Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Nguyên nhân trực tiếp »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Nguyên nhân trực tiếp

Donate

(Lượt xem: 8.955)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 3: Nguyên nhân trực tiếp

Chapter 3. THE IMMEDIATE CAUSE





Thế giới thật sự không giống thế giới thần tiên trong đó mọi người sống sung sướng đời đời. Chúng ta không thể tránh được sự thật: cuộc đời là không hoàn hảo, không trọn vẹn, không mãn nguyện - sự thật là khổ hiện hữu.
The real world bears no resemblance to the world of fairytales in which everyone lives happily ever after. We cannot avoid the truth that life is imperfect, incomplete, unsatisfactory—the truth of the existence of suffering.
Biết được thực tế này, điều quan trọng chúng ta cần phải làm là tìm hiểu xem khổ đau có nguyên nhân không? Nếu có, ta có thể loại bỏ nguyên nhân để hết khổ không? Nếu nguyên nhân này chỉ là ngẫu nhiên mà có, và chúng ta không kiểm soát hay ảnh hưởng gì được, thì chúng ta đành bó tay và bỏ ý định tìm đường thoát khổ. Hoặc giả, nếu chúng ta khổ vì sự quyết định độc tài và khó hiểu của một đấng toàn năng, thì chúng ta phải tìm cách nào làm vui lòng ngài để ngài không làm khổ chúng ta nữa.
Given this reality, the important things for us to know are whether suffering has a cause, and, if so, whether it is possible to remove that cause, so that suffering may be removed. If the events that cause our suffering are simply random occurrences over which we can have no control or influence, then we are powerless and might as well give up the attempt to find a way out of suffering. Or if our sufferings are dictated by an omnipotent being acting in an arbitrary and inscrutable manner, then we ought to find out how to propitiate this being so that he will no longer inflict suffering on us.
Đức Phật đã hiểu rõ sự đau khổ của chúng ta không phải là sản phẩm của ngẫu nhiên. Mọi đau khổ đều có nguyên nhân, và mỗi hiện tượng cũng đều có nguyên nhân. Luật nhân quả - kamma - phổ quát và là căn bản cho kiếp người. Những nguyên nhân gây khổ cũng không ngoài vòng kiểm soát của chúng ta.
The Buddha realized that our suffering is not merely a product of chance. There are causes behind it, as there are causes for all phenomena. The law of cause and effect—kamma—is universal and fundamental to existence. Nor are the causes beyond our control.
Kamma (nghiệp)
Kamma
Chữ kamma (nghiệp) (chữ Sanskrit là karma) thông thường được hiểu là số mệnh. Tiếc thay, cách hiểu này lại trái ngược hẳn với ý nghĩa Đức Phật muốn nói. Số mệnh là một cái gì ngoài vòng kiểm soát của chúng ta, là mệnh trời, là một cái gì đã được sắp đặt trước cho chúng ta. Kamma theo nghĩa đen là “hành động”. Hành động của chúng ta là nguyên nhân gây nên những gì mà ta phải gánh chịu. “Tất cả mọi chúng sanh đều là chủ hành động của mình, thừa hưởng hậu quả của chúng, bị ràng buộc vào chúng. Những hành động của họ là nơi nương náu của họ. Cuộc đời của họ sẽ thấp kém hay cao thượng tùy thuộc vào hành động của họ.”
