Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 80. TRẦN VĂN LƯỠNG (1935 - 2008, 73 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 80. TRẦN VĂN LƯỠNG (1935 - 2008, 73 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.709)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 80. TRẦN VĂN LƯỠNG (1935 - 2008, 73 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Tảo tần nuôi con dạy cháu, tận tụy vì nước vì dân, lợi chẳng cần danh không mến: Để tiếng thơm muôn kiếp nơi đời!

Siêng năng học hỏi Phật pháp, tinh tấn công phu tu hành, quyết vãng sanh ngự liên đài: Soi gương sáng ngàn năm cho đạo!


Ông Trần Văn Lưỡng sinh năm 1935; cư ngụ tại ấp 5, xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Minh Hải. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Uất, thân mẫu là cụ bà Phạm Thị Thu. Ông là người con thứ Tư trong gia đình có chín anh em. Năm 20 tuổi ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Thạnh; sinh được bốn trai, bốn gái.

Thuở thanh thiếu niên ông phải đối diện với muôn ngàn khó khăn, khốn khổ, ông vừa tham gia kháng chiến, vừa làm thuê làm mướn để duy trì sự sống gia đình. Từ 1975 trở về sau ông không ra làm việc mà trở về đời sống nông dân, vui thú với mảnh ruộng, khu vườn; hoàn cảnh kinh tế lần hồi phát đạt, tương đối thuận tiện hơn xưa.

Tính tình của ông chất phác, hiền lành, vui vẻ, cởi mở nên dễ hòa đồng với mọi người. Riêng đời sống sinh hoạt cá nhân thì ông rất kiệm ước, giản đơn.

Ban sơ đến với Tam Bảo, ông dùng chay một tháng mười ngày, trong lúc đó cô con gái thứ Tám thì đã trường trai khá lâu. Sau khi đã nghiên cứu về kinh kệ, ông thấy mình thích hợp với pháp môn Tịnh Độ, bởi vì pháp môn này cách thức hành trì hết sức dễ dàng, không đòi hỏi trình độ hiểu biết về Phật pháp phải sâu rộng, hoặc môi trường hoàn cảnh sống phải như thế nào mới hành trì được. Mà bất cứ một ai thật lòng ăn năn, sám hối, làm lành lánh dữ, thật tâm tu, thành lòng niệm Phật thì đều đạt được kết quả mỹ mãn cả! Nhất định nắm chắc phần vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Ông kết giao với rất nhiều thiện tri thức để có dịp trao đổi những kinh nghiệm trong công phu tịnh niệm hằng ngày.

***

Tất cả mọi công tác từ thiện xã hội ông đều hăng hái tham gia. Nhất là tang sự của bà con quanh vùng, ông tự tay tẩn liệm và còn giúp đỡ về phần vật chất cho những người thiếu thốn cần đến. Nhờ biết được một số phương thuốc gia truyền trị được các bệnh ban, các loại mụt độc, các bệnh trật đả gãy xương, nên năm 1982 ông xin với chính quyền địa phương cho phép thành lập một phòng thuốc Nam tại nhà. Được sự chấp thuận của Hội Chữ Thập Đỏ và Hội Y Học Cổ Truyền, các cấp xã, huyện, tỉnh... nên phòng thuốc đã ra đời. Đồng thời dân chúng hưởng ứng đông đảo nên phòng thuốc ngày một hưng thịnh. Cũng từ đó ông đã phát tâm trường trai, chí thành niệm Phật, khẩn thiết nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc! Đời tu của ông rất gần với lời sách tấn của Cổ Đức:

“Bất luận là kẻ trí người ngu,

Đều có thể trì câu Lục Tự.

Thật niệm Phật dứt lòng hung dữ,

Quyết tu hành bỏ sự gian phi;

Lợi danh đời lòng chẳng thiết chi,

Đường giải thoát cố đi cho tột.

Trong nhà lửa mà không bị đốt,

Ở cõi trần mà vượt khỏi mê;

Có vinh huê chẳng nhiễm vinh huê,

Được phú quí không mê phú quí.

