Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 52. LÂM THÀNH THUẬT (1919 - 1999, 80 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 52. LÂM THÀNH THUẬT (1919 - 1999, 80 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 6.203)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 52. LÂM THÀNH THUẬT (1919 - 1999, 80 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thật tâm quanh năm chăm lo phước thiện, không tính toán so đo, không xẻn tiếc của cải bạc tiền, mong người người sống bình yên: Lưu ân đức muôn thuở lại đời!

Thành ý trọn kiếp quyết chí vãng sanh, chẳng biếng lười giãi đãi, chẳng nệ công khuyên nhắc tu hành, lâm chung rực ánh sáng lành: Nêu gương mầu ngàn năm cho đạo!


Ông Lâm Thành Thuật sinh năm 1919, tại Rạch Chanh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Thân phụ là cụ ông Lâm Văn Bền, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Duyên. Ông là người con thứ năm trong gia đình có mười anh em.

Năm 1940, Thầy về rạch Xà No làng Nhơn Nghĩa, cả nhà ông đều đến quy y Tam bảo. Từ đó ông ăn chay mỗi tháng mười ngày, sớm chiều hai thời lễ bái.

Khi tuổi trưởng thành ông kết hôn với bà Đinh Thị Mận, sinh được một trai tám gái. Ban đầu ông sanh sống bằng nghề chuyên chở đá cát, vật liệu xây dựng, đến năm 1983 về sau mới chuyển sang làm ruộng vườn.

Tánh tình của ông hiền lành, nhân hậu, vui vẻ, cởi mở và thương người mến vật. Đời sống sinh hoạt cá nhân ông rất đơn giản kiệm ước, nhưng giúp người thì dốc hết túi không hề xẻn tiếc. Ông mạnh mẽ trong việc phúc lợi nhân sinh, và thường cùng với người em trai Út làm chỗ dựa cho những em cháu trong vùng có nhiệt tâm hoạt động các công tác xã hội. Mỗi khi có đồng đạo đến yêu cầu:

- Bác Năm ơi! Anh em nhờ bác ủng hộ cái này nè…!

Ông trả lời không chút do dự:

- Ừ! Thiếu cái gì nói đi, bác ủng hộ hết mình!

Hình như mọi mặt từ thiện ông đều tận tình tham gia.

Các thành phần như: lỡ đường, đói rách, tàn tật… hầu hết đều được mọi người trong làng thôn giới thiệu đến gặp ông! Hễ mỗi khi ông thấy hay nghe nói có ai nghèo khổ thì ông sẵn sàng hết lòng giúp đỡ từ gạo tiền cho đến cây cối để cất nhà… không hề lộ nét đắn đo, hay tỏ vẻ khó khăn thiếu thốn. Ông chẳng bao giờ đặt vấn đề cần phải ngồi lại để nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra xem đối tượng mà mình giúp đỡ đó có khó khăn thật hay không!

Đôi lúc thấy các con cháu hơi ngần ngại khi làm từ thiện, nhất là có những việc tốn kém tiền của nhiều quá, ông thường trấn an, nung đúc, thể hiện cụ thể bằng hành động nhiệt tình thí xả xem nhẹ vật chất của mình, chỉ chú trọng nghĩa tình đạo đức qua lời khuyên dạy của Tổ -Thầy mà thôi!

Do có oai lực và đức hạnh mà ông cùng em trai Út của mình đã dìu dẫn mọi người, ai ai cũng hăng hái nhiệt tình hưởng ứng theo, như lời của Cổ Đức đã khuyên dạy:

“Thật tu rán chiều mơi hành thiện,

Thiện càng nhiều đạo tiến càng mau;

Thiện không phân biệt người nào,

Mà người nào cũng thiện giao tận tình.

Thiện không những cho mình được có,

Còn thiện cho người nọ người kia;

Thiện từ vui khổ sớt chia,

Đến an nguy cũng chẳng lìa bỏ nhau.

Mọi người biết đề cao việc thiện,

Xã hội đời tai biến không sanh;

Người nào cũng sống sạch thanh,

Xứ nào cũng ở hiền lành tốt tươi.

Việc thiện chẳng làm người ngu dốt,

Thiện giúp người sáng suốt mở mang;

Người hòa và nước được an.

Là do thượng hạ biết toan điều lành.

