Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy »» CHƯƠNG I. DẪN NHẬP »»

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
»» CHƯƠNG I. DẪN NHẬP

Donate

(Lượt xem: 1.651)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy - CHƯƠNG I. DẪN NHẬP

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Trên bước đường hoằng hóa độ sanh, hình bóng đức Phật đã hiển hiện khắp cả vùng đất Ấn đương thời. Những nơi nào cần đến, Ngài đều đến để đem sự an lạc chung cho cộng đồng xã hội. Rồi mãi đến hôm nay, sau hơn 25 thế kỷ, bóng dáng từ hòa của đức Phật vẫn chưa phai nhòa trong lòng mọi người và những pháp âm của Ngài vì lợi ích cho con người, cho chư thiên và cho tất cả hãy còn đồng vọng nơi đây.

Suốt bốn mươi lăm năm, đức Phật bằng mọi phương tiện đã giảng dạy những bài pháp đến cho tất cả. Không riêng gì về lãnh vực xã hội con người, đức Phật còn thuyết pháp trên các cung trời, cho các hàng chư Thiên, Ma, Phạm thiên, hoặc đức Phật cũng đã đi xuống long cung thuyết giảng giáo lý giác ngộ cho chúng sinh loài rồng được lợi ích. Như vậy, với bản hoài độ sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, đức Phật đã dẫn nhập giáo lý giải thoát của Ngài cho con người đến để mà thấy, học để mà hiểu và tu để mà chứng, nên hương vị giáo pháp đã đi sâu vào lòng người. Giáo pháp ấy là giáo pháp cho con người và vì con người nên dù trải qua bao nhiêu thời gian đi nữa, nó vẫn mãi tồn tại với con người.

Giáo lý được đức Phật trình bày hoàn toàn không nhắm vào một lãnh vực đơn thuần nào cả, cũng không riêng cho một hạng người nào trong xã hội. Nói một cách tổng quát là chung cho bảy chúng của đức Phật: tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.

Dù cho những lời dạy của đức Phật là bức thông điệp tuyên bố về sự thật muôn đời, nhưng nếu không được đúc kết, tác thành văn bản thì lời dạy ấy cũng sẽ bị mai một. Vì vậy, sau khi đức Phật diệt độ khoảng 100 năm thì các vị Thánh đệ tử đa văn đã lần lượt mở những đại hội kiết tập kinh điển trải qua nhiều triều đại.

Trong khi kiết tập những giáo nghĩa này, với quan điểm không thống nhất nên đã là nguyên nhân, mầm mống cho các bộ phái xuất hiện. Thật ra, giáo pháp của đức Phật chỉ duy nhất có một vị, ấy là vị giải thoát. Thế nhưng, dưới cái nhìn của mỗi người về giáo pháp có khác nhau. Trong khả năng của mỗi người chỉ nắm hiểu được một khía cạnh của giáo pháp, và từ đó họ khai triển giáo pháp theo lập trường không toàn diện của họ. Kết quả đã đưa đến ít nhất là hai lập trường lớn: Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Từ dây, giáo pháp cũng được phát huy theo hai lập trường này một cách rõ rệt.

Đại Chúng Bộ là những người nghiêng về mặt Bản thể luận, khai triển kinh điển đến nơi cùng cực và sau này phát triển thành Phật giáo Đại Thừa. Còn Thượng Tọa Bộ là những người nghiêng về Hiện tượng luận, thừa truyền một cách trung thành giáo nghĩa của đức Phật dạy, và đây chính là tiền thân của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Hệ thống kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy được đúc kết và tác thành năm bộ, gọi là năm bộ Nikāya, gồm Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh. Như vậy, nội dung năm bộ Nikāya là kho tàng lưu trữ những lời dạy của đức Phật suốt trong bốn mươi lăm năm Ngài còn tại thế. Và như vậy, theo tinh thần của tiểu luận này, người viết cũng chỉ dựa vào một phần nhỏ tư tưởng xã hội được chứa đựng trong năm bộ Nikāya đã trình bày qua các tiểu mục của đề tài.

