Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Phụ lục A: Tầm quan trọng của vedana (cảm giác) trong giáo huấn của Đức Phật »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Phụ lục A: Tầm quan trọng của vedana (cảm giác) trong giáo huấn của Đức Phật

Donate

(Lượt xem: 8.107)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Phụ lục A: Tầm quan trọng của vedana (cảm giác) trong giáo huấn của Đức Phật

Appendix A. THE IMPORTANCE OF VEDANĀ IN THE TEACHING OF THE BUDDHA





Giáo huấn của Đức Phật là một hệ thống để phát triển sự nhận hiểu về tự thân làm phương tiện cho sự chuyển hóa tự thân. Bằng cách đạt đến hiểu biết thực nghiệm về bản tánh của chính mình, chúng ta có thể loại trừ những hiểu biết lệch lạc khiến ta hành động sai lầm và làm khổ chính mình. Chúng ta học cách hành xử phù hợp với thực tại và do đó đưa tới một cuộc sống phong phú, hữu ích và hạnh phúc.
The teaching of the Buddha is a system for developing self-knowledge as a means to self-transformation. By attaining an experiential understanding of the reality of our own nature, we can eliminate the misapprehensions that cause us to act wrongly and to make ourselves unhappy. We learn to act in accordance with reality and therefore to lead productive, useful, happy lives.
Trong Satipaṭṭhāna Sutta, Kinh về Thiết Lập Ý Thức (Tứ Niệm Xứ) Đức Phật đưa ra một phương pháp thực tiễn để phát triển sự nhận hiểu về tự thân qua việc tự quan sát. Phương pháp này là thiền Vipassana.
In the Satipaṭṭhāna Sutta, the “Discourse on the Establishing of Awareness,” the Buddha presented a practical method for developing self-knowledge through self-observation. This technique is Vipassana meditation.
Bất cứ cố gắng nào để quan sát sự thật về tự thân mình đều sẽ lập tức phát hiện cái được gọi là “ta” có hai phương diện, thể chất và tinh thần, thân và tâm. Chúng ta phải học cách quan sát cả hai. Nhưng làm sao chúng ta có thể thực sự trải nghiệm được thực tại của thân và tâm? Chấp nhận những giải thích của người khác hoặc chỉ hoàn toàn dựa vào tri thức không thôi đều chưa đủ. Cả hai đều có thể hướng dẫn ta trong công việc khám phá tự thân, nhưng mỗi chúng ta nhất thiết phải trực tiếp khám phá và trải nghiệm thực tại ngay trong bản thân mình.
Any attempt to observe the truth about oneself immediately reveals that what one calls “oneself” has two aspects, physical and psychic, body and mind. We must learn to observe both. But how can we actually experience the reality of body and mind? Accepting the explanations of others is not sufficient, nor is depending on merely intellectual knowledge. Both may guide us in the work of self-exploration, but each of us must explore and experience reality directly within ourselves.
Mỗi chúng ta trải nghiệm thực tại của thân bằng cách cảm nhận, bằng cách dựa vào những cảm giác nảy sinh trên thân. Với mắt nhắm, chúng ta biết mình có hai tay và những bộ phận khác bởi vì chúng ta cảm thấy chúng. Giống như một quyển sách có bìa và nội dung, cơ cấu thể xác có một thực tại khách quan, bên ngoài - cơ thể (kāya) và một thực tại chủ quan, bên trong của những cảm giác (vedanā). Chúng ta hiểu được quyển sách bằng cách đọc hết chữ nghĩa trong sách; ta trải nghiệm thân thể bằng sự cảm nhận các cảm giác. Không ý thức được cảm giác thì không có sự hiểu biết trực tiếp về cấu trúc vật lý [của thân thể]. Cả hai không tách rời nhau.
We each experience the reality of the body by feeling it, by means of the physical sensations that arise within it. With eyes closed we know that we have hands, or any of the other parts of the body, because we can feel them. As a book has external form and internal content, the physical structure has an external, objective reality—the body (kāya)—and an internal, subjective reality of sensation (vedanā). We digest a book by reading all the words in it; we experience the body by feeling sensations. Without awareness of sensations there can be no direct knowledge of the physical structure. The two are inseparable.
