Tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự bình an và hòa hợp, vì đó là những thứ ta thiếu thốn trong đời. Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc và xem đó là quyền của chúng ta. Tuy hạnh phúc là mục tiêu mà chúng ta đều cố gắng tiến tới, nhưng ít khi đạt được. Trong đời, nhiều lúc chúng ta trải qua những sự không hài lòng - bấn loạn, bực tức, bất hòa, đau khổ. Ngay cả nếu như trong lúc này ta không có gì để bất mãn, tất cả chúng ta đều có thể nhớ lại những lúc chúng đã làm ta đau khổ, và thấy trước được rằng một lúc nào đó chúng có thể xảy ra. Cuối cùng, tất cả chúng ta đều phải đối diện với sự đau khổ của cái chết.
All of us seek peace and harmony, because this is what we lack in our lives. We all want to be happy; we regard it as our right. Yet happiness is a goal we strive toward more often than attain. At times we all experience dissatisfaction in life—agitation, irritation, disharmony, suffering. Even if at this moment we are free from such dissatisfactions, we can all remember a time when they afflicted us and can foresee a time when they may recur. Eventually we all must face the suffering of death.
Những bất mãn của cá nhân ta không chỉ giới hạn với riêng mình. Thay vì vậy, chúng ta tiếp tục lan tỏa sự đau khổ của mình sang những người khác. Không khí chung quanh một người đau khổ trở nên kích động hơn, khiến cho tất cả những ai bước vào môi trường đó cũng đều cảm thấy bấn loạn và không hạnh phúc. Bằng cách này, những căng thẳng cá nhân cộng hưởng tạo nên căng thẳng xã hội.
Nor do our personal dissatisfactions remain limited to ourselves; instead, we keep sharing our suffering with others. The atmosphere around each unhappy person becomes charged with agitation, so that all who enter that environment may also feel agitated and unhappy. In this way individual tensions combine to create the tensions of society.
Đây là bất ổn căn bản của cuộc đời: bản chất không mãn nguyện. Có những việc ta không muốn lại xảy ra; có những việc ta muốn lại không xảy ra. Chúng ta không biết tiến trình này do đâu và xảy ra như thế nào, cũng như mỗi chúng ta đều không biết gì về sự sinh ra và chết đi của chính mình.
This is the basic problem of life: its unsatisfactory nature. Things happen that we do not want; things that we want do not happen. And we are ignorant of how or why this process works, just as we are each ignorant of our own beginning and end.
Hai mươi lăm thế kỷ trước ở miền bắc Ấn Độ, một người quyết định khảo sát bất ổn này, bất ổn về khổ đau của nhân loại. Sau nhiều năm tìm kiếm và thử nghiệm nhiều phương pháp, ông đã khám phá ra một cách để đạt được tuệ giác vào bản tánh chân thật của chính mình và chứng nghiệm sự giải thoát thực sự khỏi khổ đau. Sau khi đạt được mục đích tối thượng của sự giải thoát, của sự dứt trừ khổ đau và xung đột, ngài dành hết quãng đời còn lại để giúp người khác thực hiện được những gìn ngài đã thực hiện, chỉ cho họ con đường giải thoát cho chính họ.
Twenty-five centuries ago in northern India, a man decided to investigate this problem, the problem of human suffering. After years of searching and trying various methods, he discovered a way to gain insight into the reality of his own nature and to experience true freedom from suffering. Having reached the highest goal of liberation, of release from misery and conflict, he devoted the rest of his life to helping others do as he had done, showing them the way to liberate themselves.
Người này là Siddhattha Gotama, là Đức Phật, “bậc giác ngộ”, chỉ nhận mình là một người bình thường. Giống như tất cả các bậc thầy vĩ đại, Ngài trở thành đề tài của những huyền thoại; nhưng dù là những câu chuyện kỳ diệu kể về tiền thân của ngài hoặc về những quyền lực siêu nhiên của Ngài, tất cả đều cho thấy Ngài không bao giờ tuyên bố mình là thần thánh hay được thần thánh hội nhập. Bất cứ phẩm tính đặc biệt nào Ngài có đều là những tính tốt của con người đã được Ngài làm cho toàn mỹ. Vì vậy, những gì Ngài đạt được đều nằm trong tầm tay của bất cứ ai làm theo như Ngài đã làm.
This person—Siddhattha Gotama, known as the Buddha, “the enlightened one”—never claimed to be anything other than a man. Like all great teachers he became the subject of legends, but no matter what marvelous stories were told of his past existences or his miraculous powers, still all accounts agree that he never claimed to be divine or to be divinely inspired. Whatever special qualities he had were pre-eminently human qualities that he had brought to perfection. Therefore, whatever he achieved is within the grasp of any human being who works as he did.
Đức Phật không dạy bất kỳ tôn giáo, triết lý, hay hệ thống tín điều nào. Ngài gọi những gì Ngài dạy là Dhamma, nghĩa là luật, luật của tự nhiên. Ngài không thích giáo điều hay suy diễn vô ích. Thay vì vậy, Ngài cống hiến một giải pháp thực tiễn và phổ quát cho một vấn đề phổ quát. Ngài nói: “Bây giờ cũng như trước kia, ta dạy về khổ đau và sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau.” Ngài từ chối mọi tranh luận không dẫn đến sự giải thoát khổ đau.
The Buddha did not teach any religion or philosophy or system of belief. He called his teaching Dhamma, that is, “law,” the law of nature. He had no interest in dogma or idle speculation. Instead he offered a universal, practical solution for a universal problem. “Now as before,” he said, “I teach about suffering and the eradication of suffering.”1 He refused even to discuss anything which did not lead to liberation from misery.
