Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 »» 53. LÂM VĂN MỄ (1934 - 2012, 78 tuổi) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2
»» 53. LÂM VĂN MỄ (1934 - 2012, 78 tuổi)

Donate

(Lượt xem: 5.438)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 2 - 53. LÂM VĂN MỄ (1934 - 2012, 78 tuổi)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

“Mình tu Tịnh Độ thì khi ra đi phải để lại cái gì đó làm niềm tin cho người sau!”

Lâm Văn Mễ.


Ông Lâm Văn Mễ sinh năm 1934, cư ngụ tại Rạch Chanh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Thân phụ là cụ ông Lâm Văn Bền, là Hương Cả đương thời; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Duyên. Ông là con Út trong gia đình có mười người con.

Lúc lên 7 tuổi cả gia đình ông có đến Nhơn Nghĩa quy y Tam Bảo, khi ra về Thầy đã dạy cha ông rằng:

- Ông Cả à! Ông về khui bớt lẫm lúa để ban rải ra. Tu như vậy mau lắm!

Từ đó ông ăn chay mỗi tháng mười ngày, sớm tối hai thời lễ nguyện.

Năm 25 tuổi ông kết hôn với bà Lê Thị Thêu, sinh được bốn trai ba gái, canh tác ruộng vườn là nghề nghiệp chính của gia đình ông.

Năm 1965 ông đi lính ngành cảnh sát, ông phụ trách bên bộ phận làm giấy căn cước của tỉnh Cần Thơ. Đến năm 1975 ông trở về quê làm nông dân và trường trai chuyên chí tu hành từ đó.

Tính tình của ông liêm khiết, cương trực nhưng rất vui vẻ, cởi mở, hài hòa. Đời sống rất bình dị, thanh đạm từ ăn uống, trang phục, cho đến mọi sinh hoạt cá nhân.

Ông tích cực tham gia hầu hết những công tác phúc lợi xã hội, như bắc cầu, bồi lộ… cho đến cứu giúp người nghèo đói, tật bệnh, ông tận tâm, tận lực tự làm một mình, đôi lúc vận động kêu gọi mọi người cùng chung sức với nhau đồng làm. Ông và người anh ruột thứ Năm có chung chí hướng, và đã làm trụ cột cho các em, cháu đồng đạo quanh vùng nương tựa, luôn luôn nung đúc, ủng hộ từ vật chất cho đến tinh thần, tích cực phát triển sự nghiệp tu tạo phước thiện theo phương châm “đẹp Đạo tốt đời” của người tại gia cư sĩ chân chánh, thực hành triệt để tôn chỉ “Học Phật Tu Nhân”!

Về công phu hành trì thì ông chuyên sâu Pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sanhTây Phương Cực Lạc. Ông tuân thủ giới luật rất chín chắn, lấy giới làm thầy; nghiêm khắc với mình, khoan thứ với người; thẳng thắn góp ý sửa lỗi không sợ mất lòng. Đại đa số các thiện tri thức ở vùng An Giang - Cần Thơ, như ông Bảy Ưởng, ông Út Kiệt… đều là bạn thân thiết của ông. Ông nghiên cứu rất nhiều kinh sách Tịnh Tông, tự mình chăm chỉ nỗ lực dụng công và khuyến tấn các bạn đồng tu hữu duyên.

Khi các con đã lớn khôn yên bề gia thất, còn lại người con trai thứ Ba, cô con gái thứ Tư là giáo viên cấp hai và người con trai Út không lập gia đình cùng chung sống với ông, đồng lòng niệm Phật nguyện sanh về thế giới an lành của Đức Phật A-di-đà. Sản nghiệp gia đình gồm một mẫu đất; phân nửa vườn, phân nửa ruộng. Do ai cũng tu hành, thiểu dục tri túc, nên cuộc sống rất ổn định nhàn vui!

***

Mười mấy năm cuối đời, việc nhà các con đều gánh vác nên ông hoàn toàn rảnh rang, công phu hành trì của ông bấy giờ được gia tăng gấp đôi, công tác từ thiện cũng giảm bớt lại, dành thời gian chuyên tu nhiều hơn. Hằng ngày ông thường đi dự các khóa niệm Phật, hoặc đi cầu nguyện tuần thất siêu độ cho các vong nhân, cũng là cơ hội để xiển dương Pháp môn Tịnh độ, vì ông thường được chư đồng tu mời lên diễn đàn để chia sẻ Phật Pháp cùng những kinh nghiệm tu tập. Ông cũng từng tâm sự với các bạn đạo về nguyện vọng của mình:

- Mình tu Tịnh Độ thì khi ra đi phải để lại cái gì đó làm niềm tin cho những người đi sau!