Càng có của càng đem bố thí,

Càng có quyền càng nghĩ cứu dân;

Giàu sang không phụ bạc cơ bần,

Thông minh chẳng nhạo khinh ngu dại.

Được thân thế lòng càng rộng rãi,

Đủ tiện nghi dạ phải khoan dung;

Không thừa cơ chụp giựt hành hung,

Chẳng cậy thế thổi lông tìm vết.

Muốn làm sống không đành làm chết,

Thương người không nỡ ghét hại người;

Tìm làm cho hòa nhã tốt tươi,

Chẳng muốn tạo lôi thôi gây gỗ.

Giữ nhân cách, biết điều thẹn hổ,

Ở thẳng ngay, sống có cương thường;

Nghe khổ người lòng biết xót thương,

Thấy đói biết chia cơm sẻ áo.

Ở chòm xóm lấy câu hòa hảo,

Trong gia đình gìn đạo hiếu thân;

Ai cũng đều ăn ở có nhân,

Người đời sẽ bớt phần thống khổ.

Ai cũng biết chung lo tế độ,

Thì ngục môn bế ngõ từ lâu.”

Ông thường khuyên con cháu và mọi người cố gắng làm lành lánh dữ, chuyên cần niệm Phật trong mọi oai nghi giữ sao cho đừng gián đoạn, để khi lâm chung quyết định vãng sanh. Ông thường đọc câu:

“Việc làm là việc bề ngoài;

Trong tâm niệm Phật ngày rày ai hay!”

Và ông thường nhắc nhở con cháu rán tu đền Tứ Đại Trọng Ân, tu tròn Nhân Đạo và thực hành Thập Thiện!

Năm 2005, vào ngày mùng 8 tháng giêng, ông bị tai biến mạch máu não, thân nhân đưa vào bệnh viện Cà Mau, nửa người bên phải bị liệt rất nặng. Ở đây một tuần, bác sĩ bó tay hết cách, thấy tình hình không ổn nên gia đình bèn xin xuất viện về nhà để lo hậu sự. Qua hôm sau là ngày 16, lúc 9 giờ sáng thì ông tắt hơi trong âm thanh Phật hiệu vang rền.

Trước đó ba ngày gia quyến đã mời chư đồng đạo cầu nguyện cho ông tại nhà, nên khi ông mất bà con đều tề tựu đông đủ. Ngưng thở độ chừng khoảng nửa giờ sau thì ông thở nhè nhẹ trở lại, rồi từ từ tỉnh hẳn. Khi tỉnh ông bèn kêu vợ gọi người con gái thứ Tám lại, trước sự hiện diện toàn bộ thân tộc ông nói với cô:

- Hồi nào tới giờ... cha đã chăm lo ngôi thờ tự và phòng thuốc Nam này... cố gắng niệm Phật. Hôm nay tuổi cha đã già yếu, một ngày nào đó cha cũng phải ra đi vĩnh viễn. Con có nhận lãnh săn sóc ngôi thờ tự và phòng thuốc Nam này hay không? Nếu được thì con phải hứa với cha, cha mới an lòng nhắm mắt trước khi theo Phật!

Cô Tám hứa nhận xong, ông dặn dò thêm một số việc khác cho gia đình.

Từ đó trở đi ông buông xả muôn duyên chỉ chăm lo dưng bông nơi ngôi thờ cúng, ngày đêm lễ Phật, niệm Phật liên tục, tất cả bệnh tật nơi ông đều tự nhiên dứt sạch tay chân hoạt động bình thường không còn liệt nữa, chỉ có điều là thể lực có phần kém hơn trước kia đôi chút mà thôi!

***

Ba năm sau, giữa tháng 7 năm 2008 ông trở bệnh, sức khỏe cứ yếu dần. Ngày 16 tháng 7 con cháu mời bạn đồng tu đến cầu an ba hôm. Sáng ngày 19 thấy cha chắc không qua khỏi, cô Tám liền căn dặn mẹ nên kề cận chăm sóc cho ông, vì sợ ông đi một mình dễ bị té, cô âm thầm đi mời đồng đạo đến hộ niệm cho ông, vì sợ ông lo nên cô không báo cho ông biết, thế mà khi các anh chị của cô hỏi qua hỏi lại với nhau:

- Tám đâu rồi?

