Tứ diệu đế là nền tảng cốt lõi của giáo lý nhà Phật, và do đó rất quan trọng. Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế
[1] cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp. Do đó, tôi luôn luôn hoan hỷ mỗi khi có cơ hội để giảng giải về Tứ diệu đế.
The Four Noble Truths are the very foundation of the Buddhist teaching, and that is why they are so important. In fact, if you don’t understand the Four Noble Truths, and if you have not experienced the truth of this teaching personally, it is impossible to practise Buddha Dharma. Therefore I am always very happy to have the opportunity to explain them.
Nói một cách tổng quát, tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều có khả năng phục vụ nhân loại và đào tạo những con người tốt đẹp. Khi dùng từ “tốt đẹp”, ý tôi không muốn nói đến những người có vẻ ngoài xinh đẹp, mà là những người có tâm hồn tốt đẹp và lòng từ ái cao quý. Vì thế, tôi luôn cho rằng việc duy trì truyền thống tôn giáo của mỗi cá nhân là tốt hơn, bởi vì sự thay đổi tôn giáo có thể sẽ dẫn đến những khó khăn về trí tuệ và tình cảm. Chẳng hạn như, văn hóa tôn giáo truyền thống ở nước Anh là Ki Tô giáo, và những người Anh có thể sẽ cảm thấy tốt hơn khi vẫn giữ theo tôn giáo đó.
Generally speaking, I believe that all the major world religions have the potential to serve humanity and develop good human beings. By ‘good’ or ‘nice’, I don’t mean that people look good; I mean that they have a good and more compassionate heart. This is why I always say that it is better to follow one’s own traditional religion, because by changing religion you may eventually find emotional or intellectual difficulties. For example, here in England the traditional religious culture is Christian, so it may be better for you to follow that.
Mặc dù vậy, đối với những ai cảm thấy tôn giáo truyền thống không hiệu quả cho mình, cũng như đối với những ai thật sự chưa có niềm tin vào tôn giáo, thì cách giải thích sự việc của đạo Phật có thể là cuốn hút. Trong những trường hợp đó, việc tin theo Phật giáo có thể là đúng đắn. Nói chung, tôi cho rằng có được đôi chút hiểu biết về tôn giáo vẫn hơn là không hiểu biết gì. Nếu bạn thật sự cảm thấy bị thu hút bởi những pháp môn tu tập của Phật giáo cũng như phương thức rèn luyện tinh thần của người Phật tử, thì điều quan trọng là phải cân nhắc thật cẩn thận, và chỉ khi nào cảm thấy Phật giáo thật sự thích hợp cho mình mới nên tiếp nhận đạo Phật và trở thành một Phật tử.
However, for those of you who really feel that your traditional religion is not effective for you, and for those who are radical atheists, then the Buddhist way of explaining things may hold some attraction. Maybe in this case it is all right to follow Buddhism - generally, I think it is better to have some kind of religious training than none at all. If you really feel attracted to the Buddhist approach, and the Buddhist way of training the mind, it is very important to reflect carefully, and only when you feel it is really suitable for you is it right to adopt Buddhism as your personal religion.
Ở đây còn một điểm nữa rất quan trọng. Có một khuynh hướng tự nhiên ở con người là, đôi khi, để biện minh cho sự tiếp nhận một tôn giáo mới, chúng ta thường phê phán tôn giáo cũ của mình, hoặc tôn giáo truyền thống của quốc gia mình, và cho rằng nó thiếu sót. Thật không nên làm như thế!
There is another very important point here. Human nature is such that sometimes, in order to justify our adoption of a new religion, we may criticize our previous religion, or our country’s traditional religion, and claim it is inadequate. This should not happen.
Thứ nhất, mặc dù tôn giáo trước đây có thể không hữu hiệu cho bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn vô giá trị đối với hàng triệu người khác. Chúng ta nên tôn trọng hết thảy mọi con người, và do đó ta phải tôn trọng cả những người tin theo các tôn giáo khác. Hơn nữa, tôn giáo truớc đây của các bạn, cũng giống như mọi tôn giáo khác, đều có khả năng giúp ích cho một số người nào đó. Rõ ràng là đối với một số người, cách tiếp cận của Ki Tô giáo có khi lại hữu hiệu hơn so với Phật giáo. Điều đó còn tùy thuộc vào khuynh hướng tinh thần của mỗi cá nhân. Do vậy, chúng ta phải biết trân trọng khả năng giáo hóa của mỗi tôn giáo, và tôn trọng tất cả những người tin theo các tôn giáo đó.
Firstly, although your previous religion may not be effective for you, that does not mean it will completely fail to be of value to millions of other people. Since we should respect all human beings, we must also respect those who are following different religious paths. Furthermore, your previous religion - like all religions - does have the potential to help certain types of people. It is clear that for some people the Christian approach is more effective than the Buddhist one. It-depends on the individual’s mental disposition. We must therefore appreciate that potential in each religion, and respect all those who follow them.
Thứ hai, chúng ta giờ đây đang được biết đến nhiều truyền thống tôn giáo của thế giới và đang cố gắng phát triển một sự hòa hợp chân thật giữa các tôn giáo. Điển hình của nỗ lực này là cuộc họp mặt nhiều đại biểu tôn giáo khác nhau tại Assisi năm 1986 để bàn về tôn giáo và môi trường.
[2] Tôi nghĩ hiện nay đang có nhiều sự giao thoa giữa các niềm tin khác nhau và ý tưởng về sự đa dạng tôn giáo đang được hình thành. Đây là một dấu hiệu rất khích lệ. Vào thời đại mà người ta đang cố gắng phát triển sự hiểu biết tôn giáo chân thật ở khắp mọi nơi thì khuynh hướng phê phán của cá nhân riêng lẻ có thể rất có hại.
The second reason is that we are now becoming aware of the many religious traditions of the world, and people are trying to promote genuine harmony between them. One example of this is the interfaith gathering in Assisi in 1986 on religions and the environment. I think there are now many interfaith circles and the idea of religious pluralism is taking root. This is a very encouraging sign. At such a time, when people are promoting genuine religious understanding in many areas, a single individual’s criticism can be very harmful.
Dựa trên những luận điểm này, chúng ta nên duy trì sự tôn trọng đối với các tôn giáo khác.
So on these grounds, we should maintain a spirit of respect for other religions.
Sở dĩ tôi mở đầu bằng những điểm như trên là vì khi thật sự giải thích về Tứ diệu đế, tôi buộc phải chứng minh rằng đạo Phật là tốt đẹp nhất! Hơn nữa, nếu các bạn hỏi rằng tôn giáo nào tốt nhất cho tôi thì câu trả lời không ngần ngại của tôi sẽ là Phật giáo. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng đạo Phật là tốt nhất cho tất cả mọi người – chắc chắn là không! Do vậy, trong suốt buổi giảng này, khi tôi nói rằng với tôi đạo Phật là tốt nhất thì xin các bạn đừng hiểu nhầm ý tôi.
I wanted to begin with these points, because when I actually explain the Four Noble Truths, I have to argue the Buddhist way is the best! Also, if you were to ask me what the best religion is for me personally, my answer would be Buddhism, without any hesitation. But that does not mean that Buddhism is best for everyone - certainly not. Therefore, during the course of my explanation, when I say that I feel that the Buddhist way is best, you should not misunderstand me.
Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng khi tôi nói tất cả các tôn giáo đều có khả năng giáo hóa lớn lao, thì đó không chỉ là cách nói lịch sự hay xã giao. Điều hiển nhiên là, dù muốn hay không thì toàn thể nhân loại này cũng không thể đều là Phật tử. Tương tự, cũng không thể đều là Ki Tô giáo hay Hồi giáo... Ngay cả ở Ấn Độ vào thời Phật tại thế thì cũng không phải tất cả mọi người đều theo đạo Phật! Đây là một sự thật. Hơn nữa, tôi không chỉ đọc sách về các tôn giáo khác mà còn đã từng gặp gỡ các vị tu hành chân chính của những truyền thống tín ngưỡng khác. Chúng tôi đã trao đổi về những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc, đặc biệt là những trải nghiệm về lòng thương yêu. Tôi đã nhận ra được tình thương chân thật và rất mãnh liệt trong tâm tư của họ. Do đó, tôi kết luận rằng các tôn giáo khác nhau đó đều có khả năng làm phát triển một tâm hồn tốt đẹp.
I would like to further emphasize that when I say that all religions have great potential, I am not just being polite or diplomatic. Whether we like it or not, the entire human race cannot be Buddhist, that is quite clear. Similarly, the whole of humanity cannot be Christian, or Muslim, either. Even in India during the Buddha’s time, the entire population did not turn to Buddhism. This is just a fact. Furthermore, I have not just read books about other religions but I have met genuine practitioners from other traditions. We have talked about deep, spiritual experiences, in particular the experience of loving kindness. I have noticed a genuine and very forceful loving kindness in their minds. My conclusion therefore is that these various religions have the potential to develop a good heart.
Cho dù chúng ta có ưa thích giáo lý của những tôn giáo khác hay không thì điều đó cũng không thật sự quan trọng. Với người không theo Phật giáo thì ý tưởng về Niết-bàn và kiếp sau dường như vô nghĩa. Tương tự, với những người Phật tử thì tư tưởng về một đấng Sáng thế nghe thật phi lý. Nhưng những điều này không quan trọng, có thể bỏ qua. Điều quan trọng là, nhờ vào các truyền thống tôn giáo khác nhau này, một người rất tồi tệ có thể được chuyển hóa thành một người tốt đẹp. Đó là mục đích của tôn giáo – và đó là kết quả thực tiễn. Chỉ riêng điểm này thôi cũng đủ là lý do để tôn trọng các tôn giáo khác.