Tương tự như thế, cơ cấu tinh thần có thể phân tích thành hình thức và nội dung: tâm (citta) và những gì khởi sinh trong tâm (dhamma) - bất cứ ý nghĩ, cảm xúc, ký ức, hy vọng, sợ hãi, bất cứ sự kiện tinh thần nào. Cũng như cơ thể và cảm giác không thể trải nghiệm một cách riêng rẽ, ta cũng không thể quan sát tâm mà không bao gồm nội dung của tâm. Cả tâm lẫn thân đều liên quan mật thiết với nhau. Những gì xảy ra ở phần này đều biểu hiện ở phần kia. Đây là khám phá chính yếu của Đức Phật đồng thời cũng là giáo huấn của Ngài. Ngài mô tả: “Những gì khởi sinh trong tâm đều có cảm giác đi kèm.” Do đó, quan sát cảm giác cho ta phương tiện để nghiên cứu toàn thể con người, thể chất cũng như tinh thần.
Similarly, the physic structure can be analyzed into form and content: the mind (citta) and whatever arises in the mind (dhamma)—any thought, emotion, memory, hope, fear, any mental event. As body and sensation cannot be experienced separately, so one cannot observe the mind apart from the contents of the mind. But mind and matter are also closely interrelated. Whatever occurs in one is reflected in the other. This was a key discovery of the Buddha, of crucial significance in his teaching. As he expressed it, “Whatever arises in the mind is accompanied by sensation.”1 Therefore observation of sensation offers a means to examine the totality of one's being, physical as well as mental.
Bốn hình thức của sự thật đều nằm trong mỗi con người: phương diện thể chất và cảm giác, phương diện tinh thần và nội dung. Chúng cung cấp bốn đề tài trong Satipatthana Sutta, bốn phương cách để thiết lập ý thức, bốn lợi điểm để quan sát hiện tượng về con người. Để cho sự tìm hiểu được trọn vẹn, mọi khía cạnh cần được trải nghiệm. Cả bốn đều có thể trải nghiệm bằng cách quan sát vedana (cảm giác).
These four dimensions of reality are common to every human being: the physical aspects of body and sensation, the psychic aspects of mind and its content. They provide the four divisions of the Satipaṭṭhāna Sutta, the four avenues for the establishing of awareness, the four vantage points for observing the human phenomenon. If the investigation is to be complete, every facet must be experienced. And all four can be experienced by observing vedanā.
Vì lý do này, Đức Phật đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vedanā. Trong kinh Brahmajāla, một trong những kinh quan trọng bậc nhất, Ngài nói: “Bậc Giác Ngộ đã giải thoát và thoát khỏi mọi bám chấp nhờ vào việc thấy rõ hết thảy chúng chỉ là sự sinh diệt của cảm giác, sự tùy thuộc vào cảm giác, sự nguy hiểm của cảm giác, sự xa lìa cảm giác.” Ngài dạy, ý thức về cảm giác là điều kiện tiên quyết để hiểu được Tứ Diệu Đế: “Đối với người trải nghiệm cảm giác, ta chỉ cho con đường để thực chứng những gì là khổ, nguồn gốc của khổ, sự chấm dứt của khổ và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ.”
For this reason the Buddha specially stressed the importance of awareness of vedanā. In the Brahmajāla Sutta, one of his most important discourses, he said, “The enlightened one has become liberated and freed from all attachments by seeing as they really are the arising and passing away of sensations, the relishing of them, the danger of them, the release from them.”2 Awareness of vedanā, he stated, is a prerequisite for the understanding of the Four Noble Truths: “To the person who experiences sensation I show the way to realize what is suffering, its origin, its cessation, and the path leading to its cessation.”3
Vedanā thực sự là gì? Đức Phật mô tả bằng nhiều cách khác nhau. Ngài nói vedanā là một trong bốn tiến trình tạo thành tâm (tức là thọ hay cảm thọ). (Xem Chương 2) Tuy nhiên, khi định nghĩa vedanā một cách chính xác hơn Ngài nói vedanā bao gồm cả hai khía cạnh tinh thần và thể chất. Chỉ có riêng thể chất, ta không cảm thấy gì nếu không có sự hiện diện của tâm. Ví dụ, không có cảm giác trong một xác chết. Đó là do tâm cảm nghiệm, nhưng những gì tâm cảm nghiệm đều có một phần không thể tách rời là thân.