Danh từ xã hội nơi đây được hiểu như là cộng đồng xã hội, mang ý nghĩa tổng quát về sự sinh hoạt của đời sống con người, chứ không mang ý nghĩa theo tổ chức các ngành như xã hội học, kinh tế học, nhân chủng học... Trong tinh thần tổng quát về cộng đồng xã hội đó xuyên qua các tiểu mục:

- Vấn đề một quốc gia hưng thịnh, gồm có những điều kiện: bảy yếu tố làm nền tảng và cũng là chất liệu xây dựng quốc gia phú cường, một hội đồng nội các phải hội đủ 10 pháp để cai trị người dân. Mười pháp này hoàn toàn phục vụ tốt bởi dân, cho dân và vì dân, phải có các biện pháp hữu hiệu chống nghèo đói và mầm mống gây chiến tranh.

- Vấn đề tương hệ gia đình và xã hội, vấn đề kinh tế gia đình (sản xuất chi thu, tích lũy, đầu tư). Đây là sợi dây liên hệ mật thiết giữa cá nhân con người và cộng đồng xã hội. Từ vai trò cha mẹ đối với con cái cho đến trách nhiệm của thầy đối với trò, vợ đối với chồng, bạn bè và bà con láng giềng, người chủ đối với nhân công và vị trí của tu sĩ đối với cư sĩ.

- Vấn đề đời sống hiện thực hạnh phúc. Đời sống hạnh phúc này được vạch ra cho cả hai: Đời sống hạnh phúc của một cư sĩ tại gia và đời sống hạnh phúc của một tu sĩ không nhà, ngay nơi hiện tại và tương lai.

- Vấn đề lứa đôi rất nhân bản và rất cấp tiến về hôn nhân và hạnh phúc, nói lên vai trò của một cô dâu khi về nhà chồng, những phẩm chất khác nhau của người vợ ở đời cũng như vị trí của người vợ vừa là bạn, vừa là người tình và vừa là người vợ. Đối với người chồng cũng vậy.

- Vấn đề tín ngưỡng cũng như thái độ khác nhau của ngoại đạo đối với Phật giáo: phỉ báng, mắng nhiếc, vu khống, tán thán...

- Vấn đề dân chủ, bình đẳng trong giai cấp, màu da, chủng tộc và phái tính. Giá trị đích thực của con người là ở thái độ sống, lấy hạnh đức, tuệ đức làm tiêu chuẩn giá trị. Giữa nam nữ được bình đẳng trong ý nghĩa cùng là con người. Thể hiện tinh thần bình đẳng không kỳ thị qua cách thức tổ chức giáo hội. Thể hiện tinh thần dân chủ qua tổ chức Giới luật cũng như qua sự thể hiện trong sinh hoạt của đoàn thể Tăng, Ni.

- Vấn đề hòa bình, tiếng nói trung thực của Phật giáo. Đức Phật đã thân hành can thiệp ngăn chặn những cuộc chiến sắp xảy ra của các vương quốc. Tinh thần khoan dung, vì lòng vị tha, từ bi của Phật giáo - lấy tình thương xóa bỏ hận thù (qua tinh thần giáo lý, qua nền tảng xây dựng Giới luật, tiêu biểu qua sự thể hiện thành công của vua A-dục). Tinh thần xây dựng an lạc, hạnh phúc, không giết hại, tôn trọng tuyệt đối sự sống của mọi loài. Xây dựng hòa bình cho xã hội, hòa bình cho mỗi cá nhân.

- Vấn đề cơ bản để giải quyết những phiền não rối loạn nơi đời sống cá nhân cũng như tập thể. Thể hiện qua tinh thần giáo lý Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo.

