Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 10 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 10

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.7 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.8 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
XXVI. THUỐC BẢY NGÀY[136]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo gặp gió mùa thu phát sanh bệnh, nên thân hình gầy còm, lại sanh ghẻ lở. Đức Thế tôn ở nơi nhàn tịnh, nghĩ rằng[137] «Hiện nay là mùa thu, các tỳ-kheo gặp phải gió độc sanh bệnh, thân hình gầy còm, lại sanh ghẻ dữ. Ta cần thích nghi khiến các tỳ-kheo được uống các loại thuốc, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống, như ăn cơm hay cơm khô, không nên để cho bày cái vẻ thô xấu ra.»[138] Ngài lại nghĩ: «Hiện tại có năm thứ thuốc mà người đời biết như váng sữa, dầu, bơ, mật, đường mía.[139] Các tỳ-kheo được phép dùng năm thứ thuốc này, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống như cơm, cơm khô, không nên để cho bày cái vẻ thô xấu ra.»
Bấy giờ, đức Thế tôn từ nơi tịnh thất đi ra, vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, bảo rằng:
«Ta vừa ở nơi tịnh thất, khởi lên ý nghĩ: ‹Hiện nay là mùa thu, các tỳ-kheo gặp phải gió độc sanh bệnh, thân hình gầy còm, lại sanh ghẻ dữ. Ta cần thích nghi khiến các tỳ-kheo được uống các loại thuốc, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống, như ăn: cơm, cơm khô, không nên để cho thô hiện.› Ta lại nghĩ: ‹Hiện tại có năm thứ thuốc mà người đời biết như váng sữa, dầu, [627a1] bơ tươi, mật, mật mía. Các tỳ-kheo được phép dùng năm thứ thuốc này, vừa là thức ăn mà vừa là thuốc uống như cơm, cơm khô, không nên để cho bày cái vẻ thô xấu ra.» Bởi vậy, cho nên cho phép các tỳ-kheo uống năm thứ thuốc khi có nhân duyên bệnh.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo nhận được các thức ăn ngon béo, hay nhận được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời[140] huống chi năm thứ thuốc này làm sao kịp thời để uống? Do vậy, thuốc tuy chứa nhiều mà bệnh vẫn không thuyên giảm, hình thể vẫn gầy còm, lại sanh các loại ghẻ lở.
Bấy giờ, đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi Tôn giả A-nan:
«Các tỳ-kheo này sao hình thể gầy còm, lại sanh các loại ghẻ lở?»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Các tỳ-kheo bệnh này tuy đã nhận được thức ăn ngon béo, được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời; huống chi năm thứ thuốc này làm sao kịp thời để uống. Do đó, thuốc tuy chứa nhiều mà bệnh vẫn không lành, cho nên hình thể vẫn gầy còm, vẫn sanh ghẻ lở.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo vì bệnh duyên, dù thời hay phi thời, cũng được uống năm thứ thuốc này.»
Khi ấy, các tỳ-kheo bệnh nhận được đồ ăn thức uống ngon bổ, nhận được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời, nên đem cho người nuôi bệnh. Người nuôi bệnh ăn no rồi nên không ăn nữa, đem thức ăn ấy bỏ ra ngoài. Các loài chim tranh nhau ăn nên kêu la inh ỏi. Lúc bấy giờ, đức Thế tôn biết mà vẫn cố hỏi Tôn giả A-nan:
«Tại sao các loài chim kêu la như thế ?»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Các tỳ-kheo bệnh nhận được đồ ăn thức uống ngon bổ, nhận được thịt, canh thịt, nhưng không thể ăn kịp thời, nên đem cho người nuôi bệnh. Người nuôi bệnh ăn no rồi nên không ăn nữa, đem thức ăn ấy bỏ ra ngoài. Các loài chim tranh nhau ăn nên kêu la inh ỏi như thế.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau cho phép thức ăn dư của bệnh nhơn, người nuôi bệnh dù đã ăn đủ no hay ăn chưa đủ no, được phép ăn theo ý mình.»[141]
Khi ấy, các tỳ-kheo buổi sáng thọ tiểu thực rồi vào thôn khất thực. Ăn đủ no rồi, trở lại trong Tăng-già-lam, đem thức ăn đã nhận khi sáng cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo vì đã ăn no rồi nên không ăn nữa, đem bỏ ra ngoài. Các loài chim tranh nhau ăn kêu la. Bấy giờ, đức Thế tôn biết mà vẫn cố hỏi Tôn giả A-nan:
«Tại sao các loài chim kêu la như thế ?»
