói hết những điều ấy. Và này các tỳ-kheo, điều gì mà Ta đã dạy? Ta đã dạy: ‘Ðây là khổ’; Ta đã dạy: ‘Ðây là khổ tập’; Ta đã dạy: ‘Ðây là khổ diệt’; Ta đã dạy: ‘Ðây là con đường đưa đến khổ diệt’.
‘In the same way, monks, the things that I have directly known, but not taught to you, are numerous. What I have taught to you is only a little. And why, monks, have I not taught it? Because, monks, it is not related to the goal, it is not fundamental to the holy life, does not conduce to disenchantment, to dispassion, to cessation, to tranquillity, to higher knowledge, to awakening to nirvana. That is why I have not taught it. And what, monks, have I taught? I have taught: ‘This is the painful’; I have taught: ‘This is the origin of the painful’; I have taught: ‘This is the cessation of the painful’; I have taught: ‘This is the way leading to the cessation of the painful.’
Siṃsapā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.437–478, dịch Anh P.H.
Siṃsapā Sutta: Saṃyutta-nikāya V.437–478, trans. P.H.
Th.9 A-la-hán quả
Th.9 The nature of arahantship
Những đoạn này tóm tắt ngắn gọn bản tánh của A-la-hán (nguyên nghĩa là ‘xứng đáng được tôn kính: Ứng cúng’), vị đã y theo những gì Phật dạy mà hành trì để chấm dứt mọi nguyên nhân của khổ, chứng đạt Niết-bàn, và cuối cùng chấm dứt tất cả sanh tử. Tùy theo các năng lực đạt được mà
These passages briefly encapsulate the nature of the arahant (literally ‘worthy one’), one who has used the teachings and practices taught by the Buddha to end all causes of the painful, experienced nirvana, and thus reached the end of all rebirths. These vary in the extent to which they have such powers as knowledge of past rebirths, and their abilities as teachers. (See also *Th.205ff).
có sự sai khác, như hồi ức đối với quá khứ, khả năng làm thầy thuyết đạo. (Xem thêm *Th.205ff).
‘Friend Sāriputta, it is said “arahantship, arahantship”. What now is arahantship?’ ‘The destruction of attachment, the destruction of hate, the destruction of delusion: this, friend is called arahantship.’
‘Này hiền giả Sāriputta, được nói “A-la-hán, A-la-hán”. Vậy A-la-hán có nghĩa là gì?’ ‘Đoạn trừ tham, đoạn trừ sân, đoạn trừ si, này hiền giả, đây là nghĩa A-la-hán.’
Arahantta Sutta: Saṃyutta-nikāya IV.252, trans. P.H.
Arahantta Sutta: Saṃyutta-nikāya IV.252, dịch Anh P.H.
Calm is the mind, calm the speech and the action
Người mà ý tịch tĩnh, ngữ và nghiệp tịch tĩnh, giải thoát bằng chánh trí, người như vậy an tĩnh.
Of such a one who is tranquil and freed by perfect gnosis.
Dhammapada 96, dịch Anh P.H.
Dhammapada 96, trans. P.H.
Như Lai sau khi chết
The status of the Buddha beyond his death
Như được thấy trong *Th.20, đức Phật từ chối trả lời những câu hỏi ‘không xác định’ (vô ký vấn): sau khi chết, Như Lai tồn tại, hay không tồn tại, hay vừa tồn tại vừa không tồn tại, hay ‘không phải vừa tồn tại vừa không tồn tại. Từ 'tồn tại' (hoti: là / đang là) ở đây, thường được dùng để khẳng định tính đồng nhất, chẳng hạn như ‘ông bà-la-môn ấy là một đại thần’, hoặc tương đương với nghĩa ‘đang xảy ra’; đó là nói về các sự biến và tính đồng nhất trong thời gian. Kinh điển nói rõ ràng rằng Phật hay những vị đã giác ngộ khác hoàn toàn không còn tái sinh: không thể nói một vị như vậy là ‘tồn tại’ sau khi chết trong cõi tạm nào đó. Nhưng cũng không thể nói rằng vị đó hoàn toàn là ‘không tồn tại’, nếu câu ‘không tồn tại’ hàm nghĩa rằng ‘vị mà các lậu đã bị đoạn trừ, diệt tận (chỉ vị A-la-hán) vị ấy sau khi thân hoại mạng chung không còn tồn tại’ (Saṃyutta-nikāya III.110). Câu ‘vừa tồn tại vừa không tồn tại’ bị phủ định hàm nghĩa rằng một vị đã giác ngộ sau khi chết sẽ tồn tại trong một trạng thái mà chỉ một phần tự thể tái sanh trong cảnh giới vô sắc siêu việt tất cả sắc tưởng; và câu nói ‘không phải còn cũng không phải không còn’ hàm nghĩa rằng vị ấy đang tồn tại trong trạng thái cực kỳ muội lược: tái sanh ở cảnh giới vô sắc cao nhất, ‘phi tưởng phi phi tưởng xứ’. Hơn nữa, những người hỏi Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết được cho là lầm tưởng Ngài là một Ngã thể giác ngộ.
As seen in *Th.20, the Buddha refused to answer the ‘undetermined’ questions: of whether, after death, a Tathāgata ‘is’, ‘is not’, ‘both is and is not’ or ‘neither is nor is not’. The word for ‘is’ here, hoti, is often used for asserting identities, such as ‘the brahmin is a minister’, or as equivalent to ‘occurs’; it is about events and identities in time. Now it is clear from the texts that a Buddha or other awakened person is not reborn in any way: one cannot say that such a person ‘is’ after death in some temporal realm. But nor can one say that he or she completely ‘is not’, if this is equivalent to saying ‘one whose intoxicating inclinations are destroyed (an arahant) is annihilated and perishes with the dissolution of the body and is not after death’ (Saṃyutta-nikāya III.110). The ‘both is and is not’ rejected possibility probably means that an awakened person exists after death in a state in which only part of their nature is reborn as in a formless state beyond physicality, and the ‘neither is nor is not’ one means being in an extremely attenuated state: rebirth in the highest formless state, the sphere of ‘neither-perception-nor-non-perception’. Further, those who ask about the fate of a Tathāgata after death are seen to wrongly see him as an awakened Self-essence.
Th.10 Như Lai vô lượng như đại dương
Th.10 The Tathāgata as immeasurable like the ocean
Trong đoạn này, du sĩ Vaccahagotta hỏi Phật về số phận của một Thánh giả sau khi chết. Phật không chấp nhận bất kỳ khả tính nào trong bốn khả tính được nêu và nói rằng hỏi như vậy chẳng khác nào hỏi lửa đi về đâu khi bị dập tắt. Cho rằng ‘lửa’ là một trong bốn nguyên tố (4 đại chủng, mahābhūta) tổ hợp thành vật chất (sắc sở tạo), và cho rằng một trong bốn khả tính nói Thánh giả giác ngộ sẽ thành hư vô, không tồn tại sau khi chết, thí dụ này không thể hàm nghĩa rằng một vị đã giác ngộ sẽ hoàn toàn đoạn diệt sau khi chết. Đúng hơn, như một ngọn lửa không có nhiên liệu (upādāna), vị Thánh giả không còn chấp thủ (upādāna), thì không còn gì để dẫn đến bất kỳ tái sanh nào. Ngay cả trong đời này, các vị ấy cũng được xem là ‘thâm sâu... khó dò như đáy đại dương’, vì đã đoạn trừ mọi chấp thủ, không còn bám chặt vào và như vậy không tự đồng nhất với năm uẩn là tổ hợp thân và tâm, tác thành một con người. Một tác phẩm hậu Thánh điển sơ kỳ, nói rằng đức Phật vẫn ‘tồn tại’, Milinda Sở Vấn (Milindapañha) (p.73), nói rằng đức Phật vẫn “tồn tại”, mà không thể định vị ở đâu, nhưng có thể chỉ ra được bằng y cứ Pháp thân (Dhamma-kāya)’, bởi Ngài vẫn thuyết pháp.
In this passage the wanderer Vaccahagotta asks the Buddha about the fate of an awakened person after death. The Buddha does not accept any of the four proposed possibilities and says that asking which of them applies is like asking which direction an extinguished fire goes in. Given that ‘fire’ (heat) is seen as one of the component elements of any physical thing, and that one of the rejected options is that an awakened person is annihilated at death, this simile cannot mean that an awakened person totally ends at death. Rather, like a fire without fuel (upādāna), such a person has no grasping (upādāna) that could lead to any rebirth. Even in life, they are seen as ‘profound … hard to fathom as is the great ocean’, due to having abandoned any grasping at, and thus identification through, the five kinds of bodily and mental processes making up a person. The Milindapañha (p.73), an early post-canonical text, says that the Buddha still ‘exists’, cannot be located, but can be pointed to by means of the body/collection of Dhamma (Dhamma-kāya)’, for he taught the Dhamma.
‘Nhưng, Tôn giả Gotama, tỳ-kheo tâm giải thoát như vậy tái sanh nơi nào (sau khi chết)?’ ‘Nói “sanh”, này Vaccha, không thích đáng.’ ‘Như vậy, Tôn giả Gotama, vị ấy không tái sanh?’
But, Master Gotama, the monk whose mind is thus liberated, where does he reappear (after death)?’ ‘“Reappear”, Vaccha, does not apply.’ ‘In that case, Master Gotama, he does not reappear.’
‘Nói “không sanh”, này Vaccha, không thích đáng.’ ‘… vừa tái sanh vừa không tái sanh.’ ‘… không thích đáng.’ ‘… không vừa tái sanh vừa không tái sanh.’ ‘… không thích đáng.’
‘‘‘Does not reappear”, Vaccha, does not apply.’ ‘… both does and does not reappear.’ ‘... doesn’t apply.’ ‘... neither does nor does not reappear.’ ‘... doesn’t apply.’
‘… Đến đây thì, thưa Tôn giả Gotama, tôi trở nên vô trí; đến đây thì tôi trở nên mê mờ. Đàm luận trước đây khiến tôi có tịnh tín đối với Tôn giả Gotama, nay tịnh tín ấy biến mất trong tôi.’ ‘Tất nhiên rồi, Vaccha, ông trở nên vô trí. Tất nhiên rồi, ông trở nên mê mờ. Pháp này thật là sâu xa, khó thấy, khó tỏ, tịch tĩnh, vi diệu, siêu việt tầm tứ, tế nhị, chỉ bậc trí mới hiểu. Với những ai có tri kiến khác, nhẫn thọ khác, sở thích khác, gia hành khác, sư truyền khác, thật rất khó có thể hiểu được. Trường hợp như vậy, Ta giờ sẽ nêu một vài câu hỏi; ông hãy trả lời nếu thấy thích hợp.
‘… At this point, Master Gotama, I am bewildered; at this point, confused. My measure of confidence arising from earlier conversation with Master Gotama has now disappeared.’ ‘Of course you’re bewildered, Vaccha. Of course you’re confused. This Dhamma is profound, difficult to see, difficult to understand, peaceful, sublime, beyond the scope of mere reasoning, subtle, to be experienced by the wise. For those with other views, other practices, other satisfactions, other aims, other teachers, it is difficult to know. That being the case, I will now put some questions to you. Answer as you see fit.
Ông nghĩ thế nào, này Vaccha: Nếu một ngọn lửa đang cháy trước mặt ông, ông có nhận thức hay không, rằng “Ngọn lửa này đang cháy trước mặt tôi”?’ - ‘… có…’ - ‘Nhưng nếu có người hỏi: này Vaccha, “Ngọn lửa đang cháy trước mặt ông này, do duyên gì mà nó cháy?” Được hỏi vậy, ông trả lời như thế nào?’ ‘… tôi sẽ trả lời “Ngọn lửa đang cháy trước mặt tôi này do duyên bởi cỏ và củi.”’
‘Nếu ngọn lửa ấy bị tắt trước mặt ông, ông có nhận thức hay không, rằng “Ngọn lửa này đã tắt trước mặt tôi”?’ ‘… có…’ ‘Và nếu có người hỏi ông “Ngọn lửa đã tắt trước mặt ông ấy, nó đã đi đâu? Đi về phương đông, phương tây, phương bắc, hay phương nam?” Được hỏi vậy, ông trả lời thế nào?’ ‘Hỏi như vậy là không thích đáng, Tôn giả Gotama. Bất kìkỳ ngọn lửa nào cháy do bởi cỏ và củi, khi hết cỏ và củi, nếu không có thêm chất đốt khác, vì không có gì giữ ngọn lửa, nó đã “tắt mất”.’
What do you think, Vaccha: If a fire were burning in front of you, would you know that, “This fire is burning in front of me”?’ ‘... yes ….’ ‘And suppose someone were to ask you, Vaccha, “This fire burning in front of you, dependent on what is it burning?” Thus asked, how would you reply?’ ‘... I would reply, “This fire burning in front of me is burning dependent on grass and timber as its fuel.”’ ‘If the fire burning in front of you were to go out, would you know that, “This fire burning in front of me has gone out”?’ ‘... yes ....’ ‘And suppose someone were to ask you, “This fire that has gone out in front of you, in which direction from here has it gone? To the east, the west, the north, or the south?” Thus asked, how would you reply?’ ‘That doesn’t apply, Master Gotama. Any fire burning dependent on a fuel of grass and timber, when that is used up, if it does not get any more fuel, being without sustenance, is reckoned simply as “gone out”.’
‘Cũng vậy, này Vaccha, do bởi sắc pháp nào mà Như Lai được nhận biết, sắc ấy Như Lai đoạn trừ, đã cắt đứt rễ, như cây Tāla bị cắt đứt rễ không sanh trưởng được nữa trong tương lai. Giải thoát do đoạn trừ sắc, này Vaccha, Như Lai thật là thâm sâu, vô lượng, khó dò như đáy đại dương. “Sanh”, không thích đáng, “không sanh”, cũng không thích đáng, “vừa sanh vừa không sanh khởi”, không thích đáng, “không vừa sanh vừa không sanh”, không thích đáng. Do bởi cảm thọ nào… do bởi tưởng nào… do bởi hành nào… do bởi thức nào Như Lai được nhận biết, cảm thọ, cho đến thức ấy Như Lai đoạn trừ, đã cắt đứt rễ, như cây Tāla bị cắt đứt rễ không sanh trưởng được nữa trong tương lai. Giải thoát do đoạn trừ sắc, này Vaccha, Như Lai thật là thâm sâu, vô lượng, khó dò như đáy đại dương.
‘Even so, Vaccha, any material form by which one describing the Tathāgata might describe him: that the Tathāgata has abandoned, its root destroyed, made like a palm-tree stump, deprived of the conditions of development, not destined for future arising. The Tathāgata is liberated from being reckoned in terms of material form, Vaccha, he is profound, immeasurable, hard to fathom as is the great ocean. “Reappears” does not apply. “Does not reappear” does not apply. “Both does and does not reappear’” does not apply. “Neither reappears nor does not reappear” does not apply. Any feeling ... Any perception ... Any volitional activities ... Any consciousness by which one describing the Tathāgata would describe him: that the Tathāgata has abandoned, its root destroyed, made like a palm-tree stump, deprived of the conditions of development, not destined for future arising. The Tathāgata is liberated from being reckoned in terms of feeling, perception, volitional activities or consciousness, Vaccha, he is profound, immeasurable, hard to fathom as is the great ocean.
Aggi-vacchagotta Sutta: Majjhima-nikāya I.486–488, dịch Anh P.H.
Aggi-vacchagotta Sutta: Majjhima-nikāya I.486–488, trans. P.H.
Th.11 Siêu việt sanh tử, vị giác ngộ siêu việt ngôn từ
Th.11 Beyond death, an awakened one is beyond words
Đoạn này nhấn mạnh rằng một vị giác ngộ siêu việt sanh tử (không phải là ‘sau khi’ chết, vì điều này vẫn ngụ ý tồn tại trong thời gian) là siêu việt mọi khả thuyết về Ngài.
This passage emphasizes that an awakened one beyond death (not ‘after’ death, as this still implies existence in time) has passed beyond any way of talking of him.