What exactly is vedanā? The Buddha described it in various ways. He included vedanā among the four processes that compose the mind (see Chapter Two). However, when defining it more precisely he spoke of vedanā as having both mental and physical aspects.4 Matter alone cannot feel anything if the mind is not present: in a dead body, for example, there are no sensations. It is the mind that feels, but what it feels has an inextricable physical element.
Phần thể chất này giữ địa vị chính yếu trong sự thực hành giáo huấn của Đức Phật. Mục đích của sự thực hành là để phát triển trong chúng ta khả năng đối phó với những thăng trầm trong cuộc sống một cách bình tâm. Chúng ta học cách làm được như thế bằng cách quan sát với sự bình tâm những gì xảy ra trong thân thể. Với sự bình tâm này, chúng ta có thể dứt bỏ thói quen phản ứng mù quáng. Thay vào đó, chúng ta có thể lựa chọn một phương cách hữu hiệu nhất để hành xử trong mọi tình huống.
This physical element is of central importance in practising the teaching of the Buddha. The purpose of the practice is to develop in us the ability to deal with all the vicissitudes of life in a balanced way. We learn to do so in meditation by observing with equanimity whatever happens within ourselves. With this equanimity, we can break the habit of blind reaction, and instead can choose the most beneficial course of action in any situation.
Bất cứ những gì chúng ta trải nghiệm trong đời đều phải qua năm giác quan và tâm ý. Theo tiến trình Duyên Khởi, ngay khi có sự tiếp xúc với một trong những giác quan này, sự tiếp xúc với bất cứ hiện tượng nào, thân hoặc tâm, lập tức cảm giác nảy sinh. Nếu không chú ý đến những gì xảy ra trong thân, chúng ta không ý thức được cảm giác ở tầng lớp nhận thức. Vì vô minh, một phản ứng vô ý thức đối với cảm giác khởi sự, một thoáng thích hay không thích sau đó biến thành thèm muốn hoặc chán ghét. Phản ứng này được lặp đi lặp lại và gia tăng cường độ vô số lần trước khi tạo thành ấn tượng trong tâm nhận thức. Nếu chỉ chú trọng đến những gì xảy ra ở tâm nhận thức, một thiền giả chỉ ý thức được tiến trình này sau khi phản ứng đã xảy ra và đã hội tụ đủ sức mạnh nguy hiểm để khống chế người đó. Họ cho phép tia nháng lửa của cảm giác tạo ra ngọn lửa dữ dội trước khi dập tắt nó và tạo ra những khó khăn không cần thiết. Nhưng nếu biết cách quan sát cảm giác trong người một cách khách quan, họ có thể để cho những tia nháng tàn rụi mà không gây ra một đám cháy lớn. Bằng cách chú trọng đến phương diện thể chất, họ ý thức được vedanā (cảm giác) ngay khi chúng nảy sinh và tránh không phản ứng.
Whatever we experience in life is encountered through the six gates of perception, the five physical senses and the mind. And according to the Chain of Conditioned Arising, as soon as a contact occurs at any of these six gates, as soon as we encounter any phenomenon, physical or mental, a sensation is produced (see above, p. 49). If we do not give attention to what happens in the body, we remain unaware, at the conscious level, of the sensation. In the darkness of ignorance an unconcious reaction begins toward the sensation, a momentary liking or disliking, which develops into craving or aversion. This reaction is repeated and intensified innumerable times before it impinges on the conscious mind. If meditators give importance only to what happens in the conscious mind, they become aware of the process after the reaction has occurred and gathered dangerous strength, sufficient to overwhelm them. They allow the spark of sensation to ignite a raging fire before trying to extinguish it, needlessly making difficulties for themselves. But if they learn to observe the sensations within the body objectively, they permit each spark to burn itself out without starting a conflagration. By giving importance to the physical aspect, they become aware of vedanā as soon as it arises, and can prevent any reactions from occurring.
