Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy »» TIẾT 5. THÁI ĐỘ CỦA NGOẠI ĐẠO, BÀ-LA-MÔN ĐỐI VỚI ĐỨC THẾ TÔN »»

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
»» TIẾT 5. THÁI ĐỘ CỦA NGOẠI ĐẠO, BÀ-LA-MÔN ĐỐI VỚI ĐỨC THẾ TÔN

Donate

(Lượt xem: 1.421)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy - TIẾT 5. THÁI ĐỘ CỦA NGOẠI ĐẠO, BÀ-LA-MÔN ĐỐI VỚI ĐỨC THẾ TÔN

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Đức Phật xuất hiện giữa xã hội Ấn Độ đương thời, một xã hội đầy loạn lạc và khổ đau, đầy sự bất công và nô lệ. Con người sống trong chế độ phân biệt giai cấp, người bóc lột người. Chính vì vậy mà giai cấp nào mạnh có thế lực hơn trong xã hội thì giai cấp ấy nắm quyền thống trị. Từ địa hạt kinh tế xã hội đến địa hạt tín ngưỡng tôn giáo, con người hoàn toàn không tự do mà tất cả đều có điều kiện và sức mạnh kèm kẹp. Trong tình trạng của một xã hội như vậy, trí tuệ siêu việt và sự giác ngộ của đức Phật đã làm chấn động con người, ánh sáng giác ngộ của đức Phật như mặt trời rực rỡ xóa tan tất cả sự u tối của con người và làm lu mờ những đóm sáng hắt hiu của hàng ngoại đạo. Sự giác ngộ của đức Phật là một tiếng thét hãi hùng làm đinh tai nhức óc hàng bà-la-môn giáo đương thời. Sự hiện diện của đức Phật trên bước đường hoằng hóa độ sanh là hình ảnh oai hùng, trầm lặng như những bước đi dõng dạc, oai vệ của sư tử chúa. Con người thật của đức Thế Tôn, bậc Chánh biến tri, Nhân Thiên sư phạm là nơi quy ngưỡng của mọi người. Vì vậy trong suốt thời gian Phật tại thế, thế lực của hàng ngoại đạo bị sút giảm khá nhiều, và vòng đai sinh hoạt cũng được thu hẹp lại. Không những các đệ tử của các giáo chủ ngoại đạo bỏ thầy mình về với Phật, quy y Tam Bảo mà ngay cả các hàng Trưởng lão bà-la-môn cũng đều đảnh lễ, xin quy y làm đệ tử Phật. Đây là một nhân tố đã làm cho hàng ngoại đạo phải điên đầu khi thấy giáo đoàn của mình ngày càng giảm sút và uy thế tắt lịm. Vì vậy, một số ngoại đạo đã sanh tâm thù hận, âm mưu trả thù.

Ở đây chúng tôi sẽ trình bày tóm lược thái độ của ngoại đạo và cách đối trị của đức Thế Tôn.

a. Thái độ chống đối của ngoại đạo

Về phương diện này, hàng ngoại đạo đã thiết lập các âm mưu dưới nhiều hình thức: vu khống, tuyên truyền, xuyên tạc, mục đích để làm suy giảm ảnh hưởng quần chúng về uy tín của đức Phật và đoàn thể chúng tỳ-kheo. Họ đã thách đố đức Phật biểu diễn thần thông, tranh luận để vấn nạn hơn thua, họ đặt người nằm vùng trong hội chúng để dò xét, tìm hiểu sự thật về đức Phật... Về những kế hoạch để thực hiện âm mưu vu khống của ngoại đạo, trong các kinh đã ghi lại như sau:

“Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anathapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường tôn kính (apacito) nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh. Chúng tỳ-kheo cũng được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường tôn kính, cũng nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh... Nhưng các tu sĩ ngoại đạo không được cung kính, cũng không được các vật dụng như y... dược phẩm trị bịnh. Các tu sĩ ngoại đạo ấy không thể chịu nổi sự cung kính đối với Thế Tôn và chúng tỳ-kheo, đi đến nữ du sĩ Sundari, sau khi đến nói với nữ du sĩ Sundari: “Này chị, chị có thể làm lợi ích cho các bà con?”

“Thưa các tôn giả, con có thể làm gì? Việc gì con có thể làm được? Đời sống của con là một vật hy sinh (paraccattam) cho các bà con.”

