Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 4: Căn nguyên của vấn đề »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 4: Căn nguyên của vấn đề

Donate

(Lượt xem: 8.054)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 4: Căn nguyên của vấn đề

Chapter 4. THE ROOT OF THE PROBLEM





Đức Phật nói: Sự thật của khổ phải được nghiên cứu đến tận cùng. Vào đêm thành đạo, ngài đã ngồi xuống với một quyết tâm chỉ đứng lên sau khi đã hiểu được nguồn gốc của khổ và phương thức diệt khổ.
“The truth of suffering,” the Buddha said, “must be explored to its end.”1 On the night that he was to attain enlightenment, he sat down with the determination not to rise until he had understood how suffering originates and how it can be eradicated.
Định nghĩa khổ
Suffering Defined
Ngài thấy rõ ràng khổ hiện hữu. Đây là một sự kiện không thể tránh được, dù nó đáng ghét đến mấy đi nữa. Khổ bắt đầu ngay từ lúc mới chào đời. Chúng ta không có một ký ức nào về sự sống lúc còn trong bụng mẹ, nhưng theo kinh nghiệm thông thường thì chúng ta đều khóc khi mới lọt lòng mẹ. Sinh ra đời là một nỗi khổ lớn.
Clearly, he saw, suffering exists. This is an inescapable fact, no matter how unpalatable it may be. Suffering begins with the beginning of life. We have no conscious recollection of existence within the confines of the womb, but the common experience is that we emerge from it crying. Birth is a great trauma.
Đã sinh ra đời, chúng ta bắt buộc phải bị khổ đau vì bệnh tật và già nua. Tuy nhiên, dù chúng ta có ốm đau trầm trọng, hay có tàn tạ, già yếu đến đâu, không ai muốn chết cả, vì chết là một sự khổ đau vô cùng.
Having started life, we are all bound to encounter the sufferings of sickness and old age. Yet no matter how sick we may be, no matter how decayed and decrepit, none of us wants to die, because death is a great misery.
Mọi sinh vật đều phải đối diện với tất cả những nỗi khổ này. Và trong suốt cuộc đời, ta còn phải gặp những loại khổ khác, những đau đớn về thể xác và tinh thần. Chúng ta gặp những điều khó chịu, và phải xa cách những điều dễ chịu. Chúng ta không được những gì ta muốn mà phải nhận lãnh những gì ta không muốn. Tất cả những trường hợp này đều là đau khổ.
Every living creature must face all these sufferings. And as we pass through life, we are bound to encounter other sufferings, various types of physical or mental pain. We become involved with the unpleasant and separated from the pleasant. We fail to get what we want; instead we get what we do not want. All these situations are suffering.
Những thí dụ trên về sự đau khổ rất rõ ràng đối với những ai chịu suy nghĩ kỹ về nó. Nhưng vị Bồ Tát sắp thành Phật này không hài lòng với sự giải thích hạn hẹp của tri thức. Ngài tiếp tục tìm tòi bên trong bản thân để chứng nghiệm bản tính thực sự của khổ. Và Ngài tìm ra rằng “ràng buộc vào năm tập hợp là khổ”. Ở một mức độ thâm sâu, khổ vì mỗi chúng ta bị ràng buộc quá nhiều vào cái thân này, cái tâm này với thức, nhận định, cảm giác, hành động. Ta bám víu vào con người của mình - tâm và thân - trong khi thật ra nó chỉ là những tiến trình thay đổi. Sự bám chấp vào một cái ngã không thật, vào một điều gì đó trên thực tế luôn luôn thay đổi, đó là khổ.
These instances of suffering are readily apparent to anyone who thinks about it deeply. But the future Buddha was not to be satisfied with the limited explanations of the intellect. He continued probing within himself to experience the real nature of suffering, and he found that “attachment to the five aggregates is suffering.”2 At a very deep level, suffering is the inordinate attachment that each one of us has developed toward this body and toward this mind, with its cognitions, perceptions, sensations, and reactions. People cling strongly to their identity—their mental and physical being—when actually there are only evolving processes. This clinging to an unreal idea of oneself, to something that in fact is constantly changing, is suffering.
Bám chấp
Attachment
Có nhiều loại bám chấp. Trước hết là bám chấp vào thói quen tìm kiếm những khoái cảm. Một người nghiện dùng thuốc vì muốn hưởng thụ những khoái cảm do thuốc tạo ra, dù biết dùng thuốc sẽ trở nên càng ngày càng nghiện thêm. Cũng vậy, chúng ta nghiện sự thèm muốn. Ngay khi một thèm muốn vừa được thỏa mãn, chúng ta lại có một thèm muốn khác. Đối tượng thèm muốn chỉ là thứ yếu, thực tế là chúng ta đang tìm cách duy trì trạng thái thèm muốn liên tục, bởi vì chính sự thèm muốn này tạo cho ta một cảm giác khoái thích mà ta muốn kéo dài mãi mãi. Thèm muốn trở thành một tập quán, một bệnh ghiền mà chúng ta không thể nào bỏ được. Và cũng như một người nghiện dần dần quen lờn với thuốc và đòi hỏi một liều mạnh hơn để thỏa mãn cơn nghiện, sự thèm muốn của ta càng trở nên mãnh liệt hơn nếu ta cứ tiếp tục thỏa mãn nó. Cứ như vậy, chúng ta không bao giờ hết thèm muốn. Và khi còn thèm muốn, ta chẳng bao giờ được hạnh phúc.
There are several types of attachment. First there is the attachment to the habit of seeking sensual gratification. An addict takes a drug because he wishes to experience the pleasurable sensation that the drug produces in him, even though he knows that by taking the drug he reinforces his addiction. In the same way we are addicted to the condition of craving. As soon as one desire is satisfied, we generate another. The object is secondary; the fact is that we seek to maintain the state of craving continually, because this very craving produces in us a pleasurable sensation that we wish to prolong. Craving becomes a habit that we cannot break, an addiction. And just as an addict gradually develops tolerance towards his chosen drug and requires ever larger doses in order to achieve intoxication, our cravings steadily become stronger the more we seek to fulfill them. In this way we can never come to the end of craving. And so long as we crave, we can never be happy.