Khía cạnh vật lý của vedanā rất quan trọng vì nó cho ta kinh nghiệm rõ ràng, cụ thể về thực tại vô thường trong bản thân. Sự thay đổi xảy ra không ngừng từng giây phút trong cơ thể chúng ta thể hiện bằng cảm giác. Sự vô thường phải được trải nghiệm tại tầng lớp này. Quan sát sự thay đổi liên tục của cảm giác khiến ta chứng nghiệm được bản chất phù du của mình. Sự chứng ngộ này cho thấy tính chất vô nghĩa của sự bám chấp vào những gì quá hư ảo. Do đó, sự trải nghiệm trực tiếp về anicca (vô thường) đương nhiên làm khởi sinh sự chán lìa, nhờ đó ta không những tránh được những phản ứng mới với thèm muốn và chán ghét mà còn xóa bỏ được ngay cả thói quen phản ứng. Bằng cách này, ta dần dần giải thoát tâm khỏi mọi khổ đau. Nếu không bao gồm phương diện thể chất thì sự ý thức vedanā (cảm giác) vẫn chỉ là một phần, không trọn vẹn. Bởi vậy Đức Phật nhấn mạnh nhiều lần đến tầm quan trọng của sự chứng nghiệm về vô thường qua cảm giác. Ngài nói:
The physical aspect of vedanā is particularly important because it offers vivid, tangible experience of the reality of impermanence within ourselves. Change occurs at every moment within us, manifesting itself in the play of sensations. It is at this level that impermanence must be experienced. Observation of the constantly changing sensations permits the realization of one's own ephemeral nature. This realization makes obvious the futility of attachment to something that is so transitory. Thus the direct experience of anicca automatically gives rise to detachment, with which one can not only avert fresh reactions of craving or aversion, but also eliminate the very habit of reacting. In this way one gradually frees the mind of suffering. Unless its physical aspect is included, the awareness of vedanā remains partial and incomplete. Therefore the Buddha repeatedly emphasized the importance of the experience of impermanence through physical sensations. He said,
“Những ai nỗ lực liên tục
ý thức về cơ thể,
tránh dữ, làm lành,
những người như thế,
ý thức với sự hiểu biết thấu đáo,
thoát khỏi mọi bất tịnh.”
Those who continually make efforts
to direct their awareness toward the body,
who abstain from unwholesome actions
and strive to do what should be done,
such people, aware, with full understanding,
are freed from their defilements.5
Nguồn gốc của khổ đau là taṇhā, thèm muốn và chán ghét. Thông thường, có vẻ như chúng ta sinh ra thèm muốn và chán ghét đối với những đối tượng mà chúng ta tiếp xúc qua năm giác quan và tâm ý. Tuy nhiên Đức Phật tìm thấy là giữa đối tượng và sự phản ứng có một mắt xích bị bỏ quên: vedanā (cảm giác). Khi chúng ta biết cách quan sát mà không phản ứng với sự thèm muốn hay chán ghét thì nguyên nhân của khổ đau không còn nảy sinh và khổ đau bị diệt trừ. Do đó quan sát cảm giác là điều thiết yếu trong sự thực hành giáo huấn của Đức Phật. Sự quan sát phải ở tầng lớp cảm giác nếu muốn cho sự ý thức được trọn vẹn. Với sự ý thức về cảm giác chúng ta có thể thâm nhập cội nguồn của phiền não và diệt trừ được chúng. Chúng ta có thể quan sát bản chất của mình ở tận bề sâu và tự giải thoát mình khỏi mọi khổ đau.