“Vậy chị hãy thường đi đến Jatavana.”

“Thưa vâng, các tôn giả.”

Nữ du sĩ Sundari, sau khi vâng đáp các du sĩ ngoại đạo ấy, thường xuyên đi đến Jetavana. Khi các du sĩ ngoại đạo ấy được biết rằng nữ du sĩ Sundari được nhiều người thấy thường xuyên đi đến Jetavana, chúng đoạt mạng sống của Sundari tại đây, chôn nàng vào cái hố trong mương của Jetavana, rồi đi đến vua Pasenadi nước Kośala. Sau khi đến, thưa với vua Pasenadi nước Kośala: “Thưa Đại vương, nữ du sĩ Sundari không được thấy nữa.”

“Nhưng các ngươi nghi ngờ nàng ấy ở tại đâu?”

“Ở tại Jetavana, thưa Đại vương.”

“Vậy hãy đi tìm ở tại Jetavana.”

“Các du sĩ ngoại đạo ấy đi tìm ở Jetavana, đào mương tại chỗ quăng nàng xuống, đặt nàng trên giường đi vào Sāvathi từ đường này đến đường khác, từ ngã ba đường này đến ngã ba đường khác, họ làm cho dân chúng tức giận nói rằng: “Các người hãy xem công việc làm của các Thích tử! Vô liêm sỉ là các sa-môn Thích tử này, theo ác giới, theo ác pháp, nói láo, không phạm hạnh, họ tự cho là sống đúng pháp, sống thăng bằng, sống phạm hạnh, nói lời chân thật, giữ giới theo thiện pháp. Không có sa-môn hạnh trong các vị này. Từ đâu họ có sa-môn hạnh? Từ đâu họ có bà-la-môn hạnh? Sa-môn hạnh của họ đã bị mất. Sau khi làm xong phận sự của đàn ông, họ đoạt mạng sống của nữ nhân này.”

Tại Sāvathi, trong các làng xóm từ đầu trên tới đầu dưới, mọi người đều thấy và nghe các du sĩ ngoại đạo vừa đi vừa nói những lời độc ác, mắng nhiếc, mạ lỵ, phỉ báng, bực tức như vậy, họ đâm ra hoang mang, đâu là sự thật và đâu là không phải sự thật.

Sau khi sự kiện xảy ra, các tỳ-kheo vào thành khất thực và nghe người ta nói về sự kiện ấy, bèn bạch với đức Phật. Phật dạy phương pháp đối trị:

“‘Tiếng đồn này sẽ không còn tồn tại lâu dài, chỉ có một tuần thôi, sau một tuần sẽ biến mất. Này các tỳ-kheo, những ai thấy tỳ-kheo... bức não, các ngươi hãy chỉ trích lại với bài kệ này:

“Ai nói lời không thật,
Phải đi đến địa ngục,
Ai có làm lại nói,
Việc ấy tôi không làm,

Cả hai sau khi chết,
Sẽ đồng đẳng như nhau.
Chúng là những hạng người,
Làm các hạng hạ liệt,
Trong một đời sống khác.”
Bài kệ đức Thế Tôn dạy và các tỳ-kheo truyền tụng, mọi người được nghe và họ suy nghĩ: “Các Thích tử sa-môn không có phạm tội. Sự việc ấy không phải do họ làm. Các sa-môn Thích tử này đã thề như vậy.”

Kết quả âm mưu vu khống của hàng ngoại đạo chấm dứt trong sự lãng quên của mọi người, và đức Phật nói lên lời cảm hứng:

“Người không biết chế ngự
Với lời đâm người khác,
Giống như voi (bị đâm),
Khi tham gia chiến trận.

Nghe những lời thô ác,
Tỳ-kheo hãy chịu đựng,
Giữ gìn không nói lên,
Tâm không có hiềm hận.”