Ngài nhấn mạnh những điều Ngài giảng không phải do Ngài phát minh ra hay được tiết lộ cho ngài một cách huyền bí. Đó chỉ là sự thật, là thực tại mà với sự cố gắng của chính mình Ngài đã khám phá ra, giống như nhiều người trước Ngài đã làm được và nhiều người sau Ngài cũng sẽ làm được. Ngài không giữ độc quyền về sự thật.
This teaching, he insisted, was not something that he had invented or that was divinely revealed to him.. It was simply the truth, reality, which by his own efforts he had succeeded in discovering, as many people before him had done, as many people after him would do. He claimed no monopoly on the truth.
Ngài cũng không áp đặt bất cứ thẩm quyền đặc biệt nào về những điều Ngài dạy - không phải vì mọi người tin nơi Ngài, cxx không phải vì tính cách hợp lý hiển nhiên của những điều Ngài dạy. Trái lại, Ngài tuyên bố rằng sự nghi ngờ và kiểm nghiệm lại những gì ngoài tầm kinh nghiệm của mình là điều thích đáng:
Nor did he assert any special authority for his teaching—neither because of the faith that people had in him, nor because of the apparently logical nature of what he taught. On the contrary, he stated that it is proper to doubt and to test whatever is beyond one's experience:
“Đừng vội tin những gì nghe được, những gì được truyền lại từ những thế hệ trước, những ý kiến của đại chúng, hay những gì trong kinh điển. Đừng chấp nhận điều gì là đúng nếu chỉ do suy luận, do sự xét đoán bề ngoài, hay vì thiên vị về một quan điểm nào đó, hay vì nó có vẻ đáng tin, hay vì thầy mình đã bảo như vậy. Nhưng khi chính quý vị tự mình biết: ‘Những nguyên tắc này không tốt, đáng chê trách, bị các nhà hiền triết lên án, và nếu chấp nhận và làm theo thì chúng chỉ dẫn đến sự tai hại và đau khổ,’ lúc đó quý vị phải buông bỏ chúng. Và khi quý vị tự biết, ‘Những nguyên tắc này tốt, không có gì đáng chê trách, được các nhà hiền triết khen ngợi; và khi chấp nhận và đem áp dụng, chúng mang lại an lạc và hạnh phúc’, thì quý vị phải chấp nhận và đem ra thực hành.”
Do not simply believe whatever you are told, or whatever has been handed down from past generations, or what is common opinion, or whatever the scriptures say. Do not accept something as true merely by deduction or inference, or by considering outward appearances, or by partiality for a certain view, or because of its plausibility, or because your teacher tells you it is so. But when you yourselves directly know, “These principles are unwholesome, blameworthy, condemned by the wise; when adopted and carried out they lead to harm and suffering,” then you should abandon them. And when you yourselves directly know, “These principles are wholesome, blameless, praised by the wise; when adopted and carried out they lead to welfare and happiness,” then you should accept and practise them.2
Thẩm quyền cao nhất là tự mình thể nghiệm lấy sự thật. Không nên chấp nhận điều gì chỉ do lòng tin mà thôi; chúng ta phải xem xét xem nó có hợp lý, thực tế và có ích lợi hay không. Khảo sát một giáo huấn bằng lý luận cũng không đủ để chấp nhận nó là đúng về mặt tri thức. Nếu chúng ta muốn được hưởng lợi ích từ sự thật, chúng ta phải trực tiếp thể nghiệm nó. Chỉ khi đó ta mới có thể biết được nó có thật đúng hay không. Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh rằng những điều Ngài dạy chỉ là những gì Ngài đã thể nghiệm bằng sự hiểu biết trực tiếp, và Ngài khuyến khích người khác tự họ phát triển những hiểu biết như vậy để trở thành thẩm quyền của chính mình: “Mỗi người hãy tự biến mình thành một hòn đảo, một nơi nương tựa cho chính mình; không có nơi nương tựa nào khác. Hãy lấy sự thật làm hòn đảo của mình, lấy sự thật làm nơi nương tựa; không có nơi nương tựa nào khác.”
The highest authority is one’s own experience of truth. Nothing should be accepted on faith alone; we have to examine to see whether it is logical, practical, beneficial. Nor having examined a teaching by means of our reason is it sufficient to accept it as true intellectually. If we are to benefit from the truth, we have to experience it directly. Only then can we know that it is really true. The Buddha always emphasized that he taught only what he had experienced by direct knowledge, and he encouraged others to develop such knowledge themselves, to become their own authorities: “Each of you, make yourself an island, make yourself your refuge; there is no other refuge. Make truth your island, make truth your refuge; there is no other refuge.”3
Nơi nương tựa chân thật duy nhất trong cuộc đời, mảnh đất vững chãi duy nhất cho ta đứng trên đó, thẩm quyền duy nhất có thể dẫn dắt và bảo vệ ta thích đáng chính là sự thật, là Dhamma, luật của tự nhiên, được thể nghiệm và kiểm chứng bởi chính ta. Vì vậy trong Giáo pháp của Ngài, Đức Phật luôn cho rằng việc trực tiếp chứng nghiệm sự thật là điều tối quan trọng. Những gì Ngài đã thể nghiệm, Ngài cố gắng giảng thật rõ để người khác có thể dùng đó làm kim chỉ nam và tự mình thể nghiệm sự thật. Ngài nói: “Giáo huấn ta trình bày không có hai mặt trong ngoài khác nhau. Ta không che giấu một điều gì cả.” Ngài không có những bí truyền dành riêng cho số ít người được chọn. Ngược lại, Ngài mong muốn định luật tự nhiên được biết đến càng đơn giản và càng rộng rãi càng tốt, để càng nhiều người được hưởng lợi ích càng tốt.