The word kamma (or, in its more widely known Sanskrit form, karma) is popularly understood as meaning “fate.” Unfortunately, the connotations of this word are exactly opposite to what the Buddha intended by kamma. Fate is something outside our control, the decree of providence, what has been preordained for each one of us. Kamma, however, literally means “action.” Our own actions are the causes of whatever we experience: “All beings own their deeds, inherit their deeds, originate from their deeds, are tied to their deeds; their deeds are their refuge. As their deeds are base or noble, so will be their lives.”1
Tất cả mọi sự mà chúng ta gặp trên đời đều là kết quả hành động của chính mình. Vì vậy, chúng ta có thể làm chủ số mệnh của mình bằng cách làm chủ hành động của mình. Mỗi người chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về hành động đã tạo nên khổ đau cho mình. Mỗi người chúng ta đều có phương tiện chấm dứt đau khổ bằng hành động của chính ta. Đức Phật nói:
Everything that we encounter in life is the result of our own actions. Consequently, we can each become master of our fate by becoming master of our actions. Each of us is responsible for the actions that give rise to our suffering. Each of us has the means to end the suffering in our actions. The Buddha said,
Quý vị làm chủ chính mình,
quý vị tạo ra tương lai của mình.
You are your own master,
You make your own future.2
Như vậy, mỗi chúng ta giống như một người bị bịt mắt, chưa bao giờ học lái xe mà lại ngồi sau tay lái của một chiếc xe đang chạy nhanh trên xa lộ đông đảo. Người đó khó có thể đến đích mà không bị tai nạn. Người đó có thể nghĩ là mình đang lái xe, nhưng sự thật thì chiếc xe đang lái người đó. Nếu muốn tránh tai nạn, chứ đừng nói tới chuyện đến đích, người đó phải tháo miếng vải che mắt đi, học cách sử dụng xe và lái xe ra khỏi nguy hiểm càng sớm càng tốt. Tương tự như vậy, chúng ta phải ý thức được những gì ta làm, và học cách hành động để có thể dẫn dắt ta tới nơi mà ta muốn đến.
As it is, each of us is like a blindfolded man who has never learned to drive, sitting behind the wheel of a speeding car on a busy highway. He is not likely to reach his destination without mishap. He may think that he is driving the car, but actually the car is driving him. If he wants to avoid an accident, let alone arrive at his goal, he should remove the blindfold, learn how to operate the vehicle, and steer it out of danger as quickly as possible. Similarly, we must become aware of what we do and then learn to perform actions that will lead us where we really wish to go.
Ba loại hành động
Three Types of Actions
Có ba loại hành động: việc làm, lời nói và ý nghĩ. Thường thường, ta cho hành động bằng việc làm là quan trọng nhất, rồi mới tới lời nói, và sau cùng là ý nghĩ. Đánh một người đối với chúng ta nặng hơn là mắng chửi, và cả hai nặng hơn là có ý xấu với người đó. Dĩ nhiên đây là quan niệm về luật pháp do con người ở mỗi đất nước đặt ra. Nhưng theo Dhamma, luật tự nhiên, thì hành động bằng ý nghĩ quan trọng nhất. Hành động bằng việc làm và lời nói sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn, tùy thuộc vào ý định khi hành động được thực hiện.
There are three types of actions: physical, vocal and mental. Normally we attach most importance to physical actions, less to vocal actions, and least to mental actions. Beating a person appears to us a graver action than speaking to him insultingly, and both seem more serious than an unexpressed ill will toward the person. Certainly this would be the view according to the manmade laws of each country. But according to Dhamma, the law of nature, mental action is most important. A physical or vocal action assumes totally different significance according to the intention with which it is done.
Một y sĩ giải phẫu dùng dao để thực hiện một cuộc giải phẫu cứu mạng khẩn cấp, nhưng thất bại và bệnh nhân chết; một kẻ sát nhân dùng dao đâm chết nạn nhân. Việc làm của hai người đều giống nhau, nhưng đứng trên phương diện tinh thần thì chúng cách xa nhau một trời một vực. Vị y sĩ hành động vì lòng từ bi, kẻ sát nhân hành động vì oán ghét. Kết quả của mỗi hành động sẽ hoàn toàn khác, tùy thuộc vào tâm ý.
A surgeon uses his scalpel to perform an emergency life-saving operation which turns out to be unsuccessful, leading to the death of the patient; a murderer uses his dagger to stab his victim to death. Physically their actions are similar, with the same effect, but mentally they are poles apart. The surgeon acts out of compassion, the murderer out of hatred. The result each achieves will be totally different, according to his mental action.