Niên thiếu Upasīva hỏi:
‘Vị mà đã đi mất (như mặt trời lặn, hay đã đi đến đích), phải chăng không tồn tại, hay thường hằng, không bệnh? Nguyện Mâu-ni giải rõ, để con như thật hiểu, Pháp đã được nói này.’
‘He who has gone out (‘set’ like the sun, or gone to the goal), does he not exist, or is he in a state of eternal well-being? Please give me a good explanation of this, O sage, for this Dhamma is known by you.’
Thế Tôn trả lời:
‘Này Upasīva, kia đã đi mất, không thể lường; không thể nói kia còn, không còn. Với ai nói đến Ngài. Khi mọi pháp bị đoạn tuyệt căn, mọi ngôn từ cũng bị đoạn tuyệt.’
‘There exists no measure for one gone to the goal, Upasīva’, said the Blessed One. ‘That no longer exists for him by which one might speak of him. When all phenomena are removed, all means of speaking are removed.’
Upasīva-māṇavapucchā Sutta: Sutta-nipāta 1075–1076, dịch Anh P.H.
Upasīva-māṇavapucchā Sutta: Sutta-nipāta 1075–1076, trans. P.H.
Danh hiệu và phẩm đức của đức Phật
Epithets and qualities of the Buddha
M.1 Giải thích các danh hiệu của Phật
M.1 Explanation of the Buddha’s epithets
Phần này giải thích các phẩm đức của đức Phật như được tìm thấy trong *Th.1.
This passage interprets the qualities of the Buddha as found in passages such as *Th.1.
1. Đức Như Lai (Tathāgata), từ quán bất tịnh118 cho đến thành tựu chánh đẳng chánh giác, từ địa vị trang nghiêm đến địa vị giải thoát, vượt trội các vị thanh văn và bích-chi-phật, vì thế Ngài được gọi là Vô thượng sĩ, ‘đấng không ai bằng’.
1. The Tathāgata, from the contemplation of impurity117 up to the attainment of perfect awakening, and from the stage of preparation, surpassed all disciples and solitary-buddhas. This is why he is known as the ‘Unsurpassed One’.
2. Đức Như Lai, đấng Thế Tôn, dạy các pháp tu Không định, Tưởng Thọ diệt tận định, bốn thiền, từ bi, mười hai nhân duyên đều vì lợi ích chúng sinh. Các pháp đức Như Lai đã diễn bày là không thay đổi. Vì lý do đó, Ngài được gọi là Như Lai, ‘đấng đã đến như vậy’. Lại nữa, đức Phật trước tiên bắt đầu từ trang nghiêm địa rồi thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, do đó Ngài được gọi là Như Lai, ‘đấng đã đi như vậy’.119
2. The Tathāgata, the Blessed One, taught the cultivation of the meditative concentration of emptiness, the meditative concentration of the cessation of perception and feeling, the four meditative absorptions, the cultivation of loving kindness and compassion, the twelve links of dependent arising, all for the benefit of living beings. What the Buddha has demonstrated is unalterable. This is why he is known as the Tathāgata, ‘Thus-gone’. Moreover, the Buddha first proceeded from the stage of preparation and then attained unsurpassed perfect awakening. This is why he is known as the Tathāgata, ‘Thus-come’.118
3. Ngài đã thành tựu được những phẩm đức vi diệu, chân thật120 nên được gọi là A-la-hán, ‘đấng Ứng cúng’. Lại nữa, Ngài xứng đáng thọ nhận sự cúng dường của trời và người nên được gọi là A-la-hán.
3. As he has attained subtle, wondrous, authentic qualities,119 he is known as an arhant, a ‘Worthy One’. Furthermore, as he is worthy to be worshipped by all gods and human beings, he is known as an arhant.
4. Ngài đã giác ngộ hai loại sự thật (nhị đế), sự thật mang tính quy ước (tục đế) và sự thật tối hậu (chân đế), nên Ngài được gọi là ‘Chánh đẳng chánh giác’.
4. As he has awakened to the two kinds of reality, conventional reality and ultimate reality, he is known as a perfectly awakened Buddha.
5. Ngài đã thành tựu giới hạnh và đầy đủ ba minh (ba loại trí tuệ) vì thế Ngài được gọi là Minh hạnh túc, ‘đấng đủ trí tuệ và đức hạnh’.
5. As he has completely perfected his ethical discipline, and as he possesses the three kinds of knowledge, he is known as one who is accomplished in knowledge and conduct.
6. Ngài sẽ không còn tái sinh trở lại trong bất cứ hình thức nào nên được gọi là Thiện thệ, ‘đấng đã khéo vượt qua’.121
6. As he will certainly never go to be born again in any form of existence, he is known as the Sugata, ‘Well-gone’.120
7. Ngài đã hiểu thấu hai thế giới, thế giới hữu tình và thế giới vật chất, nên được gọi là Thế gian giải, ‘đấng hiểu rõ thế gian’.
7. As he has complete knowledge of the two worlds, the world of living beings and the physical world, he is called the ‘knower of worlds’.
8. Ngài thông hiểu phương tiện để điều phục chúng sinh nên được gọi là Điều ngự trượng phu, ‘đấng khéo điều phục’.
8. As he is well-versed in the skill in means needed to train and discipline living beings, he is known as one who trains people.
9. Ngài có năng lực khiến cho chúng sinh không còn sợ hãi, khéo léo giáo hóa khiến cho họ lìa khổ được vui, do đó Ngài được xưng tụng là Thiên nhân sư, ‘bậc thầy của trời và người’.
9. As he is able to relieve living beings of their fear, and to skilfully teach them the way to freedom from suffering and to blissful pleasure, he is known as the ‘teacher of gods and humans’.
10. Ngài hiểu rõ mọi hiện tượng cũng như việc làm, nên Ngài được gọi là Phật, ‘đấng tỉnh thức’. Lại nữa, Ngài chiến thắng bốn loại ma,122 do vậy Ngài được gọi là Bạc-già-phạm, ‘Thế Tôn’.
10. As he understands all phenomena and all actions, he is known as the Buddha, the Awakened One. Furthermore, as he has defeated four kinds of Māra,121 he is known as the Bhagavā, the Blessed One.
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishōvol.24, text 1488, ch.16, p.1051b01– b16, dịch Anh T.T.S. and D.S.
Upāsaka-śīla Sūtra, Taishō vol.24, text 1488, ch.16, p.1051b01–b16, trans. T.T.S. and D.S.
Những bài kệ sau đây được trích từ một bài ca tụng đức Phật của một nhà thơ Đại thừa.
The following verses are from a hymn of praise to the Buddha by a Mahāyāna poet.
1-2. Thật thích hợp để người có trí quy y nơi đấng vô khuyết, đấng đầy đủ mọi đức hạnh. Thật thích hợp để tôn kính và ca tụng Ngài, và để y chỉ giáo pháp của Ngài…
1–2. It is fitting for an intelligent person to go for refuge to the one who is always free of any fault, and who is blessed with every virtue. It is fitting to honour and praise him, and to base oneself on his teaching. …
27. Không ganh ghét người trên, không khinh khi kẻ dưới, không tranh đấu với người ngang mình. Với cách hành xử này, đạt tối thắng trong cuộc đời.
27. You did not envy those above you, show contempt for those below you, or compete with your peers. In this way, you became the most excellent in the world.
28. Chú tâm đến những nhân duyên tốt lành chứ không phải kết quả của chúng; và thông qua sự tu hành các thắng hành, mọi đức hạnh được tròn đầy…
28. You were devoted to the causes of virtues, not their fruits, and through your perfect practice, all virtues have become firmly established in you. …
40. Thành tựu được Pháp bảo, và từ đó thành tựu được sự tối thắng. Chỉ bằng vào sự thành tựu đó mà Ngài bình đẳng với Pháp bảo, và nó an lập trong Ngài…
40. You obtained the jewel of the Dharma, and thereby obtained excellence. Through that accomplishment alone you are just like that jewel, and it rests within you. …
52. Đoan nghiêm mà tịch tĩnh, rực rỡ mà không chói chang, mạnh mẽ mà từ tốn, sắc thân Ngài toàn mĩỹ…
52. Beautiful yet tranquil, brilliant yet not dazzling, powerful yet still, your form is flawless.…
56. Diệu đức của Như Lai trú ở đâu hơn ở thân đủ các tướng hảo trang nghiêm của Ngài…
56. Where else could these wondrous Tathāgata-virtues reside than in your very form with its radiant bodily marks. …
58. Mọi người trong thế gian, không ngoại trừ một ai, bị phiền não bao phủ.123 Để cứu đời khổ não, từ lâu Ngài đã an trú trong đại bi.
58. Everyone in this world without exception is bound by the defilements.122 To liberate the world from its defilements, you forever bound yourself to compassion.
59. Nên xưng tán gì trước, Ngài hay tâm đại bi của Ngài, cái đã giữ Ngài ở lại giữa luân hồi124 lịch kiếp, dù biết nó vốn xấu xa?
59. What should I praise first? You, or your great compassion, which led you to remain in saṃsāra123 throughout the ages, though you knew its faults?
60. Ngài vốn thích tịch tĩnh nhưng vì lòng đại bi mà đã trải qua nhiều kiếp giữa quần sinh (huyên náo)…
60. Though you were naturally inclined towards solitude, your compassion led you to spend time with crowds of people. …
92. Nghe Ngài lòng hoan hỉ, thấy Ngài tâm tịnh an. Lời Ngài mang hoan lạc, pháp Ngài cho giải thoát…
92. Listening to you brings satisfaction, and seeing you brings calm. Your words bring joy, and your teaching brings emancipation. …
94. Ca tụng Ngài, dứt trừ được cấu uế; hoài niệm Ngài, được hoan hỉ. Tìm cầu Ngài, được minh tuệ; hiểu thấu Ngài, được thanh tịnh.
94. Praising you removes flaws, and recollecting you brings delight. Seeking you brings understanding, and understanding you brings purification. …
95. Gặp Ngài được cát tường, phụng sự Ngài trí tuệ sinh, quý kính Ngài được vô úy, tôn kính Ngài phước tăng thêm.
95. Approaching you brings good fortune, and serving you brings great wisdom. Venerating you brings fearlessness, and honouring you is auspicious.
96. Thanh tịnh bởi tịnh giới, tịch tĩnh bởi thiền định, an nhiên bởi trí tuệ, Ngài là hồ phước lành…
96. Purified by ethical discipline, calmed by meditation, made imperturbable by wisdom, you are a great lake of beneficial karma. …
98. Ngài là hòn đảo cho những ai đang bị lũ cuốn, là sự che chở cho những người bị thương, là nơi quy y cho những ai sợ tái sinh, và là chốn thanh vắng cho những người cầu giải thoát.
98. You are an island for those swept away by floods, protection for the wounded, a refuge for those afraid of being reborn, and a sanctuary for those who long for liberation.
99. Với mọi loài hữu tình, Ngài là đấng Ứng cúng vì tịnh giới của Ngài viên mãn, là phước điền vì Ngài cho ra quả,125 và là thiện hữu vì Ngài thường giúp đỡ…
99. For everything that lives, you are worthy of offerings because of your complete purity, a good field because you bear fruit,124 and a true friend because of the help you give. …
113. Bỏ niềm vui tịch tĩnh mà nhận lấy mệt nhọc; sống chung với kẻ ngu, với những sự đối đãi,126 và với mọi người; Ngài đón nhận những điều trắc trở như thể chúng là phước lạc.
113. Exhaustion, the loss of the happiness of tranquillity, the company of fools, the pairs of opposites,125 and crowds of people, you bear these difficulties as if they were blessings.
114. Siêng năng làm lợi ích cho đời với một tấm lòng vô nhiễm. Thật là phước lạc vô cùng, Phật tánh của chư Phật…
114. You strive to benefit the world with a mind free from attachment. What a blessing the Buddha-nature of the Buddhas is. …
116. Ngài là người che chở hùng cường, vì thương tưởng chúng sinh mà bỏ qua sự tôn kính, nhập gia tùy tục để phục vụ chúng sanh…
116. You are a powerful protector, enduring disrespect in order to serve others, changing your clothes and adapting your dialect out of love for those who are to be trained. …
119. Ngài giúp đỡ những người muốn hại Ngài còn nhiều hơn người bình thường giúp đỡ những ai muốn giúp họ.
119. You help those who wish to hurt you, more than ordinary people help those who wish to help them.
120. Với oán thù muốn làm hại, Ngài là bạn lành hay giúp đỡ. Ngài luôn kiếm tìm những điều tốt đẹp nơi những kẻ luôn kiếm tìm lỗi của người.
120. To an enemy intent on harming you, you are a friend intent on helping them. You are devoted to looking for virtues in those who are always looking for faults. …
124. Dưới phương tiện khéo léo của Ngài, kẻ lỗ mãng trở thành nhẹ nhàng, kẻ keo kiệt trở thành hào phóng, và kẻ tàn bạo trở thành hiền lành…
124. Through your skill in means, the harsh become gentle, the miserly become munificent, and the cruel become tender. …
138. Ngài đã tuyên thuyết về sự tận diệt của phiền não và xua tan những trò lừa của ác ma, đã dạy rõ sự khiếm khuyết của sinh tử luân hồi và chỉ bày chốn xa lìa lo sợ.
138. You have announced the destruction of the defilements and dispelled Māra’s illusions. You have declared the deficiencies of saṃsāra, and pointed out the place free from fear.
139. Vì tâm đại bi, còn điều lợi ích nào cần làm cho chúng sinh mà Ngài chưa làm?
139. What more is there to be done for living beings by those with compassion who wish to do good, that you have not already given, out of kindness? …
142. Vì thương tưởng thế gian, từ lâu Ngài đã truyền bá Chánh pháp trên cõi đời, đã giáo hóa nhiều vị thánh đệ tử có khả năng đem lại lợi ích cho tam giới.127
142. Out of empathy for the world, you have spread the Dharma on the Earth for a long time. You have trained many good disciples who are able to bring good to the triple world.126
143. Ngài đã giáo hóa rất nhiều vị đại đệ tử, vị sau cùng trong số đó là Tu-bạt-đà-la (Subhadra). Ngài còn nợ điều gì với các loài chúng sinh?
143. You have personally trained a great many disciples, the last of whom was Subhadra. What remaining debt do you owe to living beings?
145. Ngài đã dạy rằng sắc thân và Pháp thân của Ngài hiện hữu vì lợi ích cho kẻ khác. Dù đã Niết-bàn, Ngài cũng chỉ cho thế giới hoài nghi thấy được con đường.
145. ‘My physical form and my Dharma-body exist for the sake of others’, you said. Even in nirvana, you show this unbelieving world the way.
Śatapañcaśatka-stotra of Mātṛceṭa, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Śatapañcaśatka-stotra of Mātṛceṭa, trans. from Sanskrit by D.S.
M.3 Xưng tụng công đức vô lượng của Như Lai
M.3 Praise of the infinite good qualities of the Tathāgata
Đoạn này ca ngợi công đức vô lượng của đức Phật, được phu nhân Thắng Man (Śrīmālā) xướng lên ngay sau khi nhận được một bức thư từ phụ vương và mẫu hậu gửi đến.
This passage comes after Queen Śrīmālā receives a letter sent to her by her royal parents, praising the infinite good qualities of the Buddha.
Thắng Man được thư, hoan hỷ cúi đầu tiếp nhận. Bà đọc thư, ghi nhớ kỹ, phát tâm hy hữu, bèn nói các bài kệ cho Chiên- đề-la (Chandra) nghe như sau:
The Queen received the letter with respect and with great joy, read it with interest and memorized it. She then spoke these verses to the messenger, Chandra:
Ta nghe: danh hiệu Phật, chưa từng có trên đời. Lời ấy nếu chân thật, Ta sẽ tưởng thưởng ngươi.
I have just heard the word ‘Buddha’, a word which had not been heard before in this world. If what is said about him is true, I should serve him and make offerings to him.
Cúi lạy Phật Thế Tôn, xuất hiện vì thế gian; xin cũng thương tưởng con, cho con thấy tôn nhan.
Buddha, Blessed One, you appear for the sake of all the world. Out of compassion, reveal yourself to me.
Tâm niệm ấy vừa phát, Phật hiện giữa hư không; với tịnh quang sáng chói, rạng ngời tối thắng thân.
