Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 5. Tu tập giới hạnh »»

Nghệ thuật sống - Pháp thiền do Thiền sư S. N. Goenka giảng dạy
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 5. Tu tập giới hạnh

Donate

(Lượt xem: 8.614)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 5. Tu tập giới hạnh

Chapter 5. THE TRAINING OF MORAL CONDUCT





Để thoát khổ, chúng ta phải diệt trừ nguyên nhân gây ra khổ: tham, sân và si (thèm muốn, chán ghét, vô minh). Để đạt được điều này, Đức Phật đã khám phá, đã thực hành và đã dạy một con đường thực tiễn để đạt được mục đích này. Ngài gọi con đường này là Bát Thánh Đạo.
Our task is to eradicate suffering by eradicating its causes: ignorance, craving, and aversion. To achieve this goal the Buddha discovered, followed, and taught a practical way to this attainable end. He called this way the Noble Eightfold Path.
Có lần, được thỉnh cầu giải thích giáo huấn này bằng ngôn từ giản dị dễ hiểu, Ngài nói:
Once, when asked to explain the path in simple words, the Buddha said,
“Không làm các việc ác,
Thành tựu mọi điều lành,
Giữ tâm ý thanh tịnh,
Chính lời chư Phật dạy.”
“Abstain from all unwholesome deeds,
perform wholesome ones,
purify your mind”
—this is the teaching of enlightened persons.1
Sự trình bày này rất rõ ràng, và mọi người đều đồng ý chúng ta nên tránh những hành động gây hại và thực hành những hành động có ích lợi. Nhưng làm sao định nghĩa được thế nào là lợi hay hại, thế nào là thiện hay bất thiện? Khi cố gắng phân biệt như vậy, chúng ta dựa vào các quan điểm, niềm tin truyền thống, những sở thích và định kiến của mình, kết quả là chúng ta luôn đưa ra những định nghĩa hạn hẹp, có tính cách tông phái, có thể chấp nhận được với một số người nhưng không được những người khác chấp nhận. Thay vì những diễn giải hạn hẹp như thế, Đức Phật đưa ra một định nghĩa phổ quát về thiện và bất thiện hoặc tốt lành và tội lỗi. Bất cứ hành động nào gây hại, làm xáo trộn sự bình an và hòa hợp của người khác đều là xấu xa, tội lỗi. Và bất cứ hành động nào giúp đỡ người khác, góp phần trong việc tạo dựng sự bình an và hòa hợp của họ thì đều là tốt đẹp, thiện lành. Hơn nữa, tâm chỉ thực sự thanh tịnh nhờ vào sự trải nghiệm trực tiếp thực tại của chính mình và nỗ lực một cách có hệ thống để loại trừ những điều kiện gây ra khổ đau chứ không phải bằng cách thực hành những nghi thức tôn giáo hay rèn luyện tri thức.
This is a very clear exposition which appears acceptable to all. Everyone agrees that we should avoid actions that are harmful and perform those that are beneficial. But how does one define what is beneficial or harmful, what is wholesome or unwholesome? When we try to do this we rely on our views, our traditional beliefs, our preferences and prejudices, and consequently we produce narrow, sectarian definitions that are acceptable to some but unacceptable to others. Instead of such narrow interpretations the Buddha offered a universal definition of wholesome and unwholesome, of piety and sin. Any action that harms others, that disturbs their peace and harmony, is a sinful action, an unwholesome action. Any action that helps others, that contributes to their peace and harmony, is a pious action, a wholesome action. Further, the mind is truly purified not by performing religious ceremonies or intellectual exercises, but by experiencing directly the reality of oneself and working systematically to remove the conditioning that gives rise to suffering.
Bát Chánh Đạo có thể chia ra làm ba giai đoạn rèn luyện gồm: giới (sila), định (samadhi), tuệ (panna). Giới là thực hành giới hạnh, tránh tất cả những hành động bất thiện bằng việc làm cũng như lời nói. Định là rèn luyện sự chú tâm, phát triển khả năng điều khiển và kiểm soát một cách có ý thức những tiến trình của tâm. Tuệ là trí tuệ, là sự phát triển tuệ giác thanh tịnh về tự tánh.
The Noble Eightfold Path can be divided into three stages of training: sīla, samādhi, and paññā. Sīla is moral practice, abstention from all unwholesome actions of body and speech. Samādhi is the practice of concentration, developing the ability to consciously direct and control one's own mental processes. Paññā is wisdom, the development of purifying insight into one's own nature.
Giá trị của sự giữ giới
The Value of Moral Practice
Bất cứ người nào muốn thực hành giáo pháp (Dhamma) đều phải bắt đầu bằng sự giữ giới (sila). Đây là bước đầu tiên, nếu không giữ giới thì không thể nào tiến bộ được. Chúng ta phải tránh mọi hành vi và lời nói làm thương tổn đến người khác. Đây là điều dễ hiểu: xã hội đòi hỏi hành vi như vậy để tránh xáo trộn. Thật ra, chúng ta tránh những hành vi như vậy không chỉ vì chúng làm tổn thương người khác, mà còn vì chúng làm tổn hại đến chính ta. Chúng ta không thể phạm vào một điều bất thiện - như chửi rủa, giết người, trộm cắp, hiếp dâm - mà không tạo ra tâm trạng bồn chồn, tham muốn, chán ghét mạnh mẽ. Giây phút tham muốn hay chán ghét này mang lại khổ đau ngay bây giờ và càng nhiều đau khổ hơn trong tương lai.
Anyone who wishes to practise Dhamma must begin by practising sīla. This is the first step without which one cannot advance. We must abstain from all actions, all words and deeds, that harm other people. This is easily understood; society requires such behavior in order to avoid disruption. But in fact we abstain from such actions not only because they harm others but also because they harm ourselves. It is impossible to commit an unwholesome action—to insult, kill, steal, or rape without generating great agitation in the mind, great craving and aversion. This moment of craving or aversion brings unhappiness now, and more in the future.
Đức Phật nói:
The Buddha said,
Bị thiêu đốt bây giờ, bị thiêu đốt về sau
Người làm ác chịu khổ đau gấp đôi...
Hạnh phúc bây giờ, hạnh phúc về sau
Người có đức hạnh hưởng hạnh phúc gấp đôi.
Burning now, burning hereafter,
the wrong-doer suffers doubly. . .