Cũng trong Tiểu Bộ kinh, một hôm đức Thế Tôn đang đi giữa những người dân Kosala cùng với chúng tỳ-kheo, lúc ấy có nhóm thanh niên bà-la-môn cũng gần đó, thấy Thế Tôn họ liền mắng nhiếc, chửi rủa thậm tệ. Đức Phật thấy vậy, bèn nói bài kệ:

“Lời nói của kẻ trí,
Khi bối rối luống cuống,
Rơi vào nhiều đề tài,
Nhiều lãnh vực sai khác.
Chúng muốn mở miệng rộng,
Cái gì dắt dẫn chúng,
Chúng đâu có biết rõ.”
Một hôm khác, trong Jataka (Bổn Sanh) đã thuật lại câu chuyện của ngoại đạo bày mưu cho một nữ tín đồ thường hay lui tới để nghe Phật thuyết dạy. Sau những giờ giáo huấn của Thế Tôn, nàng ta không chịu về liền mà cứ quanh quẩn lại nơi tịnh thất của Thế Tôn, để mọi người trông thấy. Sau một thời gian, cô ta lấy đồ độn trước bụng, bên trong lớp áo phủ kín, để trá hình là đang có thai. Rồi đi đến đức Thế Tôn bắt Ngài phải chịu trách nhiệm cái thai đó. Đức Thế Tôn vẫn im lặng. Khi ấy, vua trời Đế Thích liền hiện thần thông làm đứt dây, tuột xuống đồ độn trong bụng và bày ra sự thật trá hình trước mắt đám đông quần chúng. Nàng ta xấu hổ, quay lưng bỏ chạy. Nhưng không tránh khỏi việc làm ác nên vừa ra khỏi vòng đai tinh xá thì đất tự nhiên nứt ra và chôn sống nàng tại chỗ.

Tất cả những âm mưu gian manh được thiết lập dưới những kế hoạch lộ liễu của ngoại đạo đối với đức Phật. Họ đã không có kết quả như ý mà còn bị thất bại chua cay và nhục nhã. Vì vậy, với người dân đương thời, kẻ trí thức, hàng vương tôn, vua chúa càng thêm chán ngán mất lòng tin đối với hàng ngoại đạo, vì thực chất của ngoại đạo không thật đức, nên họ lại càng hướng tâm, quy ngưỡng về đức Thế Tôn và chúng tỳ-kheo tăng. Do vậy, hội chúng của đức Thế Tôn ngày càng đông, và sự hoằng truyền ngày càng thịnh đạt.

Lại nữa, một hôm đức Thế Tôn ở Vesali, tại Mahāvana, trong nhà nóc nhọn, khi ấy có số người Liechavi Bhaddhiya đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn như sau:

“Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: Là một nhà huyễn thuật, sa-môn Gotama biết được huyễn thuật lôi cuốn những đệ tử ngoại đạo. Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: ‘Sa-môn Gotama là một huyễn thuật sư... Bạch Thế Tôn, chúng con không muốn nghe xuyên tạc Thế Tôn.”

Đức Thế Tôn nghe vậy và dạy những người Liechavi Bhaddhiya các giáo lý thật trong sáng và tự do nhận định bằng trí tuệ của chính mình mà không bắt buộc phải nghe theo lời nói của bất cứ một ai, dù đó là lời nói của một vị Thánh hay lời kinh được truyền tụng trải qua nhiều đời.

“Này Bhaddhiya, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì theo truyền thông, chớ có tin vì nghe tin đồn, chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng (pitakasampàdanena), chớ có tin vì nhân lý luận (takkahetu), chớ có tin đúng theo một lập trường (nayahelu), chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện (ākārapari vitakkena), chớ có tin vì phù hợp với định kiến (ditthinijjhanakkhantiya), chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền (bhavya rùpatāya), chớ có tin vị sa-môn là bậc đạo sư của chính mình. Nhưng này, Bhaddiya, khi nào ngươi tự biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện, các pháp này là có tội. Các pháp này bị người có trí chỉ trích. Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau. Thời này Bhaddiya, ngươi hãy từ bỏ chúng.”

Trong một dịp khác, nữ bà-la-môn Dhannanjani đã nói lên những lời tán thán đức Phật, thì khi ấy bà-la-môn Bhāradvāja, một học giả của ngoại đạo, nghe vậy liền tức giận, mắng nhiếc bằng những lời ác độc: “Các mụ ti tiện kia lại buông lời tán thán lão sa-môn trọc đầu ấy, ta sẽ luận phá Đạo sư của ngươi.”

