Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 8: Ý thức và bình tâm »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 8: Ý thức và bình tâm

Donate

(Lượt xem: 9.390)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 8: Ý thức và bình tâm

Chapter 8. AWARENESS AND EQUANIMITY





Ý thức và sự bình tâm - đó là thiền Vipassana. Khi thực hành cùng lúc hai yếu tố này thì chúng đưa đến sự giải thoát khỏi đau khổ. Nếu một trong hai yếu tố này bị yếu kém hay thiếu đi thì ta không thể tiến triển đến mục đích giải thoát. Cả hai đều thiết yếu, như con chim cần hai cánh để bay, chiếc xe cần hai bánh để chạy. Và cả hai đều phải mạnh mẽ như nhau. Nếu một cánh chim yếu ớt và một cánh mạnh mẽ thì con chim không thể bay bình thường. Cũng như chiếc xe, nếu một bánh nhỏ và một bánh lớn, chiếc xe chỉ xoay tròn mãi thôi. Người hành thiền phải phát triển cùng lúc cả ý thức và sự bình tâm để tiến triển trên đường tu tập.
Awareness and equanimity—this is Vipassana meditation. When practised together, they lead to liberation from suffering. If either is weak or lacking, it is not possible to progress on the path toward that goal. Both are essential, just as a bird requires two wings to fly or a cart needs two wheels to move. And they must be equally strong. If one wing of a bird is weak and the other powerful, it cannot fly properly. If one wheel of a cart is small and the other large, it will keep going around in circles. The meditator must develop both awareness and equanimity together in order to advance along the path.
Chúng ta phải ý thức được toàn bộ thân tâm ở bản tánh tinh tế nhất của chúng. Để đạt mục tiêu này, chỉ ý thức ở bề mặt của tâm và thân là chưa đủ, chẳng hạn như chỉ ở những cử động của thân và những ý nghĩ. Chúng ta nhất thiết phải phát triển ý thức về những cảm giác trên toàn thân và duy trì sự bình tâm đối với chúng.
We must become aware of the totality of mind and matter in their subtlest nature. For this purpose it is not enough merely to be mindful of superficial aspects of body and mind, such as physical movements or thoughts. We must develop awareness of sensations throughout the body and maintain equanimity toward them.
Nếu chúng ta có ý thức nhưng thiếu sự bình tâm thì khi càng ý thức về cảm giác trong thân ta càng nhạy cảm hơn với chúng, và càng dễ có phản ứng, vì vậy càng tăng thêm sự đau khổ. Mặt khác, nếu chúng ta có sự bình tâm mà không hay biết gì về những cảm giác trong người, thì sự bình tâm chỉ hời hợt bên ngoài, che giấu những phản ứng luôn luôn xảy ra không được biết đến ở tầng lớp sâu thẳm của tâm. Vì vậy, ta phải phát triển cả ý thức lẫn sự bình tâm ở mức độ thâm sâu nhất của tâm. Chúng ta phải ý thức được tất cả những gì xảy ra trong thân và đồng thời không phản ứng với chúng, hiểu rõ rằng chúng sẽ thay đổi.
If we are aware but lack equanimity, then the more conscious we become of the sensations within and the more sensitive we become to them, the more likely we are to react, thereby increasing suffering. On the other hand, if we have equanimity, but know nothing about the sensations within, then this equanimity is only superficial, concealing reactions that are constantly going on unknown in the depths of the mind. Thus we seek to develop both awareness and equanimity at the deepest level. We seek to be conscious of everything that happen within and at the same time not to react to it, understanding that it will change.
Đây là trí tuệ chân thật, sự hiểu biết về bản tánh của chính mình, sự hiểu biết do kinh nghiệm trực tiếp về sự thật nằm sâu bên trong tự thân. Đó là những gì mà Đức Phật gọi là yathā-bhūta-ñānadassana, trí tuệ có được do sự quan sát thực tại đúng như thật. Với trí tuệ này ta có thể thoát khổ. Mỗi cảm giác sinh ra sẽ chỉ làm khởi sinh sự hiểu biết về vô thường. Mọi sự phản ứng đều chấm dứt, tất cả những saṅkhāra (nghiệp) của sự thèm muốn và chán ghét. Qua việc học cách quan sát thực tại một cách khách quan, ta dừng lại việc tạo ra khổ đau cho chính mình.
This is true wisdom: the understanding of one's own nature, an understanding achieved by direct experience of truth deep within oneself. This is what the Buddha called yathā-bhūta-ñāna- dassana, the wisdom that arises on observing reality as it is. With this wisdom one can emerge from suffering. Every sensation that occurs will give rise only to the understanding of impermanence. All reactions cease, all saṅkhāras of craving and aversion. By learning how to observe reality objectively, one stops creating suffering for oneself.
Kho chứa những phản ứng trong quá khứ
The Stock of Past Reactions
Duy trì ý thức và sự bình tâm là dừng việc tạo thêm những phản ứng mới, những nguồn gốc mới của đau khổ. Nhưng vẫn còn một khía cạnh khác của đau khổ mà chúng ta cũng nhất thiết phải giải quyết. Bằng cách dừng sự phản ứng từ nay về sau, ta có thể không tạo thêm nguyên nhân đau khổ. Nhưng mỗi người chúng ta vẫn còn một kho chứa những hành nghiệp cũ, một tổng thể bao gồm tất cả những phản ứng trong quá khứ. Ngay cả khi ta không thêm gì mới vào kho chứa này thì những hành nghiệp (saṅkhāra) cũ đã tích lũy vẫn sẽ gây đau khổ cho ta.
Remaining aware and balanced is the way to stop producing new reactions, new sources of misery. But there is another dimension to our suffering which must also be dealt with. By ceasing to react from this moment forward, we may create no further cause of misery, but each one of us has a stock of conditioning, the sum total of our past reactions. Even if we add nothing new to the stock, the accumulated old saṅkhāras will still cause us suffering.
Thuật ngữ saṅkhāra có thể dịch là “sự tạo thành”, bao gồm cả hành động tạo thành và những gì được tạo thành. Mỗi phản ứng là một bước cuối cùng, kết quả của một chuỗi liên tục những tiến trình của tâm, nhưng đó cũng có thể là bước đầu tiên, là nguyên nhân làm khởi sinh một chuỗi tiến trình mới của tâm. Mỗi saṅkhāra vừa là kết quả của những tiến trình dẫn đến nó và cũng là điều kiện hình thành các tiến trình tiếp theo sau.
The word saṅkhāra may be translated as “formation,” both the act of forming and that which is formed. Every reaction is the last step, the result in a sequence of mental processes, but it can also be the first step, the cause in a new mental sequence. Every saṅkhāra is both conditioned by the processes leading to it and also conditions the processes that follow.
Tiến trình điều kiện hóa vận hành bằng cách ảnh hưởng đến chức năng thứ hai của tâm là tưởng (saññā) hay sự nhận biết, (xem Chương 2). Về căn bản, thức (viññāṇa) không phân biệt, không phê phán. Mục đích của thức chỉ đơn thuần ghi nhận sự tiếp xúc đã xảy ra ở tâm hay thân. Nhưng tưởng hay sự nhận biết thì luôn phê phán. Nó lấy những kinh nghiệm tích chứa từ quá khứ để so sánh đánh giá và phân loại bất kỳ hiện tượng mới nào. Những phản ứng trong quá khứ trở thành những điểm tham khảo mà chúng ta dựa vào đó để nhận hiểu về một kinh nghiệm mới. Ta phê phán và xếp loại kinh nghiệm mới đó dựa theo những hành nghiệp (saṅkhāra) của ta trong quá khứ.
