Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 94. NGUYỄN HỮU PHƯỚC (1908 - 2011, 103 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 94. NGUYỄN HỮU PHƯỚC (1908 - 2011, 103 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.717)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 94. NGUYỄN HỮU PHƯỚC (1908 - 2011, 103 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Nguyễn Hữu Phước sinh năm 1908, cư ngụ tại số nhà 139, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Hữu Kinh làm quan cùng thời với Hoàng Hoa Thám, thân mẫu là cụ bà Trịnh Thị Cấm. Ông là con thứ ba trong gia đình có sáu anh em.

Khi tuổi trưởng thành, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Ngưỡng, sinh được ba trai hai gái. Nhà ông có một chiếc xe khách và một chiếc xe tải, chuyên đưa khách và chở hàng hoá dùng làm phương kế sanh nhai.

Thuở thanh niên ông tham gia kháng chiến chống Pháp, rồi sang kháng chiến chống Mỹ. Khi các bạn đồng đội tập kết ra Bắc, thì ông xin ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động bí mật cho đến ngày hưu trí.

Bản tính của ông thẳng thắn, quyết định dứt khoát, dễ buông xả, không cố chấp, có tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt là giàu lòng thương người!

Khi tuổi về già, ông thích luyện tập “Dịch cân kinh” và nghiên cứu Thiền học, chăm chỉ ngồi thiền, với mục đích để đạt được sức khoẻ tốt và để có được một tinh thần thoải mái trong cuộc sống.

Cô con gái thứ Hai của ông Pháp danh là Tịnh An đã giới thiệu Phật Pháp cho ông. Trước tiên cô trao cho ông xem quyển kinh A-di-đà, kế tiếp là lời khai thị của Ấn Quang Đại Sư. Khi tín tâm ông đã khởi phát, cô bèn hướng dẫn ông đến chùa Kim Huê quy y Tam bảo với Hòa Thượng Thiện An, được Pháp danh là Đức Thọ, vào năm 1993, lúc ấy ông đã 85 tuổi.

Từ đó về sau, ông chuyên cần niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Mỗi tối thắp hương xong thì ông ngồi niệm Phật, ngoài ra thì ông niệm trong mọi oai nghi. Đại đức Chơn Tánh thường hay tới lui khuyến tấn pháp môn Tịnh độ, ông vô cùng hoan hỷ mỗi khi trao đổi với thầy.

Sức khoẻ của ông rất tốt, ít khi bệnh, mỗi lần trúng cảm thì ông chỉ nấu nồi lá xông là giải quyết bệnh được ngay. Còn vấn đề ăn uống đối với ông vô cùng đơn giản, con nấu cho ông ăn thứ nào, thì ông dùng thứ nấy, chưa từng kén lừa đòi hỏi, khen chê ngon dở! Do vì cô Tịnh An tập ăn chay mỗi tháng bốn ngày, sau đó cô tăng dần lên sáu ngày, rồi mười ngày. Cuối cùng cô trường trai nên ông cũng dùng trường trai theo.

Hằng ngày, mỗi khi dùng cơm ông thường hay nhắc đi nhắc lại:

- Các con sống phải thương yêu nhau, đùm bọc nhau... rán niệm Phật, niệm Phật mới không có khổ nghen con!

- Hồi nhỏ tới lớn thì ba rất có hiếu với ông bà. Khi ba hoạt động cách mạng thì ba vì nhân dân, vì đất nước; Khi ba có gia đình rồi thì ba rất thương con cái, chăm lo đời sống gia đình; Khi ba ngộ được pháp môn Tịnh độ, biết được Đức Phật A-di-đà, Ngài đã phát nguyện: Nếu chúng sanh nào nghe cõi nước của Ta hết lòng tin ưa, xưng danh hiệu Ta, như không được sanh, Ta thề không thành Phật. Do vậy ba rất muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc để ba tu với Đức Phật A-di-đà. Chừng nào ba thành Phật, ba mới trở lại độ tất cả chúng sanh, mới độ cho con cháu được!

Và ông cũng thường khẳng định một cách mạnh mẽ với cô Tịnh An:

- Chỉ có Đức Phật mới chỉ dẫn cho mình và đưa mình đến con đường giải thoát mà thôi. Mình đi theo Phật thì mình tu thành Phật, mới độ cho con cháu được. Nếu mà mình không có tu, không có niệm Phật, ở ngoài đời mình tranh chấp hơn thua… mình khổ lắm con ơi!

Như hiện trạng mà Cổ Đức đã khuyến tấn:

“Chúng sanh trong nhà lửa,

Đang say giấc mộng trường;

Nếu không người gọi thức,

Tất bị cháy tan xương.