Rồi Bhāradvāja liền đi ngay đến đối diện đức Thế Tôn, thái độ giận dữ, bực tức buông ra những câu hỏi như sau:

“Giết vật gì được lạc?
Giết vật gì không sầu?
Có được một pháp gì,
Ngài tán đồng giết hại,
Tôn giả Gotama?”

Đức Thế Tôn điềm tĩnh và hoan hỷ đáp:

“Giết phẫn nộ được lạc,
Giết phẫn nộ không sầu,
Pháp ấy bậc Hiền thánh,
Tán đồng sự giết hại.
Giết pháp ấy không sân,
Đó bà-la-môn kia.”

Khi thấy dung nhan từ tốn trang nghiêm và lời thuyết giáo phù hợp với ý nghĩa chân thật, bà-la-môn Bhāradvāja sinh khởi lòng quy kính và đảnh lễ Thế Tôn xin được xuất gia tu học theo Thánh pháp luật. Đức Phật thọ nhận. Thời gian không bao lâu, Bhāradvāja tinh tấn tu hành nên chứng đắc quả A-la-hán ngay trong đời hiện tại. Bấy giờ, bà-la-môn Akkosaka nghe Bhāradvāja đã quy y theo Phật, sống đời xuất gia của một vị tỳ-kheo, lòng phẫn nộ nổi dậy, ông bươn bả thẳng đến trú xứ Thế Tôn, buông lời mắng nhiếc thậm tệ. Nhưng với thái độ của bậc Đại giác, Thế Tôn điềm nhiên hỏi lại Akkosaka:

- Này Akkosaka, trong nhà của ngươi khách có thường đến thăm viếng không?

- Có.

- Mỗi khi khách đến thăm, ngươi có thiết tiệc đãi đằng không?

- Có.

- Nhưng nếu khách không ăn, đồ tiệc ấy ngươi giải quyết như thế nào?

- Thì ta ăn và chia cho vợ con trong nhà ta ăn.

- Cũng vậy, những lời mắng nhiếc của ngươi vừa rồi đã cho ta, nhưng ta không nhận, vậy những lời mắng nhiếc ấy là của ngươi và ngươi hãy mang về.

Akkosaka nghe đức Phật nói đến đây, tâm liền tỏ ngộ, xin Phật được xuất gia, và sau thời gian chứng đắc A-la-hán.

Vào một nhân duyên khác, đức Thế Tôn ở giữa dân chúng Magadha, tại núi Dakkhināgini, trong một ngôi làng Bà-la-môn tên Ekanāla. Vào ngày hôm ấy Ekanāla sửa soạn sẵn 500 lưỡi cày để ra đồng cày ruộng và đang phân phát thức ăn cho mọi người. Lúc bấy giờ đức Thế Tôn đang trên đường khất thực, Ngài đi đến và đứng một bên. Thấy vậy, bà-la-môn Kasibhāradvāja không mấy vừa lòng, bèn nói:

“Này sa-môn, ta cày và ta gieo, ta ăn. Và sa-môn, hãy cày và gieo, hãy ăn.”

“Này bà-la-môn, ta cũng cày và cũng gieo, ta ăn.”

“Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, cái cày hay lưỡi cày hay gậy thúc (trâu bò) hay các con bò đực của tôn giả Gotama. Vậy mà tôn giả Gotama nói: “Này bà-la-môn ta có cày và ta có gieo, sau khi cày và sau khi gieo ta ăn.”

Kasibhāradvāja nói với Thế Tôn bài kệ:

“Người tự nhận giới cày,
Ta không thấy người cày,
Đã hỏi về người cày,
Hãy trả lời chúng ta,
Người cày như thế nào,
Chúng tôi muốn biết rõ.”

Nghe hỏi, đức Thế Tôn đáp:

“Lòng tin là hạt giống,
Khổ hạnh là cơn mưa,
Trí tuệ đối với ta,
Là ách và lưỡi cày,
Xấu hổ là cán cày,
Ý là sợi dây buộc,
Và niệm đối với ta,
Là lưỡi cày, gậy thúc.
Với thân khéo phòng hộ,
Với lời khéo phòng hộ,
Với món ăn trong bụng,
Biết tiết độ chế ngự,
Ta tác thành chân thật,
Để cắt dọn (cỏ rác).

Sự giải thoát của ta,
Thật hiền lành nhu thuận,
Với tinh cần tinh tấn,
Ta gánh chịu trách nhiệm.