Một sự bám chấp lớn nữa là cái “tôi”, bản ngã, cái hình ảnh của chúng ta có về chính mình. Đối với mỗi người chúng ta, cái “tôi” quan trọng nhất trên đời. Chúng ta hành xử giống như một cục nam châm đặt giữa những vụn sắt bao quanh: nó tự động thu hút sắp xếp các vụn sắt [trong từ trường của nó] theo một khuôn mẫu nhất định mà điểm trung tâm là chính nó. Và hầu như không hề tự xét lại mình, chúng ta đều hành động theo bản năng, cố gắng sắp đặt thế giới này theo ý thích của mình, thu hút những gì mình thích và xua đuổi những gì làm mình khó chịu. Nhưng không ai trong chúng ta là riêng lẻ giữa thế giới. Cái “tôi” này bắt buộc phải xung đột với cái “tôi” khác. Những khuôn mẫu ta tạo muốn tạo ra bị quấy nhiễu bởi “từ trường” của những “thỏi nam châm” khác, và chính ta cũng trở thành đối tượng của những lực hút hay đẩy. Kết quả chỉ có thể là khổ đau và bất hạnh.
Another great attachment is to the “I,” the ego, the image we have of ourselves. For each of us, the “I” is the most important person in the world. We behave like a magnet surrounded by iron filings: it will automatically arrange the filings in a pattern centered on itself, and with just as little reflection we all instinctively try to arrange the world according to our liking, seeking to attract the pleasant and to repel the unpleasant. But none of us is alone in the world; one “I” is bound to come into conflict with another. The pattern each seeks to create is disturbed by the magnetic fields of others, and we ourselves become subject to attraction or repulsion. The result can only be unhappiness, suffering.
Chúng ta không chỉ giới hạn sự bám chấp vào cái “tôi”, mà còn mở rộng ra tới cái “của tôi”, bất cứ cái gì thuộc về tôi. Chúng ta phát triển sự bám chấp mạnh mẽ vào những cái ta có, vì chúng liên quan đến chúng ta, chúng đánh bóng hình ảnh cái ‘tôi” lên. Sự bám chấp này sẽ chẳng thành vấn đề nếu những cái gọi là “của tôi” bất diệt, và cái “tôi” tồn tại để hưởng chúng đời đời. Nhưng sự thật thì sớm hay muộn cái “tôi” cũng bị tách rời khỏi cái “của tôi”. Thời điểm phân ly chắc chắn sẽ tới. Và khi nó tới, càng bám chấp vào cái “của tôi” bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu.
Nor do we limit attachment to the “I”: we extend it to “mine,” whatever belongs to us. We each develop great attachment to what we possess, because it is associated with us, it supports the image of “I.” This attachment would cause no problem if what one called “mine” were eternal, and the “I” remained to enjoy it eternally. But the fact is that sooner or later the “I” is separated from the “mine.” The parting time is bound to come. When it arrives, the greater the clinging to “mine,” the greater the suffering will be.
Và sự bám chấp còn nới rộng hơn tới cả quan điểm và lòng tin. Không cần biết nội dung các quan điểm đó là gì, đúng hay sai, nếu chúng ta bám chấp thì chắc chắn chúng ta khổ. Mỗi chúng ta đều quả quyết quan điểm và truyền thống của mình là tốt nhất và cảm thấy bực bội khi nghe người khác chỉ trích. Khi chúng ta giải thích quan điểm của mình và không được người khác chấp nhận, chúng ta cũng bực tức. Chúng ta không biết rằng mỗi người đều có niềm tin riêng. Tranh cãi quan điểm nào đúng là vô ích. Nếu gạt sang bên những thiên kiến và nhìn vào thực tế thì có ích hơn. Nhưng sự bám chấp vào quan điểm đã ngăn cản không cho ta làm điều đó, nên ta vẫn tiếp tục khổ đau.
And attachment extends still further—to our views and our beliefs. No matter what their actual content may be, no matter whether they are right or wrong, if we are attached to them they will certainly make us unhappy. We are each convinced that our own views and traditions are the best and become very upset whenever we hear them criticized. If we try to explain our views and others do not accept them, again we become upset. We fail to recognize that each person has his or her own beliefs. It is futile to argue about which view is correct; more beneficial would be to set aside any preconceived notions and to try to see reality. But our attachment to views prevents us from doing so, keeping us unhappy.
Cuối cùng là sự bám chấp vào tôn giáo và nghi thức. Chúng ta có khuynh hướng nhấn mạnh vào những nghi thức bề ngoài hơn là ý nghĩa bên trong, và cho rằng những người nào không thực hành những nghi thức đó không phải là người ngoan đạo. Chúng ta quên rằng, không có tinh túy thì hình thức bên ngoài chỉ là cái vỏ rỗng. Tụng kinh hay hành lễ đều không có giá trị gì nếu tâm còn đầy tức giận, đam mê, ác ý. Muốn thật sự là người mộ đạo, chúng ta phải phát triển thái độ tôn giáo: tâm thanh tịnh, lòng từ ái và trắc ẩn đối với tất cả. Nhưng vì chúng ta bị ràng buộc vào hình thức bề ngoài của tôn giáo nên chúng ta đặt nặng hình thức hơn tinh thần. Chúng ta đã bỏ sót cái tinh túy của tôn giáo và vì vậy chúng ta tiếp tục chịu khổ.
Finally, there is attachment to religious forms and ceremonies. We tend to emphasize the external expressions of religion more than their underlying meaning and to feel that anyone who does not perform such ceremonies cannot be a truly religious person. We forget that without its essence, the formal aspect of religion is an empty shell. Piety in reciting prayers or performing ceremonies is valueless if the mind remains filled with anger, passion, and ill will. To be truly religious we must develop the religious attitude: purity of heart, love and compassion for all. But our attachment to the external forms of religion leads us to give more importance to the letter of it than the spirit. We miss the essence of religion and therefore remain miserable.
Tất cả khổ đau của chúng ta, dù là gì đi nữa, đều liên quan đến một trong những sự bám chấp này. Bám chấp và khổ đau luôn đi đôi với nhau.
All our sufferings, whatever they may be, are connected to one or another of these attachments. Attachment and suffering are always found together.
Duyên khởi: Chuỗi nhân quả sinh ra khổ đau
Conditioned Arising: The Chain of Cause and Effect by Which Suffering Originates
Nguyên nhân của sự bám chấp là gì? Sự bám chấp phát sinh như thế nào? Tự phân tích bản tánh của mình, vị Bồ Tát sắp thành Phật thấy rằng sự bám chấp phát triển vì phản ứng tinh thần ưa thích hay chán ghét xảy ra liên tục. Phản ứng chớp nhoáng và vô tình của tâm được lặp đi lặp lại và gia tăng cường độ trong từng giây phút, làm sự lôi cuốn và xô đẩy mọi sự bám chấp của chúng ta càng trở nên mãnh liệt. Sự bám chấp chỉ là dạng phát triển của phản ứng chớp nhoáng. Đó là nguyên nhân trực tiếp của khổ.