Tôn giả A-nan đem nhân duyên trên thưa đầy đủ lên đức Phật, vì vậy cho nên các loài chim kêu la.
Đức Phật dạy Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau, nếu đã nhận thức ăn tiểu thực rồi, hoặc ăn no rồi, cho phép làm pháp dư thực để ăn.»
Làm pháp dư thực như sau:
«Bạch Đại đức, tôi đã ăn no rồi. Ngài xem cho, biết cho.»
Đó là cách tác pháp dư thực.
Vị kia nên nói rằng:
«Hãy ngăn lòng tham của ngươi!»
Nên làm pháp dư thực như vậy rồi ăn. (Có những nhơn duyên khác như trong ba-dật đề, nói về pháp dư thực giống nhau nên không chép ra).[142]
Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bị bệnh phong.[143] Thầy thuốc bảo dùng năm loại mỡ: mỡ gấu, mỡ cá, mỡ lừa, mỡ heo, mỡ cá ma-kiệt.[144] Cho phép dùng năm loại mỡ này, thọ nhận đúng lúc, nấu đúng lúc, và lọc đúng lúc, uống như phép dùng dầu. Nếu nhận không đúng lúc, nấu không đúng lúc, lọc không đúng lúc mà sử dụng thì trị như pháp.[145]
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn, từ nước Xá-vệ, du hành trong nhơn gian cùng đại chúng một ngàn hai trăm năm mươi tỳ-kheo.
Bấy giờ là lúc lúa gạo khan hiếm, nhơn dân đói khổ, khất thực khó khăn, lại có năm trăm người hành khất đi theo sau đức Thế tôn. Khi đức Thế tôn an tọa dưới một bóng cây, thì có tượng sư Tư-ha Tỳ-la-trà[146] chở năm trăm chiếc xe đường mía từ con đường kia đi lại.[147] Bấy giờ, tượng sư thấy trên đường có dấu chân với bánh xe nghìn nan hoa của đức Như Lai, hiện rõ ra tướng ánh sáng trong sạch đẹp đẽ, đầy đủ. Thấy vậy, tượng sư theo dấu chân tìm đến. Từ xa trông thấy đức Thế tôn an toạ dưới bóng cây, dung nhan đoan chánh, các căn tịch định, đã hoàn toàn được chế ngự, như voi chúa đã thuần thục; cũng như suối nước trong veo sạch sẽ, trong ngoài đều thanh tịnh. Thấy vậy, tượng sư phát lòng hoan hỷ, đến chỗ đức Như Lai, trước mặt ngài, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên.
Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện vì tượng sư nói pháp vi diệu khiến cho tượng sư sanh tâm hoan hỷ, rồi cúng dường các tỳ-kheo mỗi vị một bát đường mía. Các tỳ-kheo không dám thọ nhận:
«Đức Như lai chưa cho phép các tỳ-kheo thọ nhận đường mía đen[148].»
Và các Tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn bảo:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo thọ nhận đường mía đen.»
Đức Phật nói với tượng sư:
«Chỉ cần một chum đường cũng đủ cho các tỳ-kheo.»[149]
Tượng sư phụng hành lời dạy của Như Lai, đem một chum đường phân phát cho các tỳ-kheo rồi, số đường vẫn còn dư. Đức Phật bảo tượng sư:
«Ông cứ tùy ý tiếp tục phân phối đầy đủ cho đến ba lần.»
Bấy giờ, tượng sư vâng lời Phật dạy, phân phối đầy đủ ba lần, nhưng vẫn dư. Đức Phật bảo tượng sư:
«Ông có thể đem số đường còn thừa cho những người hành khất.»