The conditioning operates by influencing the second of the mental functions, perception (discussed in Chapter Two). Consciousness is basically undifferentiating, non-discriminating. Its purpose is merely to register that contact has occurred in mind or body. Perception, however, is discriminative. It draws on the store of past experiences in order to evaluate and categorize any new phenomenon. The past reactions become the points of reference by which we seek to understand a new experience; we judge and classify it in accordance with our past saṅkhāras.
Theo cách này thì những phản ứng thèm muốn hay chán ghét trước đây ảnh hưởng đến tưởng (saññā) hay sự nhận biết của chúng ta trong hiện tại. Thay vì nhìn vào thực tại, ta lại nhìn như “hình ảnh phản chiếu sai lệch trong gương”. Nhận biết của ta về thế giới bên ngoài và thế giới bên trong đã bị méo mó và che mờ vì những điều kiện trong quá khứ, những sở thích và những định kiến của chúng ta. Theo sự nhận biết méo mó này, một cảm giác vốn dĩ trung tính đột nhiên trở thành dễ chịu hay khó chịu. Chúng ta lại phản ứng với cảm giác này, tạo nên một điều kiện mới và làm méo mó hơn nữa sự nhận biết của ta. Theo cách này thì mỗi phản ứng trở thành nhân cho những phản ứng tương lai, tất cả đều bị điều kiện hóa bởi quá khứ, và đến lượt chúng lại trở thành điều kiện định hình cho tương lai.
In this way the old reactions of craving and aversion influence our perception of the present. Instead of seeing reality, we see “as through a glass darkly.” Our perception of the world outside and of the world within is distorted and blurred by our past conditioning, our preferences and prejudices. In accordance with the distorted perception, an essentially neutral sensation immediately becomes pleasant or unpleasant. To this sensation we again react, creating fresh conditioning which distorts our perceptions further. In this way each reaction becomes the cause of future reactions, all conditioned by the past and conditioning the future in turn.
Chức năng kép của saṅkhāra được trình bày trong chuỗi tiến trình duyên khởi (xem Chương 4). Mắt xích thứ hai trong chuỗi này là saṅkhāra (hành), điều kiện tiên khởi cho sự khởi sinh của thức (viññāṇa), tiến trình thứ nhất trong bốn tiến trình của tâm. Tuy nhiên saṅkhāra cũng là tiến trình cuối cùng trong bốn tiến trình, theo sau [ba tiến trình trước đó là] thức (nhận biết), tưởng (nhận định) và thọ (cảm giác). Theo hình thức [sắp xếp] này thì saṅkhāra (hành) lại tái xuất hiện sau thọ (cảm giác), như là phản ứng thèm muốn hay chán ghét. Thèm muốn hay chán ghét phát triển thành bám chấp và trở thành sức đẩy cho một giai đoạn mới của hoạt động tâm, thân. Và như vậy tiến trình tự nuôi dưỡng nó. Mỗi saṅkhāra cho ra một chuỗi sự kiện dẫn đến một saṅkhāra mới, dẫn đến một chuỗi sự kiện mới nữa trong sự lặp lại không ngừng, một vòng lẩn quẩn. Mỗi khi phản ứng, ta lại củng cố thêm nữa thói quen phản ứng của tâm. Mỗi khi ta phát triển sự thèm muốn hay chán ghét, ta lại tăng cường khuynh hướng của tâm để tiếp tục tạo ra chúng. Một khi khuôn mẫu của tâm đã được thiết lập, ta bị mắc kẹt vào trong đó.
The dual function of saṅkhāra is shown in the Chain of Conditioned Arising (see pp. 48 & 49). The second link in the chain is saṅkhāra, which is the immediate precondition for the arising of consciousness, the first of the four mental processes. However, saṅkhāra is also last in the series of processes, following consciousness, perception, and sensation. In this form it reappears, later in the chain, after sensation, as the reaction of craving and aversion. Craving or aversion develop into attachment, which becomes the impetus for a new phase of mental and physical activity. Thus the process feeds on itself. Every saṅkhāra unleashes a chain of events that result in a new saṅkhāra, which unleashes a fresh chain of events in an endless repetition, a vicious circle. Every time that we react, we reinforce the mental habit of reaction. Every time that we develop craving or aversion, we strengthen the tendency of the mind to continue generating them. Once the mental pattern is established, we are caught in it.
Lấy ví dụ, ông A ngăn cản ông B không đạt được điều mong ước. Do đó ông B tin rằng ông A là kẻ xấu và căm ghét. Niềm tin đó không dựa trên sự xem xét cá tính của ông A, mà hoàn toàn dựa trên sự kiện là ông A đã phá hỏng mơ ước của ông B. Niềm tin này khắc sâu vào tiềm thức của ông B, và mỗi lần tiếp xúc sau này với ông A đều bị ảnh hưởng bởi ấn tượng xấu đó, làm khởi sinh cảm giác không ưa thích, tạo ra sự chán ghét mới và củng cố hơn nữa hình tượng xấu về ông A. Ngay cả khi hai người gặp lại nhau sau 20 năm, ông B vẫn nghĩ đến ông A như là một người xấu và lại thấy ghét. Cá tính của ông A có thể đã thay đổi hoàn toàn sau thời gian 20 năm, nhưng ông B phán đoán ông A qua kinh nghiệm quá khứ. Phản ứng không phải với ông A, mà là với một niềm tin về ông A dựa trên phản ứng mù quáng ban đầu, và do đó là thiên lệch.
For example, a man prevents someone from attaining a desired object. The thwarted person believes that man is very bad and dislikes him. The belief is based not on a consideration of the man's character, but only on the fact that he has frustrated the second person's desires. This belief is deeply impressed in the unconscious mind of the thwarted person. Every subsequent contact with that man is coloured by it and gives rise to unpleasant sensation, which produces fresh aversion, which strengthens further the image. Even if the two meet after an interval of twenty years, the person who was thwarted long ago immediately thinks of that man as very bad and again feels dislike. The character of the first man may have changed totally in twenty years, but the second one judges him using the criterion of past experience. The reaction is not to the man himself, but to a belief about him based on the original blind reaction and therefore biased.
Trong một trường hợp khác, ông C giúp ông D đạt được điều mong ước. Ông D được giúp đỡ nên tin rằng ông C là người tốt và ưa thích ông ta. Niềm tin này chỉ dựa trên sự kiện ông C giúp ông toại nguyện chứ không phải dựa trên sự xem xét kỹ cá tính của ông C. Niềm tin tích cực này được ghi vào tiềm thức và ảnh hưởng đến bất cứ sự giao tiếp nào sau đó với ông C, làm khởi sinh cảm giác tốt đẹp, khiến ông D càng thích ông C nhiều hơn, và điều đó củng cố hơn nữa niềm tin rằng ông C là người tốt. Dù bao nhiêu năm qua đi, khi hai người gặp lại nhau, cùng một khuôn mẫu được lặp lại với mỗi lần giao tiếp mới. Ông D phản ứng không phải với chính ông C, mà chỉ là với niềm tin của ông đối với ông C, dựa trên phản ứng mù quáng ban đầu.