Happy now, happy hereafter,
The virtuous person doubly rejoices.2
Chúng ta không cần đợi đến sau khi chết mới trải nghiệm được thiên đàng hay địa ngục; chúng ta có thể trải nghiệm những điều ấy ngay trong đời này, và ngay bên trong bản thân ta. Khi chúng ta làm những điều xấu xa, chúng ta phải chịu lửa hỏa ngục của sự tham lam và sân hận. Khi chúng ta làm điều tốt lành, chúng ta được hưởng thiên đàng của sự bình an nội tâm. Vì vậy tránh những việc làm và lời nói bất thiện không chỉ vì lợi ích cho người khác mà còn là lợi lạc cho chính mình, tránh gây hại cho chính mình.
We need not wait until after death to experience heaven and hell; we can experience them within this life, within ourselves. When we commit unwholesome actions we experience the hell-fire of craving and aversion. When we perform wholesome actions we experience the heaven of inner peace. Therefore it is not only for the benefit of others but for our own benefit, to avoid harm to our selves, that we abstain from unwholesome words and deeds.
Còn một lý do nữa để giữ giới. Chúng ta muốn khảo sát tự thân để có tuệ giác sâu xa về thực tại của chính mình. Muốn làm được như vậy đòi hỏi một tâm thanh tịnh. Chúng ta không thể nào nhìn rõ đáy ao khi nước bị khuấy động. Muốn nội quán cần một tâm an tĩnh, không dao động. Khi chúng ta làm điều bất thiện, tâm ta bị dao động. Chỉ khi nào ta tránh được những hành động bất thiện bằng việc làm và lời nói thì tâm mới có cơ hội trở nên an bình đủ để thực hiện việc nội quán.
There is another reason for undertaking the practice of sīla. We wish to examine ourselves, to gain insight into the depths of our reality. To do this requires a very calm and quiet mind. It is impossible to see into the depths of a pool of water when it is turbulent. Introspection requires a calm mind, free from agitation. Whenever one commits unwholesome action, the mind is inundated with agitation. When one abstains from all unwholesome actions of body or speech, only then does the mind have the opportunity to become peaceful enough so introspection may proceed.
Còn một lý do khác nữa giải thích vì sao giữ giới lại tối quan trọng. Người thực hành Dhamma là luyện tập để đạt được mục đích tối thượng của sự giải thoát khỏi mọi đau khổ. Trong khi làm công việc này, người ấy không thể phạm vào những hành động làm gia tăng các thói quen mà người đó muốn loại bỏ. Bất cứ hành động nào làm tổn hại người khác đều là do tham, sân, si (thèm muốn, chán ghét, vô minh) đi kèm theo gây ra. Thực hiện những hành động đó là thụt lùi hai bước cho mỗi bước tiến trên đường, làm trở ngại cho bất kỳ sự tiến triển nào hướng đến mục tiêu.
There is still another reason why sīla is essential: One who practises Dhamma is working toward the ultimate goal of liberation from all suffering. While performing this task he cannot be involved in actions that will reinforce the very mental habits he seeks to eradicate. Any action that harms others is necessarily caused and accompanied by craving, aversion, and ignorance. Committing such actions is taking two steps back for every step forward on the path, thwarting any progress toward the goal.
Như vậy, giới không những cần thiết cho sự tốt lành của xã hội, mà còn cho sự tốt lành của mỗi người trong xã hội, và không chỉ vì lợi ích trần tục, mà còn cho sự tiến bộ của người đó trên con đường Dhamma.
Sīla, then, is necessary not only for the good of society but for the good of each of its members, and not only for the worldly good of a person but also for his progress on the path of Dhamma.
Ba phần của Bát Thánh Đạo thuộc về sự thực hành giới hạnh (sila) là: lời nói chân chánh (chánh ngữ), hành động chân chánh (chánh nghiệp), nghề nghiệp chân chánh (chánh mạng).
Three parts of the Noble Eightfold Path fall within the training of sīla: right speech, right action, and right livelihood.
Lời nói chân chánh (chánh ngữ)
Right Speech
Lời nói phải trong sạch và thiện lành. Thanh tịnh đạt được nhờ xóa bỏ bất tịnh, và chúng ta phải hiểu thế nào là lời nói bất tịnh. Đó là: nói dối, nói thêm bớt ngoài sự thật; bịa chuyện làm chia rẽ bạn bè; nói xấu sau lưng, hay vu oan; ác khẩu làm người khác bực bội, không có lợi ích gì; nói chuyện tầm phào, vô nghĩa, mất thì giờ của mình và của người khác. Tránh được tất cả những lời nói bất tịnh như trên là nói lời chân chánh.
Speech must be pure and wholesome. Purity is achieved by removing impurity, and so we must understand what constitutes impure speech. Such acts include: telling lies, that is, speaking either more or less than the truth; carrying tales that set friends at odds; backbiting and slander; speaking harsh words that disturb others and have no beneficial effect; and idle gossip, meaningless chatter that wastes one's own time and the time of others. Abstaining from all such impure speech leaves nothing but right speech.
Đây không chỉ là một khái niệm thụ động. Đức Phật giải thích: “Người thực hành lời nói chân chánh, nói thật và luôn luôn trung thực, đáng tin cậy, thẳng thắn với người khác. Người đó hòa giải những tranh cãi và khuyến khích đoàn kết. Người đó hân hoan trong sự hòa hợp, tìm kiếm sự hòa hợp, vui hưởng và tạo ra sự hòa hợp bằng lời nói. Lời nói của người đó nhẹ nhàng, dễ nghe, hiền từ, làm ấm lòng người, lễ độ, dễ chịu và làm vui lòng nhiều người. Người đó nói đúng lúc, đúng sự thật, phù hợp với những gì hữu ích, thuận theo Dhamma và thuận theo Giới hạnh. Lời người đó đáng ghi nhớ, đúng lúc, đúng lẽ, khéo chọn, và xây dựng.”
Nor is this only a negative concept. One who practises right speech, the Buddha explained, speaks the truth and is steadfast in truthfulness, trustworthy, dependable, straightforward with others. He reconciles the quarrelling and encourages the united. He delights in harmony, seeks after harmony, rejoices in harmony, and creates harmony by his words. His speech is gentle, pleasing to the ear, kindly, heartwarming, courteous, agreeable, and enjoyable to many. He speaks at the proper time, according to the facts, according to what is helpful, according to Dhamma and the Code of Conduct. His words are worth remembering, timely, well-reasoned, well-chosen, and constructive.3
Hành động chân chánh (chánh nghiệp)
Right Action
Hành động cũng phải thanh tịnh. Cũng như lời nói, chúng ta phải hiểu những hành động nào là bất tịnh để có thể tránh. Đó là: giết hại sinh vật, trộm cắp, tà dâm, chẳng hạn như hãm hiếp hay ngoại tình, và uống rượu hoặc dùng chất gây say làm mất lý trí, không còn biết mình làm gì hay nói gì. Tránh bốn hành động trên là hành động chân chánh.
