Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Đôi nét về tác giả »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Đôi nét về tác giả

Donate

(Lượt xem: 6.349)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Chánh niệm  (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) - Đôi nét về tác giả

Font chữ:

Hoà thượng Thiền sư Bhante Henepol Gunaratana đã thọ giới năm 12 tuổi thành một tu sĩ Phật giáo tại ngôi chùa nhỏ ở Làng Malandeniya, huyện thị Kurunegala, Tích Lan. Người thọ giới cho thầy là Đại trưởng lão Kiribatkumbure Sonuttara. Năm 1947, lúc 20 tuổi, thầy nhận đại thọ giới ở Kandy. Thầy được giáo dục ở Trường Cao đẳng Vidyalankara (Vidyalankara Junior College), Trường Đại Học Vidyalankara (Vidyalankara College) ở Kelaniya, và Đại Học Truyền Bá Phật Giáo (Buddhist Missionary College') ở thủ đô Colombo, Tích Lan. Sau đó, thầy qua Ân Độ năm năm trong sứ mạng phụng sự tại Hội Đại Bồ-Đề (Mahabodhi Society) phục vụ cho những người bị phân biệt là giai cấp Hạ Tiện (Harijana) ở vùng Phật tích Sanchi, ở Delhi và ở Bombay. Sau đó, thầy qua Malaysia mười năm trong một sứ mạng truyền bá Phật giáo, là cố vấn tôn giáo cho Hội Phật Pháp Abhivurdhiwardhana (Sasana Abhivurdhiwardhana Society), Hội Truyền Bá Phật Giáo (Buddhist Missionary Society) và Liên Hiệp Thanh Niên Phật Giáo Malaysia (Buddhist Youth Federation of Malaysia). Thầy đã giảng dạy tại các trường Kishon Dial School và trường Temple Road Girls' School và là Hiệu trưởng Học Viện Phật Giáo ở Kuala Lumpur.

Từ lời thỉnh mời của Hội Phật Pháp Sasana Sevaka (Sasana Sevaka Society), thiền sư Gunaratana đã đến Hoa Kỳ vào năm 1968 đảm nhiệm chức vụ Tổng Thư Ký Danh Dự của Hội Tu Viện Phật Giáo Washington, D.C. (Buddist Vihara Society) tại thủ đô của Hoa Kỳ. Vào năm 1980, thầy được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Hội này. Trong thời gian đương nhiệm tại Hội Tu Viện, thầy đã giảng dạy nhiều khóa Phật học, dẫn dắt những khóa thiền, và đi thuyết giảng khắp nước Mỹ, Canada, Châu Âu, Úc, New Zealand, Châu Phi, và Chấu Á.

Trong lúc đó, từ năm 1973-1988, thầy làm trưởng khoa Phật học ở Đại học American University, dạy các sinh viên học về giáo lý Phật giáo và Thiền Phật giáo.
Thầy cũng đã theo học lấy các học vị Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ Triết học ở Đại học American University. Thầy cũng giảng dạy Phật học tại trường Đại học American University, Đại học Georgetown University và Đại học University of Maryland. Sách vở và những bài viết của thầy đã được xuất bản ở Malaysia, Ân Độ, Tích Lan và Mỹ. Các sách hướng dẫn của thầy đã được dịch và phát hành trên khắp thế giới hơn 20 năm qua. Một phần bản dịch tiếng Thái đã được trích dạy trong giáo trình chính thức của các trường Trung Học ở Thái Lan.

Từ năm 1982, Hòa thượng Gunaratana là Chủ tịch Hội Thiền học West Virginia (Bhavana Society of West Virginia), do thầy và ông Matthew Flickstein sáng lập. Đó là một tu viện và trung tâm thiền ở West Virginia, gần thung lũng Shenandoah Valley, cách thủ đô Washington, D.C. khoảng 100 dặm. Ở đó thầy thọ giới và giảng dạy cho các Tăng Ni, và tổ chức những khóa thiền cho công chúng. Thầy cũng thường xuyên đi nhiều nơi trên thế giới để thuyết giảng và dạy các khóa thiền.

Vào năm 2000, Ngài Hòa thượng Bhante Gunaratana nhận được giải thưởng vì sự cống hiến trọn đời, do trường cũ của ngài là Đại Học Vidyalankara College ở Tích Lan ban tặng.

Hòa thượng Bhante Gunaratana cũng là tác giả của các quyển sách về thiền rất nổi tiếng như là:

Chánh Niệm-giảng bằng ngôn ngữ thông thường
Chánh Định-giảng bằng ngôn ngữ thông thường
Bốn Nền Tảng Chánh Niệm-giảng bằng ngôn ngữ thông thường
Tám Bước Chánh Niệm đi đến Hạnh Phúc.
Con Đường của Định và Tuệ
Hồi ký 'Hành Trình đi đến Chánh Niệm ’
Phân Tích Các Tầng Thiền Định (Jhana) Theo Phật Giáo Nguyên Thủy
Nghi Lễ Thiền Môn

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Bhutan có gì lạ


Có và Không


Giọt mồ hôi thanh thản

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.243.86 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...