What causes attachment? How does it arise? Analyzing his own nature, the future Buddha found that it develops because of the momentary mental reactions of liking and disliking. The brief, unconscious reactions of the mind are repeated and intensified moment after moment, growing into powerful attractions and repulsions, into all our attachments. Attachment is merely the developed form of the fleeting reaction. This is the immediate cause of suffering.
Cái gì tạo nên yêu và ghét? Nhìn vào sâu hơn, Ngài thấy yêu và ghét phát sinh vì cảm giác. Chúng ta cảm nhận một cảm giác dễ chịu và bắt đầu thích nó; hay chúng ta cảm nhận một cảm giác khó chịu và bắt đầu ghét nó.
What causes reactions of liking and disliking? Looking deeper he saw that they occur because of sensation. We feel a pleasant sensation and start liking it; we feel an unpleasant sensation and start disliking it.
Tại sao có những cảm giác này? Cái gì tạo ra chúng? Quan sát nội tâm sâu xa hơn, Ngài thấy rằng chúng phát sinh vì sự xúc chạm: mắt tiếp xúc với cảnh, tai tiếp xúc với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với sự xúc chạm, tâm với ý nghĩ, xúc cảm, ý tưởng, tưởng tượng hay ký ức. Qua năm giác quan và tâm chúng ta trải nghiệm thế giới. Bất cứ lúc nào một sự vật hay hiện tượng tiếp xúc với một trong sáu giác quan này, một cảm giác phát sinh, hoặc dễ chịu hoặc khó chịu.
Now why these sensations? What causes them? Examining still further within himself he saw that they arise because of contact: contact of the eye with a vision, contact of the ear with a sound, contact of the nose with an odour, contact of the tongue with a taste, contact of the body with something tangible, contact of the mind with any thought, emotion, idea, imagination, or memory. Through the five physical senses and the mind we experience the world. Whenever an object or phenomenon contacts any of these six bases of experience, a sensation is produced, pleasant or unpleasant.
Nhưng tại sao sự xúc chạm lại xảy ra? Ngài thấy rằng vì có sự hiện diện của sáu giác quan - năm giác quan và tâm ý - xúc chạm bắt buộc phải xảy ra. Thế giới đầy dẫy hiện tượng không thể kể hết: cảnh sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc cảm, những ý nghĩ và cảm xúc. Chừng nào sáu giác quan của chúng ta còn hoạt động bình thường thì sự tiếp xúc còn xảy ra.
And why does contact occur in the first place? The future Buddha saw that because of the existence of the six sensory bases—the five physical senses and the mind—contact is bound to occur. The world is full of countless phenomena: sights, sounds, odours, flavours, textures, various thoughts and emotions. So long as our receivers are functioning, contact is inevitable.
Tại sao lại có sáu giác quan? Vì chúng là khía cạnh trọng yếu trong dòng luân lưu của tinh thần và vật chất. Nhưng tại sao lại có dòng luân lưu của tinh thần và vật chất này? Cái gì đã sinh ra nó? Ngài hiểu rằng tiến trình khởi sinh là vì thức, sự nhận thức đã chia tách thế giới thành “người quan sát” và “đối tượng quan sát”, chủ thể và đối tượng, “tôi” và “người khác”. Từ sự phân biệt chia tách này khởi sinh một thực thể, bắt đầu có “sinh ra”. Mỗi một khoảnh khắc thức lại nảy sinh với một hình thức tinh thần và vật chất cụ thể. Trong khoảnh khắc kế tiếp, thức lại có một hình thức hơi khác hơn. Cứ như vậy trong suốt một kiếp người, thức luân lưu và biến đổi. Cuối cùng là cái chết, nhưng thức không dừng lại ở đây: không có một khoảng dừng nào, ngay trong khoảnh khắc kế tiếp, thức nhận lấy một dạng thức mới. Từ kiếp này sang kiếp khác, đời sống này sang đời sống tiếp theo, dòng chảy tâm thức luân lưu không ngừng nghỉ.
Then why do the six sensory bases exist? Because they are essential aspects of the flow of mind and matter. And why this flow of mind and matter? What causes it to occur? The future Buddha understood that the process arises because of consciousness, the act of cognition which separates the world into the knower and the known, subject and object, “I” and “other.” From this separation results identity, “birth.” Every moment consciousness arises and assumes a specific mental and physical form. In the next moment, again, consciousness takes a slightly different form. Throughout one’s existence, consciousness flows and changes. At last comes death, but consciousness does not stop there: without any interval, in the next moment, it assumes a new form. From one existence to the next, life after life, the flow of consciousness continues.
Vậy cái gì đã tạo ra dòng luân lưu của tâm thức? Ngài thấy thức sinh ra do phản ứng. Tâm thường xuyên phản ứng, và mỗi phản ứng lại thúc đẩy dòng luân lưu của thức tiếp tục vào giây phút kế tiếp. Phản ứng càng mạnh thì sự thúc đẩy càng lớn. Phản ứng nhẹ của một giây phút chỉ duy trì dòng luân lưu của thức ở giây phút đó. Nhưng nếu phản ứng nhất thời thích hay không thích đó được tăng cường thành thèm muốn hay chán ghét thì nó được thêm sức mạnh và duy trì được dòng luân lưu của thức lâu hơn, trong nhiều khoảnh khắc, nhiều phút, nhiều giờ. Và nếu những phản ứng thèm muốn hay chán ghét đó được gia tăng cường độ mạnh mẽ hơn nữa, nó sẽ duy trì dòng tâm thức trong nhiều ngày, nhiều tháng, có thể là nhiều năm. Và nếu trong suốt một đời người, ta cứ tiếp tục lặp lại, tăng cường một số phản ứng nào đó thì chúng sẽ phát triển đủ mạnh để duy trì dòng luân lưu của thức, không chỉ từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc kế tiếp, từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác, mà là cả từ kiếp sống này sang kiếp sống khác.