Whether or not we like the philosophy of other religions isn’t really the point. For a non-Buddhist, the idea of nirvana and a next life seems nonsensical. Similarly, to Buddhists the idea of a Creator God sometimes sounds like nonsense. But these things don’t matter; we can drop them. The point is that through these different traditions, a very negative person can be transformed into a good person. That is the purpose of religion - and that is the actual result. This alone is a sufficient reason to respect other religions.
Cuối cùng, như các bạn có thể đã biết, đức Phật giáo huấn bằng những phương cách khác nhau, và đạo Phật có nhiều hệ thống triết lý dị biệt như là Tỳ-bà-sa bộ (Vaibh-shika), Kinh lượng bộ (Sautrntika), Duy thức tông (Cit-tamtra), Trung quán tông (Mdhyamika)... Mỗi trường phái kể trên đều trích dẫn lời đức Phật từ kinh điển. Nếu như đức Phật đã dạy những điều khác biệt nhau, thì có vẻ như tự Ngài không nắm chắc được chân tướng của sự việc. Nhưng sự thật không phải vậy, mà là do đức Phật biết rõ được những căn cơ khác nhau của các đệ tử ngài. Mục đích chính của sự giáo hóa là để giúp ích cho con người chứ không phải để được nổi tiếng. Cho nên, những điều Ngài dạy là thích hợp với căn cơ của từng người nghe. Vì thế, chính bản thân đức Phật Thích-ca Mâu-ni rất tôn trọng quan điểm và nhân cách của mỗi cá nhân. Một giáo pháp có thể là rất thâm diệu, nhưng nếu không phù hợp với một người nào đó, thì sự giảng giải giáo pháp đó phỏng có ích gì cho người ấy? Trong ý nghĩa này, Phật pháp tựa như một liều thuốc. Giá trị chính của liều thuốc là ở chỗ nó chữa được bệnh chứ không ở nơi số tiền bỏ ra mua nó. Chẳng hạn, một loại thuốc có thể là rất quý và đắt tiền, nhưng nếu nó không thích hợp với người bệnh thì chẳng có ích gì cả.
There is one last point. As you may know, Buddha taught in different ways, and Buddhism has a variety of philosophical systems such as Vaibhashika, Sautrantika, Chittamatra and Madhyamaka. Each one of these schools quotes the word of the Buddha from the Sutras. If the Buddha taught in these different ways, it would seem that he himself was not very sure about how things really are! But this is not actually the case; the Buddha knew the different mental dispositions of his followers. The main purpose of teaching religion is to help people, not to become famous, so he taught what was suitable according to the disposition of his listeners. So even Buddha Shakyamuni very much respected the views and rights of individuals. A teaching may be very profound but if it does not suit a particular person, what is the use of explaining it? In this sense, the Dharma is like medicine. The main value of medicine is that it cures illness,- it is not just a question of price. For example, one medicine may be very precious and expensive, but if it is not appropriate for the patient, then it is of no use.
Vì có nhiều hạng người khác nhau trên thế giới, nên chúng ta cần có những tôn giáo khác biệt nhau. Tôi xin đưa ra một ví dụ về chuyện này. Khoảng đầu thập niên 1970, có một kỹ sư người Ấn hết sức nhiệt thành tin theo Phật giáo và cuối cùng đã trở thành một tăng sĩ. Anh ta là người hết sức chân thành và dễ mến. Rồi một ngày nọ, tôi giảng giải cho anh ta về giáo lý vô ngã của đạo Phật, tức là giáo lý phủ nhận sự tồn tại của một bản ngã độc lập hay linh hồn.
[3] Anh ta đã thật sự chấn động đến độ run rẩy toàn thân. Nếu quả thật không có linh hồn vĩnh cửu thì anh ta sẽ cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó rất thiết yếu. Anh ta đã hoàn toàn kinh hãi. Tôi thấy là rất khó để giảng giải với anh ta ý nghĩa vô ngã. Phải cần đến nhiều tháng trời, và cuối cùng thì sự kinh sợ của anh ta mới giảm dần. Vì thế, đối với những người như anh ta thì tốt hơn nên thực hành một giáo pháp dựa trên bản ngã (atman) hay lòng tin vào sự hiện hữu của linh hồn.
Since there are different types of people in the world, we need different types of religion. Let me give you one example of this. At the beginning of the 70s, an Indian engineer showed a keen interest in Buddhism and eventually became a monk. He was very sincere and a very nice person. Then one day I explained to him the Buddhist theory of anatman, the theory of no-self or no-soul, and he was so frightened by it he was shaking all over. If there really was no permanent soul, then he felt there was something very fundamental missing. He was literally shivering all over. I found it very difficult to explain the meaning of anatman to him; it took months. Eventually his shivering grew less and less. So for such a person, it is better to practise a teaching that is based on atman, or a belief in the soul.
Nếu nhận thức được tất cả những điểm vừa nêu trên, chúng ta sẽ thấy rất dễ dàng có được sự trân trọng và đánh giá đúng về những truyền thống tín ngưỡng khác hơn là tôn giáo mà chúng ta đang tin theo.
If we are aware of all these points, then it is very easy to respect and appreciate the value of traditions other than our own.
Các nguyên lý cơ bản của Phật giáo
BASIC PRINCIPLES OF BUD-DHISM
Mỗi khi giới thiệu những lời Phật dạy, tôi luôn chú ý trình bày theo hai nguyên lý cơ bản. Nguyên lý đầu tiên là bản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tại.[4] Mọi triết lý Phật giáo đều dựa trên hiểu biết về chân lý cơ bản này. Nguyên lý thứ nhì là nguyên lý bất bạo động, nguyên lý này định hướng hành vi của những người thực hành đạo Phật, tức là những người có quan điểm công nhận bản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tại. Ý nghĩa thiết yếu của nguyên lý bất bạo động là chúng ta nên cố hết sức để giúp đỡ người khác, và nếu không thể giúp đỡ thì chí ít cũng phải không làm những việc gây tổn hại cho họ. Trước khi đi vào giảng giải chi tiết về Tứ diệu đế, tôi muốn được phác thảo sơ qua những nét chính của hai nguyên lý trên để làm nền tảng.
Whenever I introduce the Buddhist teachings, I make a point of presenting them in terms of two basic principles. The first of these is the interdependent nature of reality. All Buddhist philosophy rests on an understanding of this basic truth. The second principle is that of non-violence, which is the action taken by a Buddhist practi-tioner who has the view of the interdependent nature of reality. Non-violence essentially means that we should do our best to help others and, if this is not possible, should at the very least refrain from harming them. Be-fore I explain the Four Noble Truths in detail, I propose to outline both these principles by way of back-ground.
Quy y và phát tâm Bồ-đề
Taking Refuge and Generating Bodhichit-ta
Trước hết tôi xin giới thiệu hai nguyên lý này bằng các thuật ngữ Phật giáo truyền thống. Chúng ta chính thức trở thành một Phật tử khi ta quyết định quy y Tam bảo và phát tâm Bồ-đề, được hiểu như là phát khởi lòng từ bi, tâm vị tha, hay một tâm hồn cao đẹp. Tam bảo của Phật giáo bao gồm đức Phật, Pháp – tức là giáo pháp của Phật, và Tăng-già, tức là cộng đồng những người tu tập theo giáo pháp của Phật. Như vậy, rõ ràng ý tưởng giúp đỡ người khác là cốt lõi của cả việc quy y và phát tâm Bồ-đề. Việc thực hành phát tâm Bồ-đề rõ ràng kéo theo sự tự nguyện có các hành động với mục đích chủ yếu nhằm giúp đỡ người khác; trong khi đó, việc thực hành quy y đặt một nền tảng dẫn dắt người tu tập theo một nếp sống đạo đức và giới hạnh, tránh mọi hành động gây tổn hại người khác và tôn trọng luật nghiệp báo.
First, I will introduce these principles in traditional Buddhist terms. Technically, we become a Buddhist when we decide to take Refuge in the Three Jewels, and when we generate bodhichitta, which is known as com-passion, the altruistic mind, or our good heart. The Three Jewels of Buddhism are the Buddha; the Dharma, his teaching; and the Sangha or community of practi-tioners. It is very clear that the idea of helping others lies at the heart of both Refuge and Bodhichitta. The practice of Generating Bodhichitta explicitly entails committing oneself to activities which are primarily aimed at helping others; while the practice of Taking Refuge lays the foundation for the practitioner to lead his or her life in an ethically disciplined way, avoiding actions that are harmful to others and respecting the laws of karma.
Chúng ta sẽ không thể có được nhận thức ở mức cao về tâm Bồ-đề, trừ phi chúng ta có được một thể nghiệm nền tảng tốt đẹp của việc thực hành quy y Tam bảo. Vì lý do này mà sự phân định một cá nhân có phải là Phật tử hay không được dựa trên cơ sở người đó đã quy y Tam bảo hay chưa.