As soon as she had spoken these words, the Buddha appeared in the sky just above her, radiating completely pure light, manifesting an inconceivable body.
Thắng Man cùng quyến thuộc, Cúi đầu lạy sát chân. Bằng cả tâm thanh tịnh, Tán thán công đức Phật.
Queen Śrīmālā and her retinue bowed down before the Buddha, with their heads at his feet, and praised the great Guide:
Như Lai diệu sắc thân, Thế gian không gì hơn, Tối thắng, bất tư nghì; Con cúi đầu đảnh lễ.
Nothing in the world can compare to the wondrous body of the Tathāgata. It is incomparable, inconceivable. This is why we honour him.
Sắc Như Lai vô tận, Trí tuệ cũng không cùng; Hết thảy Pháp thường trụ, Con chí thành quy y.
The Tathāgata’s form is infinite, as is his wisdom. His Dharma is eternal, and so I go for refuge.
Hàng phục tâm xấu ác, Và bốn loại thuộc thân,128 Đã đến cõi nan phục; Con kính lạy Pháp vương.
With self-discipline, having subdued the evils of mind, and the four evils of the body,127 having reached the stage of the inconceivable, I bow down to you.
Biết hết thảy nhĩ-diệm, Trí tuệ thân tự tại, Nhiếp trì tất cả Pháp, Con cúi đầu đảnh lễ.
You understand all knowable phenomena. Your wisdom body is unobstructed. There are no phenomena which elude you. I bow down to you.
Kính lễ đấng không lường, Kính lễ đấng vô tỉ, Kính lễ pháp vô biên, Kính lễ siêu tư duy;
I bow down to the measureless. I bow down to the matchless. I bow down to the self-arisen Dharma. I bow down to the inconceivable.
Thương xót che chở con, Cho lớn hạt giống Pháp. Đời này và đời sau, Mong Phật thường nhiếp thọ.
Protect me, out of compassion, so that the seed of the Dharma may grow in me. On the strength of the good I have done, in this life and the next, may the Buddha always favour me.
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra ch.1: sūtra 48 of Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 353, p.217a16–217b10; cf. text 310, pp.672c24–673a18, dịch Anh T.T.S. and D.S.
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra ch.1: sūtra 48 of Mahā-ratnakūṭa Sūtra, Taishō vol.11, text 353, p.217a16– 217b10; cf. text 310, pp.672c24–673a18, trans. T.T.S. and D.S.
M.4 Tự tánh của vô thượng Chánh đẳng chánh giác
M.4 The nature of unsurpassed perfect awakening
Đoạn kinh này diễn tả sự giác ngộ của đức Phật như một sự vô đắc — bởi vì chính sự thể nghiệm việc buông xả triệt để mọi chấp thủ mà thấy được tính không thể nghĩ bàn của chân lý.
This passage portrays the awakening of a Buddha as not an attainment of anything – for it is experienced from a deep letting go of attachment that sees the ungraspability of reality.
“Này Tu-bồ-đề (Subhūti), ý ông nghĩ sao, có chăng tồn tại một pháp bất kỳ mà do bởi pháp đó Như Lai chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác?
‘Do you think, Subhūti, that there exists a phenomenon which is the unsurpassed, perfect awakening of the Tathāgata?’
Tu-bồ-đề trả lời, “Thưa không, bạch Thế Tôn. Không tồn tại bất cứ một pháp bất kỳ nào mà do bởi pháp đó Như Lai chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác”
The Venerable Subhūti replied, ‘Certainly not, Blessed One. There exists no phenomenon, Blessed One, which is the unsurpassed, perfect awakening of the Tathāgata.’
Đức Thế Tôn nói, “Đúng vậy, đúng vậy, Tu-bồ-đề. Chí thiểu không tồn tại một pháp nào,129 mà do bởi pháp đó Như Lai chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.”
The Blessed One said, ‘Exactly, Subhūti, exactly. Not even the most miniscule of phenomena can be identified or be found to exist.128 This is how the phrase “unsurpassed, perfect awakening” is used.’
Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 22, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 22, trans. from Sanskrit by D.S.
Trong khi Phật giáo Thượng tọa bộ xem đức Phật lịch sử như một con người vừa mới giác ngộ, một con-người-trở-thành- cứu-cánh; Phật Giáo Đại thừa và Kim cang thừa lại xem Ngài như là sự thị hiện của một đức Phật siêu việt, đấng đã giác ngộ từ vô lượng kiếp trước, một vị thánh hiện thân cho chân lý tối hậu vượt thoát thời gian.
While Theravāda Buddhism sees the historical Buddha as a recently awakened human being, a human-become-the-ultimate, the Mahāyāna and Vajrayāna tend to see him as an earthly manifestation of a celestial Buddha who attained awakening countless eons ago, a heavenly being who embodies timeless ultimate reality.
M.5 Lo sợ Phật nhập Niết-bàn không còn thấy nữa
M.5 Alarm at the apparent loss of contact with the Buddha at his death
Trong đoạn này, nhiều vị thần và thiên bậc thấp than khóc trước viễn cảnh đức Phật sắp nhập Niết-bàn tối hậu.
In this passage, various kinds of spirits and lower divine beings utter a lament at the prospect of the coming parinirvāṇa of the Buddha: his passing into final nirvana at death.
Thấy Phật nhập Niết-bàn, chúng con chìm biển khổ, rất sầu lo, đau buồn, như trâu nghé mất mẹ.
As we witness the Buddha entering into nirvana, we all sink into an ocean of suffering, overcome with grief and sorrow like a calf which has lost its mother.
Bần cùng không ai giúp, như người bệnh ngặt nghèo, không lương y chăm sóc, ăn đồ không nên ăn.
We are destitute with no-one to help us, like someone who is oppressed by disease who, because he has no physician to consult, follows his own ideas, and eats things that he should not eat.
Chúng sinh bệnh phiền não, thường bị kiến chấp hại.
Living beings are afflicted by the disease of the defilements, and are constantly harmed by wrong views.
Xa lìa đấng Y vương, uống nhầm thuốc độc hại, nên cúi nguyện Thế Tôn, chẳng nên hiện xả ly.
Parted from the Physician of the Dharma, they consume poison instead of medicine. For this reason, may the Buddha, the Blessed One, never abandon us.
Như nước không có vua, dân chúng bị đói khát, chúng con cũng như vậy, mất bóng mát, pháp vị.
Just as people in a country with no king are stricken by famine, we too, are left with no shelter and without the nourishment of the Dharma.
Nay nghe Phật Niết-bàn, lòng chúng con rối loạn, như mặt đất chấn động, mất hết các phương hướng.
When we now hear that the Buddha is entering into nirvana, our minds become confused and disturbed, like someone who becomes disoriented and loses their bearings during a great earthquake.
Đại Tiên nhập Niết-bàn, mặt trời Phật rụng xuống, nước Pháp đều khô cạn, chúng con sẽ chết chắc.
When the Great Sage enters into nirvana, the sun of the Buddha will set upon the earth, and the waters of the Dharma will dry up. We will surely die.
Như Lai nhập Niết-bàn, chúng sinh rất khổ não, như con của trưởng giả, vừa mất cha lẫn mẹ.
When the Tathāgata enters into nirvana, it is as distressing to living beings as it is for the son of a householder to hear that his father and mother have died.
Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 374, ch.3, pp.0375c07–21, dịch Anh T.T.S. and D.S.
Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 374, ch.3, pp.0375c07–21, trans. T.T.S. and D.S.
M.6 Đức Phật không thật sự biến mất khi nhập Niết-bàn
M.6 The Buddha did not really disappear when he passed away on earth
Đoạn này mô tả đức Phật chân thật là thường tại: việc nhập Niết-bàn của Ngài chỉ là sự thị hiện.
This passage portrays the real Buddha as remaining unchanged: his passing away is just a misleading appearance.
Đức Phật bảo Ca-diếp (Kāśyapa): “Như một người khi không nhìn thấy mặt trăng, liền nói ‘mặt trăng lặn’, rồi hình thành khái niệm ‘lặn’. Tuy nhiên, mặt trăng, về bản chất, thực sự không lặn mất. Nó chỉ thay đổi địa điểm và hiện ra nơi khác. Mọi người ở nơi khác sẽ bảo ‘mặt trăng mọc’; kỳ thực, mặt trăng đó vốn không thật sự mọc ra. Vì sao vậy? Mặt trăng đó không hiện ra là bởi vì núi Tu-di che khuất.130 Nó vốn thường hiện diện, không mọc cũng không lặn. Như Lai, đấng Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, cũng như thế; xuất hiện trong thế giới hệ ba ngàn đại thiên. Ở cõi Diêm-phù-đề, thị hiện có cha mẹ, chúng sinh đều nói rằng ‘[đức Như Lai] xuất hiện ở Diêm- phù-đề;’ thị hiện nhập Niết-bàn, thể tánh của Như Lai, thật sự, vốn không Niết-bàn, nhưng các loài chúng sinh đều bảo rằng ‘đức Như Lai thật sự đã nhập Niết-bàn,’ cũng như mặt trăng lặn. Thiện nam tử, Như Lai vốn không sinh diệt, vì hóa độ chúng sinh mà thị hiện có sinh diệt.
The Buddha said to Kāśyapa, ‘It is like when people do not see the moon appear – they all say “The moon has disappeared”, and form a concept of its disappearance. However, the moon by its nature does not really disappear. The moon moves, and appears in another place. The people in that place say “The moon has appeared”, yet the moon by its nature does not really appear. Why is this? The moon is not visible because it has been obscured by Mount Sumeru.129 The moon is always present, it does not appear or disappear. The Tathāgata, the perfectly awakened Buddha is like this. Appearing in the billionfold world-system, he manifested himself in this world as a human being, so that everyone says “He has appeared in this world”. He manifested himself there entering into nirvana, but the Tathāgata by his nature does not really enter into nirvana. Nevertheless, living beings all say “the Tathāgata has entered into nirvana”. Just as the moon does not really disappear, son of good family, the Tathāgata by his nature does not really appear or disappear. He only manifests his appearance and disappearance in order to train living beings.
Thiện nam tử, giống như mặt trăng tròn này ở nơi khác sẽ thấy là khuyết, mặt trăng khuyết ở nơi này thì ở nơi khác sẽ thấy là tròn. Người ở cõi Diêm-phù-đề khi thấy trăng non liền bảo ‘ngày mồng một’ và hình thành khái niệm ‘trăng non’; khi thấy trăng tròn liền bảo ‘ngày mười lăm’ và hình thành khái niệm ‘trăng tròn’. Tuy nhiên, trăng này vốn không có khuyết hay tròn, do núi Tu-di mà có tăng hoặc giảm. Thiện nam tử, Như Lai cũng vậy, ở cõi Diêm-phù-đề, hoặc thị hiện đản sinh hoặc thị hiện Niết-bàn. Thị hiện đản sinh thì giống như trăng non. Khi mọi người nói ‘đồng tử mới sinh đi bảy bước’ thì giống như trăng ngày mồng hai. Thị hiện đến lớp học thì như trăng ngày mồng ba. Thị hiện xuất gia thì như trăng ngày mồng tám. Thị hiện phóng hào quang trí tuệ to lớn và vi diệu, có năng lực phá ác ma trong vô lượng chúng sinh, thì giống như trăng tròn ngày rằm. Lại nữa, thị hiện sự trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng hảo131 và tám mươi vẻ đẹp, rồi thị hiện Niết-bàn, những việc đó cũng giống như trăng bị khuyết dần.
It is like this, son of good family. When the moon is full in one place, it is seen as a half-moon in another. A half-moon in one place is seen as a full moon in another. When people in this world see the crescent moon, they all say, “It is the first day of the month”, and form a concept of a new moon. When they see the full moon, they say, “It is the fifteenth day of the month”, and form a concept of a full moon. Nevertheless, the moon by its nature does not really wane or wax. It only appears to wane or wax because of the influence of Mount Sumeru. The Tathāgata’s appearance in this world as a newborn baby or the manifestation of his entering into nirvana is just like this. When he appears as a newborn baby, he is just like the new moon on the first day of the month. Everyone says that the infant has just been born. He then appears to walk seven paces, like the moon on the second day. He appears to enter into the realm of learning, like the moon on the third day. He appears to go forth from the household life, like the moon on the eighth day. He appears to emit the great, wondrous light of wisdom, which can destroy Māra’s immeasurable armies of defilements in living beings, like the full moon on the fifteenth day. He then displays his own beauty through the thirty-two bodily characteristics130 and eighty secondary characteristics of a Buddha, and manifests his entrance into nirvana, like the eclipsed moon.
Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 375, p.657a17–b07, cf.
Taishō vol.12, text 374, p.416a18–c03, dịch Anh T.T.S. and D.S.
Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol.12, text 375, p.657a17–b07, cf. Taishō vol.12, text 374, p.416a18–c03, trans. T.T.S. and D.S.
M.7 Như Lai thọ mạng vô lượng. Phật thị hiện thường trú
M.7 The continuing presence of the Buddha, and his huge life-span
Đoạn này trích từ kinh Pháp hoa, tuyên bố rằng đức Phật đã thành tựu Phật quả không phải mới trong kiếp hiện tại mà đã từ vô lượng kiếp về trước. Ngài đã thị hiện trong thế giới của chúng ta (và những thế giới khác) rất nhiều lần trong hình tướng một đức Phật loài người để truyền dạy Chánh Pháp rồi sau đó nhập vô dư Niết-bàn. Ngài thị hiện như thế để chúng sinh không nghĩ rằng Ngài vẫn còn đâu đó bên họ và giúp đỡ họ mà sinh biếng nhác, thay vào đó, phải nỗ lực trên con đường tu tập. Chân thân của Ngài trú ở một cảnh giới vượt lên trên thế gian này.
This passage, from the Lotus Sūtra, has the Buddha declare that his attainment of Buddhahood was not a recent event, but happened countless lives ago, since when he has appeared in our world (and elsewhere), many times, in the form of earthly Buddhas who teach the Dharma and then seemingly disappear into final nirvana. He gives this impression only so that beings do not become lazy, thinking that he is always around to help them, but exert themselves on the path. His real form lies beyond this world, at a heavenly, celestial level.
Các thiện nam tử, hãy lắng nghe, Ta sẽ nói cho các ngươi biết thần lực của Như Lai. Các thiện nam tử, tất cả trời, người, a- tu-la trong thế gian này đều nghĩ rằng đức Phật Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni, trong kiếp hiện tại, ra khỏi cung điện họ Thích, đến ngồi nơi đạo tràng tại thành Gayā, thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Tuy nhiên, các người chớ nghĩ như vậy. Các thiện nam tử, Ta đã thành tựu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác từ trăm ngàn vạn ức vô số kiếp về trước.…
Children of good family, listen and I will tell you the kinds of supernormal powers I possess. This entire world, with its gods, human beings, and demi-gods, children of good family, thinks that in the present age, the Blessed One, the Tathāgata Śākyamuni left the Śākya clan, went to the excellent, supreme seat of awakening in the great city known as Gayā, and attained unsurpassed, perfect awakening. You should not see it in this way. Children of good family, I attained unsurpassed, perfect awakening many countless hundreds of thousands of millions of eons ago. …
Các thiện nam tử, từ lúc đó Ta đã giáo hóa chúng sinh trong thế giới Ta-bà này và trong trăm ngàn vạn ức vô số thế giới khác. Này các thiện nam tử, trong khoảng thời gian đó, Ta nói đến Phật Nhiên Đăng (Dīpaṃkara)132 và các đức Phật, A- la-hán khác; Ta cũng nói đến sự nhập Niết-bàn cùng với các việc làm phi thường khác của chư Phật. Đó đều là do Ta dùng phương tiện để giáo hóa vậy.
Since that time, children of good family, I have taught the Dharma to living beings in this world-system called Earth, and to living beings in countless hundreds of thousands of millions of other world-systems. During this time, children of good family, I have told of the Tathāgata Dīpaṃkara,131 and other Tathāgatas, arhants, perfectly awakened Buddhas. I have told of their final nirvanas, and of the miraculous creations they produced in order to teach the Dharma by applying skill in means.