The cause of suffering is taṇhā, craving and aversion. Ordinarily it appears to us that we generate reactions of craving and aversion toward the various objects that we encounter through the physical senses and the mind. The Buddha, however, discovered that between the object and the reaction stands a missing link: vedanā. We react not to the exterior reality but to the sensations within us. When we learn to observe sensation without reacting in craving and aversion, the cause of suffering does not arise, and suffering ceases. Therefore observation of vedanā is essential in order to practise what the Buddha taught. And the observation must be at the level of physical sensation if the awareness of vedanā is to be complete. With the awareness of physical sensation we can penetrate to the root of the problem and remove it. We can observe our own nature to the depths and can liberate ourselves from suffering.
Với hiểu biết về tầm quan trọng cốt lõi của sự quan sát cảm giác trong giáo huấn của Đức Phật, chúng ta có được tuệ giác mới về kinh Satipaṭṭhāna (Kinh Tứ niệm xứ). Kinh này bắt đầu bằng cách nêu lên mục đích của satipaṭṭhāna, sự thiết lập ý thức, đó là “thanh lọc tâm chúng sinh, vượt qua buồn rầu, phiền muộn, chấm dứt khổ đau tinh thần và thể xác, thực hành con đường của sự thật, tự chứng sự thật tối hậu, nibbāna.” Sau đó kinh giải thích ngắn gọn làm sao thực hiện được mục tiêu này:
By understanding the central importance of the observation of sensation in the teaching of the Buddha, one can gain fresh insight into the Satipaṭṭhāna Sutta.6 The discourse begins by stating the aims of satipaṭṭhāna, of establishing awareness: “the purification of beings; the transcending of sorrow and lamentation; the extinguishing of physical and mental suffering; the practising of a way of truth: the direct experience of the ultimate reality, nibbāna.”7 It then briefly explains how to achieve these goals:
“Ở đây thiền giả không ngừng tu tập với sự hiểu biết thấu đáo và ý thức, quan sát thân trong thân, quan sát cảm giác trong cảm giác, quan sát tâm trong tâm, quan sát nội dung của tâm trong nội dung của tâm, lìa bỏ sự thèm muốn và chán ghét đối với thế gian.”
“Here a meditator dwells ardent with thorough understanding and awareness, observing body in body, observing sensations in sensations, observing mind in mind, observing the contents of the mind in the contents of the mind, having abandoned craving and aversion toward the world.”8
Ý nghĩa của “quan sát thân trong thân, cảm giác trong cảm giác”, và những câu tương tự là gì? Đối với một thiền giả Vipassana, câu này hết sức sáng tỏ. Cơ thể, cảm giác, tâm và nội dung của tâm là bốn hình thức của một con người. Để hiểu đúng đắn hiện tượng này về con người, mỗi chúng ta phải trực tiếp trải nghiệm được thực tại của bản thân. Để đạt được sự tự chứng này, thiền giả phải phát triển hai phẩm chất: ý thức (sati) và sự hiểu biết thấu đáo (sampajañña). Tiêu đề của kinh là “Sự thiết lập ý thức” nhưng sự ý thức sẽ không trọn vẹn nếu thiếu sự hiểu biết, tuệ giác vào chiều sâu bản chất của chính mình, vào sự vô thường của hiện tượng mà ta gọi là “cái ta”. Sự thực hành satipaṭṭhāna cho phép thiền giả chứng nghiệm được bản chất phù du của chính mình. Khi đã có sự tự chứng này thì ý thức được thiết lập một cách vững vàng - ý thức đúng đắn đưa đến sự giải thoát. Sau đó sự thèm muốn và chán ghét tự động biến mất, không chỉ đối với thế giới bên ngoài mà còn đối với thế giới nội tâm, nơi sự thèm muốn và chán ghét bám rễ rất sâu và thường bị bỏ sót - sự bám chấp tự động và sâu đậm vào thân và tâm của mình. Khi nào sự bám chấp dưới đáy sâu này còn tồn tại thì ta chưa hết khổ.