- Vấn đề Phật giáo chỉ đạo một đường lối giáo dục con người toàn diện, thực sự dân chủ, nhân bản và sáng tạo. Thái độ giáo dục của đức Phật đối với mọi tầng lớp trong tinh thần thực tiễn, thực tại. Tinh thần giáo lý đã tạo nên ý thức trách nhiệm cá nhân trong tinh thần tự tri, tự chủ, độc lập không nô lệ. Tinh thần giáo dục con người xã hội kiến thức chuyên môn, giáo dục nghề nghiệp và tự thân con người. Tinh thần giáo dục thiền định là con đường giáo dục tâm lý tốt, con đường đoạn trừ phiền não, và là con đường đi đến sáng tạo. Tinh thần giới luật, giáo lý nhân quả là căn bản xây dựng đạo đức con người.

- Vấn đề chỉ đạo tốt toàn bộ sinh hoạt của con người qua giáo lý Duyên khởi. Chỉ đạo nhận thức đúng thế giới hiện tượng về mọi mặt: xã hội, vật lý, tâm lý, sinh lý... cũng như chỉ đạo một sự điều hợp hợp lý trong các ngành sinh hoạt xã hội.

- Vấn đề nhận thức để xây dựng các lý thuyết căn bản nhằm chống lại những chủ thuyết kỳ thị - Giáo pháp Vô ngã. Một tinh thần giáo lý trực tiếp đề xuất một siêu chủ thuyết, phá ngã triệt để, siêu khuôn mẫu...

Tất cả tư tưởng giáo lý được chứa đựng trong các tiểu mục trên, thật rạt rào tình thương chân thật và vô cùng thiết thực cho một quan niệm sống của xã hội con người. Vì vậy, những nội dung xuyên qua các tiểu mục sẽ chứng minh cho tất cả mọi người thấy rằng ngoài vấn đề tu tập giải thoát, Đạo Phật còn hiện hữu trong từng cá nhân để xây dựng một nếp sống lành mạnh, an vui và hạnh phúc. Đạo Phật không từ chối một cá nhân nào gọi là hư hỏng mà không sách tấn, hay tạo phương tiện để tiến trên lộ trình giải thoát. Đạo Phật không từ nan bất cứ một môi trường nào hoặc hoàn cảnh nào gọi là khó khăn để lùi bước và quên đi vai trò phục vụ nhân sinh của chính mình. Đạo Phật mang tinh thần chịu đựng thật kiên cố, đó là chiếc áo giáp nhẫn nhục để đối đầu với hàng chúng sanh kiên cường, như trong kinh Giáo giới Phú-lâu-na đã thể hiện.

Đạo Phật mang một tinh thần chủ hòa và luôn lúc nào cũng đem lại sự thanh bình trong sáng cho cộng đồng xã hội con người. Đạo Phật cũng tôn trọng tình yêu và hôn nhân, vì đây là hạnh phúc gia đình của hàng nam nữ cư sĩ mà chúng ta không thể phủ nhận. Đạo Phật còn đề cao sinh hoạt văn hóa và giáo dục toàn diện cho con người và vì con người, để có một nhân sinh quan tốt ngay trong cuộc sống hiện tại. Đây chính là những tư tưởng linh hoạt và sống động đã đi vào cuộc đời và cũng đã chứng minh sự nhầm lẫn của quan điểm cho rằng Đạo Phật là đạo tiêu cực, bi quan, là đạo chủ trương con người xa lánh cuộc đời để đi tìm những cái gì phù phiếm bên ngoài thế gian này, là đạo vứt bỏ chiếc áo vương giả nơi cung cấm chỉ để đổi lấy chiếc áo phong sương chốn rừng sâu núi thẳm của những bậc đạo sỹ lang thang không gia đình, vô bổ cho xã hội.

Tất cả những vấn đề được trình bày trong phần dẫn nhập là nhằm mục đích giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát trước khi đi vào nội dung của tiểu luận này. Và nơi đây người viết cũng chỉ trình bày một cách đại cương qua các tiểu mục ấy.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Phát tâm Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.28.173 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...