Cũng vậy, trong trường hợp của lời nói, ý định khi nói là quan trọng nhất. Một người cãi nhau với bạn đồng nghiệp, mắng nhiếc bạn là thằng khùng. Người đó nói vậy vì giận dữ. Cũng người đó khi thấy đứa con chơi trong bùn thì âu yếm gọi nó là thằng khùng. Ông ta nói vậy vì lòng thương yêu. Trong hai trường hợp, cùng một tiếng được nói ra, nhưng diễn tả hai trạng thái đối nghịch của tâm. Ý định của lời nói là yếu tố quyết định kết quả.
Similarly, in the case of speech, the intention is most important. A man quarrels with a colleague and abuses him, calling him a fool. He speaks out of anger. The same man sees his child playing in the mud and tenderly calls him a fool. He speaks out of love. In both cases the same words are spoken, but to express virtually opposite states of mind. It is the intention of our speech which determines the result.
Lời nói và việc làm hoặc ảnh hưởng của chúng với bên ngoài chỉ là kết quả của tâm ý. Chúng được xét xử đúng đắn tùy theo tính chất của ý định khi chúng xảy ra. Chính hành động của tâm ý mới là kamma (nghiệp) thật sự, sẽ tạo ra quả trong tương lai. Hiểu rõ sự thật này, Đức Phật tuyên bố:
Words and deeds or their external effects are merely consequences of mental action. They are properly judged according to the nature of the intention to which they give expression. It is the mental action which is the real kamma, the cause which will give results in future. Understanding this truth the Buddha announced,
Tâm đi trước mọi hiện tượng,
tâm quan trọng nhất, mọi điều đều do tâm tạo.
Nói hay làm với một tâm bất tịnh
thì đau khổ sẽ theo sau,
như bánh xe theo sau con bò kéo xe.
Nói hay làm với tâm thanh tịnh,
hạnh phúc sẽ theo sau
như bóng với hình.
Mind precedes all phenomena,
mind matters most, everything is mind-made.
If with an impure mind you speak or act,
then suffering follows you
as the cartwheel follows the foot of the draft animal.
If with a pure mind you speak or act,
then happiness follows you
as a shadow that never departs.3
Nguyên nhân của khổ
The Cause of Suffering
Hành động nào của tâm quyết định vận mạng của chúng ta? Nếu tâm chỉ gồm có thức, nhận định, cảm giác, phản ứng thì cái nào gây ra khổ? Tất cả đều tham dự trong tiến trình tạo ra khổ. Tuy nhiên, ba bước đầu chỉ là thụ động. Thức chỉ thâu nhận những dữ kiện sống của kinh nghiệm, nhận định xếp loại các dữ kiện, cảm giác báo hiệu sự xảy ra của hai bước trên. Công việc của ba phần này chỉ là tiêu hóa những tin tức đã thâu lượm vào. Nhưng khi tâm bắt đầu phản ứng, thì thụ động nhường bước cho sự hấp dẫn hay ghét bỏ, thích hay không thích. Phản ứng này khởi động một chuỗi biến cố mới. Đứng đầu là phản ứng. Vì vậy Đức Phật đã nói:
But which mental actions determine our fate? If the mind consists of nothing but consciousness, perception, sensation, and reaction, then which of these gives rise to suffering? Each of them is involved to some degree in the process of suffering. However, the first three are primarily passive. Consciousness merely receives the raw data of experience, perception places the data in a category, sensation signals the occurring of the previous steps. The job of these three is only to digest incoming information. But when the mind starts to react, passivity gives way to attraction or repulsion, liking or disliking. This reaction sets in motion a fresh chain of events. At the beginning of the chain is reaction, saṅkhāra. This is why the Buddha said,
Bất cứ khi nào khổ nảy sinh
đều do nguyên nhân là phản ứng
Nếu mọi phản ứng chấm dứt
thì không còn khổ nữa.