Action must also be pure. As with speech, we must understand what constitutes impure action so that we may abstain from it. Such acts include: killing a living creature; stealing; sexual misconduct, for example, rape or adultery; and intoxication, losing one's senses so that one does not know what one says or does. Avoiding these four impure actions leaves nothing but right action, wholesome action.
Đây cũng không phải là một khái niệm thụ động. Diễn tả một người có hành động chân chánh, Đức Phật nói: “Buông bỏ gươm giáo và gậy gộc, người này cẩn thận không làm hại ai, đầy lòng nhân từ, tìm sự tốt đẹp của mọi chúng sinh. Không còn giấu giếm, người ấy sống như một người thanh tịnh.”
Again this is not only a negative concept. Describing one who practises right physical action the Buddha said, “Laying aside the rod and sword he is careful to harm none, full of kindness, seeking the good of all living creatures. Free of stealth, he himself lives like a pure being.”4
Giới luật
The Precepts
Đối với người bình thường sống đời thế tục, để thực hành lời nói chân chánh và hành động chân chánh là giữ Năm giới:
For ordinary people involved in worldly life, the way to implement right speech and right action is to practise the Five Precepts, which are
1. Tránh giết hại bất cứ sinh vật nào;
1. to abstain from killing any living creature;
2. Tránh trộm cắp;
2. to abstain from stealing;
3. Tránh tà dâm;
3. to abstain from sexual misconduct;
4. Tránh nói dối;
4. to abstain from false speech;
5. Tránh say nghiện.
5. to abstain from intoxicants.
Năm giới trên là căn bản tối thiểu cần cho đức hạnh. Người nào muốn thực hành Dhamma đều phải giữ theo.
These Five Precepts are the essential minimum needed for moral conduct. They must be followed by anyone who wishes to practise Dhamma.
Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi cũng có những lúc có cơ hội tạm thời để ta tạm thời buông bỏ việc đời sang một bên - có thể trong vài ba ngày, hoặc chỉ trong một ngày - để thanh lọc tâm, để tu tập hướng đến giải thoát. Một giai đoạn như thế là lúc để thực hành Dhamma nghiêm chỉnh, và vì vậy ta phải thận trọng trong hành động hơn là những lúc bình thường. Điều quan trọng là tránh những hành động có thể làm xao lãng hay ảnh hưởng đến công việc tự thanh lọc. Bởi vậy, lúc đó ta phải giữ tám giới. Những giới này bao gồm năm giới căn bản trên với một thay đổi: thay vì chỉ tránh tà dâm, ta phải tránh hẳn mọi hoạt động tình dục, và thêm vào ba giới nữa là (1) tránh ăn không đúng giờ (nghĩa là không được ăn sau giữa trưa); (2) tránh những trò giải trí bằng khoái cảm (như nghe, xem ca múa nhạc kịch...) và tránh trang điểm; (3) tránh ngủ trên giường cao rộng xa hoa.
At times during life, however, the opportunity may come to lay aside worldly affairs temporarily—perhaps for a few days, perhaps just for one day—in order to purify the mind, to work toward liberation. Such a period is a time for serious practice of Dhamma, and therefore one's conduct must be more careful than in ordinary life. It is important then to avoid actions that may distract from or interfere with the work of self-purification. Therefore at such a time one follows eight precepts. These include the basic five precepts with one modification: instead of abstaining from sexual misconduct, one abstains from all sexual activities. In addition one undertakes to abstain from untimely eating (that is, from eating after noon); to abstain from all sensual entertainment and bodily decoration; and to abstain from using luxurious beds.
Yêu cầu từ bỏ hoạt động tình dục và các giới bổ sung là để trợ giúp thêm cho sự an tĩnh và tỉnh giác, cần thiết cho công việc nội quán, và giúp cho tâm khỏi bị quấy rối bởi những xáo động bên ngoài. Tám giới này chỉ cần giữ trong thời gian chuyên chú thực tập Dhamma mà thôi. Khi thời gian này chấm dứt, một người cư sĩ có thể quay lại giữ Năm giới như là kim chỉ nam cho đức hạnh của mình.
The requirement of celibacy and the additional precepts foster the calmness and alertness that are necessary for the work of introspection, and help to free the mind from all external disturbance. The Eight Precepts need be followed only during the time given to intensive practice of Dhamma. When that time is over, a lay person may revert to the Five Precepts as guidelines for moral conduct.
Cuối cùng, có Mười giới dành cho một người tu sống đời thoát ly gia đình, như một vị tăng hay một vị ni. Mười giới này gồm tám giới vừa nói ở trên, với giới thứ bảy chia thành hai giới và thêm một giới nữa là: tránh không nhận tiền bạc. Những người tu ẩn dật buộc phải sống nhờ hoàn toàn vào sự cúng dường của người khác để có thể dành trọn thời gian vào việc thanh lọc tâm, mang lại lợi ích cho chính mình và cho mọi người.
Finally, there are the Ten Precepts for those who have adopted the homeless life of a recluse, a mendicant monk, or a nun. These ten precepts include the first eight, with the seventh precept divided into two and one further precept: to abstain from accepting money. Recluses must support themselves solely by the charity they receive, so that they are free to devote themselves fully to the work of purifying their minds for their own benefit and for the benefit of all.
Giới luật, dù là năm giới, tám giới hay mười giới, không phải là những khuôn mẫu trống rỗng do truyền thống quy định. Chúng là những “bước bổ sung cho sự tập luyện” theo đúng nghĩa, là phương tiện rất thực tiễn để giúp cho hành động và lời nói của chúng ta không gây tổn hại đến người khác cũng như chính bản thân mình.
The precepts, whether five, eight, or ten, are not empty formulas dictated by tradition. They are literally “steps to implement the training,” very practical means to ensure that one's speech and actions harm neither others nor oneself.