Unless we have a good foundational experience of the practice of Taking Refuge in the Three Jewels, we will not be able to have a high level of realization of bodhi-chitta. It is for this reason that the distinction between a practising Buddhist and a non-Buddhist is made on the basis of whether or not an individual has taken Refuge in the Three Jewels.
Mặc dù thế, khi nói về quy y Tam bảo, ta không nên nghĩ đó chỉ đơn giản là một buổi lễ quy y chính thức với một vị thầy, hay chỉ nhờ vào hiệu lực của việc tham dự một buổi lễ quy y như thế mà ta có thể trở thành Phật tử. Thật sự là có nghi thức quy y trong Phật giáo, nhưng nghi thức này không phải là điểm quan trọng. Điều quan trọng nhất là, nhờ vào kết quả của sự tự quán chiếu, suy xét, ngay cả khi không có một bậc thầy, mà các bạn đã hoàn toàn tin tưởng vào Phật, Pháp, Tăng như là đối tượng chân thật tuyệt đối để nương tựa và làm theo, và chỉ khi ấy bạn mới thật sự trở thành một Phật tử. Bạn giao phó phần hạnh phúc tâm linh của mình cho Tam bảo, và đây mới là ý nghĩa thực sự của việc quy y. Nói cách khác, nếu có bất kỳ sự nghi ngờ hay do dự nào trong lòng bạn về giá trị của Phật, Pháp, Tăng như là các đối tượng chân thật tuyệt đối để quy y, thì cho dù bạn có tham dự nghi thức quy y, chính sự nghi ngờ và do dự đó cũng sẽ ngăn không cho bạn trở thành một Phật tử thật sự, ít nhất là vào thời điểm đó. Do vậy, điều quan trọng là phải hiểu rõ được về các đối tượng của sự quy y.
However, when we talk about Taking Refuge in the Three Jewels, we should not imagine that it simply in-volves a ceremony in which we formally take Refuge from a master, or that merely by virtue of participating in such a ceremony we have become a Buddhist. There is a formal Refuge ceremony in Buddhism, but the ceremo-ny is not the point. The point is that as a result of your own reflection, even without a master, you become fully convinced of the validity of the Buddha, Dharma and Sangha as the true ultimate objects of refuge, and that is when you actually become a Buddhist. You entrust your spiritual wellbeing to the Three Jewels, and this is what is really meant by Taking Refuge. On the other hand, if there is any doubt or apprehension in your mind about the validity of Buddha, Dharma and Sangha as being the ultimate objects of refuge, even though you may have taken part in a Refuge ceremony, that very suspicion or doubt prevents you from being a practising Buddhist, at least for the time being. It is therefore important to un-derstand what these objects of refuge are.
Khi nói về Phật trong nội dung này, chúng ta không nên giới hạn việc hiểu chữ Phật trong ý nghĩa về một nhân vật lịch sử đã từng sinh ra ở Ấn Độ.[5] Thay vì vậy, ta nên hiểu về quả vị Phật[6] dựa trên các tầng bậc của sự tỉnh thức, hoặc các mức độ chứng ngộ của tâm thức. Ta nên hiểu sự giác ngộ (quả vị Phật) như là một trạng thái tinh thần của chúng sinh. Đây là lý do tại sao các kinh văn Phật giáo có thể đề cập đến các vị Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
When we speak about Buddha in this context, we should not confine our understanding of the word to the histori-cal person who came to India and taught a certain spir-itual way of life. Rather, our understanding of bud-dhahood should be based on levels of consciousness, or levels of spiritual realization. We should understand that buddhahood is a spiritual state of being. This is why the Buddhist scriptures can speak about past buddhas, bud-dhas of the present and buddhas of the future.
Bây giờ, câu hỏi tiếp theo là: Trạng thái giác ngộ hình thành như thế nào? Làm thế nào một người có thể trở nên hoàn toàn giác ngộ? Khi nói đến trạng thái giác ngộ, chúng ta thường có khuynh hướng tự hỏi ngay rằng: Liệu mỗi người có thể đạt được trạng thái như thế hay không, có thể hoàn toàn giác ngộ, trở thành một vị Phật hay không?
Now the next question is: how does a buddha come into being? How does a person become fully enlightened? When we reflect on buddhahood, we are bound to ask ourselves whether or not it is possible for an individual to attain such a state, to become a fully enlightened be-ing, a buddha.
Ở đây chúng ta thấy rằng, chìa khóa của vấn đề nằm trong sự thấu hiểu bản chất của Pháp. Nếu Pháp tồn tại, thì Tăng-già chắc chắn cũng tồn tại. Tăng-già là những người đã dấn bước trên con đường Chánh pháp, và là những người đã nhận hiểu và thực hiện chân lý của Pháp. Nếu có những vị trong Tăng-già đã đạt tới các trạng thái tâm thức vượt qua được những cấp độ thô của các cảm xúc tiêu cực và phiền não, thì ta có thể hình dung được tính khả thi của việc đạt tới một sự giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả mọi cảm xúc tiêu cực và khổ đau. Trạng thái giải thoát hoàn toàn đó chính là quả vị Phật.
Here we find that the key lies in understanding the na-ture of Dharma. If the Dharma exists, then the Sangha will certainly exist - the Sangria are those who have en-gaged in the path of the Dharma, and who have realized and actualized its truth. If there are Sangha members who have reached spiritual states where they have over-come at least the gross levels of negativity and afflictive emotions, then we can envision the possibility of attain-ing a freedom from negativity and afflictive emotions which is total. That state is what we call bud-dhahood.
Trong ý nghĩa đang trình bày, tôi nghĩ chúng ta phải phân biệt rõ giữa cách dùng chữ “Pháp” như một thuật ngữ tổng quát với cách dùng trong khuôn khổ đặc biệt của khái niệm quy y. Một cách tổng quát, Pháp có nghĩa là giáo pháp, hay kinh điển, những lời dạy của Phật, và các thật chứng tâm linh dựa trên sự thực hành những lời dạy đó. Khi được dùng trong mối quan hệ với quy y, Pháp có hai nội dung. Thứ nhất là con đường dẫn tới sự vắng bặt hết thảy mọi cảm xúc đau khổ và phiền não; thứ hai là chính bản thân sự vắng bặt tịch diệt đó.[7] Nhờ vào sự hiểu biết về đoạn diệt thực thụ và con đường đẫn tới sự đoạn diệt này mà ta mới có thể nhận biết được thế nào là trạng thái giải thoát.
In the present context, I think we must make a distinc-tion between the use of ‘Dharma’ as a generic term and its use in the specific framework of the Refuge. Generi-cally, it refers to the scriptural Dharma - the Buddha’s teaching and the spiritual realizations based on the prac-tice of that teaching. In relation to the Refuge it has two aspects: one is the path that leads to the cessation of suf-fering and afflictive emotions, and the other is cessation itself. It is only by understanding true cessation and the path leading to cessation that we can have some idea of what the state of liberation is.
Trong kinh điển, đức Phật lặp lại nhiều lần rằng: “Bất cứ ai lĩnh hội được bản chất phụ thuộc lẫn nhau (duy-ên khởi) của thực tại thì sẽ hiểu được Pháp; và bất cứ ai hiểu được Pháp thì sẽ hiểu được Phật.”[8] Tôi tin rằng, nếu tiếp cận Phật ngôn này từ góc độ giáo lý Trung quán của ngài Long Thụ (Ngrjuna), chúng ta sẽ có thể đạt đến sự hiểu biết toàn diện nhất về ý nghĩa sâu xa trong đó. Nếu các bạn cho rằng tôi có khuynh hướng nghiêng theo ngài Long Thụ, tất nhiên tôi sẽ chấp nhận sự phê phán đó! Theo ngài Long Thụ, ta thấy trong Phật ngôn này có ba mức ý nghĩa sau đây.
In the Sutras, Buddha stated several times that whoever perceives the interdependent nature of reality sees the Dharma,- and whoever sees the Dharma sees the Bud-dha. It is my belief that if we approach this statement from the perspective of Nagarjuna’s teachings of the Madhyamaka School, we can arrive at the most compre-hensive understanding of its implications. If you were to accuse me of having a bias in favour of Nagarjuna, I would certainly accept that criticism! So following Na-garjuna, we find there are three levels of meaning here.
Thứ nhất, cách hiểu về duyên khởi (pratỵtyasamut-pda), vốn rất phổ biến trong mọi trường phái Phật giáo, giải thích Phật ngôn trên theo ý nghĩa phụ thuộc vào nhau để sinh khởi. “Pratỵt” nghĩa là “phụ thuộc vào”, và “samut-pda” có nghĩa là “sự sinh khởi”. Nguyên lý này có nghĩa là sự hiện hữu của tất cả mọi sự việc có điều kiện trong vũ trụ đều chỉ là kết quả của sự tương tác giữa nhiều nguyên do (nhân) và điều kiện (duyên). Điều này rất có ý nghĩa, vì nó loại trừ hai khả năng. Một là khả năng sự vật hình thành một cách hoàn toàn tự nhiên, không hề có các nguyên nhân và điều kiện; và hai là khả năng sự vật hình thành từ một đấng sáng thế siêu nhiên hay tạo hóa. Cả hai khả năng này đều không thể có!
Firstly, the understanding of the principle of interde-pendent origination (pratityasamutpada) that is common to all Buddhist schools explains it in terms of causal de-pendence. ‘Pratit’ means ‘to depend on’, and ‘samutpada’ refers to ‘origination’. This principle means that all con-ditioned things and events in the universe come into be-ing only as a result of the interaction of various causes and conditions. This is significant because it precludes two possibilities. One is the possibility that things can arise from nowhere, with no causes and conditions, and the second is that things can arise on account of a trans-cendent designer or creator. Both these possibilities are negated.