Tượng sư liền đem cho họ mà vẫn còn. Đức Phật bảo nên cho họ đến ba lần. Tượng sư cho họ ba lần mà vẫn cứ còn thừa. Đức Phật bảo tượng sư:
«Nay ông đem số đường mía thừa này đổ nơi tịnh địa, trong nước không có trùng. Tại sao vậy? Vì ta không thấy chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và người đời nào ăn loại đường dư này mà có thể tiêu hoá được, chỉ trừ một người là Như Lai.»
Tượng sư liền đem đường mía dư để nơi tịnh địa, trong nước không có trùng. Khi đổ vào trong nước, nước chấn động thành âm thanh, phát sanh khói như đốt lửa, giống như nung một cục sắt đỏ rồi bỏ vào trong nước. Đường mía dư đổ vào nước, có âm thanh chấn động và phát sanh ra khói, cũng giống như vậy. Tượng sư mục kích sự biến động lạ thường như vậy, lông trong người đều dựng ngược lên, ôm lòng sợ sệt, liền đến chỗ đức Thế tôn đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên vừa rồi bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn thấy tượng sư sợ sệt, liền vì ông mà nói pháp vi diệu, nói về phước của bố thí, trì giới, và sanh thiên, chỉ trích dục là bất tịnh, khen ngợi sự xuất ly. Tượng sư liền từ chỗ ngồi dứt sạch các trần cấu, đạt được pháp nhãn tịnh, kiến pháp, đắc pháp, chứng được quả, rồi bạch Phật rằng:
«Từ nay về sau con xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Cúi xin đức Thế tôn cho con làm người ưu-bà-tắc, trọn đời không sát sanh, cho đến không uống rượu.»
Bấy giờ, tượng sư nghe nói pháp, mọi trói buộc được khai giải, sanh lòng hoan hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, kính lễ dưới chân Phật, nhiễu ba vòng rồi cáo lui.
Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo vào trong thôn khất thực, thấy người ta làm đường mía có trộn tạp vật vào, nên nghi, không dám ăn khi phi thời. Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép dùng phi thời. Vì cách làm đường nó như vậy.»
Các tỳ-kheo nhận được loại đường mía chưa thành, nghi. Phật dạy: «Cho phép dùng.» Nhận được loại đường mía lỏng, đường mía đặc, Phật đều cho phép dùng. Loại đường trắng, Phật cũng cho dùng. Đường mía pha nước, Phật cũng cho dùng. Nước mía chưa đun chín cho uống. Đun chín rồi, không cho uống, nếu uống trị như pháp. Được mía cây, Phật cho dùng đúng thời.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn du hành trong nhơn gian từ biên giới nước Ma-kiệt-đà, đến thành La-duyệt.
Khi ấy Tất-lăng-già-bà-ta [150] có nhiều người quen ở trong thành này, và có nhiều đồ chúng. Khi nhận được nhiều phẩm vật cúng dường như váng sữa, dầu, bơ tươi, mật, đường mía, đều cho các đệ tử. Các đệ tử được thầy cho, chứa đầy cả lu lớn, bình, bát lớn, bát nhỏ, trong đãy đựng bát, đãy lọc nước v.v… đem treo lên trụ cây, trên móc áo, nơi cửa sổ, treo khắp các nơi, rỉ chảy lung tung, khiến phòng xá bị hôi thối.
Bấy giờ, các trưởng giả đến thăm, vào phòng thấy dồn chứa, tích trữ các loại thuốc nhiều một cách bừa bãi như vậy, đều hiềm trách rằng: «Sa-môn Thích tử không biết dừng nghỉ, cầu nhiều [628a1] không nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là ta biết Chánh pháp. Nhưng như vậy thì làm gì có Chánh pháp! Dồn chứa nhiều loại thuốc, như kho tàng của Vua Bình-sa không khác.»
Trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách đệ tử của Tất-lăng-già-bà-ta: «Sao lại dồn chứa, tích trữ các loại thuốc nhiều một cách bừa bãi như vậy?»
Hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách đệ tử của Tất-lăng-già-bà-ta rằng:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại dồn chứa nhiều loại thuốc đến rỉ chảy lung tung như kho đồ chứa của Vua Bình-sa không khác?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào có bệnh, các loại thuốc dư tàn[151] như tô, dầu, sanh tô, mật, đường mía,[152] được dùng trong vòng bảy ngày. Nếu quá bảy ngày mà còn dùng, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Bệnh: được thầy thuốc bảo phải uống thứ thuốc nào đó.
