Bây giờ, chúng ta nói về giáo pháp Tứ diệu đế của đạo Phật. Nghi vấn đầu
tiên có thể đưa ra là: Tại sao các chân lý này lại được xem là cơ bản
nhất, và trong thực tế, tại sao đức Phật lại giảng dạy những chân lý
này?
Now let us turn to the Buddhist teaching on the Four Noble Truths. The first question we might ask is why these Truths are considered to be so fundamental, and why, in fact, Buddha taught them at all.
Để trả lời được vấn đề này, ta phải liên hệ giáo pháp Tứ diệu đế với
kinh nghiệm của chính ta trong kiếp người. Một sự thật hoàn toàn tự
nhiên trong cuộc sống là: Mỗi người chúng ta đều có một khát vọng bẩm
sinh luôn tìm kiếm hạnh phúc và muốn vượt qua khổ đau. Đây là một bản
năng sẵn có, nên ta không cần phải chứng minh sự tồn tại của nó. Hạnh
phúc là điều mà tất cả chúng ta đều khao khát muốn đạt được, và dĩ nhiên
chúng ta có quyền đáp ứng sự khao khát đó. Cũng vậy, khổ đau là điều mà
ai cũng mong muốn tránh khỏi, và chúng ta cũng có quyền nỗ lực để vượt
qua đau khổ. Nếu như sự khát khao đạt được hạnh phúc và vượt qua đau khổ
là bản chất sẵn có của mọi sinh vật, và cũng là một nhu cầu tự nhiên,
vậy thì vấn đề là chúng ta phải nỗ lực như thế nào để đáp ứng sự khao
khát đó.
In order to answer this, we have to relate the Four Noble Truths to our own experience as individual human beings. It is a fact - a natural fact of life - that each one of us has an innate desire to seek happiness and to overcome suffering. This is something very instinctive, and there is no need to prove it is there. Happiness is something that we all aspire to achieve, and of course we naturally have a right to fulfil that aspiration. In the same way, suffering is something everybody wishes to avoid, and we also have the right to try to overcome suffering. So if this aspiration achieve happiness and overcome suffering is our natural state of being, and our natural quest, the question is how we should go about fulfilling that aspiration.
Vấn đề này đưa ta đến với giáo pháp Tứ diệu đế; vì giáo pháp này giúp ta
hiểu được mối quan hệ giữa hai loại sự kiện: nguyên nhân và kết quả. Một
mặt, ta phải gánh chịu khổ đau, nhưng khổ đau không phải tự nhiên mà có,
mà được sinh khởi từ các nguyên nhân và điều kiện của chính nó. Mặt
khác, ta được huởng hạnh phúc, thì hạnh phúc cũng chỉ có được từ những
nguyên nhân và điều kiện của chính nó.
This leads us to the teachings on the Four Noble Truths, which provide an understanding of the relationship between two sets of events: causes and their effects. On one side we have suffering, but suffering does not come from nowhere, it arises as a result of its own causes and conditions. On the other side we have happiness, which also arises from its own particular set of causes and conditions.
Trong đạo Phật, khi nói đến hạnh phúc ta không chỉ hiểu một cách giới
hạn như một trạng thái cảm xúc. Chắc chắn sự tịch diệt (trạng thái chấm
đứt hoàn toàn mọi đau khổ) không phải là một trạng thái của cảm xúc,
nhưng ta có thể nói rằng tịch diệt là dạng cao tột nhất của hạnh phúc.
Bởi vì, theo định nghĩa thì tịch diệt là hoàn toàn thoát khỏi mọi khổ
đau. Nhưng trạng thái tịch diệt, hay hạnh phúc chân thật, lại cũng không
phải tự nhiên xuất hiện hay hoàn toàn không có nguyên do. Dĩ nhiên, đây
là một điểm hết sức tinh tế, vì theo quan điểm Phật giáo thì tịch diệt
không phải là một sự kiện duyên sinh, nên không thể nói là nó được tạo
thành hay gây ra bởi bất cứ điều gì. Thế nhưng, sự hiện thực hóa hay đạt
tới tịch diệt lại quả thật là phụ thuộc vào con đường tu tập và nỗ lực
của cá nhân. Bạn không thể đạt tới trạng thái tịch diệt nếu không có sự
nỗ lực. Do đó, trong ý nghĩa này ta có thể nói rằng con đường dẫn tới sự
tịch diệt là nguyên nhân của tịch diệt.
