Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) »» Chương 14: Chánh Niệm và Chánh Định »»

Chánh niệm (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường)
»» Chương 14: Chánh Niệm và Chánh Định

Donate

(Lượt xem: 10.623)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Chánh niệm  (Giảng bằng ngôn ngữ thông thường) - Chương 14: Chánh Niệm và Chánh Định

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thiền Minh Sát gần như là cách thực hành giữ cân bằng cho tâm. Bạn sẽ tu tập hai đặc tính riêng biệt của tâm—Đó là sự Chánh Niệm và sự Chánh Định. Cách lý tưởng nhất là làm sao hai đặc tính này cùng làm việc với nhau như một cặp đôi cùng phe. Nói cách khác, chúng kéo nhau song hành. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tu tập làm sao để chúng phát triển một cách song song và một cách cân bằng. Nếu lo tu dưỡng được cái này mà bỏ mất cái kia ít nhiều, thì sự cân bằng của tâm sẽ bị mất đi, và thiền coi như cũng thất bại.

Chánh định và chánh niệm là những chức năng khác biệt nhau. Mỗi cái có một vai trò riêng của nó trong việc thiền, và mối liên hệ của chúng là vừa rõ rệt và lại vừa tinh tế. Chánh định là sự tập trung vào một điểm của tâm [sự hợp nhất của tâm, sự hội tụ của tâm vào nhất điểm, tâm nhất điểm]. Nó là sự ép buộc tâm chỉ chú ý vào một điểm tĩnh tại nào đó. Lưu ý chữ ‘ÉP BUỘC’ ở đây. Sự tập trung tâm đại thể là một loại hành vi ép buộc. Nó có thể phát triển bằng sự ép buộc, bằng sức mạnh ý chí mạnh mẽ liên tục. Và khi ta có phát triển được định, thì nó vẫn còn bóng dáng mùi vị của sự cố tâm, sự gò ép, kỷ luật.

Ngược lại, Chánh niệm là một chức năng tinh tế dẫn đến việc tạo ra những khả năng nhạy cảm tinh khiết. Định và niệm là hai cộng sự trong công việc hành thiền. Chánh niệm là một công việc nhạy cảm. Nó nhận biết mọi sự vật hiện tượng. Chánh định cung cấp sức mạnh. Nó giữ sự chú tâm ghim dính vào một đối tượng. Chánh niệm có mặt trong mối liên hệ này là lý tưởng nhất. Chánh niệm chọn những đối tượng để chú tâm, và nhận biết khi nào sự chú tâm bị xao lãng, bị trượt mất. Còn chánh định thì làm công việc đích thực của mình là kiềm giữ sự chú tâm ổn định trên/vào một đối tượng đã được chọn bởi chánh niệm. Nếu một trong hai chức năng đó bị yếu đi, thì thiền cũng bị xao lãng và bất thành.

Sự tập trung hay định có thể được định nghĩa như là một năng lực [căn] của tâm, nó mục tiêu chuyên chú vào một đối tượng duy nhất một cách liên tục, không gián đoạn. Cần nhấn mạnh rằng sự chánh định thật sự là một “sự tập trung tâm vào một điểm” [nhất tâm, hội chiếu tâm, cố định tâm] một cách đúng đắn và lành mạnh. (Chánh định là sự định tâm đúng đắn và lành mạnh. Vì vậy có thêm từ “chánh”). Đó là trạng thái không có mặt tham, sân, si. Còn định tâm hay nhất tâm không lành mạnh và không đúng đắn [tà định] cũng thường xảy ra, và tà định thì cũng có thể ‘luyện thành’ được, tuy nhiên loại tà định này không giúp dẫn đến sự giải thoát theo mục tiêu của đạo Phật. Đối với thiền định, người ta có thể nhất tâm đạt định trong trạng thái có tham dục. Nhưng việc đó chẳng đi đến đâu. (Loại tà định đó không giúp cho sự chánh niệm đúng đắn và tinh khiết được). Ví dụ, sự mục tiêu chuyên chú vào một thứ gì mà bạn căm ghét thì việc đó chẳng giúp được gì cho bạn (chỉ phát huy cái tâm sân hận mà thôi). Thực tế, những kiểu trạng thái nhất-tâm không lành mạnh như vậy dù có đạt định thì loại tà định ấy cũng mất nhanh, cũng không bền vững - đặc biệt là khi nó được dùng vào mục đích hãm hại người khác. Sự chánh định đích thực thì không có những sự ô nhiễm như vậy. Đó là một trạng thái tâm trong đó tâm được gom tụ lại và nhờ đó có thêm sức mạnh và cường độ. Chúng ta có thể lấy ví dụ của một thấu kính. Khi tất những tia sáng cùng chiếu song song lên một tờ giấy, thì cùng lắm chúng cũng chỉ sưởi mặt giấy ấm lên ít hay nhiều. Nhưng cũng những tia nắng đó nếu được hội tụ qua một cái kính lúp và được chiếu vào một điểm trên tờ giấy thì nó có thể đốt cháy tờ giấy dễ dàng. Định là cái kính lúp. Nó (hội tụ năng lượng và) tạo ra một cường độ sức mạnh cần thiết để soi rọi vào trong những tầng sâu hơn của tâm thức. Chánh niệm thì lựa chọn đối tượng để thấu kính [chánh định] đó soi rọi vào đó, và nó [chánh niệm] nhìn xuyên qua thấu kính để thấy rõ cái gì đang diễn ra dưới đó.

