Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» Lời nói đầu »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» Lời nói đầu

Donate

(Lượt xem: 7.054)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - Lời nói đầu

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính thưa chư liên hữu gần xa!

Trong Tín Tâm Lục có ghi lại câu chuyện như sau:

“Ông Lưu Sơn Anh phát tâm quỳ tụng Kinh Quán Âm và chú Chuẩn Đề cầu cho mẹ khỏe mạnh, sống lâu. Lúc đầu ông cảm thấy trong mình mệt nhọc, lại thêm đau chân không nhẫn được, bụng bảo dạ rằng: “Mẹ ta bị bệnh đàm hỏa, dù tụng Kinh e chưa chắc đã lành được!”, nên ông có ý thối tâm. Về sau lại suy nghĩ lời Khổng Tử đã nói:“Không bền chí, không thể làm Thầy thuốc!” Làm Thầy thuốc mà không bền chí còn không được thay, huống chi là tu niệm! Vì thế ông tự phấn phát cố gắng lên. Ngoài việc tụng Kinh ra, ông còn làm thêm những việc phước thiện khác, như: bố thí, phóng sanh, cứu giúp những ngươi nghèo khổ bệnh tật… để hồi hướng cho thân mẫu.

Nhưng lâu ngày bệnh trạng không những chẳng nhẹ bớt mà lại thấy càng nặng hơn. Một hôm bà mẹ gọi ông đến, bảo:

- Bệnh của mẹ đã hơn ba mươi năm nay chữa trị thuốc thang cũng đã cùng khắp mà không hết, khi tăng khi giảm. Nay con thay thế mẹ quỳ tụng Kinh, bệnh hiện tại lại càng thêm trầm trọng, e rằng do mẹ phước mỏng nghiệp dầy nên không thể tiêu nổi. Thôi con nên ngừng việc tụng Kinh là tốt hơn!

Ông liền thưa với mẹ rằng:

- Có lẽ vì con chưa tận lòng chí thành, niệm nghi ngờ chưa trừ hết chăng? Xin mẹ cứ yên tâm!”

Khi đó ông liền đốt hương, cúi đầu quỳ trước Phật khóc lóc xin thề dứt trừ lòng nghi ngờ, cầu cho mẹ tật bệnh được tiêu trừ. Đêm ấy ông nằm mộng gặp Đức Quán Âm Bồ Tát đi đến nắm tay dắt mẹ mình cùng ngồi và trao cho bà một chén nước bảo bà uống. Sáng dậy thấy bệnh lành hơn một nửa. Qua vài ngày sau hoàn toàn dứt hẳn. Cố tật trên 30 năm, trong một giờ thảy đều tiêu diệt!”


Qua câu chuyện trên, nhận thấy yếu tố “lòng thành” đối với người tu Tịnh độ như chúng ta mà nói, thì nó đóng một vai trò trọng yếu đưa đến kết quả mỹ mãn của việc tu niệm hành trì, gần thì tai qua nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ, khổ đau dứt sạch; xa thì vãng sanh Tây Phương vĩnh viễn thoát vòng sống chết luân hồi, nhanh chóng bước lên quả vị Vô Thượng Bồ Đề.

Hai chữ “lòng thành” hay “thành lòng” này, có rất nhiều từ tương đương đồng nghĩa, như: chí thành cung kính, thành tâm, chí tâm, nhất tâm, chân tâm, thật tâm, thật lòng, một lòng, dốc lòng…

Những ai có bản tính hiền lành, thật thà, chất phác, bụng nghĩ sao thì miệng nói vậy, không sợ chê cười, chẳng màng thua thiệt, sẵn sàng nhường phần cho người, hoàn toàn không tính toán so đo, hay cân nhắc lợi - hại, được - mất… Thì chư Cổ đức cho đây là pháp khí, là vật báu trong Phật môn, các Ngài vô cùng trân quý, luôn quan tâm chiếu cố đến và đầu tư thời gian cũng như công sức giáo dưỡng nhiều hơn, bởi vì vị ấy có được: “tâm thành”!

Ấn Quang Đại Sư dạy:

“Muốn hưởng được thực sự lợi ích từ Phật pháp, phải cầu nơi cung kính. Có một phần cung kính sẽ tiêu được một phần tội nghiệp, tăng một phần phước huệ. Có mười phần cung kính sẽ tiêu được mười phần tội nghiệp, tăng mười phần phước huệ. Nếu chẳng cung kính đến nỗi khinh mạn thì tội nghiệp càng tăng, phước huệ càng giảm”.