Whatever suffering arises
has a reaction as its cause.
If all reactions cease to be
then there is no more suffering.4
Kamma thực thụ, nguyên nhân đích thực của khổ là phản ứng của tâm. Một phản ứng thoáng qua của thích thú hay ghét bỏ có thể không mạnh, và không tạo nên nhiều kết quả, nhưng nó có thể có một hậu quả tích tụ. Phản ứng được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gia tăng cường độ, và phát triển thành thèm muốn hay chán ghét. Đây là điều mà Đức Phật, trong bài giảng đầu tiên, gọi là tanha, có nghĩa là thèm khát: thói quen ao ước vô tận những gì không có, và bất mãn cùng cực với những gì đang có. Sự ao ước và bất mãn càng mạnh bao nhiêu, thì ảnh hưởng của chúng vào ý nghĩ, lời nói, và việc làm càng sâu xa bấy nhiêu, và chúng càng gây ra nhiều đau khổ hơn.
The real kamma, the real cause of suffering is the reaction of the mind. One fleeting reaction of liking or disliking may not be very strong and may not give much result, but it can have a cumulative effect. The reaction is repeated moment after moment, intensifying with each repetition, and developing into craving or aversion. This is what in his first sermon the Buddha called taṇhā, literally “thirst”: the mental habit of insatiable longing for what is not, which implies an equal and irremediable dissatisfaction with what is.5 And the stronger longing and dissatisfaction become, the deeper their influence on our thinking, our speech, and our actions—and the more suffering they will cause.
Đức Phật nói, một vài phản ứng giống như những đường vẽ trên mặt nước: ngay sau khi được vẽ ra, chúng liền bị xóa đi. Có những phản ứng khác giống như những lằn vạch trên bãi cát ở bờ biển: nếu chúng được vạch vào buổi sáng thì buổi chiều sẽ bị xóa đi bởi gió và nước thủy triều. Có những phản ứng giống như những vết khắc trên đá bằng dùi đục và búa. Chúng cũng bị xóa đi khi phiến đá bị xói mòn, nhưng phải mất nhiều năm tháng.
Some reactions, the Buddha said, are like lines drawn on the surface of a pool of water: as soon as they are drawn they are erased. Others are like lines traced on a sandy beach: if drawn in the morning they are gone by night, wiped away by the tide or the wind. Others are like lines cut deeply into rock with chisel and hammer. They too will be obliterated as the rock erodes, but it will take ages for them to disappear.6
Trong đời, mỗi ngày tâm ta không ngừng tạo ra phản ứng, nhưng đến cuối ngày nếu chúng ta cố nhớ lại, thì chúng ta chỉ có thể nhớ lại một hay hai phản ứng có ấn tượng sâu đậm trong tâm khảm. Rồi đến cuối tháng chúng ta cố nhớ lại, chúng ta cũng chỉ nhớ được một hay hai phản ứng có ấn tượng sâu đậm nhất của tháng đó. Rồi đến cuối năm, chúng ta chỉ có thể nhớ lại một hay hai phản ứng gây ra những ấn tượng sâu đậm nhất của năm đó. Những phản ứng sâu đậm này rất nguy hiểm, và chúng đưa tới sự đau khổ triền miên.
Throughout each day of our lives the mind keeps generating reactions, but if at the end of the day we try to remember them, we shall be able to recall only one or two which made a deep impression that day. Again, if at the end of a month we try to remember all our reactions, we shall be able to recall only one or two which made the deepest impression that month. Again, at the end of a year we shall be able to recall only the one or two reactions that left the deepest impression during that year. Such deep reactions as these are very dangerous and lead to immense suffering.