Định nên được coi là một công cụ. Và cũng như bất kỳ công cụ nào, nó có thể được dùng để làm việc thiện hay việc bất thiện . Một con dao có thể được dùng điêu khắc những tượng phẩm tuyệt đẹp, nhưng cũng có thể được dùng để sát thương người khác. Điều đó tùy thuộc vào người sử dụng dao. Định cũng vậy. Nếu bạn biết dùng nó một cách đúng đắn và lành mạnh, nó sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều, nhất là trong việc thiền tập vì mục tiêu giải thoát. Nhưng, cái đáng khổ là nó cũng có thể được dùng để phục vụ cho cái ‘ta’ [bản ngã]. Nó được phát huy vì mục đích tranh giành danh lợi. Người ta có thể dùng nó để thống trị và điều khiển người khác. Người ta có thể dùng nó cho mục tiêu tư lợi ích kỷ. Vấn đề là nếu chỉ phát triển định mà thôi, thì điều đó không mang lại triển vọng gì cho bạn. Nó sẽ không giúp mang lại nguồn ánh sáng để soi rọi vào tận gốc vấn đề cần giải quyết - đó là lòng ích kỷ và bản chất của khổ đau. Chánh định có thể được dùng để đào sâu vào những trạng thái tâm lý thâm sâu. Nhưng ngay cả khi ứng dụng được như vậy, định cũng không hiểu biết được những nguồn thúc đẩy và lôi kéo của tự ngã. Chỉ có chánh niệm mới làm được điều đó. Nếu chánh niệm không có mặt ở đó để nhìn xuyên qua thấu kính và nhìn thấy được cái thực tại được phơi bày dưới đó, thì tất cả cũng chỉ bằng không, coi như ta chẳng làm được gì. Chỉ là công cốc. Chỉ có chánh niệm mới hiểu biết. Chỉ có chánh niệm mới mang lại trí tuệ. Còn định có giới hạn của nó. Định cũng có những giới hạn khác.

Trạng thái chánh định thâm sâu chỉ có thể đạt được trong một số điều kiện riêng biệt. (Nếu ngược lại thì rất khó tập trung hay định tâm). Những Phật tử khắp nơi đã bỏ nhiều công sức suy nghĩ để xây dựng nên những thiền đường và tự viện. Mục đích chính của họ là tạo ra một môi trường yên tĩnh, không bị xao lãng, để trợ duyên cho việc tu tập kỹ năng thiền định này. Không tiếng ồn, không gián đoạn. Quan trọng là tạo ra một môi trường không bị xáo trộn về mặc cảm xúc cho những người tu. Vì việc tu tập sự chánh định thường bị ngăn trở bởi một số trạng thái tâm mà ta hay gọi là những “chướng ngại". Đó là tham dục, sân hận, buồn ngủ (hôn trầm), bất an, và nghi ngờ. (Nghi ngờ là trạng thái tinh thần dễ bị lung lay hay ngờ vực về con đường tu tập). Những chướng ngại gây phiền não và làm xao lãng tâm vừa nói cũng đã được bàn luận ở Chương 12.