Now when we speak of happiness in Buddhism, our understanding of it is not confined to a state of feeling. Certainly cessation (the total cessation of suffering) is not a state of feeling, and yet we could say that cessation is the highest form of happiness because it is, by definition, complete freedom from suffering. Here again cessation, or true happiness, does not come into being from nowhere or without any cause. This is a subtle point, of course, because from the Buddhist perspective cessation is not a conditioned event, so it cannot be said to be actually produced, or caused, by anything. However, the actualization or attainment of cessation does depend on the path and on an individual’s effort. You cannot attain cessation without making an effort. In this sense we can therefore say that the path that leads to cessation is the cause of cessation.
Giáo pháp Tứ diệu đế phân biệt một cách rõ ràng hai loại nguyên nhân và
kết quả: những nguyên nhân gây ra đau khổ và những nguyên nhân tạo ra
hạnh phúc. Bằng cách chỉ ra cách phân biệt những nguyên nhân này trong
cuộc sống, mục đích của giáo pháp này không gì khác hơn là giúp ta đáp
ứng khát vọng sâu xa nhất của mình – đạt được hạnh phúc và vượt qua đau
khổ.
The teachings on the Four Noble Truths clearly distinguish two sets of causes and effects: those causes which produce suffering, and those which produce happiness. By showing us how to distinguish these in our own lives, the teachings aim at nothing less than to enable us to fulfil our deepest aspiration - to be happy and to overcome suffering.
Khi đã nhận hiểu được lý do đức Phật truyền giảng giáo pháp Tứ diệu đế,
có thể chúng ta sẽ tiếp tục tự hỏi về lý do của việc sắp xếp các chân lý
đó theo một trình tự đặc biệt. Tại sao Tứ diệu đế được dạy theo một trật
tự nhất định, bắt đầu về sự khổ (Khổ đế) rồi tiếp tục với nguyên nhân
của sự khổ (Tập khổ đế)... Về điểm này, ta nên hiểu rằng trình tự giảng
dạy giáo pháp Tứ diệu đế không liên quan gì đến trình tự sinh khởi của
sự vật trong thực tại. Đúng hơn thì trình tự đó liên quan đến việc một
người nên khởi đầu như thế nào để thực hành đạo Phật và đạt tới sự chứng
ngộ nhờ vào sự thực hành đó.
Once we have realized that this is why Buddha taught the Four Noble Truths, we might go on to ask ourselves the reason for their specific sequence: why are the Four Noble Truths taught in a particular order, starting with suffering, continuing with the origin of suffering, and so on? On this point we should understand that the order in which the Four Noble Truths are taught has nothing to do with the order in which things arise in reality. Rather, it is related to the way an individual should go about practising the Buddhist path, and attain realizations based on that practice.
Trong Tối thượng luận,
[15] ngài Di-lặc (Maitreya)
cho rằng có bốn giai đoạn để chữa một chứng bệnh:
In the Uttaratantra, Maitreya states that there are four stages to curing an illness.
Cũng giống như một căn bệnh cần được chẩn đoán, những nguyên nhân gây
bệnh cần được loại trừ, một trạng thái khoẻ mạnh cần đạt tới và phương
pháp chữa trị cần được áp dụng; cũng vậy, sự đau khổ cần phải được nhận
biết, các nguyên nhân gây ra đau khổ cần phải được loại trừ, sự chấm dứt
của đau khổ cần phải đạt tới và con đường tu tập để dứt khổ cần phải
được thực hành.
[16]
Just as the disease need be diagnosed, its cause eliminated, a healthy state achieved and the remedy implemented, so also should suffering, its causes, its cessation and the path be known, removed, attained and undertaken.