The only real refuge in life, the only solid ground on which to take a stand, the only authority that can give proper guidance and protection is truth, Dhamma, the law of nature, experienced and verified by oneself. Therefore in his teaching the Buddha always gave highest importance to the direct experience of truth. What he had experienced he explained as clearly as possible so that others might have guidelines with which to work toward their own realization of truth. He said, “The teaching I have presented does not have separate outward and inward versions. Nothing has been kept hidden in the fist of the teacher.”4 He had no esoteric doctrine for a chosen few. On the contrary, he wished to make the law of nature known as plainly and as widely as possible, so that as many people as possible might benefit from it.
Ngài cũng không quan tâm đến việc thiết lập tôn giáo hay sùng bái cá nhân với Ngài là trung tâm điểm. Ngài chủ trương nhân cách của người giảng dạy không quan trọng bằng giáo pháp người đó dạy. Mục đích của Ngài là chỉ cách cho người khác tự giải thoát chứ không phải biến họ thành những tín đồ mù quáng. Đối với người bày tỏ sự cung kính quá đáng, Ngài nói: “Các người được lợi ích gì khi chiêm ngưỡng cái thân xác sẽ bị hủy hoại này? Người nào thấy Dhamma là thấy ta; người nào thấy ta là thấy Dhamma.”
Neither was he interested in establishing a sect or a personality cult with himself as its center. The personality of the one who teaches, he maintained, is of minor importance compared to the teaching. His purpose was to show others how to liberate themselves, not to turn them into blind devotees. To a follower who showed excessive veneration for him he said, “What do you gain by seeing this body, which is subject to corruption? He who sees the Dhamma sees me; he who sees me sees the Dhamma.”5
Lòng sùng kính một người khác, dù người đó có thánh thiện đến đâu đi nữa cũng không đủ để giải thoát được ai. Không thể có sự giải thoát hay cứu rỗi mà không có kinh nghiệm trực tiếp về thực tại. Vì vậy, sự thật là chính yếu chứ không phải người nói ra sự thật. Chúng ta nên kính trọng bất kỳ ai giảng dạy sự thật, nhưng cách tốt nhất để bày tỏ lòng tôn kính đó là nỗ lực tự mình chứng nghiệm sự thật. Khi những vinh dự rất lớn được dành cho Ngài lúc cuối đời, Đức Phật đã nhận xét: “Đây không phải là sự tôn kính, hay lòng thành tín đúng cách đối với một đấng giác ngộ. Tốt hơn là các vị tăng ni hay nam nữ cư sĩ hãy bước đi một cách vững vàng trên con đường Dhamma từ bước đầu đến bước cuối, là những người thực hành Dhamma đúng cách, đó mới là vinh danh, kính ngưỡng bậc giác ngộ một cách tôn trọng nhất.”
Devotion toward another person, no matter how saintly, is not sufficient to liberate anyone; there can be no liberation or salvation without direct experience of reality. Therefore truth has primacy, not the one who speaks it. All respect is due to whoever teaches the truth, but the best way to show that respect is by working to realize the truth oneself. When extravagant honors were paid to him near the end of his life, the Buddha commented, “This is not how an enlightened one is properly honored, or shown respect, or revered, or reverenced, or venerated. Rather it is the monk or nun, the lay male or female follower who steadfastly walks on the path of Dhamma from the first steps to the final goal, who practises Dhamma working in the right way, that honors, respects, reveres, reverences and venerates the enlightened one with the highest respect.”6
Đức Phật dạy con đường mà mọi người đều có thể đi theo. Ngài gọi con đường đó là Bát Thánh Đạo, có nghĩa là thực tập tám phần tương quan mật thiết. Gọi là thánh vì những ai đi trên con đường đó sẽ trở thành người có tâm thánh thiện, thành thánh nhân, không còn đau khổ.
What the Buddha taught was a way that each human being can follow. He called this path the Noble Eightfold Path, meaning a practice of eight interrelated parts. It is noble in the sense that anyone who walks on the path is bound to become a noble-hearted, saintly person, freed from suffering.
Đó là con đường của tuệ giác về bản chất của thực tại, con đường chứng nghiệm sự thật. Để giải quyết những bất ổn của mình, chúng ta phải nhận biết tình huống một cách đúng thật. Chúng ta nhất thiết phải học cách nhận biết vẻ ngoài hiển nhiên của thực tại, và cũng phải thâm nhập qua vẻ ngoài để nhận thức được những sự thật tinh tế hơn, rồi đến sự thật tối hậu, và cuối cùng là để chứng nghiệm sự thật giải thoát khỏi đau khổ. Bất cứ danh từ nào chúng ta chọn để gọi sự thật giải thoát này, hoặc là Niết Bàn, nibbana, “thiên đàng”, hay là gì đi nữa, đều không quan trọng. Điều quan trọng là chứng nghiệm nó.
It is a path of insight into the nature of reality, a path of truth- realization. In order to solve our problems, we have to see our situation as it really is. We must learn to recognize superficial, apparent reality, and also to penetrate beyond appearances so as to perceive subtler truths, then ultimate truth, and finally to experience the truth of freedom from suffering. Whatever name we choose to give this truth of liberation, whether nibbāna, “heaven,” or anything else, is unimportant. The important thing is to experience it.
Con đường duy nhất để chứng nghiệm sự thật một cách trực tiếp là nhìn vào bên trong, là quan sát chính mình. Cả đời ta chỉ quen nhìn ra ngoài. Chúng ta luôn luôn chú ý đến những gì xảy ra ở bên ngoài, những gì người khác đang làm. Chúng ta ít khi hay chẳng bao giờ thử tìm hiểu cấu trúc tinh thần và thể chất, những hành động và thực tế của chúng ta. Vì vậy chúng ta không biết gì về chính mình. Chúng ta không nhận biết được sự vô minh về chính mình nó tai hại như thế nào, những lực lượng bên trong bắt ta làm nô lệ cho chúng như thế nào mà chúng ta không hề hay biết.