Nghề nghiệp chân chánh (chánh mạng)
Right Livelihood
Mỗi người đều phải tự nuôi sống bản thân bằng một phương thức thích hợp. Có hai tiêu chuẩn cho nghề nghiệp chân chánh. Thứ nhất, nghề đó không phạm vào Năm giới, vì nếu như vậy rõ ràng sẽ làm hại đến người khác. Hơn nữa, ta cũng không được làm bất kỳ điều gì khuyến khích người khác phạm vào Năm giới, vì như vậy cũng gây hại. Nghề nghiệp của ta cũng không được gây tổn thương cho người khác, dù trực tiếp hay gián tiếp. Vì vậy nghề nghiệp nào đòi hỏi sự giết chóc người hay súc vật hiển nhiên không phải nghề nghiệp chân chánh. Ngay cả việc giết hại do người khác làm và ta chỉ buôn bán các phần của con vật đã bị giết như da, thịt, xương, vân vân, thì đó cũng không phải là nghề nghiệp chân chánh, vì phụ thuộc vào hành động sai quấy của người khác. Bán rượu hay ma túy có thể được nhiều lãi, và mặc dầu ta không dùng, nhưng hành động bán đó là khuyến khích người khác dùng độc dược, như vậy có hại cho họ. Mở một sòng bạc có thể rất có lãi, nhưng những người đến đánh bạc đều tự làm hại họ. Bán chất độc hay khí giới - súng ống, bom đạn, hỏa tiễn - là việc buôn bán phát đạt, nhưng làm hại sự bình an và hòa hợp của bao nhiêu người. Tất cả những nghề nêu trên đều không phải nghề nghiệp chân chánh.
Each person must have a proper way of supporting himself or herself. There are two criteria for right livelihood. First, it should not be necessary to break the Five Precepts in one's work, since doing so obviously causes harm to others. But further, one should not do anything that encourages other people to break the precepts, since this will also cause harm. Neither directly nor indirectly should our means of livelihood involve injury to other beings. Thus any livelihood that requires killing, whether of human beings or of animals, is clearly not right livelihood. But even if the killing is done by others and one simply deals in the parts of slaughtered animals, their skins, flesh, bones, and so on, still this is not right livelihood, because one is depending on the wrong actions of others. Selling liquor or other drugs may be very profitable, but even if one abstains from them oneself, the act of selling encourages others to use intoxicants and thereby to harm themselves. Operating a gambling casino may be very lucrative, but all who come there to gamble cause themselves harm. Selling poisons or weapons—arms, ammunition, bombs, missiles—is good business, but it injures the peace and harmony of multitudes. None of these are right livelihood.
Ngay cả những công việc có thể không thật sự làm hại người khác, nhưng nếu làm với ý định hại người, thì cũng không phải là nghề nghiệp chân chánh. Bác sĩ hy vọng có bệnh dịch, người buôn hy vọng có nạn đói đều không phải thực hành nghề nghiệp chân chánh.
Even though a type of work may not actually harm others, if it is performed with the intention that others should be harmed, it is not right livelihood. The doctor who hopes for an epidemic and the trader who hopes for a famine are not practising right livelihood.
Mỗi người là một thành viên của xã hội. Chúng ta mỗi người phục vụ xã hội bằng công việc chúng ta làm, phục vụ người khác bằng những cách khác nhau. Để đổi lại, chúng ta nhận thù lao để sinh sống. Ngay cả các nhà sư hay những người tu ẩn dật cũng phải làm việc đúng đắn để được cúng dường: nỗ lực thanh lọc tâm để ích lợi cho mình và cho người khác. Nếu họ lạm dụng người khác bằng cách lừa dối, thực hiện những trò quỷ thuật hay dối trá xưng mình đã chứng thánh, đó đều là không thực hành nghề nghiệp chân chánh.
Each human being is a member of society. We meet our obligations to society by the work we do, serving our fellows in different ways. In return for this we receive our livelihood. Even a monk, a recluse, has his proper work by which he earns the alms he receives: the work of purifying his mind for his good and the benefit of all. If he starts exploiting others by deceiving people, performing feats of magic or falsely claiming spiritual attainments, then he is not practising right livelihood.
Những thù lao ta nhận được do công việc ta làm là để nuôi sống bản thân và gia đình. Nếu còn dư thừa, ít nhất một phần trong số đó nên được trả lại cho xã hội bằng cách giúp đỡ người khác. Nếu chúng ta làm với ý định lợi ích cho xã hội và để nuôi sống bản thân, giúp đỡ người khác, thì công việc chúng ta làm là nghề nghiệp chân chánh.
Whatever remuneration we are given in return for our work is to be used for the support of ourselves and our dependents. If there is any excess, at least a portion of it should be returned to society, given to be used for the good of others. If the intention is to play a useful role in society in order to support oneself and to help others, then the work one does is right livelihood.
Thực hành Giới hạnh trong khóa thiền Vipassana
Practice of Sīla in a Course of Vipassana Meditation
Lời nói chân chánh, hành động chân chánh, nghề nghiệp chân chánh phải được thực hành vì chúng có ý nghĩa đối với chúng ta và người khác. Khóa thiền Vipassana cho chúng ta cơ hội áp dụng mọi khía cạnh của Giới hạnh (sila). Đây là thời gian dành riêng cho sự thực hành Dhamma một cách chuyên chú, và vì vậy, mọi người tham dự đều phải giữ Tám giới. Tuy nhiên có ngoại lệ cho những người mới tham dự lần đầu, hay cho những người có bệnh: họ được phép ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều. Vì lý do này, những người đó chỉ chính thức giữ Năm giới, mặc dầu trong mọi khía cạnh khác họ thực sự giữ theo Tám giới.
Right speech, right action, and right livelihood should be practised because they make sense for oneself and for others. A course in Vipassana meditation offers the opportunity to apply all these aspects of sīla. This is a period set aside for the intensive practice of Dhamma, and therefore the Eight Precepts are followed by all participants. However, one relaxation is allowed for those joining a course for the first time, or for those with medical problems: They are permitted to have a light meal in the evening. For this reason such people formally undertake only the Five Precepts, although in all other respects they actually observe the Eight Precepts.
Ngoài việc giữ giới, tất cả những người tham dự khóa thiền còn phải nguyện giữ im lặng cho đến ngày cuối cùng của khóa học. Họ có thể nói với các thiền sư phụ tá hay những người điều hành khóa học, nhưng không được nói với các thiền sinh khác. Do vậy những sự phân tâm được giảm đến mức tối thiểu. Mọi người có thể sống và hành thiền gần sát nhau mà vẫn không làm phiền lẫn nhau. Trong bầu không khí yên tĩnh và bình an này, mỗi người có thể thực hiện nội quán.
In addition to the precepts, all participants must take a vow of silence until the last full day of the course. They may speak with the teacher or the course management, but not with other meditators. In this way all distractions are kept to a minimum; people are able to live and work in close quarters without disturbing each other. In this calm, quiet, and peaceful atmosphere it is possible to perform the delicate task of introspection.
Để đổi lại sự tu tập nội quán, các thiền sinh được ăn, ở miễn phí. Mọi chi phí đều do người khác hiến tặng. Vì vậy trong khóa học, các thiền sinh sống gần giống như những người tu hành ẩn dật, sống nhờ vào sự hiến tặng của người khác. Bằng cách thực hành thiền hết sức mình để được ích lợi cho bản thân và cho người khác, thiền sinh đã thực hành nghề nghiệp chân chánh trong khi tham dự một khóa thiền Vipassana.