Ngài Di-lặc đã sử dụng sự tương tự của một người bệnh để giải thích
phương cách đạt được sự giác ngộ dựa trên giáo pháp Tứ diệu đế. Để một
bệnh nhân được lành bệnh, trước hết người đó phải biết mình đang mang
bệnh, nếu không thì sẽ không có mong muốn chữa bệnh. Một khi đã nhận
biết mình có bệnh, thì tất nhiên là bạn sẽ cố tìm biết những nguyên nhân
gây bệnh và những gì làm cho bệnh nặng thêm. Khi đã xác định được những
điều này, bạn sẽ biết được liệu căn bệnh có thể chữa khỏi hay không, và
bạn sẽ khởi lên ước muốn được khỏi bệnh. Thật ra cũng không chỉ đơn
thuần là một ước muốn, vì một khi đã nhận biết được các điều kiện đã dẫn
đến căn bệnh, niềm khao khát được khỏi bệnh sẽ càng mạnh mẽ hơn nhiều vì
sự nhận biết đó mang lại cho bạn sự an tâm và tin chắc rằng sẽ vượt qua
được căn bệnh. Với lòng tin chắc đó, bạn sẽ sẵn lòng dùng đến tất cả các
loại thuốc men và phương pháp điều trị cần thiết.
Maitreya uses the analogy of a sick person to explain the way in which realizations based on the Four Noble Truths can be attained. In order for a sick person to get well, the first step is that he or she must know that he is ill, otherwise the desire to be cured will not arise. Once you have acknowledged that you are sick, then naturally you will try to find out what led to it and what makes your condition even worse. When you have identified these, you will gain an understanding of whether or not the illness can be cured, and a wish to be free from the illness will arise in you. In fact this is not just a mere wish, because once you have recognized the conditions that led to your illness, your desire to be free of it will be much stronger since that knowledge will give you a confidence and conviction that you can overcome the illness. With that conviction, you will want to take all the medications and remedies necessary.
Cũng giống như vậy, ngay từ đầu niềm khao khát được thoát khỏi sự khổ
đau sẽ không sinh khởi trừ phi bạn nhận biết được là mình đang đau khổ.
Bởi vậy, sự thực hành trước tiên của người Phật tử là nhận biết trạng
thái hiện thời của mình là khổ đau, thất vọng và không thỏa mãn, trong
tiếng Phạn gọi là duḥkha. Chỉ khi đó bạn mới muốn nhìn vào các nguyên
nhân và điều kiện đã gây ra đau khổ.
In the same way, unless you know that you are suffering, your desire to be free from suffering will not arise in the first place. So the first step we must take as practising Buddhists is to recognize our present state as duhkha or suffering, frustration and unsatisfactoriness. Only then will we wish to look into the causes and conditions that give rise to suffering.
Điều rất quan trọng là phải hiểu được bối cảnh mà trong đó Phật giáo
nhấn mạnh tới việc nhận ra rằng tất cả chúng ta đều ở trong trạng thái
khổ đau, nếu không thì sẽ có nguy cơ hiểu nhầm quan điểm của Phật giáo,
cho rằng đó là những tư tưởng u ám, một chủ nghĩa bi quan về cơ bản và
gần như là một nỗi ám ảnh về sự khổ đau trong thực tại.
It is very important to understand the context of the Buddhist emphasis on recognizing that we are all in a state of suffering, otherwise there is a danger we could misunderstand the Buddhist outlook, and think that it involves rather morbid thinking, a basic pessimism and almost an obsessiveness about the reality of suffering.
Lý do mà đức Phật hết sức nhấn mạnh vào việc phát triển một hiểu biết
sâu sắc về bản chất của khổ đau là vì còn có một khả năng thay thế – có
một lối thoát, và chúng ta thật sự có khả năng tự giải thoát khỏi mọi
khổ đau. Đây là lý do vì sao việc nhận biết được bản chất của khổ đau là
hết sức thiết yếu. Bởi vì, sự thấu hiểu về khổ đau càng vững vàng và sâu
sắc thì sự khao khát được giải thoát khỏi khổ đau sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Do vậy, sự nhấn mạnh của Phật giáo về bản chất khổ đau nên được nhìn
trong bối cảnh rộng hơn như thế, với sự đánh giá cao về khả năng hoàn
toàn giải thoát khỏi khổ đau. Nếu ta không nghĩ đến sự giải thoát, thì
việc dành nhiều thời gian để quán chiếu về khổ đau cũng là hoàn toàn vô
nghĩa.