Lại nữa, các thiện nam tử, khi các chúng sinh đến chỗ Như Lai, Như Lai sẽ xem xét các căn của họ, như tín căn… là lanh lợi hay chậm lụt mà thọ ký danh hiệu,133 bảo rằng Ta sẽ nhập Niết-bàn, rồi dùng nhiều giáo pháp khác nhau khiến cho chúng hoan hỷ.…
Furthermore, children of good family, when living beings come to the Tathāgata, I closely examine the strength of their various faculties, proclaim a name,132 proclaim that I will attain final nirvana, and then delight them with different kinds of Dharma-teachings. …
Các thiện nam tử, thọ mạng mà Ta có được do quá trình tu tập con đường Bồ-tát trước đây vẫn chưa hết.134 Các thiện nam tử, thọ mạng của Ta chưa hết bởi nó gấp đôi con số trăm ngàn vạn ức vô số kiếp như đã trải qua. Các thiện nam tử, nay Ta tuyên bố Niết-bàn nhưng kỳ thật không phải Niết-bàn. Vì sao vậy? Này các thiện nam tử, Ta sẽ không dẫn chúng sinh đến chỗ thành thục nếu ở lại quá lâu. Nếu chúng sinh luôn dễ dàng thấy Ta, chúng sẽ không vun trồng các thiện căn, và sẽ lãng quên tu tập thiện nghiệp. Chúng sẽ trở thành nghèo khổ ngu tối, tham trước các dục, và sẽ bị dính mắc trong lưới tà kiến. Khi gặp được Như Lai, chúng sẽ rất vui mừng; nhưng nếu Như Lai cứ ở ngay bên cạnh, chúng sẽ không nghĩ rằng Như Lai rất khó gặp được. Chúng sẽ không nỗ lực để thoát khỏi tam giới,135 và họ sẽ không nghĩ rằng khó gặp được Như Lai.
Children of good family, the measure of life I have gained from my previous practice of the bodhisattva path is not yet exhausted.133 Children of good family, my measure of life will not be exhausted for twice as many countless hundreds of thousands of millions of eons as it has already lasted. Now, children of good family, I will appear to attain final nirvana without attaining final nirvana. Why is this? Children of good family, I do not bring living beings to maturity by remaining for a very long time. If living beings were always able to see me, they would not cultivate wholesome roots, and they would neglect the accumulation of beneficial karma. They would become poor and blind, craving sensual pleasure, and they would remain caught in the net of wrong views. When they saw the Tathāgata, they would be overjoyed, but if the Tathāgata was near at hand, they would not think that it was difficult to see the Tathāgata. They would not make an effort to escape from the triple world,134 and they would not think that it is difficult to see the Tathāgata.
Này các thiện nam tử, chính vì điều đó nên Như Lai dùng pháp phương tiện nói rằng, ‘các tỳ- kheo, thật là khó gặp được sự xuất thế của Như Lai.’
Vì sao vậy? Vì những chúng sinh trải qua vô số trăm ngàn vạn ức kiếp, có kẻ gặp Như Lai, có kẻ không. Các thiện nam tử, vì lý do đó nên Ta nói rằng ‘các tỳ-kheo, thật là khó gặp được sự xuất thế của Như Lai.’ Khi hiểu được rằng khó để gặp được một đức Như Lai, chúng sẽ biết được cái gì là an ổn, cái gì là khổ não. Khi không gặp được đức Như Lai, A- la-hán, Chánh đẳng chánh giác, chúng sẽ mong muốn được thấy đức Như Lai, sẽ ngưỡng mộ đức Như Lai và gieo trồng thiện căn, nhờ đó mà được lợi ích, tiến bộ và an lạc lâu dài. Một khi biết rằng chúng đã đạt được lợi ích, Như Lai sẽ thị hiện nhập Niết-bàn, dù rằng không thật sự nhập Niết-bàn, để cho những chúng sinh đó sinh tâm khát ngưỡng mà tu tập.
This is why, children of good family, the Tathāgata has applied skill in means and proclaimed to those living beings, ‘It is difficult, monks, to witness the appearance of a Tathāgata’. Why is this? It is because those living beings may or may not see a Tathāgata for countless hundreds of thousands of millions of eons. This, children of good family, is why I say, ‘It is difficult, monks, to witness the appearance of a Tathāgata’. When they understand that it is difficult to witness the appearance of a Tathāgata, they will develop an understanding of what is wonderful, and of what is sorrowful. When they do not see the Tathāgata, the arhant, the perfectly awakened Buddha, they will long for the sight of the Tathāgata, and the wholesome roots they will cultivate when their minds become absorbed by the Tathāgata in this way will be to their benefit, advantage, and happiness for a long time. When he sees that they have obtained this benefit, the Tathāgata appears to attain final nirvana without attaining final nirvana, so that living beings will develop the desire to practise.
Các thiện nam tử, đó là phương tiện giáo hóa của Như Lai, không phải Như Lai nói lời hư ngụy.
This, children of good family, is how the Tathāgata teaches the Dharma. The Tathāgata does not speak falsely.
Saddharma-puṇḍarīka Sūtra, ch.15, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Saddharma-puṇḍarīka Sūtra, ch.15, trans. from Sanskrit by D.S.
M.8 Như Lai đồng đẳng vô vi
M.8 The Tathāgata is the same as the unconditioned
Đoạn này nói rằng đức Phật, cũng như Niết-bàn, là vô vi.
This passage proclaims that the Buddha is, like nirvana, unconditioned.
Một thiện nam tử, nếu muốn hộ trì Chánh Pháp, không nên nói rằng Như Lai đồng đẳng với các hành. Như Lai không đồng đẳng với các pháp hành. Nếu ai nói như thế, người ấy nên tự trách rằng “tôi là một kẻ ngu muội, không có tuệ nhãn.” Chánh Pháp của Như Lai là bất khả tư nghị, vì thế không nên nói rằng Như Lai là hữu vi. Ngài là vô vi. Một người có chánh kiến nên nói rằng Như Lai là vô vi. Vì sao? Vì Như Lai có năng lực sinh ra thiện pháp và từ bi để lợi ích chúng sinh, cũng giống như một phụ nữ nghèo xả bỏ thân mạng trên sông Hằng vì thương yêu đứa con của mình.
If a son of good family wishes to protect the true Dharma, he should not say that the Tathāgata is the same as the conditioned. He is not the same as the conditioned. If someone says that he is, he should reflect critically, saying ‘I am ignorant, and do not yet possess the eye of wisdom.’ The true Dharma of the Tathāgata is inconceivable, and so it is not appropriate to claim that the Tathāgata is conditioned. The Tathāgata is unconditioned. Someone who possesses right view should say that the Tathāgata is unconditioned. Why should he do so? He should do so because the Tathāgata brings forth the excellent Dharma in order to benefit living beings, and because he has compassion for them, just like a poor woman who sacrifices her life in the River Ganges out of love for her son.
Thiện nam tử, Bồ-tát hộ Pháp nên phải như vậy. Vị ấy thà hi sinh thân mạng chứ không nói rằng Như Lai đồng với pháp hữu vi. Vị ấy nên nói rằng Như Lai đồng với pháp vô vi. Vì nói rằng Như Lai đồng với pháp vô vi, vị ấy sẽ đạt được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, cũng như phụ nữ kia xả bỏ thân mạng vì đứa con sẽ được sinh lên cõi trời Phạm thiên. Vì sao? Vì người ấy hộ trì Chánh Pháp. Thế nào là hộ trì Chánh Pháp? Là bảo rằng Như Lai đồng với pháp vô vi. Thiện nam tử, người ấy tự nhiên chứng đắc giải thoát như thế dù rằng người ấy không tìm cầu, cũng giống như người phụ nữ kia xả bỏ thân mạng vì đứa con sẽ tự nhiên được tái sinh lên cõi Phạm thiên, dù không có tâm mong cầu.
Son of good family, a bodhisattva, a protector of the Dharma, should act in this way. He should prefer to give up his life than to claim that the Tathāgata is the same as the conditioned. He should say the Tathāgata is the same as the unconditioned. Because he teaches that the Tathāgata is the same as the unconditioned, he will attain unsurpassed perfect awakening, just as a woman who sacrifices herself for her son attains rebirth in the Brahmā-world. Why is this the case? It is because he protects the Dharma. What does it mean to protect the Dharma? It means to teach that the Tathāgata is the same as the unconditioned. Son of good family, liberation will come naturally to someone like this, even if he does not seek it, just as a woman who sacrifices herself for her son will naturally attain rebirth in the Brahmā-world, even if she does not seek it.
Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol. 12, text 375, chapter 2, p.613c10-23; cf. Taishō vol. 12, text 374, vol.12, p.374a19–28, dịch Anh T.T.S. và D.S.
Mahā-parinirvāṇa Sūtra, Taishō vol. 12, text 375, chapter 2, p.613c10-23; cf. Taishō vol. 12, text 374, vol.12, p.374a19–28, trans. T.T.S. and D.S.
Ba ‘thân’ Phật
A Buddha’s three ‘bodies’
Tư tưởng Đại thừa về tự tánh của Phật được hệ thống hóa thành giáo lí lý ‘Ba thân’ (tri-kāya) của Phật. Pháp thân (Dharma-kāya) (xem Th.4) là thể tánh chân thật; Báo thân (Saṃbhoga-kāya) là thân ở cảnh giới tịnh độ mà chỉ các đại Bồ-tát mới thấy được; và Hóa thân (nirmāṇa-kāya) là thân xuất hiện trong thế giới phàm phu như thế giới mà loài người đang sống.
Mahāyāna ideas on the nature of a Buddha are systematised in the doctrine of the Tri-kāyas or ‘Three bodies’ of a Buddha. The Dharma-body (Dharma-kāya)or ‘body of (pure) dharmas’ (see *Th.4), is his ultimate nature, the Enjoyment-body (Saṃbhoga-kāya) is his form at a celestial level which advanced bodhisattvas are able to perceive, and the Emanation-body (Nirmāṇa-kāya) is the form in which he appears in ordinary physical worlds such as our own.
M.9 Pháp thân I: Như Lai là Pháp thân, không đến không đi.
M.9 The Dharma-body I: Tathāgatas do not come or go but are to be seen in their dharma-bodies
Những đoạn kinh văn dưới đây nói lên ý nghĩa rằng hình tướng và âm thanh của đức Phật không biểu lộ đức Phật chân thật: chỉ có thể thấy Phật qua Pháp của Ngài, mà trong đoạn trích dịch dưới đây, đó là những phẩm đức (pháp) gắn liền với Chánh Pháp như một con đường tu tập.
These passages express the idea that the appearance and sound of the Buddha does not show the real Buddha: a Buddha is to be seen in his Dharma-body, which in the first passage may have meant their collection (body) of qualities (dharmas) pertaining to the Dharma as spiritual path.
Bồ-tát đại sỹ Pháp Thượng (Dharmodgata) nói với Bồ-tát đại sỹ Thường Đề (Sadāprarudita): “… Thiện nam tử, một người bị thiêu đốt dưới cái nóng của mùa hè, vào lúc giữa trưa của tháng cuối hè, có thể sẽ thấy một huyễn tượng chuyển động trong không trung. Người ấy đuổi theo và tự nghĩ rằng ‘ta thấy nước, ta sẽ có nước để uống!’ Thiện nam tử, ông nghĩ nước đó đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Sẽ chảy vào biển đông hay biển nam, biển tây, biển bắc?
The bodhisattva, the great being Dharmodgata, said to the bodhisattva, the great being Sadāprarudita, ‘… Son of good family, a man who was being burned by the summer heat, in the last month of summer, in the middle of the day, might see a mirage quivering in the air. He might run towards it, thinking to himself, “I can see water! I can see water to drink!” Where do you think that water comes from, son of good family, and where do you think it will go? To the great ocean to the east, or to the great oceans to the south, the west, or the north?’
Thường Đề nói: “Thiện nam tử, trong huyễn tượng đó nước vốn không tồn tại, làm sao nói được nó từ đâu đến và đi về đâu. Thiện nam tử, người khờ dại, vô trí, bị thiêu đốt dưới cái nóng của mùa hè, thấy huyễn tượng và khởi ý tưởng nước ở nơi không có nước. Thật ra, nơi ấy vốn không có nước.”
Sadāprarudita said, ‘Son of good family, the water in the mirage does not exist. How can one perceive its coming or its going? That foolish, unwise man, son of good family, who was being burned by the summer heat, saw the mirage and formed a perception of water where there was no water. There was no inherently existing water there.’
Pháp Thượng nói: “Đúng vậy, đúng vậy, thiện nam tử. Người nào chấp trước vào hình sắc hay âm thanh của Như Lai và khởi ý tưởng Như Lai có đến có đi thì cũng như vậy. Nên biết, những ai mà khởi ý tưởng Như Lai có đến có đi là người khờ dại, vô trí, cũng giống như người hình thành khái niệm nước ở nơi không có nước. Vì sao vậy? Vì không thể thấy Như Lai qua sắc tướng; vì Như Lai là Pháp thân.”
Dharmodgata said, ‘Exactly, son of good family, exactly. Those who adhere to the physical form or the voice of the Tathāgata, and who form a mental construction of the Tathāgata as coming or going, are just like this. Those who form a mental construction of the Tathāgata as coming or going should all be described as foolish and unwise, just like the man who formed a perception of water where there was no water. Why is this? It is because the Tathāgatas are not to be seen from their physical bodies. The Tathāgatas have Dharma-bodies.’
Aṣṭasāhaśrikā Prajñāpāramitā Sūtra, ch.31, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Aṣṭasāhaśrikā Prajñāpāramitā, Sūtra ch.31, trans. from Sanskrit by D.S.
Những ai thấy Ta qua sắc tướng và tìm Ta qua âm thanh, người ấy đang hành tà pháp, sẽ không thấy được Ta.
Those who saw me by my body and followed me by my voice have made the wrong kind of effort. Those people will not see me.
Hãy quán Phật như là Pháp, bởi các Đạo Sư chính là Pháp thân. Nhưng, Pháp tánh vốn không thể nhận biết, vì không phải là khả tri bởi thức.
A Buddha should be seen from the Dharma, the Guides have Dharma-bodies. Yet, the nature of the Dharma is not knowable. It cannot be known.
Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 26, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra, section 26, trans. from Sanskrit by D.S.
M.10 Pháp thân II: Pháp thân lưu xuất từ những phẩm tính của Thánh Đạo
M.10 The Dharma-body II: The Dharma-body as arising from the qualities of the Noble Path
Đoạn này cho thấy Pháp thân là sự lưu xuất từ nhiều phẩm tính của Phật đạo.
This passage sees the Dharma-body as arising from the various qualities of the path to Buddhahood.
Này các nhân giả, thân của Như Lai là Pháp thân, sinh từ vô lượng công đức và trí tuệ; sinh từ bố thí, trì giới, thiền định, trí tuệ, giải thoát và giải thoát tri kiến; sinh từ từ, bi, hỉ, và xả; sinh từ bố thí, tự điều phục, và trì giới; sinh từ nhẫn nhục và nhu hòa; sinh từ thiện căn được thành tựu bởi cần hành tinh tấn; sinh từ tĩnh lự, giải thoát, nhất tâm, và định; sinh từ đa văn, trí tuệ, và phương tiện thiện xảo; sinh từ ba mươi bảy đạo phẩm;136 sinh từ chỉ và quán; sinh từ mười lực, bốn vô úy, và mười tám pháp bất cộng của Phật; sinh từ tất cả các ba-la-mật; sinh từ thần thông và diệu trí. Nó sinh ra từ sự đoạn trừ các bất thiện pháp và sự tích tập các thiện pháp; sinh từ chân lý, thật lý; sinh từ không phóng dật; sinh từ vô số nghiệp thanh tịnh.