Chuông Thiền nên dộng gấp,

Nước Tịnh phải rưới bươn;

Độ dân rời hỏa trạch,

Cùng Phật đáo Tây Phương.

Tử sanh không ràng buộc,

Phiền não hết vấn vương;

Vượt ngoài vòng nhân ngã,

Khỏi hẳn cảnh ghét thương.

Phàm tình không phá phách,

Sự thế hết nhiễu nhương;

Luôn vui không thấy khổ,

Thật tự tại miên trường.

Chúng sanh trong hạ giới,

Mau cải ác tùng lương;

Giấc mê trần hãy tỉnh,

Cửa Phật pháp mau nương.

Cõi đời là đau khổ,

Kiếp sống vốn vô thường;

Rán tu cho giải thoát,

Ấy là kế thượng phương.”

Vào khoảng đầu tháng 5 năm 2011, ông tự nhiên ăn ít lại, dường như linh cảm rằng mình sắp sửa đi xa!

Đến ngày mùng 4, ông nói với cô Tịnh An:

- Ba không ăn uống gì được nữa con ơi, như vậy thân thể của ba càng sạch sẽ đặng ba theo Phật!

Cô con gái thứ tư chưa hiểu Phật Pháp nên rất sợ ông chết, thấy ông không ăn uống gì và thấy ông mệt nên chiều hôm đó cấp tốc đưa ông vào Bệnh Viện Đa Khoa Sa Đéc. Bác sĩ khám xong, nói:

- Ông cụ này… yếu sức suy kiệt rồi!

Nên liền cho ông thở oxy và truyền dịch chứ không xử lý gì thêm. Ông bảo cô Tịnh An ngồi bên cạnh niệm Phật cho ông nghe. Qua hôm sau, tức là ngày mùng 5, vào lúc 5 giờ chiều, cô Tịnh An đề nghị:

- Thôi mình về nhà nghen ba! Mình về nhà để niệm Phật nghen ba?

Ông đồng ý và thỏ thẻ cùng cô:

- Con lau mình mẩy cho ba sạch sẽ đi, rồi con đi làm giấy tờ, để cho ba về nhà!

Gần 10 giờ tối về tới nhà, ông bắt đầu chìm vào hôn mê. Vài bạn đồng tu được mời đến hộ niệm và thay thế sám hối cho ông. Khi cô Tịnh An khai thị:

- Đức Phật dạy trong kinh: Từ vô thỉ kiếp đến nay do vì si mê mà thân, khẩu, ý của mình đã gây tạo vô lượng vô biên tội lỗi. Mà ba ơi! Riêng đời này hồi xưa tới giờ, ba vì dân vì nước, ba có chiến đấu để giành độc lập thì ba cũng có sát sanh. Bây giờ ba phải cùng sám hối với con!

Nói vừa hết câu thì thấy hai hàng nước mắt của ông tuôn ra, chảy xuống. Sáng ra, cô Tịnh An sang Tịnh xá Ngọc Quang thỉnh sư Chơn qua khai thị cho ông, và liên hệ mời Ban Hộ Niệm ở Vĩnh Long cùng quý Phật tử Tịnh xá Ngọc Quang.

Lúc 8 giờ 10 phút, khi mọi người đã tề tựu đông đủ, cô Tịnh An đến bên cạnh nói với ông rằng:

- Ba ơi! Ba cho phép con rút ống ôxy ra để Ban Hộ Niệm niệm Phật cho ba nghen? Ba phải buông xả tất cả và nhất tâm niệm Nam Mô A-di-đà Phật nghen ba! Ban Hộ Niệm chúng con niệm Phật tiếp cho ba, để ba vãng sanh nghen ba!

Nói xong mọi người đồng thanh niệm Phật và rút ống thở ra, 5 phút sau ông nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng, miệng vẫn còn hở. Một giờ sau gương mặt ông dần dần trở nên hồng hào. Qua tám tiếng đồng hồ thì da mặt căng lên tất cả nếp nhăn đều biến mất, môi đỏ, các khớp xương mềm mại, đỉnh đầu ấm nóng trong khi mọi nơi khác trên cơ thể đều lạnh. Đặc biệt là miệng ngậm lại và nở một nụ cười trên gương mặt của một cụ già tuổi đã 103 tuổi. Hôm ấy nhằm ngày mùng 6 tháng 5 năm 2011.

Khi chứng kiến sự ra đi tốt lành của ông, rất nhiều người trong thân tộc đã quy y Tam Bảo, quyết chí tu hành.