Một cư sĩ ở Vĩnh Gia viết thư cầu Đại Sư truyền cho bí pháp để dụng công tu trì, Ngài trả lời:

“Nếu có bí quyết truyền thọ riêng nơi chỗ ẩn khuất tức là tà ma ngoại đạo, không phải Phật pháp. Nhưng Ấn Quang thật cũng có chỗ diệu quyết chỉ riêng mình được, nay nhân cư sĩ thỉnh cầu, không ngại gì đem ra bày tỏ với các hàng Phật tử trong thiên hạ. Diệu quyết ấy là gì? Là chí thành, là cung kính. Điều này cả thế gian đều biết, nhưng đạo lý chí thành cung kính này thì cả thế gian đều mê muội! Ấn Quang do muốn tiêu trừ tội nghiệp sâu nặng và báo đáp ân Phật, hằng để ý tìm cầu gương sáng tu trì của cổ đức, nên được biết rằng chí thành cung kính là bí quyết rất mầu để vượt phàm lên Thánh, thoát nẻo luân hồi. Mấy điểm này, đối với những người hữu duyên tôi đã thường thường khuyên nhắc. Nên biết thành kính không phải chỉ để riêng cho người học Phật, mà tất cả mọi việc nếu muốn được tinh nhất, phải lấy đây làm nền tảng”.

Làm sao để có được tâm “chí thành cung kính” trong công phu hằng ngày? Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, thiết yếu lại vô cùng cấp bách đối với chúng ta hiện nay!

Theo lời chỉ dạy của chư Cổ Đức, nếu chúng ta muốn khởi phát được tâm thành kính thì cần phải không thấy lỗi - xấu của mọi người chung quanh, dù là ý niệm trong lòng cũng không cho chúng manh nha, mà ngược lại lúc nào cũng thấy chính mình là phàm phu nghiệp sâu chướng nặng, đầy dẫy những lỗi lầm, xấu dở; Và luôn luôn tôn kính mọi người chung quanh dầu là người hung ác, xem họ đều là hóa thân của Phật hay Bồ Tát. Khi Đức Phật còn tại thế, Đề Bà Đạt Đa phản thầy lừa bạn, phá hòa hợp tăng đoàn, làm thân Phật ra máu, xúi giục A Xà Thế giết cha hại mẹ, ám sát Đức Thế Tôn… Vậy mà trong cái nhìn của bậc chân tu thì ông là một vị Đại Bồ Tát (Bồ Tát Nghịch Hạnh), thành tựu quả Bồ-đề nhanh chóng cho những ai hướng về nẻo xuất thế, siêu phàm nhập Thánh!

Vì thế “lòng thành” được xem là đôi cánh của chim đại bàng tha hồ bay lượn giữa bầu trời an lạc hạnh phúc xanh thẳm bao la; là cá kình to lớn thong dong bơi lội trong biển cả Phật pháp sâu rộng mênh mông; là chìa khóa để mở tung cánh cửa giải thoát, vĩnh viễn dứt sạch trần lao khổ lụy!

Nếu đời sống hằng ngày của hành giả niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ có được lòng thành kính, thì niềm tin tự nhiên sẽ sâu, chí nguyện vãng sanh tự nhiên sẽ thiết, hiện tại thân tâm của mình luôn yên bình hạnh phúc vô tận vô biên, lòng luôn thanh tịnh tràn đầy an lạc; mà thanh tịnh an lạc là hoa thơm, vãng sanh Cực Lạc thế giới là quả ngọt:

Hoa báo hiện tiền nơi cõi mộng,
Mai sau quả báo ngự liên đài!


Chuyện vãng sanh Tập 2 (phần 3 & 4) vừa hoàn tất, xin ra mắt cúng dường chư liên hữu tất cả mọi nơi. Việc làm này nếu có chút ít công đức nào nguyện hồi hướng khắp pháp giới chúng sinh đồng sanh Tây Phương, đồng thành Phật đạo!

Nam Mô A-di-đà Phật
Miền Tây, ngày 15 - 7 - 2015.
Nhóm liên hữu Miền Nam Đất Việt


    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Kinh Di giáo


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Hát lên lời thương yêu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.226.180.174 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - ... ...