Bước đầu tiên để thoát khỏi khổ đau là chấp nhận thực tế của khổ, không phải như một quan niệm triết học hay một đức tin, mà như là một thực tế hiện hữu, có ảnh hưởng đến mỗi chúng ta trong đời sống. Với sự chấp nhận và hiểu rõ khổ là gì và tại sao chúng ta khổ, chúng ta có thể chấm dứt bị lôi kéo và bắt đầu chủ động. Bằng cách học để trực tiếp hiểu rõ bản tính của mình, chúng ta có thể cất bước trên con đường thoát khổ.
The first step toward emerging from such suffering is to accept the reality of it, not as a philosophical concept or an article of faith, but as a fact of existence which affects each one of us in our lives. With this acceptance and an understanding of what suffering is and why we suffer, we can stop being driven and start to drive. By learning to realize directly our own nature, we can set ourselves on the path leading out of suffering.
VẤN ĐÁP
Questions and Answers
Câu hỏi: Đau khổ phải chăng là một phần đương nhiên của đời sống? Tại sao chúng ta phải tìm cách thoát khổ?

QUESTION: Isn't suffering a natural part of life? Why should we try to escape from it?
Thiền sư S. N. Goenka: Chúng ta quá quen thuộc với khổ đau nên việc thoát khổ có vẻ như không bình thường. Nhưng khi bạn đã kinh nghiệm được chân hạnh phúc của tâm tịch tịnh thì bạn sẽ biết đó là trạng thái tự nhiên của tâm.
S. N. GOENKA: We have become so involved in suffering that to be free from it seems unnatural. But when you experience the real happiness of mental purity, you will know that this is the natural state of the mind.
Trải nghiệm đau khổ có làm cho con người cao thượng hơn và cá tính vững mạnh lên không?
Can't the experience of suffering ennoble people and help them to grow in character?
Đúng vậy. Thật ra kỹ thuật này cố ý dùng sự đau khổ làm phương tiện để giúp cho con người trở thành cao thượng. Nhưng nó chỉ hữu hiệu khi bạn học quan sát đau khổ một cách khách quan. Nếu bị ràng buộc vào sự đau khổ thì kinh nghiệm đó không làm bạn cao thượng; bạn sẽ mãi mãi đau khổ.
Yes. In fact, this technique deliberately uses suffering as a tool to make one a noble person. But it will work only if you learn how to observe suffering objectively. If you are attached to your suffering, the experience will not ennoble you; you will always remain miserable.
Làm chủ những hành vi của mình có phải là một hình thức dồn nén không?
Isn't taking control of our actions a kind of suppression?
Không. Bạn chỉ quan sát một cách khách quan những gì xảy ra. Nếu ai tức giận và cố nuốt giận, giấu đi sự tức giận của mình thì đó là sự dồn nén. Nhưng bằng cách quan sát cơn giận, bạn sẽ thấy nó tự động tan đi. Bạn sẽ thoát khỏi sự giận dữ, bạn học cách quan sát nó một cách khách quan.
No. You learn just to observe objectively whatever is happening. If someone is angry and tries to hide his anger, to swallow it, then, yes, it's suppression. But by observing the anger, you will find that automatically it passes away. You become free from the anger if you learn how to observe it objectively.
Nếu chúng ta cứ lo quan sát bản thân, làm sao chúng ta sống tự nhiên được? Chúng ta sẽ bận rộn quan sát mình đến nỗi chúng ta không thể hành động tự do và tự nhiên.
If we keep observing ourselves, how can we live life in any natural way? We'll be so busy watching ourselves that we can't act freely or spontaneously.