‘The body of the Tathāgata, friends, is the Dharma-body. It arises from generosity, ethical discipline, meditative concentration, wisdom, liberation, and the knowing and seeing of liberation. It arises from loving kindness, compassion, empathetic joy, and equanimity. It arises from generosity, self-control, and restraint. It arises from patient acceptance and gentleness. It arises from the wholesome roots produced by the steady application of energy. It arises from meditative absorption, emancipation, meditative concentration, and meditative attainment. It arises from learning, wisdom, and skill in means. It arises from the thirty-seven practices which help one to attain awakening.135 It arises from meditative calm and insight. It arises from the ten powers, from the four kinds of self-confidence, and from the eighteen unique qualities of a Buddha. It arises from all of the perfections. It arises from higher knowledge and direct knowledge. It arises when one rids oneself of all unwholesome qualities. It arises when one develops all wholesome qualities. It arises from truth. It arises from reality. It arises from vigilance.
Này các nhân giả, nếu muốn chứng được thân của Như Lai để diệt trừ hết thảy bệnh chướng của tất cả chúng sinh, các người hãy phát tâm cầu vô thượng bồ-đề.
The body of the Tathāgata, friends, arises from limitless pure karma. This is what you should long for. In order to rid all living beings of the sickness of all the defilements, you should resolve to attain unsurpassed, perfect awakening.’
Trưởng giả Duy-ma-cật của gia tộc Ly-xa đã thuyết pháp cho những người đến thăm bệnh như thế, khiến cho vô số nghìn người phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.
The Licchavi Vimalakīrti taught the Dharma in this way to those who had gathered to inquire about his illness, and hundreds of thousands of living beings resolved to attain unsurpassed, perfect awakening.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 2, sec.12, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Vimalakīrti-nirdeśa Sūtra, ch. 2, sec.12, trans. from Sanskrit by D.S.
M.11 Phật và các đại Bồ-tát thị hiện dưới vô số hình tướng
M.11 The Buddha and advanced bodhisattvas manifest in countless forms
Đức Phật thị hiện dưới hình tướng nào cũng giúp chúng sinh đến với Chánh pháp và đưa họ đến giải thoát.
The Buddha appears in whatever form will help to bring beings to the Dharma and help them towards liberation.
Như Lai phân thân vô số để độ thoát vô lượng chúng sinh. Hoặc hiện thân nam tử, hoặc hiện thân nữ nhân, hoặc hiện thân trời rồng,137 hoặc hiện thân quỷ thần; hoặc hiện núi, rừng, sông, ngòi, suối, hồ, ao, giếng để lợi ích mọi người và giải thoát tất cả. Lại có lúc hiện thân Thiên đế Thích138—vua của các vị trời, hoặc hiện thân Phạm vương, hoặc hiện thân Chuyển luân vương, hoặc hiện thân cư sĩ, hoặc hiện thân quốc vương, hoặc hiện thân tể tướng, hoặc hiện thân quan viên, hoặc hiện thân tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ…, hoặc hiện thân Thanh văn, A-la-hán, Bích-chi-phật, Bồ-tát… để thành tựu chúng sinh. Như Lai không phải chỉ thị hiện thân Phật.
I manifest myself in many different ways in order to liberate all the different kinds of living beings. I may appear with a male body. I may appear with a female body. I may appear with the body of a god or a nāga.136 I may appear with the body of a demon. I may appear as a mountain, a forest, a stream, a spring, a river, a lake, a fountain, or a well in order to help people and liberate absolutely all of them. I may appear with the body of Śakra,137 the King of the Gods. I may appear with the body of Brahmā. I may appear with the body of a king of the entire world. I may appear with the body of a householder. I may appear with the body of the king of a particular country. I may appear with the body of a prime minister. I may appear with the body of an official. I may appear with the body of a monk, a nun, a layman, a laywoman, and so forth. I may appear with the body of a disciple, an arhant, a solitary-buddha, a bodhisattva, and so forth, in order to bring living beings to maturity. I do not only appear with the body of a Buddha.
Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrva-praṇidhāna Sūtra, Taishō vol.13, text 412, ch.2, p.779b18–b26, dịch Anh D.S.
Kṣitigarbha Bodhisattva Pūrva-praṇidhāna Sūtra, Taishō vol.13, text 412, ch.2, p.779b18–b26, trans. D.S.
Mọi chúng sinh đều tàng chứa Như Lai tạng (Tathāgata- garbha)—phôi thai hay bào thai Như Lai—nghĩa rằng chúng có trong mình quang minh bản hữu của Phật tánh. Như Lai tạng vốn quang rạng và thanh tịnh như bản tánh của tâm trong (*Th.24) nhưng bị che phủ bởi những phiền não khách trần. Trong phần lớn các ngữ cảnh sau đây, Như Lai tạng chỉ cho một dịch ngữ khá rộng, đó là ‘Phật tánh’
All beings are seen to contain or be a Tathāgata-garbha, which means the ‘embryo’ or ‘womb’ of a Tathāgata, meaning that they have within them a radiant potential for Buddhahood. It is seen as radiant and pure but obscured by non-intrinsic defilements, as is the nature of the mind in *Th.124. In most cases in this work, Tathāgata-garbha is referred to by the loose translation ‘Buddha-nature’.
M.12 Bản tánh Như Lai tạng trong các chúng sinh
M.12 The nature of the Tathāgata-garbha and its relation to beings
Đoạn thứ nhất được trích từ một bản kinh quan trọng mà dường như đó là bản kinh đầu tiên giới thiệu tư tưởng Như Lai tạng. Kinh đưa ra chín thí dụ về mối tương quan giữa Như Lai tạng và chúng sinh bằng vào những ý nghĩa của từ ‘garbha’: tạng hay bào thai, phôi thai, đài hoa, mật thất, vỏ hạt hoặc hạt, hay nội tạng của bất cứ thứ gì. Bản kinh tự diễn tả được đức Phật dạy cho hàng ngàn tỳ-kheo ưu việt và vô số Bồ-tát khoảng mười năm sau khi Ngài thành đạo. Hầu hết các thí dụ gợi ý rằng Như Lai tạng là Phật tánh ẩn tàng bên trong chỉ cần được vén bày bằng cách trừ bỏ những phiền não đang che phủ, nhưng thí dụ thứ 3, 6 và 8 lại cho rằng đó là thứ cần được phát triển và làm cho thành thục. Tổng hợp lại, những thí dụ này nói rằng Như Lai tạng là khả năng thành Phật tiềm ẩn quí giá cần được khai phát và làm cho chín muồi.
The first passage comes from a key text that seems to have been the first to introduce the idea of the Tathāgata-garbha. It gives nine similes for how the Tathāgata-garbha relates to beings, which trade on the various meanings of ‘garbha’: womb, embryo, the calyx of a flower that encloses a developing blossom, hidden inner room/sanctuary, the outer husk of a seed or the seed itself, or the interior of anything. The sūtra describes itself as given by the Buddha ten years after his awakening, to thousands of accomplished monks and countless bodhisattvas. Most of its similes suggest that the Tathāgata-garbha is a hidden inner Buddhahood that just needs to be revealed by removing the mental defilements that obscure it, but similes no.3, 6 and 8 suggest it is something that needs to develop and mature. Together, these suggest that it is a precious Buddha-potential that needs to be uncovered and then matured.
(1) Đức Phật dạy, “Thiện nam tử, như vô số hoa sen do đức Phật biến hóa bỗng chốc tàn úa, vô số hóa Phật ngồi kiết già trong hoa sen ấy, đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, phóng ánh sáng to lớn, thật là hi hữu, ai cũng cung kính. Cũng vậy, thiện nam tử, Ta dùng Phật nhãn quán sát hết thảy chúng sinh, thấy Như Lai trí, Như Lai nhãn và Như Lai thân ngồi kiết già bất động giữa các phiền não tham, sân và si. Thiện nam tử, hết thảy chúng sinh tuy ở trong chốn phiền não nhưng luôn có Như Lai tạng không bị nhiễm ô, đức tướng đầy đủ không khác gì ta.
1. The Buddha said, ‘Children of good family, it can be compared to the countless lotus flowers manifested by the Buddha which withered suddenly, and within which countless Buddhas, adorned with the thirty-two bodily characteristics of a Buddha, were manifested sitting cross-legged. … In the same way, children of good family, when I look upon all living beings with my Buddha-eye, I see the Tathāgata-wisdom, the Tathāgata-eye and the Tathāgata-body sitting cross-legged and unmoving amongst the defilements of greed, hatred, and delusion. Children of good family, although living beings are currently defiled by the defilements, they possess the eternally pure Tathāgata-garbha, with virtues which are indistinguishable from my own.
(2) Giống như mật ong thuần khiết ở trên vách đá hoặc ở trên cây được bầy ong vô số bao quanh bảo vệ, Như Lai tạng bị các phiền não bao phủ và che đậy.
2. ... As the pure honey on a cliff or in a tree is surrounded by a cloud of countless bees swarming around it and guarding it, the Tathāgata-garbha is covered and concealed by the defilements. …
(3) Lại nữa, thiện nam tử, giống như hạt lúa chưa bóc trấu, kẻ khờ dại đần độn xem thường bỏ đi, nhưng sau khi bóc sạch lại đem dùng được.…
3. Again, children of good family, it can be compared to grain from which the husks have not been removed. A foolish, unwise, simple, lowly person might discard it, but when it is washed and the husks removed, the kernels can be used. …
(4) Lại nữa, thiện nam tử, giống như vàng ròng rơi vào chỗ dơ, khuất lấp nhiều năm, vàng không hư hoại mà mọi người không hay biết.…
4. Again, children of good family, it can be compared to a piece of pure gold which has fallen into a pile of waste, and lies concealed there for many years. …
(5) Lại nữa, thiện nam tử, giống như trân bảo được cất giấu trong nhà kẻ bần cùng mà không ai hay biết.…
5. Again, children of good family, it can be compared to a precious jewel hidden within an impoverished household [whose members are unaware of it]. …
(6) Lại nữa, thiện nam tử, giống như trái xoài, hạt của nó chưa hư hoại, đem vùi dưới đất thì sẽ mọc lên cây lớn, vua trong các giống cây.…
6. Again, children of good family, it can be compared to a mango stone, which does not decay when it is buried in the earth, but which grows into a great tree, the king of trees. …
(7) Lại nữa, thiện nam tử, giống như có người mang theo tượng vàng đi qua nước khác, vì đường đi hiểm trở, sợ gặp giặc cướp nên giấu tượng vào dưới đồ rách nát để mọi người không biết. Trên đường đi, người này đột ngột qua đời. Tượng vàng do đó bị vất bỏ giữa nơi hoang vắng, người đi đường đều cho rằng dơ bẩn mà giẫm đạp lên.
7. Again, children of good family, it can be compared to someone who has a statue of pure gold, and who is travelling to another country on dangerous roads, and who fears being attacked and robbed on the way, and who therefore wraps his statue in dirty rags, so that no-one will discover it. Imagine that he died on the way, and that his gold statue was discarded in the wilderness. Travellers trampled it, and it became filthy. …
(8) Lại nữa, thiện nam tử, giống như có người phụ nữ nghèo khổ xấu xí, mọi người đều xa lánh, nhưng mang thai quý tử, đứa con ấy sẽ làm thánh vương, làm chủ cả bốn châu. Người phụ nữ ấy không biết, trải qua ngày tháng vẫn thường suy nghĩ hạn hẹp, cho rằng sẽ sinh đứa con bần tiện. Cũng vậy, thiện nam tử, Như Lai quán sát hết thảy chúng sinh, trôi nổi trong sinh tử luân hồi, chịu sự thống khổ của các độc, thân của họ đều chứa bảo tạng của Như Lai nhưng không hay biết, giống như người phụ nữ kia. Vì thế, Như Lai nói pháp cho tất cả mọi người, bảo rằng ‘các thiện nam tử chớ xem thường bản thân, các ông đều có Phật tánh, nếu siêng năng diệt trừ các điều xấu ác chắc chắn sẽ trở thành các bậc Bồ-tát và Thế Tôn, rồi giáo hóa cứu độ vô lượng chúng sinh.’…
8. Again, children of good family, it can be compared to a poor, ugly, simple-minded woman who bears within her womb an honourable son who will become a noble king, a king of the entire world. This woman, though, does not know what he will become in the future, and thinks of him as a poor, ordinary, low-born child. In the same way, children of good family, the Tathāgata sees all living beings circling through saṃsāra suffering all kinds of pain and poisons, but all possessing within their bodies the precious Tathāgata-garbha. Just like the woman, though, they do not realise what they bear within them. This is why the Tathāgata explains the Dharma to everyone, saying “Children of good family, you are not inferior and lowly. You all possess Buddha-nature in your bodies. If you apply yourselves with vigour and destroy your previous evil deeds, then you will become bodhisattvas and Blessed Ones, and you will transform and rescue countless living beings”. …
(9) Lại nữa, thiện nam tử, giống như người thợ đúc tượng đúc một pho tượng bằng vàng, đúc xong rồi lật úp nó trên mặt đất. Bên ngoài tuy trông cháy đen nhưng tượng bên trong vẫn không biến đổi. Đến khi mở khuôn bày tượng, sắc vàng liền sáng rực rỡ.…
9. Again, children of good family, it can be compared to a master foundry man casting a statue in pure gold. When the statue has been cast, it is turned upside-down and placed on the ground. Although it is blackened and burnt on the outside, the statue inside is unaffected. When it is opened, and the statue is revealed, its golden colour shines forth. …
Tathāgata-garbha Sūtra, Taishō vol.16, text 666, p.457b25–c03, c23–c27, p.458a10–a14, a24–a28, b10–b15, b23–b24, b29–c06, c15–21, p.459a07–a14, a25–b02, dịch Anh D.S.
Tathāgata-garbha Sūtra, Taishō vol.16, text 666, p.457b25–c03, c23–c27, p.458a10–a14, a24–a28, b10–b15, b23–b24, b29–c06, c15–21, p.459a07–a14, a25–b02, trans. D.S.
28.… Hết thảy chúng sinh đều có Như Lai tạng, phát triển từ hạt giống [Phật].
28. … All embodied beings are always Buddha-garbhas, which have grown from a seed. …
45. Xét trên phương diện chân thật nghĩa, không có sự khác biệt giữa phàm phu, thánh nhân và Phật chánh giác. Những ai đã thấy được Chân như sẽ thấy rằng tất cả chúng sinh đều có Tối thắng tạng (Jina-garbha).139…
45. In reality, there is no difference between ordinary people, noble ones, and perfectly awakened Buddhas. Those who have seen things the way they are teach that this Jina-garbha138 is to be found in living beings. …
47. Bất tịnh là chúng sinh, vừa tịnh vừa bất tịnh là Bồ-tát, toàn tịnh là Như Lai.…
47. It is said to be impure in the sphere of living beings, both pure and impure in bodhisattvas, and completely pure in the Tathāgatas. …
49. Như hư không bao trùm tất cả mà không phân biệt, cũng vậy, tự tánh vô cấu của tâm thâm nhập khắp tất cả các pháp.…
49. Just as space extends everywhere and has uniformity as its nature, the unblemished element which has the mind as its essential nature pervades everything. …
155. Giới nầy (Phật tánh, Như Lai tạng) vốn Không, không có các đặc tính khách trần, vốn là những đặc tính dị biệt với Phật tánh; nhưng không phải Không, không có các phẩm chất siêu việt vốn không dị biệt với Phật tánh.
155. This element is empty of non-intrinsic characteristics, which are distinct from it. It is not empty of unsurpassed qualities, which are not distinct from it.
Ratnagotra-vibhāga of Sāramati or Maitreya, ch.1, v.28, 45, 47, 49, 155, dịch Anh from Sanskrit by D.S.
Ratnagotra-vibhāga of Sāramati or Maitreya, ch.1, v.28, 45, 47, 49, 155, trans. from Sanskrit by D.S.
M.13 Phu nhân Thắng Man (Śrīmālā) nói về Phật tánh
M.13 Queen Śrīmālā on the Buddha-nature
Đoạn này mô tả Phật tánh (tức Như Lai tạng) như là sở y của sinh tử luân hồi (bởi nó là căn để của tâm thức, cái có thể lầm đường lạc lối do các phiền não bám theo), nhưng đồng thời nó cũng là cội nguồn cho ước muốn giải thoát và sự tìm cầu giải thoát. Nó thường còn và thanh tịnh nhưng không phải là một cái Ngã chủ tể và bất biến.