What is meant by “observing body in body, sensations in sensations” and so forth? For a Vipassana meditator, the expression is luminous in its clarity. Body, sensations, mind, and mental contents are the four dimensions of a human being. To understand this human phenomenon correctly, each of us must experience the reality of ourselves directly. To achieve this direct experience, the meditator must develop two qualities: awareness (sati) and thorough understanding (sampajañña). The discourse is called “The Establishing of Awareness,” but awareness is incomplete without understanding, insight into the depths of one's own nature, into the impermanence of this phenomenon that one calls “I.” The practice of satipaṭṭhāna leads the meditators to realize their essentially ephemeral nature. When they have had this personal realization, then awareness is firmly established—right awareness leading to liberation. Then automatically craving and aversion disappear, not just toward the external world but also toward the world within, where craving and aversion are most deep-seated, and most often overlooked—in the unthinking, visceral attachment to one's own body and mind. So long as this underlying attachment remains, one cannot be liberated from suffering.
Kinh “Thiết Lập Ý thức” trước hết đề cập đến sự quan sát cơ thể. Đây là khía cạnh hiển nhiên nhất trong cơ cấu vật chất - tinh thần, do đó là khởi điểm thích hợp để bắt đầu công việc tự quan sát. Từ khởi điểm này, sự quan sát cảm giác, tâm và nội dung của tâm tiến triển một cách tự nhiên. Kinh giải thích là có nhiều phương cách để quan sát cơ thể. Đầu tiên và thông thường nhất là quan sát hơi thở. Một cách khác là bắt đầu quan sát những hoạt động của cơ thể. Nhưng dù bắt đầu bằng cách nào đi nữa cũng đều có những trạm phải đi qua trên con đường đến mục đích cuối cùng. Những trạm này được mô tả trong một đoạn có tầm quan trọng thiết yếu của bản kinh:
The "Discourse on the Establishing of Awareness" first discusses observation of the body. This is the most apparent aspect of the mental-physical structure, and hence the proper point from which to begin the work of self-observation. From here observation of sensations, of mind, and of mental contents naturally develops. The discourse explains several ways to begin observing the body. The first and most common is awareness of respiration. Another way to begin is by giving attention to bodily movements. But no matter how one starts the journey, there are certain stages through which one must pass on the way to the final goal. These are described in a paragraph of crucial importance in the discourse:
“Theo cách này thiền giả chú tâm quan sát thân trong thân, bên trong hay bên ngoài, hoặc cả bên trong lẫn bên ngoài. Thiền giả chú tâm quan sát hiện tượng nảy sinh trong thân. Thiền giả chú tâm quan sát hiện tượng diệt mất trong thân. Thiền giả chú tâm quan sát hiện tượng sinh và diệt trong thân. Bây giờ ý thức tự hiển hiện đối với thiền giả, “Đây là thân.” Ý thức này phát triển tới mức độ chỉ còn sự hiểu biết và sự quan sát tồn tại, và thiền giả luôn luôn buông xả không còn bám víu vào điều gì trên thế gian.”
In this way he dwells observing body in body internally or externally, or both internally and externally. He dwells observing the phenomenon of arising in the body. He dwells observing the phenomenon of passing away in the body. He dwells observing the phenomenon of arising and passing away in the body. Now the awareness presents itself to him, “This is body.'' This awareness develops to such an extent that only understanding and observation remain, and he dwells detached without clinging to anything in the world.9
Tầm quan trọng cực kỳ của đoạn kinh này được thấy rõ qua thực tế là nó được lặp lại không những ở cuối mỗi đoạn trong phần thảo luận về quan sát thân, mà cả trong những đoạn kế tiếp liên quan đến sự quan sát cảm giác, tâm và nội dung của tâm. (Trong những phần kế tiếp, từ “cơ thể” lần lượt được thay thế bằng “cảm giác”, “tâm”, và “nội dung của tâm”.) Do đó đoạn văn mô tả phương cách chung cho sự thực tập satipaṭṭhāna. Vì khó hiểu nên có nhiều cách giải thích khác nhau. Tuy nhiên, sự khó hiểu sẽ không còn khi đoạn này được hiểu là chỉ đến ý thức về cảm giác. Trong sự thực tập satipaṭṭhāna, thiền giả phải đạt được tuệ giác hoàn chỉnh về bản tánh của chính mình. Phương tiện để có được tuệ giác xuyên thấu này là sự quan sát cảm giác đồng thời cũng bao gồm sự quan sát ba khía cạnh kia của hiện tượng về con người. Như vậy dù bước khởi đầu có khác nhau, tới một giai đoạn nào đó sự thực tập phải bao gồm ý thức về cảm giác.