In return for performing their work of introspection, meditators receive food and shelter, the cost of which has been donated by others. In this way, during a course they live more or less like true recluses, subsisting on the charity of others. By performing their work to the best of their ability, for their own good and the good of others, the meditators practise right livelihood while participating in a Vipassana course.
Giữ giới là một phần trên con đường Dhamma. Không giữ giới thì không có tiến bộ, vì tâm quá dao động không thể quan sát được thực tại bên trong. Có người nói rằng sự phát triển tâm linh vẫn có thể thực hiện được mà không cần phải giữ giới. Nhưng người đó dù có thể làm gì đi nữa, cũng không phải là những người tuân theo lời dạy của Đức Phật. Không giữ giới cũng vẫn có thể thể nghiệm được vài trạng thái cực lạc, nhưng coi đó là thành quả tâm linh là một sự sai lầm. Lẽ dĩ nhiên, không giữ giới (sila) thì người ta không bao giờ có thể giải thoát tâm khỏi khổ đau và thể nghiệm được sự thật tối hậu.
The practice of sīla is an integral part of the path of Dhamma. Without it there can be no progress on the path, because the mind will remain too agitated to investigate the reality within. There are those who teach that spiritual development is possible without sīla. Whatever they may be doing, such people are not following the teaching of the Buddha. Without practising sīla it may be possible to experience various ecstatic states but it is a mistake to regard these as spiritual attainments. Certainly without sīla one can never liberate the mind from suffering and experience ultimate truth.
Vấn đáp
Questions and Answers
Câu hỏi: Có phải thực hành hành động chân chánh cũng là một loại bám chấp không?
QUESTION: Isn't performing right action a kind of attachment?
Thiền sư S. N. Goenka: Không. Chỉ cần làm hết sức mình, và hiểu rằng kết quả ngoài sự kiểm soát của mình. Bạn hãy làm việc của mình, còn kết quả thì phó mặc cho tự nhiên, cho Dhamma: “Nguyện cho mọi việc hoàn tất.”
S. N. GOENKA: No. It is simply doing your best, understanding that the results are beyond your control. You do your job and leave the results to nature, to Dhamma: “Thy will be done.”
Như vậy nghĩa là sẵn sàng chấp nhận mắc lỗi?
Then it is being willing to make a mistake?
Nếu bạn mắc phải lỗi lầm và nhận lỗi, rồi cố gắng để không tái phạm. Nhưng rồi bạn lại thất bại, bạn có thể mỉm cười và cố gắng tìm một cách khác. Nếu bạn có thể mỉm cười trước sự thất bại, bạn không bám chấp. Nhưng nếu thất bại làm bạn chán nản và thành công làm bạn mừng quýnh, chắc chắn đó là bạn đang bám chấp.
If you make a mistake you accept it, and try not to repeat it the next time. Again you may fail; again you smile and try a different way. If you can smile in the face of failure, you are not attached. But if failure depresses you and success makes you elated, you are certainly attached.
Như vậy, hành động chân chánh chỉ cho sự cố gắng của mình chứ không phải cho kết quả?
Then right action is only the effort you make, not the result?
Không phải kết quả. Kết quả tự nhiên là tốt nếu hành động tốt. Dhamma lo liệu việc đó. Chúng ta không có quyền lựa chọn kết quả, nhưng chúng ta có thể chọn lựa hành động của chúng ta. Hãy cứ làm hết sức mình.
Not the result. That will automatically be good if your action is good. Dhamma takes care of that. We do not have the power to choose the result, but we can choose our actions. Just do the best you can.
Vô ý làm hại người khác có phải là một hành động sai quấy không?
Is it wrong action to harm another accidentally?
Không. Phải có ý định làm hại một người nào đó, và phải thành công trong sự gây ra tai hại, thì hành động sai quấy mới được thực hiện. Giới hạnh (sila) không nên vận dụng đến mức cực đoan, vừa không thực tế vừa không ích lợi. Mặt khác, cũng nguy hiểm không kém nếu như bạn quá bất cẩn trong hành động đến nỗi cứ tiếp tục làm hại người khác rồi tự bào chữa rằng mình không cố ý làm hại. Dhamma dạy chúng ta phải luôn có ý thức tỉnh giác.
No. There must be an intention to harm a particular being, and one must succeed in causing harm; only then is wrong action completed. Sīla should not be taken to an extreme, which would be neither practical nor beneficial. On the other hand, it is equally dangerous to be so careless in your actions that you keep harming others, and then excuse yourself on the grounds that you had no intention of causing harm. Dhamma teaches us to be mindful.
Thế nào là sự khác biệt giữa hoạt động tình dục đúng đắn và tà dâm. Đây có phải là vấn đề của sự chủ ý không?
What is the difference between right and wrong sexual conduct? Is it a question of volition?
Không. Tình dục có một chỗ đứng thích hợp trong đời sống gia đình. Chúng ta không nên cố dồn nén nó, vì bắt buộc một cuộc sống kiêng tình dục chỉ gây ra căng thẳng, tạo thêm nhiều vấn đề, nhiều khó khăn. Nhưng nếu bạn buông thả theo sự đòi hỏi của tình dục và chấp nhận làm tình với bất cứ người nào khi thể xác đòi hỏi, thì chẳng bao giờ bạn có thể thoát khỏi đam mê. Hãy tránh hai cực đoan này vì chúng nguy hiểm như nhau. Dhamma đưa ra con đường trung dung, một sự thực hành lành mạnh về tình dục mà vẫn cho phép phát triển về tâm linh. Đó là sự liên hệ tình dục giữa một người nam và người nữ đã kết hợp với nhau. Và nếu người phối ngẫu của bạn cũng là một thiền sinh Vipassana thì khi sự đam mê nổi dậy, cả hai hãy quan sát nó. Đây không phải là sự dồn nén, cũng không phải buông thả. Bằng cách quan sát bạn có thể thoát khỏi đam mê một cách dễ dàng. Đôi khi hai người vẫn có quan hệ tình dục, nhưng dần dần họ cùng tiến triển đến một giai đoạn mà quan hệ tình dục chẳng có ý nghĩa gì. Đây là giai đoạn thực sự không tình dục một cách tự nhiên, ngay cả một ý tưởng đam mê cũng không khởi sinh trong lòng. Sự không tình dục này tạo một niềm vui vượt xa hơn bất kỳ sự thỏa mãn tình dục nào. Ta luôn luôn cảm thấy cực kỳ thỏa mãn, cực kỳ hòa hợp. Chúng ta nhất thiết phải học cách trải nghiệm hạnh phúc chân thật này.
