Bài nói chuyện trước công chúng của đức Dalai Lama tại Sảnh Đường Mậu
Dịch Tự Do, Manchester, thuộc Liên Hiệp Anh, vào ngày 19 tháng 7 năm
1996.
Public talk given by His Holiness the Dalai Lama in the Free Trade Hall, Manchester, UK 19th July 1996
Tôi cho rằng mỗi con người đều có một ý thức bẩm sinh về “cái ta”. Chúng
ta không thể giải thích tại sao có cảm nhận đó, nhưng quả thật là có. Đi
kèm với nó là một sự khao khát được hạnh phúc và mong muốn vượt qua khổ
đau. Điều này là hoàn toàn hợp lý: Chúng ta đương nhiên có quyền đạt tới
nhiều hạnh phúc nhất trong phạm vi có thể được, và ta cũng có quyền vượt
qua đau khổ.
I think that every human being has an innate sense of ‘I’. We cannot explain why that feeling is there, but it is. Along with it comes a desire for happiness and a wish to overcome suffering. This is quite justified: we have a natural right to achieve as much happiness as possible, and we also have the right to overcome suffering.
Toàn bộ lịch sử loài người đã phát triển trên cơ sở cảm nhận này. Thật
ra, nó cũng không chỉ giới hạn trong loài người; theo quan điểm của Phật
giáo, ngay cả loài côn trùng nhỏ nhất cũng có cảm nhận đó, và trong phạm
vi khả năng của mình, chúng cũng luôn cố gắng để đạt được phần hạnh phúc
nào đó và né tránh những hoàn cảnh không vui.
The whole of human history has developed on the basis of this feeling. In fact it is not limited to human beings; from the Buddhist point of view, even the tiniest insect has this feeling and, according to its capacity, is trying to gain some happiness and avoid unhappy situations.
Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng giữa con người và các loài
vật. Những khác biệt đó bắt nguồn từ trí thông minh của con người. Nhờ
vào trí thông minh, ta được lợi thế hơn rất nhiều và có nhiều năng lực
hơn. Ta có khả năng tư duy rất xa về tương lai, và trí nhớ của ta đủ
mạnh để nhớ lại nhiều năm trong quá khứ. Hơn thế nữa, chúng ta có các
truyền thống truyền khẩu và qua chữ viết, có thể nhắc nhở ta về các sự
kiện cách đây nhiều thế kỉ. Giờ đây, nhờ vào các phương pháp khoa học,
chúng ta thậm chí còn có thể khảo sát các sự kiện đã xảy ra cách đây
nhiều triệu năm.
However, there are some major differences between human beings and other animal species. They stem from human intelligence. On account of our intelligence, we are much more advanced and have a greater capacity. We are able to think much further into the future, and our memory is powerful enough to take us back many years. Furthermore, we have oral and written traditions which remind us of events many centuries ago. Now, thanks to scientific methods, we can even examine events which occurred millions of years ago.
Như vậy, trí thông minh làm cho ta rất tinh khôn, nhưng cùng lúc, nói
một cách chính xác là cũng do nơi điều đó mà ta có nhiều sự hoài nghi,
ngờ vực hơn, và do đó cũng có nhiều nỗi sợ hãi hơn. Tôi nghĩ rằng sự
hình dung ra nỗi sợ hãi đã phát triển rất nhiều hơn ở con người so với
các loài khác. Thêm vào đó, rất nhiều những mâu thuẫn trong cộng đồng
nhân loại và trong chính gia đình của mỗi người, chưa nói đến những mâu
thuẫn giữa các cộng đồng xã hội và giữa các quốc gia, cũng như các xung
đột nội tâm trong mỗi con người – tất cả các xung đột và mâu thuẫn này
đều khởi lên từ sự khác biệt về tư tưởng và quan điểm, vốn được sinh ra
từ trí thông minh của chúng ta. Thật không may, trí thông minh đôi khi
có thể gây ra một trạng thái hoàn toàn không vui cho tâm thức. Trong ý
nghĩa này, nó trở thành một nguồn đau khổ khác cho con người. Dù vậy,
nhưng cùng lúc tôi vẫn cho rằng xét đến cùng thì chính trí thông minh là
công cụ ta có thể dùng để vượt qua tất cả các mâu thuẫn và khác biệt
này.
So our intelligence makes us very smart, but at the same time, precisely because of that fact, we also have more doubts and suspicions, and hence more fears. I think the imagination of fear is much more developed in humans than in other animals. In addition, the many conflicts within the human family and within one’s own family, not to mention the conflicts within the community and between nations, as well as the internal conflicts within the individual - all conflicts and contradictions arise from the different ideas and views our intelligence brings. So unfortunately, intelligence can sometimes create a quite unhappy state of mind. In this sense, it becomes another source of human misery. Yet, at the same time, I think that ultimately intelligence is the tool with which we can overcome all these conflicts and differences.
Từ quan điểm đó, trong tất cả mọi chủng loài khác nhau trên hành tinh
này thì loài người là kẻ gây rối lớn nhất. Điều đó đã quá rõ ràng. Tôi
tưởng tượng nếu trên trái đất này không còn bóng dáng con người, thì tự
nó hẳn sẽ được an toàn hơn! Chắc chắn là hàng triệu con vật như cá, gà
và các loài thú nhỏ khác sẽ được tận hưởng một sự giải thoát thật sự!
From this point of view, of all the various species of animal on the planet, human beings are the biggest troublemakers. That is clear. I imagine that if there were no longer any humans on the planet, the planet itself would be safer! Certainly millions of fish, chicken and other small animals might enjoy some sort of genuine liberation!
Do đó, điều quan trọng là trí tuệ con người cần được sử dụng theo một
cách thức xây dựng. Đây là điểm then chốt. Nếu chúng ta sử dụng khả năng
của trí thông minh một cách đúng đắn, thì không chỉ có con người trở nên
ít gây hại cho nhau hơn, và ít gây hại hơn cho hành tinh này, mà mỗi một
con người riêng lẻ cũng đều sẽ được hạnh phúc hơn. Điều đó nằm trong tầm
tay của chúng ta. Việc sử dụng trí tuệ theo cách đúng đắn hay sai lầm là
tùy nơi chúng ta. Không ai có thể áp đặt các giá trị của họ lên chúng
ta. Làm thế nào để ta học được cách sử dụng khả năng của mình một cách
xây dựng? Trước tiên, cần phải nhận biết bản chất của chúng ta, và sau
đó, nếu ta có sự quyết tâm thì sẽ có một khả năng thực sự trong việc
chuyển hóa lòng người.