Thứ hai, ta có thể hiểu nguyên lý duyên khởi theo ý nghĩa các yếu tố hợp thành và toàn thể. Mọi đối tượng vật chất có thể được nhận biết qua cách thức mà các thành phần hợp thành một thực thể trọn vẹn, và qua chính ý niệm về “toàn thể” hay “sự trọn vẹn” phụ thuộc vào sự tồn tại của các thành phần. Sự phụ thuộc như vậy tồn tại một cách rõ ràng trong thế giới vật lý. Tương tự, các thực thể phi vật lý, chẳng hạn như tâm thức, cũng có thể được cứu xét trong ý nghĩa các trình tự nối tiếp tương tục theo thời gian: Sự nhận biết về một ý tưởng trọn vẹn được dựa trên cơ sở của các trình tự nối tiếp nhau để tạo nên một dòng tư tưởng.[9] Cho nên, khi cứu xét vũ trụ theo cách này, chúng ta không chỉ thấy rằng mỗi sự vật có điều kiện đều được hình thành một cách phụ thuộc (duyên sinh), mà còn hiểu rằng toàn bộ thế giới hiện tượng cũng hình thành theo nguyên lý duyên khởi.
Secondly, we can understand the principle of dependent origination in terms of parts and whole. All material ob-jects can be understood in terms of how the parts com-pose the whole, and how the very idea of ‘whole’ and ‘wholeness’ depends upon the existence of parts. Such dependence clearly exists in the physical world. Similar-ly, non-physical entities, like consciousness, can be con-sidered in terms of their temporal sequences: the idea of their unity or wholeness is based upon the successive se-quences that compose a continuum. So when we consider the universe in these terms, not only do we see each con-ditioned thing as dependently originated, we also under-stand that the entire phenomenal world arises according to the principle of dependent origination.
Mức nghĩa thứ ba của nguyên lý duyên khởi là tất cả sự vật và hiện tượng – thật ra là toàn bộ thực tại – chỉ hiện hữu như là kết quả sự kết hợp đồng thời của tất cả những yếu tố cấu thành. Khi phân tích sự vật trong nhận thức bằng cách chia chẻ chúng thành từng yếu tố cấu thành, bạn sẽ hiểu ra được rằng bất cứ sự vật nào cũng đều hình thành với sự phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố khác. Do đó, không một sự vật nào có tự tính độc lập hay riêng rẽ. Bất cứ đặc tính nào mà ta gán cho sự vật đều tùy thuộc vào sự tương tác giữa nhận thức của chúng ta và chính bản thân thực tại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng sự vật không tồn tại. Phật giáo không dạy thuyết hư vô. Sự vật quả thật là có tồn tại nhưng không phải như những thực thể độc lập, tự tồn.
There is a third dimension to the meaning of dependent origination, which is that all things and events - every-thing, in fact - arise solely as a result of the mere coming together of the many factors which make them up. When you analyse things by mentally breaking them down into their constitutive parts, you come to the understanding that it is simply in dependence upon other factors that anything comes into being. Therefore there is nothing that has any independent or intrinsic identity of its own. Whatever identity we give things is contingent on the interaction between our perception and reality itself. However, this is not to say that things do not exist. Bud-dhism is not nihilistic. Things do exist, but they do not have an independent, autonomous reality.
Bây giờ, hãy trở lại với Phật ngôn vừa dẫn trên. Đức Phật dạy rằng: “Việc thấy được nguyên lý duyên khởi sẽ dẫn đến việc thấy được Pháp.” Khái niệm Pháp ở đây có ba ý nghĩa khác nhau tương ứng với ba mức ý nghĩa khác nhau của nguyên lý duyên khởi mà ta vừa mô tả.
Let us now refer back to the statement by the Buddha, when he said that seeing dependent origination leads to seeing the Dharma. There are three different meanings to this concept of Dharma which correspond to the three different levels of meaning of dependent origination which we have just described.
Trước hết, ta có thể liên hệ Pháp với ý nghĩa ở cấp độ nghĩa đầu tiên của duyên khởi, tức là sự phụ thuộc có tính nhân quả. Qua việc phát triển hiểu biết sâu sắc bản chất phụ thuộc nhau của thực tại trong ý nghĩa về sự phụ thuộc có tính nhân quả, ta có thể nhận thức rõ được sự vận hành của cái gọi là “nghiệp”, là luật nghiệp báo nhân quả chi phối mọi hành động của con người. Luật này giải thích vì sao những cảm thọ đau đớn và khổ sở lại sinh khởi như là kết quả của các hành động, ý nghĩ, và cách ứng xử xấu xa (bất thiện), và vì sao những cảm thọ thích ý như là hạnh phúc, niềm vui lại sinh khởi như là kết quả của những nhân duyên tương ứng – nghĩa là các hành vi, cảm xúc và ý nghĩ tốt lành (thiện).
Firstly, we can relate Dharma to the first level of mean-ing of dependent origination, which is causal depend-ence. By developing a deep understanding of the inter-dependent nature of reality in terms of causal depend-ence, we are able to appreciate the workings of what we call ‘karma’, that is, the karmic law of cause and effect which governs human actions. This law explains how ex-periences of pain and suffering arise as a result of nega-tive actions, thoughts and behaviour, and how desirable experiences such as happiness and joy arise as a result of the causes and conditions which correspond to that re-sult - positive actions, emotions and thoughts.
Sự phát triển hiểu biết sâu sắc về duyên khởi trong ý nghĩa sự phụ thuộc có tính nhân quả sẽ cho các bạn một sự thấu suốt nền tảng về bản chất của thực tại. Khi nhận thức rõ rằng mọi thứ ta cảm nhận và thể nghiệm đều khởi lên như là kết quả của sự tương tác và kết hợp của các tác nhân (nhân) và các điều kiện (duyên), thì toàn bộ quan niệm của bạn sẽ thay đổi. Quan điểm của bạn đối với những kinh nghiệm nội tâm, và với cả thế giới nói chung, sẽ chuyển hướng khi bạn bắt đầu nhìn nhận mọi sự vật trong tác động của luật nhân quả. Một khi bạn đã mở rộng quan điểm triết học loại này, bạn có thể đặt sự hiểu biết của mình về nghiệp vào trong khuôn khổ đó, vì luật nghiệp báo là biểu hiện cụ thể của nguyên lý nhân quả bao quát khắp thảy.
Developing a deep understanding of dependent origina-tion in terms of causal dependence gives you a funda-mental insight into the nature of reality. When you real-ize that everything we perceive and experience arises as a result of the interaction and coming together of causes and conditions, your whole view changes. Your perspec-tive on your own inner experiences, and the world at large, shifts as you begin to see everything in terms of this causal principle. Once you have developed that kind of philosophical outlook, then you will be able to situate your understanding of karma within that framework, since the karmic laws are a particular instance of this overall general causal principle.
Tương tự, khi bạn có hiểu biết sâu sắc về hai chiều hướng ý nghĩa còn lại của duyên khởi – sự phụ thuộc giữa các yếu tố cấu thành với toàn bộ, và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhận thức và thực tại – thì quan niệm của bạn sẽ sâu sắc hơn, và bạn sẽ thấy rõ được rằng có một sự khác biệt giữa sự vật xuất hiện trong nhận thức của bạn và sự vật trong bản chất thật sự của chúng. Những gì trông có vẻ như là một kiểu thực tại tự tồn, khách quan bên ngoài lại không hoàn toàn đúng khớp với bản chất thật sự của thực tại.
Similarly, when you have a deep understanding of the other two dimensions of dependent origination - the de-pendence of parts and whole, and the interdependence between perception and existence - your view will deep-en, and you will appreciate that there is a disparity be-tween the way things appear to you and the way they actually are. What appears as some kind of autonomous, objective reality out there does not really fit with the ac-tual nature of reality.
Một khi chúng ta nhận chân được sự sai biệt giữa sự trình hiện và thực tại, ta đạt được sự thấu hiểu chắc chắn về cách thức tác động của các cảm xúc, và cách thức mà chúng ta phản ứng lại với các sự kiện, đối tượng. Ta thấy được rằng, phía sau những phản ứng cảm xúc mạnh mà chúng ta có trong nhiều trường hợp là sự thừa nhận về một kiểu thực thể tồn tại độc lập bên ngoài. Bằng cách này, chúng ta phát triển một hiểu biết thấu đáo về nhiều chức năng khác nhau của tâm và của các mức độ ý thức bên trong chúng ta. Và ta cũng nuôi lớn nhận thức rằng dù có một số kiểu trạng thái tinh thần và cảm xúc dường như có thật, và dù nhiều đối tượng có vẻ như rất sinh động, thì trong thực tế chúng cũng chỉ là ảo tưởng. Chúng không thật sự tồn tại theo cách thức mà ta vẫn tưởng!
Once we appreciate that fundamental disparity between appearance and reality, we gain a certain insight into the way our emotions work, and how we react to events and objects. Underlying the strong emotional responses we have to situations, we see that there is an assumption that some kind of independently existing reality exists out there. In this way, we develop an insight into the various functions of the mind and the different levels of consciousness within us. We also grow to understand that although certain types of mental or emotional states seem so real, and although objects appear to be so vivid, in reality they are mere illusions. They do not really exist in the way we think they do.