No. Sex has a proper place in the life of a householder. It should not be forcibly suppressed, because a forced celibacy produces tensions which create more problems, more difficulties. However, if you give free license to the sexual urge, and allow yourself to have sexual relations with anyone whenever passion arises, then you can never free your mind of passion. Avoiding these two equally dangerous extremes, Dhamma offers a middle path, a healthy expression of sexuality hiwch still permits spiritual development, and that is sexual relations between two people who are committed to each other. And if your partner is also a Vipassana meditator, whenever passion arises you both observe it. This is neither suppression nor free license. By observing you can easily free yourself of passion. At times a couple will still have sexual relations, but gradually they develop toward the stage in which sex has no meaning at all. This is the stage of real, natural celibacy, when not even a thought of passion arises in the mind. This celibacy gives a joy far beyond any sexual satisfaction. Always one feels so contented, so harmonious. One must learn to experience this real happiness.
Ở phương Tây, nhiều người cho rằng quan hệ tình dục có thỏa thuận giữa hai người trưởng thành bất kỳ là điều chấp nhận được.
In the West, many think that sexual relations between any two consenting adults are permissible.
Quan điểm này cách xa Dhamma (Giáo pháp) nhiều lắm. Một người nào đó có liên hệ tình dục với một người, rồi một người khác, và một người khác nữa thì sự thèm muốn gia tăng gấp bội, và đồng thời làm tăng sự đau khổ. Bạn nhất thiết chỉ nên kết hợp với một người thôi hoặc sống không tình dục.
That view is far away from Dhamma. Someone who has sex with one person, then another, and then someone else, is multiplying his passion, his misery. You must be either committed to one person or living in celibacy.
Còn đối với sự dùng các loại thuốc để trải nghiệm một vài loại cảm giác, hoặc những thực tại khác thì sao?
How about the use of drugs as aids to experience other types of consciousness, different realities?
Có vài thiền sinh nói với tôi rằng khi dùng loại thuốc tâm thần, họ đã có những kinh nghiệm tương tự như trong khi hành thiền. Dù chuyện này có thật hay không, thì khi phải dùng thuốc để có một kinh nghiệm là hình thức lệ thuộc vào một yếu tố bên ngoài. Nhưng Dhamma dạy bạn làm chủ chính mình để có thể trải nghiệm thực tại theo ý muốn vào bất cứ lúc nào. Còn một điều khác biệt quan trọng nữa là việc dùng thuốc làm nhiều người mất quân bình tâm trí và có hại cho chính họ, còn khi trải nghiệm sự thật bằng cách thực hành Dhamma thì thiền sinh trở nên quân bình hơn, không có hại cho mình hay người khác.
Some students have told me that by using psychedelic drugs they passed through experiences similar to those they encountered in meditation. Whether or not this is really so, having a drug-induced experience is a form of dependence on an outside agency. Dhamma, however, teaches you to become your own master so that you can experience reality at will, whenever you wish. And another very important difference is that the use of drugs causes many people to lose their mental balance and to harm themselves, while the experience of truth by the practice of Dhamma causes meditators to become more balanced, without harming themselves or anyone else.
Giới thứ năm là tránh chất gây say nghiện hay tránh bị say nghiện? Nói cho cùng, nếu uống vừa phải, không say, thì dường như không có hại gì. Hay chỉ cần uống một ly ruợu là phạm giới?
Is the fifth precept to abstain from intoxicants or to abstain from becoming intoxicated? After all, drinking in moderation, without becoming drunk, does not seem particularly harmful. Or are you saying that drinking even one glass of alcohol is breaking sīla?
Dù chỉ uống một chút, nhưng về lâu về dài, bạn sẽ thèm ruợu. Bạn không ý thức được, nhưng bạn đã bước một bước đầu tiên vào con đường nghiện ngập, chắc chắn làm hại bạn và hại người khác. Mỗi người nghiện đều khởi đầu bằng chỉ một ly. Tại sao lại bước một bước vào con đường đau khổ? Nếu bạn hành thiền nghiêm chỉnh và một ngày nào đó bạn quên hay vì giao tế mà bạn phải uống một ly, bạn sẽ thấy hôm đó bạn thiền kém hẳn đi. Dhamma không thể đi chung với sự dùng chất gây say nghiện. Nếu bạn thật sự muốn phát triển trong Dhamma, bạn phải tránh hết mọi sự say nghiện. Đây là kinh nghiệm của hàng ngàn người hành thiền.
By drinking even a small amount, in the long run you develop a craving for alcohol. You don't realize it but you take a first step toward addiction, which is certainly harmful to yourself and others. Every addict starts by taking just one glass. Why take the first step toward suffering.? If you practise meditation seriously and one day you drink a glass of wine out of forgetfulness or at a social gathering, that day you will find that your meditation is weak. Dhamma cannot go together with the use of intoxicants. If you really wish to develop in Dhamma, you must stay free from all intoxicants. This is the experience of thousands of meditators.
Những người phương Tây đặc biệt cần phải hiểu hai giới liên quan đến việc tránh tà dâm và dùng chất gây say nghiện.
The two precepts concerning sexual misconduct and the use of intoxicants particularly need to be understood by people from Western countries.
Nhưng ở đây người ta thường nói: “Nếu cảm thấy tốt thì ắt phải đúng.”
People here often say, “If it feels good, it must be right.”
Đó là vì họ không nhìn thấy thực tại. Khi bạn hành động vì chán ghét, tự nhiên bạn cảm thấy bất an. Và khi bạn hành động vì thèm muốn, tuy bề ngoài bạn cảm thấy thoải mái, nhưng trong thâm tâm bạn thấy dao động. Bạn cảm thấy tốt đẹp vì vô minh. Khi bạn nhận ra rằng những hành động như vậy đã gây hại cho bạn như thế nào thì tự nhiên bạn sẽ dừng ngay những hành động đó.
Because they don't see reality. When you perform an action out of aversion, automatically you are aware of agitation in the mind. When, however, you perform an action out of craving, it seems pleasant at the surface level of the mind, but there is an agitation at a deeper level. You feel good only out of ignorance. When you realize how you harm yourself by such actions, naturally you stop committing them.
Ăn thịt có phải là phạm giới không?
Is it breaking sīla to eat meat?