Đó không phải là những điều bạn thâu lượm được sau khi học khóa thiền này. Ở đây bạn học cách luyện tập tâm để giúp bạn có khả năng quan sát chính mình trong cuộc sống hằng ngày mỗi khi bạn thấy cần phải quan sát. Không phải là bạn cứ nhắm mắt suốt ngày, suốt đời để tập luyện. Cũng như thể dục giúp bạn có sức khỏe trong cuộc sống hằng ngày, thì sự tập luyện tinh thần cũng làm bạn mạnh thêm. Cái mà bạn gọi là “hành động tự do, tự nhiên”, thật sự chỉ là phản ứng mù quáng, luôn luôn có hại. Bằng cách học tự quan sát, bạn sẽ thấy rằng mỗi khi khó khăn xảy đến trong đời, bạn có thể giữ cho tâm được quân bình. Với sự quân bình đó, bạn có thể tự do lựa chọn cách hành động. Hành động của bạn sẽ là hành động đúng đắn, luôn luôn tích cực, có lợi cho mình và cho người khác.
That is not what people find after completing a meditation course. Here you learn a mental training that will give you the ability to observe yourself in daily life whenever you need to do so. Not that you will keep practising with closed eyes all day throughout your life, but just as the strength you gain by physical exercise helps you in daily life, so this mental exercise will also strengthen you. What you call “free, spontaneous action” is really blind reaction, which is always harmful. By learning to observe yourself, you will find that whenever a difficult situation arises in life, you can keep the balance of your mind. With that balance you can choose freely how to act. You will take real action, which is always positive, always beneficial for you and for all others.
Có thể nào có chuyện xảy ra một cách ngẫu nhiên không duyên cớ?
Aren't there any chance happenings, random occurrences without a cause?
Không có gì xảy ra mà không có nguyên nhân. Chuyện đó không thể có được. Đôi khi giác quan của ta bị giới hạn, và trí thông minh của ta không thể thấy rõ ràng, nhưng như vậy không có nghĩa là không có duyên cớ.
Nothing happens without a cause. It is not possible. Sometimes our limited senses and intellects cannot clearly find it, but that does not mean that there is no cause.
Có phải thiền sư nói tất cả mọi việc trên đời đều do tiền định?
Are you saying that everything in life is predetermined?
Chắc chắn những hành động trong quá khứ của chúng ta sẽ gây ra hậu quả, tốt hay xấu. Chúng quyết định cuộc đời của chúng ta. Nhưng như vậy không có nghĩa là những gì xảy ra cho chúng ta là tiền định, chỉ định bởi những hành động trong quá khứ, và không gì khác có thể xảy ra. Không phải vậy. Hành động trong quá khứ ảnh hưởng đến dòng đời của chúng ta, đưa đến cuộc đời thoải mái hay khó chịu. Nhưng những hành động hiện tại cũng quan trọng không kém. Tự nhiên đã cho chúng ta khả năng làm chủ hành động hiện tại của mình. Với sự làm chủ đó, ta có thể thay đổi tương lai của mình.
Well, certainly our past actions will give fruit, good or bad. They will determine the type of life we have, the general situation in which we find ourselves. But that does not mean that whatever happens to us is predestined, ordained by our past actions, and that nothing else can happen. This is not the case. Our past actions influence the flow of our lives, directing them towards pleasant or unpleasant experiences. But present actions are equally important. Nature has given us the ability to become masters of our present actions. With that mastery we can change our future.
Nhưng chắc chắn hành động của người khác cũng ảnh hưởng đến chúng ta?
But surely the actions of others also affect us?
Lẽ dĩ nhiên. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người chung quanh và môi trường quanh ta, và ngược lại, chúng ta cũng ảnh hưởng đến họ. Thí dụ như nếu đa số người thích bạo động thì chiến tranh và tàn phá sẽ xảy ra, gây đau khổ cho nhiều người. Nhưng nếu mọi người thanh lọc tâm, thì bạo lực sẽ không xảy ra. Cội nguồn của vấn đề nằm trong tâm của mỗi cá nhân, vì xã hội là tổng hợp của nhiều cá nhân. Nếu mỗi người tự thay đổi thì xã hội sẽ thay đổi, chiến tranh và tàn phá sẽ ít khi xảy ra.