Thiện chẳng phải riêng dành nhà đạo,

Mà thiện ai muốn tạo cũng nên;

Liên Hoa có thiện được lên,

Dù người ấy chẳng mang tên đạo gì,

Mang tên đạo mà đi làm dữ,

Thua người lành chẳng ở phái chi,

Phật thành do tánh Từ Bi,

Phật không thành ở qui y bề ngoài.

Nên hành thiện dù ai cũng được,

Thật thiện tâm chớ chuốt ngoài môi;

Tấm lòng thiện ấy có rồi,

Thì là sẽ có chỗ ngồi Liên Hoa.”

Về phần công phu hành trì thì ông chuyên sâu pháp môn niệm Phật nguyện vãng sanh. Bất cứ gặp ai, ông cũng đều đem Phật pháp ra để khuyến tấn nhắc nhở, rán lo làm lành lánh dữ và niệm Phật cầu về Tây Phương Cực Lạc.

***

Năm hơn 70 tuổi ông bị cườm đá, sau khi phẫu thuật được hai năm thì thị lực yếu dần đến độ đi ra đường cần phải nhờ người dìu dắt. Cũng nhờ vậy mà ông ngưng tất cả mọi công tác từ thiện xã hội, trọn ngày ở nhà lần chuỗi niệm Phật. Có khi ban đêm không ngủ được thì ông niệm Phật suốt đêm. Trừ đôi mắt thị lực kém ra, sức khỏe của ông vô cùng sung mãn, càng ngày niệm Phật càng tinh chuyên, thần sắc càng hồng hào tươi sáng... Dường như bệnh của đôi mắt chính là cơ duyên thù thắng thành tựu hạnh nguyện vãng sanh của ông sau này!

Mỗi khi có con cháu đến thăm ông thường đem Phật Pháp ra để nhắc nhở tu hành, nhất là mình tu phải rán tu cho tròn Đạo làm người, rồi phải rán dứt bỏ xấu ác vun bồi thiện nhân, cuối cùng là niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Ông thường nói:

- Thời kỳ này là thời kỳ mạt pháp, tự tu để đắc quả giải thoát thì khó lắm! Chỉ có hết lòng niệm Phật nguyện vãng sanh Tây Phương thì dễ nhất mà thôi!

Tu Tịnh Độ phải đầy đủ Tín -Nguyện - Hạnh. Nhưng lòng tin của mình phải tuyệt đối mới được!

Tin vào lời của Tổ - Thầy đã chỉ dạy.

Tin vào lời của Đức Bổn Sư Thích Ca.

Tin vào 48 lời nguyện của Đức Từ Phụ A-di-đà.

Còn nguyện là phát lòng mong muốn khi xả báo thân ở cõi đời này được sanh về thế giới Cực Lạc ở Phương Tây!

Tin sâu, nguyện thiết rồi thì mình cứ niệm Phật hoài vậy thôi… Đơn giản lắm,... cũng dễ lắm!

Có hôm cô Chín ở nhà sau nghe ông nói chuyện, giảng giải, khuyên nhắc, sách tấn về Đạo lý rất lâu, khi ra nhà trước xem xung quanh không thấy có ai hết, cô liền cất tiếng hỏi:

- Ba nói chuyện với ai vậy, thưa ba?

- Ba nói cho anh Tư của con... nó nghe!

- Ảnh về nãy giờ cả buổi rồi, ba ơi!

***

Vào khoảng tháng 2 năm 1999, hôm nọ ông đang súc miệng đột nhiên nôn ra máu. Khi đưa đến bác sĩ được chẩn đoán là vỡ động mạch thực quản, bác sĩ còn cho biết động mạch bị vỡ là động mạch nhỏ, nếu lớn thì nguy hiểm đến tính mạng. Sau đợt điều trị đó mọi chuyện trôi qua êm đẹp, sức khỏe hồi phục bình thường.

Ngày 19 tháng 4 năm 1999 là ngày lễ giỗ của mẹ ông. Sáng hôm đó, ông sang nhà em trai Út để tham dự. Quyến thuộc và các bạn đồng tu hội tụ tấp nập vô cùng nhộn nhịp, ông vui vẻ luận bàn Phật pháp với mọi người, ông khuyên mọi người cố gắng hành trì niệm Phật... Sau khi dùng cơm xong, ngồi uống nước và tiếp tục bàn luận, đến khoảng 12 giờ trưa ông nói:

- Thôi, quý vị cứ ngồi chơi tôi xin kiếu về bên bển, ngã lưng một tí. Từ sáng đến giờ ngồi đã lâu rồi... cũng nghe hơi mỏi rồi!