Ông nghe được bèn đáp:

- Tám đi công chuyện rồi 12 giờ mới về!

Khi cô về đến nhà, cô nấu cho ông một tô hủ tiếu và pha một ly sữa. Khi ông dùng hết rồi, bèn nói với cô Tám:

- Cha ăn với con tô hủ tiếu này thôi, cha không ăn nữa!

Mọi người đều nghe nhưng cho qua, không ai để ý đến; chẳng ngờ đó lại là lời trăn trối sau cùng.

Vào tối ngày 19 - 7, huynh Chín đại diện cho Ban Hộ Niệm đã họp thân tộc lại để sinh hoạt về một số thể lệ của hộ niệm, do vì địa phương này xưa nay chưa từng có ai được hộ niệm cả! Tập tục tang chế cũng rất khác hẳn với những vùng An Giang, Châu Đốc... nơi mà có nhiều người tu Tịnh độ. Ở đây thường là sát hại rất nhiều sinh vật trâu, heo, bò, chó... để đãi đằng hương thôn khi có thân quyến qua đời, và thời gian quàng nhục thân lại cũng rất lâu. Buổi họp kéo dài từ 9 giờ tối cho đến 2 giờ sáng hôm sau - ngót năm tiếng đồng hồ - mới hoàn mãn, tất cả mọi thành viên trong gia đình đã thống nhất ý kiến, mọi việc tương đối trôi chảy thuận lợi!

Kể từ lúc đó đến ngày 23 tháng 7 ông nằm luôn, niệm Phật theo đại chúng. Khi con ông đến hỏi:

- Cha có nghe niệm Phật không cha?

Ông nghe xong thì khẽ gật đầu. Trong nhà có khoảng vài chục đồng đạo từ các nơi tề tựu trở về để hộ niệm cho ông. Mỗi ca là mười vị, cứ luân phiên thay đổi liên tục cả ngày lẫn đêm.

Đến 6 giờ 10 phút chiều, thấy thần sắc của ông thay đổi nên toàn bộ con cháu và đồng đạo vây quanh đồng thanh hô to Phật hiệu. Khoảng 30 phút sau ông nhẹ nhàng trút hơi thở sau cùng, lúc ấy đúng 6 giờ 45 tối, ngày 23 tháng 7 năm 2008, ông hưởng thọ 73 tuổi.

***

Khi ông tắt hơi mọi người đang hộ niệm được khoảng năm phút, thình lình đôi tay ông từ từ co lên chắp lại nơi ngực, nhưng chưa hoàn tất thành hình búp sen thì dừng lại!

Lúc ấy đôi mắt không khép kín và miệng lại há to, mấy tiếng đồng hồ sau miệng tự ngậm chặt lại. Đến sáng hôm sau gương mặt ông lộ nét hoan hỷ, an lạc; các khớp xương đều mềm mại. Nhìn ông như nhìn một người đang nằm ngủ.

Đặc biệt là bốn năm ngày liền nằm im niệm Phật ông không ăn uống gì hết, và cũng hoàn toàn không có đại tiểu tiện chi cả!

Đám tang của ông, gia quyến đã tiến hành thết đãi tộc họ, hương thôn và quý quan khách toàn bộ bằng đồ chay khiết tịnh. Đối với địa phương này mà nói, thì đây quả thật là một quyết tâm hết sức phi thường của người con Phật, đáng được tán thán đề cao, cũng là tấm gương sáng đáng để cho mọi người học tập noi theo, vì nó đã sửa đổi hẳn cổ lệ ảnh hưởng tai hại cho hương linh người quá vãng to lớn nhất! Trong khi đó chuyện tang lễ đãi đằng thực phẩm chay của những vùng lân cận thì quá ư bình thường và cũng rất lâu đời rồi, mà dùng câu: “Xưa như quả đất” thì đúng hơn!

