Abhidharma A-tì-đạt-ma hay Vi diệu pháp
Abhidharmakosha (Abhidharmakośa-śāstra) A-tì-đạt-ma Câu-xá luận, của ngài Vasubandhu. Bản dịch Anh ngữ (dịch lại từ bản dịch tiếng Pháp) của Leo M. Pruden, Abhidharmakoshabhashyam, Berkeley, California, Asian Humanities Press, 1991.
Abhidharmasamuchchaya (Mahāyānābhidharma-samuccaya) Đại thừa A-tì-đạt-ma tập luận, của ngài Asaṅga. Bản dịch Pháp ngữ của Walpola Rahula, Le Compendium de la Super-Doctrine (Philosophie d’ Asanga), Paris, Ecole Française d’Extrême-Orient, 1971. Tên Anh ngữ là Compendium of Knowledge.
Arhat A-la-hán. Trở thành A-la-hán là mục tiêu cuối cùng của Śrāvakayāna (Thanh văn). Một dạng Niết-bàn, vượt qua tái sinh nhưng chưa đạt Phật quả.
Aryadeva (Āryadeva) Thánh Đề-bà (Thánh Thiên), học trò của ngài Nāgārjuna và là tác giả của nhiều bộ luận giải quan trọng.
Asanga (Asaṅga) Vô Trước. Đại sư vĩ đại người Ấn (vào khoảng thế kỉ thứ 4), anh em cùng mẹ với Vasubandhu (Thế Thân), người đã soạn ra nhiều trước tác quan trọng của Đại thừa, được ban truyền từ đức Bồ Tát Di-lặc. Ngài đặc biệt được xem là người đề xướng Duy thức tông.
Bhavaviveka (Bhāvaviveka) Thanh Biện, cũng dịch là Phân Biệt Minh, một luận sư quan trọng trong trường phái Svātantrika-mādhyamika (Trung quán Y tự khởi).
bodhi bồ-đề, giác trí, giác ngộ. Sự gạn lọc tinh tế khỏi mê mờ và liễu ngộ được mọi phẩm chất (của thực tại).
Bodhicharyavatara (Bodhicaryāvatāra) Đại giác nhập môn hay Nhập Bồ-đề hành luận. Tác phẩm của ngài Śāntideva. Các bản dịch Anh ngữ bao gồm A Guide to Bodhisattva’s Way of Life của Stephen Batchelor, Dharamsala, Library of Tibetan Works and Archieve, 1979; và The Way of Bodhisattva, của Padmakara Translation Group, Shambhala, Boston, 1997.
bodhichitta (Bodhi-citta) bồ-đề tâm
Bodhisattva (Bodhisattva) Bồ-đề-tát đỏa, Bồ Tát. Người phát đại nguyện đưa mọi chúng sinh đến liễu ngộ và là người thực hành Bồ Tát đạo của Đại thừa.
Buddhapalita (Buddhapālita) Phật Hộ. Đại sư Ấn Độ sống vào thế kỉ 4, người sáng lập trường phái Prāsaṅgika-mādhyamika (Trung quán Cụ duyên).
Chandrakirti (Candrakīrti) Nguyệt Xứng, sống vào khoảng thế kỉ 3 - 4, luận sư vĩ đại của trường phái Prāsaṅgika-mādhyamika (Trung quán Cụ duyên).
Chantideva Xem Shantideva
Chatuhshatakashastrakarika (Catuḥśataka) Trung Đạo tứ bách kệ tụng, tác phẩm của Āryadeva. Các bản dịch Anh ngữ của K. Lang, Āryadeva’s Chatuhshataka: On the Bodhisattva’s Cultivation of Merit and Knowledge, Indiske Studier, Vol. VII, Copenhagen, Akademish Forlag, 1986; và Geshe Sonam Rinchen và Ruth Sonam, Yogic, Deeds of Bodhisattvas: Gyelstap on Āryadeva’s Four Hundred, Ithaca, Snow Lion, 1994.
Chittamatra (Cittamātravāda) Duy thức tông
Dasabhumika Sutra (Daśabhūmika-sūtra) Thập địa kinh
Dharmakirti Pháp Xứng, đại sư nổi tiếng thế kỉ 7.