The only way to experience truth directly is to look within, to observe oneself. All our lives we have been accustomed to look outward. We have always been interested in what is happening outside, what others are doing. We have rarely, if ever, tried to examine ourselves, our own mental and physical structure, our own actions, our own reality. Therefore we remain unknown to ourselves. We do not realize how harmful this ignorance is, how much we remain the slaves of forces within ourselves of which we are unaware.
Cái bóng tối bên trong này phải bị xóa tan đi để chúng ta có thể hiểu được sự thật. Chúng ta phải có tuệ giác vào bản chất của chính ta để hiểu được bản chất của sự hiện hữu. Do đó, con đường Đức Phật chỉ ra là con đường tự xét, tự quan sát. Ngài nói: “Trong thân xác chưa được hai mét chiều cao này có tâm và những cảm nhận của tâm, [qua đó] ta biết được về vũ trụ, nguồn gốc và sự kết thúc của vũ trụ cũng như con đường dẫn đến sự kết thúc ấy.” Toàn thể vũ trụ và những luật tự nhiên do vũ trụ vận hành đều được thể nghiệm trong chính bản thân ta. Chúng chỉ có thể được thể nghiệm trong chính ta mà thôi.
This inner darkness must be dispelled to apprehend the truth. We must gain insight into our own nature in order to understand the nature of existence. Therefore the path that the Buddha showed is a path of introspection, of self-observation. He said, “Within this very fathom-long body containing the mind with its perceptions, I make known the universe, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation.”7 The entire universe and the laws of nature by which it works are to be experienced within oneself. They can only be experienced within oneself.
Con đường này cũng là một con đường thanh lọc. Chúng ta khảo sát sự thật về bản thân mình không phải vì sự tò mò nhàn rỗi của trí óc mà là có mục đích xác định. Bằng vào sự quan sát chính bản thân mình, chúng ta lần đầu tiên ý thức được những phản ứng bị điều kiện hóa, những định kiến che mờ tâm trí khiến ta không thấy được thực tại và tạo ra đau khổ. Chúng ta nhận ra những căng thẳng tích lũy bên trong tâm làm ta dao động, đau khổ, và ta nhận ra rằng có thể loại bỏ chúng. Dần dần, ta học được cách làm sao để chúng tự mất đi, và tâm ta trở nên thanh tịnh, an bình và hạnh phúc.
The path is also a path of purification. We investigate the truth about ourselves not out of idle intellectual curiosity but rather with a definite purpose. By observing ourselves we become aware for the first time of the conditioned reactions, the prejudices that cloud our mental vision, that hide reality from us and produce suffering. We recognize the accumulated inner tensions that keep us agitated, miserable, and we realize they can be removed. Gradually we learn how to allow them to dissolve, and our minds become pure, peaceful, and happy.
Phương pháp này là một tiến trình đòi hỏi sự thực hành liên tục. Có thể có những bước tiến vượt bực bất ngờ, nhưng đó chỉ là kết quả của những nỗ lực lâu dài. Cần phải tiến hành qua từng bước một; tuy nhiên, lợi ích đến ngay trong từng bước. Chúng ta không thực hành với niềm hy vọng chỉ có được lợi ích hay sự vui thích trong tương lai, hoặc sau khi chết được lên một cõi trời mà hiện ở đây ta chỉ biết đến qua sự ước đoán. Lợi ích [của sự thực hành] phải cụ thể, sống động, dành cho chính ta, được thể nghiệm tại đây ngay vào lúc này.
The path is a process requiring continual application. Sudden breakthroughs may come, but they are the result of sustained efforts. It is necessary to work step by step; with every step, however, the benefits are immediate. We do not follow the path in the hope of accruing benefits to be enjoyed only in the future, of attaining after death a heaven that is known here only by conjecture. The benefits must be concrete, vivid, personal, experienced here and now.
Quan trọng hơn hết, đây là một giáo huấn để thực hành. Việc đơn thuần đặt niềm tin vào Đức Phật hay giáo huấn của Ngài không giúp ta thoát khỏi đau khổ, và việc nhận hiểu giáo pháp hoàn toàn qua tri thức cũng không giúp được gì. Cả hai điều này chỉ có giá trị nếu chúng gợi cảm hứng cho ta thực hành giáo pháp. Chỉ có thực hành những lời Phật dạy mới mang lại kết quả cụ thể, và làm thay đổi cuộc đời ta để tốt đẹp hơn. Đức Phật nói:
Above all, it is a teaching to be practised. Simply having faith in the Buddha or his teachings will not help to free us from suffering; neither will a merely intellectual understanding of the path. Both of these are of value only if they inspire us to put the teachings into practice. Only the actual practice of what the Buddha taught will give concrete results and change our lives for the better. The Buddha said,
“Nếu có người tụng kinh rất nhiều mà không thực hành lời kinh, thì cũng giống như một người chăn bò chỉ đếm bò của người khác; người đó không được hưởng phần thưởng cuộc sống cho người đi tìm sự thật.
Someone may recite much of the texts, but if he does not practise them, such a heedless person is like a herdsman who only counts the cows of others; he does not enjoy the rewards of the life of a truth- seeker.
Một người khác có thể chỉ tụng đọc vài ba chữ trong kinh điển, nhưng nếu người ấy sống cuộc sống Dhamma, bước đi trên con đường từ bước đầu cho tới đích, thì người đó được hưởng phần thưởng cuộc sống cho người đi tìm sự thật.”
Another may be able to recite only a few words from the texts, but if he lives the life of Dhamma, taking steps on the path from its beginning to the goal, then he enjoys the rewards of the life of a truth-seeker.8
Con đường phải đi theo, giáo lý phải thực hành; nếu không, đó chỉ là một bài tập vô nghĩa.
The path must be followed, the teaching must be implemented; otherwise it is a meaningless exercise.