Then what causes this flow of consciousness? He saw that it arises because of reaction. The mind is constantly reacting, and every reaction gives impetus to the flow of consciousness so that it continues to the next moment. The stronger a reaction, the greater the impetus that it gives. The slight reaction of one moment sustains the flow of consciousness only for a moment. But if that momentary reaction of liking and disliking intensifies into craving or aversion, it gains in strength and sustains the flow of consciousness for many moments, for minutes, for hours. And if the reaction of craving and aversion intensifies still further, it sustains the flow for days, for months, perhaps for years. And if throughout life one keeps repeating and intensifying certain reactions, they develop a strength sufficient to sustain the flow of consciousness not only from one moment to the next, from one day to the next, from one year to the next, but from one life to the next.
Nhưng cái gì đã tạo nên những phản ứng đó? Quan sát ở tầng lớp thâm sâu nhất của thực tại, Ngài hiểu rằng có phản ứng là vì vô minh. Chúng ta không ý thức được sự kiện là chúng ta phản ứng, và chúng ta không biết được tính chất thật của cái mà ta phản ứng. Chúng ta không biết đến bản chất vô thường, vô ngã của sự hiện hữu của chúng ta, cũng như không biết rằng sự bám chấp vào chúng chỉ đem lại khổ đau. Không biết bản chất thật của mình, chúng ta phản ứng mù quáng. Chúng ta không biết rằng mình đã phản ứng, nên chúng ta không những tiếp tục phản ứng mù quáng mà còn tăng cường chúng. Chúng ta bị giam hãm trong thói quen phản ứng, chung quy chỉ vì vô minh.
And what causes these reactions? Observing at the deepest level of reality, he understood that reaction occurs because of ignorance. We are unaware of the fact that we react, and unaware of the real nature of what we react to. We are ignorant of the impermanent, impersonal nature of our existence and ignorant that attachment to it brings nothing but suffering. Not knowing our real nature, we react blindly. Not even knowing that we have reacted, we persist in our blind reactions and allow them to intensify. Thus we become imprisoned in the habit of reacting, because of ignorance.
Đây là cách bánh xe khổ đau bắt đầu xoay vần:
This is how the Wheel of Suffering starts turning:
Nếu vô minh khởi sinh, hành (sankhara - phản ứng) hiện hữu,
Hành khởi sinh, thức hiện hữu,
Thức khởi sinh, danh sắc (tâm và thân) hiện hữu,
Danh sắc khởi sinh, lục căn (sáu giác quan) hiện hữu,
Lục căn khởi sinh, xúc (sự xúc chạm) hiện hữu,
Xúc khởi sinh, thọ (cảm giác) hiện hữu,
Thọ khởi sinh, ái (tham muốn và chán ghét) hiện hữu,
Ái khởi sinh, thủ (sự bám chấp) hiện hữu,
Thủ khởi sinh, hữu (tiến trình trở thành) hiện hữu,
Hữu khởi sinh, sinh (sự sinh ra) hiện hữu,
Sinh khởi sinh, sự hủy hoại và già, chết hiện hữu cùng với buồn rầu, than khóc, khổ thân và khổ tâm, phiền não.
Do đó toàn bộ khổ đau khởi sinh.
If ignorance arises, reaction occurs;
if reaction arises, consciousness occurs;
if consciousness arises, mind-and-matter occur; if mind-and-matter arise, the six senses occur; if the six senses arise, contact occurs;
if contact arises, sensation occurs;
if sensation arises, craving and aversion occur; if craving and aversion arise, attachment occurs;
if attachment arises, the process of becoming occurs; if the process of becoming arises, birth occurs;
if birth arises, decay and death occur, together with sorrow, lamentation, physical and mental suffering, and tribulations. Thus arises this entire mass of suffering.3
Bởi vì chuỗi nhân quả này - tiến trình duyên khởi - chúng ta rơi vào tình trạng hiện hữu như hiện nay và đối diện với khổ đau trong tương lai.
By this chain of cause and effect—conditioned arising—we have been brought into our present state of existence and face a future of suffering.
Cuối cùng, sự thật hiện ra rõ ràng đối với Ngài: Khổ đau bắt nguồn từ sự vô minh, không hiểu biết về thực tại bản tính thực sự của chúng ta, về hiện tượng được mang nhãn hiệu “cái tôi”. Và nguyên nhân kế tiếp của khổ là hành nghiệp (sankhara), thói quen phản ứng tinh thần. Mù quáng vì vô minh, chúng ta tạo nên những phản ứng bằng thèm muốn, chán ghét, phát triển thành sự bám chấp và dẫn đến mọi thứ khổ đau. Thói quen phản ứng là hành nghiệp (kamma), tạo thành tương lai chúng ta. Phản ứng sinh ra là do vô minh về bản tính thực sự của chúng ta. Thèm muốn, chán ghét và vô minh (tham, sân, si) là ba gốc rễ từ đó mọc lên tất cả những khổ đau trong đời.
At last the truth was clear to him: suffering begins with ignorance about the reality of our true nature, about the phenomenon labelled “I”. And the next cause of suffering is saṅkhāra, the mental habit of reaction. Blinded by ignorance, we generate reactions of craving and aversion, which develop into attachment, leading to all types of unhappiness. The habit of reacting is the kamma, the shaper of our future. And the reaction arises only because of ignorance about our real nature. Ignorance, craving, and aversion are the three roots from which grow all our sufferings in life.
Con đường thoát khổ
The Way out of Suffering
Đã hiểu rõ được khổ và nguồn gốc của khổ, vị Bồ Tát sắp thành Phật lại phải đương đầu với câu hỏi kế tiếp: Làm sao để dứt khổ? Đó là bằng cách nhớ lại luật của nghiệp (kamma), luật nhân quả: “Nếu cái này có thì cái kia có, cái này sinh từ việc cái kia sinh. Nếu cái này không có thì cái kia không có, cái này diệt vì cái kia diệt.” Không gì xảy ra mà không có nguyên nhân. Nếu nhân bị diệt thì sẽ không có quả. Bằng cách này, tiến trình khởi sinh của khổ đau có thể bị đảo ngược:
Having understood suffering and its origin, the future Buddha then faced the next question: how can suffering be brought to an end? By remembering the law of kamma, of cause and effect: “If this exists, that occurs; that arises from the arising of this. If this does not exist, that does not occur; that ceases from the ceasing of this.”4 Nothing happens without a cause. If the cause is eradicated, there will be no effect. In this way, the process of the arising of suffering can be reversed:
Nếu vô minh bị diệt trừ và hoàn toàn chấm dứt, hành nghiệp (sankhara -phản ứng) sẽ dừng lại;
If ignorance is eradicated and completely ceases, reaction ceases;
Hành nghiệp dừng, thức sẽ dừng,
if reaction ceases, consciousness ceases;
Thức dừng thì danh sắc dừng,
if consciousness ceases, mind-and-matter cease;
Danh sắc dừng thì lục căn dừng,
if mind-and-matter ceases, the six senses cease; if the six senses cease, contact ceases;
Lục căn dừng thì xúc dừng,
if contact ceases, sensation ceases;
Xúc dừng thì cảm thọ dừng,
if sensation ceases, craving and aversion cease;
Cảm thọ dừng thì ái (thèm muốn và chán ghét) dừng,
if craving and aversion cease, attachment ceases;
Ái dừng thì thủ (bám chấp) dừng,
if attachment ceases, the process of becoming ceases;
Thủ dừng thì hữu (tiến trình trở thành) dừng,
if the process of becoming ceases, birth ceases;
Hữu dừng thì sinh (sự sinh ra) dừng,
if birth ceases, decay and death cease, together with sorrow,
Sinh dừng thì sự hủy hoại, già, chết dừng, cùng với buồn rầu, than khóc, khổ thân, khổ tâm và phiền não cũng dừng.