In another case, a man helps someone to achieve a desired object. The person who received assistance believes that man is very good, and likes him. The belief is based only on the fact that the man has helped to satisfy the second person's desires, not on careful consideration of his character. The positive belief is recorded in the unconscious and colours any subsequent contact with that man, giving rise to pleasant sensation, which results in stronger liking, which further strengthens the belief. No matter how many years pass before the two meet again, the same pattern repeats itself with each fresh contact. The second person reacts not to the man himself, but only to his belief about him, based on the original blind reaction.
Theo cách này, một saṅkhāra có thể làm khởi sinh một phản ứng mới ngay tức khắc hay trong tương lai xa xôi. Và mỗi phản ứng sau đó lại trở thành nguyên nhân của những phản ứng tiếp theo sau, chắc chắn sẽ tạo thêm nhiều khổ đau hơn nữa. Đây là tiến trình lặp đi lặp lại của các phản ứng, của khổ đau. Chúng ta tưởng rằng ta đang đối diện với thực tại bên ngoài, nhưng thực ra ta đang phản ứng với những cảm giác của ta, vốn đã bị điều kiện hóa bởi những nhận định và phản ứng trước đó của ta. Ngay cả khi ta ngừng tạo ra những hành nghiệp (saṅkhāra) mới kể từ bây giờ, chúng ta vẫn phải đối diện với những hành nghiệp cũ đã tích tụ. Vì kho chứa hành nghiệp cũ này, một khuynh hướng phản ứng sẽ duy trì và bất cứ lúc nào cũng có thể tự biểu hiện, tạo ra những khổ đau mới cho ta. Chừng nào mà những hành nghiệp cũ vẫn còn tồn tại thì ta vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi khổ đau.
In this way a saṅkhāra can give rise to fresh reaction, both immediately and in the distant future. And each subsequent reaction becomes the cause of still further reactions, which are bound to bring nothing but more misery. This is the process of repetition of reactions, of suffering. We assume that we are dealing with external reality when actually we are reacting to our sensations, which are conditioned by our perceptions, which are conditioned by our reactions. Even if from this moment we stop generating new saṅkhāras, still we have to reckon with the accumulated past ones. Because of this old stock, a tendency to react will remain and at any time may assert itself, generating new misery for us. So long as this old conditioning persists, we are not entirely free from suffering.
Làm sao ta có thể xóa sạch những phản ứng cũ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu sâu hơn về tiến trình của pháp thiền Vipassana.
How can one eradicate the old reactions? To find the answer to this question it is necessary to understand more deeply the process of Vipassana meditation.
Dứt trừ nghiệp cũ
Eradicating Old Conditioning
Khi hành thiền Vipassana, nhiệm vụ của ta là chỉ quan sát cảm giác trên toàn thân. Chúng ta không quan tâm đến nguyên nhân của bất kỳ cảm giác cụ thể nào, ta chỉ cần hiểu rằng mỗi một cảm giác đều là biểu hiện của một sự thay đổi bên trong. Sự thay đổi đó có thể bắt nguồn từ tâm hay thân. Hoạt động của tâm và thân liên quan mật thiết với nhau và thường không thể phân biệt được. Bất cứ điều gì xảy ra ở lãnh vực này rất có thể được phản ánh ở lãnh vực kia.
In practising Vipassana, our task is simply to observe sensations throughout the body. The cause of any particular sensation is beyond our concern; it is sufficient to understand that every sensation is an indication of an internal change. The change may be either mental or physical in origin; mind and body function interdependently and often cannot be differentiated. Whatever occurs at one level is likely to be reflected at the other.
Như đã nói trong Chương 2, về mặt vật chất thân thể được cấu tạo bởi các hạ nguyên tử - kalāpa - vốn sinh ra và diệt đi cực kỳ nhanh chóng trong từng khoảnh khắc. Và trong lúc sinh diệt như vậy, chúng biểu hiện những tính chất của vật chất - như trọng lượng, sự kết dính, nhiệt độ, chuyển động - trong vô số kết hợp đa dạng, tạo thành tất cả những cảm giác trong ta.
At the physical level, as discussed in Chapter Two (pp. 25-26), the body is composed of subatomic particles—kalāpas—which every moment arise and pass away with great rapidity. As they do so, they manifest in an infinite variety of combinations the basic qualities of matter—mass, cohesion, temperature, and movement— producing within us the entire range of sensations.
Có bốn nguyên nhân làm khởi sinh kalāpa. Nguyên nhân thứ nhất là thức ăn chúng ta ăn vào, nguyên nhân thứ hai là môi trường ta đang sống. Nhưng bất kỳ điều gì xảy ra trong tâm đều có ảnh hưởng đến cơ thể và có thể là nguyên nhân làm khởi sinh các kalāpa. Vì vậy, các vi tử cũng có thể sinh ra do những phản ứng của tâm ở hiện tại hay do những phản ứng trong quá khứ đã ảnh hưởng đến trạng thái tâm trong hiện tại. Muốn hoạt động, cơ thể cần thức ăn. Tuy nhiên, nếu ta ngưng ăn vào thì cơ thể ta cũng chưa suy sụp ngay. Nếu cần thiết, cơ thể có thể tiếp tục tự nuôi dưỡng trong nhiều tuần lễ bằng cách tiêu thụ năng lượng dự trữ trong các mô. Khi tất cả năng lượng dự trữ đã tiêu thụ hết thì cơ thể sẽ suy sụp và chết: đời sống thể chất chấm đứt.
There are four possible causes for the arising of kalāpas. The first is the food we eat; the second is the environment in which we live. But whatever occurs in the mind has an effect on the body and can be responsible for the arising of kalāpas. Hence particles may also arise because of a mental reaction occurring at the present moment, or because of a past reaction which influences the present mental state. In order to function, the body requires food. If one stops feeding the body, however, it will not collapse at once. It can continue to support itself, if necessary, for weeks by consuming the energy stored in its tissues. When all the stored energy is consumed, at last the body will collapse and die: the physical flow comes to an end.
Cũng theo cách như vậy, tâm đòi hỏi hoạt động để duy trì dòng ý thức. Hoạt động của tâm là saṅkhāra. Trong chuỗi tiến trình duyên khởi, thức (viññāṇa) bắt nguồn từ hành (saṅkhāra) hay sự phản ứng (xem Chương 4). Mỗi phản ứng của tâm tạo ra sự thúc đẩy cho dòng chảy của thức. Và trong khi cơ thể đòi hỏi thức ăn vài ba lần mỗi ngày thì tâm lại đòi hỏi những kích thích mới liên tục. Không có những kích thích, dòng tâm thức không thể tiếp tục dù chỉ trong khoảnh khắc. Chẳng hạn, trong một thời điểm nào đó ta khởi sinh sự chán ghét trong tâm, thức nảy sinh trong thời điểm kế tiếp sẽ là kết quả của sự chán ghét này, và cứ tiếp tục như thế, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Chúng ta tiếp tục lặp lại phản ứng của chán ghét từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác và tiếp tục nạp [nhiên liệu] mới cho tâm.
In the same way the mind requires activity in order to maintain the flow of consciousness. This mental activity is saṅkhāra. According to the chain of conditioned arising, consciousness originates from reaction (see p. 48). Each mental reaction is responsible for giving impetus to the flow of consciousness. And while the body requires food only at intervals throughout the day, the mind requires constant fresh stimulation. Without it, the flow of consciousness cannot continue even for an instant. For example, at a given moment one generates aversion in the mind: in the next moment the consciousness that arises is the product of this aversion, and so on, moment after moment. One keeps repeating the reaction of aversion from one moment to the next, and keeps giving new input to the mind.