This passage portrays the Buddha-nature (Tathāgata-garbha) as that within people which is the basis of the round of rebirths (as it is the root of the mind, which can go astray due to accompanying defilements), but which also sees the need for liberation from this and its pains, and which seeks liberation. It is eternal, and pure, but not an essential, permanent Self.
Bạch Thế Tôn, sinh tử y trên Như Lai tạng, và do Như Lai tạng mà nói rằng không thể biết được bản thể. Bạch Thế Tôn, có Như Lai tạng cho nên có sinh tử, đó gọi là khéo nói.…
Blessed One, saṃsāra is based upon the Buddha-nature, and on account of the Tathāgata it is said to be impossible to know the primordial state. Blessed One, if one says that when the Buddha-nature exists, saṃsāra exists, this is well said. …
Bạch Thế Tôn, sinh và tử, hai pháp này tức là Như Lai tạng. Do ngôn thuyết của thế gian nên nói là có sinh có tử. Tử là căn hủy hoại, sinh là các căn mới khởi lên, chứ không phải rằng Như Lai tạng có sinh có tử. Như Lai tạng vốn lìa ngoài tướng hữu vi. Như Lai tạng vốn thường trụ, không hủy hoại. Cho nên, Như Lai tạng là sở y, là khả năng duy trì, là khả năng kiến lập. Bạch Thế Tôn, là Phật pháp vốn không xuất ly, không thoát, không đoạn trừ, không thể nghĩ bàn. Bạch Thế Tôn, làm sở y, duy trì, thiết lập các pháp hữu vi bên ngoài vốn có tính cần được đoạn, được giải thoát, có biến dị, chính là Như Lai tạng.
The two phenomena of birth and death, Blessed One, are the Buddha-nature. In worldly terms, birth takes place, and death takes place. When the faculties cease, this is called death. When new faculties arise, this is called birth. The Buddha-nature is not born and does not die. The Buddha-nature is not characterised by anything conditioned. The Buddha-nature is eternal and unchanging. For this reason, the Buddha-nature is the basis, the support, the foundation. Blessed One, it is the qualities of the Buddha, inseparable, unbreakable, indivisible, indestructible, inconceivable. Blessed One, the Buddha-nature is the basis, the support, and the foundation of conditioned things, which are breakable, divisible, destructible, and external.
Bạch Thế Tôn, nếu không có Như Lai tạng thì không thể có sự nhàm chán khổ lạc và mong cầu Niết-bàn.140…
Blessed One, if there were no Buddha-nature, there would be neither aversion to what is painful nor joyful striving for nirvana.139 …
Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không có giới hạn nguyên thủy, là pháp không sinh khởi, không hoại diệt, có gieo trồng các khổ nên có nhàm chán khổ mà mong cầu Niết-bàn.
Blessed One, the Buddha-nature is without origin, an unarisen and unceasing phenomenon. It can experience pain, and can therefore experience aversion to what is painful and joyfully strive for nirvana.
Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là ngã, không phải là chúng sinh, không phải mạng, không phải nhân cách. Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng không phải là cảnh giới cho những chúng sinh rơi vào thân kiến, chúng sinh điên đảo, chúng sanh loạn ý chấp không.
Blessed One, the Buddha-nature is not an essential self, a living being, a life force, or a person. The Buddha-nature is not the sphere of living beings who fall into false views of an essential self, who hold distorted views, and who have a confused understanding of emptiness.
Bạch Thế Tôn, Như Lai tạng là pháp giới tạng,141 là Pháp thân tạng, là tạng xuất thế gian thượng thượng, là tạng tự tánh thanh tịnh. Như Lai tạng với tự tánh thanh tịnh này tuy bị ô nhiễm bởi phiền não khách trần142 và phiền não hiện khởi, nhưng vẫn là cảnh giới bất tư nghị của Như Lai. Vì sao?
Blessed One, the Buddha-nature is the embryo140 of the expanse of phenomena, the embryo of the Dharma-body, the supreme supramundane embryo, the embryo which is by nature primordially pure. It is by nature primordially pure, but it is contaminated by non-intrinsic secondary defilements,141 actual defilements. The sphere of the Tathāgata is inconceivable. Why is this the case?
Thiện tâm sát-na không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Bất thiện tâm sát-na cũng không phải là bị nhiễm ô bởi phiền não. Phiền não không xúc tâm; tâm không xúc phiền não, vậy đâu có thể pháp không xúc mà có thể nhiễm ô tâm được.
It is because neither momentary wholesome mental states nor momentary unwholesome mind states are contaminated by the defilements.
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra, Taishō vol.12, text 353, ch.13, p.222b05–26; cf. Taishō vol. 11, text 310, p.677c07–27, dịch Anh T.T.S. and D.S.
Śrīmālādevī-siṃhanāda Sūtra, Taishō vol.12, text 353, ch.13, p.222b05–26; cf. Taishō vol. 11, text 310, p.677c07–27, trans. T.T.S. and D.S.
V.1 Ai cũng có Phật tánh
V.1 Everybody has the Buddha-nature
Trong phẩm đầu của ‘Giải thoát bảo nghiêm luận’ nổi danh và có ảnh hưởng của mình, căn cứ trên các nguồn kinh điển Ấn-độ, vị đại luận sư Tây Tạng Gampopa (1079-1153) lập luận rằng Phật tánh (xem *M.12–13) hiện hữu trong tất cả chúng sanh, và cuối cùng sẽ chứng đắc vô thượng bồ-đề, thành Phật.
In the first chapter of his famous and influential ‘The Jewel Ornament of Liberation’, relying on Indian scriptural sources, the great Tibetan master Gampopa (1079–1153) argues that the Buddha-nature (see *M.12–13) is present in all beings, and that eventually they will all attain the supreme awakening of a Buddha.
Ta cần phải tự giải thoát ra khỏi vòng luân hồi143 hư vọng và chứng đắc vô thượng bồ-đề. Thế nhưng chúng ta lại tự hỏi liệu những chúng sanh hạ liệt như chúng ta có thể tinh cần nỗ lực để đạt được như vậy chăng? Nếu như chúng ta chân chánh tinh cần nỗ lực, hà cớ gì chẳng thể thành tựu như vậy? Suy cho cùng, cũng như hết thảy hữu tình, ta cũng có Phật tánh, trong chính chúng ta – đây là nhân để thành tựu Phật quả.…
We must free ourselves from this delusory saṃsāra142 and attain unsurpassed awakening. Yet we may wonder whether such lowly beings as ourselves, try as we might, can attain it at all. Well, if we assiduously practise, why could we not attain it? After all, just like all sentient beings, we also have the Buddha-nature – the cause of (attaining) Buddhahood. …
Nếu thật vậy thì do bởi nguyên do gì mà hết thảy hữu tình đều có Phật tánh? Đó là (1) bởi vì Pháp thân144, Không tánh145, sung mãn trong hết thảy hữu tình; (2) bởi vì thể tánh chân như vốn không sai biệt; và (3) bởi vì mỗi chúng sanh đều thuộc trong các chủng tánh. Do bởi ba nguyên do này mà hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh. Đây là điều được nói trong Vô thượng mật Tục (Uttaratantra), ‘Bởi vì Phật thân viên mãn biến mãn khắp mọi nơi; bởi chân như vốn không sai biệt; và bởi tất cả đều thuộc trong các chủng tánh / chủng tộc; và tất cả chúng sanh có thân đều sẵn có Phật tánh.’ (UT VII.28).
If that is true, then what is the reason why all sentient beings have the Buddha-nature? It is (1) because all sentient beings are pervaded by the Dharma-body,143 emptiness;144 (2) because the ultimate reality of suchness is indivisible; and (3) because every sentient being is one of the types (of Buddha-nature). It is owing to those three reasons that every sentient being has the Buddha nature. This is what is said in the Uttaratantra, ‘Because the perfectly awakened Buddha-body is all pervading; because “suchness” is indivisible; and because they are of the types; all embodied beings always have the Buddha-nature’ (UT VII.28).
Nguyên do thứ nhất là Pháp thân, Không tánh, biến mãn khắp trong hết thảy chúng sanh. Điều này có nghĩa rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh bởi vì Phật là Pháp thân; Pháp thân là Không tánh, mà Không tánh thì biến mãn hết thảy chúng sanh. Nguyên do thứ hai là thể tánh chân như vốn không sai biệt. Điều này có nghĩa rằng mọi chúng sanh đều có Phật tánh cũng bởi vì chân như của Phật không phải rộng lớn hơn hay cao hơn chân như của chúng sanh. Nguyên do thứ ba là hết chúng sanh đều thuộc trong các chủng tánh.
The first reason is that all sentient beings are pervaded by the Dharma-body, emptiness. This means that sentient beings have the Buddha-nature because the Buddha is the Dharma-body, the Dharma-body is emptiness, and emptiness pervades all sentient beings. The second is that the ultimate reality of ‘suchness’ is indivisible. This means that sentient beings have the Buddha-nature also because the ‘suchness’ of Buddhas is not better, bigger or higher than the ‘suchness’ of sentient beings. The third is that every sentient being is of one of the types (of Buddha-nature).
Điều này có nghĩa rằng mỗi chúng sanh đều thuộc một trong năm chủng tánh: chủng tánh đoạn diệt, 146 chủng tánh bất định, 147 chủng tánh Thanh văn, chủng tánh Độc giác, hay chủng tánh Đại thừa.148…
This means that each sentient being is of one of the five types of Buddha-nature: the ‘cut-off type’,145 the uncertain type,146 the disciple type, the solitary-buddha type, or the Great Vehicle type.147 ...
Có hai loại (Phật tánh): đã giác tỉnh và chưa giác tỉnh. Đã giác tỉnh, là đã thành tựu Phật quả viên mãn, dấu hiệu có thể thấy. Chưa giác tỉnh, là chưa thành tựu Phật quả viên mãn, dấu hiệu không thể thấy. Ở đây có thể hỏi rằng do duyên gì mà Phật tánh có thể được giác tỉnh. Đáp rằng, một khi những chướng duyên bị loại bỏ, và những thuận duyên được sẵn sàng, Phật tánh sẽ được giác tỉnh. Ngược lại, Phật tánh không được giác tỉnh. Có bốn nghịch duyên là: sanh không gặp thời có Phật (trước và sau Phật), không có tập khí (hướng đến giác ngộ), thú hướng điên đảo (xu hướng Tiểu thừa), và tội nghiệp chướng đạo. Có hai thuận duyên là: ngoại duyên là có thầy dạy Pháp, và nội duyên là như lý tác ý mong cầu thiện pháp.…
There are two types (of Buddha-nature): the awakened and the unawakened type. The awakened type is the fully accomplished fruition (of Buddhahood), which has a perceptible sign. The unawakened type is the fruition not yet accomplished, which has no perceptible sign. One might wonder by what condition the Buddha-nature can be awakened. The answer is that once the unfavourable conditions are removed, and the favourable conditions are available, the Buddha-nature is awakened. Otherwise, the Buddha-nature remains un-awakened. There are four unfavourable conditions: being born in an unfavourable circumstance, lacking the propensity (to practise the Dharma), improper behaviour, and obscuring influences. There are two favourable conditions: the external one is a teacher who teaches the Dharma, and the internal one is a correct attitude and aspiration for the wholesome Dharma. ...
Trong số năm chủng tánh, chủng tánh Đại thừa là thân nhân (nguyên nhân trực tiếp) của Phật quả. Chủng tánh Thanh văn và Độc giác là sơ nhân (nguyên nhân gián tiếp) bởi vì các chủng tánh này rốt cuộc cũng dẫn đến Phật quả. Chủng tánh bất định có thể là thân nhân hoặc sơ nhân. Chủng tánh đoạn diệt – không có nghĩa là tuyệt đối chẳng thể thành Phật, chỉ là nguyên nhân phải trải qua thời gian rất lâu dài. Do đó, bởi vì hết thảy hữu tình đều thuộc một trong năm chủng tánh, mỗi hữu tình đều có Phật tánh.
From among the five types (of Buddha-nature), the Great Vehicle type is the close cause of (attaining) Buddhahood. The disciple and solitary-buddha types are distant causes because they will eventually also lead to Buddhahood. The uncertain type can be either a close or a distant cause. The cut-off type – which does not mean that one does not attain Buddhahood at all, just that one needs a very long time to do so – is a very distant cause. Therefore, because all sentient beings belong to one of those five types, every sentient being has the Buddha-nature.
Do vậy, bởi ba nguyên do (giải thích ở trên) mà nói rằng mỗi mỗi hữu tình đều có Phật tánh. Điều này có thể ví dụ ra sao? Phật tánh vốn có sẵn trong ta cũng như bạc trong khoáng, dầu mè trong hạt mè, bơ trong sữa. Do đó, cũng như khoáng có thể thành bạc, mè thành dầu, và sữa thành bơ, hết thảy hữu tình đều có thể thành Phật.
Thus, owing to the three reasons (explained above), it is taught that every sentient being has the Buddha-nature. How can it be illustrated? It inheres in us like silver in ore, sesame oil in sesame seed, or butter in milk. Therefore, just as ore can be turned into silver, sesame into oil, and milk into butter, all sentient beings can turn into Buddhas.
‘The Jewel Ornament of Liberation’, pp.6–8, 13–16, dịch Anh T.A.
‘The Jewel Ornament of Liberation’, pp.6–8, 13–16, trans. T.A.
Tam thân Phật
A Buddha’s three ‘bodies’
Trong Kim cang thừa, ba thân của Phật (xem *M.9–11) được xem là có sẵn tại, trong các khía cạnh khác nhau của tâm.
In the Vajrayāna, the three ‘bodies’ of a Buddha (see *M.9–11) are seen as accessible within, in different aspects of the mind.
V.2 Ba thân Phật là tự tánh tâm
V.2 The three Buddha-bodies as the nature of mind
Đoạn này giới thiệu ba thân Phật từ quan điểm Đại Viên Mãn (Dzogchen)149, chỉ ra sự hiện diện của ba thân Phật trong tự tánh của tâm hay ‘trí’ (Tây Tạng gọi là rig pa) như ba mặt hay ‘chiều kích’ của thể nghiệm bất nhị.150 Ba thân trong bối cảnh này được định nghĩa là tự tánh, thể tánh và đại bi của trí, và được ví dụ với sự phản chiếu sáng tỏ mà rỗng lặng của gương. Đoạn này được trích từ ‘Đại bàng vỗ cánh’ (FG) của Lama Zhabkar (1781-1850).
This passage introduces the three Buddha-bodies from the Great Completion (Dzogchen) 148 perspective, which points to the presence of the three Buddha-bodies in the nature of mind or ‘knowing’ (Tibetan rig pa) as the three facets or ‘dimensions’ of non-dual experience.149 The triad in this context is defined as the essence, nature and compassion of knowing, and is likened to the empty-luminous reflexivity of a mirror. The passage is taken from the ‘Flight of the Garuda’ (FG) by Lama Zhabkar (1781-1850).
Bây giờ, các con thân yêu, hãy lắng lòng nghe.152
And now, dear sons, listen.151
Ba thân của Phật: tự tánh, thể tánh, và đại bi cũng như năm thân (Thọ dụng thân) hay năm bộ trí153 – đều viên mãn trong tâm tánh và tự tánh quang minh này. Tự thể của tâm là tánh không, vốn không hiển sắc, không hình sắc, hay bất kỳ thuộc tính nào khác, là Pháp thân. Tự tánh quang mình của tánh không ấy là Thọ dụng thân (Báo thân). Và sự ứng hiện sai biệt không cùng tận là Hóa thân.154
The three bodies of the Buddha: essence, nature and compassion – as well as the five bodies (of enjoyment) or the five types of knowledge152 – are all complete in this inherently knowing and self-illuminating present. The essence of knowing, its emptiness in the sense of having no colour, shape or any other attributes, is the Dharma-body. The luminous self-expression of that emptiness is the Enjoyment-body. And the ceaseless display of variety is the Emanation-body. 153
Ba thân của Phật được dụ như gương. Tự thể pha lê của gương chỉ cho Pháp thân, sự sáng trong của nó dụ cho Báo thân, và sự ứng hiện không cùng tận các hình ảnh của nó dụ cho Hóa thân. Nếu chúng sanh có thể nhận ra ba thân của Phật là vốn có trong tâm, chúng sẽ tức thì thành Phật, mà không cần tu tập gì. Mặc dù ta đã nêu ra lần lượt ba thân Phật, nhưng thực ra ba chỉ là một và đồng một pháp giới,155 do vậy đừng lẫn lộn mà xem là khác nhau, các con thân yêu!