Ông có chiếc xe Honda, sáng đi chiều về, ngày nào cũng thế. Thể lực của ông rất tốt, quãng đường từ nhà đến Long Xuyên hay Châu Đốc… xa cả trăm cây số như thế, vậy mà ông vẫn đi và về trong ngày. Do đó bạn bè quen biết của ông dường như có khắp tất cả mọi nơi. Các con của ông thường xuyên kiểm tra túi áo của cha mình, để tiền vào đầy đủ cho ông chi dụng đi lại. Trừ đổ xăng ra hầu như số tiền ấy ông đều giúp tặng cho người hết. Đặc biệt là ông chưa hề ghé quán dù chỉ uống một ly nước giải khát, nhưng bố thí thì ông không hề xẻn tiếc. Qua đó ta thấy tâm từ của ông rất mạnh mẽ phi thường, nền móng căn bản của sự tu tập quá ư vững chãi, phù hợp với lời dạy:

“Khóa không gặp đúng chìa khó mở;

Tu không hành đúng chỗ khó nên,

Điều này bá tánh chớ quên,

Muốn về Phật phải xây nền từ bi.

Từ bi có đường qui Phật có,

Từ bi không chỗ ngộ Phật không;

Muốn lìa khỏi cõi trần hồng,

Lấy từ bi để xoi thông con đường

Muốn thoát kiếp vô thường thống khổ,

Nên do đường Tịnh Độ mà đi;

Nam Mô Đà Phật A Di,

Bao nhiêu công việc từ bi rán làm.

Ham về Phật chớ ham ở thế,

Độ mình siêu độ mẹ cha siêu;

Tình thương quyến thuộc càng nhiều,

Càng tu để cứu khỏi điều trầm luân.

Đền trung hiếu bằng chân công đức,

Đáp nghĩa tình bằng sức tu hành;

Tu hành công đức viên minh,

Hiếu trung sẽ vẹn, nghĩa tình sẽ xong.

Chân công đức tổ tông cứu được,

Sức tu hành quyến thuộc độ qua;

Muốn lìa cảnh khổ Ta Bà;

Phải công đức lớn phải là tu cao!”

***

Những năm gần cuối đời ông rất thích ăn gạo lứt muối mè số 7, phương pháp ăn uống này vô cùng đơn giản phù hợp với hạnh buông xả của đời sống chân tu, càng ngày thân càng khỏe, tâm càng an; bởi vì thức ăn càng thanh đạm, thuận theo tự nhiên thì thần trí càng định tĩnh sáng suốt, bao nhiêu tham đắm ngũ dục nhất loạt âm thầm rơi rụng khỏi phải nhọc nhằn cố sức diệt trừ, cách thức ăn uống cổ xưa này nâng cao hiệu quả cho công phu hành trì rất nhiều!

Thời nay trào lưu văn minh khoa học kỹ nghệ phát triển quá ư nhanh lẹ, vô số những thực phẩm chế biến công nghiệp hết sức tiện dụng về mọi mặt, hết sức hấp dẫn: vừa ngon, thơm vừa bổ, rẻ... Nhưng quán sát tận tường thử tìm một người tu nào theo chế độ ăn uống toàn bằng những thức ăn hiện đại phương Tây mà có được sức khỏe tốt đúng nghĩa của nó... quả thật là vô cùng hiếm hoi!

Gần đến ngày Tết Trung Thu năm 2012, vào bữa cơm chiều ông và các con vừa ăn vừa bàn luận Phật Pháp. Cô Tư đề nghị:

- Ba ơi! Ba bây giờ đã lớn tuổi, ba yếu rồi... Sức khỏe cũng không biết ra sao… Thôi, ba giảm bớt đi lại để ở nhà niệm Phật thì tốt hơn nhiều!

Ông đáp:

- Mấy đứa con rán tự lo cho mình. Còn ba… mấy đứa khỏi lo. Ba biết cái sức của ba. Ba biết đường đi của ba rồi, các con an tâm đi! Mà không chừng ba lo ngược lại cho các con… chớ các con đừng có lo cho ba! Mình tu, niệm Phật thì cuối cùng mình phải được vãng sanh Cực Lạc. Mà người tu Tịnh Độ rán tu làm sao tự mình ra đi không cần nhờ vả người trợ niệm mới chắc; chớ nếu ra đi mà nhờ người ta đến hộ niệm thì chưa chắc!

Ngày rằm tháng 8, cũng như thường lệ, sáng ông lên xe ra đi, chiều khoảng 3 giờ ông về tới nhà. Tắm rửa xong ông ra ngồi vào bàn nói chuyện với các em cháu, khoảng năm, sáu đồng đạo đang mạn đàm Phật Pháp dở dang nhân dịp tết Trung thu. Ông tự thuật sơ lược trọn ngày hôm nay mình đã đi đến đâu và gặp gỡ người nào, người nào... Sau đó ông luận bàn về những điểm then chốt của Pháp môn Tịnh độ: Ngoài tự lực ra còn có lực nhiếp thọ của Đức Từ Phụ A-di-đà, nên sự giải thoát sinh tử luân hồi dễ dàng hơn tu những pháp môn tự lực khác… Ông còn bàn cặn kẽ về lợi ích của niệm Phật, điều kiện của vãng sanh, và phương pháp, nguyên lý, nguyên tắc hành trì… Đặc biệt là người tu đừng nên hướng ra bên ngoài, mà dụng công căn bản là ở nơi tâm! Buổi nói chuyện xen lẫn giải đáp gần suốt hai giờ đồng hồ, bầu không khí rất phấn khởi tràn trề niềm hoan hỉ trên gương mặt mọi người! Cũng chẳng ai ngờ rằng đây lại là những di ngôn cuối cùng của một hành giả Tịnh Tông, đã bỏ ra thời gian khá dài để hoằng truyền pháp tu Tịnh Độ!