Một sự kiện kỳ lạ, là tối đêm đó đang hộ niệm bỗng nhiên tất cả đèn trong nhà đều tắt hết mà không tìm ra được nguyên do. Cô Tịnh An bèn đi ra nhà sau thì phát hiện em dâu thứ năm định lén giết gà nấu cháo để thết đãi tộc họ. Cô giải thích và khuyên em nên đãi khách toàn bộ bằng thức ăn chay lạt để hồi hướng cho cha. Khoảng 15 phút thì tự động đèn sáng trở lại!

***

Bà vợ của ông tuổi đã 90, xưa nay vẫn trọn bổn phận làm vợ, làm mẹ; có điều là bà không biết gì về Phật pháp, và bà niệm Phật không được. Cô Tịnh An đem máy niệm Phật đến mở lên cho bà nghe, thì âm thanh vào lỗ tai của bà không phải “Nam Mô A-di-đà Phật”; mà bà nghe là: “Con trâu đi cày! Con trâu đi cày!” Các con Bà tụng kinh Địa Tạng và Chú Vãng Sanh để hồi hướng cho bà, và những lễ tuần thất siêu độ cho ông thì tiến hành trai phạn, cúng dường Tam Bảo ở các chùa, tịnh xá, cũng hồi hướng cầu an cho bà luôn. Lần hồi bà niệm Phật được bình thường như mọi người! Qua 100 ngày, một hôm bà đem nỗi thắc mắc trong lòng hỏi cô Tịnh An:

- Sao mà ngộ quá con! Mấy tuần nay má niệm Phật dữ lắm! Má nghe người ta niệm Phật vang dội cả một góc trời. Tại sao người ta niệm Phật sáng đêm mà không mệt, vậy hả con?

Con bà nghe thế mừng lắm, bèn hỏi:

- Rồi má có niệm Phật theo không, thưa má?

Bà đáp:

- Có!

Lúc còn sinh tiền, anh em của ông đều ở xa, duy có người em trai thứ bảy ở cách dưới nhà ông một đỗi, nên ông rất thương yêu và giúp đỡ ông này. Khi vừa hay tin ông mất, ông Bảy đến đòi vô sờ thử, cô Tịnh An chạy ra đón lại và năn nỉ:

- Chừng tám tiếng đồng hồ sau chú hãy lên thăm thì con cho chú thăm, chú Bảy ơi! Còn bây giờ để cho Ban Hộ Niệm người ta niệm cho ba con vãng sanh theo Phật!

Ông Bảy nghe xong giận lắm, la chửi một tí rồi ra về. Lát sau ông Bảy trở lại, cô Tịnh An cùng vài bạn đạo đi ra tiếp tục năn nỉ và giải thích nữa; nhưng ông Bảy vẫn không hiểu gì hết trơn hết trọi, nên đã la ó om xòm:

- Người ta lên thăm anh em mà cũng không cho… cái kiểu gì mà kỳ cục vậy! Từ xưa đến giờ tao không thấy cái nhà nào kỳ cục như cái nhà nầy!

Đến chừng qua tám giờ hộ niệm xong, trông thấy sắc diện tươi vui xinh đẹp, thân xác mềm mại của anh mình quá lạ lùng. Gần trọn đời người mà ông Bảy chưa từng một lần chứng kiến, nên ông vô cùng hoan hỷ.

Đến tuần thất thứ hai, ông Bảy nằm mộng thấy ông về cùng với bốn vị nữa, tất cả đều đắp y cà sa màu đỏ thẩm, đầu sạch tóc láng bóng. Ông đến bên cạnh khuyên ông Bảy nên cạo đầu, ăn chay, quy y Tam Bảo và thọ năm giới. Ông Bảy đáp:

- Chắc em ăn tương không nổi!

Ông nói:

- Nếu em ăn tương không nổi thì em ăn chuối với muối tiêu!

Ông còn giảng giải Phật Pháp cho ông Bảy nghe rất nhiều, nhất là giảng giải về Năm giới.

Khi tỉnh giấc ông Bảy rất vui mừng thuật lại cho mọi người. Đồng thời ông Bảy cũng đã làm y theo lời của ông khuyên dạy trong giấc chiêm bao. Cô Tịnh An bèn hướng dẫn cho ông Bảy công khoá hành trì pháp môn Tịnh độ, cách thức phát nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc,... nhất nhất đều rành rẽ rõ ràng, lúc này ông Bảy đã 89 tuổi!

Từ đó về sau mỗi lần gặp cô Tịnh An, ông Bảy thường nói:

- Nữa… chừng nào chú sắp chết, con mời Ban Hộ Niệm đến hộ niệm cho chú giống như là ba con, vậy đó!

(Thuật theo lời Nguyễn Thị Lệ Hoa, pháp danh Tịnh An cô con gái thứ Hai của ông.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Dưới cội Bồ-đề


Những tâm tình cô đơn


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.195.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (30 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...