Qua phương cách quán chiếu và phân tích này, ta sẽ có thể đạt tới một hiểu biết sâu sắc về những gì mà thuật ngữ Phật học gọi là “nguồn gốc của đau khổ”; hay nói cách khác là những cảm thọ dẫn tới sự lẫn lộn, sai lầm, và gây phiền não cho tâm thức. Khi sự nhận biết này được kết hợp với hiểu biết về bản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tại ở mức độ vi tế nhất, thì chúng ta cũng thấu triệt được cái gọi là “tính không của thực tại”, trong ý nghĩa là mỗi một đối tượng hay sự kiện đều chỉ sinh khởi theo cách như là sự kết hợp của nhiều yếu tố và không hề có bất cứ sự tồn tại độc lập, riêng rẽ nào.
It is through this type of reflection and analysis that we will be able to gain an insight into what in technical Buddhist language is called ‘the origin of suffering’, in other words, those emotional experiences that lead to confusion and misapprehension; and which afflict the mind. When this is combined with an understanding of the interdependent nature of reality at the subtlest level, then we also gain insight into what we call ‘the empty nature of reality’, by which we mean the way each and every object and event arises only as a combination of many factors, and has no independent or autonomous existence.
Dĩ nhiên là sự hiểu biết thấu đáo về tính không sẽ giúp ta nhận ra rằng bất kỳ ý tưởng nào dựa trên quan điểm ngược lại cho rằng sự vật tự nó tồn tại một cách độc lập đều là sai lầm. Những ý tưởng như thế là đã hiểu sai về bản chất của thực tại. Ta nhận ra rằng chúng không có giá trị vững vàng trong cả thực tại và trong kinh nghiệm đúng thật của chúng ta, trong khi đó tính không của thực tại lại có giá trị vững vàng cả về mặt lý luận cũng như trong kinh nghiệm. Dần dần, ta tiến tới việc nhận thấy rằng có thể đạt đến một trạng thái tri kiến mà mọi sự hiểu biết nhầm lẫn như vậy đều bị loại trừ hoàn toàn. Đó chính là trạng thái tịch diệt hay “diệt”.
Our insight into emptiness will, of course, help us to un-derstand that any ideas that are based on the contrary view, that things exist intrinsically and independently, are misapprehensions. They are misunderstandings of the nature of reality. We realize that they have no valid grounding either in reality or in our own valid experi-ence, whereas the empty nature of reality has a valid grounding both in logical reasoning and in our experi-ence. Gradually, we come to appreciate that it is possible to arrive at a state of knowledge where such misappre-hension is eliminated completely; that is the state of ces-sation.
Trong Minh cú luận, ngài Nguyệt Xứng[10] cho rằng nếu có thể thừa nhận tính không thì ta có thể thừa nhận thế giới duyên khởi. Nếu ta có thể thừa nhận điều đó, thì cũng có thể thừa nhận mối quan hệ nhân quả giữa khổ đau và nguồn gốc của nó. Và một khi ta đã chấp nhận mối quan hệ này, thì cũng có thể nghĩ đến và chấp nhận khả năng chấm dứt được đau khổ. Ngài Nguyệt Xứng biện luận thêm rằng, nếu có thể chấp nhận như vậy, thì ta cũng có thể chấp nhận rằng mỗi con người đều có khả năng nhận hiểu và đạt tới trạng thái chấm dứt mọi khổ đau. Cuối cùng, dĩ nhiên là ta có thể nghĩ ngay đến chư Phật, những vị đã thật sự hoàn tất trạng thái tịch diệt, chấm dứt mọi khổ đau.
In Clear Words (Prasannapada), Chandrakirti states that if one can posit emptiness, then one can posit the world of dependent origination. If one can posit that, then one can posit the causal relationship between suf-fering and its origin. Once one accepts this, then one can also conceive of and accept the possibility that there could be an end to suffering. If one can do that, argues Chandrakirti, then one can also accept that it is possible for individuals to realize and actualize that state. Final-ly, of course, one can conceive of buddhas who have ac-tually perfected that state of cessation.
Điều quan trọng là qua việc phát triển sự hiểu biết sâu xa về nguyên lý duyên khởi, ta có thể thông suốt cả hai chân lý – chân lý về sự khổ ở mức độ vi tế và chân lý về sự diệt khổ. Đây chính là ý nghĩa của Phật ngôn: “Qua hiểu biết về duyên khởi, ta hiểu được Pháp.” Bằng cách này, ta có thể hiểu được chân lý về sự diệt khổ và con đường dẫn tới sự diệt khổ đó (tức là đạo). Một khi hiểu được những điều này, ta có thể nhận ra rằng những vị tu tập trong Tăng đoàn có thể giác ngộ và đạt tới trạng thái chấm dứt khổ đau, và chư Phật có thể hoàn tất trạng thái đó. Cuối cùng, ta đạt tới một số hiểu biết về ý nghĩa thật sự của quả vị Phật.
The point is that by developing a profound understand-ing of the principle of dependent origination, we can un-derstand both the truth of the subtle origins of suffering, and the truth of cessation. This is the meaning of Bud-dha’s statement, that by understanding dependent origi-nation, we see the Dharma. In this way we can see the truth of cessation and the path that leads to that cessa-tion. Once we understand these, we are able to conceive that it is possible for Sangha members to realize and ac-tualize these states, and for buddhas to perfect them. Finally, we come to some understanding of what bud-dhahood really means.
Bây giờ, để có thể mở rộng hiểu biết đầy đủ về Tứ diệu đế, tôi cho rằng cũng cần làm quen với khái niệm Nhị đế trong Phật học. Nhị đế nghĩa có là “hai loại chân lý”, bao gồm chân lý có tính ước lệ hay tương đối (Tục đế) và chân lý tối hậu hay tuyệt đối (Chân đế).[11] Ở đây, bạn phải luôn nhớ rằng tôi đang giảng giải chúng từ quan điểm của Trung quán tông (Madhyamaka) hay trường phái Trung đạo của Phật giáo. Dĩ nhiên, khái niệm về Nhị đế không chỉ có trong trường phái này. Bạn có thể thấy khái niệm này trong các trường phái Phật giáo khác, và ngay cả trong một số hệ thống triết học Ấn Độ không thuộc Phật giáo. Mặc dù thế, ở đây tôi chọn theo quan điểm của Trung quán tông.
Now in order to develop a comprehensive understanding of the Four Noble Truths, I think it is also necessary to be familiar with the Two Truths, conventional or relative truth, and ultimate truth. Here you must keep in mind that I explain them from the perspective of the Madh-yamaka or ‘Middle Way’ School of Buddhism. Of course, the concept of Two Truths is not confined to this school alone. You can find the concept of Two Truths in other Buddhist schools of thought, and also in some non-Buddhist Indian philosophies. Here, however, I take the Madhyamaka view.
Vậy làm thế nào ta có thể phát triển sự hiểu biết về nền tảng giáo lý Nhị đế trong Phật giáo? Qua nhận biết về thế giới hằng ngày trong kinh nghiệm sống, ta nhận biết được thế giới thực tại ước lệ, vận hành theo nguyên lý nhân quả, đó là Tục đế (Samvaharasatya). Nếu ta chấp nhận thực tại của thế giới này như là ước lệ, thì chúng ta có thể chấp nhận bản chất trống rỗng của thế giới mà theo Phật giáo là chân lý tối hậu, đó là Chân đế (Para-marthasatya). Mối quan hệ giữa hai phương diện này của thực tại rất quan trọng. Thế giới của hình tướng bên ngoài thường không phải là tương phản hay trái ngược với thế giới của chân lý tối hậu, mà đúng hơn là một sự hiển lộ, một nền tảng rất cơ bản mà trên đó bản chất tối hậu của thực tại đuợc xác lập.
So how can we develop a personal understanding of the fundamental Buddhist doctrine of the Two Truths? By coming to know our everyday world of lived experience, we appreciate what is known as samvaharasatya, the world of conventional reality, where the causal principle operates. If we accept the reality of this world as conven-tional, then we can accept the empty nature of this world which, according to Buddhism, is the ultimate truth, the paramarthasatya. The relationship between these two aspects of reality is important. The world of appearance is used not so much as a contrast or an opposite to the world of ultimate truth, but rather as the evidence, the very basis on which the ultimate nature of reality is es-tablished.
Chỉ khi có một hiểu biết về bản chất và mối quan hệ giữa hai chân lý này thì bạn mới thấu hiểu được toàn bộ ý nghĩa của Tứ diệu đế. Và khi bạn có một hiểu biết về Tứ diệu đế thì bạn mới có được nền tảng vững chắc để từ đó phát triển thành một sự hiểu biết hoàn thiện về ý nghĩa của sự quy y Tam bảo.
Only when you have an understanding of the nature and relationship of these Two Truths are you in a position to fully understand the meaning of the Four Noble Truths. And once you understand the Four Noble Truths, then you have a sound foundation on which to develop a good understanding of what is meant by Taking Refuge in the Three Jewels.
Hỏi: Có khác biệt gì giữa sự thấu hiểu riêng lẻ về từng vấn đề (tuệ giác quán chiếu) với sự thấu hiểu toàn hảo của chư Phật (tuệ giác Bồ-đề viên mãn)?