Tuy nhiên, bằng cách thực hành thiền Vipassana, thiền sinh học cách không phản ứng. Vào một thời điểm nào đó, hành giả không tạo ra saṅkhāra, không đưa vào tâm kích thích mới nào. Như vậy thì điều gì sẽ xảy ra với dòng tâm thức? Nó không dừng lại ngay. Thay vì vậy, một trong những phản ứng cũ từ quá khứ sẽ xuất hiện lên bề mặt của tâm để duy trì dòng tâm thức. Một phản ứng bị điều kiện hóa từ quá khứ sẽ khởi sinh và trên nền tảng này thức được tiếp tục thêm một khoảng khắc nữa. Điều kiện này sẽ biểu hiện trên bình diện cơ thể bằng cách làm cho một loại kalāpa khởi sinh và ta cảm nhận một cảm giác trong thân. Có thể một saṅkhāra chán ghét trong quá khứ khởi sinh, tự biểu hiện như những vi tử mà chúng ta cảm thấy như một cảm giác nóng bỏng khó chịu trong cơ thể. Nếu ta phản ứng với cảm giác đó bằng sự không thích, thì sự chán ghét mới được tạo ra. Ta lại bắt đầu nạp nhiên liệu mới cho dòng chảy tâm thức và khiến cho những phản ứng tích lũy cũ trong quá khứ không còn cơ hội trồi lên bề mặt ý thức.
By practising Vipassana, however, the meditator learns not to react. At a given moment, he creates no saṅkhāra, he gives no fresh stimulation to the mind. What happens then to the psychic flow? It does not stop at once. Instead, one or another of the accumulated past reactions will come to the surface of the mind in order to sustain the flow. A past conditioned response will arise and from this base consciousness continues for another moment. The conditioning will appear at the physical level by causing a particular type of kalāpa to arise, which one then experiences as sensation within the body. Perhaps a past saṅkhāra of aversion arises, manifesting itself as particles, which one experiences as an unpleasant burning sensation within the body. If one reacts to that sensation with disliking, fresh aversion is created. One has started giving fresh input to the flow of consciousness, and there is no opportunity for another of the stock of past reactions to rise to the conscious level.
Tuy nhiên, nếu một cảm giác khó chịu nảy sinh và ta không phản ứng thì saṅkhāra mới không được tạo thành. Saṅkhāra trồi lên từ những kho tích lũy trong quá khứ sẽ diệt đi. Trong giây phút kế tiếp, một saṅkhāra trong quá khứ lại biểu hiện như cảm giác. Và nếu ta vẫn không phản ứng thì nó sẽ mất đi. Theo cách này, bằng việc duy trì sự bình tâm chúng ta để cho những nghiệp trong quá khứ lần luợt trồi lên bề mặt của tâm, hết cái này đến cái khác, tự biểu hiện thành những cảm giác. Dần dần, bằng cách duy trì ý thức và sự bình tâm đối với cảm giác, ta dứt trừ hết những nghiệp trong quá khứ.
However, if an unpleasant sensation occurs and one does not react, then no new saṅkhāras are created. The saṅkhāra that has arisen from the old stock passes away. In the next moment, another past saṅkhāra arises as sensation. Again, if one does not react, it passes away. In this way, by maintaining equanimity, we allow accumulated past reactions to arise at the surface of the mind, one after another, manifesting themselves as sensations. Gradually, by maintaining awareness and equanimity toward sensation, we eradicate the past conditioning.
Khi các nghiệp của chán ghét vẫn còn thì khuynh hướng của vô thức vẫn còn phản ứng lại bằng sự chán ghét khi gặp bất kỳ kinh nghiệm khó chịu nào trong đời sống. Khi các nghiệp thèm muốn vẫn còn thì tâm vẫn sẽ phản ứng lại bằng sự thèm muốn đối với bất kỳ trường hợp dễ chịu nào. Pháp thiền Vipassana tạo hiệu quả tốt bằng cách bào mòn những phản ứng bị điều kiện hóa này. Khi hành thiền chúng ta tiếp tục gặp những cảm giác dễ chịu hay khó chịu. Bằng cách quan sát mọi cảm giác với sự bình tâm, chúng ta làm suy yếu dần dần và tiêu diệt các khuynh hướng thèm muốn, chán ghét. Khi các phản ứng bị điều kiện hóa thuộc một loại nào đó bị dứt trừ thì ta thoát khỏi những khổ đau loại đó. Và khi tất cả mọi phản ứng bị điều kiện hóa đều được dứt trừ, tâm thức sẽ hoàn toàn giải thoát. Người đã thấu hiểu tiến trình này nói:
So long as conditioning of aversion remains, the tendency of the unconscious mind will be to react with aversion when facing any unpleasant experience in life. So long as conditioning of craving remains, the mind will tend to react with craving in any pleasant situation. Vipassana works by eroding these conditioned responses. As we practise, we keep encountering pleasant and unpleasant sensations. By observing every sensation with equanimity, we gradually weaken and destroy the tendencies of craving and aversion. When the conditioned responses of a certain type are eradicated, one is free of that type of suffering. And when all conditioned responses have been eradicated one after another, the mind is totally liberated. One who well understood this process said,
Các hành nghiệp đều vô thường,
bản tính của chúng là sinh diệt.
Nếu chúng nảy sinh và bị diệt trừ,
sự diệt trừ mang lại chân hạnh phúc.
Impermanent truly are conditioned things,
having the nature of arising and passing away.
If they arise and are extinguished,
their eradication brings true happiness.1
Mọi saṅkhāra (hành nghiệp) nảy sinh và diệt đi, chỉ để rồi lại khởi sinh vào giây phút kế tiếp trong chu kỳ lặp lại không ngừng. Nếu chúng ta phát triển trí tuệ và quan sát một cách khách quan thì chu kỳ lặp lại đó sẽ dừng và sự dứt trừ bắt đầu. Hết lớp này đến lớp khác, những saṅkhāra cũ sẽ trồi lên và bị dứt trừ với điều kiện ta không phản ứng. Càng nhiều saṅkhāra được xóa bỏ thì ta càng hưởng được nhiều hạnh phúc hơn, niềm hạnh phúc của sự thoát khổ. Nếu tất cả các saṅkhāra trong quá khứ bị diệt trừ thì ta sẽ được hưởng hạnh phúc vô biên của sự giải thoát hoàn toàn.
Every saṅkhāra arises and passes away, only in the next moment to arise again in endless repetition. If we develop wisdom and start observing objectively, the repetition stops and eradication begins. Layer after layer, the old saṅkhāras will arise and be eradicated, provided we do not react. As much as the saṅkhāras are eradicated, that much happiness we enjoy, the happiness of freedom from suffering. If all the past saṅkhāras are eradicated, we enjoy the limitless happiness of full liberation.
Phương pháp thiền Vipassana vì vậy là một loại nhịn ăn tinh thần để dứt trừ những hành nghiệp trong quá khứ. Mọi giây phút trong suốt cuộc đời, chúng ta đều tạo ra những phản ứng. Bây giờ, nhờ sự ý thức và bình tâm, chúng ta có được một vài lúc không phản ứng, không tạo ra bất kỳ saṅkhāra nào. Những giây phút đó dù ngắn ngủi đến đâu cũng rất mạnh mẽ, chúng khởi động một tiến trình đảo ngược, tiến trình thanh lọc tâm.