lamentation, physical and mental suffering and tribulations.
Như vậy toàn bộ khổ đau dừng.
Thus this entire mass of suffering ceases.5
Nếu vô minh chấm dứt, thì sẽ không có những phản ứng mù quáng gây nên mọi loại khổ đau. Và nếu không còn khổ đau nữa, chúng ta sẽ hưởng được sự bình an thật sự, hạnh phúc thật sự. Bánh xe khổ đau có thể biến thành bánh xe giải thoát.
If we put an end to ignorance, then there will be no blind reactions that bring in their wake all manner of suffering. And if there is no more suffering, then we shall experience real peace, real happiness. The wheel of suffering can change into the wheel of liberation.
Đó là những gì đức Bồ Tát Siddhattha Gotama đã trải qua để đạt đến sự giác ngộ viên mãn, thành Phật. Đó là những gì Ngài dạy mọi người thực hành. Ngài nói:
This is what Siddhattha Gotama did in order to achieve enlightenment. This is what he taught others to do. He said,
Làm điều sai quấy, chính ta bị ô uế.
Làm điều đúng đắn, ta thanh lọc chính mình.
By yourself committing wrong you defile yourself.
By yourself not doing wrong you purify yourself.6
Mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm về những phản ứng tạo ra khổ đau cho mình. Bằng cách nhận lấy trách nhiệm, chúng ta có thể học cách diệt trừ khổ đau.
We are each responsible for the reactions that cause our suffering. By accepting our responsibility we can learn how to eliminate suffering.
Sự luân lưu tiếp nối những kiếp sống
The Flow of Successive Existences
Đức Phật đã giải thích tiến trình tái sinh hay samsara (luân hồi) bằng Bánh Xe Duyên Khởi. Ở Ấn Độ vào thời Ngài, khái niệm này được chấp nhận như một sự dĩ nhiên. Ngày nay đối với nhiều người thì điều này có vẻ xa lạ, khó có thể đứng vững được. Trước khi chấp nhận hay chối bỏ, chúng ta phải hiểu được nó là gì.
By the Wheel of Conditioned Arising the Buddha explained the process of rebirth or saṃsāra. In the India of his time, this concept was commonly accepted as fact. For many people today, it may seem to be an alien, perhaps untenable, doctrine. Before accepting or rejecting it, however, one should understand what it is and what it is not.
Luân hồi (samsara) là chu kỳ của những kiếp sống lặp đi lặp lại, sự tiếp diễn của những kiếp sống quá khứ và tương lai. Những việc ta làm là động lực xô đẩy chúng ta từ kiếp này sang kiếp khác. Mỗi kiếp sướng hay khổ tùy theo những việc ta làm xấu xa hay cao thượng. Ở khía cạnh này, khái niệm trên cũng không khác gì các tôn giáo khác dạy rằng tương lai chúng ta sẽ được tưởng thưởng hay bị trừng phạt là do các hành động của ta trong đời hiện tại. Tuy nhiên Đức Phật nhận thấy rằng ngay cả những cuộc sống tốt đẹp nhất cũng vẫn còn đau khổ. Cho nên chúng ta không nên cầu mong một sự tái sinh may mắn, vì không có sự tái sinh nào là hoàn toàn may mắn. Mục đích của ta nên hướng về là sự giải thoát khỏi khổ đau. Khi chúng ta thoát khỏi vòng khổ đau rồi, chúng ta sẽ hưởng được một hạnh phúc lớn hơn tất cả mọi khoái lạc trần tục. Đức Phật dạy cách để hưởng được hạnh phúc đó ngay trong đời này.
Saṃsāra is the cycle of repeated existences, the succession of past and future lives. Our deeds are the force that impels us into life after life. Each life, low or high, will be as our deeds were, base or noble. In this respect the concept is not essentially different from that of many religions that teach a future existence where we shall receive retribution or reward for our actions in this life. The Buddha realized, however, that in even the most exalted existence suffering can be found. Therefore we should strive not for a fortunate rebirth, since no rebirth is wholly fortunate. Our aim should rather be liberation from all suffering. When we free ourselves from the cycle of suffering, we experience an unalloyed happiness greater than any worldly pleasure. The Buddha taught a way to experience such happiness in this very life.
Luân hồi (samsara) không phải như ý tưởng phổ biến là có một cái ngã hay linh hồn duy trì một tự thể cố định qua những lần tái sinh tiếp diễn. Đức Phật nói điều này không xảy ra. Ngài nhấn mạnh không có một tự thể bất biến truyền từ đời nọ sang đời kia: “Cũng giống như sữa có từ con bò, sữa đặc có từ sữa, bơ có từ sữa đặc, bơ tươi có từ bơ trong, bơ trong có từ bơ đặc, kem sữa có từ bơ trong. Khi có sữa thì sữa không được xem như sữa đặc, bơ tươi, bơ trong hay kem sữa. Cũng vậy, ở bất cứ thời điểm nào, chỉ có trạng thái hiện tại của sự hiện hữu được xem là thật, chứ không phải trạng thái ở quá khứ hay ở tương lai.”