***

Hôm sau, con trai thứ Ba của ông thức dậy để công phu thời sớm mai. Chú bật đèn nơi ngôi Tam Bảo thì thấy ông đang ngồi xếp bằng niệm Phật trong mùng. Vì chú Ba ngủ ở nhà dưới; còn ông thì nghỉ ở nhà trên. Chú xoay qua nhìn đồng hồ mới có 3 giờ khuya, biết mình dậy sớm hơn cả tiếng đồng hồ so với mọi khi, nên chú đi vào nhà sau ngã lưng lên chiếc võng nằm niệm Phật để chờ sáng.

Công khóa thường nhật của ông là ngồi niệm Phật năm, sáu mươi phút rồi mới lễ bái cầu nguyện mười lăm, hai mươi phút. Kế đó lại tiếp tục ngồi niệm Phật thêm đợt hai cũng năm, sáu mươi phút hoặc nhiều hơn. Hai thời công phu sớm - tối ông đều giữ đúng như thế. Còn các con của ông thì chỉ ngồi niệm Phật sau khi lễ nguyện mà thôi. Hằng ngày ông lễ bái trước, xong rồi các con mới lần lượt lễ bái nối theo sau. Nên hôm nay chú Ba nằm trên võng đợi cha mình xả tịnh niệm để lễ Phật, nhưng chờ mãi… chờ mãi… trời đã gần sáng mà vẫn thấy im ru hoài, chú mới ra nhà trước, lên tiếng:

- Ba ơi! Đã tới giờ cúng rồi, ba ơi!

Gọi xong vẫn không nghe động tịnh gì, chú liền lặp lại lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Không gian vẫn chìm trong tĩnh lặng… trong lòng chú chợt trào dâng nỗi thắc thỏm hồ nghi, mới bước đến giở mùng chui vào, rồi kêu lên một lần nữa, mà vẫn lặng thinh. Chú bèn đụng tay vào thân ông, thì nghe có cảm giác hơi lành lạnh, đưa tay lên gần mũi thì phát hiện hơi thở đã ngưng bặt tự bao giờ, trong khi đó ông vẫn trong tư thế ngồi xếp bằng tịnh niệm trang nghiêm! Lúc ấy gần 5 giờ sáng ngày 16 - 8 - 2012, ông thọ 78 tuổi.

Đến 11 giờ trưa nhập mạch, các khớp xương mềm mại, gương mặt hồng hào, vui tươi, sáng đẹp lạ thường!

***

Những đồng đạo đi tham dự tang lễ ngày hôm ấy, rất nhiều vị đều có chung một nhận định giống y như nhau: là trước đó không bao lâu ông đã ghé thăm mình, thậm chí còn tặng cho tiền để làm Phật sự như chú Tư Đậm, chú Tư Rô,... và rất nhiều, rất nhiều vị ở xa xôi hẻo lánh. Có nhiều nơi trải nhiều tháng năm qua ông chẳng đến, vậy mà gần đây ông đều lần lượt đến viếng thăm tất cả!

Thời điểm hiện tại là mùa nước nổi, vị trí mộ phần đất tương đối thấp, chỉ cao hơn mực nước lúc bấy giờ khoảng một lớp len (2 tấc). Vì thế trước khi đào huyệt, các đồng đạo chuẩn bị hai cái thùng to để vừa đào vừa múc nước đổ ra ngoài. Một sự việc vô cùng trái ngược kỳ quái lạ lùng, là đào mãi, đào mãi sâu xuống gần hai mét mà chả có tí xíu nước nào cả, phải múc nước ở bên ngoài đổ vào cho dễ đào hơn. Vậy mà qua hôm sau mời thợ hồ đến xây mả, khi cắm cây để căng cao su che mát phía trên, thì ghim xuống vài tấc là phát hiện đã đụng mực nước ngầm rồi!

Một hiện tượng hy hữu khác nữa là, trong khi cả một biển người lao xao tới lui nhộn nhịp, lúc chuẩn bị di quan bỗng có con chim hình dáng lạ, từ đâu bay lại, đậu trên cây trước sân hót liên hồi. Không lâu sau xuất hiện nguyên một bầy cùng đua nhau cất tiếng líu lo nghe rất vui tai. Có nhiều người xem thấy cứ ngỡ loại chim này là loại chim nuôi!

***

Quả thật ông đã làm đúng như lời ông từng nói:

- Mình tu niệm Phật… phải được vãng sanh Cực Lạc… rán tu làm sao tự mình ra đi mới chắc… Chớ nếu ra đi mà nhờ người ta đến hộ niệm thì chưa chắc!

Và:

- Mình tu Tịnh Độ thì khi ra đi phải để lại cái gì đó làm niềm tin cho người sau!

(Thuật theo lời Lâm Văn Hãn, con thứ Ba của ông.)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.135.127 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (38 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...