Vipassana meditation therefore is a kind of fasting of the spirit in order to eliminate past conditioning. Every moment for the whole of our lives we have generated reactions. Now, by remaining aware and balanced, we achieve a few moments in which we do not react, do not generate any saṅkhāra. Those few moments, no matter how brief, are very powerful; they set in motion the reverse process, the process of purification.
Để khởi động tiến trình này, chúng ta nhất thiết không được làm gì cả, theo đúng nghĩa đen như vậy. Có nghĩa là, chúng ta phải kiềm chế không được có bất kỳ phản ứng mới nào. Bất kể nguyên nhân của những cảm giác mà ta trải nghiệm có là gì đi nữa, chúng ta cũng chỉ quan sát chúng với sự bình tâm. Chính việc tạo ra ý thức và sự bình tâm sẽ tự động loại trừ những phản ứng cũ, giống như thắp đèn lên xua tan bóng tối trong một căn phòng.
To trigger this process, we must literally do nothing; that is, we must simply refrain from any fresh reaction. Whatever might be the cause of the sensations we experience, we observe them with equanimity. The very act of generating awareness and equanimity will automatically eliminate old reactions, just as lighting a lamp will dispel the darkness from a room.
Có lần, Đức Phật kể câu chuyện về một người bố thí rất nhiều. Nhưng để kết luận, Ngài nói:
The Buddha once told a story about a man who had made great gifts of charity. But in concluding, the Buddha commented,
“Dù cho ông ta có dâng hiến thật nhiều đi nữa cũng không bằng quy y Phật, Pháp, Tăng. Và dù có quy y Phật, Pháp, Tăng cũng không bằng giữ năm giới. Và dù có giữ năm giới cũng không bằng vun trồng thiện ý với tất cả chúng sanh dù chỉ bằng thời gian vắt sữa một con bò. Và dù cho ông có làm tất cả những điều nói trên cũng không bằng phát triển ý thức về vô thường chỉ trong khoảng thời gian một búng ngón tay.”
Even if he had performed the greatest charity, it would have been still more fruitful for him to take refuge with an accepting heart in the enlightened one, in the Dhamma, and in all saintly persons. And had he done so, it would have been still more fruitful for him to undertake with an accepting heart the five precepts. And had he done so, it would have been still more fruitful for him to cultivate good will toward all just for the time it takes to milk a cow. And had he done all of these, it would have been still more fruitful for him to develop the awareness of impermanence just for the time it takes to snap one's fingers.2
Có lẽ thiền giả ý thức về thực tại của những cảm giác trong cơ thể chỉ một khoảnh khắc và không phản ứng vì hiểu được bản tính vô thường của chúng. Ngay cả giây phút ngắn ngủi này vẫn có một hiệu quả mạnh mẽ. Với sự kiên nhẫn, liên tục hành thiền, vài giây phút bình tâm đó sẽ gia tăng, và những giây phút phản ứng sẽ giảm đi. Dần dần, thói quen tạo nghiệp sẽ bị phá vỡ và những nghiệp cũ bị tiêu diệt, cho đến lúc tâm thoát khỏi mọi nghiệp, quá khứ và hiện tại, giải thoát mọi khổ đau.
Perhaps the meditator is aware of the reality of sensations in the body only for a single moment, and does not react because he understands their transient nature. Even this brief moment will have a powerful effect. With patient, repeated, continuous practice, those few moments of equanimity will increase, and the moments of reaction will decrease. Gradually the mental habit of reacting will be broken and the old conditioning eradicated, until the time comes when the mind is freed of all reactions, past and present, liberated from all suffering.
VẤN ĐÁP
Questions and Answers
Câu hỏi: Chiều nay, tôi thử một thế ngồi mới, và tôi đã ngồi được lâu hơn mà không nhúc nhích và giữ được lưng thẳng, nhưng tôi không cảm nhận được nhiều cảm giác. Tôi tự hỏi không biết những cảm giác rồi sẽ trở lại hay tôi phải trở lại thế ngồi cũ?
QUESTION: This afternoon I tried a new position in which it was easy to sit for longer without moving, keeping my back straight, but I could not feel many sensations. I wonder, will the sensations eventually come, or should I go back to the old position?
Thiền sư S. N. Goenka: Đừng cố tạo ra cảm giác bằng cách cố tình chọn một thế ngồi không thoải mái. Nếu đấy là một lối hành thiền đúng đắn, thì chúng tôi đã yêu cầu bạn ngồi trên chỗ đầy đinh. Những sự thái quá như vậy không giúp được gì cả. Bạn hãy chọn một thế ngồi thoải mái, thân được thẳng, và để cảm giác xuất hiện tự nhiên. Chúng sẽ đến vì chúng có ở đó. Có thể bạn đang tìm loại cảm giác mà bạn đã cảm thấy trước đây, nhưng có thể có những loại cảm giác khác.
S. N. GOENKA: Do not try to create sensations by deliberately choosing an uncomfortable position. If that were the proper way to practise, we would ask you to sit on a bed of nails! Such extremes will not help. Choose a comfortable position in which the body is upright, and let the sensations come naturally. Don't try to create them by force; just allow them to happen. They will come, because they are there. It may be that you were looking for sensations of the type you felt before, but there might be something else.
Có nhiều cảm giác tinh tế hơn trước. Trong thế ngồi đầu, rất khó ngồi một lúc mà không cựa quậy.
There were subtler sensations than before. In my first position it was hard to sit more than a short time without moving.
Như vậy là bạn đã tìm được một thế ngồi thích hợp hơn rồi. Bây giờ hãy để cho cảm giác được tự nhiên. Có lẽ những cảm giác thô thiển đã mất hết rồi, và bây giờ bạn phải đương đầu với những cảm giác tinh tế hơn, nhưng tâm bạn chưa đủ bén nhạy để có thể cảm nhận được chúng. Hãy ý thức về hơi thở một thời gian để cho tâm được bén nhạy hơn. Như vậy sẽ giúp bạn định tâm hơn, và dễ dàng cảm nhận được những cảm giác tinh tế.
Then it is good that you have found a more suitable position. Now leave the sensations to nature. Perhaps some gross sensations have passed away and now you must deal with subtler ones, but the mind is not yet sharp enough to feel them. To make it sharper, work on the awareness of respiration for some time. This will improve your concentration and make it easy to feel subtle sensations.
Tôi nghĩ tốt hơn là có những cảm giác thô thiển, vì như vậy có nghĩa là một saṅkhāra cũ đang trồi lên.
I thought it was better if the sensations were gross, because that meant an old saṅkhāra was coming up.
Không nhất thiết như vậy. Một số bất tịnh xuất hiện dưới dạng những cảm giác rất tinh tế. Tại sao bạn lại ao ước những cảm giác thô thiển? Bất cứ điều gì xuất hiện, thô thiển hay tinh tế, việc của bạn là chỉ quan sát mà thôi.
Not necessarily. Certain impurities appear as very subtle sensations. Why crave for gross sensations? Whatever comes, gross or subtle, your job is to observe.
Chúng ta có cần phải nhận biết xem loại cảm giác nào thì đi với loại phản ứng nào hay không?
Should we try to identify which sensation is associated with which reaction?