Nói xong ông theo người cháu dắt mình về nhà. Khách khứa cũng lần lượt giã từ. Còn lại một số đồng đạo say mê món ăn tinh thần, nên ông Út là chủ nhà đã lên tiếng cung thỉnh chư vị vui lòng ở lại dự luôn buổi cơm chiều. Hơn hai mươi đồng đạo hoan hỉ nhận lời.

Ông về tới nhà chưa mấy chốc thì căn bệnh cũ sau hai tháng trời nằm im bỗng dưng tái phát, lần này lượng máu mà ông nôn ra rất nhiều có đến cả lít, mặc dù vậy tinh thần của ông vẫn thản nhiên trong khi con cháu thì hốt hoảng đòi cấp tốc chuyển đi bệnh viện, nhưng ông thì không chịu đi. Mặc dù lúc ấy cháu ngoại của ông là bác sĩ đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ; mà ông nhờ thân nhân lau chùi sạch sẽ rồi vào nằm trên bộ đi-văng ở nhà trước, đầu quay về phía ngôi Tam Bảo, khi ấy độ hơn 2 giờ chiều.

Ở bên nhà ông Út cuộc trao đổi Phật Pháp còn đang diễn ra sinh động, thì thấy cô con gái thứ Chín của ông hớt hải chạy qua cho hay:

- Chú Út ơi! Ba con ổng làm sao… đâu chú với mấy em qua coi giùm ba con!

Nghe xong mọi người đồng kéo sang nhà của ông. Tới nơi, ông Út đến gần liền hỏi:

- Anh Năm! Anh có sao không anh Năm?

Ông trả lời:

- Trong mình nó mệt!

Ông Út nói:

- Bây giờ kêu mấy đứa lấy xe đưa anh xuống bệnh viện nghen?

Ông từ chối đáp:

- Thôi! Đi bệnh viện làm cái gì. Để ở nhà có gì thì mình niệm Phật!

Lúc ấy hơi thở của ông hơi ngắn lại. Ông Tám Hòa mới nói với chú Ba Hãn rằng:

- Để chú đốt nhang dâng lên các ngôi thờ đàng hoàng, rồi mình đứng hộ niệm cho ông Năm... Chắc ông Năm đi quá Hãn ơi!

Chú Ba trả lời:

- Dạ! Chú đốt, thì đốt đi, chú!

Ông Út quay sang nói với các đồng đạo:

- Thôi, tình hình này tôi thấy... chắc là không êm!

Khi đã thắp nhang các ngôi thờ, con cháu và đồng đạo đứng đầy cả nhà, luôn ở phía ngoài hàng ba. Ông Tám Hòa nói:

- Anh Năm ơi! Anh yên lòng tịnh niệm đi. Ở đây tụi tui đưa anh đi!

Ông mỉm cười, trả lời:

- Đưa được không đó nghen!

Ông Út lên tiếng với mọi người:

- Thôi! Bây giờ mình hộ niệm cho Anh Năm!

Rồi quay sang nói với ông:

- Anh Năm! Anh định tỉnh đi anh Năm, anh rán niệm Nam Mô A-di-đà Phật. Ở đây tụi em cùng niệm với anh!

Ông gật đầu mỉm cười, rồi nói:

- Chuyện này khỏi phải dặn dò, lúc nào trong tâm anh cũng niệm hết trơn, đừng có lo cho anh!

Trả lời xong ông khép đôi mắt lại, nhép môi niệm Phật theo đại chúng. Âm thanh trầm hùng của câu Vạn Đức Hồng Danh vang rền độ chừng mười phút, môi ông đang nhép bỗng dừng lại, rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Ông tự sửa tay chân thẳng thớm, tư thế nằm rất thoải mái đoan nghiêm, gương mặt ánh lên sắc hồng hào và trào dâng niềm hoan hỉ lạ thường!

Đồng thời lập tức một làn ánh sáng từ ngoài lùa vào cửa nhà làm căn phòng sáng rực lên như ngọn đèn quay phim chiếu vào, mặc dù nắng chiều vẫn rất sáng tỏ, nhiều người đang niệm Phật trông thấy đều ngưng lại để nhìn, ánh sáng ấy lóe lên phút chốc lại tắt mất. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều ngày 19 - 4 - 1999, ông hưởng thọ 80 tuổi.

(Thuật theo lời Lâm Văn Hưởng, cháu nội của ông; Lâm Văn Hãn, cháu của ông và một số đồng đạo)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.186.229 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...