Saṃsāra is not the popular idea of the transmigration of a soul or self that maintains a fixed identity through repeated incarnations. This, the Buddha said, is precisely what does not happen. He insisted that there is no unchanging identity that passes from life to life: “It is just as from the cow comes milk; from milk, curds; from curds, butter; from fresh butter, clarified butter; from clarified butter, the creamy skimmings. When there is milk, it is not considered to be curds, or fresh butter, or clarified butter, or skimmings. Similarly at any time only the present state of existence is considered to be real, and not a past or future one.”7
Đức Phật không cho rằng có một tự ngã cố định luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác, cũng như không phải không có các kiếp quá khứ và tương lai. Ngài hiểu được và dạy rằng chỉ có tiến trình trở thành tiếp tục từ kiếp này sang kiếp khác khi mà những hành động của chúng ta tạo sự thúc đẩy cho tiến trình đó.
The Buddha held neither that a fixed ego-principle is reincarnated in successive lives, nor that there is no past or future existence. Instead he realized and taught that only the process of becoming continues from one existence to another, so long as our actions give impetus to the process.
Ngay cả khi ta tin chỉ có hiện tại thì luật nhân quả vẫn đúng. Mỗi khi không ý thức được những phản ứng mù quáng của mình, chúng ta lại tạo ra khổ để ta phải hứng chịu ngay tại đây và ngay bây giờ. Nếu chúng ta loại trừ được vô minh, và không còn phản ứng mù quáng thì chúng ta sẽ hưởng được sự bình an ngay tại đây và ngay bây giờ. Thiên đàng và địa ngục ngay trong cuộc sống này, và ngay trong thể xác này. Đức Phật nói: “Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng.”
Even if one believes in no existence other than the present, still the Wheel of Conditioned Arising has relevance. Every moment that we are ignorant of our own blind reactions, we create suffering which we experience here and now. If we remove the ignorance and cease reacting blindly, we shall experience the resulting peace here and now. Heaven and hell exist here and now; they can be experienced within this life, within this body. The Buddha said, “Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.”8
Cho dù có tin hay không tin vào những kiếp sống quá khứ hay tương lai, chúng ta vẫn phải đối diện với những vấn đề của đời sống hiện tại, những vấn đề gây ra bởi những phản ứng mù quáng của chúng ta. Điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm là giải quyết ngay bây giờ những vấn đề đó, tiến bước trên con đường diệt khổ bằng cách chấm dứt thói quen phản ứng và hưởng được hạnh phúc của sự giải thoát ngay bây giờ.
Regardless of belief or disbelief in past or future existences, we still face the problems of the present life, problems caused by our own blind reactions. Most important for us is to solve these problems now, to take steps toward ending our suffering by ending the habit of reaction, and to experience now the happiness of liberation.
Vấn Đáp
Questions and Answers
Câu hỏi: Có thể có sự thèm muốn và chán ghét thiện lành không? Chẳng hạn như ghét sự bất công, mong muốn tự do, sợ sự bạo hành?
QUESTION: Can't there be wholesome cravings and aversions—for example, hating injustice, desiring freedom, fearing physical harm?
Thiền sư S. N. Goenka: Thèm muốn và chán ghét không bao giờ có thể thiện lành được cả. Chúng sẽ luôn luôn làm cho bạn căng thẳng và khổ sở. Nếu hành động với sự thèm muốn và chán ghét, bạn có thể đạt được mục đích, nhưng bạn đã dùng một phương tiện không lành mạnh để đạt được nó. Dĩ nhiên bạn phải hành động để bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm. Bị sự sợ hãi khống chế, bạn có thể hành động như vậy, nhưng vì hành động như vậy mà bạn đã phát triển một mặc cảm sợ hãi, nó sẽ hại bạn về lâu về dài. Hoặc với một tâm hận thù bạn có thể thành công trong sự tranh đấu chống bất công, nhưng sự hận thù sẽ trở thành một mặc cảm có hại cho tâm. Bạn phải chống bất công, bạn phải bảo vệ mình khỏi nguy hiểm, nhưng bạn có thể làm những điều đó bằng một tâm quân bình, không căng thẳng. Trong một đường lối quân bình và đầy tình thương đối với người khác, bạn có thể làm việc để đạt được kết quả tốt. Sự bình tâm luôn luôn có ích lợi và sẽ mang lại kết quả tốt đẹp nhất.
S. N. GOENKA: Aversions and cravings can never be wholesome. They will always make you tense and unhappy. If you act with craving or aversion in the mind, you may have a worthwhile goal, but you use an unhealthy means to reach it. Of course you have to act to protect yourself from danger. You can do it overpowered by fear, but by doing so you develop a fear complex which will harm you in the long run. Or with hatred in the mind, you may be successful in fighting injustice, but that hatred will become a harmful mental complex. You must fight injustice, you must protect yourself from danger, but you can do so with a balanced mind, without tension. And in a balanced way, you can work to achieve something good, out of love for others. Balance of mind is always helpful and will give the best results.
Ham muốn vật chất để làm cho cuộc đời dễ chịu hơn có gì là sai quấy?
What is wrong with wanting material things to make life more comfortable?
Nếu thật là cần thiết, và nếu bạn không lệ thuộc vào nó, thì chẳng có gì là sai cả. Chẳng hạn như bạn khát nước và muốn uống nước thì chẳng có gì là độc hại. Bạn cần nước, bạn đi lấy nước để uống cho khỏi khát. Nhưng nếu nó trở thành một sự ám ảnh thì nó không giúp gì được mà còn có hại cho bạn. Bất cứ bạn cần gì, bạn hãy làm để có. Nếu bạn thất bại, hãy mỉm cười và cố gắng làm lại bằng cách khác. Nếu bạn thành công, hãy vui hưởng cái bạn có, nhưng đừng bám víu vào nó.
If it is a real requirement, there is nothing wrong, provided you do not become attached to it. For example, you are thirsty, and you want water; there is nothing unhealthy in that. You need water so you work, get it, and quench your thirst. But if it becomes an obsession, that does not help at all; it harms you. Whatever necessities you require, work to get them. If you fail to get something, then smile and try again in a different way. If you succeed, then enjoy what you get, but without attachment.
Thiền sư có cho việc hoạch định tương lai là thèm muốn không?
How about planning for the future? Would you call that craving?
Cũng vậy, vấn đề là bạn có bị ràng buộc vào dự tính tương lai đó không. Ai ai cũng phải lo cho tương lai. Nếu dự định không thành và bạn khóc lóc, lúc đó bạn biết bạn đã bị ràng buộc vào nó. Nhưng nếu bạn thất bại mà bạn vẫn có thể mỉm cười được và nghĩ: “Ôi, ta đã cố gắng hết sức, thất bại thì có sao, ta sẽ làm lại.” - Lúc đó bạn đã làm việc với tâm buông xả và bạn vẫn hạnh phúc.