Q. What is the difference between individual’s gaining insights and the buddhas’ perfection of those in-sights?
HHDL: Ta hãy lấy một thí dụ về việc đạt được sự thấu hiểu về mức độ vi tế của tính vô thường và bản chất giả tạm của mọi sự vật.
HHDL: Let us take the example of gaining insight into the subtle impermanence and momentary nature of all things and events.
Với một cá nhân khởi sự bằng lối suy nghĩ cho rằng sự vật là thường hằng, ở giai đoạn ban đầu thì sự vướng mắc của người đó về tính thường hằng của sự vật có thể rất mạnh mẽ và kiên cố. Để làm giảm bớt sự vướng mắc đó, bạn cần hình thành một số lập luận đả phá, ngay cả việc chỉ gieo được một sự nghi ngờ vào tâm tưởng của người ấy về tính thường hằng của sự vật cũng có thể tạo ra một tác động, vì ít nhất là tự nó có hiệu quả làm giảm đi sự cố chấp vào ý tưởng cho rằng sự vật là thường tồn hay bất diệt.
For an individual who starts with an understanding of things as being permanent, at the initial stage his or her grasping at the permanence of things could be quite strong and intense. Now in order to loosen that grip you need some form of critical reasoning which, even if it on-ly casts a doubt in the person’s mind as to the perma-nence of things, can in itself make an impact because it has at least had the effect of loosening the grip on the idea that things are permanent or eternal.
Dù vậy, điều đó vẫn chưa đủ. Bạn cần củng cố nhiều hơn nữa lập luận phê phán để hướng tới tính vô thường của sự việc. Và đến như thế cũng vẫn chưa đủ. Bạn cần nhiều sự thuyết phục hơn và điều này có thể đạt được thông qua sự quán chiếu kiên trì để có thể dẫn tới điều được xem là hiểu biết suy luận về tính vô thường.
However, that is not enough. You need the further rein-forcement of more critical reasoning to point you towards the impermanence of things. Even that is not enough. You will need yet more conviction than this, and that can be gained through constant reflection, which can lead to what is known as the inferential understanding of im-permanence.
Chưa hết, để cho tri thức này có một ảnh hưởng quyết định đến hành vi ứng xử của bạn, cần phải đạt được một sự thấu hiểu trực tiếp, hay một kinh nghiệm trực giác về tính vô thường của sự vật. Và rồi chính điều này cũng phải được hoàn thiện hơn nữa, vì sự vướng mắc vào tính thường hằng đã ăn quá sâu vào nhận thức của ta, nên chỉ một sự nhận biết đơn thuần không đủ để xua tan nó. Việc này đòi hỏi một tiến trình lâu dài để đào sâu sự thấu triệt của chúng ta, cho đến khi ngay cả những khuynh hướng bám víu nhỏ nhất vào tính thường hằng cũng được nhổ tận gốc.
The process is not over yet. For this understanding to have a definite impact on your behaviour, you need to gain direct insight, or intuitive experience, of the im-permanence of things. That in turn needs to be further perfected, because the point is that our grasping at per-manence is so deeply embedded in our consciousness that just one single insight is not enough to dispel it. It re-quires a long process of deepening our insight, so that eventually even the smallest tendency to grasp at per-manence has been eradicated.
Cùng một tiến trình như vậy sẽ diễn ra trong trường hợp để thấu hiểu tính không của sự vật, và thật ra là cũng giống hệt như vậy trong trường hợp bạn muốn thấu hiểu bất kì nguyên lý nào.
The process would be the same in the case of insight into the emptiness of things, or of any other principle in fact.
Tuy nhiên, có một số khía cạnh nhất định của sự tu dưỡng tinh thần rất ít liên quan đến kinh nghiệm tri thức, mà quan hệ nhiều hơn với đức hạnh của chúng ta. Về mặt đức hạnh, ngay từ giai đoạn khởi đầu, bạn phải phát triển một số hiểu biết về lòng từ bi, và dĩ nhiên là phải quan tâm đến việc làm sao để nuôi dưỡng lòng từ bi. Sau đó, kết quả của sự thực hành này là bạn có thể đạt được một loại kinh nghiệm hình dung về tâm thức tốt đẹp của bạn. Thí dụ, khi ngồi và quán chiếu về lòng từ bi, bạn có thể đánh thức nó, nhưng lòng từ bi đó không lâu bền hay trải khắp, và không thấm nhuần trong đời sống của bạn. Vậy nên điều cần thiết là phải thể nghiệm sâu sắc hơn nữa cho đến khi lòng từ bi của bạn trở nên tự sinh khởi mà không còn phụ thuộc vào sự hình dung của trí tuệ. Nó phải trở thành một phản ứng thật sự tự nhiên khi có những dịp cần tới sự đáp ứng. Sự thể nghiệm về từ bi này có thể phát triển sâu sắc hơn cho tới khi nó trở thành rộng khắp. Bởi vậy, đây lại là một khía cạnh khác nữa của con đường tu tập đòi hỏi một tiến trình lâu dài.
However, there are certain aspects of the spiritual path which have less to do with experiences related to knowledge, and more to do with the enhancement of our good heart. For the latter, at the initial stage, you have to develop some intellectual understanding of what com-passion is, of course, and you have to have some notion of how it could be enhanced. Then, as a result of your prac-tice, you may gain some kind of simulated experience of your good heart. For example, when you sit and reflect on it, you may arouse your compassion, but that compas-sion is not long-lasting or pervasive, and does not per-meate your very being. So what is needed is a further deepening of that experience so that your compassion be-comes spontaneous, so it is no longer dependent upon in-tellectual simulation. It has to become a truly spontane-ous response to occasions that demand that response. That experience of compassion can be further deepened again, until it becomes universal. So this is a different aspect of the path, which again entails a long pro-cess.
Hai khía cạnh này của việc tu tập gọi tên theo thuật ngữ truyền thống Phật giáo là phương tiện và tuệ giác hay trí tuệ. Cả hai phải được thực hiện song hành. Để cho tuệ giác được phát triển sâu sắc, bạn cần có yếu tố phương tiện bổ sung là tâm Bồ-đề. Tương tự, để phát triển sâu sắc và củng cố sự thực hành tâm Bồ-đề, bạn cần có một tuệ giác làm nền tảng. Do vậy, chúng ta cần có một phương pháp tu tập kết hợp cả phương tiện và trí tuệ.
These two aspects of the path are known in traditional Buddhist terms as the Method Aspect and the Insight or Wisdom Aspect, and both must go hand in hand. For in-sight to be enhanced and deepened, you need the com-plementary factor of bodhichitta from the Method As-pect. Similarly, in order to enhance, deepen and strengthen your realization of bodhichitta, you need the insight which grounds it. So we need an approach which combines method and wisdom.
Cũng thế, chúng ta cần có một phương pháp tu tập kết hợp nhiều phương tiện khác nhau, chứ không chỉ dựa trên một phương tiện duy nhất. Hãy xét như trường hợp tuệ giác về tính vô thường của sự vật vừa được nêu trên. Mặc dù tuệ giác đó tự nó có thể giúp ta vượt qua sự vướng mắc vào tính thường hằng, nhưng trong thực hành bạn vẫn cần thêm những yếu tố bổ sung sâu xa hơn để hoàn thiện tuệ giác này. Lý do là vì cùng lúc có quá nhiều sự trói buộc khác đang siết chặt tâm thức. Vấn đề của con người không chỉ riêng có sự bám víu vào tính thường hằng; mà còn có sự bám víu vào sự vật như những thực thể tồn tại độc lập, khách quan, hoặc bám víu vào các nguyên tắc cứng nhắc, vân vân và vân vân... Tất cả những yếu tố này đều có thể đối trị bằng cách phát triển một tuệ giác về tính không.
Likewise we need an approach which combines several different methods, not an approach which relies on only one. If we take the previous case of insight into the im-permanence of things, although that insight might in it-self enable a person to overcome grasping at perma-nence, in practice you need further complementary fac-tors in order to perfect that particular insight. This is be-cause there are so many other fetters that constrict the mind at the same time. The person’s problem is not just grasping at permanence in isolation; it is also grasping at the independent, objective reality of things, like grasping at abiding principles, and so on and so forth. All these factors can be counteracted together by developing in-sight into emptiness.
Vì thế, điều mà chúng ta đang nói đến ở đây là một tiến trình phức tạp về sự phát triển nhận thức cá nhân hướng tới sự hoàn hảo.
So what we are dealing with here is the very complex process of the progression of an individual’s conscious-ness towards perfection.
Hỏi: Ngài có thể nói thêm về ý nghĩa thật sự của sự quy y?
Q: Can you say more about exactly what is meant by Go-ing for Refuge?
HHDL: Tôi thấy rằng cốt lõi của sự quy y chính là phát triển lòng tin sâu xa vào hiệu lực của Chánh pháp như là phương tiện để đạt đến sự giải thoát, cùng với một chí nguyện sâu xa, mong muốn đạt được sự giải thoát đó.
HHDL: I feel that the essence of Going for Refuge is the development of a deep conviction in the efficacy of the Dharma as a means liberation, as well as a deep aspira-tion or desire to attain that liberation.
Nói chung, đức Phật được xem như bậc thầy chỉ dạy con đường, Chánh pháp mới chính là đối tượng thực sự của việc quy y, và Tăng-già là những người bạn trên con đường tu tập. Do đó, lòng tin vững chắc vào Chánh pháp là tiền đề cho việc phát triển niềm tin sâu xa và lòng tôn kính đối với Phật và Tăng.