Một tự viện là nơi được thiết kế có ít nhất những tiếng ồn gây xáo trộn cảm xúc của người tu. Chẳng hạn, không có những người tu khác giới tu và sống chung trong một tự viện. Vì vậy, sẽ có ít cơ hội cho tâm ái dục khởi sinh. Người tu không ai được cất giữ của cải riêng, để khỏi tranh chấp cái của tôi với cái của anh, và không tạo cơ hội cho lòng tham lam và sự thèm-có-được khởi sinh. Ở đây chúng tôi cần nói thêm một trở ngại nữa cho vấn đề tu thiền định. Khi đạt trạng thái định sâu, ta thường bị hút vào đối tượng thiền định đến mức quên hết những chuyện sinh hoạt khác xung quanh mình. Ví dụ như ta có thể quên cả thân, và quên cả mình là ai, và quên mọi thứ xung quanh mình. Bởi vậy, muốn tu tập chánh định thì cần phải có một môi trường thích hợp là vậy. Cũng vì lý do này, tự viện là một nơi thuận tiện và trợ duyên hữu ích. Thật là hữu ích và an tâm khi người tu biết được có những người khác chăm nom cho mình những điều kiện sống về vật chất như về thức ăn, sức khỏe, chỗ ngủ nghỉ...Không có những sự chăm nom thu xếp như vậy, một người tu rất khó mà an tâm để tu tập nhập định sâu và lâu như mình muốn.

Trái lại, chánh niệm thì không bị những trở ngại đó. Chánh niệm không phụ thuộc vào bất kỳ hoàn cảnh riêng biệt hay bất kỳ điều kiện vật chất hay môi trường nào. Nó chỉ là yếu tố nhận biết thuần túy. Bởi vậy, nó luôn luôn được tự do quan sát bất kỳ sự việc hiện tượng nào đang có mặt - như ái dục, sân hận, hay tiếng ồn. Chánh niệm không bị giới hạn bởi điều kiện nào. Theo một cách nào đó, chánh niệm luôn có mặt trong mọi thời khắc, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. (Trong bất kỳ mọi lúc mọi nơi, chánh niệm đều có thể có mặt).

Thứ nữa, chánh niệm không phải là tập trung chú tâm vào một ‘đối tượng cố định duy nhất’ (như tu tập định). Chánh niệm quan sát sự thay đổi. Vì vậy, chánh niệm có vô số những đối tượng để chú tâm. Chánh niệm chỉ nhìn vào bất kỳ hiện tượng nào đang diễn qua tâm, và không hề định dạng hay phân loại nó. Ngay cả những thứ gì gây xao lãng và gián đoạn cũng được nhận biết bằng mức độ chú tâm tương tự như khi nó chú tâm vào đối tượng chính của buổi thiền (chẳng hạn: hơi thở). Trong trạng thái chánh niệm thuần khiết, sự chú tâm chỉ đơn giản trôi theo những thay đổi đang diễn ra trong tâm. "Thay đổi, thay đổi, thay đổi. Bây giờ là cái này, bây giờ cái này, và bây giờ là cái này".

Chúng ta không thể tu tập sự chánh niệm bằng sự ép buộc (như trong tu định). Sự nghiến răng, gắng gượng không giúp gì được ở đây. Thực tế chắc chắn, càng cố ép thì càng cản trở chánh niệm. Chánh niệm không thể được tu dưỡng bằng sự tranh đấu. Nó phát triển nhờ vào sự nhận biết, sự buông bỏ, sự ngồi xuống nhẹ nhàng trong giây phút hiện tại và thả mình hài lòng với những gì mình đang trải nghiệm. Điều này không có nghĩa là sự chánh niệm của ta lúc nào cũng có mặt. Còn lâu mới được vậy. Cần có năng lượng. Nó cần nỗ lực tinh tấn. Nhưng sự nỗ lực cố gắng này khác với sự ép buộc. Chánh niệm được tu tập bằng một sự nỗ lực nhẹ nhàng, một nỗ lực ‘không nỗ lực’. Người tu thiền tu dưỡng sự chánh niệm bằng cách thường trực nhắc nhớ chính mình một cách nhẹ nhàng để giữ sự tỉnh giác về bất cứ điều gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Sự kiên trì và một sự tiếp xúc nhẹ nhàng là những bí quyết. Chánh niệm được tu tập bằng cách thường trực kéo mình quay lại trạng thái tỉnh giác, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng.