It is therefore important that human intelligence be utilized in a constructive way. That is the key. If we utilize its capacity properly, then not only human beings would become less harmful to each other, and to the planet, but also individual human beings would be happier in themselves. It is in our hands. Whether we utilize our intelligence in the right way or the wrong way is up to us. Nobody can impose their values on us. How can we learn to use our capacity constructively? First, we need to recognize our nature and then, if we have the determination, there is a real possibility of transforming the human heart.
Trên cơ sở này, hôm nay tôi sẽ nói về cách thức để mỗi một con người
riêng lẻ có thể tìm thấy hạnh phúc, bởi vì tôi tin rằng mỗi cá nhân đều
là chìa khóa đối với tất cả những người còn lại. Để thay đổi bất kì cộng
đồng nào, sự khởi động phải xuất phát từ mỗi cá nhân. Nếu mỗi cá nhân có
thể trở nên một người tốt đẹp, điềm tĩnh và hiền hòa, thì điều này sẽ tự
động đem lại một bầu không khí tích cực cho gia đình chung quanh người
đó. Khi các bậc cha mẹ là những người tốt bụng, giàu tình cảm, hiền hòa
và điềm tĩnh thì nói chung con cái họ cũng sẽ phát triển những cách ứng
xử và thái độ như vậy.
On this basis, I will speak today on how a human being can find happiness as an individual, because I believe the individual is the key to all the rest. For change to happen in any community, the initiative must come from the individual. If the individual can become a good, calm, peaceful person, this automatically brings a positive atmosphere to the family around him or her. When parents are warm-hearted, peaceful and calm people, generally speaking their children will also develop that attitude and behaviour.
Thái độ sống của chúng ta thường chịu ảnh hưởng rối rắm bởi các nhân tố
bên ngoài; vậy nên, một phần của vấn đề là phải loại trừ các phiền nhiễu
quanh bạn. Môi trường sống, tức hoàn cảnh xung quanh, là một nhân tố rất
quan trọng trong việc tạo ra một tâm trạng hạnh phúc. Tuy nhiên, phần
còn lại của vấn đề thậm chí còn quan trọng hơn nữa, đó là thái độ tinh
thần riêng của mỗi người.
The way our attitude works is such that it is often troubled by outside factors, so one side of the issue is to eliminate the existence of trouble around you. The environment, meaning the surrounding situation, is a very important factor for establishing a happy frame of mind. However, even more important is the other side of the issue, which is one’s own mental attitude.
Hoàn cảnh xung quanh có thể không mấy thân thiện, thậm chí có thể là thù
nghịch, nhưng nếu thái độ tinh thần trong bạn là đúng đắn, thì hoàn cảnh
đó sẽ không khuấy động được sự bình yên bên trong bạn. Ngược lại, nếu
thái độ của bạn là không đúng, thì ngay cả khi quanh bạn đều là những
người bạn tốt và những điều kiện thuận lợi nhất, bạn cũng không thể có
hạnh phúc. Đây là lý do tại sao thái độ tinh thần lại quan trọng hơn các
điều kiện bên ngoài. Mặc dù vậy, dường như tôi thấy nhiều người chú tâm
hơn đến các điều kiện bên ngoài và không hề lưu ý đến thái độ bên trong
của tâm thức. Tôi đề nghị chúng ta nên lưu ý nhiều hơn đến các phẩm tính
nội tâm.
The surrounding situation may not be so friendly, it may even be hostile, but if your inner mental attitude is right, then the situation will not disturb your inner peace. On the other hand, if your attitude is not right, then even if you are surrounded by good friends and the best facilities, you cannot be happy. This is why mental attitude is more important than external conditions. Despite this, it seems to me that many people are more concerned about their external conditions, and neglect the inner attitude of mind. I suggest that we should pay more attention to our inner qualities.
Có nhiều phẩm tính quan trọng cho sự yên bình tinh thần, nhưng theo kinh
nghiệm ít oi mà tôi đã có được, tôi tin rằng một trong những yếu tố quan
trọng nhất là lòng từ bi của con người: một cảm giác quan tâm chăm sóc.
There are a number of qualities which are important for mental peace, but from the little experience I have, I believe that one of the most important factors is human compassion and affection: a sense of caring.
Tôi sẽ giải thích ý nghĩa của lòng từ bi được nói đến ở đây. Thông
thường, khái niệm của chúng ta về lòng thương hay tình yêu là chỉ cho
cảm giác thân thiết với bạn bè và những người thân yêu. Đôi khi lòng
thương cũng mang ý nghĩa của sự thương hại. Điều này không đúng – bất kì
sự thương yêu nào liên quan đến việc xem nhẹ người khác đều không phải
là thương yêu chân thật. Để trở nên chân thật, lòng thương yêu phải dựa
trên cơ sở tôn trọng người khác, và dựa trên nhận thức rằng: những người
khác cũng có quyền được hưởng hạnh phúc và vượt qua khổ đau như chính
bản thân ta. Trên cơ sở này, ngay khi nhìn thấy người khác đang đau khổ,
bạn sẽ phát khởi một cảm xúc chân thành quan tâm đến họ.
Let me explain what we mean by compassion. Usually, our concept of compassion or love refers to the feeling of closeness we have with our friends and loved ones. Sometimes compassion also carries a sense of pity. This is wrong - any love or compassion which entails looking down on the other is not genuine compassion. To be genuine, compassion must be based on respect for the other, and on the realization that others have the right to be happy and overcome suffering just as much as you. On this basis, since you can see that others are suffering, you develop a genuine sense of concern for them.
Còn về sự thân thiết mà ta cảm nhận đối với bạn bè của mình, điều này
thường giống với một sự luyến ái hơn là tình thương. Tình thương chân
thật không nên có sự thiên vị. Nếu ta chỉ cảm thấy thân thiết với các
bạn mình, và không cảm thấy như vậy với những kẻ thù của ta; hay với vô
số những người mà tự thân ta không hề quen biết, hay với những người ta
không quan tâm, thì tình thương của chúng ta chỉ là không trọn vẹn hay
thiên vị.