Không cần phải tự gọi mình là Phật tử mới thực hành được giáo huấn này. Tên gọi không liên quan gì đến sự thực hành. Đau khổ không hề phân biệt mà là phổ biến với mọi người; bởi vậy, phương thức điều trị muốn hữu ích phải áp dụng được như nhau cho tất cả mọi người. Pháp này không dành riêng cho các nhà tu ẩn sĩ đã xa lìa đời sống thế tục. Dĩ nhiên phải cần một khoảng thời gian để học cách thực hành, nhưng sau khi đã học xong, ta phải áp dụng vào đời sống hằng ngày. Những ai đã từ bỏ gia đình và trách nhiệm thế tục để theo con đường này có cơ hội luyện tập nhiều hơn, thâm nhập giáo lý sâu xa hơn, và do đó tiến bộ nhanh hơn. Mặt khác, những người sống trong đời với nhiều trách nhiệm khác nhau, chỉ có thời gian giới hạn để thực tập. Nhưng dù là chủ gia đình hay sống không gia đình, ta vẫn phải thực hành Dhamma.
It is not necessary to call oneself a Buddhist in order to practise this teaching. Labels are irrelevant. Suffering makes no distinctions, but is common to all; therefore the remedy, to be useful, must be equally applicable to all. Neither is the practice reserved only for recluses who are divorced from ordinary life. Certainly a period must be given in which to devote oneself exclusively to the task of learning how to practise, but having done so one must apply the teaching in daily life. Someone who forsakes home and worldly responsibilities in order to follow the path has the opportunity to work more intensively, to assimilate the teaching more deeply, and therefore to progress more quickly. On the other hand, someone involved in worldly life, juggling the claims of many different responsibilities, can give only limited time to the practice. But whether homeless or householder, one must apply Dhamma.
Chỉ có vận dụng Dhamma mới mang lại kết quả. Nếu đây thật sự là con đường đưa ta từ đau khổ đến bình an, thì trong khi thực hành ta phải có hạnh phúc hơn, hòa hợp hơn, và bình an hơn với chính mình. Đồng thời, mọi quan hệ của ta với người khác cũng phải trở nên bình an và hòa hợp hơn. Thay vì tăng thêm sự căng thẳng cho xã hội, chúng ta có thể đóng góp tích cực làm tăng thêm hạnh phúc và an bình cho mọi người. Muốn theo con đường, chúng ta phải sống cuộc sống của Dhamma, của sự thật, của sự thanh tịnh. Đây là phương cách đúng đắn để thực hành giáo huấn. Thực hành Dhamma đúng đắn là nghệ thuật sống vậy.
It is only applied Dhamma that gives results. If this is truly a way from suffering to peace, then as we progress in the practice we should become more happy in our daily lives, more harmonious, more at peace with ourselves. At the same time our relations with others should become more peaceful and harmonious. Instead of adding to the tensions of society, we should be able to make a positive contribution that will increase the happiness and welfare of all. To follow the path we must live the life of Dhamma, of truth, of purity. This is the proper way to implement the teaching. Dhamma, practised correctly, is the art of living.
Câu hỏi: Thầy hay viện dẫn Đức Phật, vậy có phải thầy giảng đạo Phật không?
QUESTION: You keep referring to the Buddha. Are you teaching Buddhism?
Thiền sư S. N. Goenka: Tôi không quan tâm đến việc “thuộc về đạo nào”. Tôi giảng Dhamma như Đức Phật đã giảng. Ngài chưa bao giờ dạy bất kỳ tôn giáo hay học thuyết nào. Ngài dạy những điều mang đến lợi lạc cho con người thuộc mọi giai cấp: một nghệ thuật sống. Bất kỳ ai sống trong vô minh cũng đều có hại và bất kỳ ai phát triển trí tuệ cũng đều được tốt đẹp. Bởi vậy, ai cũng có thể thực hành pháp này và đều được lợi ích. Một tín đồ Cơ Đốc giáo sẽ trở thành một con chiên tốt, một người Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo hay một Phật tử đều trở thành tín đồ tốt của tôn giáo họ. Ta phải trở thành một người tốt, nếu không, ta chẳng bao giờ có thể là một tín đồ tốt. Điều quan trọng nhất là làm sao để trở thành người tốt.
S.N. GOENKA: I am not concerned with “isms.” I teach Dhamma, that is, what the Buddha taught. He never taught any “ism” or sectarian doctrine. He taught something from which people of every background can benefit: an art of living. Remaining in ignorance is harmful for everyone; developing wisdom is good for everyone. So anyone can practise this technique and find benefit. A Christian will become a good Christian, a Jew will become a good Jew, a Muslim will become a good Muslim, a Hindu will become a good Hindu, a Buddhist will become a good Buddhist. One must become a good human being; otherwise one can never be a good Christian, a good Jew, a good Muslim, a good Hindu, a good Buddhist. How to become a good human being—that is most important.
Thầy nói đến điều kiện hóa. Có phải tập pháp môn này cũng là một kiểu điều kiện hóa tâm hồn, cho dù là điều kiện hóa tích cực?
You talk about conditioning. Isn't this training really a kind of conditioning of the mind, even if a positive one?
Không đúng. Trái lại, đây là một tiến trình hóa giải điều kiện. Thay vì áp đặt bất cứ điều gì vào tâm, phương pháp này tự động loại bỏ những bất thiện để chỉ còn lại những phẩm tính thiện lành, tích cực trong tâm. Khi loại bỏ những tính xấu thì sẽ hiển lộ những phẩm tính tốt đẹp, vốn là bản chất nền tảng của một tâm thanh tịnh.
On the contrary, it is a process of de-conditioning. Instead of imposing anything on the mind, it automatically removes unwholesome qualities so that only wholesome, positive ones remain. By eliminating negativities, it uncovers the positivity which is the basic nature of a pure mind.