The great importance of this passage is shown by the fact that it is repeated not only at the end of each section within the discussion of observation of the body, but also within the succeeding divisions of the discourse dealing with the observation of sensations, of mind and of mental contents. (In these three later divisions, the word “body” is replaced by “sensations,” “mind,” and “mental contents” respectively.) The passage thus describes the common ground in the practice of satipaṭṭhāna. Because of the difficulties it presents, its interpretation has varied widely. However, the difficulties disappear when the passage is understood as referring to the awareness of sensations. In practising satipaṭṭhāna, meditators must achieve a comprehensive insight into the nature of themselves. The means to this penetrating insight is the observation of sensations, including as it does the observation of the other three dimensions of the human phenomenon. Therefore although the first steps may differ, beyond a certain point the practice must involve awareness of sensation.
Kinh văn giải thích rằng, thiền giả bắt đầu bằng quan sát cảm giác nảy sinh bên trong cơ thể hay bên ngoài, trên bề mặt của cơ thể, hoặc cả hai. Đây có nghĩa là từ chỗ quan sát cảm giác một số phần của cơ thể và không quan sát trên các phần khác, thiền giả dần dần phát triển khả năng cảm thấy cảm giác trên toàn thân. Khi mới bắt đầu thực tập, thiền giả có thể cảm thấy những cảm giác mãnh liệt nảy sinh, dường như tồn tại một thời gian. Thiền giả ý thức được sự khởi sinh và sự diệt mất của cảm giác sau một lúc. Trong giai đoạn này thiền giả vẫn trải nghiệm thực tại hiển nhiên của thân và tâm, trạng thái kiên cố có vẻ chắc đặc và tồn tại lâu dài. Nhưng khi ta tiếp tục thực tập, sẽ tới giai đoạn sự chắc đặc đột nhiên tan rã, rồi tâm và thân được trải nghiệm trong bản chất đích thực như là một khối rung động không ngừng sinh diệt. Bây giờ với kinh nghiệm này, cuối cùng ta hiểu được thân, cảm giác, tâm, nội dung của tâm là gì: một sự luân lưu vô tình, một hiện tượng không ngừng thay đổi.
Hence, the passage explains, meditators begin by observing sensations arising in the interior of the body or externally, on the surface of the body, or both together. That is, from awareness of sensations in some parts and not in others, they gradually develop the ability to feel sensations throughout the body. When they begin the practice, they may first experience sensations of an intense nature which arise and seem to persist for some time. Meditators are aware of their arising, and after some time of their passing away. In this stage they are still experiencing the apparent reality of body and mind, their integrated, seemingly solid and lasting nature. But as one continues practising, a stage is reached in which the solidity dissolves spontaneously, and mind and body are experienced in their true nature as a mass of vibrations, arising and passing away every moment. With this experience now one understands at last what body, sensations, mind, and mental contents really are: a flux of impersonal, constantly changing phenomena.
Sự hiểu biết trực nghiệm này về thực tại tối hậu của thân và tâm dần dần phá vỡ ảo tưởng, nhận định sai lầm và thiên kiến của chúng ta. Ngay cả nhận định đúng đắn được chấp nhận chỉ vì lòng tin hoặc bằng sự suy luận sẽ có ý nghĩa mới khi chúng được trải nghiệm. Dần dần với sự quan sát sự thật nội tâm, tất cả những nghiệp khiến cho nhận định (tưởng) bị lệch lạc sẽ bị diệt trừ. Chỉ còn ý thức và trí tuệ thuần khiết tồn tại.