The three bodies of the Buddha are illustrated by the mirror simile. The crystal mirror illustrates the Dharma-body, its clear luminosity exemplifies the Enjoyment-body, and its unceasing display of images is similar to the Emanation-body. If beings could only recognize the three bodies of the Buddha as innate in their own minds, they would immediately become Buddhas themselves, without having to practise even a bit of meditation. Though I have introduced the three Buddha-bodies one by one, they are actually one and the same expanse,154 so do not get confused by taking them to be different, dear sons!
Biết ba thân Phật là chân không thanh tịnh ngay từ đầu, một thực thể duy nhất là sự hiệp nhất của quang minh và tánh không, và luôn duy trì trạng thái ấy mà chẳng hề chấp thủ. Biết ba thứ tự thể, tự tánh và đại bi lần lượt tương ứng với Pháp thân, Thọ dụng thân, và Ứng hóa thân, và biết ba thứ ấy là sự hiệp nhất đầy đủ của quang minh và tánh không, hãy tự thể nghiệm trạng thái ấy mà chẳng hề chấp thủ!
Know the three Buddha-bodies as utter emptiness pure from the first, a single entity that is the unity of luminosity and emptiness, and always remaining in that state without grasping. Know that the triad of essence, nature, and compassion corresponds to the Dharma-, Enjoyment-, and Emanation-bodies respectively, and knowing those three as the full unity of luminosity and emptiness, conduct yourself in that state without grasping!
‘The Flight of the Garuda’, pp.171–72, dịch Anh T.A.
‘The Flight of the Garuda’, pp.171–72, trans. T.A.
Năm ‘gia tộc’ của Phật (Ngũ bộ Phật) gồm năm vị Phật Thọ dụng thân như là gia chủ (‘cha’), các Minh phi của Phật (‘mẹ’), nhiều Bồ-tát được xem là pháp tử, và một số diện mạo nhỏ khác.Trong Kim cang thừa, mặc dù các vị này được khắc họa như những bổn tôn siêu việt thuộc ngoại giới, nhưng chính thực được hiểu là các phương diện của một tự tánh.
The five Buddha ‘families’ consist of the five Enjoyment-body Buddhas as family heads (‘fathers’), their female Buddha consorts (‘mothers’), several bodhisattvas seen as their spiritual descendants (‘sons and daughters’), and several other minor figures. In the Vajrayāna, though they are depicted as external transcendental deities, they are understood as aspects of one's own nature.
V.3 Năm bộ Báo Thân Phật và năm trí
V.3 The five Enjoyment-body Buddhas as the five types of knowledge
Trong phần tiếp theo của đoạn trước, Zhabkar nêu ra ý niệm về năm Phật Thọ dụng thân (xem phần giới thiệu trước *M.9) như năm trí có sẵn trong tự thể của tâm. Danh hiệu của mỗi vị Phật được giải thích và mô tả như là ‘diệu dụng’ của trí được định nghĩa sau đó. Sự trực ngộ của khả năng giác ngộ hiện hữu trong bản tánh bản giác của tâm có thể giúp thành tựu giác ngộ nhanh chóng.
In the continuation of the previous passage, Zhabkar introduces the idea of the five Enjoyment-body Buddhas (see section introduction before *M.9) as the five types of knowledge inherent in knowing. The individual Buddhas’ names are explained and are described as the ‘expressive powers’ of knowledge, which are then defined. Direct awareness of the awakened potential present within the mind’s knowing nature can bring swift attainment of awakening.
Lại nữa, vì tự nhiên trí, trí tuệ bản nhiên tự hữu, xuất hiện trong mọi loại hình thức, đó là thân của Tỳ-lô-giá-na (Vairocana, ‘Biến Chiếu’). Không thay đổi, đó là thân của A- súc-bệ (Akṣobhya, ‘Bất Động’). Không có trong hay ngoài, đó là thân của A-di-đà (Amitābha, Vô Lượng Quang). Ví như như ý bảo châu, đó là thân của Bảo Sanh (Ratnasambhava). Và vì thành tựu mọi thứ, đó là thân của Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi). Các vị ấy không ngoài năng lực thể hiện của tự tâm.
Furthermore, since this wisdom of self-arising knowledge appears in all kinds of forms, it is the body of Vairocana (‘Illuminator’). Being changeless, it is the body of Akṣobhya (‘Unshakeable’). Without centre or boundaries, it is the body of Amitābha (‘Infinite Light’). Being like a jewel that brings about all supreme and ordinary accomplishments it is the body of Ratnasambhava (‘Source of Jewels’). And since it accomplishes everything, it is the body of Amoghasiddhi (‘Action Accomplishment’). They do not exist apart from the expressive power of knowing.
Vì thể tánh trí của tâm mà tự tánh là quang minh biến chiếu, đó là trí đại viên kính (tấm gương lớn tròn sáng). Do bởi trí ấy biến mãn, đó là trí bình đẳng tánh. Do bởi các pháp sai biệt hiện khởi từ diệu dụng quán chiếu của trí này, đó là trí diệu quan sát. Do bởi trí này thành tựu tất cả, đó là trí thành sở tác. Và do bởi tất cả các loại trí đều thuộc về thể tánh thanh tịnh bản hữu (của tâm), đó là trí pháp giới thể tánh. Các loại trí này không tồn tại ngoài diệu dụng của tự tâm.
Since the knowing of knowledge is essentially ceaseless, manifest luminosity, it is mirror-like knowledge. Since it is pervasive, it is the knowledge of sameness. Since variety arises from its expressive power, it is discrimination. Since it accomplishes everything, it is knowledge of action-accomplishment. And since all types of knowledge belong to the primordially pure essence (of knowing), it is knowledge of the expanse of phenomena. These types of knowledge do not exist at all apart from the expressive power of knowing.
Nếu Ta phải chỉ cho các con thấy trực tiếp ba thân của Phật – thể tánh, tự tánh và đại bi, và năm Thọ dụng thân (Báo thân) hay năm trí – bằng cách chỉ thẳng tay vào đó, thì tất cả ở đây ngay trong sát-na hiện tại vô tác, vô niệm của tâm, không bị tác động bởi cảnh giới, không bị nhiễm ô bởi chấp thủ. Tất cả ở ngay tại đây trong sát-na tỉnh giác của tâm; đây là nơi mà từ đó tất cả chư Phật quá khứ đã xuất hiện, tất cả chư Phật trong hiện tại đang xuất hiện, và tất cả chư Phật vị lai sẽ xuất hiện. Đây là tâm của chư Phật trong ba thời, vậy đừng bao giờ tách biệt, này những người con phước đức của ta!
If I were to show you directly the three bodies of a Buddha – the essence, nature and compassion, and the five bodies of enjoyment or the five types of knowledge – by pointing a direct finger at them, then they are here in this unmade and uncontrived present moment of knowing, unaffected by circumstance, untainted by grasping. They are right here in this clear and awake moment of knowing; this is where all Buddhas of the past arose from, all Buddhas of the present come from, and all Buddhas of the future will arise from. This is the mind of the Buddhas of the three times, so never part from it, my fortunate ones!
‘The Flight of the Garuda’, p.172, dịch Anh T.A.
‘The Flight of the Garuda’, p.172, trans. T.A.
V.4 Sám nguyện ngũ bộ Phật trong ‘Tử thư Tây Tạng’
V.4 A prayer to the five Buddha-families from the ‘Tibetan Book of the Dead’
Đoạn này được trích từ quyển ‘Tử thư Tây Tạng’ nổi danh, giới thiệu năm bộ Báo thân Phật, cùng với ‘gia quyến’ của các vị ấy, như là những thực tại siêu việt gặp được sau khi một người qua đời. Đó là một lời cầu nguyện với ‘phụ mẫu’ của các bộ – mà có thể được hiểu là tự tánh của mỗi người – để giải cứu người chết thoát khỏi vực thẳm của ‘trung hữu (bardo) hiểm nạn’, trạng thái trung gian giữa tử hữu và sanh hữu.156 Mỗi bộ trong năm Phật bộ đều được thiết tưởng là trình bày một đạo lộ tuệ giác về Phật độ tương ứng của mình, nơi ta có thể nhanh chóng chứng đạt giải thoát và giác ngộ. Phật bộ của một người sẽ được xác định bởi phiền não / khổ nạn nổi trội của vị ấy, được xem như một sự biểu hiện méo mó của loại trí được đại diện bởi Báo Thân Phật làm tôn chủ của bộ ấy.
This passage, taken from the famous ‘Tibetan Book of the Dead’, introduces the five Enjoyment-body Buddhas, together with their ‘families’, as transcendent realities to be met with after one’s death. It is a prayer to the ‘fathers’ and ‘mothers’ of the families – who can be realized to be one’s own nature – to rescue the deceased from the abyss of the ‘dreadful bardo’, the intermediate state between death and birth.155 Each of the five Buddha families is envisaged as presenting a path of knowledge to their respective Buddha-land where one can swiftly attain liberation and awakening. One’s Buddha family will be determined by one’s dominant defilement/affliction, considered as a distorted manifestation of the type of knowledge represented by the Enjoyment-body Buddha who is the head of that family.
Nguyện giải thoát khỏi Vực thẳm Trung hữu
Prayer for Liberation from the Abyss of the Intermediate State
Kính lễ Thượng sư, Không Hành Mẫu!
Homage to the Guru and the Hosts of Sky-Dancers!156
Đại bi vô lượng dẫn đạo con.
Please guide me on my path by your immense love!
Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực ngu si,
Should I wander in saṃsāra owing to confusion,
Nguyện chư Dũng phụ, Trì Minh Tôn,158
May I be guided by heroes and knowledge-holders,157
Chỉ đường câu sanh tịnh trí quang,159
Onto the luminous path of co-emergent knowledge,158
Nguyện Không hành mẫu hộ trì con;
May I be supported by the supreme mother sky-dancers;
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử, bởi vô thủy vô minh,
Should I wander in saṃsāra due to strong delusion,
Nguyện Đại Nhật Phật (Vairocana Buddha: Tì-lô-giá-na / Đại Nhật Phật) dẫn đạo con,
May I be guided by the Buddha Vairocana
Soi đường, Pháp giới thể tánh trí,
Onto the luminous path of the expanse of phenomena knowledge,
Cúi nguyện Không Giới Tôn Thắng Mẫu (Ākāśadhātvīśvarī);160
May I be supported by the supreme mother Ākāśadhātvīśvarī,159
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực sân hận,
Should I wander in saṃsāra due to fierce aggression,
Kim Cang Tát-đỏa (Vajrasattva Buddha),161 dẫn đạo con,
May I be guided by the Buddha Vajrasattva160
Chỉ đường trí quang đại viên kính,
Onto the luminous path of mirror-like knowledge,
Cúi nguyện Phật Nhãn Tôn Thắng Mẫu (Buddhalocanā);162
May I be supported by the supreme mother Buddhalocanā,161
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực kiêu mạn
Should I wander in saṃsāra due to intense pride,
Nguyện Bảo Sanh Phật (Ratnasambhava Buddha) dẫn đạo con
May I be guided by the Buddha Ratnasambhava,
Chỉ đường trí quang bình đẳng tánh,
Onto the luminous path of the knowledge of sameness,
Cúi nguyện Tôn mẫu Ma-ma-chỉ (Māmakī);163
May I be supported by the supreme mother Māmakī,162
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực tham dục,
Should I wander in saṃsāra due to strong attachment,
Nguyện Phật Di-đà (Amitābha Buddha) dẫn đạo con
May I be guided by the Buddha Amitābha
Chỉ đường trí quang diệu quan sát,
Onto the luminous path of discriminating knowledge,
Cúi nguyện Bạch Y Tôn Thắng Mẫu (Pāṇḍaravāsinī);164
May I be supported by the supreme mother Pāṇḍaravāsinī,163
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực tật đố,
Should I wander in saṃsāra due to forceful envy,
Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi Buddha) dẫn đạo con
May I be guided by the Buddha Amoghasiddhi
Chỉ đường trí quang thành sở tác trí,
Onto the luminous path of action-accomplishing knowledge,
Cúi nguyện Bản thệ Thánh Độ Mẫu (Samayatārā);165
May I be supported by the supreme mother Samayatārā,164
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử, bởi vọng niệm năm độc166
Should I wander in saṃsāra due to the five poisons,165
Xin dẫn đạo con, năm Phật phụ,
May I be guided by the five Buddha fathers,
Trên đường quang minh hợp bốn trí,167
Onto the luminous path of the four kinds of knowledge combined,166
Cúi nguyện năm Tôn thắng Phật mẫu;
May I be supported by the five supreme mothers;
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử bởi tập khí sâu dày,
Should I wander in saṃsāra due to forceful habits,
Xin chỉ đường con, Hỷ Nộ168 Phật,
May I be guided by the peaceful and wrathful167 Buddhas
Trên đường quang minh và khủng bố,
Onto the luminous path of frightful and terrifying visions,
Cúi nguyện Phẫn nộ Tôn thắng mẫu;
May I be supported by the supreme wrathful mothers;
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
Con lưu chuyển sanh tử, do bởi cực ngu si,
Should I wander in saṃsāra due to deep confusion,
Nguyện chư Dũng phụ, Trì Minh Tôn,169
May I be guided by the heroes and knowledge-holders,
Chỉ đường câu sanh tịnh trí quang,170
Onto the luminous path of co-emergent knowledge,
Nguyện Không hành mẫu hộ trì con;
May I be supported by the supreme mother sky-dancers;
Cứu con thoát hiểm vực trung hữu,
May they rescue me from the abyss of the dreadful bardo
Dẫn vào Phật địa tối thắng lạc!
And escort me to the ground of a truly complete Buddha!
‘The Tibetan Book of the Dead’, pp.185–191, dịch Anh T.A.
‘The Tibetan Book of the Dead’, pp.185–191, trans. T.A.
V.5 Nội mạn-đà-la Ngũ trí Như Lai
V.5 The inner maṇḍala of the five enjoyment-body Buddhas
Ngược lại, đoạn này trong ‘Đại bàng vỗ cánh’ xem năm vị Phật Thọ dụng thân (Ngũ trí Như Lai) là những thực tại nội tâm, những phẩm tính khác nhau của trí bao hàm trong ‘nội mạn-đà-la (maṇḍala)’ của tâm. Hơn nữa, còn xác định chúng như là sự thanh tịnh cố hữu của năm phiền não.171
In contrast, this passage from the ‘Flight of the Garuda’ treats the five Enjoyment-body Buddhas as immanent realities, different aspects of knowledge all included in the ‘inner maṇḍala’ of knowing. Furthermore, it identifies them as the inherent purity of the five defilements.168
Lại nữa, những người có phước duyên, hãy nghe tụng ca này!
Now again, fortunate ones, listen to the song of this renunciant!
Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana), ở trong chẳng ở ngoài.
Vairocana is not outside, he is within.
Chân thật Tỳ-lô-giá-na, tự tánh tâm,
The real Buddha Vairocana is the nature of the mind,
Trí pháp giới thể tánh lìa hý luận phân biệt,
The expanse of phenomena free from conceptual obsession,
Bản tánh vô minh, hằng thanh tịnh.
And the very essence of delusion – pure as it stands.
Kim Cang Tát-đỏa (Vajrasattva), ở trong chẳng ở ngoài.
Vajrasattva is not outside, he is within.
Chân thật Kim Cang Tát-đỏa, trí đại viên kính,
The real Buddha Vajrasattva is the mirror,
Hiển hiện không ngừng diệu trí lực,
The unceasing display of the mind’s expressive power,
Bản tánh sân khuể, hằng thanh tịnh.
And the very essence of aggression – pure as it stands.
Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava), ở trong chẳng ở ngoài.
Ratnasambhava is not outside; he is within.