Again, the criterion is whether you are attached to your plan. Everyone must provide for the future. If your plan does not succeed and you start crying, then you know that you were attached to it. But if you are unsuccessful and can still smile, thinking, “Well, I did my best. So what if I failed? I'll try again!”—then you are working in a detached way, and you remain happy.
Chặn đứng Bánh Xe Duyên Khởi cũng giống như tự tử hay tự hủy diệt. Tại sao chúng ta cần phải làm như thế?
Stopping the Wheel of Conditioned Arising sounds like suicide, self- annihilation. Why should we want that?
Tìm cách hủy hoại đời sống hay bám víu vào nó chắc chắn đều có hại. Thay vào đó chúng ta học cách để thiên nhiên tự lo liệu, không thèm muốn bất cứ cái gì, ngay cả sự giải thoát.
To seek annihilation of one's life is certainly harmful, just as is the craving to hold on to life. But instead one learns to allow nature to do its work, without craving for anything, not even liberation.
Nhưng thiền sư nói rằng một khi chuỗi sankhara (hành nghiệp) ngừng, thì sự tái sanh ngừng?
But you said that once the chain of saṅkhāras finally stops, then rebirth stops.
Đúng, nhưng đó là sự xa vời. Hãy quan tâm đến hiện tại. Đừng lo lắng về tương lai. Làm cho hiện tại tốt, thì tương lai đương nhiên sẽ tốt. Dĩ nhiên khi tất cả sankhara tạo ra kiếp sau đều bị diệt trừ thì không còn sinh tử nữa.
Yes, but that is a far-off story. Concern yourself now with the present life! Don't worry about the future. Make the present good, and the future automatically will be good. Certainly when all saṅkhāras that are responsible for new birth are eliminated, then the process of life and death stops.
Rồi lúc đó có phải là sự hủy diệt?
Then isn't that annihilation, extinction?
Sự tiêu diệt ảo tưởng về “cái tôi”, sự diệt mất khổ đau. Đó là ý nghĩa của danh từ Niết-bàn (Nibbana): dập tắt lửa thiêu đốt. Chúng ta thường xuyên bị thiêu đốt vì thèm muốn, chán ghét, vô minh. Khi sự thiêu đốt ngưng, thì đau khổ chấm dứt. Và lúc đó chỉ còn lại sự tích cực. Nhưng lời nói không thể diễn tả được vì nó ở ngoài lãnh vực cảm nhận. Nó phải được trải nghiệm trong đời này, rồi bạn sẽ hiểu nó là gì. Rồi nỗi lo sợ về sự hủy diệt sẽ biến mất.
The annihilation of the illusion of “I”; the extinction of suffering. This is the meaning of the word nibbāna: the extinction of burning. One is constantly burning in craving, aversion, ignorance. When the burning stops, misery stops. Then what remains is only positive. But to describe it in words is not possible, because it is something beyond the sensory field. It must be experienced in this life; then you know what it is. Then the fear of annihilation will disappear.
Ý thức lúc đó sẽ ra sao?
What happens to consciousness then?
Sao lại quan tâm về điều đó? Nó không giúp gì cho bạn bàn luận về điều mà chỉ có thể kinh nghiệm chứ không thể diễn tả. Nó chỉ làm cho bạn xao lãng mục đích chính, đó là tập luyện để đạt đến đó. Khi bạn đạt được giai đoạn đó bạn sẽ vui hưởng nó và các câu hỏi sẽ không còn. Bạn không còn gì để hỏi: hãy tu tập để đến được giai đoạn này.
Why worry about that? It will not help you to speculate about something that can only be experienced, not described. This will only distract you from your real purpose, which is to work to get there. When you reach that stage you will enjoy it, and all the questions will go away. You won't have any more questions! Work to reach that stage.
Làm sao thế giới vận hành mà không có bám chấp? Nếu cha mẹ vô tâm thì họ không quan tâm gì đến con cái. Làm sao có thể yêu thương hay tham dự vào cuộc đời mà không bám chấp?
How can the world function without attachment? If parents were detached then they would not even care about their children. How is it possible to love or to be involved in life without attachment?
Không bám chấp không có nghĩa là vô tâm; gọi cho đúng thì đó là “sự vô tâm thánh thiện”. Là cha mẹ, bạn phải làm tròn trách nhiệm săn sóc con cái với tất cả tình thương yêu, nhưng không bám chấp. Bạn làm bổn phận của bạn trong tình thương yêu. Giả sử bạn săn sóc một người ốm, và cho dù bạn tận tình săn sóc, người đó không qua khỏi. Bạn không nên khóc lóc, điều đó vô ích. Với một tâm quân bình, bạn tìm một cách khác để giúp người ấy. Đây là sự vô tâm thánh thiện: không phải không phản ứng cũng không phải phản ứng, mà là hành động đích thực, tích cực với một tâm quân bình.
Detachment does not mean indifference; it is correctly called “holy indifference.” As a parent you must meet your responsibility to care for your child with all your love, but without clinging. Out of love you do your duty. Suppose you tend a sick person, and despite your care, he does not recover. You don't start crying; that would be useless. With a balanced mind, you try to find another way to help him. This is holy indifference: neither inaction nor reaction, but real, positive action with a balanced mind.
Làm được như vậy thật khó khăn!
Very difficult!
Đúng thế, nhưng đó là điều bạn nhất định phải học!
Yes, but this is what you must learn!
SỎI VÀ BƠ
The Pebbles and the Ghee
Một ngày kia, một chàng trẻ tuổi khóc lóc đến gặp Đức Phật. Phật hỏi: - Này con, có chuyện gì vậy?
One day a young man came to the Buddha crying and crying; he could not stop. The Buddha asked him, “What is wrong, young man?”
- Bạch Đức Thế Tôn, cha con đã chết hôm qua.
“Sir, yesterday my old father died.”
- Còn có thể làm gì được? Nếu ông ấy đã chết, khóc lóc cũng không thể làm ông ta sống lại.
“Well, what can be done? If he has died, crying will not bring him back.”
- Bạch Đức Thế Tôn, con hiểu điều đó, con đến để xin Ngài giúp cho cha con.
“Yes, sir, that I understand; crying will not bring back my father. But I have come to you, sir, with a special request: please do something for my dead father!”
- Này! Ta có thể làm gì được cho cha con?
“Eh? What can I do for your dead father?”
- Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài giúp cho. Ngài là một người đầy quyền năng, chắc chắn Ngài giúp được cha con. Xem kìa, các giáo sĩ, những thầy cúng thường làm lễ để giúp người quá cố. Và ngay khi ở dưới này các nghi lễ được cử hành, thì ở trên kia cửa trời được mở, và người chết được vào vì có giấy phép nhập cảnh. Ngài là bậc quyền năng, nếu Ngài giúp, cha con không những được giấy nhập cảnh mà còn được thường trú và được thẻ xanh! Xin Ngài làm ơn giúp cha con!
“Sir, please do something. You are such a powerful person, certainly you can do it. Look, these priestlings, pardoners, and almsgatherers perform all sorts of rites and rituals to help the dead. And as soon as the ritual is performed here, the gateway of the kingdom of heaven is breached and the dead person receives entry there; he gets an entry visa. You, sir, are so powerful! If you perform a ritual for my dead father, he will not just receive an entry visa, he'll be granted a permanent stay, a Green Card! Please sir, do something for him!”
Anh chàng đáng thương này đã quá đau buồn nên có nói lý lẽ với anh ta cũng vô ích. Đức Phật phải dùng cách khác để giúp anh ta hiểu ra. Ngài nói với anh ta, “Được, con hãy ra chợ mua hai cái nồi đất.” Anh chàng trẻ tuổi rất sung sướng, nghĩ rằng Đức Phật đã bằng lòng làm lễ cho cha mình. Anh ta chạy ra chợ và mua hai cái nồi đất. Đức Phật bảo: “Được, con đổ đầy bơ vào một nồi, còn nồi kia đổ đầy sỏi.” Chàng trẻ tuổi làm y lời. “Bây giờ con đậy nắp nồi lại cho chặt và dán kín lại rồi thả chúng xuống cái ao ở đằng kia.” Chàng trẻ tuổi làm theo lời dạy, và hai cái nồi chìm xuống đáy ao. Đức Phật bảo: “Bây giờ con lấy một cái gậy lớn, đập bể hai cái nồi đó.” Chàng trẻ tuổi mừng rỡ, nghĩ rằng Đức Phật đang cử hành một nghi lễ kỳ diệu cho cha mình.
The poor fellow was so overwhelmed by grief that he could not follow any rational argument . The Buddha had to use another way to help him understand. So he said to him, “All right. Go to the market and buy two earthen pots.” The young man was very happy, thinking that the Buddha had agreed to perform a ritual for his father. He ran to the market and returned with two pots. “All right,” the Buddha said, “fill one pot with ghee, with butter.” The young man did it. “Fill the other with pebbles.” He did that too. “Now close their mouths; seal them properly.” He did it. “Now place them in the pond over there.” The young man did so, and both of the pots sank to the bottom. “Now,” said the Buddha, “bring a big stick; strike and break open the pots.” The young man was very happy, thinking that the Buddha was performing a wonderful ritual for his father.
Theo cổ tục Ấn Độ, khi một người chết, người con trai sẽ đem xác đến nơi hỏa táng để thiêu. Khi xác đã cháy được một nửa, người con lấy một cây gậy đập vỡ sọ người chết. Theo sự tin tưởng cổ xưa, khi sọ bị vỡ ở dưới trần thì ở trên kia cửa trời được mở. Do đó chàng trẻ tuổi tự nghĩ: “Ngày hôm qua, xác cha ta đã được hỏa thiêu, nên bây giờ Đức Phật muốn ta đập vỡ hai cái nồi này như một cách tượng trưng.” Chàng rất sung sướng với nghi lễ đó.
According to ancient Indian custom, when a man dies, his son takes the dead body to the cremation ground, puts it on the funeral pyre, and burns it. When the body is half burned, the son takes a thick stick and cracks open the skull. And according to the old belief, as soon as the skull is opened in this world, the gateway of the kingdom of heaven is opened above. So now the young man thought to himself, “The body of my father was burned to ashes yesterday. As a symbol, the Buddha now wants me to break open these pots!” He was very happy with the ritual.
Như lời Đức Phật dạy, chàng lấy gậy đập mạnh và hai cái nồi bị vỡ ra. Lập tức bơ ở trong một nồi thoát ra và nổi lều bều trên mặt nước, sỏi ở nồi kia rơi ra và chìm xuống. Đức Phật nói: “Này con, ta đã làm xong. Bây giờ con hãy gọi những thầy cúng và những người làm phép lạ, bảo họ tụng kinh và cầu nguyện: “Sỏi ơi hãy nổi lên, nổi lên! Bơ ơi, hãy chìm xuống, chìm xuống! Hãy để ta xem sao.”
Taking a stick as the Buddha said, the young man struck hard and broke open both the pots. At once the butter contained in one pot came up and started floating on the surface of the water. The pebbles in the other pot spilled out and remained at the bottom. Then the Buddha said, “Well, young man, this much I have done. Now call all your priestlings and miracle workers and tell them to start chanting and praying: ‘Oh pebbles, come up, come up! Oh butter, go down, go down!' Let me see how it happens.”
“Bạch Đức Thế Tôn, chắc Ngài chỉ nói đùa. Điều đó làm sao có thể được? Sỏi nặng hơn nước, phải chìm, làm sao nổi lên được! Đây là luật tự nhiên. Bơ nhẹ hơn nước, phải nổi lên, làm sao chìm xuống đáy được, thưa Ngài. Đây là luật tự nhiên!”
“Oh sir, you have started joking! How is it possible, sir? The pebbles are heavier than water, they are bound to stay at the bottom. They can’t come up, sir; this is the law of nature! The butter is lighter than water, it is bound to remain on the surface. It can’t go down, sir: this is the law of nature!”
“Này con, con biết khá nhiều về luật tự nhiên, nhưng con vẫn chưa hiểu định luật tự nhiên này: Nếu suốt đời cha con gieo những nhân xấu nặng như sỏi đá thì phải đi xuống, ai có thể kéo ông lên được? Và nếu những hành động của ông nhẹ như bơ, thì ông sẽ đi lên, ai có thể kéo ông xuống được?”
“Young man, you know so much about the law of nature, but you have not understood this natural law: if all his life your father performed deeds that were heavy like pebbles, he is bound to go down; who can bring him up? And if all his actions were light like this butter, he is bound to go up; who can pull him down?”
Chúng ta càng sớm hiểu được luật tự nhiên và sống theo luật ấy thì chúng ta càng sớm thoát khỏi đau khổ.
The earlier we understand the law of nature and start living in accordance with the law, the earlier we come out of our misery.9

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.202.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...