***

Bảy tuần thất trôi qua (tức bốn mươi chín ngày sau khi ông mất) cô Tám nằm mộng thấy ông, ông nói với cô rằng:

- Con cứ yên tâm đi, cha đã được về cõi Phật rồi! Cha sẽ độ cho con vượt qua mọi khó khăn... Con rán niệm Phật!

Ngôi nhà ông hiện nay cô con gái thứ Tám đã tổ chức niệm Phật định kỳ, tạo điều kiện cho quần chúng nơi đây có chỗ tựa tâm linh. Đó cũng là tâm nguyện của ông, tâm nguyện của một người đã dâng trọn cả cuộc đời mình cho dân cho nước! Bà con quanh vùng rất hoan hỷ đến tham dự thường xuyên, noi theo gương hạnh của ông để hầu đạt được bình an trong khi sống và thật sự vĩnh viễn bình an sau khi chết. Bởi vì đời người không phải chỉ giới hạn có mấy mươi năm ngắn ngủi này thôi đâu! Tuy thân xác có hội hiệp, có tan lìa; còn thần thức thì trường tồn, chưa từng chết mất!

(Thuật theo lời Trần Thu Dờn, cô con gái thứ Tám của ông và đồng đạo Chín.)

BÓNG HÌNH CHA

Ngồi ngắm nhìn mưa rơi lả chả...
Nhớ cha... con buồn bã trăm chiều!
Cha hiền chỉ dạy dắt dìu,
Nẻo đường lành tốt, bao điều cần tu.
Hôm nay cha mặc dù vắng bóng,
Lòng con luôn hoài vọng thuở xưa.
Ngày đêm tần tảo sớm trưa,
Vì đàn con trẻ nắng mưa chẳng nài.
Bao vất vả đắng cay cha nhận,
Để cho con hưởng phận thanh nhàn.
Chở che sương gió gian nan,
Trăm ngàn lao nhọc chẳng màng khổ thân.
Cả vật chất tinh thần đều đủ,
Luôn quan tâm nhắn nhủ chi li.
Tỏ tường từng bước con đi,
Từng lời con tập, oai nghi ngó nhìn...
Suy xét kỹ công minh ứng đối,
Hợp lý tình hợp đạo chánh chân.
Trong ngoài phải lẽ xử phân,
Thân sơ trên dưới xa gần tròn vuông.
Giờ nhớ cha lệ tuôn trào mãi,
Công sinh thành núi Thái khó so.
Biển sâu rộng, có thể đo,
Ân dầy muốn đáp sao cho ngang bằng?!
Chỉ còn cách ngày hằng tu tập,
Gắng chuyên cần bồi đắp phước lành.
Những điều lợi ích nhân sanh,
Xả thân gánh vác thực hành tận tâm.
Vì Phật pháp không lầm danh lợi,
Cùng chung lo quốc thới dân an.
Mọi người vui tới đạo tràng,
Cộng tu định khóa chứa chan chân tình.
Khích lệ nhau chuyên tinh Tịnh Độ,
Khích lệ nhau giác ngộ lý mầu.
Phật pháp vi diệu cao sâu,
Đồng nhau niệm Phật đồng cầu vãng sanh.
Đốt nén hương lòng thành khấn nguyện,
Phật mười phương linh hiển gia trì.
Long thiên hộ pháp từ bi,
Chở che cho bước con đi vững vàng.
Nay cha đã an nhàn tu học,
Hẹn một ngày hỏa tốc sang Tây!
Chừng ấy sẽ được sum vầy,
Không còn sinh tử, nước mây trùng phùng!
Nhớ cha, dạ vô cùng quặn thắt,
Nguyện một lòng nắm chặt Hồng danh!
Thệ tu trọn sáng trọn lành,
Đúng lời cha dạy bình sanh thuở nào!
Khói hương nghi ngút bay cao,
Chứng minh con trẻ có bao nỗi niềm!
Hoa hạnh phúc nở trong tim!

(Thu Dờn và một bạn đồng tu)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật Giáo Yếu Lược


Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở


Đức Phật và chúng đệ tử


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.28.7 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (38 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...