Gelug Hoàng mạo phái hay Cách-lỗ phái
Kalachakra (Kālacakra) Thời luân, Bánh xe thời gian
karuna (karuṇa) từ bi, từ ái, từ tâm, nhân từ
klesha (kleśa) ý tưởng và xúc cảm ưu phiền, phiền não
Madhyamaka (Mādhyamika) Trung quán, dùng theo nghĩa là “trung đạo”, trường phái triết học Phật giáo, một trong bốn trường phái chính. Đầu tiên được diễn giải bởi Nāgārjuna và được xem là cơ sở của Kim cương thừa. Trung đạo nghĩa là không chấp giữ theo các quan điểm cực đoan, đặc biệt là các chủ nghĩa thường hằng và chủ nghĩa hư vô.
Mahayana (Mahāyāna) Đại thừa, nghĩa là “cỗ xe lớn”, phương tiện của các Bồ Tát. Mục tiêu của Đại thừa là toàn giác (Phật quả), vì lợi ích và sự cứu vớt tất cả chúng sinh.
Mahayana-uttaratantrashastra(Ratnagotravibhāga-mahāyānanottaratantra-śāstra) Đại thừa tối thượng luận, Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận. Bộ luận này được cho là của ngài Maitreya (Di-lặc). Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Phạn của E. Obermiller, Sublime Science of the Great Vehicle to Salvation in Acta Orientalia 9 (1931), trang 81 - 306; và Takasaki, A Study on the Ratnagotravibhaga, Rome, ISMEO, 1966. Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Tây Tạng của Ken và Katia Holmes: The changeless Nature, Dumfriesshire, Karma Drubgyud Darjay Ling, 1985. Tên Anh ngữ: Supreme Continuum of Mahayana.
Maitreya Di-lặc, vị Phật tương lai, sẽ ra đời tiếp theo sau Phật Thích-ca Mâu-ni.
Majjhima Nikaya (Madhyamāgama - Pāli: Majjhima-nikāya) Trung A Hàm, Trung Bộ Kinh
mandala (mandāra) Mạn-đà-la, vũ trụ với cung điện của một vị thánh ở trung tâm, được mô tả như là sự hình tượng hóa trong thực hành Mật tông.
Manjushri (Mañjuśrī) Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi
mantra (mantra) chú, mật chú, thần chú, chân ngôn. Biểu thị của giác ngộ tối cao trong dạng âm thanh. Các âm tiết được dùng trong các thực hành hình tượng hóa để cầu khẩn các vị thánh trí tuệ.
Meru (Sumeru-parvata) núi Tu-di
moksa (mokṣa) mộc-xoa; giải thoát, tự do thoát khỏi luân hồi, đạt quả vị A-la-hán hoặc quả vị Phật.
Mulamahyamakakarika (Mūlamadhyamaka-śāstra-kārikā) Căn bản Trung quán luận tụng, Trung quán luận. Tác phẩm của Nāgārjuna. Bản dịch Anh ngữ của F. Streng, Emptiness: A Study in Religious Meaning, Nashville and New York, Abingdon Press, 1967. Xem thêm K. Inada, Nagarjuna: A Translataion of his Mulamadhyamaka, Tokyo, Hokuseido, 1970.
Mulamahyamakavrttiprasannapada (adhyamakavṛtti -prasannapadā) Trung quán minh cú luận. Một luận giải của Candrakīrti về Mūlamadhyamaka-kārikā của ngài Nāgārjuna. Bản dịch Anh ngữ của một số chương có trong M. Sprung, “Lucid Exposition of the Middle Way”. Tên Anh ngữ: Clear Words.
Nagarjuna (Nāgārjuna) Bồ Tát Long Thụ, đại luận sư người Ấn của thế kỉ 1-2, là người diễn giải giáo lý Trung quán, và soạn thảo nhiều luận giải triết học.
nirodha diệt, Diệt đế, trạng thái chấm dứt hoàn toàn đau khổ.