As for the closeness we feel towards our friends, this is usually more like attachment than compassion. Genuine compassion should be unbiased. If we only feel close to our friends, and not to our enemies, or to the countless people who are unknown to us personally and towards whom we are indifferent, then our compassion is only partial or biased.
Như đã nói, tình thương chân thật được dựa trên nhận thức rằng người
khác cũng có quyền được hạnh phúc như chính bạn, và do đó, ngay cả kẻ
thù của bạn cũng là một con người với sự mong muốn và quyền được hưởng
hạnh phúc giống như bạn. Một ý thức quan tâm được phát triển trên sơ sở
này, ta gọi là từ bi; nó rộng mở đến mọi người, bất kể thái độ của người
đó đối với bạn là thù địch hay thân thiện.
As I mentioned before, genuine compassion is based on the recognition that others have the right to happiness just like yourself, and therefore even your enemy is a human being with the same wish for happiness as you, and the same right to happiness as you. A sense of concern developed on this basis is what we call compassion; it extends to everyone, irrespective of whether the person’s attitude towards you is hostile or friendly.
Một phương diện của lòng từ bi là ý thức luôn có trách nhiệm quan tâm
đến người khác. Khi ta phát triển sự thôi thúc này trong lòng, sự tự tin
của ta sẽ tự nhiên gia tăng. Điều này lại sẽ làm giảm bớt sự lo sợ, và
sự giảm bớt lo sợ là nền tảng cho sự quyết tâm. Khi bạn thật sự quyết
tâm ngay từ đầu là sẽ hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn, thì ngay cả nếu
bạn có thất bại một lần, hai lần, ba lần... cũng không quan trọng. Mục
tiêu của bạn rất rõ ràng, nên bạn vẫn sẽ tiếp tục nỗ lực. Thái độ lạc
quan và kiên định này là yếu tố then chốt để thành công.
One aspect of this kind of compassion is a sense of caring responsibility. When we develop that kind of motivation, our self-confidence increases automatically. This in turn reduces fear, and that serves as a basis for determination. If you are really determined right from the beginning to accomplish a difficult task, then even if you fail first time, second time, third time, it doesn’t matter. Your aim is very clear, so you will continue to make an effort. This sort of optimistic and determined attitude is a key factor for success.
Lòng từ bi cũng đem đến cho ta một nội lực. Một khi lòng từ bi được phát
triển, nó sẽ tự nhiên mở ra một cánh cửa nội tâm, qua đó ta có thể giao
tiếp với mọi con người, và ngay cả với những chúng sinh hữu tình khác,
một cách dễ dàng và chân thành. Mặt khác, nếu bạn cảm thấy căm ghét và
ác cảm với người khác, thì có thể họ cũng cảm thấy tương tự như vậy đối
với bạn, kết quả là sự ngờ vực và lo sợ sẽ tạo ra một khoảng cách giữa
các bạn, làm cho sự giao tiếp trở nên khó khăn. Rồi sau đó bạn sẽ cảm
thấy cô đơn và cách biệt. Không phải tất cả thành viên trong cộng đồng
của bạn đều có các cảm xúc tiêu cực tương tự đối với bạn, nhưng một số
người có thể nhìn bạn theo cách tiêu cực bởi vì chính cảm nhận của bạn.
Compassion also brings us an inner strength. Once it is developed, it naturally opens an inner door, through which we can communicate with fellow human beings, and even other sentient beings, with ease, and heart to heart. On the other hand, if you feel hatred and ill-feeling towards others, they may feel similarly towards you, and as a result suspicion and fear will create a distance between you and make communication difficult. You will then feel lonely and isolated. Not all members of your community will have similar negative feelings towards you, but some may look on you negatively because of your own feeling.
Nếu bạn nuôi dưỡng các cảm xúc tiêu cực về người khác, nhưng lại mong
đợi họ thân thiện với bạn thì thật là vô lý. Nếu muốn bầu không khí
quanh mình trở nên thân thiện hơn, trước hết bạn phải tạo ra nền tảng
cho điều đó. Cho dù sự đáp ứng của những người khác là tích cực hay tiêu
cực, trước hết bạn phải tạo ra được nền tảng của sự thân thiện. Nếu sau
đó những người khác vẫn tiếp tục ứng xử với bạn một cách tiêu cực, thì
bạn có quyền hành động theo cách thích hợp.
If you harbour negative feelings towards others, and yet expect them to be friendly to you, you are being illogical. If you want the atmosphere around you to be more friendly, you must first create the basis for that. Whether the response of others is positive or negative, you must first create the ground of friendliness. If others still respond to you negatively after this, then you have the right to act accordingly.
Tôi luôn cố gắng tạo ra một nền tảng thân thiện với mọi người. Chẳng
hạn, mỗi khi lần đầu gặp gỡ một người nào đó, tôi thấy không cần đến các
lời giới thiệu. Rõ ràng người ấy cũng là một con người. Có lẽ một lúc
nào đó trong tương lai, các tiến bộ kĩ thuật có thể đồng nghĩa với việc
tôi có thể nhầm lẫn giữa một người máy với một con người, nhưng cho tới
nay thì chuyện này chưa từng xảy ra. Tôi nhìn thấy một nụ cười, vài cái
răng và đôi mắt... và tôi nhận ra ngay đó là một con người! Trên cơ sở
là những con người, về mặt cảm xúc thì tất cả chúng ta đều như nhau, và
cơ bản thì về mặt thể chất chúng ta cũng là như nhau, trừ ra sự khác
biệt màu sắc. Nhưng cho dù những người Tây phương có tóc vàng hay tóc
xanh, hay tóc trắng, cũng đều không thực sự quan trọng. Điểm quan trọng
là chúng ta đều giống nhau về mặt cảm xúc. Với sự tin chắc đó, tôi cảm
thấy người mới gặp kia là một người anh em đồng loại, và đến gần người
đó một cách hoàn toàn tự nhiên. Trong hầu hết các trường hợp, người mới
gặp kia sẽ tức thì phản ứng theo cách tương tự, và trở thành một người
bạn. Đôi khi tôi thất bại, nhưng khi ấy tôi có quyền tự do phản ứng tùy
theo tình huống.