Không, trừ phi bạn giết con vật đó. Nếu thịt mang đến cho bạn và bạn thấy thích như bạn ăn các món ăn khác thì bạn không phạm giới nào cả. Tuy nhiên, ăn thịt là gián tiếp khuyến khích người khác phạm giới sát sinh. Và ở một mức độ tế nhị hơn, bạn ăn thịt là bạn tự hại mình. Từng giây, từng phút con vật phát sinh thèm muốn, chán ghét, nhưng nó không có khả năng quan sát chính nó, thanh lọc tâm nó.
No, not unless you have killed the animal yourself. If meat happens to be provided for you and you enjoy its taste as you would that of any other food, you have not broken any precept. But of course by eating meat you indirectly encourage someone else to break the precepts by killing. And also at a subtler level you harm yourself by eating meat. Every moment an animal generates craving and aversion; it is incapable of observing itself, of purifying its mind.
Vì vậy mỗi thớ thịt của nó đều tẩm đầy thèm muốn và chán ghét. Đó là những gì bạn tiếp nhận vào mỗi khi bạn ăn thịt. Thiền giả muốn loại bỏ thèm muốn và chán ghét vì vậy việc kiêng ăn thịt hẳn là rất hữu ích.
Every fibre of its body becomes permeated with craving and aversion. This is the input you receive when eating non-vegetarian food. A meditator is trying to eradicate craving and aversion, and therefore would find it helpful to avoid such food.
Có phải vì vậy mà trong khóa thiền chỉ ăn chay?
Is that why only vegetarian food is served at a course?
Phải, vì như vậy tốt cho thiền Vipassana.
Yes, because it is best for Vipassana meditation.
Thầy có khuyên nên ăn chay trong đời sống hằng ngày không?
Do you recommend vegetarianism in daily life?
Nếu ăn được cũng hữu ích.
That is also helpful.
Đối với người hành thiền, kiếm tiền như thế nào thì có thể chấp nhận được?
How can making money be acceptable conduct for a meditator?
Nếu bạn thực hành Dhamma, dù bạn không kiếm ra tiền bạn vẫn hạnh phúc. Nhưng nếu bạn kiếm ra tiền và không thực hành Dhamma thì bạn sẽ khổ. Dhama quan trọng hơn. Sống ở đời, bạn phải tự nuôi sống bản thân. Bạn phải làm việc vất vả và lương thiện để kiếm tiền, chẳng có gì là sai quấy trong chuyện đó. Nhưng phải làm với Dhamma.
If you practise Dhamma, you are happy even if you don't make money. But if you make money and do not practise Dhamma, you remain unhappy. Dhamma is more important. As someone living in the world, you have to support yourself. You must earn money by honest, hard work; there is nothing wrong in that. But do it with Dhamma.
Nếu công việc mình làm có thể gây ra ảnh hưởng không tốt, hay nếu những gì mình làm có thể bị dùng một cách không tốt, thì có phải là nghề nghiệp sai trái không?
If somewhere down the road your work may have an effect that is not good, if what you do can be used in a negative way, is that wrong livelihood?
Đó còn tùy thuộc vào ý định của bạn. Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền cho thật nhiều, và nghĩ: “Mặc kệ người khác bị hại, ta không cần, miễn ta có tiền là được rồi”, thì đó là một sinh kế sai lầm. Nhưng nếu bạn có ý định phục vụ nhưng dù vậy vẫn có người bị hại, đó không phải trách nhiệm của bạn.
It depends on your intention. If you are concerned only to accumulate money, if you think, “Let others be harmed, I don't care so long as I get my money,” this is wrong livelihood. But if your intention is to serve and nevertheless someone is harmed, you are not to blame for that.
Hãng tôi sản xuất một loại máy dùng để thu thập những dữ kiện về sự nổ của nguyên tử. Tôi được chỉ định làm việc với máy này, nhưng tôi cảm thấy có vẻ không đúng.
My company produces an instrument that, among other things, is used to gather data on atomic explosions. They asked me to work on this product, and somehow it did not seem right to me.
Nếu là thứ chỉ được dùng để làm hại người khác, thì chắc chắn là bạn không nên dính dấp vào. Nhưng nếu nó có thể được dùng cho cả mục đích tốt lẫn xấu thì bạn không có trách nhiệm gì đối với sự sử dụng của người khác. Bạn làm với ý định người ta phải dùng cho mục đích tốt. Không có gì sai quấy trong việc đó cả.
If something will be used only for harming others, certainly you should not be involved in that. But if it can be used for positive as well as negative purposes, you are not responsible for the use others make of it. You do your work with the intention that others should use this for a good purpose. There is nothing wrong with that.
Thiền sư nghĩ gì về chủ nghĩa hòa bình?
What do you think of pacifism?
Nếu bạn hiểu “chủ nghĩa hòa bình” có nghĩa là không làm gì trước sự xâm lược thì tất nhiên là sai lầm. Dhamma dạy bạn hành động một cách tích cực và phải thực tế.
If by pacifism you mean inaction in the face of aggression, certainly that is wrong. Dhamma teaches you to act in a positive way, to be practical.
Còn về cách phản kháng bất bạo động của Mahatma Ghandhi hay của Martin Luther King thì sao?
How about the use of passive resistance, as taught by Mahatma Gandhi or Martin Luther King, Jr.?
Còn phải tùy thuộc vào tình huống. Nếu kẻ gây hấn không hiểu ngôn ngữ nào ngoài võ lực, chúng ta phải dùng sức mạnh thể lực, nhưng luôn giữ tâm quân bình. Nếu không, ta nên cách phản kháng bất bạo động, nhưng không phải vì sợ, mà là một hành động can đảm có đức hạnh. Đây là đường lối của Dhamma, và đó là điều mà Thánh Gandhi dạy người ta làm. Nó đòi hỏi sự can đảm dám tay không đương đầu với những kẻ gây hấn có võ trang. Để làm như vậy, ta phải sẵn sàng chấp nhận cái chết. Cái chết sẽ đến không sớm thì muộn, người ta có thể chết trong sự sợ hãi hay trong can trường. Một cái chết đúng Pháp không thể là trong sự sợ hãi. Thánh Gandhi thường nói với những người theo ông khi họ đối diện với sự đối lập mãnh liệt: “Hãy để bị thương ở trước ngực, chứ không phải ở sau lưng.” Ngài đã thành công vì đã có Dhamma trong người.
It depends on the situation. If an aggressor can understand no other language except force, one must use physical strength, always maintaining equanimity. Otherwise one should use passive resistance, not out of fear but as an act of moral bravery. This is the Dhamma way, and this is what Gandhiji trained people to do. It requires courage to face with empty hands the aggression of armed opponents. To do that one must be prepared to die. Death is bound to come sooner or later; one can die in fear or bravely. A Dhamma death cannot be in fear. Gandhiji used to tell his followers who faced violent opposition, “Let your wounds be on your chest, not on your backs.” He succeeded because of the Dhamma in him.