Nirvana (Nirvāṇa - Pāli: Nibbāna) Niết-bàn
Paramarthasatya (Paramārtha -satya) Chân đế, chân lý tuyệt đối
prajna (Prajñā) bát-nhã, tuệ, huệ, trí tuệ
Pramanavarttika Xem Pramanavarttikakarika
Pramanavarttikakarika (Pramāṇavarttika-kārikā) Chú giải tập lượng luận, Lượng thích luận, tác phẩm của ngài Dharmakīrti. Tên Anh ngữ: Commentary on the Compendium of Valid Cognition. Xem thêm Dreyfus, Georges B. J. Recognizing Reality: Dharmakirti’s Philosophy and Its Tibetan Interpretations. Albany: State University of New York Press, 1997.
Prasangika (Prāsaṅgika) Trường phái (Trung quán) Cụ duyên
Prasannapada Minh cú luận. Xem ở tên đầy đủ là Mulamahyamakavrttiprasannapada
pratimoksha (prātmokṣa) giới luật
pratiyasamutpada (pratītya-samutpāda) duyên khởi, có nguồn gốc phụ thuộc
samsara (samsāra) luân hồi, chu trình của sự sống chưa giác ngộ trong đó chúng sinh bị luân chuyển không kết thúc bởi các xúc cảm tiêu cực và nghiệp từ trạng thái này tái sinh sang trạng thái khác. Cội rễ của luân hồi là vô minh.
Samvaharasatya (saṁvṛti-satya) Tục đế, chân lý tương đối, sự thật trong vòng thế gian
Samyutta Nikaya (Saṃyuktāgama - Pāli: saṃyutta-nikāya) kinh Tạp A-hàm, Tương ưng bộ kinh
Sarvastivadin (Sarvāstivāda) Nhất thiết hữu bộ
Sautrantika (Sautrāntika) Kinh lượng bộ
shamatha (śamatha) chỉ, định tĩnh, tĩnh lặng, làm cho tâm thức an định để lắng dần các vọng tưởng.
Shantideva (Śāntideva) Tịch Thiên, luận sư vĩ đại của thế kỉ 7, tác giả Nhập Bồ-đề hành luận.
Shariputra (Śāriputra) Xá-lợi-phất, một trong 10 vị đại đệ tử vào thời đức Phật, được Phật khen là Trí tuệ đệ nhất.
Shravaka (Śrāvaka) Thanh văn. Người theo giáo pháp Thanh văn thừa, với mục đích tự mình đạt được sự giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi, tức là quả vị A-la-hán.
Shravakayana (Śrāvakayāna) Thanh văn thừa, nghĩa là giáo pháp của “những người lắng nghe” để nhận hiểu và tu tập trên cơ sở chủ yếu là Tứ thánh đế (Tứ diệu đế).
shunyata (śūnyatā) tính không, sự thiếu vắng của tính chất tồn tại thật sự trong mọi hiện tượng.
Siddhartha (Siddhārtha) Tất-đạt-đa, Sĩ-đạt-đa, vị thái tử con vua Tịnh-phạn, sau này giác ngộ và trở thành đức Phật Thích-ca.
sutra kinh điển, chỉ chung tất cả giáo lý do đức Phật truyền dạy, gồm cả Thinh văn thừa và Đại thừa.
Svatantrika (Svātantrika) (Trung quán) Y tự khởi tông
Tantrayana (Tantrayāna) Kim cương thừa, Mật thừa. Xem thêm Vajrayana.
Theravada (Theravāda) Bộ phái Nguyên thủy, Trưởng lão bộ, Thượng tọa bộ
Tsongkhapa Tông-khách-ba, đại sư nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.
Uttaratantra Tối thượng luận. Xem ở tên đầy đủ là Mahayana-uttaratantrashastra.
Vaibhashika (Vaibhāṣika) Tì-bà-sa bộ, trường phái đặt cơ sở trên bộ Đại Tì-bà-sa luận (Mahāvibhāṣā).
Vajrayana (Vajrayāna) Kim cương thừa, Mật thừa.
Vasubandhu Bồ Tát Thế Thân, đại sư người Ấn, anh em cùng mẹ với ngài Asaṅga, là người soạn thảo các bộ luận triết học cổ điển về các học thuyết của Nhất thiết hữu bộ, Kinh lượng bộ, và Duy thức tông.
vipashyanan (vipaśyanā) minh sát, pháp thiền thấu suốt nhờ sự quán sát, xem xét rõ ràng.