Nhưng việc ngồi yên với tư thế nào đó trong một thời gian và hướng sự chú tâm theo một cách nào đó chính là một hình thức điều kiện hóa.
But over a period of time, to sit in a particular posture and direct the attention in a certain way is a form of conditioning.
Nếu quý vị thực hành nó như một trò chơi, hay một cách máy móc thì đúng là điều kiện hóa tâm. Đó là vận dụng sai Vipassana. Khi được thực hành đúng, pháp này sẽ giúp bạn tự mình trải nghiệm trực tiếp sự thật. Và từ kinh nghiệm này, sự hiểu biết được phát triển một cách tự nhiên, qua đó phá hủy mọi điều kiện trước đây.
If you do it as a game or mechanical ritual, then yes—you condition the mind. But that is a misuse of Vipassana. When it is practised correctly, it enables you to experience truth directly, for yourself. And from this experience, naturally understanding develops, which destroys all previous conditioning.
Chỉ ngồi thiền cả ngày và quên hết chuyện đời có phải là ích kỷ hay không?
Isn't it selfish to forget about the world and just to sit and meditate all day?
Nếu chỉ có vậy thôi thì đúng là ích kỷ. Nhưng đây chỉ là một phương tiện để đưa đến một kết quả hoàn toàn không ích kỷ: Một tâm hồn lành mạnh. Khi quý vị có bệnh, quý vị vào nhà thương để phục hồi sức khỏe. Quý vị không ở đó cả đời mà chỉ đến đó khôi phục sức khỏe để tiếp tục sống. Cũng vậy quý vị tham dự khóa thiền để cho tâm được lành mạnh, nhờ vậy quý vị hành xử tốt cho chính mình và cho người khác trong đời sống hằng ngày.
It would be if this were an end in itself, but it is a means to an end that is not at all selfish: a healthy mind. When your body is sick, you enter a hospital to recover health. You don't go there for your whole life, but simply to regain health, which you will then use in ordinary life. In the same way you come to a meditation course to gain mental health, which you will then use in ordinary life for your good and for the good of others.
Nhìn thấy sự đau khổ của người khác mà mình sống bình an, hạnh phúc thì có phải là vô tình hay không?
To remain happy and peaceful even when confronted by the suffering of others—isn't that sheer insensitivity?
Nhạy cảm đối với đau khổ của người khác không có nghĩa là bản thân quý vị cũng phải buồn. Thay vì vậy, quý vị phải giữ sự bình tĩnh và quân bình để có thể hành động xoa dịu sự đau khổ của họ. Nếu quý vị cũng buồn, quý vị gia tăng sự đau khổ quanh mình, chẳng giúp được ai mà cũng chẳng giúp gì cho chính mình.
Being sensitive to the suffering of others does not mean that you must become sad yourself. Instead you should remain calm and balanced, so that you can act to alleviate their suffering. If you also become sad, you increase the unhappiness around you; you do not help others, you do not help yourself.
Tại sao chúng ta không sống bình an?
Why don't we live in a state of peace?
Vì thiếu trí tuệ. Một cuộc sống thiếu trí tuệ là một cuộc sống ảo tưởng, nó là một trạng thái dao động, đau khổ. Trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là sống một cuộc sống lành mạnh, hòa hợp, tốt cho chúng ta và cho tất cả mọi người. Muốn vậy, chúng ta phải học sử dụng khả năng tự quan sát, quan sát đúng thật.
Because wisdom is lacking. A life without wisdom is a life of illusion, which is a state of agitation, of misery. Our first responsibility is to live a healthy, harmonious life, good for ourselves and for all others. To do so, we must learn to use our faculty of self-observation, truth-observation.
Tại sao cần phải theo khóa thiền 10 ngày để học kỹ thuật này?
Why is it necessary to join a ten-day course to learn the technique?
Nếu quý vị có thể ở lâu hơn thì càng tốt. Tuy nhiên 10 ngày là thời gian tối thiểu để có thể nắm vững được những điểm căn bản của phương pháp này.
Well, if you could come for longer that would be better still! But ten days is the minimum time in which it is possible to grasp the outlines of the technique.
Tại sao phải ở trong khuôn viên của khóa thiền trong 10 ngày?
Why must we remain within the course site for the ten days?
Bởi vì quý vị ở đây để thực hiện một cuộc giải phẫu tâm mình. Mỗi cuộc phẫu thuật đều phải được thực hiện ở bệnh viện, trong phòng mổ được bảo vệ vô trùng. Ở đây, trong khuôn viên khóa thiền quý vị có thể thực hiện cuộc phẫu thuật mà không bị quấy nhiễu bởi những ảnh hưởng bên ngoài. Khi khóa học chấm dứt, cuộc phẫu thuật hoàn tất, và quý vị sẵn sàng để ra đối diện với đời.
Because you are here to perform an operation on your mind. An operation must be done in a hospital, in an operating theatre protected from contamination. Here within the boundaries of the course, you can perform the operation without being disturbed by any outside influence. When the course is over the operation has ended, and you are ready once again to face the world.
Phương pháp này có chữa lành bệnh cho thân không?
Does this technique heal the physical body?
Có, đó là kết quả phụ. Nhiều chứng bệnh tâm thần tự nhiên mất đi khi những căng thẳng trong tâm được giải tỏa. Nếu tâm bị dao động, thân bệnh chắc chắn phát triển. Khi tâm trở nên thanh tịnh thì bệnh tự khắc khỏi. Nhưng nếu mục đích của quý vị chỉ để chữa bệnh thay vì để thanh lọc tâm thì quý vị chẳng đạt được gì cả. Tôi đã nhận ra rằng những người theo khóa thiền để chữa bệnh chỉ chú tâm vào bệnh của họ trong suốt khóa thiền: “Hôm nay bệnh có bớt không? Không, không khá hơn... Hôm nay bệnh có giảm đi không? Không, không giảm đi !” Họ phí cả 10 ngày như vậy. Nhưng nếu ý định chỉ là thanh lọc tâm, thì nhiều căn bệnh sẽ tự động khỏi do kết quả của thiền.