Chánh niệm cũng không thể được dùng theo đường lối ích kỷ. Nó là sự tỉnh thức vô ngã. Không có cái 'Ta' nào trong một trạnh thái chánh niệm thuần khiết. Vì vậy, không có cái ta nào để mà ích kỷ. Trái lại, chính chánh niệm mang lại triển vọng thật sự cho chính bản thân bạn. Nó giúp bạn điềm tỉnh bước lùi lại một bước quan trọng, không tiếp tục ‘dính chàm’ vào những tham dục và sân hận, và vì vậy bạn có thể nhìn lại chính mình và nói rằng, "Àh, thì ra tôi thực sự là như vậy". (Tức là bình thường vì ta luôn dính vào những tham-sân cho nên ta không nhận ra mình đích thực. Tham-sân-si che mờ mắt ta, ngăn ta không thấy được cái ‘con người’ thực của ‘ta’ đích thực là gì.)

Khi đang ở trong trạng thái chánh niệm, bạn sẽ thấy được bản thân mình là gì, đích thực như-nó-là. Bạn thấy rõ hành vi ích kỷ của mình. Bạn thấy được sự khổ đau của mình. Và bạn thấy được những cách thức, đường lối mà chúng ta tạo ra đau khổ. Bạn thấy được bạn làm tổn tương người khác như thế nào. Bạn chọc thủng cái lớp tường được xây bằng những sự dối lừa mà bạn thường xuyên nói với chính mình; và sau lớp tường đó, bạn thấy rõ đích thực cái gì ở trong đó. Chánh niệm dẫn đến trí tuệ.

Chánh niệm không cố mong cầu hay thành tựu được cái gì. Nó chỉ là sự nhìn. Do vậy, không có tham dục hay sân hận dính vào. Sự ganh đua và tranh đấu để thành tựu hay chứng đắc gì gì đó là không có chỗ đứng trong tiến trình chánh niệm. Chánh niệm không canh nhắm vào mục tiêu gì cả. Nó chỉ đơn thuần nhận biết và quan sát những gì đang diễn ra sẵn ở đó.

Chánh niệm là chức năng lớn hơn và rộng hơn chánh định. Nó là một chức năng bao trùm tất cả. Còn định là riêng biệt, đi về cá biệt. Định chỉ lo mục tiêu vào một đối tượng [tiêu điểm] duy nhất và không để ý gì những thứ khác. Chánh niệm thì bao hàm chung, đi về tổng quan. Trước mặt cái mục tiêu chú tâm, thì chánh niệm đứng lùi lại (phía sau định) và quan sát mục tiêu với một gốc nhìn rộng hơn, bao quát hơn, và nhanh chóng nhận biết từng thay đổi đang xảy ra. Ví dụ, khi bạn chú tâm vào một hòn đá, thì sự chánh định chỉ nhìn thấy hòn đá. Chánh niệm đứng lùi lại một chút, tỉnh giác nhận biết về hòn đá, tỉnh giác nhận biết về sự chánh định đang mục tiêu vào hòn đá, tỉnh giác nhận biết về cường độ của sự mục tiêu đó, và sẽ luôn tỉnh giác nhận biết khi sự mục tiêu hay chú tâm bị thay đổi mỗi khi chánh định (sự tập trung) bị xao lãng. Chính chánh niệm mới nhận biết được sự xao lãng đã đang xảy ra, và cũng chính chánh niệm hướng sự chú tâm trở lại mục tiêu hòn đá. Chánh niệm khó tu tập và tu dưỡng hơn chánh định, bởi vì nó là một chức năng sâu rộng hơn. Định chỉ đơn thuần là sự nhắm vào một chỗ, sự mục tiêu vào nhất-điểm của tâm, như là một tia laser chiếu vào một tiêu điểm, hay như tia sáng hội tụ chiếu vào một điểm trên tờ giấy, như đã ví dụ trước đây. Nó có sức mạnh hội tụ để đốt cháy, chiếu sáng lối vào và soi rọi vào mục tiêu đối tượng đang nằm dưới lớp sâu của tâm thức. Nhưng chánh định không hiểu biết được cái mục tiêu mà nó đang soi thấy. Chánh niệm thì có thể xem xét những cơ chế và đường lối của sự ích kỷ [ngã chấp] và hiểu biết được bản chất của đối tượng nó đang nhìn thấy. Chánh niệm có thể chọc thủng bức màn bí mật của khổ đau và cơ chế của mọi sự bất toại nguyện [khổ] và phiền não. Chánh niệm có thể làm bạn được tự do. Chánh niệm có thể giải thoát cho bạn.