This direct apprehension of the ultimate reality of mind and matter progressively shatters one's illusions, misconceptions, and preconceptions. Even right conceptions that had been accepted only on faith or by intellectual deduction now acquire new significance when they are experienced. Gradually, by the observation of reality within, all the conditioning that distorts perception is eliminated. Only pure awareness and wisdom remain.
Khi vô minh bị diệt trừ, thói quen cố hữu về thèm muốn và chán ghét cũng bị diệt trừ và thiền giả được giải thoát khỏi mọi ràng buộc sâu đậm vào thế giới bên trong của tâm và thân của chính mình. Khi sự ràng buộc, bám víu này bị diệt trừ, đau khổ sẽ không còn và ta được giải thoát.
As ignorance disappears, the underlying tendencies of craving and aversion are eradicated, and the meditator becomes freed from all attachments—the deepest attachment being to the inner world of one's own body and mind. When this attachment is eliminated, suffering disappears and one becomes liberated.
Đức Phật thường nói: “Những gì cảm nghiệm được đều liên quan tới khổ đau.” Do đó vedanā (cảm giác) là một phương tiện lý tưởng để nghiên cứu sự thật về khổ. Cảm giác khó chịu đương nhiên là khổ, nhưng cảm giác dễ chịu nhất cũng là một hình thức của sự dao động, bất an. Mọi cảm giác đều vô thường. Nếu ta bị ràng buộc vào cảm giác dễ chịu thì khi chúng mất đi, đau khổ vẫn còn tồn tại. Như vậy, mọi cảm giác đều chứa đựng hạt giống của khổ đau. Vì lý do này khi nói về con đường đưa tới hết khổ, Đức Phật nói về con đường đưa tới sự nảy sinh cũng như diệt mất của vedanā (cảm giác). Khi nào ta vẫn còn trong phạm trù điều kiện hóa của thân và tâm, cảm giác và đau khổ còn hiện hữu. Chúng chỉ bị diệt trừ khi ta vượt qua phạm trù đó và chứng nghiệm được thực tại tối hậu của nibbāna (Niết-bàn).
The Buddha often said, “Whatever is felt is related to suffering.”10 Therefore vedanā is an ideal means to explore the truth of suffering. Unpleasant sensations are obviously suffering, but the most pleasant sensation is also a form of very subtle agitation. Every sensation is impermanent. If one is attached to pleasant sensations, then when they pass away, suffering remains. Thus every sensation contains a seed of misery. For this reason, as he spoke of the path leading to the cessation of suffering, the Buddha spoke of the path leading to the arising of vedanā, and that leading to its ceasing.11 So long as one remains within the conditioned field of mind and matter, sensations and suffering persist. They cease only when one transcends that field to experience the ultimate reality of nibbāna.
Đức Phật nói:
The Buddha said:
Một người không thực sự áp dụng Dhamma (Pháp) trong đời
chỉ bởi vì nói nhiều về Dhamma.
Nhưng mặc dù có người chỉ thoáng nghe về Dhamma,
nếu người đó thấy Luật Tự Nhiên từ bản thân,
người đó thật sự sống thuận theo Dhamma,
và không bao giờ lãng quên Dhamma.
A man does not really apply Dhamma in life just because he speaks much about it.
But though someone may have heard little about it,
if he sees the Law of Nature by means of his own body,
then truly he lives according to it, 12
and can never be forgetful of the Dhamma.
Thân thể của chính ta là nơi hàm chứa sự thật. Khi thiền giả khám phá sự thật trong thân thể mình, sự thật đó sẽ là chân thật đối với họ và họ sống phù hợp theo đó. Mỗi chúng ta đều có thể nhận ra được sự thật đó qua việc học cách quan sát cảm giác trong chính thân thể mình. Và bằng cách làm như thế, ta có thể đạt đến sự giải thoát khỏi khổ đau.
Our own bodies bear witness to the truth. When meditators discover the truth within, it becomes real for them and they live according to it. We can each realize that truth by learning to observe the sensations within ourselves, and by doing so we can attain liberation from suffering.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Nguồn chân lẽ thật


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.162.8 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...