Thuốc: tô, dầu, sanh tô, mật, đường mía.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất được thuốc, chứa cất; ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư cho đến ngày thứ bảy được thuốc, chứa cất. Ngày thứ tám, khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong bảy ngày, ni-tát-kỳ ba-dật- đề.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai không nhận được thuốc. Ngày thứ ba nhận được thuốc, ngày thứ tư nhận được thuốc, như vậy cho đến ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong sáu ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba không nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đến bảy ngày không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).[153]
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba không nhận được thuốc. Ngày thứ tư nhận được thuốc, cho đến ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong năm ngày đều Ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được thuốc, ngày thứ năm nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thư sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư không nhận được thuốc. Ngày thứ năm nhận được thuốc, cho đến ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong bốn ngày đều Ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm không nhận được thuốc. Ngày thứ sáu, ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong ba ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được thuốc. Ngày thứ bảy nhận được (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu không nhận được thuốc. Ngày thứ bảy nhận được thuốc. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong hai ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, ngày thứ hai nhận được thuốc. Ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, ngày thứ sáu, ngày thứ bảy không nhận được thuốc, đặt câu văn cũng như vậy).
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc. Ngày thứ hai, ngày thứ ba không nhận được, cho đến ngày thứ bảy không nhận được. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong một ngày, ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc, không tịnh thí. Ngày thứ hai được thuốc tịnh thí. Ngày thứ ba được thuốc, cho đến ngày thứ bảy được thuốc không tịnh thí. Ngày thứ tám khi bình minh xuất hiện, số thuốc nhận được trong sáu ngày đều ni-tát-kỳ.
Tỳ-kheo nào ngày thứ nhất nhận được thuốc không tịnh thí. Ngày thứ hai được thuốc, ngày thứ ba được thuốc tịnh thí, ngày thứ tư được thuốc không tịnh thí (như vậy chuyển lần xuống cho đến ngày thứ bảy được thuốc tịnh thí, không tịnh thí, đặt câu văn cũng như trên). Sai cho người (đặt câu văn cũng như trên).
Hoặc mất, hoặc cố làm hư hoại, hoặc làm phi dược, hoặc tác ý để thân hậu lấy, hoặc quên đi (xây dựng câu văn cũng như trên) đều ni-tát-kỳ.
Nếu thuốc phạm xả đọa mà không xả lại để lấy thuốc khác thì phạm một ni-tát-kỳ, một đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người. Không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng đến Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư quá bảy ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước phải tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư quá bảy ngày, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới thọ sám, nên bảo người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo phạm tội thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả thuốc lại cho tỳ-kheo kia. Vật sở hữu quá bảy ngày của tỳ-kheo kia như bơ, dầu thì nên thoa vào cửa, nơi bị kêu; mật, thạch mật thì cho người giữ vườn. Hoặc đến ngày thứ bảy xả cho tỳ-kheo, tỳ-kheo kia nên lấy ăn. Nếu dưới bảy ngày thì nên trả lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, hoàn thuốc lại cho Tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã cố ý chứa thuốc dư, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Tăng nay hoàn lại thuốc cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng hoàn thuốc lại cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả lại thuốc cho tỳ-kheo có tên… này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo này lấy thuốc lại rồi nên dùng thoa gót chân, hoặc dùng để đốt đèn. Đã xả cho Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có vị nào bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la. Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc sai cho người khác, hoặc cố làm hư hoại, hoặc đốt, hoặc làm phi dược, hoặc uống thường xuyên, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu thuốc quá bảy ngày kia là bơ, là dầu, dùng thoa cửa, chỗ có tiếng kêu. Nếu là mật, thạch mật cho người giữ vườn dùng, hoặc đến ngày thứ bảy xả cho tỳ-kheo dùng. Nếu chưa đủ bảy ngày, hoàn lại cho tỳ-kheo kia dùng thoa gót chân, hoặc đốt đèn thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXVII. Y TẮM MƯA[154]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-xá-khư Mẫu [155] thỉnh Phật và Tăng tỳ-kheo ngày mai thọ thực.