Tuy nhiên, ở đây lại là một tình thế “tự mình làm khó mình”, như một cái vòng lẩn quẩn. (Kiểu như “chó cắn đuôi chó”, “gậy ông đập lưng ông”). Chánh niệm thì không phản ứng gì với cái nó nhìn thấy. Nó chỉ nhìn thấy và hiểu biết. Chánh niệm là bản chất cốt lõi của sự kiên trì, nhẫn nhịn. Do vậy, những gì ta nhìn thấy chỉ phải/nên được chấp nhận, được ghi nhận và được quan sát một cách bàng quan và vô tư. (Chúng ta phải cố giống như một người ‘bị trói bó tay mà vẫn thấy hài lòng’ vậy!). Điều này không phải là dễ làm, nhưng nó là tối cần thiết. (Chúng ta cần phải nhẫn nhịn để tu tập cho được, vì mục tiêu thiền tập của chúng ta). Chúng ta dốt tối, vô minh. Chúng ta ích kỷ, và tham lam và khoát lác, kiêu mạn. Chúng ta hám dục và chúng ta lừa dối. Đó là những sự thật về chúng ta. Chánh niệm có chức năng nhìn thấy những sự thật này, và nhẫn nhịn với bản chất của chúng ta, chấp nhận chúng ta đúng-như- chúng-ta-là. Nhưng điều này thì làm phật lòng chúng ta. (Ai mà cam chịu như vậy?!). Chúng ta không muốn chấp nhận. Chúng ta từ khước đường lối đó. Hoặc phải thay đổi, hoặc phải bào chữa bằng cái gì đó?. Nhưng, không thể theo ý của ta, bởi vì sự chấp nhận là bản chất vai trò của Chánh niệm. Nếu chúng ta muốn phát triển và tiến bộ trong sự chánh niệm, thì chúng ta phải chấp nhận những gì Chánh niệm tìm thấy được. Dù đó có thể là sự chán nản, sự kích động, hay sự sợ hãi. Có thể đó là những sự nhu nhược, yếu kém, sự khiếm khuyết hay lỗi lầm. Dù đó là gì đi nữa, nó cũng là chúng ta, là đường lối và bản chất thực sự của chúng ta. Đó là sự thật và hiện thực về chúng ta.

Chánh niệm chỉ đơn thuần chấp nhận mọi thứ nó nhìn thấy được. Nếu chúng ta muốn tiến bộ trong sự chánh niệm, sự chấp nhận nhẫn nại là con đường duy nhất. Chánh niệm chỉ phát triển được bằng một cách duy nhất: thực hành liên tục sự chánh niệm, nỗ lực để có được chánh niệm, và điều đó có nghĩa là phải kiên nhẫn. Tiến trình này không thể bị ép buộc và vội vàng. Không ép và không thúc. Nó tiến theo trình tự và tốc độ của chính nó.