Generally speaking, Buddha is said to be the teacher who shows us the path, Dharma is the actual object of Refuge, and the Sangha are your companions on the path. So therefore a deep conviction in the Dharma is a precondition for developing deep faith and respect in the Buddha and the Sangha.
Trong tác phẩm Chú giải Tập lượng luận (Pramana-varttika), ngài Pháp Xứng (Dharmakỵrti)[13] đã cố gắng chứng minh một cách hợp lý về giá trị và mức khả tín của việc đức Phật là một bậc thầy chứng ngộ. Ngài đã bảo vệ lập luận của mình bằng cách đưa ra giảng huấn của chính đức Phật để minh xét một cách cẩn thận, và bằng cách giải thích sự khả tín trong lời giảng của đức Phật về Tứ diệu đế, vì giáo pháp này được đặt nền tảng trên cả tính hợp lý cũng như kinh nghiệm xác thực của cá nhân. Điểm mấu chốt trước tiên là chúng ta phải nhận thức được sự chân thật của Chánh pháp, và chỉ trên cơ sở đó mới nhận ra được đức Phật là một bậc thầy chân chính.
In his Commentary on the Compendium of Valid Cogni-tion (Pramanavarttika), Dharmakirti tries to rationally prove the validity and reliability of the fact that Buddha is an enlightened teacher. He defends his argument by subjecting Buddha’s own teaching to profound scrutiny, and by demonstrating the reliability of his teaching on the Four Noble Truths because it is grounded in both reasoning and valid personal experience. The point here is that we should first appreciate the truth of the Dhar-ma, and only on that basis recognize the Buddha as a genuine teacher.
Lập luận theo chiều hướng ngược lại chỉ thỉnh thoảng mới được sử dụng trong các phạm trù hết sức trừu tượng. Hay nói cách khác, những lời dạy của đức Phật về các vấn đề quá trừu tượng chỉ có thể tin được bởi vì ngài là một bậc thầy đáng tin cậy. Đây là một tiến trình lập luận phức tạp. Theo với tiến trình này, chúng ta thật sự khởi đầu từ sự thuyết phục chính mình về sự đáng tin cậy của giáo pháp Tứ diệu đế, là giáo pháp công khai chấp nhận mọi sự phê phán bằng lý luận. Khi đạt được tuệ giác tự thân về sự đúng thật của những chân lý này, ta sẽ phát triển một sự tin phục sâu xa về sự đáng tin cậy của đức Phật như là một vị đạo sư. Vì đức Phật đã chứng tỏ sự đáng tin cậy và hợp lý trong những phạm trù có thể chấp nhận sự suy lý, nên ta sẽ có đủ sự tin cậy vào tính chân xác của đức Phật trong những phạm trù khác mà đối với ta là trừu tượng, khó nắm bắt hơn.
Only in relation to extremely obscure areas is the reverse logic sometimes applied; in other words, that Buddha’s statements on such matters can be relied upon because he is a reliable teacher. This is a complex process of rea-soning. In order to follow it, we actually proceed from our own conviction in the reliability of Buddha’s teach-ings on the Four Noble Truths, which are open to critical reasoning. When we have gained personal insight into the truth of these, we develop a deep conviction in the reliability of Buddha as a teacher. Since Buddha has proven to be reliable and rational in areas that are open to reason, we have the confidence to take Buddha’s tes-timony on trust in other areas which we find more ob-scure.
Do đó, ý nghĩa trọn vẹn của sự quy y Tam bảo chỉ có được từ hành động quy y Chánh pháp.
Taking Refuge in the Three Jewels therefore derives its full meaning from the act of Taking Refuge in the Dhar-ma.
Hỏi: Mục đích của việc tham gia nghi thức Quy y là để làm gì, nếu như người ta vẫn có thể tự mình thực hiện việc Quy y trong tự tâm?
Q: What is the purpose of Taking Refuge in a ritual or ceremony if one can take refuge within one’s own heart alone?
HHDL: Trong Phật giáo có nhiều giới luật hay hạnh nguyện khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta có Bồ Tát hạnh, mật hạnh, giới hạnh (giới luật của người xuất gia), những giới cấm của cư sĩ... vân vân... Bạn có thể phát khởi hạnh nguyện Bồ Tát trước một biểu tượng của đức Phật (chẳng hạn như tranh, tượng...) và không cần nhận sự truyền thụ từ một người khác. Tuy nhiên, việc nhận trao truyền từ một người khác là thật sự cần thiết đối với hạnh nguyện Kim cương thừa (Vajrayana) hay giới luật, bởi vì bạn cần có một sự truyền thừa không gián đoạn. Một trong những lý do của điều này có lẽ là việc phát nguyện với sự chứng kiến của một vị đạo sư hay một ai khác sẽ mang lại một sự quyết tâm lớn hơn. Nó củng cố quyết tâm hướng thượng và tạo ra tinh thần trách nhiệm. Nếu bạn muốn tiếp tục truy cứu thêm nữa về những lý do khác của việc này thì tôi phải thú nhận rằng chỉ có chính đức Phật mới có thể trả lời được mà thôi.
HHDL: In Buddhism we have a number of different pre-cepts or vows. For example, there are bodhisattva vows, tantric vows, pratimoksha vows (monastic vows), lay person’s precepts, and so on. It is said that you can take bodhisattva vows in front of a representation of the Bud-dha (a statue or painting, for example) and do not need to take them from another living person. However, it is necessary to take Vajrayana and pratimoksha vows from another living person, because you need an unbroken continuum. Perhaps one of the reasons for this is that taking vows in the presence of a master or other living person brings a greater sense of commitment. It rein-forces your own conscience, and gives a sense of personal obligation. If you wish to pursue the reasons for this fur-ther, then I must admit we would have to defer the question to the Buddha himself.
Hỏi: Nếu chúng ta thấy ai đó đang tiến hành một hành vi sai trái mà sẽ dẫn tới khổ đau cho chính họ, chúng ta có nên cố ngăn chặn họ thực thi hành động đó, hay là để cho họ gánh lấy nghiệp quả? Nói cách khác, nếu chúng ta tự trải nghiệm sự đau khổ và từ đó rút ra bài học thì có tốt hơn hay không?
Q: If we see someone engaging in a wrong action which will lead to their suffering, should we try to prevent them from carrying it out, or would that be imposing on their karma? In other words, is it better for us to experi-ence our own suffering so we can learn from it?
HHDL: Như bạn đã biết, một người thực hành đạo Phật nguyện dấn thân vào một đời sống hiến dâng tất cả vì sự cứu giúp người khác. Ở đây nên thấy rằng, trong ý nghĩa của đạo Phật, ta đang nói về việc giúp người khác tự đạt đến sự giải thoát thông qua việc sống theo chánh đạo; nghĩa là sống một cách phù hợp với luật nhân quả, tránh các hành vi bất thiện và luôn thực hiện những việc thiện, tốt lành. Bởi vậy, nói chung khi một Phật tử thấy người khác làm những việc sai trái thì đúng là nên cố ngăn họ lại.
HHDL: As you know, a practising Buddhist is deliber-ately engaged in a way of life that is dedicated to helping others. Here we should know that, in the Buddhist sense, we are talking about helping others find their own liberation through engaging in the right path; that is, engaging in a way of life that accords with the karmic law, where the person avoids negative actions and en-gages in positive actions. So generally speaking, when a Buddhist sees others engaging in wrong actions, it is right to try to stop them from doing so.
Mặc dù vậy, điều này lại làm nảy sinh nhiều vấn đề. Chúng ta có thể áp dụng những chuẩn mực đạo đức hay giá trị tinh thần của riêng mình đến mức độ nào với người khác? Thậm chí chúng ta có thể tự hỏi rằng, liệu lời dạy của đức Phật về việc sống theo một nếp sống đạo đức, tránh xa Mười điều bất thiện[14] có phải cũng là một cách áp đặt các giá trị đạo đức của Ngài lên chúng ta hay chăng?
However, this does raise several questions. To what ex-tent can we impose our own morality, or our own sets of values, on to another person? We might even wonder whether the Buddha’s prescription to his followers to live their lives according to the moral discipline of avoiding the Ten Negative Actions’ is also a way of imposing his set of moral values on us.
Thật là hữu ích để ghi nhớ một nguyên tắc quan trọng trong đạo Phật là cần chú trọng đến sự khế hợp trong từng trường hợp riêng biệt. Câu chuyện sau đây là một minh họa rõ rệt cho điều này.
It is useful to remember that one important principle in Buddhism is the need to be sensitive to individual con-text. There is a story which illustrates this point well.
Ngài Xá-lợi-phất (Shariputra), một trong những đại đệ tử của đức Phật, biết rằng nếu ngài giảng dạy giáo pháp Thanh văn thừa (Shravakayana) cho một nhóm 500 đệ tử có năng lực thì chắc chắn họ sẽ thấu triệt chân lý và chứng đắc quả A-la-hán (Arhat). Nhưng Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (Manjushri) đã xuất hiện và dạy cho họ giáo lý về Tinh không của Đại thừa (Mahaya-na). Những môn đệ này đã hiểu những điều được dạy như là một giáo thuyết hư vô hoàn toàn, phủ nhận giá trị và thực thể của vạn vật. Tất cả bọn họ đều phát triển những quan điểm sai lầm về bản chất của đạo và của thực tại, và kết quả là họ đã tạo ra các nghiệp xấu dẫn tới việc tái sinh vào những cảnh giới thấp kém hơn.