Of course. We are influenced by the people around us and by our environment, and we keep influencing them as well. If the majority of people, for example, are in favour of violence, then war and destruction occur, causing many to suffer. But if people start to purify their minds, then violence cannot happen. The root of the problem lies in the mind of each individual human being, because society is composed of individuals. If each person starts changing, then society will change, and war and destruction will become rare events.
Làm sao chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau khi mọi người đều phải đối diện với hậu quả những hành động của chính họ?
How can we help each other if each person must face the results of his own actions?
Ý nghĩ của ta có ảnh hưởng đến người khác. Nếu chúng ta chỉ có những ý nghĩ tiêu cực trong tâm, sự tiêu cực đó sẽ có ảnh hưởng tai hại đến những người tiếp xúc với chúng ta. Nếu tâm ta tràn đầy ý nghĩ tích cực, và thiện chí với người khác, thì nó sẽ có ảnh hưởng tốt đối với những người chung quanh. Bạn không thể điều khiển hành động, kamma (nghiệp) của người khác, nhưng bạn có thể làm chủ chính bạn để có một ảnh hưởng tích cực đến những người chung quanh.
Our own mental actions have an influence on others. If we generate nothing but negativity in the mind, that negativity has a harmful effect on those who come into contact with us. If we fill the mind with positivity, with goodwill toward others, then it will have a helpful effect on those around us. You cannot control the actions, the kamma of others, but you can become master of yourself in order to have a positive influence on those around you.
Có phải giàu có là có nghiệp tốt không? Và nếu vậy thì những người ở phương Tây có nghiệp tốt và những người ở đệ tam quốc gia có nghiệp xấu sao?
Why is being wealthy good karma? If it is, does that mean to say that most people in the West have good karma and most people in the Third World have bad karma?
Giàu có tự nó không phải là một kamma tốt. Nếu bạn giàu có mà đau khổ, thì sự giàu có liệu có ích gì? Vừa giàu vừa có hạnh phúc, hạnh phúc thực sự - đó là kamma tốt. Điều quan trọng là bạn có hạnh phúc dù giàu hay nghèo.
Wealth alone is not a good karma. If you become wealthy but remain miserable, what is the use of this wealth? Having wealth and also happiness, real happiness—that is good karma. Most important is to be happy, whether you are wealthy or not.
Không bao giờ có phản ứng có là bất thường không?
Surely it is unnatural never to react?
Có vẻ như vậy nếu bạn chỉ kinh nghiệm theo thói quen sai lầm của tâm bất tịnh. Nhưng đó là sự tự nhiên đối với một tâm thanh tịnh, không ràng buộc, đầy từ ái, lòng trắc ẩn, thiện chí, hoan hỉ và bình tâm. Hãy học cách để trải nghiệm điều đó.
It seems so if you have experienced only the wrong habit-pattern of an impure mind. But it is natural for a pure mind to remain detached, full of love, compassion, goodwill, joy, equanimity. Learn to experience that.
Làm sao sống ở đời mà không phản ứng?
How can we be involved in life unless we react?
Thay vì phản ứng, bạn học hành động, hành động với một tâm quân bình. Người hành thiền Vipassana không trở nên thụ động như cây cỏ. Họ học cách hành động tích cực. Nếu bạn có thể thay đổi cách sống bằng phản ứng sang hành động, thì bạn đã đạt được một điều rất quý giá. Bạn có thể thay đổi sự kiện đó được bằng cách thực hành Vipassana.
Instead of reacting you learn to act, to act with a balanced mind. Vipassana mediators do not become inactive, like vegetables. They learn how to act positively. If you can change your life pattern from reaction to action, then you have attained something very valuable. And you can change it by practising Vipassana.
NHÂN QUẢ
Seed and Fruit
Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Hành động như thế nào thì kết quả sẽ như vậy.
As the cause is, so the effect will be. As the seed is, so the fruit will be. As the action is, so the result will be.