Yes, as a by-product. Many psychosomatic diseases naturally disappear when mental tensions are dissolved. If the mind is agitated, physical diseases are bound to develop. When the mind becomes calm and pure, automatically they will go away. But if you take the curing of a physical disease as your goal instead of the purification of your mind, you achieve neither one nor the other. I have found that people who join a course with the aim of curing a physical illness have their attention fixed only on their disease throughout the course: “Today, is it better? No, not better . . . Today, is it improving? No, not improving!” All the ten days they waste in this way. But if the intention is simply to purify the mind, then many diseases automatically go away as a result of meditation.
Theo thầy thì mục đích của cuộc đời là gì?
What would you say is the purpose of life?
Là thoát khỏi khổ đau. Con người có khả năng tuyệt diệu để vào sâu bên trong, quan sát thực tại và thoát khỏi khổ đau. Không dùng khả năng này là phí phạm cuộc đời. Hãy dùng nó để sống một đời sống thực sự khỏe mạnh và hạnh phúc!
To come out of misery. A human being has the wonderful ability to go deep inside, observe reality, and come out of suffering. Not to use this ability is to waste one's life. Use it to live a really healthy, happy life!
Thiền sư nói đến trường hợp bị chế ngự bởi tiêu cực, thế còn khi bị chế ngự bởi sự tích cực thì sao, chẳng hạn như tình yêu?
You speak of being overpowered by negativity. How about being overpowered by positivity, for example, by love?
Cái mà bạn gọi là “tích cực” là bản chất thật sự của tâm. Khi tâm không còn bị điều kiện hóa thì nó luôn luôn tràn đầy tình thương - tình thương thanh tịnh - và bạn cảm thấy bình an và hạnh phúc. Nếu bạn loại bỏ tiêu cực thì còn lại tích cực, còn lại sự thanh tịnh. Hãy để cho cả thế giới tràn ngập sự tích cực này.
What you call “positivity” is the real nature of the mind. When the mind is free of conditioning, it is always full of love—pure love—and you feel peaceful and happy. If you remove the negativity, then positivity remains, purity remains. Let the entire world be overwhelmed by this positivity!
Trong thành Savatthi ở Bắc Ấn, Đức Phật có một trung tâm lớn, nơi mọi người đến để thiền tập và nghe Ngài giảng Dhamma. Một chàng trẻ tuổi thường đến nghe giảng mỗi buổi chiều. Chàng nghe Đức Phật giảng trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ đem những giáo huấn ra thực hành.
In the city of Sāvatthī in northern India, the Buddha had a large centre where people would come to meditate and to listen to his Dhamma talks. Every evening one young man used to come to hear his discourses. For years he came to listen to the Buddha but never put any of the teaching into practice.
Sau vài năm, một chiều kia chàng đến thiền viện sớm và thấy Đức Phật chỉ có một mình. Chàng lại gần Ngài và nói: “Bạch Ngài, con có một câu hỏi cứ làm con thắc mắc mãi.”
After a few years, one evening this man came a little early and found the Buddha alone. He approached him and said, “Sir, I have a question that keeps arising in my mind, raising doubts.”
“Ồ, không nên có một nghi vấn nào trên con đường Dhamma. Hãy làm cho chúng được sáng tỏ. Câu hỏi của anh là gì?”
“Oh? There should not be any doubts on the path of Dhamma; have them clarified. What is your question?”
“Bạch Ngài, trong nhiều năm con đã đến thiền viện, con nhận thấy có một số lớn các nhà tu hành và cư sĩ quanh Ngài. Qua nhiều năm tháng họ đến với Ngài, con thấy một số vị đã đạt đến giai đoạn cuối cùng: hiển nhiên họ đã giải thoát hoàn toàn. Con cũng thấy nhiều người khác có thay đổi trong cuộc sống, mặc dầu con không thể nói họ đã được giải thoát hoàn toàn, nhưng họ tốt hơn trước đây rất nhiều. Nhưng bạch Ngài, con cũng nhận thấy một số đông người, trong đó có con, vẫn như cũ, đôi khi còn tệ hơn. Số người này không thay đổi gì cả, hoặc không hề thay đổi theo hướng tốt hơn.
“Sir, for many years now I have been coming to your meditation center, and I have noticed that there are a large number of recluses around you, monks and nuns, and a still larger number of lay people, both men and women. For years some of them have been coming to you. Some of them, I can see, have certainly reached the final stage; quite obviously they are fully liberated. I can also see that others have experienced some change in their lives. They are better than they were before, although I cannot say that they are fully liberated. But sir, I also notice that a large number of people, including myself, are as they were, or sometimes they are even worse. They have not changed at all, or have not changed for the better
“Tại sao lại như vậy, thưa Ngài? Người ta đến với Ngài, một vĩ nhân đã hoàn toàn giải thoát, một người đầy quyền năng và lòng trắc ẩn. Tại sao Ngài không dùng quyền năng và lòng trắc ẩn để giải thoát tất cả bọn họ?”
“Why should this be, sir? People come to you, such a great man, fully enlightened, such a powerful, compassionate person. Why don't you use your power and compassion to liberate them all?”
Đức Phật mỉm cười và nói: “Này anh thanh niên, anh sống ở đâu? Quê anh ở đâu?”
The Buddha smiled and said, “Young man, where do you live? What is your native place?”
“Bạch Ngài, con sống ở đây, thành Savatthi, thủ phủ của Kosala.”
“Sir, I live here in Sāvatthī, this capital city of the state of Kosala.”