Ta tự mình đem lại,
An ổn khỏi khổ ách.
Như vậy ta đi tới,
Không trở ngại thối lui.

Chỗ nào ta đi tới,
Chỗ ấy không sầu muộn.
Cày bừa là như vậy,
Được quả là bất tử,
Sau cày bừa như vậy
Mọi khổ được giải thoát.”

Sau khi nghe Thế Tôn thuyết giảng, bà-la-môn Kasibhāradvāja sinh thuận tín, lấy bát bằng đồng, đựng cháo sữa, dâng đức Phật và bạch: “Thưa tôn giả Gotama đi cày quả bất tử.”

Một trường hợp khác, bà-la-môn Pokkharasāti, người nổi tiếng tại Ukattha, đã xúi đệ tử bậc nhất của mình là Ambattha, người đã làu thông 3 tập Vệ-đà, được xem là thông minh xuất chúng. Vị trí của Ambattha ngang hàng với bậc thầy, đi đến ra mắt Thế Tôn để xem cho chính xác về vấn đề danh tiếng của Thế Tôn được đồn đãi khắp nơi có đúng hay không.

Ambattha đến yết kiến Thế Tôn với một thái độ bướng bỉnh, ngạo mạn, bằng những lời hỏi thăm cộc lốc và đi qua đi lại trước mặt Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nói với thanh niên Ambattha, là đối với các hàng trưởng lão cao niên, tổ sư bà-la-môn cũng có cung cách nói chuyện như vậy hay sao? Ambattha phủ nhận là không phải như vậy, và nói:

“Này Gotama, phải đi và nói chuyện với một vị bà-la-môn, nếu vị ấy đang đi. Phải dứng và nói chuyện với một vị bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang đứng. Phải ngồi mà nói chuyện với một vị bà-la-môn, nếu vị ấy đang ngồi. Phải nằm mà nói chuyên với một vị bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang nằm. Chỉ với những sa-môn hèn hạ, trọc đầu, đê tiện, đen đủi, sanh từ nơi chân của bà con ta thì ta mới nói chuyện như vậy, như với ngươi, Gotama!”

Đức Thế Tôn hỏi Ambattha đến có mục đích gì và tại sao có một thái độ như thái độ của một con người vô giáo dục. Khi nghe đức Thế Tôn nói vậy, Ambattha liền phẫn nộ, tức tối và muốn hạ nhục Thế Tôn, phỉ báng Thế Tôn, công kích đức Thế Tôn, và tự nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama này có ác ý đối với ta.” Rồi Ambattha nói với Thế Tôn rằng: “Này Gotama thô bạo là giòng họ Thích-ca. Là đê tiện thuộc thành phần đê tiện, giòng họ Thích-ca không kính nhường bà-la-môn, không lễ bái bà-la-môn, không cúng dường bà-la-môn, không tôn trọng bà-la-môn. Này Gotama, như vậy thật không phải lẽ, thật không đúng pháp, khi giòng họ Thích-ca này, những hạng đê tiện... Không tôn trọng bà-la-môn.” Như vậy Ambattha đã buộc tội giòng họ Thích-ca là đê tiện.

Sau khi Ambattha kết án giòng họ Thích-ca là đê tiện như vậy, và Thế Tôn đã hỏi vì lý do gì. Ambattha đã trình bày lý do là một hôm Ambattha đi đến Kapilavatthu và khi ngang qua một hội trường của giòng họ Thích-ca. Lúc ấy có một số đông thanh niên Thích-ca đùa giỡn, thọc cù lét với nhau, và không có ai mời Ambattha ngồi. Vì vậy, Ambattha nghĩ rằng thanh niên giòng họ Thích-ca xem thường và lấy mình làm cớ để đùa giỡn. Và từ đó đi đến kết luận là giòng họ Thích-ca đê tiện.