Chánh định và chánh niệm đi đôi với nhau trong công việc thiền. Chánh niệm chỉ đạo sức mạnh của chánh định. Chánh niệm là ‘sếp’ trong tiến trình thi hành. Chánh định cung cấp sức mạnh mà nhờ đó chánh niệm có thể thâm nhập vào trong những tầng lớp sâu nhất của tâm. Sự hợp tác của hai chức năng tạo ra trí tuệ và sự hiểu biết. Chúng phải được tu tập và tu dưỡng theo một tỷ lệ cân bằng. Người tu chỉ cần nhấn mạnh hơn một chút ở phần chánh niệm là đủ tốt, bởi vì chánh niệm là trung tâm của thiền. Những tầng thiền định \jhana\ cao sâu nhất là thực sự không cần thiết cho việc thiền tuệ để dẫn đến sự giải thoát. Như đã nói, chánh định chỉ cần có được ở một mức độ cân bằng với chánh niệm đang có. Sự cân bằng mới là căn bản cần thiết!. Ví dụ, nếu phát triển quá nhiều sự tỉnh giác [chánh niệm] mà không có sự tĩnh lặng của tâm [chánh định] thì kết quả sẽ dẫn đến trạng thái nhạy-cảm-thái-quá, tương tự như trạng thái sau khi lạm dụng thuốc gây ảo giác. Nhưng tu tập quá nhiều định lực mà không theo tỷ lệ cân bằng với sự tỉnh giác của chánh niệm thì kết quả sẽ thành một ông 'Phật Đá'. Thiền sinh ngồi chỉ đăm đăm phăng phắc như một tượng đá, như không còn biết gì. Đây cũng là một hội chứng. Hai điều cực đoan / lệch cân / này đều phải nên tránh bỏ.

Những giai đoạn đầu của việc tu dưỡng tâm [thiền] là đặc biệt tinh tế. Nếu nhấn mạnh quá vào chánh niệm trong thời điểm này sẽ thực sự làm chậm trễ trì trệ sự phát triển chánh niệm. Khi bạn mới ngồi vào buổi thiền, bạn sẽ nhận thấy được tâm của chúng ta nó vô cùng náo động đến mức không ngờ được. Bởi vậy nên kinh văn Phật giáo Nguyên thủy đã ví hiện tượng này như "tâm như con khỉ". Phật giáo Tây Tạng thì ví dụ nó như là một thác nước đổ tuôn trào không ngớt. Nếu bạn chỉ lo nặng về chức năng tỉnh giác vào thời điểm này, thì có quá nhiều thứ đối tượng lăng xăng trào lên để bạn phải chú tâm, và lúc đó sự tập trung [định] không thể nào tốt được. Nhưng bạn đừng vội nản chí. Điều này xảy ra với tất cả mọi người!. Và có một giải pháp đơn giản. Hãy dồn hết nỗ lực tinh tấn để tập trung vào mục tiêu nhất-điểm ngay từ ban đầu, ngay từ những ngày đầu. (Tức là bạn nên tu tập phát triển chánh định trước). Hãy cố “thu gom lại” mọi sự chú tâm đang lăng xăng chạy nhảy liên tục lúc đó. Hãy cố gắng mạnh mẽ, cho dù khó khăn ban đầu. Toàn bộ những hướng dẫn về cách xử lý sự những xao lãng đều đã được giải bày trong Chương 7 và 8. Chỉ cần sau một vài tháng thực hành đúng hướng, bạn sẽ phát triển được sức mạnh chánh định [định lực]. Rồi sau đó thì bạn bắt đầu hướng cái năng lượng định lực đó qua hỗ trợ cho sự chánh niệm. Tuy nhiên, bạn không nên phát triển định quá nhiều, vì nếu định tâm quá nhiều và quá lâu vào một mục tiêu nhất-điểm thì bạn có thể bị rơi vào trạng thái mê mờ, trơ ngơ (như rơi vào không).