“Phải, nhưng vẻ mặt anh cho thấy anh không phải là người ở đây. Quê anh ở đâu?”
“Yes, but your facial features show that you are not from this part of the country. Where are you from originally?”
“Bạch Ngài, ở Rajagaha, thủ phủ của Magadha. Con đến sinh sống ở đây từ mấy năm nay rồi.”
“Sir, I am from the city of Rājagaha, the capital of the state of Magadha. I came and settled here in Sāvatthī a few years ago.”
“Thế anh có cắt đứt mọi liên lạc với Rajagaha không?”
“And have you severed all connections with Rājagaha?”
“Bạch Ngài không. Con còn họ hàng, bạn bè, cơ sở làm ăn ở đó.”
“No sir, I still have relatives there. I have friends there. I have business there.”
“Vậy chắc là anh phải đi về Rajagaha luôn chứ?”
“Then certainly you must go from Savatthī to Rājagaha quite often?”
“Bạch Ngài, phải. Hằng năm con trở về Rajagaha nhiều lần.”
“Yes sir. Many times each year I visit Rājagaha and return to Sāvatthī.”
“Cứ đi đi lại lại nhiều lần như thế, chắc anh biết rõ con đường chứ?”
“Having travelled and returned so many times on the path from here to Rājagaha, certainly you must know the path very well?”
“Ồ, bạch Ngài, phải. Con biết rõ lắm. Dù cho có bịt mắt lại con cũng tìm được tới Rajagaha, vì con đã đi lại đường này nhiều lần.”
“Oh yes, sir, I know it perfectly. I might almost say that even if I was blindfolded I could find the path to Rājagaha, so many times have I walked it.”
“Và bạn anh, những người biết rõ anh chắn chắn họ phải biết anh từ Rajagaha tới lập nghiệp ở đây? Họ phải biết anh thường đi Rajagaha và trở lại, và anh biết rõ đường từ đây đến Rajagaha?”
“And your friends, those who know you well, certainly they must know that you are from Rājagaha and have settled here? They must know that you often visit Rājagaha and return, and that you know the path from here to Rājagaha perfectly?”
“Ồ, bạch Ngài, phải. Những người thân cận với con đều biết con hay đi Rajagaha và biết rõ đường đi.”
“Oh yes, sir. All those who are close to me know that I often go to Rājagaha and that I know the path perfectly.”
“Vậy chắc chắn phải có người đến hỏi anh đường đi đến Rajagaha. Anh có giấu họ không hay anh chỉ rõ cho họ đường đi?”
“Then it must happen that some of them come to you and ask you to explain to them the path from here to Rājagaha. Do you hide anything or do you explain the path to them clearly?”
“Bạch Ngài, có gì mà phải giấu. Con hết lòng chỉ cho họ. Bắt đầu hãy đi về hướng Đông rồi hướng về phía Banaras, và tiếp tục đi tới Gaya, rồi Rajagaha. Con giải thích rất rõ cho họ.”
“What is there to hide, sir? I explain it to them as clearly as I can: you start walking towards the east and then head towards Banaras, and continue onward until you reach Gaya and then Rājagaha. I explain it very plainly to them sir.”
“Và tất cả những người anh chỉ đường có đều đến được Rajagaha không?”
“And these people to whom you give such clear explanation, do all of them reach Rājagaha?”
“Làm sao có thể được thưa Ngài? Chỉ những người nào đi hết đường thì sẽ tới Rajagaha.”
“How can that be, sir? Those who walk the entire path to its end, only they will reach Rājagaha.”
“Này chàng thanh niên, đó là những gì ta muốn giảng cho anh. Mọi người tiếp tục đến với ta, biết rằng đây là một người đã đi từ đây đến Nibbana (Niết-bàn) và biết rõ đường này. Họ tới và hỏi: Đường nào tới Nibbana, tới giải thoát? Và có gì đâu để giấu giếm. Ta giảng cho họ rất rõ ràng: ‘Đây là con đường.’ Nếu có người gật đầu và nói: ‘Nói hay lắm, con đường tốt nhưng tôi không bước đi trên đó; một con đường kỳ diệu nhưng tôi không muốn nhọc mình bước đi’, làm sao người đó đến đích được?
“This is what I want to explain to you, young man. People keep coming to me knowing that this is someone who has walked the path from here to nibbāna and so knows it perfectly. They come to me and ask, ‘What is the path to nibbāna, to liberation?' And what is there to hide? I explain it to them clearly: ‘This is the path.' If somebody just nods his head and says, ‘Well said, well said, a very good path, but I won't take a step on it; a wonderful path, but I won't take the trouble to walk over it,' then how can such a person reach the final goal?”
“Ta không vác ai trên vai để đưa họ tới đích. Không ai có thể vác người khác trên vai để mang người đó tới đích. Cùng lắm, với lòng từ ái người đó có thể nói: Này, đây là con đường, và tôi đã đi trên đó như thế nào. Quý vị cũng phải luyện tập, cũng phải tự mình bước đi và sẽ tới đích. Mỗi người phải tự mình đi, tự mình bước. Người bước một bước sẽ gần đích hơn một bước. Người bước một trăm bước sẽ gần đích hơn một trăm bước. Người đã đi hết mọi bước thì đến đích cuối cùng. Quý vị phải tự mình bước đi trên con đường.”
“I do not carry anyone on my shoulders to take him to the final goal. Nobody can carry anyone else on his shoulders to the final goal. At most, with love and compassion one can say, ‘Well, this is the path, and this is how I have walked on it. You also work, you also walk, and you will reach the final goal.' But each person has to walk himself, has to take every step on the path himself. He who has taken one step on the path is one step nearer the goal. He who has taken a hundred steps is a hundred steps nearer the goal. He who has taken all the steps on the path has reached the final goal. You have to walk on the path yourself.”9