Liền trong đêm đó, bà sửa soạn đầy đủ các thứ đồ ăn thức uống ngon bổ. Sáng sớm, sai tỳ nữ đến trong Tăng-già-lam thỉnh Phật và Tăng đã đến giờ phó trai.[156]
Hôm ấy nhằm ngày trời mưa như trút nước.[157] Lúc bấy giờ, đức Thế tôn bảo các tỳ-kheo:
«Ngày hôm nay, các ông ra hết ngoài mà tắm mưa. Trận mưa ngày hôm nay là cuối mùa. Như bây giờ Diêm phù đề đang mưa, nên biết trong cả bốn thiên hạ cũng vậy.»
[629a1] Các tỳ-kheo nghe đức Phật dạy rồi, đều lõa hình mà ra khỏi phòng để tắm.
Khi ấy, tỳ nữ đến ngoài cửa Tăng-già-lam, nhìn vào thấy các tỳ-kheo đều đang lõa hình tắm, bèn nghĩ: «Nơi đây không có sa-môn, mà tất cả đều là loã hình ngoại đạo.» Tỳ nữ chạy về báo cáo với Tỳ-xá-khư Mẫu:
«Đại gia nên biết, ở trong Tăng-già-lam, tất cả đều là ngoại đạo lõa hình chứ không có sa-môn.»
Tỳ-xá-khư Mẫu là người nữ thông minh trí tuệ, liền nghĩ: «Vừa rồi trời mưa. Có lẽ các tỳ-kheo thoát y, loã hình tắm dưới mưa. Tỳ nữ không biết nên báo cáo như vậy.» Tỳ-xá-khư Mẫu sai tỳ nữ trở lại nơi Tăng-già-lam, bạch các tỳ-kheo là: «Đã đến giờ rồi.» Tỳ nữ liền trở lại bên ngoài Tăng-già-lam, nhìn vào không thấy vị nào cả. Vì lúc ấy, các tỳ-kheo tắm đã xong, mặc y, vào phòng tĩnh tọa tư duy. Tỳ nữ đứng bên ngoài cửa, thấy Tăng-già-lam vắng vẻ, không người. Lại nghĩ: «Hiện tại Tăng-già-lam trống vắng không có tỳ-kheo.» Liền trở về thưa với Tỳ-xà-khư Mẫu rằng:
«Đại gia nên biết, trong Tăng-già-lam trống vắng, không có vị tỳ-kheo nào cả.»
Tỳ-xá-khư Mẫu là người trí tuệ thông minh, liền nghĩ rằng: «Chư tỳ-kheo tắm xong, chắc các ngài vào tịnh tọa tư duy. Tỳ nữ không biết nên nói là trong Tăng-già-lam trống vắng, không có vị tỳ-kheo nào.» Do vậy, Tỳ-xá-khư Mẫu lại bảo tỳ nữ chạy vội lại trong Tăng-già-lam, cao tiếng thưa:
«Đã đến giờ rồi.»
Bấy giờ, đức Thế tôn từ trong tịnh thất bước ra, nói với tỳ nữ rằng:
«Ngươi về trước. Ta sẽ đến ngay bây giờ.»
Đức Thế tôn bảo các tỳ-kheo, giờ đã đến rồi, nên đắp y, bưng bát. Các tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, thảy đều đắp y, bưng bát. Đức Thế tôn cùng đại Tăng tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị, như lực sĩ co duỗi cánh tay, từ Kỳ-hoàn tịnh xá hốt nhiên biến mất, và xuất hiện nơi nhà của Tỳ-xá-khư Mẫu, an tọa nơi chỗ ngồi, y phục không ướt, tất cả đều như vậy.
Sau đó, tỳ nữ mới về đến nhà, thấy đức Thế tôn và Tăng tỳ-kheo đã đến nhà trước, chỗ ngồi đã ổn định, y phục không ướt. Thấy vậy liền khởi ý niệm: «Đức Thế tôn thật là kỳ diệu đặc biệt, có đại thần lực; đi sau mà lại đến trước mình.»