I always try to create a ground of friendliness with people. Whenever I meet someone new, for example, I feel no need for introductions. The person is obviously another human being. Maybe sometime in the future, technological advances may mean that I could confuse a robot for a human being, but up to now this has never happened. I see a smile, some teeth and eyes, and so on, and I recognize the person as a human being! On that basis, on the emotional level we are the same, and basically on the physical level we are the same, except for colouring. But whether Westerners have yellow hair, or blue hair, or white hair, does not really matter. The important thing is that we are the same on the emotional level. With that conviction, I feel that the other person is a human brother, and approach him spontaneously. In most cases, the other person immediately responds accordingly, and becomes a friend. Sometimes I fail, and then I have the liberty to react according to the circumstances.
Vì vậy, về cơ bản chúng ta nên tiếp cận người khác một cách cởi mở, thừa
nhận mỗi người khác đều là một con người cũng giống như chính ta. Không
có nhiều khác biệt giữa tất cả chúng ta!
Basically, therefore, we should approach others openly, recognizing each person as another human being just like ourselves. There is not so much difference between us all.
Lòng từ bi tạo nên bầu không khí tích cực một cách tự nhiên, và kết quả
là bạn cảm thấy an ổn và hài lòng. Người có lòng từ bi sống ở bất cứ nơi
nào thì bầu không khí ở nơi đó luôn được dễ chịu. Ngay cả các loài chó
hay chim cũng dễ dàng đến gần người đó. Cách đây chừng 50 năm, tôi
thường giữ vài chú chim trong Cung điện Mùa Hạ Norbulingka (Norbulingka
Summer Palace) ở Lhasa. Trong số đó có một con vẹt nhỏ. Lúc đó, tôi có
một người phục vụ lớn tuổi trông không mấy thân thiện – mắt của ông ta
tròn và nghiêm nghị – nhưng ông ta luôn cho chú vẹt này ăn các loại hạt
và thức ăn khác. Bởi vậy, mỗi khi người phục vụ sắp đến, chỉ cần nghe
tiếng bước chân hay tiếng ho của ông là con vẹt đã tỏ ra phấn khích.
Người phục vụ có một thái độ cực kỳ thân thiện với con chim nhỏ đó, và
nó cũng đáp ứng một cách đáng ngạc nhiên với ông ta. Có một vài lần tôi
cũng cho con chim ăn một ít hạt, nhưng nó không bao giờ tỏ ra thân thiện
như thế với tôi. Tôi dùng một cái que khều nó, hy vọng nó sẽ phản ứng
khác hơn; nhưng kết quả hoàn toàn xấu đi. Tôi đã dùng sức quá mạnh hơn
so với sức chim, và nó đã đáp lại theo cách tương ứng.
Compassion naturally creates a positive atmosphere, and as a result you feel peaceful and content. Wherever there lives a compassionate person, there is always a pleasant atmosphere. Even dogs and birds approach the person easily. Almost fifty years ago, I used to keep some birds in the Norbulingka Summer Palace, in Lhasa. Among them was a small parrot. At that time I had an elderly attendant whose appearance was somewhat unfriendly - he had very round, stern eyes - but he was always feeding this parrot with nuts and so on. So whenever the attendant would appear, just the sound of his footsteps or his coughing would mean the parrot would show some excitement. The attendant had an extraordinarily friendly manner with that small bird, and the parrot also had an amazing response to him. On a few occasions I fed him some nuts but he never showed such friendliness to me, so I started to poke him with a stick, hoping he might react differently; the result was totally negative. I was using more force than the bird had, so it reacted accordingly.
Do vậy, nếu bạn muốn có một người bạn chân thật, trước nhất bạn phải tạo
ra bầu không khí tích cực quanh mình. Xét cho cùng, chúng ta là những
động vật sống cộng đồng và bạn bè là rất quan trọng. Làm thế nào để bạn
mang lại nụ cười trên khuôn mặt mọi người? Nếu bạn duy trì sự lạnh lùng
và ngờ vực thì điều đó sẽ rất khó. Cũng có thể là nếu bạn có quyền thế
và tiền tài thì một số người có thể đến với bạn bằng một nụ cười giả
tạo, nhưng một nụ cười chân thật chỉ có thể có được nhờ lòng từ bi mà
thôi.
Therefore, if you want a genuine friend, first you must create a positive atmosphere around you. We are social animals, after all, and friends are very important. How can you bring a smile to people’s faces? If you remain stony and suspicious, it is very difficult. Perhaps if you have power or money, some people may offer you an artificial smile, but a genuine smile will only come from compassion.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phát triển lòng từ bi. Trong thực tế,
ta có thể thật sự phát triển một lòng từ bi hoàn toàn không thiên vị hay
không? Câu trả lời của tôi là ta chắc chắn có thể làm điều đó. Tôi tin
rằng bản chất của con người là hiền lành và từ ái; mặc dù có nhiều
người, trước đây cũng như bây giờ, cho rằng bản chất con người về cơ bản
là hung hăng. Chúng ta hãy xem xét điểm này.
The question is how to develop compassion. In fact, can we really develop unbiased compassion at all? My answer is that we definitely can. I believe that human nature is gentle and compassionate, although many people, in the past and now, think that it is basically aggressive. Let us examine this point.
Vào thời điểm thụ thai, và suốt thời gian ở trong thai mẹ thì trạng thái
tinh thần yêu thương và hiền hòa của người mẹ là nhân tố rất tích cực
cho sự phát triển của thai nhi. Nếu tâm tư người mẹ bị kích động mạnh sẽ
có hại cho thai nhi. Và đó chỉ là điểm khởi đầu của sự sống! Ngay cả
trạng thái tinh thần của cha mẹ vào thời điểm thụ thai cũng là quan
trọng. Chẳng hạn, nếu một đứa bé được thụ thai bởi sự cưỡng hiếp, thì nó
sẽ là một đứa bé ngoài ý muốn, và điều đó thật khủng khiếp. Để việc thụ
thai xảy ra tốt đẹp, nó phải xuất phát từ tình yêu chân thật và sự tôn
trọng lẫn nhau, không chỉ là sự đam mê cuồng nhiệt. Chỉ có quan hệ tình
dục thoáng qua với nhau thì không đủ, hai người cần phải hiểu biết rõ về
nhau và tôn trọng lẫn nhau như những con người; đây là cơ sở cho một
cuộc hôn nhân hạnh phúc. Hơn thế nữa, hôn nhân tự nó nên là trọn đời,
hay ít nhất cũng phải được bền lâu. Cuộc sống nên bắt đầu một cách tốt
đẹp trong tình huống như thế.