Shariputra, one of the chief disciples of the Buddha, knew that if he were to give the basic teachings on the Shravakayana to a group of five hundred potential disci-ples, these disciples would without doubt gain insight to the truth and become Arhats. However, the bodhisattva named Manjushri intervened, and instead taught them the Mahayana doctrine of emptiness. These five hundred disciples understood what he taught as a doctrine of to-tal nihilism, denying the validity and reality of every-thing. They all developed wrong views on the nature of the path and reality, and as a result it is said that they created karmic actions that led them to take rebirth in the lower realms of existence.
Ngài Xá-lợi-phất lập tức tìm đến trước đức Phật và trình bày rằng, nếu Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi để cho ngài hướng dẫn 500 người này, thì nếu không được giác ngộ hoàn toàn, ít nhất họ cũng đã đạt tới những mức độ chứng ngộ cao. Đức Phật trả lời rằng, thật ra thì ngài Văn-thù-sư-lợi đã vận dụng phương tiện thiện xảo. Ngài đã biết rằng, trong thời gian ngắn, những người này sẽ có những hành động tiêu cực do hiểu biết sai lầm, nhưng ngài cũng biết rằng vì giáo lý về tính không đã được gieo cấy vào tâm thức của họ, nên về sau những hạt giống này sẽ thành thục và đưa họ tới quả vị Phật. Như thế, về mặt hiệu quả thì con đường đi lên quả Phật của họ đã được rút ngắn.
So Shariputra sought out the Buddha straightaway, ar-guing that if Manjushri had let him guide these five hundred people, they would have at least attained high levels of realization, if not full enlightenment. The Bud-dha responded by saying that in fact Manjushri had ap-plied the principle of skilful means. Manjushri knew that in the short term these people would create negative ac-tions through their wrong views, but he also knew that because the doctrine of emptiness had been implanted in their consciousness, those seeds would later ripen and would lead them to buddhahood. So in effect, their path to buddhahood had been shortened.
Bài học mà ta rút ra được từ câu chuyện này là, nếu ta chưa tự mình đạt được trạng thái giác ngộ hoàn toàn thì rất khó để phán xét được một cách ứng xử trong hoàn cảnh nào đó là đúng hay sai. Đơn giản là ta nên cố hết sức để ứng xử thật thích hợp với mỗi tình huống cụ thể khi giao tiếp với người khác.
The moral that we can draw from this story is that until we reach the state of full enlightenment ourselves, it is very difficult to judge what is, and what is not, the right response to a given situation. We should simply do our best to be sensitive to each particular situation when we are interacting with others.
Hỏi: Thưa Ngài, ai cũng biết rằng Ngài là người rất bận rộn vì phải dành thời gian cho rất nhiều việc. Ngài có thể dành cho hàng cư sĩ, những người đang sống với gia đình và công việc mưu sinh, một lời khuyên về việc làm thế nào để phát triển một phương thức thực hành Phật pháp có hệ thống hay chăng?
Q: Your Holiness, it is a well-known fact that you are a very busy person with many demands on your time. Could you advise a lay person with home, family and work demands, on how to develop a systematic pattern of Dharma practice?
HHDL: Những người bạn Tây phương thường hỏi tôi về phương cách nhanh nhất, dễ nhất, hiệu quả nhất, và ít tốn kém nhất để thực hành Phật pháp! Tôi cho rằng không thể tìm được một phương cách như vậy! Có lẽ đó là dấu hiệu của sự thất bại!
HHDL: My Western friends often ask me for the quick-est, easiest, most effective - and cheapest - way of prac-tising Dharma! I think to find such a way is impossible! Maybe that is a sign of failure!
Ta nên hiểu rằng thực hành Phật pháp là công việc thật sự cần phải được tiến hành suốt 24 giờ trong ngày. Đó là lý do chúng ta phân biệt những buổi tham thiền thực thụ với giai đoạn sau khi tham thiền. Lý tưởng nhất là cả trong khi tham thiền và không tham thiền, bạn đều nên sống hoàn toàn trong sự thực hành Phật pháp.
We should realize that practising the Dharma is actually something that needs to be done twenty-four hours of the day. That’s why we make a distinction between actu-al meditation sessions and post-meditation periods, the idea being that both while you are in the meditative ses-sion and also when you are out of it, you should be fully within the realm of Dharma practice.
Trong thực tế, có thể nói rằng các giai đoạn sau khi tham thiền là sự thử nghiệm thực tế đối với năng lực thực hành của bạn. Thời gian tham thiền chính thức có thể hiểu như là bạn đang nạp lại năng lượng, để sau đó bạn có đủ điều kiện hơn trong việc đối phó với những yêu cầu của cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu chính của việc nạp lại bình điện là để nó có thể chạy được một thiết bị nào đó, phải không? Tương tự, khi bạn đã tự trang bị cho mình qua sự thực hành những phương thức nào đó thì bạn sẽ có khả năng sống phù hợp với những nguyên tắc trong sự thực hành Chánh pháp của bạn, bởi vì là một con người thì bạn không thể nào tránh được những công việc thường ngày trong cuộc sống.
In fact, one could say that the post-meditation periods are the real test of the strength of your practice. During formal meditation, in a sense you are recharging your batteries, so that when you come out of the session you are better equipped to deal with the demands of your everyday life. The very purpose of recharging a battery is to enable it to run something, isn’t it? Similarly, once you have equipped yourself through whatever practices you engage in, as a human being you can’t avoid the dai-ly routines of life, and it is during these periods that you should be able to live according to the principles of your Dharma practice.
Dĩ nhiên, trong giai đoạn đầu tiên, như một người chập chững, bạn cần có những chu kỳ hành thiền tập trung để tạo lập một nền tảng khởi đầu. Đây là điều thiết yếu. Nhưng một khi đã thiết lập được nền tảng đó rồi thì bạn có thể sống theo một nếp sống thường ngày ít nhất cũng phải luôn phù hợp với Chánh pháp. Bởi vậy, tất cả ý nghĩa này hướng đến tầm quan trọng của sự nỗ lực. Không có sự nỗ lực thì sẽ không có cách nào để đưa Chánh pháp vào trong cuộc sống của chúng ta.
Of course at the initial stage, as a beginner, you do need periods of concentrated meditation so that you have a base from which you can begin. This is certainly crucial. But once you have established that base, then you will be able to adopt a way of life where your daily activity is at least in accord with the principles of the Dharma. So all this points to the importance of making an effort. With-out some effort, there is no way that we can integrate the principles of Dharma in our lives.
Với một người tu tập nghiêm túc thì sự nỗ lực tối đa là hết sức cần thiết. Chỉ với một vài lời khấn nguyện, chút ít thời gian tụng niệm, dăm ba bài chú với tay lần tràng hạt thì không đủ. Vì sao vậy? Vì chỉ bấy nhiêu không đủ để chuyển hóa tâm hồn bạn. Những cảm xúc tiêu cực của chúng ta quá mạnh mẽ nên cần phải có sự nỗ lực liên tục để đối trị. Nếu chúng ta thực hành một cách liên tục thì chắc chắn ta sẽ thay đổi.
For a serious practitioner, the most serious effort is nec-essary. Just a few short prayers, a little chanting, and some mantra recitation with a mala (rosary) are not suf-ficient. Why not? Because this cannot transform your mind. Our negative emotions are so powerful that con-stant effort is needed in order to counteract them. If we practise constantly, then we can definitely change.
Hỏi: Có quan hệ gì giữa tâm từ bi tương đối và tâm từ bi tuyệt đối?
Q: What is the relationship between relative compassion and absolute compassion?
HHDL: Có nhiều cách khác nhau để hiểu về ý nghĩa của từ bi, tùy cách tiếp cận theo quan điểm Đại thừa hay Kim cương thừa. Chẳng hạn, Kim cương thừa sử dụng cùng một chữ từ bi, karuna, như Đại thừa, nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác.
HHDL: There are different ways of understanding the meaning of compassion according to whether you ap-proach it from the Mahayana or the Vajrayana point of view. For example, although the Vajrayana uses the same word for compassion, karuna, as the Mahayana, it has a totally different meaning.
Có lẽ câu hỏi này liên quan đến một sự phân biệt khác được đưa ra trong kinh điển về hai mức độ của lòng từ bi. Ở mức độ đầu tiên, tâm từ bi được tạo ra qua sự quán tưởng. Đây là giai đoạn khởi đầu, bạn cần phải thực hành một số phép quán tưởng nhất định để làm sinh khởi tâm từ bi. Kết quả của sự thực hành này sẽ giúp bạn đạt tới mức độ thứ nhì, khi tâm từ bi trở thành một phẩm tính hoàn toàn tự nhiên và tự sinh khởi. Đây là một trong những cách hiểu về sự khác nhau giữa tâm từ bi tương đối và tâm từ bi tuyệt đối.
Perhaps this question is related to another distinction made in the scriptures between two levels of compassion. At the first level, compassion is simulated. This is the in-itial stage, when you need to practise certain contempla-tions in order to generate compassion. As a result of this practice you reach the second level, at which compassion becomes natural and spontaneous. This is one of the ways of understanding the difference between relative and absolute compassion.