Bấy giờ, Tỳ-xá-khư Mẫu dùng các đồ ăn thức uống ngon bổ cúng dường Phật và Tăng tỳ-kheo. Ăn xong, cất dọn bát, Tỳ-xá-khư Mẫu đặt ghế thấp ngồi phía trước, bạch Phật rằng:
«Cúi xin đức Thế tôn cho phép con được thỉnh nguyện.»
Đức Phật nói với Tỳ-xá-khư Mẫu:
«Như lai không cho mọi người quá điều thỉnh nguyện.»[158]
Tỳ-xà-khư Mẫu lại bạch Phật rằng:
«Bạch Đại đức, nếu nguyện thanh tịnh và khả thi, xin ban cho con.»
Đức Phật dạy:
«Tùy ý.»
Tỳ-xà-khư Mẫu bạch đức Thế tôn rằng:
«Hoặc có các tỳ-kheo khách nào từ phương xa đến chưa biết nơi chốn. Nguyện Thế tôn cho phép con được cúng dường thức ăn cho tỳ-kheo khách; trọn đời cung cấp.[159]»
Lại bạch Thế tôn:
«Tỳ-kheo muốn đi xa, có thể vì sự ăn mà không theo kịp đồng bạn.[160] Nguyện Thế tôn cho phép con cúng thức ăn cho tỳ-kheo đi xa; trọn đời cúng dường.»
«Các Tỳ-kheo bệnh, nếu không được thức ăn hợp với chứng bệnh thì có thể mạng chung. Nếu được thức ăn hợp với bệnh thì sẽ được lành bệnh. Nguyện Thế tôn cho phép con trọn đời được cúng dường thức ăn cho các vị tỳ-kheo bệnh.»
Lại bạch Thế tôn:
«Các tỳ-kheo bệnh, nếu không có thuốc hợp với bệnh thì có thể mạng chung. Nếu được thuốc hợp với bệnh thì bệnh sẽ được lành. Nguyện Thế tôn cho phép con trọn đời được cúng dường thuốc trị bệnh cho các tỳ-kheo bệnh.
«Các tỳ-kheo nuôi bệnh, lại tự mình đi khất thực nên không chu toàn việc chăm sóc người bệnh. Nguyện Thế tôn cho phép con trọn đời được cúng dường thức ăn cho người nuôi bệnh.
«Đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo nước A-na-tần-đầu [161] được ăn cháo.[162] Nếu đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo đó ăn cháo thì con xin nguyện trọn đời được cúng dường cháo.
«Sáng nay, con sai tỳ nữ đến trong Tăng-già-lam để bạch đến giờ thọ thực. Các tỳ-kheo đều lõa hình tắm trong mưa. Cúi xin đức Thế tôn cho phép con trọn đời được cung cấp áo tắm mưa[163] cho các tỳ-kheo.»
Lại bạch Thế tôn:
«Con có chút nhơn duyên, đến bên bờ sông A-di-la-bạt-đề,[164] thấy các tỳ-kheo-ni lõa hình mà tắm. Khi ấy có các tặc nữ, dâm nữ, đến chỗ các tỳ-kheo-ni nói rằng: «Các cô tuổi nhỏ, dung mạo đoan chánh, dưới nách chưa có lông. Bây giờ đến tuổi trẻ khoẻ, sao không tập chuyện ái dục. Hãy để tuổi già sẽ tu tập phạm hạnh. Như vậy, cả hai đều được cả?» Trong số các tỳ-kheo-ni trẻ tuổi này có vị liền sanh tâm không vui. Cúi xin đức Thế tôn cho phép con trọn đời được cung cấp áo tắm cho tỳ-kheo-ni.»