At the time of conception, and while we are in our mother’s womb, our mother’s compassionate and peaceful mental state is a very positive factor for our development. If the mother’s mind is very agitated, it is harmful for us. And that is just the beginning of life! Even the parents’ state of mind at conception is important. If a child is conceived through rape, for example, then it will be unwanted, which is a terrible thing. For conception to take place properly, it should come from genuine love and mutual respect, not just mad passion. It is not enough to have some casual love affair, the two partners should know each other well and respect each other as people; this is the basis for a happy marriage. Furthermore, marriage itself should be for life, or at least should be long lasting. Life should properly start from such a situation.
Sau đó, theo y học thì trong những tuần lễ đầu sau khi sinh nở, bộ não
của trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục lớn lên. Trong suốt thời kì này, các chuyên
gia cho rằng sự vuốt ve là nhân tố rất thiết yếu cho sự phát triển thích
hợp của bộ não. Chỉ điều này thôi cũng cho thấy rằng sự lớn lên của
riêng thân thể ta cũng đã cần đến sự trìu mến của người khác.
Then, according to medical science, in the few weeks after birth, the child’s brain is still growing. During that period, the experts claim that physical touch is a crucial factor for the proper development of the brain. This alone shows that the mere growth of our body requires another’s affection.
Sau khi sinh, một trong những việc làm đầu tiên của người mẹ là cho con
bú, và việc đầu tiên của đứa trẻ là bú sữa mẹ. Dòng sữa thường được xem
như là biểu tượng của tình thương. Theo truyền thống, không có sữa thì
đứa trẻ không thể sống còn. Thông qua tiến trình bú sữa tạo ra một sự
gắn bó thân thiết giữa mẹ và con. Nếu không có sự gắn bó thân thiết đó,
hẳn đứa trẻ đã không tìm kiếm bầu vú mẹ, và nếu người mẹ cảm thấy không
ưa thích đứa trẻ thì sữa của bà sẽ không tiết ra một cách dễ dàng. Vì
thế, dòng sữa hiện hữu cùng với tình thương. Điều này có nghĩa là, hành
động đầu tiên trong đời ta – việc bú sữa – là một biểu tượng của tình
thương. Tôi luôn được gợi nhớ đến điều này mỗi khi tôi thăm một nhà thờ
và nhìn thấy đức Mẹ bồng Chúa Jesus còn là một đứa trẻ; hình ảnh ấy đối
với tôi là một biểu tượng của tình yêu và sự trìu mến.
After birth, one of the first acts on the mother’s side is to give milk, and from the child’s side it is to suckle. Milk is often considered a symbol of compassion. Without it, traditionally the child cannot survive. Through the process of suckling there comes a closeness between mother and child. If that closeness is not there, then the child will not seek its mother’s breast, and if the mother is feeling dislike towards the child her milk may not come freely. So milk comes with affection. This means that the first act of our life, that of taking milk, is a symbol of affection. I am always reminded of this when I visit a church and see Mary carrying Jesus as a small baby, that to me is a symbol of love and affection.
Người ta đã biết được rằng trẻ em lớn lên trong các gia đình có sự yêu
thương và trìu mến thì phát triển thể chất mạnh khỏe hơn và học giỏi hơn
ở trường. Ngược lại, những em sống thiếu tình thương sẽ gặp khó khăn
trong sự phát triển thể chất lẫn tinh thần. Những đứa trẻ này cũng cảm
thấy khó khăn trong việc bày tỏ tình thương khi chúng lớn lên, và đây là
một thảm kịch lớn.
It has been found that those children who grow up in homes where there is love and affection have a healthier physical development and study better at school. Conversely, those who lack human affection have more difficulty in developing physically and mentally. These children also find it difficult to show affection when they grow up, which is such a great tragedy.
Bây giờ hãy nhìn vào giây phút cuối cùng của cuộc sống – sự chết. Ngay
cả ở thời điểm sắp ra đi vĩnh viễn, mặc dù người hấp hối không còn nhận
được lợi ích gì nhiều từ bằng hữu, nhưng nếu được vây quanh bởi bạn bè
thì tâm thức người ấy có thể trở nên bình thản hơn. Do đó, trong suốt
cuộc đời ta, ngay từ lúc khởi đầu cho đến khi nhắm mắt, sự yêu thương
trìu mến luôn giữ một vai trò rất quan trọng.
Now let us look at the last moment of our lives - death. Even at the time of death although the dying person can no longer benefit much from his friends, if he is surrounded by friends his mind may be more calm. Therefore throughout our lives, from the very beginning right up to our death, human affection plays a very important role.
Khuynh hướng yêu thương không chỉ làm cho tâm thức được an ổn và bình
thản hơn, mà còn ảnh hưởng đến thể chất một cách tích cực nữa. Ngược
lại, sự thù hận, ghen ghét và sợ hãi làm xáo trộn sự yên bình của tâm
thức, làm cho ta bị khích động và ảnh hưởng tới cơ thể một cách bất lợi.
Ngay cả thể xác ta cũng cần đến sự an bình của tâm thức, và không thích
hợp với sự khích động. Điều này cho thấy sự nhận biết giá trị của một
tâm thức an ổn là bản chất sẵn có trong chúng ta.
An affectionate disposition not only makes the mind more peaceful and calm, but it affects our body in a positive way too. On the other hand, hatred, jealousy and fear upset our peace of mind, make us agitated and affect our body adversely. Even our body needs peace of mind, and is not suited to agitation. This shows that an appreciation of peace of mind is in our blood.