Trong hai thành phần của thiền, chánh niệm là phần quan trọng hơn chánh định. Chánh niệm nên được thiết lập càng sớm càng tốt, bất cứ khi nào bạn thấy thoải mái để tu tập nó. Chánh niệm cũng cung cấp nền tảng để cho chánh định được phát triển sâu hơn. Những sai lệch hay mất cân bằng ban đầu giữa hai chức năng định và niệm sẽ được được chúng tự điều chỉnh đúng lúc. Chánh định phát triển một cách tự nhiên nhờ sự tỉnh thức nhắc nhớ của sự chánh niệm mạnh mẽ. Một khi bạn càng phát triển yếu tố nhận biết, thì bạn càng nhanh chóng nhận biết sự xao lãng, và bạn càng nhanh chóng kéo tâm ra khỏi sự xao lãng, và hướng sự chú tâm về lại đối tượng chính yếu (như là: hơi thở). Kết quả tự nhiên là sự tập trung [định lực] sẽ tăng lên. Và khi định tăng triển, nó lại hỗ trợ cho sự phát triển chánh niệm. Khi định lực càng mạnh hơn, thì ta càng ít bị xô giạt hay trượt mất định trong khi phân tích hay xử lý này nọ về sự xao lãng. Bạn chỉ đơn giản ghi nhận sự xao lãng và quay sự chú tâm trở lại đối tượng chính của thiền (như là: hơi thở).

Như vậy thì hai yếu tố này có xu hướng tự cân bằng và hỗ trợ lẫn nhau cùng tăng trưởng một cách tự nhiên. Quy tắc duy nhất trong thời điểm ban đầu này là bạn hãy nỗ lực tu tập định nhất-điểm trước để có được sức mạnh định lực, cho đến khi những sự xao lãng và kích động của cái 'tâm như con khỉ' được lắng lặng xuống. Rồi sau đó, bạn bắt đầu chú trọng phát huy sự chánh niệm. Nếu khi nào bạn thấy tâm mình náo động, chạy nhảy, điên khùng, hãy nhấn mạnh phần chánh định. Nếu khi nào bạn thấy tâm mình mê mờ, trơ ngơ (do việc định quá nhiều và quá mức cần thiết), thì bạn nhấn mạnh phần chánh niệm. Nhưng về tổng cuộc đường dài, trong tương quan giữa hai chức năng, chúng ta cần nhấn mạnh (vai trò) chánh niệm nhiều hơn.

Chánh niệm hướng dẫn sự phát triển thiền của bạn, bởi vì chánh niệm có khả năng tỉnh giác ý thức về chính nó. Chính chánh niệm mới mang lại triển vọng cho việc thiền tập của bạn. Chánh niệm sẽ nhắc nhớ (và là thước đo) cho bạn biết bạn đang thiền tập như thế nào. Nhưng bản đừng để tâm hay lo lắng nhiều về điều đó. Đây không phải cuộc chạy đua. Bạn không cần phải tranh đua với bất cứ ai, và cũng không có hạn mức thời gian nào bắt bạn phải hoàn thành hết.

Một trong những điều khó hiểu nhất là: chánh niệm không phụ thuộc vào bất kỳ trạng thái tình cảm hay tâm linh nào. Thường thì chúng ta có một số hình ảnh về việc thiền. Thiền là việc phải được làm trong hang động yên tĩnh bởi những người điềm tĩnh và đi đứng từ tốn, chậm chạp. Đó là những điều kiện môi trường tốt cho việc tu tập này. Những chỗ đó cũng lý tưởng để dễ tập trung tâm [chánh định] và học tập những kỹ năng tỉnh giác [chánh niệm]. Nhưng một khi bạn đã học được những kỹ năng tu tập hai chức năng đó rồi, thì bạn có thể không cần có những điều kiện của môi trường hiếm có và xa xôi đó; và bạn nên như vậy. Bạn không cần phải từ tốn, chậm chạp như ốc sên mới tỉnh giác chánh niệm được. Bạn thậm chí cũng không cần phải được an bình tĩnh tại thì mới làm được. Bạn có thể chánh niệm khi đang giải những bài toán bậc cao. Bạn cũng có thể tỉnh giác chánh niệm khi đang ở giữa đám đông xô xát nhau trên khán đài sân đá banh hay đang ở giữa chợ đời. Bạn thậm chí có thể tỉnh giác chánh niệm ngay giữa lúc giận dữ điên tiết. Những sinh hoạt về thể xác và tinh thần không hề là trở ngại gì đối với sự chánh niệm. Nếu bạn có đang quá hiếu động hay đang bị quá khích, thì bạn chỉ cần đơn giản quan sát bản chất và mức độ của hành vi đó. (Thủ thuật này đã được hướng dẫn). Nó chỉ là một phần của màn diễn diễn qua trong tâm thức chúng ta mà thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 23 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.137.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...