Lúc bấy giờ, đức Phật nói với Tỳ-xá-khư Mẫu:
«Bà vì mục đích gì mà thỉnh nguyện tám điều như vậy»
Tỳ-xá-khư Mẫu bạch Phật rằng:
«Nếu có tỳ-kheo từ phương xa đến, bạch Thế tôn rằng: ‹Có tỳ-kheo tên như vậy đã qua đời. Vị ấy sanh về chỗ nào?› Lúc bấy giờ, đức Thế tôn liền ký thuyết cho rằng, trong bốn đạo quả ắt sẽ chứng hoặc quả Tu-đà-hoàn, hoặc quả Tư-đà-hàm, hoặc quả A-na-hàm, hoặc quả A-la-hán. Và con sẽ thưa hỏi: ‹Vị tỳ-kheo qua đời kia đã từng đến nước Xá-vệ này chưa?› Nếu con được nghe biết là vị ấy đã từng đến. Con lại khởi lên ý nghĩ, ‹Vị khách tỳ-kheo ấy đã từng nhận đồ ăn do con cúng dường các tỳ-kheo khách mới đến.›
«Hoặc các tỳ-kheo sắp đi xa nhận thức ăn. Hoặc các tỳ-kheo bệnh nhận thức ăn. Hoặc các tỳ-kheo bệnh nhận thuốc. Hoặc người nuôi bệnh nhận thức ăn. Hoặc người nhận cháo. Hoặc nhận y tắm mưa. Khi con nghe những lời (ký thuyết) như vậy liền phát tâm hoan hỷ. Khi đã phát tâm hoan hỷ rồi, con liền xả bỏ các thân ác. Khi thân ác đã trừ bỏ liền được thân lạc. Do đã được thân lạc, tâm của con được chánh định. Khi tâm được chánh định liền có khả năng chuyên tâm tu tập căn, lực, và giác ý.»
Đức Thế tôn khen:
«Lành thay, lành thay! Tỳ-xá-khư Mẫu, những điều này là thật. Tại sao vậy? Bà là đàn-việt thông minh trí tuệ, thâm tín.»
Bấy giờ, đức Thế tôn vì bà Tỳ-xá-khư Mẫu nói bài tụng:
Hoan hỷ cúng ẩm thực;
Đệ tử Phật trì giới.
Bố thí cho mọi người,
Hàng phục tâm keo kiết.
Nhân vui thọ báo vui,
Hằng được vui an ổn.
Được xứ sở thiên thượng;
Đạt Thánh đạo vô lậu.
Tâm vui với phước đức,
Khoái lạc không thể ví.
Được sanh nơi thiên thượng
Sống lâu thường an lạc!
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng nhiều phương tiện nói pháp cho Tỳ-xá-khư Mẫu, khuyến khích khiến cho bà được hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi trở về trong Tăng-già-lam. Vì nhơn duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo, nói pháp tùy thuận, dùng vô số phương tiện khen ngợi hạnh đầu đà trang nghiêm tốt đẹp, khen ngợi vui xuất ly, và bảo các tỳ-kheo khác rằng:
«Từ nay về sau, Ta cho phép thức ăn cho các tỳ-kheo khách đến, thức ăn cho tỳ-kheo sắp đi xa,[165] thức ăn cho tỳ-kheo bệnh, thuốc cho tỳ-kheo bệnh, thức ăn cho người nuôi bệnh,[166] cho phép ăn cháo, cho phép nhận y tắm mưa cho tỳ-kheo và y tắm cho tỳ-kheo-ni.»
Tỳ-xá-khư Mẫu nghe đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo được thọ dụng như vậy rồi, bà liền cung cấp trọn đời từ thức ăn cho tỳ-kheo khách, cho đến, y tắm cho tỳ-kheo-ni.
Xá-khư mẫu sau khi nghe đức Phật cho phép rồi liền may sắm nhiều y tắm mưa, sai người mang đến trong Tăng-già-lam dâng cúng các tỳ-kheo. Các [630a1]tỳ-kheo bèn phân chia. Đức Phật dạy:
«Không nên phân chia. Tùy thứ tự, từ trên Thượng tọa trở xuống mà trao. Nếu trao chưa đủ thì nhớ theo thứ tự để sau trao tiếp. Kỳ sau nhận được y thì theo thứ tự đó trao tiếp cho đủ.»
Có thí chủ đem y quý giá đến, cũng theo thứ tự mà trao. Đức Phật dạy:
«Không nên như vậy. Phải theo thứ tự từ trên Thượng tọa trở xuống mà hỏi. Nếu vị thượng tọa ấy không cần thì mới theo thứ tự mà trao. Nếu không đủ thì lấy phần y trong Tăng có thể phân chia được, đem phân chia cho đủ.»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo, khi nghe Phật cho phép tỳ-kheo chứa y tắm mưa, nên suốt cả năm, xuân, hạ cũng như đông, thường cầu y tắm mưa. Họ không xả y tắm mưa mà đem dùng vào việc khác. Hiện có y tắm mưa, nhưng họ vẫn lõa hình mà tắm.