Làm như vậy là phí sức một cách vô ích. Chẳng khác nào một người đang giặt một miếng vải bẩn mà lại để ý tìm hiểu xem nguyên nhân nào đã làm miếng vải đó bẩn. Làm như vậy chẳng giúp được gì cả. Công việc của người đó là giặt miếng vải mà thôi. Muốn làm như vậy, việc quan trọng là có một miếng xà-phòng và dùng nó đúng cách. Nếu người đó giặt đúng cách, tất cả vết bẩn đều được giặt sạch. Cũng vậy, bạn nhận được xà-phòng của pháp thiền Vipassana; bây giờ hãy dùng nó để tẩy sạch những bất tịnh trong tâm bạn. Nếu bạn tìm kiếm nguyên nhân của những cảm giác cụ thể, bạn đang chơi trò chơi trí thức, và bạn bỏ quên vô thường (anicca) và vô ngã (anatta). Sự trí thức hóa này không thể giúp bạn ra khỏi khổ đau.
That would be a meaningless waste of energy. It would be as if someone washing a dirty cloth stopped to check what caused each stain in the cloth. This would not help him to do his job, which is only to clean the cloth. For this purpose the important thing is to have a piece of laundry soap and to use it in the proper way. If one washes the cloth properly, all the dirt is removed. In the same way you have received the soap of Vipassana; now make use of it to remove all impurities from the mind. If you search for the causes of particular sensations, you are playing an intellectual game and you forget about anicca, about anattā. This intellectualizing cannot help you come out of suffering.
Tôi bối rối không biết ai quan sát và ai hay cái gì đang bị quan sát?
I am confused about who is observing and who or what is being observed.
Không có một lời giải đáp tri thức nào có thể làm bạn thỏa mãn. Bạn phải tự tìm hiểu lấy: “Cái ‘tôi’ là cái gì mà làm tất cả những công việc này? Ai là cái tôi?” Bạn hãy tiếp tục thăm dò, phân tích, và chờ xem có “cái tôi” nào xuất hiện không; nếu có, hãy quan sát nó. Nếu không có gì xuất hiện thì bạn hãy chấp nhận “Ồ, cái ‘tôi’ này chỉ là một ảo tưởng!”
No intellectual answer can satisfy you. You must investigate for yourself: “What is this ‘I' who is doing all this? Who is this ‘I'?” Keep on exploring, analyzing. See whether any ‘I' comes up; if so, observe it. If nothing comes then accept, “Oh, this “I” is an illusion!”
Không có nghiệp nào là tốt hay sao? Tại sao lại phải cố gắng trừ khử chúng đi?
Aren't some types of mental conditioning positive? Why try to eradicate those?
Nghiệp tốt khuyến khích ta hướng về sự giải thoát khỏi khổ đau. Nhưng một khi mục đích đã đạt được thì tất cả các nghiệp, dù tích cực hay tiêu cực cũng phải bỏ lại.Cũng giống việc ta dùng chiếc bè để qua sông. Khi qua sông rồi, ta không đội bè trên đầu mà tiếp tục đi. Bè đã được dùng, bây giờ ta không cần nó nữa, phải bỏ nó lại. Cũng vậy, một người đã được hoàn toàn giải thoát không cần đến nghiệp. Một người giải thoát không phải vì nghiệp tốt, mà vì sự thanh tịnh của tâm.
Positive conditioning motivates us to work toward liberation from suffering. But when that goal is attained, all conditioning is left behind, positive and negative. It is just like using a raft to cross a river. Once the river is crossed, one does not continue on one's journey carrying the raft on one's head. The raft has served its purpose. Now there is no more need for it, and it must be left behind.3 In the same way, one who is fully liberated has no need of conditioning. A person is liberated not because of positive conditioning, but because of purity of mind.
Tại sao khi mới tập thiền Vipassana lại có những cảm giác khó chịu mà về sau có những cảm giác dễ chịu?
Why do we experience unpleasant sensations when we start practising Vipassana, and why do pleasant sensations come later?
Vipassana loại bỏ những bất tịnh thô thiển trước. Khi bạn quét sạch một cái sàn, thì trước hết bạn quét những rác rưởi, đất cát trước, rồi mỗi lần quét sau bạn lại thu nhặt những bụi bặm nhỏ hơn hơn. Vì vậy khi tập thiền Vipassana, những bất tịnh thô thiển của tâm được loại trừ trước, và những bất tịnh vi tế còn lại sẽ xuất hiện dưới dạng những cảm giác dễ chịu. Nếu trở nên ham thích những cảm giác đó thì nguy hiểm. Bởi vậy, bạn phải cẩn thận không được xem kinh nghiệm về những cảm giác dễ chịu là mục đích cuối cùng. Bạn phải tiếp tục quan sát mọi cảm giác một cách khách quan để loại bỏ tất cả những phản ứng bị điều kiện hóa.
Vipassana works by eradicating the grossest impurities first. When you clean a floor, first you sweep together all the rubbish and pieces of dirt, and with each succeeding sweeping you gather finer and finer dust. So in the practice of Vipassana: First the gross impurities of the mind are eradicated and subtler ones remain which appear as pleasant sensations. But there is a danger of developing craving for these pleasant sensations. Therefore you must be careful not to take a pleasant sensory experience as the final goal. You must keep observing every sensation objectively in order to eradicate all conditioned reactions.
Thiền sư nói chúng ta có miếng vải bẩn, và chúng ta có xà-phòng để giặt. Hôm nay tôi cảm thấy như xà-phòng của tôi sắp hết! Sáng nay tôi thiền rất tốt, nhưng chiều nay tôi bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng, tức giận, và nghĩ, “Ôi, có ích gì đâu!” Hình như cứ mỗi khi việc hành thiền có sức mạnh, thì một kẻ thù trong tôi - có thể là cái tự ngã - có cùng một lực với sức thiền, và đánh tôi ngã. Và rồi tôi cảm thấy tôi không còn sức để chiến đấu nữa. Có cách nào tránh để tôi khỏi phải tranh đấu vất vả, một phương pháp hay nào đó!
You said that we have our dirty linen, and we also have the soap to wash it. I feel today as if I almost ran out of soap! This morning my practice was very powerful, but in the afternoon I began to feel really hopeless and angry, and to think, “Oh, what's the use!” It was just as if when the meditation was strong, an enemy inside me— the ego perhaps—matched that strength and knocked me out. And then I felt I did not have the strength to fight it. Is there some way to sidestep so that I don't have to fight so hard, some clever way to do it?
Hãy duy trì sự bình tâm; đó là cách khôn khéo nhất! Những gì bạn trải qua đều rất tự nhiên. Khi bạn thấy mình hành thiền tốt, là tâm được quân bình, và thâm nhập sâu trong vô thức. Nhờ kết quả của sự giải phẫu sâu đó, một nghiệp trong quá khứ bị rúng động và trồi lên bề mặt của tâm. Rồi khi ngồi thiền, bạn phải đối đầu với một trận bão của bất tịnh. Trong trường hợp như vậy, sự bình tâm là điều cốt yếu, vì nếu không, những bất tịnh sẽ áp đảo bạn, và bạn không thể nào hành thiền được. Nếu sự bình tâm bị yếu, bạn hãy ý thức về hơi thở. Khi cơn bão tới, bạn phải thả neo và đợi cho cơn bão qua. Hơi thở là chiếc neo của bạn. Bạn hãy chú tâm vào hơi thở, và cơn bão sẽ qua. Bất tịnh nổi lên trên mặt là một điều tốt, vì bây giờ bạn có cơ hội để quét sạch nó. Nếu bạn giữ được sự bình tâm thì bất tịnh sẽ qua đi một cách dễ dàng.