Do vậy, dù một số người có thể không đồng ý, nhưng tôi vẫn thấy rằng,
cho dù khía cạnh hung hăng trong bản tính của chúng ta là một phần của
đời sống, thì sức mạnh vượt trội trong đời sống vẫn là lòng yêu thương
con người. Đây là lý do vì sao ta có thể củng cố và tăng cường nền tảng
tốt đẹp ấy, vì đó vốn là bản chất của con người.
Therefore, although some may disagree, I feel that although the aggressive side of our nature is part of life, the dominant force of life is human affection. This is why it is possible to strengthen that basic goodness which is our human nature.
Ta cũng có thể tiếp cận tính chất quan trọng của lòng từ bi thông qua sự
phân tích lý luận. Nếu tôi giúp đỡ người khác và bày tỏ sự quan tâm đến
người đó, thì tự tôi cũng sẽ được hưởng lợi từ điều này. Ngược lại, nếu
tôi làm hại những người khác, cuối cùng tôi sẽ gặp rắc rối. Tôi thường
nói đùa, với một phần chân thật và nghiêm túc, rằng nếu ta muốn thật sự
vị kỷ thì nên vị kỷ theo cách khôn ngoan hơn là vị kỷ một cách dại dột.
Trí khôn có thể giúp ta điều chỉnh thái độ trong phương diện này. Nếu sử
dụng tốt trí thông minh, ta có thể thấu hiểu được cách thức để đạt được
những lợi ích của riêng mình bằng cách sống một nếp sống từ bi. Thậm chí
có thể biện luận rằng sống từ bi là vị kỷ một cách tuyệt đối.
We can also approach the importance of compassion through intelligent reasoning. If I help another person, and show concern for him or her, then I myself will benefit from that. However, if I harm others, eventually I will be in trouble. I often joke, half sincerely and half seriously, saying that if we wish to be truly selfish then we should be wisely selfish rather than foolishly selfish. Our intelligence can help to adjust our attitude in this respect. If we use it well, we can gain insight as to how we can fulfil our own self-interest by leading a compassionate way of life. It would even be possible to argue that being compassionate is ultimately selfish.
Trong trường hợp này, tôi không cho rằng vị kỷ là sai trái. Yêu thương
chính mình là thiết yếu. Nếu ta không yêu thương chính mình, làm sao ta
có thể yêu thương người khác? Có vẻ như khi một số người nói về lòng từ
bi, họ nghĩ rằng điều đó gắn liền với việc hoàn toàn không lưu tâm đến
lợi ích của riêng mình – một sự hy sinh các quyền lợi bản thân. Điều này
là không đúng. Thật ra, tình yêu chân chính trước hết nên hướng về chính
mình.
In this context, I do not think that selfishness is wrong. Loving oneself is crucial. If we do not love ourselves, how can we love others? It seems that when some people talk of compassion, they have the notion that it entails a total disregard for one’s own interests - a sacrificing of one’s interests. This is not the case. In fact genuine love should first be directed at oneself.
Nói về “cái tôi” có hai ý nghĩa khác nhau. Một “cái tôi” không ngần ngại
hãm hại người khác, đó là tiêu cực và dẫn tới sự rắc rối. “Cái tôi” thứ
hai được dựa trên sự quyết tâm, ý chí mạnh mẽ và sự tự tin, và ý nghĩa
này của “cái tôi” là rất cần thiết. Không có nó, làm sao ta có thể phát
triển sự tự tin cần thiết để thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào trong cuộc
sống? Tương tự, cũng có hai loại ham muốn. Tuy nhiên, sự thù hận thì bao
giờ cũng là tiêu cực và phá hoại sự hòa hợp.
There are two different senses of self. One has no hesitation in harming other people, and that is negative and leads to trouble. The other is based on determination, will-power and self-confidence, and that sense of I is very necessary. Without it, how can we develop the confidence we need to carry out any task in life? Similarly, there are two types of desire also. However, hatred is invariably negative and destructive of harmony.
Làm thế nào ta có thể giảm bớt sự thù hận? Thù hận thường theo sau sự
giận dữ. Sự giận dữ sinh khởi như là một phản ứng cảm xúc, và dần dần
phát triển thành cảm giác thù hận. Phương pháp khéo léo ở đây là, trước
tiên phải nhận biết rằng sự giận dữ là tiêu cực. Người ta thường nghĩ
rằng sự giận dữ là một phần gắn liền với chúng ta, tốt hơn là biểu lộ nó
ra, nhưng tôi cho đây là một sai lầm. Bạn có thể có những phiền hà hay
bất bình về quá khứ của mình, và bằng cách biểu lộ sự giận dữ bạn có thể
chấm dứt những tâm trạng đó. Điều đó rất có khả năng xảy ra. Tuy nhiên,
thông thường thì tốt hơn là nên kiềm chế cơn giận của bạn, và dần dần,
năm này sang năm khác, nó sẽ tiêu mất. Theo kinh nghiệm của tôi, cách
làm này có hiệu quả tốt nhất khi bạn chấp nhận rằng sự giận dữ là tiêu
cực và tốt hơn là không nên có nó. Cách nhìn nhận như thế tự nó sẽ tạo
ra một sự khác biệt.
How can we reduce hatred? Hatred is usually preceded by anger. Anger rises as a reactive emotion, and gradually develops into a feeling of hatred. The skilful approach here is first to know that anger is negative. Often people think that as anger is part of us, it is better to express it, but I think this is misguided. You may have grievances or resentment due to your past, and by expressing your anger you might be able to finish with them. That is very possible. Usually, however, it is better to check your anger, and then gradually, year by year, it diminishes. In my experience, this works best when you adopt the position that anger is negative and it is better not to feel it. That position itself will make a difference.
Mỗi khi cơn giận sắp khởi lên, bạn có thể tự rèn luyện để nhìn vào đối
tượng gây ra cơn giận theo một cách khác. Bất cứ người hay tình huống
nào gây ra cơn giận, xét về cơ bản đều là tương đối; nhìn từ một góc độ,
điều đó làm cho bạn giận dữ, nhưng nhìn từ một phương diện khác, bạn có
thể phát hiện ra một số điểm tốt đẹp trong đó...