Chính Thiền sư nói rằng người ta có những sự trải nghiệm tuyệt vời về thiền mà không cần giữ giới. Như vậy, quá nhấn mạnh về giới hạnh có phải là quá giáo điều và thiếu linh hoạt không?
You yourself say that people can have wonderful meditation experience without maintaining the precepts. Isn't it then dogmatic and inflexible to put so much stress on moral conduct?
Tôi đã thấy trường hợp một số thiền sinh không cho việc giữ giới là quan trọng, nên đã không thể tiến bộ được trên con đường. Trong nhiều năm, những người đó có thể đến dự những khóa thiền, và có được những kinh nghiệm tốt đẹp về thiền, nhưng trong đời sống hằng ngày họ đã không có gì thay đổi. Họ vẫn bị dao động và khổ sở vì họ chỉ chơi đùa với Vipassana, như họ đã từng đùa với nhiều trò chơi khác.
I have seen from the case of a number of students that people who give no importance to sīla cannot make any progress on the path. For years such people may come to courses and have wonderful experiences in meditation, but in their daily lives there is no change. They remain agitated and miserable because they are only playing a game with Vipassana, as they have played so many other games.
Những người đó là những kẻ thua cuộc. Người nào thực sự muốn dùng Dhamma để thay đổi đời họ cho tốt đẹp hơn thì phải giữ sila càng cẩn thận càng tốt.
Such people are real losers. Those who really want to use Dhamma in order to change their lives for better must practise sīla as carefully as possible.
TOA THUỐC CỦA BÁC SĨ
The Doctor's Prescription
Một người bị bệnh và đi khám bác sĩ. Bác sĩ khám xong và ghi cho ông một toa thuốc. Người này rất tin tưởng vào vị bác sĩ. Ông về nhà, vào phòng dùng để cầu nguyện và bày bức hình rất đẹp của bác sĩ lên. Đoạn ông ngồi xuống và kính lạy bức hình. Ông vái ba vái và dâng hương hoa. Sau đó ông lấy đơn thuốc ra và cung kính tụng: “Hai viên buổi sáng, hai viên buổi trưa, hai viên buổi tối!” Suốt ngày, suốt cuộc đời ông liên tiếp tụng toa thuốc này vì ông tin tưởng mãnh liệt nơi vị bác sĩ, nhưng toa thuốc đã không giúp gì được cho ông.
A man becomes sick and goes to the doctor for help. The doctor examines him and then writes out a prescription for some medicine. The man has great faith in his doctor. He returns home and in his prayer room he puts a beautiful picture or statue of the doctor. Then he sits down and pays respects to that picture or statue: he bows down three times, and offers flowers and incense. And then he takes out the prescription that the doctor wrote for him, and very solemnly he recites it: “Two pills in the morning! Two pills in the afternoon! Two pills in the evening!” All day, all life long he keeps reciting the prescription because he has great faith in the doctor, but still the prescription does not help him.
Rồi muốn hiểu rõ hơn về toa thuốc, ông đến gặp bác sĩ và hỏi: “Tại sao bác sĩ kê thuốc này cho tôi? Nó sẽ giúp tôi như thế nào?” Là người thông minh vị bác sĩ giảng: “Trông đây, ông bị bệnh này, đây là nguyên nhân sâu xa của bệnh; nếu ông dùng thuốc mà tôi kê toa thì căn nguyên của bệnh sẽ hết. Khi nguyên nhân bị diệt trừ thì tự nhiên khỏi bệnh.” Người này nghĩ: “A, thật là kỳ diệu! Bác sĩ của tôi thật tài giỏi! Đơn thuốc của ông thật hữu ích.” Ông về nhà và bắt đầu tranh cãi với hàng xóm, quyến thuộc: “Bác sĩ của tôi là vị bác sĩ giỏi nhất! Các bác sĩ khác đều vô dụng.” Nhưng ông đã được gì trong sự tranh cãi ấy? Có thể ông còn tiếp tục tranh cãi suốt đời, nhưng sự kiện này chả giúp gì cho ông. Chỉ khi nào ông uống thuốc thì ông mới hết bệnh và hết đau khổ. Chỉ lúc đó thuốc mới giúp ích cho ông.
The man decides that he wants to know more about this prescription, and so he runs to the doctor and asks him, “Why did you prescribe this medicine? How will it help me?” Being an intelligent person, the doctor explains, “Well, look, this is your disease, and this is the root cause of your disease. If you take the medicine I have prescribed, it will eradicate the cause of your disease. When the cause is eradicated, the disease will automatically disappear.” The man thinks, “Ah, wonderful! My doctor is so intelligent! His prescriptions are so helpful!” And he goes home and starts fighting with his neighbors and acquaintances, insisting, “My doctor is the best doctor! All other doctors are useless!” But what does he gain by such arguments? All his life he may continue fighting, but still this does not help him at all. If he takes the medicine, only then will the man be relieved of his misery, his disease. Only then will the medicine help him.
Mỗi một bậc giác ngộ đều giống như vị bác sĩ. Vì lòng trắc ẩn, ngài đưa ra “toa thuốc” chỉ bày cho mọi người phương cách để thoát khỏi đau khổ. Nếu người ta phát triển lòng tin mù quáng vào bậc giác ngộ đó, họ sẽ biến toa thuốc thành “kinh điển” và bắt đầu tranh cãi với các giáo phái khác, cho rằng chỉ có giáo lý mà vị giáo chủ của mình giảng dạy mới cao cả hơn hết. Nhưng chẳng ai quan tâm đến thực hành giáo huấn, uống thuốc để chữa bệnh.
Every liberated person is like a physician. Out of compassion, he gives a prescription advising people how to free themselves of suffering. If people develop blind faith in that person, they turn the prescription into a scripture and start fighting with other sects, claiming that the teaching of the founder of their religion is superior. But no one cares to practise the teaching, to take the medicine prescribed in order to eliminate the malady.
Lòng tin vào bác sĩ chỉ hữu ích khi nó khuyến khích bệnh nhân làm theo lời khuyên của bác sĩ. Việc hiểu được tác dụng của thuốc cũng chỉ có ích khi nó khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc. Nhưng nếu không thực sự uống thuốc thì không thể chữa khỏi bệnh được. Bạn phải tự mình uống thuốc.
Having faith in the doctor is useful if it encourages the patient to follow his advice. Understanding how the medicine works is beneficial if it encourages one to take the medicine. But without actually taking the medicine, one cannot be cured of the disease. You have to take the medicine yourself.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Giọt mồ hôi thanh thản


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.175.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...