Không thể chấp nhận trước một lý do nhỏ nhặt như vậy mà Ambattha đã buộc tội cả một giòng họ Thích-ca đê tiện và để giáo hóa chàng thanh niên này, đức Thế Tôn đã giảng thuyết nguồn gốc Tổ tông của Ambattha. Sau khi hiểu rõ nguồn gốc của mình Ambattha đã chấp nhận. Nhưng sự chấp nhận này đã bị nhóm thanh niên cùng bọn phản đối. Vì Tổ tông của Ambattha thuộc giòng họ Thích-ca trong quá khứ, và tự thân Ambattha là con của một nữ tỳ. Các thanh niên đã la hét lên: “Người ta nói thanh niên Ambattha là tiện sanh, người ta nói thanh niên Ambattha là con của giòng không phải quý phái, người ta nói thanh niên Ambattha là con một nữ tỳ của giòng họ Thích-ca, người ta nói giòng họ Thích-ca là chủ của thanh niên Ambattha.” Trước thái độ phản kháng của đồng bọn Ambattha về Tổ tông của thanh niên Ambattha là giòng Thích-ca và con nhà nữ tỳ. Thế Tôn đã nhân đó trình bày tiền thân của Ambattha cho mọi người cùng nghe. Sau khi đã thỏa mãn trước lời dạy của Thế Tôn, đồng bọn Ambattha đã đảnh lễ Thế Tôn ra về, và thuật lại tất cả những gì xảy ra giữa Thế Tôn và Ambattha cho thầy mình nghe. Bà-la-môn Pokkhara Sādi nghe như vậy, tức giận nói với thanh niên Ambattha:

“Ngươi thật là nhà học giả đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà đa văn đốn mạt của chúng ta. Ngươi thật là nhà tinh thông ba quyển phệ-đà đốn mạt của chúng ta. Người ta đã nói những ai có sự cư xử như vậy, khi thân hoại mạng chung sẽ phải sinh vào cõi ác, đọa xứ địa ngục. Này Ambattha, ngươi càng công kích tôn giả Gotama bao nhiêu, lại càng bị tôn giả Gotama lật tẩy chúng ta bấy nhiêu.”

Bà-la-môn Pokkharasāti tức giận, bực bội dùng chân đá thanh niên Ambattha bổ lộn nhào rồi lập tức muốn đi đến gặp Thế Tôn.

Rồi bà-la-môn Pokkharasāti bèn đi đến yết kiến Thế Tôn trong đêm dưới ánh sáng của những ngọn đuốc. Đến nơi, chào hỏi Thế Tôn và bạch:

“Tôn giả Gotama, đệ tử của chúng tôi, thanh niên Ambattha có đến đây không ?”

“Này bà-la-môn, đệ tử của ngươi, thanh niên Ambattha có đến đây.

“... này bà-la-môn Ta có đàm luận với thanh niên Ambaltha.”

“Tôn giả Golama, cuộc đàm thoại của Ngài với thanh niên Ambattha như thế nào?”

Sau khi biết nội dung cuộc đàm thoại, bà-la-môn Pokkharasāti xin lỗi Thế Tôn:

“Tôn giả Gotama, thanh niên Ambatlha thật là ngu si. Tôn giả Gotama hãy tha thứ cho thanh niên Ambattha.”

Và sau khi đàm luận, bà-la-môn Pokkharasāti đã cung thỉnh Thế Tôn: “Hôm nay xin mời tôn giả Gotama cùng chúng tỳ-kheo đến dùng cơm với chúng con.”

Trong Trường Bộ Kinh, một hôm đức Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Rajagaha và Nalandā cùng với chúng tỳ-kheo khoảng 500 vị. Lúc ấy có du sĩ Suppiya ngoại đạo cũng cùng đi trên con đường đó với đệ tử của mình là thanh niên Brahmadatta. Trên đường đi, du sĩ ngoại đạo Suppiyo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn đệ tử của Suppiyo dùng vô số phương tiện để tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy, hai thầy trò, hai quan điểm trái ngược nhau. Sau khi đức Thế Tôn hiểu được sự việc ấy xảy ra như vậy, Ngài bèn dạy chúng tỳ-kheo như sau:

“Này các tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy, sanh lòng căm phẫn, tức tối tâm sanh phiền muộn. Này các tỳ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng và nếu các ngươi sanh lòng căm phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn thời các ngươi có thể biết được lời nói của kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?”

“Bạch Thế Tôn không thể được.”

Sau đó, đức Thế Tôn dạy rằng, nếu có người tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng, thì cũng nên giữ thái độ bình thản, chứ không phải vì vậy mà hân hoan say đắm. Vì cả hai lãnh vực hân hoan và sầu muộn đều khiến người ta bị chướng ngại.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.33.62 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...