Whenever anger is about to come, you can train yourself to see the object of your anger in a different light. Any person or circumstance which causes anger is basically relative; seen from one angle it makes you angry, but seen from another perspective you may discover some good things in it...
... Có những tình huống khác, chẳng hạn như khi bạn ngã bệnh, càng nghĩ
nhiều đến bệnh tình thì sự thất vọng của bạn càng trở nên tồi tệ hơn.
Trong trường hợp như vậy, thật là hữu ích nếu bạn so sánh tình trạng của
mình với viễn ảnh xấu nhất của căn bệnh, hay với những gì có thể xảy ra
nếu bạn mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng hơn nữa... Theo phương cách
này, bạn có thể tự an ủi bằng cách nhận ra rằng mọi việc có thể đã tồi
tệ hơn thế nhiều. Ở đây một lần nữa, bạn tự rèn luyện để nhìn vào tính
tương đối của tình huống. Nếu bạn so sánh với điều gì đó tồi tệ hơn rất
nhiều thì sự so sánh này sẽ lập tức làm giảm đi sự thất vọng của bạn.
...There are other situations where you might fall sick, for example, and the more you think about your sickness the worse your frustration becomes. In such a case, it is very helpful to compare your situation with the worst case scenario related to your illness, or with what would have happened if you had caught an even more serious illness, and so on. In this way, you can console yourself by realizing that it could have been much worse. Here again, you train yourself to see the relativity of your situation. If you compare it with something that is much worse, this will immediately reduce your frustration.
Tương tự, khi những điều khó khăn xảy đến, chúng có thể có vẻ như hết
sức ghê gớm khi bạn nhìn chúng một cách cận kề, nhưng nếu bạn tiếp cận
cùng một vấn đề từ một góc nhìn rộng mở hơn thì nó sẽ có vẻ nhỏ nhặt
hơn. Với các phương pháp này, và bằng cách phát triển một cách nhìn rộng
mở hơn, bạn có thể làm giảm bớt sự thất vọng của mình mỗi khi phải đối
diện với các vấn đề khó khăn. Bạn có thể thấy rằng cần có sự nỗ lực kiên
trì, nhưng khi bạn áp dụng theo cách này thì tính cách giận dữ trong bạn
sẽ suy giảm đi. Đồng thời, bạn phát triển thêm lòng từ bi và làm gia
tăng tiềm năng tốt đẹp của mình. Bằng việc kết hợp cả hai phương pháp
này, một người xấu có thể được chuyển hóa thành một người tốt. Đây là
phương pháp được dùng để thực hiện sự chuyển hóa đó.
Similarly, if difficulties come they may appear enormous when you look at them closely, but if you approach the same problem from a wider perspective, it appears smaller. With these methods, and by developing a larger outlook, you can reduce your frustration whenever you face problems. You can see that constant effort is needed, but if you apply it in this way, then the angry side of you will diminish. Meanwhile, you strengthen your compassionate side and increase your good potential. By combining these two approaches, a negative person can be transformed into a kind one. This is the method we use to effect that transformation.
Thêm vào đó, nếu bạn có lòng tin tôn giáo, điều đó có thể hữu ích trong
việc mở rộng những phẩm chất này. Chẳng hạn, Kinh Thánh Tân Ước dạy ta
(khi có người đánh vào má bên này, hãy) đưa má bên kia ra, rõ ràng cho
thấy sự thực hành nhẫn nhục. Đối với tôi, thông điệp chủ yếu của Kinh
Thánh là lòng yêu thương con người và lý do để ta phát triển lòng yêu
thương này là vì ta yêu kính Chúa. Tôi hiểu điều này trong ý nghĩa của
một tình yêu vô hạn. Những giáo lý như vậy có sức mạnh rất lớn trong
việc tăng cường và mở rộng các phẩm chất tốt đẹp của chúng ta. Đạo Phật
đưa ra một phương pháp rất rõ ràng. Trước hết, chúng ta cố gắng xem tất
cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau. Sau đó, chúng ta xem cuộc sống của
tất cả chúng sinh đều quý giá như của chính mình, và thông qua điều này,
chúng ta phát triển một ý thức quan tâm đến người khác.
In addition, if you have religious faith, it can be useful in extending these qualities. For example, the Gospels teach us to turn the other cheek, which clearly shows the practice of tolerance. For me, the main message of the Gospels is love for our fellow human beings, and the reason we should develop this is because we love God. I understand this in the sense of having infinite love. Such religious teachings are very powerful to increase and extend our good qualities. The Buddhist approach presents a very clear method. First, we try to consider all sentient beings as equal. Then we consider that the lives of all beings are just as precious as our own, and through this we develop a sense of concern for others.
Trong trường hợp những người không có lòng tin tôn giáo thì thế nào?
Việc tin theo một tín ngưỡng hay không là quyền lựa chọn cá nhân. Vẫn có
thể giải quyết mọi việc mà không cần đến tôn giáo, và trong một số
trường hợp thì điều đó có thể làm cho cuộc sống trở nên đơn giản hơn!
Nhưng khi bạn không có sự quan tâm đến tôn giáo, thì bạn cũng không nên
chối bỏ giá trị các phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi chúng ta là con
người, là thành viên của xã hội con người, ta phải cần đến tình thương
con người. Không có tình thương, ta không thể hạnh phúc. Bởi vì tất cả
chúng ta đều muốn có hạnh phúc, muốn có một gia đình và bạn bè sống
trong hạnh phúc, nên ta phải phát triển lòng từ bi và nhân ái. Điều quan
trọng là phải nhận biết rằng có hai cấp độ tinh thần, một là có niềm tin
tôn giáo và một là không có niềm tin tôn giáo. Khi không có niềm tin tôn
giáo, ta chỉ đơn giản là cố gắng để trở thành một người giàu lòng nhân
hậu và tình cảm.
What of the case of someone who has no religious faith? Whether we follow a religion or not is a matter of individual right. It is possible to manage without religion, and in some cases it may make life simpler! But when you no longer have any interest in religion, you should not neglect the value of good human qualities. As long as we are human beings, and members of human society, we need human compassion. Without that, you cannot be happy. Since we all want to be happy, and to have a happy family and friends, we have to develop compassion and affection. It is important to recognize that there are two levels of spirituality, one with religious faith, and one without. With the latter, we simply try to be a warm-hearted person.