Trên cùng một mảnh đất, người nông phu trồng hai giống cây: một là cây mía, một là cây neem, một loại cây ở vùng nhiệt đới có vị rất đắng. Hai giống cây được trồng trên cùng một loại đất, được tưới nước, được hưởng ánh sáng mặt trời và không khí như nhau. Hai loại cây bắt đầu lớn lên. Và kết quả ra sao với cây neem? Nó có vị đắng từ gốc đến ngọn, trong khi cây mía thì ngọt. Tại sao thiên nhiên, hay nếu bạn muốn gọi là Thượng Đế, lại quá ác với cây này và quá tốt với cây kia?
In the same soil a farmer plants two seeds: one a seed of sugar cane, the other a seed of a neem tree, a tropical tree which is very bitter. Two seeds in the same earth, receiving the same water, the same sunshine, the same air; nature gives the same nourishment to both. Two tiny plants emerge and start growing. And what has happened to the neem tree? It has developed with bitterness in every fibre, while the sugar cane has developed with every fibre of it sweet. Why is nature, or, if you prefer, why is God so kind to one and so cruel to the other?
Không, không, thiên nhiên không tốt mà cũng chẳng ác, chỉ hành xử theo những định luật cố định mà thôi. Thiên nhiên chỉ giúp cho tính chất của giống cây được bộc lộ. Tất cả chất dinh dưỡng chỉ để giúp cho phẩm chất tiềm ẩn được biểu lộ, nhân biểu lộ. Nhân trong cây mía có tính chất ngọt, thì cây mía cũng sẽ ngọt. Nhân trong cây neem có tính chất đắng thì cây neem cũng sẽ đắng.
No, no, nature is neither kind nor cruel. It works according to fixed laws. Nature only helps the quality of the seed to manifest. All the nourishment merely helps the seed to reveal the quality that is latent within itself. The seed of the sugar cane has the quality of sweetness; therefore the plant will have nothing but sweetness. The seed of the neem tree has the quality of bitterness; the plant will have nothing but bitterness.
Nhân nào quả nấy
As the seed is, so the fruit will be.
Người nông phu đi tới cây neem, vái ba lần, đi vòng quanh cây 108 lần, dâng hương, nến, hoa quả, rồi cầu xin: “Hỡi thần cây neem, xin ngài ban cho tôi quả xoài ngọt, tôi muốn có xoài ngọt.” Đáng thương cho vị thần cây neem, ông không thể cho vì ông không có quyền năng để làm vậy. Nếu ai muốn có xoài ngọt thì người ấy phải gieo hạt xoài, như vậy đỡ phải khóc lóc và cầu xin. Quả mà người đó hái sẽ là quả xoài ngọt: vì nhân nào thì quả nấy.
The farmer goes to the neem tree, bows down three times, walks around it 108 times, and then offers flowers, incense, candles, fruit, and sweets. And then he starts praying, “Oh neem god, please give me sweet mangoes, I want sweet mangoes!” Poor neem god, he cannot give them, he has no power to do so. If someone wants sweet mangoes, he ought to plant a seed of a mango tree. Then he need not cry and beg for help from anyone. The fruit that he will get will be nothing but sweet mangoes. As the seed is, so the fruit will be.
Cái khó khăn, vô minh của chúng ta là ta đã vô ý thức trong khi gieo hạt. Chúng ta tiếp tục gieo hạt giống cây neem, nhưng đến ngày hái quả, chúng ta đột nhiên tỉnh thức và muốn có xoài ngọt. Chúng ta tiếp tục khóc lóc và cầu xin, hy vọng được xoài. Như vậy đâu có được.
Our difficulty, our ignorance is that we remain unheedful while planting seeds. We keep planting seeds of neem, but when the time comes for fruit we are suddenly alert, we want sweet mangoes. And we keep crying and praying and hoping for mangoes. This doesn’t work.7


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Phúc trình A/5630


Đức Phật và chúng đệ tử

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.12.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...