Maintain equanimity; that is the smartest way! What you have experienced is quite natural. When the meditation seemed to you to be going well, the mind was balanced, and it penetrated deeply into the unconscious. As a result of that deep operation, a past reaction was shaken and came to the surface level of the mind, and in the next sitting you had to face that storm of negativity. In such a situation equanimity is essential, because otherwise the negativity will overpower you, and you cannot work. If equanimity seems weak, start practising the awareness of respiration. When a big storm comes, you have to put down your anchor and wait until it passes away. The breath is your anchor. Work with it and the storm will pass. It is good that this negativity has come to the surface, because now you have the opportunity to clear it out. If you keep equanimity it will pass away easily.
Nếu tôi không thấy đau thì tôi có thật sự gặt hái được thành quả tốt trong sự thực tập này không?
Am I actually getting that much good out of the practice if I don't have pain?
Nếu bạn có ý thức và sự bình tâm, thì dù đau hay không, bạn vẫn tiến bộ như thường. Không bắt buộc là bạn phải thấy đau mới tiến bộ trên con đường. Nếu bạn không đau, thì cứ chấp nhận là không đau. Bạn chỉ có việc quan sát thôi.
If you are aware and balanced, then—pain or no pain—you are certainly progressing. It is not that you must feel pain in order to make progress on the path. If there is no pain, accept that there is no pain. You just observe what is.
Ngày hôm qua tôi có cảm thấy toàn thân tôi như bị tan rã. Tôi cảm thấy như chỉ là một khối rung động khắp nơi.
Yesterday I had an experience in which my entire body felt as if it had dissolved. It felt like it was just a mass of vibrations everywhere.
Rồi sao?
Yes?
Và khi đã xảy ra rồi, tôi nhớ lại khi tôi còn nhỏ tôi cũng có một kinh nghiệm tương tự như vậy. Từ bao nhiêu năm nay tôi tìm cách để có lại kinh nghiệm này, và nó đã đến.
And when this happened, I remembered that when I was a child I had a similar experience. All these years I have been looking for a way to come back to that experience. And then there it was again.
Rồi sao?
Yes?
Dĩ nhiên tôi muốn kinh nghiệm này tiếp tục, và kéo dài. Nhưng nó đã thay đổi và mất đi. Và rồi tôi lại hành thiền chỉ để mong kinh nghiệm đó trở lại, nhưng nó đã không trở lại. Thay vào đó, sáng hôm nay tôi chỉ thấy những cảm giác thô thiển.
So naturally I wanted the experience to continue, I wanted to prolong it. But it changed and passed away. And then I was working just to make it come back again, but it didn't come back. Instead, by this morning I had only gross sensations.
Rồi sao nữa?
Yes?
Rồi tôi nhận thấy tôi đã làm khổ tôi biết bao nhiêu chỉ vì muốn có kinh nghiệm này.
And then I realized how unhappy I was making myself by trying to get that experience.
Và rồi?
Yes?
Và rồi tôi hiểu được rằng thật sự chúng ta tới đây không phải để có một kinh nghiệm cụ thể nào. Có phải vậy không?
And then I realized that in fact we aren't here to get any particular experience. Right?
Phải!
Right.
Chúng ta đến đây thật ra để quan sát mọi kinh nghiệm mà không phản ứng. Có phải vậy không?
That in fact we are here to learn to observe every experience without reacting. Right?
Phải!
Right.
Vậy pháp thiền này thật ra là để phát triển sự bình tâm. Có phải vậy không?
So what this meditation is really about is developing equanimity. Right?
Phải!
Right!
Với tôi dường như việc xóa sạch những saṅkhāra (hành nghiệp) cũ trong quá khứ phải mất một thời gian kéo dài mãi mãi.
It seems to me that it would take forever to eliminate all past saṅkhāras one by one.
Hẳn đúng là như vậy nếu như mỗi một khoảnh khắc bình tâm có nghĩa là bớt đi chính xác một saṅkhāra của quá khứ. Nhưng trong thực tế, sự ý thức về các cảm giác đưa bạn đến tầng sâu thẳm nhất của tâm và cho phép bạn chặt đứt những gốc rễ của hành nghiệp quá khứ. Theo cách này, trong một thời gian tương đối ngắn bạn có thể dứt trừ toàn bộ những saṅkhāra phức tạp, miễn là ý thức và sự bình tâm của bạn đủ mạnh mẽ.
That would be so if one moment of equanimity meant exactly one less saṅkhāra of the past. But in fact awareness of sensations takes you to the deepest level of the mind and allows you to cut the roots of past conditioning. In this way in a relatively short time you can eliminate entire complexes of saṅkhāras provided your awareness and equanimity are strong.
Vậy thì tiến trình đó sẽ mất bao lâu?
Then how long should the process take?
Điều đó tùy thuộc vào khối saṅkhāra mà bạn phải dứt trừ đó lớn đến mức nào và sức thiền của bạn mạnh mẽ đến đâu. Bạn không thể đo lường được kho chứa những thứ trong quá khứ, nhưng bạn có thể chắc chắn rằng khi bạn thực hành thiền càng nghiêm túc thì sẽ càng đạt đến sự giải thoát nhanh chóng hơn. Hãy tiếp tục nỗ lực kiên định hướng đến mục tiêu đó. Chắc chắn rồi bạn sẽ đạt đến mục tiêu, nhưng càng sớm càng tốt hơn.
That depends on how great a stock of saṅkhāras you have to eliminate, and how strong your meditation is. You cannot measure the past stock but you can be sure that the more seriously you meditate, the more quickly you are approaching liberation. Keep working steadfastly toward that goal. The time is bound to come— sooner rather that later—when you will reach it.
KHÔNG GÌ NGOÀI CÁI THẤY
Nothing But Seeing
Có một nhà tu ẩn dật sống ở nơi mà ngày nay là Bombay, là một người rất thánh thiện. Tất cả những người đã gặp ông đều kính trọng vì sự thanh tịnh của tâm hồn ông, và nhiều người cho rằng ông nhất định đã được hoàn toàn giải thoát. Nghe người ta xưng tụng về mình như vậy, dĩ nhiên ông tự nghĩ: “Có lẽ ta thật sự được hoàn toàn giải thoát.” Nhưng là một người thành thật, ông tự xét mình cẩn thận và thấy rằng trong tâm ông vẫn còn những dấu vết bất tịnh. Lẽ dĩ nhiên, chừng nào bất tịnh còn, thì ông không thể đạt tới giai đoạn hoàn toàn thánh thiện được. Vì vậy ông hỏi những người đến thăm viếng ông: “Hiện nay có người nào trên thế gian này được coi là hoàn toàn giải thoát không?”
There lived a recluse near where Bombay now stands, a very saintly man. All who met him revered him for his purity of mind, and many claimed that he must be fully liberated. Hearing himself described in such high terms, naturally this man began to wonder, “Perhaps I am in fact fully liberated.” But being an honest person, he examined himself carefully and found that there were still traces of impurities in his mind. Surely as long as impurities remained, he could not have reached the stage of perfect saintliness. So he asked those who came to pay respects to him, “Is there not anyone else in the world today who is known to be fully liberated?”