Tưởng cũng nên nhớ rằng, một khi ta nuôi dưỡng thái độ sống từ bi thì tự
nhiên sẽ dẫn đến sự bất bạo động. Bất bạo động không phải là một cách
nói xã giao, mà chính là lòng từ bi biểu lộ thành hành động. Nếu trong
lòng bạn còn có hận thù, thì hành động của bạn thường là bạo động; ngược
lại, nếu có lòng từ bi thì hành động của bạn sẽ là bất bạo động.
We should also remember that once we cultivate a compassionate attitude, non-violence comes automatically. Non-violence is not a diplomatic word, it is compassion in action. If you have hatred in your heart, then very often your actions will be violent, whereas if you have compassion in your heart, your actions will be non-violent.
Như tôi đã nói, chừng nào con người còn trên trái đất này thì vẫn luôn
có những quan điểm bất đồng và xung đột. Nếu ta dùng bạo lực để làm giảm
các bất đồng và xung đột thì khi ta phải sẵn sàng hứng chịu bạo lực hằng
ngày, và tôi nghĩ rằng hậu quả của điều đó thật khủng khiếp. Hơn thế
nữa, thực sự không thể xóa bỏ các bất đồng bằng bạo lực. Bạo lực thậm
chí chỉ tạo ra thêm những oán hận và bất mãn.
As I said earlier, as long as human beings remain on this Earth there will always be disagreements and conflicting views. We can take that as given. If we use violence in order to reduce disagreements and conflict, then we must expect violence every day and I think the result of this is terrible. Furthermore, it is actually impossible to eliminate disagreements through violence. Violence only brings even more resentment and dissatisfaction.
Mặt khác, bất bạo động có nghĩa là đối thoại, tức là dùng ngôn từ để
giao tiếp. Và đối thoại có nghĩa là nhân nhượng lẫn nhau: có hàm ý lắng
nghe quan điểm của người khác và tôn trọng quyền lợi của họ trong tinh
thần hòa giải. Sẽ không có ai giành được 100% thắng lợi, và cũng không
có ai phải mất hết tất cả. Đó là phương thức thực tiễn, và trong thực tế
đó là phương thức duy nhất. Ngày nay, khi thế giới trở nên ngày càng nhỏ
hơn, các khái niệm “chúng ta” và “bọn họ” hầu như đã lỗi thời. Nếu các
quyền lợi của chúng ta tồn tại một cách độc lập với quyền lợi của người
khác, thì sẽ có thể có kẻ giành được tất cả và có người mất hết tất cả.
Nhưng vì trong thực tế tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, nên các
quyền lợi của ta và của người khác tương quan rất chặt chẽ với nhau. Vậy
làm sao bạn có thể giành được 100% thắng lợi? Điều này là không thể
được. Bạn buộc phải chia sẻ, mỗi bên một nửa, hay có thể là 6 phần cho
bên này và 4 phần cho bên kia! Không dùng đến phương thức chia sẻ này
thì sự hòa giải là không thể thực hiện.
Non-violence, on the other hand, means dialogue, it means using language to communicate. And dialogue means compromise: listening to others’ views, and respecting others’ rights, in a spirit of reconciliation. Nobody will be 100 per cent winner, and nobody will be 100 per cent loser. That is the practical way. In fact, that is the only way. Today, as the world becomes smaller and smaller, the concept of ‘us’ and ‘them’ is almost outdated. If our interests existed independently of those of others, then it would be possible to have a complete winner and a complete loser, but since in reality we all depend on one another, our interests and those of others are very interconnected. So how can you gain 100 per cent victory? It is impossible. You have to share, half-half, or maybe 60 per cent this side and 40 per cent the other side! Without this approach, reconciliation is impossible.
Thực tế của thế giới hôm nay cho thấy chúng ta cần tư duy theo cách này.
Đây là nền tảng cho phương thức của riêng tôi - phương thức “trung đạo”.
Người Tây Tạng sẽ không thể giành được 100% thắng lợi, vì dù muốn hay
không thì tương lai Tây Tạng cũng phụ thuộc rất nhiều vào Trung Hoa. Do
đó, trên tinh thần hòa giải, tôi chủ trương một sự chia sẻ quyền lợi để
cho sự tiến bộ thực sự là khả dĩ. Nhân nhượng lẫn nhau là cách duy nhất.
Thông qua phương pháp bất bạo động chúng ta có thể chia sẻ các quan
điểm, cảm nhận, quyền lợi, và bằng cách này ta có thể giải quyết được
vấn đề.
The reality of the world today means that we need to learn to think in this way. This is the basis of my own approach - the ‘middle way’ approach. Tibetans will not be able to gain 100 per cent victory for whether we like it or not, the future of Tibet very much depends on China. Therefore, in the spirit of reconciliation, I advocate a sharing of interests so that genuine progress is possible. Compromise is the only way. Through nonviolent means we can share views, feelings, and rights, and in this way we can solve the problem.
Đôi khi tôi gọi thế kỉ 20 là thế kỉ của sự giết hại, của chiến tranh.
Trong thế kỉ này đã có nhiều xung đột, nhiều sự giết hại và có nhiều vũ
khí hơn bao giờ hết. Giờ đây, trên cơ sở kinh nghiệm mà tất cả chúng ta
đã trải qua trong thế kỉ này, và trên cơ sở những gì chúng ta đã học
được từ đó, tôi nghĩ rằng chúng ta nên hướng về thế kỉ 21 như là thế kỉ
của sự đối thoại. Nguyên tắc bất bạo động nên được thực hành ở khắp mọi
nơi. Điều này không thể thành tựu đơn giản chỉ bằng cách ngồi đây cầu
nguyện, mà có nghĩa là phải hành động và nỗ lực, và nỗ lực nhiều hơn
nữa.
I sometimes call the 20th Century a century of bloodshed, a century of war. Over this century there have been more conflicts, more bloodshed and more weapons than ever before. Now, on the basis of the experience we have all had this century, and of what we have learned from it, I think we should look to the next century to be one of dialogue. The principle of non-violence should be practised everywhere. This cannot be achieved simply by sitting here and praying. It means work and effort, and yet more effort.