Chân thật Bảo Sanh Phật, trí bình đẳng tánh,
The real Buddha Ratnasambhava is sameness,
Không bác không nhận, không thủ xả,
With nothing to adopt or reject, prove or refute,
Bản tánh kiêu mạn, hằng thanh tịnh.
And the very essence of pride – pure as it stands.
Phật A-di-đà, ở trong chẳng ở ngoài.
Amitābha is not outside, he is within.
Chân thật A-di-đà, trí diệu quán sát,
The real Buddha Amitābha is discrimination,
Không tánh, đại lạc, đồng hư không
Immersed in the expanse of empty pleasure,
Bản tánh tham dục, hằng thanh tịnh.
And the very essence of attachment – pure as it stands.
Bất Không Thành Tựu Phật, ở trong chẳng ở ngoài.
Amoghasiddhi is not outside, he is within.
Chân thật Bất Không Thành Tựu, trí thành tựu sở tác,
The real Buddha Amoghasiddhi is activity-accomplishment,
Tự nhiên nhiệm vận, vô công dụng,
The self-liberating immediacy of knowledge,
Bản tánh tật đố, hằng thanh tịnh.
And the very essence of envy – pure as it stands.
The Flight of the Garuda, p.196, dịch Anh T.A.
‘The Flight of the Garuda’, p.196, trans. T.A.
V.6 Phổ Hiền Bản Sơ Phật (Ādibuddha Samantabhadra) nguyện tán
V.6 The Ādibuddha Samantabhadra’s Prayer
Bản Sơ Phật (Ādibuddha) là một khái niệm then chốt trong Phật giáo Kim cang thừa. Đây là vị Phật tối sơ, nguyên thủy, đã giác ngộ ngay từ thuở khởi thủy.172 Phật được biết dưới nhiều danh hiệu khác nhau tùy theo bộ phái, nhưng trong phái Cổ mật (Nyingmapa) của Phật giáo Tây Tạng, Ngài được gọi là ‘Samantabhadra’, ‘Phổ Hiền’. Đoạn dưới đây là một phần của một văn bản Mật tục dài hơn nói về Phổ Hiền (Tantra Showing the Transparency of the Samantabhadra’s Buddha Mind: Hiển hiện Phổ Hiền Mật Tục Như lai tự nhiên trí), mang tựa đề là: Phổ Hiền Vương Như Lai Đại lực nguyện tụng (A Prayer of Great Efficiency which cannot fail to make all sentient being attain Buddhahood: Đại Thành tựu nguyện văn, đại lực cứu hộ hết thảy chúng sanh thành Phật).173 Thay vì là một vị sáng thế toàn năng toàn hiện, Phổ Hiền tượng trưng cho căn bản trí, là căn bản của tất cả các pháp sanh tử và Niết-bàn. Phổ Hiền nguyện tán cầu giải thoát và giác ngộ cho tất cả chúng hữu tình là một phương tiện thiện xảo giúp chứng đắc thể tánh đồng nhất với Ngài. Trong phần đầu của bài tán, đức Phổ Hiền diễn tả quá trình chúng sanh bị lạc vào các nẻo luân hồi; trong khi Ngài vẫn là Phật. cCũng mô tả phương tiện điều phục chúng sanh bằng thị hiện vô số hóa thân. Trong phần thứ hai, Ngài mô tả các động lục của năm trong sáu cõi chuyển sanh theo phiền não nổi trội của chúng, và trong khi hiển hiện cầu giải thoát chúng sanh thì Ngài mô tả một phương pháp tu tập giải trừ tâm mê muội thành ‘pháp giới thể tánh’, phát sinh ánh sáng của trí tuệ.
The Ādibuddha is a key concept in Vajrayāna Buddhism. He is the first, original Buddha, who has been awakened since the very beginning of time.169 He is known by different names in the different schools, but in the Old School (Nyingmapa) of Tibetan Buddhism he is called ‘Samantabhadra’, ‘All-good’. The passage below is part of a larger Tantric text dealing with Samantabhadra (‘Tantra Showing the Transparency of the Samantabhadra’s Buddha Mind’), and bears the subtitle: ‘A Prayer of Great Efficiency which cannot fail to make all sentient beings attain Buddhahood’.170 Rather than an omnipotent, universal creator, Samantabhadra represents the fundamental nature of the mind that is the ‘basis’ of all phenomena of saṃsāra and nirvana. His prayer for the liberation and awakening of all sentient beings is a skilful means to make them realize their ultimate identity with him. In the first part of the prayer, he describes the process through which sentient beings strayed into the ways of saṃsāra; while he remained a Buddha. He also describes how he has kept taming sentient beings through manifesting countless emanations. In the second part, he describes the dynamics of five of the six spheres of rebirth in terms of their dominant defilement, and while ostensibly praying for sentient beings’ liberation he describes a method of meditation whereby frozen states of mind are released into the great ‘expanse of phenomena’, letting the light of ‘knowing’ arise.
HO! Luân hồi Niết-bàn đồng một căn – hai đạo một căn thành hai quả, biến hiện bởi giác và vô minh. Nay bằng Phổ Hiền đại nguyện, cầu tất cả hiện thành Chánh giác, trong cung điện pháp giới.
HO! The worlds and inhabitants of saṃsāra and nirvana rest on the same basis – yet they are two different ways leading to two different results: one is the magical display of not-knowing, the other that of knowing. Through Samantabhadra’s prayer, may they all manifest perfectly awakened Buddhahood in the palace of the expanse of phenomena!
Thể tánh Chân như nguyên vô vi, tự nhiên, quảng đại như hư không, bất khả tư nghị, không thể nói, không gọi sanh tử hay Niết-bàn.
The all-inclusive basis is an unconditioned, self-emerging, infinite space that is inexpressible, not to be called either saṃsāra or nirvana.
Hiểu rõ tự nhiên tức thành Phật, lưu chuyển sanh tử do vô minh, nguyện thảy hữu tình trong tam giới174, chứng ngộ thật nghĩa ly ngôn thuyết!
If you know it, you are a Buddha – if you do not, you are a sentient being circling in saṃsāra. May all sentient beings throughout the three realms171 of existence get to know that inexpressible basis!
Ta là Phổ Hiền đại nguyện vương, vốn có tự nhiên căn bản trí, ly nhân, ly duyên, không trong, ngoài, không tăng không giảm không tăm tối, dứt trừ tâm cấu không thất niệm, thể tánh quang minh không nhiễm ô.
I, Samantabhadra, also have self-emerging knowledge of that very basis – uncaused, unconditioned. Neither external nor internal, neither reified nor denied, it is untainted by the dark shadow of oblivion. Therefore, my vision is unblemished.
An trú tự tánh nguyên bản giác, ba cõi hoại diệt không kinh sợ, không tham chấp trước năm dục trần, trong tự nhiên trí vô phân biệt, tịnh không vật sắc không năm độc.175
Living in the state of intrinsic knowledge there is no panic even though the three worlds might collapse; there is no attachment to the five (sense) objects of desire. In non-conceptual, self-emerging knowledge there are neither material objects nor any of the five poisoning emotions.172
Trí quang chiếu diệu chưa từng dứt, một tánh bản nguyên sanh năm trí.176 Từ trong năm trí thành thục này, xuất hiện năm bộ Bản Sơ Phật.177 Rồi từ năm trí tăng trưởng này, xuất hiện Phật vị bốn mươi hai178, hiển hiện uy lực của năm trí, phát sanh sáu mươi Ẩm Huyết Tôn.179 Bởi căn bản trí không từng mê.
The unceasing luminosity of knowing is the single source of the five types of knowledge.173 From the five types of knowledge fully developed, the five families of the primal Buddha174 appear. Then, as knowledge develops even further, forty-two Buddhas175 arise; and as the expressive power of the five types is awakened, sixty blood-drinkers176 come into being. That is why knowing of the basis has never been deluded.
Vì Ta nguyên thủy Bản Sơ Phật, Ta phát thanh tịnh nguyện quảng đại, nguyện rằng tất cả chúng hữu tình, lưu chuyển sanh tử trong ba cõi, tỏ ngộ tự nhiên bản giác trí, tu tập viên mãn nhất thiết trí. Ta hóa ức triệu thân bất tuyệt, ứng hiện giáo hóa điều phục tâm. Bằng nguyện lực đại bi của Ta, chúng sanh luân hồi trong ba cõi, mong giải thoát khỏi sáu nẻo khổ.
Since I am the primordial Buddha, I pray that all sentient beings circling in the three realms may recognize this self-emerging knowing, and develop all knowledge. My emanations being unceasing, I send forth inconceivable millions (of Buddhas) to give them various teachings, whatever tames their minds. Through my compassionate prayer, may all sentient beings circling in the three realms be liberated from the six spheres of rebirth!
Chúng sanh mê hoặc từ vô thủy, Do không tỏ ngộ căn bản minh, Do bởi thất niệm lạc si ám, Nguyên nhân vô minh do vô tri. Từ trong mê muội khởi kinh sợ, động niệm khởi chấp ‘ta’ và ‘người’.
In the beginning, sentient beings got confused. Failing to intuit the basis, they fell into stupefied oblivion – that is not-knowing (ignorance), the source of all confusion. Suddenly, they fell unconscious, and panicking, their minds started jumping all over the place. That is how they gave rise to the concepts of ‘self’ and ‘the other’, the enemy.
Tập khí huân nhiễm dần tăng trưởng, vậy nên lưu chuyển trong sanh tử. Năm độc phiền não càng lẫy lừng, vô gián phát khởi năm nghiệp độc. Vậy nên thất niệm, không chánh tri, đệ nhất nguyên nhân của si hoặc; Do Ta - Phật – phát đại nguyện lực, chúng sanh tự ngộ minh giác tánh.
As their habitual patterns gradually developed, they entered the ways of saṃsāra. The five poisonous defilements kept increasing, and an incessant stream of the five poisonous actions ensued. Therefore, not knowing – or oblivion – being the first cause of their confusion, I – the Buddha – pray that they automatically recognize their own knowing.
Câu sanh vô minh che bản giác, sanh khởi thất niệm, không chánh tri; phân biệt vô minh thành vọng tưởng, phân biệt chấp thủ ta và người. Câu sanh, phân biệt, hai vô minh, nguyên nhân chúng sanh hằng điên đảo.
Innate not-knowing is distracted, oblivious consciousness; conceptual not-knowing is dualistic perception of self and other. Innate and conceptual not-knowing are the two fundamental reasons why sentient beings are constantly deluded.
Ta, Phật, nguyện hết thảy chúng sanh, luân chuyển sanh tử thoát hiểm nạn, hố thẳm hắc ám của thất niệm, diệt hai vọng chấp, ngộ minh tánh.
I – the Buddha – pray that all sentient beings circling in saṃsāra may wake up from the thick darkness of oblivion, be purified from dualistic perception, and recognize intrinsic knowing.
Hai thủ, sanh nghi hoặc, khởi vi tế tham chấp, tập khí nhiễm sâu dày, bám chặt xứ sở, bạn, áo cơm và năm dục, thân quyến, thành bức khổ. Thế gian sinh mê hoặc, nghiệp hai thủ (năng thủ / sở thủ) không cạn. Khi quả tham chín muồi, chúng sanh làm ngạ quỷ, bức khổ bởi đói khát.
The dualistic mind, always in doubt, faintly starts clinging (to a false sense of identity), and then gradually builds up dense habit patterns. Getting attached to food, possessions, clothes, places, partners; the five sense objects and loving companions, it is tormented by desire for pleasure. Those (desires) are worldly delusions – dualistic action (karma) is inexhaustible. When the fruit of clinging ripens, one is born as a hungry ghost anguished by intense yearning, in the terrible pangs of hunger and thirst.
Ta, Phật, phát đại nguyện, nguyện chúng sanh tham dục, ngoại không phải đoạn tham, nội cũng không chấp thủ; an nhiên trụ bản tâm180, thành trí diệu quán sát.
I – the Buddha – pray that sentient beings with clinging attachment may neither repress their burning desire, nor pursue their objects of attachment; may they just release their minds in the natural state, 177 and when they have contacted their intrinsic knowing, may they attain the knowledge of (correct) discrimination.
Tâm khuấy động vi tế, bởi kinh sợ ngoại cảnh, tăng trưởng tập khí sân, khởi địch tâm sân, hại. Khi quả sân chín muồi, chúng khổ lửa địa ngục. Ta Phật, nguyện chúng sanh, luân hồi trong sáu nẻo, khi khởi tâm cực sân, không thủ không xả sân, an nhiên trụ bản tâm, thành trí đại viên kính.181
The mind subtly stirred up by fear of external appearances builds up habit patterns of aversion, which then give rise to enmity, aggression, and massacre. When the fruit of bitter hatred ripens, one goes through the scorching pains of hell. I – the Buddha – pray that whenever any sentient being in the six places of rebirth experiences intense aversion, may they release it without repressing or pursuing it; and when they have contacted their natural state of knowing, may they attain the knowledge of clarity.178
Khi tâm khởi cao ngạo, sinh tâm hủy báng người; do kiêu mạn mãnh liệt, hằng khổ vì đấu tranh. Khi nghiệp quả chín muồi, sinh thiên rồi đọa lạc.Ta, Phật, phát đại nguyện, nguyện chúng khi khởi mạn,tự nhiên ngộ bản giác, an nhiên trụ bản tâm, thành trí bình đẳng tánh.
When the mind becomes arrogant it starts challenging and putting down others; and then, building up a habit of extreme self-conceit, it goes through the pain of constant fighting. When the fruit of that karma ripens, one is born as a god who is destined to fall. I – the Buddha – pray that when beings’ minds are puffed up, may they release that feeling in the natural state, and when they have re-contacted their intrinsic knowing, may they realize the fact of sameness.
Do tập khí hai thủ (năng thủ / sở thủ), khổ khen mình chê người, thành giành giật, ganh tị, tái sanh a-tu-la (quỷ thân ưa sân hại), sau chết đọa địa ngục.Ta, Phật, phát đại nguyện, nguyện chúng sanh ganh tị, xả giành giật ganh tị, an nhiên trụ bản tâm, thành trí vô ngại nghiệp.182
The anguish of self-aggrandizement and disparaging others through dense habit patterns of dualistic perception grows into fierce competition and rivalry, which leads to birth as a cutthroat demi-god who is finally destined to fall into hell. I – the Buddha – pray that those in the throes of envy and competition may release their enmity rather than grasp at it; and when they have re-contacted their intrinsic knowing, may they attain the knowledge of unhindered Buddha-activity.179
Thất niệm, xả, tán loạn, phú tàng và hôn trầm, thụy miên và giải đãi, vọng niệm và ngu si, sanh cầm thú, sâu trùng.
Dull-headedness, stupidity, forgetfulness, torpor, sloth, and bewilderment – all resulting from being lost in indifferent oblivion – lead to rebirth as a helpless animal.
Ta, Phật, phát đại nguyện, soi sáng tâm ngu ám, an nhiên trụ bản tâm, thành trí vô phân biệt.183
I – the Buddha – pray that the clear light of awareness may dawn in the murky minds of dull sentient beings, and (when they have contacted their intrinsic knowing) may they attain knowledge free of thought.180
Chúng sanh trong ba cõi, căn bản trí đồng Phật. Do thất niệm điên đảo, tạo tác nghiệp vô nghĩa, nghiệp sáu nẻo184 như mộng.
Each and every sentient being in the three realms are equal to me, the Buddha, the all-inclusive basis; but while they have sunk into an oblivious, deluded state of mind and are presently engaged in meaningless activities – the six types of action (karma)181 which are like delusory dreams
Ta bản Phật Tối sơ, hiện hóa thân giáo hóa, chúng sanh trong sáu nẻo, bằng Phổ Hiền đại nguyện, nguyện hết thảy chúng sanh, đồng thành Chánh đẳng giác trong vô tận pháp giới.
– I have remained Buddha from the first in order to tame the six types of beings through my emanations. I – the Buddha – pray that all sentient beings without exception may become a Buddha in the Dharma-realm.
‘Tantra Showing the Transparency of the Samantabhadra’s Buddha Mind’, 1: 535–541, dịch Anh T.A.
‘Tantra Showing the Transparency of the Samantabhadra’s Buddha Mind’, 1: 535–541, trans. T.A.