“Ồ, thưa ngài có,” họ trả lời, “có một vị sư Gotama, được gọi là Phật, sống ở thành phố Savatthi. Được biết người này đã hoàn toàn giải thoát, và ông dạy phương pháp mà nhờ đó mọi người có thể đạt được giải thoát.”
“Oh yes sir,” they replied, “there is the monk Gotama, called the Buddha, who lives in the city of Sāvatthī. He is known to be fully liberated, and he teaches the technique by which one can achieve liberation.”
“Ta phải đến gặp người này,” nhà tu ẩn dật quyết định. “Ta phải học ở người đó con đường dẫn đến giải thoát hoàn toàn.” Và ông ta đã đi từ Bombay qua Trung Ấn và cuối cùng đến Savatthi, ngày nay là tiểu bang Uttar Pradesh, ở Bắc Ấn. Tới Savatthi, ông tìm tới thiền viện của Đức Phật, và hỏi có thể gặp được Phật ở đâu.
“I must go to this man,” the recluse resolved. “I must learn from him the way to become fully liberated.” So he started walking from Bombay across all of central India and came at last to Sāvatthī, which is in the modern-day state of Uttar Pradesh, in northern India. Having arrived in Sāvatthī he made his way to the meditation center of the Buddha, and asked where he might find him.
“Ngài đã đi ra ngoài,” một vị sư trả lời. “Ngài vào thành phố để khất thực. Ông hãy đợi ở đây và nghỉ ngơi; chẳng mấy chốc Ngài sẽ trở về.”
“He has gone out,” one of the monks replied. “He has gone to beg for his meal in the city. Wait here and rest from your journey; he will return shortly.”
“Ồ, không được, tôi không thể chờ được. Tôi không còn thời gian để đợi nữa! Hãy chỉ cho tôi Ngài đi lối nào và tôi sẽ theo.”
“Oh no, I cannot wait. I have no time to wait! Show me which way he has gone and I shall follow.”
“Được, ông đi lối này, nếu ông nhất định đi, ông có thể gặp Ngài trên đường.”
“Well if you insist, there is the road he took. If you like, you can try to find him along the way.”
Chẳng để phí một giây, nhà ẩn dật lên đường, và đi thẳng vào trung tâm thành phố. Ở đây ông thấy một vị sư đang đi từng nhà để khất thực. Một bầu không khí thanh bình và hòa hợp bao phủ vị này khiến nhà tu ẩn dật tin chắc đây là Đức Phật, và ngay ở giữa phố, ông quỳ xuống, và ôm lấy chân ngài. “Bạch ngài”, ông nói, “Con được biết ngài đã hoàn toàn giải thoát, và Ngài dạy con đường dẫn đến giải thoát. Xin Ngài hãy dạy phương pháp này cho con.”
Without wasting a moment the recluse set off again, and came to the centre of the city. There he saw a monk going from house to house to beg for his food. The wonderful atmosphere of peace and harmony which surrounded this person convinced the recluse that he must be the Buddha, and asking a passer-by he found that it was indeed so.
There in the middle of the street, the recluse approached the Buddha, bowed down, and caught hold of his feet. “Sir,” he said, “I am told that you are fully liberated, and that you teach a way to achieve liberation. Please teach this technique to me.”
Đức Phật nói: “Được chứ, ta có dạy phương pháp đó, và ta có thể dạy cho ông. Nhưng bây giờ không đúng lúc và đúng chỗ. Hãy về chờ ta ở thiền viện. Ta sẽ về ngay và dạy cho ông phương pháp đó.”
The Buddha said, “Yes, I teach such a technique, and I can teach it to you. But this is not the proper time or place. Go and wait for me at my meditation center. I'll soon return and teach you the technique.”
“Bạch Ngài, không được. Con không thể chờ đợi được.”
“Oh no sir, I cannot wait.”
“Sao vậy, nửa giờ mà không chờ được sao?”
“What, not for half an hour?”
“Bạch Ngài, không được, con không thể chờ được. Ai mà biết được? Trong nửa giờ nữa con có thể chết. Trong nửa giờ nữa, Ngài có thể chết. Trong nửa giờ nữa, tất cả niềm tin của con với Ngài có thể không còn nữa, và như vậy con không thể học được phương pháp của Ngài. Bạch Ngài, bây giờ là đúng lúc. Xin Ngài hãy dạy con ngay bây giờ!”
“No sir, I cannot wait! Who knows? In half an hour I may die. In half an hour you may die. In half an hour all the confidence I have in you may die, and then I shan't be able to learn this technique. Now, sir, is the time. Please teach me now!”
Đức Phật nhìn ông ta, và thấy rằng: “Quả vậy, người này không còn sống được bao lâu; chỉ trong vài phút nữa ông ta sẽ chết. Ông ta phải được dạy Pháp ngay bây giờ, tại đây.” Và làm sao để dạy Pháp trong khi đứng giữa đường? Đức Phật chỉ nói vài lời, nhưng trong vài lời đó chứa đựng toàn bộ giáo lý của Ngài: “Khi nhìn chỉ có cái thấy; khi nghe chỉ có cái nghe; khi ngửi, nếm, sờ mó, chỉ có cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm; khi hay biết chỉ có cái nhận biết.” Khi có sự tiếp xúc qua sáu cửa giác quan, không được có sự đánh giá, cũng không có sự nhận thức chi phối bởi định kiến. Một khi nhận định đánh giá là tốt hay xấu, thì ta nhìn đời một cách méo mó vì phản ứng mù quáng cũ của ta. Để giải thoát tâm khỏi mọi sự điều kiện hóa, ta phải học cách ngừng đánh giá dựa trên những phản ứng trong quá khứ, và có ý thức tỉnh giác mà không đánh giá cũng không phản ứng.
The Buddha looked at him and saw, “Yes, this man has little time left; he will die in just a few minutes. He must be given Dhamma here and now.” And how to teach Dhamma while standing in the middle of the street? He spoke only a few words, but those words contained the entire teaching: “In your seeing, there should be only seeing; in your hearing nothing but hearing; in your smelling, tasting, touching nothing but smelling, tasting, touching; in your cognizing, nothing but cognizing.” When contact occurs through any of the six bases of sensory experience, there should be no valuation, no conditioned perception. Once perception starts evaluating any experience as good or bad, one sees the world in a distorted way because of one's old blind reactions. In order to free the mind from all conditioning, one must learn to stop evaluating on the basis of past reactions and to be aware, without evaluating and without reacting.
Nhà tu ẩn dật là một người có tâm thanh tịnh đến nỗi chỉ nghe vài lời chỉ dẫn cũng đủ cho ông rồi. Ông ta ngồi xuống bên đường và chú tâm vào thực tại bên trong. Không đánh giá, không phản ứng; ông chỉ quan sát sự thay đổi của tiến trình bên trong ông.
The recluse was a man of such pure mind that these few words of guidance were enough for him. There by the side of the road, he sat down and fixed his attention on the reality within. No valuation, no reaction; he simply observed the process of change within himself.
Và trong vài phút còn lại của cuộc đời, ông đã đạt được mục đích cuối cùng, ông đã hoàn toàn được giải thoát.
And within the few minutes left to him to live, he attained the final goal, he became fully liberated.4

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Kinh Phổ Môn


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Nguồn chân lẽ thật

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.207.196 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...