Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Chớ quên mình là nước »» Dõi bóng nước »»

Chớ quên mình là nước
»» Dõi bóng nước

Donate

(Lượt xem: 3.379)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chớ quên mình là nước - Dõi bóng nước

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút
(Ca dao)

Nhưng nước cũng đâu ngồi yên ở đó.

Có ông triết gia nói điều đó từ hơn hai ngàn năm trăm năm trước. Ấy là ông Heraclitus. Ông nói: “Bạn không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông - You could not step twice into the same river.” Ông ấy là ông tổ của phép biện chứng triết học gốc Hy Lạp năm thế kỷ trước Công nguyên.

Nước chảy như thời gian qua đi, không thể níu kéo lại được. Chuyện trên hai ngàn năm trăm năm trước mà nghe cứ như mới. Hiểu bằng cái đầu thì dễ nhưng mấy khi nhận ra được bằng chính con tim, nếu không tự đứng trước một nỗi mất.

Sông ra đi phần sông, biển ngập tràn phần biển, và đời người cũng đi dần qua từng giây từng phút như những áng mây kia trôi dạt bay bay ngoài khung cửa sổ.

Nhớ chuyện tuổi thơ ngày xưa. Mỗi lần đi thuyền trên sông Thu Bồn từ Duy Xuyên xuống Hội An, trước khi đến phố cổ sông Thu Bồn chia làm 2 nhánh, thuyền tôi phải rẽ vào bên phải, đi một hồi là cập bến Hội An. Lòng tôi luôn bồi hồi trước khi thuyền cập bến. Bồi hồi vì ngay ngã rẽ ấy tôi cứ nhìn “gia đình giòng họ nhà nước” mà thắc mắc, đám nước nào rồi sẽ rẽ đi ngã nào? Nước cứ trôi dạt hay nước có thể tự định được đường đi của mình? Anh chị em tôi do ba má mất sớm nên cũng trôi dạt mỗi người một ngả như thế.

Giờ nhớ lại, tôi nghĩ chắc đời nước cũng như đời người. Trước một ngã ba cuộc đời luôn luôn phải định hướng rẽ trái hay quẹo mặt. Lớn lên tôi mới biết thêm rằng, mỗi một lần quyết định chọn lựa đường đi là một lần trăn trở. Không có sự chọn lựa nào mà không có dấu vết của mất mát, buông bỏ, hy sinh. Nhưng cũng có khi những hy sinh buông bỏ ấy lại tối cần thiết cho chặng đường đến.

Như câu chuyện Thuyền trên Nước:

“Này các Tỳ-kheo ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó suy nghĩ: “Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cây cầu bắc qua từ bờ này tới bờ kia. Nay ta thu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này nỗ lực vượt qua đến bờ bên kia an toàn”. Khi qua bờ bên kia rồi, người ấy suy nghĩ: “chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ nó mà ta qua sông được. Bây giờ ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai và đi đến nơi nào ta muốn.” Này các Tỳ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Người ấy làm như vậy có đúng với chức năng của chiếc bè hay không?

– Thưa không.

– Người đó phải làm thế nào cho đúng với chức năng của chiếc bè? Này các Tỳ-kheo, người ấy sau khi sang được bờ bên kia nên suy nghĩ hợp lý như sau: “Chiếc bè này có lợi ích cho ta, nhờ nó mà ta vượt qua được bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên bờ đất khô hay nhận chìm xuống nước và đi đến nơi nào ta muốn.”

Thuyền hay bè chỉ là những phương tiện giúp ta vượt qua một chướng ngại, trong cuộc nhân sinh vốn quá nhiều chướng ngại này. Thuyền không phải là mục đích, lại càng không phải để chiếm hữu. Chiếm hữu một dòng sông, chiếm hữu nước lại càng không nên. Chẳng lẽ ta sinh ra để vác chiếc thuyền? Chẳng lẽ ta sinh ra để ôm bờ sông. Kể cả Ông Tất Đạt của Herman Hese trong Câu Chuyện Dòng Sông tuy ngồi bên dòng sông một thời gian dài cũng chỉ là để nghe dòng sông thì thầm, nghe dòng sông hát, nhìn dòng sông trôi chảy... Mục đích đời người là qua bờ bên kia của dòng sông, dòng sông sinh tử.

Trí tuệ, hãy đi, hãy đi đến bến bờ kia, hãy đến bến bờ kia.

Tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha! - Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ!


    « Xem chương trước «      « Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Người chết đi về đâu


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Vì sao tôi khổ


Thắp ngọn đuốc hồng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.244.90 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...