The reason why Buddha laid so much emphasis on developing insight into the nature of suffering is because there is an alternative - there is a way out, it is actually possible to free oneself from it. This is why it is so crucial to realize the nature of suffering, because the stronger and deeper your insight into suffering is, the stronger your aspiration to gain freedom from it becomes. So the Buddhist emphasis on the nature of suffering should be seen within this wider perspective, where there is an appreciation of the possibility of complete freedom from suffering. If we had no concept of liberation, then to spend so much time reflecting on suffering would be utterly pointless.
Chúng ta có thể nói rằng, hai loại nguyên nhân và kết quả mà tôi vừa đề
cập trên đây, một mặt chỉ đến tiến trình của những chúng sinh chưa giác
ngộ, liên quan đến chuỗi nhân quả giữa khổ đau và nguồn gốc của nó; mặt
khác lại chỉ đến tiến trình của những chúng sinh giác ngộ, gắn liền với
những liên kết nhân quả giữa con đường tu tập và sự tịch diệt hoàn toàn.
Khi đức Phật diễn giải chi tiết về hai quá trình này, Ngài đã chỉ dạy
giáo pháp về Thập nhị nhân duyên, trong tiếng Phạn gọi là 12 nidna
(dvdaśanidna).
[17]
We could say that the two sets of causes and effects I mentioned earlier refer, on the one hand, to the process of an unenlightened existence, which relates to the causal chain between suffering and its origins, and, on the other hand, to the process of an enlightened existence which pertains to the causal links between the path and true cessation. When the Buddha elaborated on these two processes, he taught what is called the doctrine of the Twelve Links of Dependent Origination, or Twelve Nidanas.
Các nidna là mười hai mối liên hệ trong chu kì của cuộc sống đi từ vô
minh
[18] đến hành (hay “tác ý”),
[19]
đến thức... và tiếp tục cho đến già và chết (lão tử). Khi tiến trình
nhân quả của một chúng sinh chưa giác ngộ được mô tả chi tiết – nghĩa là
một đời sống trong vòng đau khổ và những nguyên nhân của đau khổ – thì
trình tự của 12 nhân duyên bắt đầu từ vô minh, tiếp tục với hành,
thức... vân vân. Trình tự này mô tả cách thức một chúng sinh, do nơi
những nguyên nhân và điều kiện nhất định, phải rơi vào tiến trình của
một đời sống mê muội.
The nidanas are the Twelve Links in the cycle of existence, which goes from ignorance, to volition, to consciousness, and so on, all the way to old age and death. When the causal process of an unenlightened existence is described in detail - that is, a life which is led within the framework of suffering and its origin - then the sequence of the Twelve Links begins with ignorance, and proceeds with volition, consciousness and so on. This sequence describes how an individual sentient being, as a result of certain causes and conditions, enters into the process of unenlightened existence.
Mặc dù vậy, cũng một chúng sinh đó, nếu có thực hành những sự tu tập tâm
linh nào đó, thì có thể làm đảo ngược tiến trình này, và trình tự ngược
lại đó chính là trình tự của tiến trình dẫn tới giác ngộ. Chẳng hạn, nếu
chuỗi tương tục của vô minh kết thúc thì chuỗi tương tục của các hành vi
tác ý cũng sẽ dừng. Nếu những hành vi đó đã dừng lại, thì chỗ dựa của
những hành vi ấy là thức cũng sẽ dừng lại, và cứ tiếp tục như vậy...
However, if that same individual engages in certain spiritual practices, he or she can reverse this process, and the alternative sequence is that of the process which leads to enlightenment. For example, if the continuum of ignorance comes to an end then the continuum of volitional actions will cease. If that ceases, then the consciousness that serves as the support for such actions will cease; and so on.
Bạn có thể thấy rằng, trong một ý nghĩa nào đó, giáo pháp Thập nhị nhân
duyên là một sự trình bày chi tiết về hai loại nguyên nhân và điều kiện
đã được mô tả trong Tứ diệu đế.
You can see that the teachings on the Twelve Links of Dependent Origination are in some sense an elaboration on the two sets of causes and conditions described by the Four Noble Truths.