Các tỳ-kheo nghe thấy, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Tuy đức Như Lai đã cho phép tỳ-kheo chứa y tắm mưa, nhưng sao trong suốt năm, xuân, hạ cũng như đông, các thầy lại luôn luôn tìm cầu y tắm mưa? Không xả y tắm mưa, lại đem dùng vào việc khác; hiện có y tắm mưa tại sao vẫn loã hình mà tắm?»
Các tỳ-kheo quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại suốt năm tìm cầu y tắm mưa?»
Dùng vô số phương tiện quở trách lục quần rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, mùa xuân còn một tháng có thể tìm cầu y tắm mưa; còn lại nửa tháng, có thể dùng. Nếu tỳ-kheo quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, dùng quá trước nửa tháng, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y tắm mưa: [167] Y dùng tắm trong khi mưa.
Y: có mười loại như đã nói trên.
Từ mười sáu tháng ba,[168] tỳ-kheo nên tìm cầu y tắm mưa. Từ mồng một tháng tư nên dùng. Nếu tỳ-kheo trước ngày mười sáu tháng ba tìm cầu y tắm mưa, trước mồng một tháng tư sử dụng, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, đột-kiết-la. Khi muốn xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng về Thượng tọa kính lễ, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, dùng quá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, dùng quá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo kia. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả y tắm mưa lại cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Tăng nên sai một người có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo dự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, sử dụng quá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, sử dụng quá trước nửa tháng, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo có tên… này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo có tên… này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã đồng ý trả lại y tắm mưa cho tỳ-kheo này rồi. Tăng chấp nhận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy. »
Đã xả y tắm mưa cho Tăng rồi, Tăng không trả lại, (Tăng) phạm đột-kiết-la. Khi trả, có người nào bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc đốt, hoặc dùng thường xuyên, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Ngày mười sáu tháng ba tìm cầu, mồng một tháng tư sử dụng. Hoặc xả y tắm mưa rồi mới dùng làm các vật dụng khác. Hoặc mặc y tắm mà tắm. Hoặc không có y tắm mưa. Hoặc làm y tắm. Hoặc giặt nhuộm. Hoặc đưa đến chỗ nhuộm.Tấ cả không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXVIII. Y CẤP THÍ[169]
A. DUYÊN KHỞI

Lúc bấy giờ, đức Phật hạ an cư ở tại Tỳ-lan-nhã.[170] Đức Phật bảo A-nan:
«Ông đến nói với bà-la-môn Tỳ-lan-nhã rằng: ‹Như Lai đã nhận lời thỉnh của ông, an cư mùa hạ đã xong rồi, nay muốn du hành trong nhơn gian.›»
Tôn giả A-nan vâng lời Phật dạy đến chỗ bà-la-môn Tỳ-lan-nhã nói với bà-la-môn rằng:
«Như Lai nói với ông, ‹Như Lai nhận lời thỉnh của ông, an cư mùa hạ đã xong, nay muốn du hành trong nhơn gian.›»
Bấy giờ, bà-la-môn Tỳ-lan-nhã nghe Thế tôn nói như vậy, liền nhớ lại: «Không có lợi, không có thiện lợi gì cho ta! Ta không được gì, không điều lành nào được cả! Tại sao vậy? Vì ta đã thỉnh sa-môn Cù-đàm và chư Tăng an cư trong chín mươi ngày vừa xong mà ta đã không cúng dường.»
Bấy giờ, bà-la-môn Tỳ-lan-nhã cùng A-nan đến chỗ đức Thế tôn, kính lễ dưới chân Phật, đứng lui qua một bên. Đức Thế tôn tuần tự vì bà-la-môn Tỳ-lan-nhã nói pháp vi diệu. Bà-la-môn phát tâm hoan hỷ, liền bạch đức Phật rằng:
«Cúi xin đức Thế tôn và Tăng tỳ-kheo ở lại Tỳ-lan-nhã thêm chín mươi ngày nữa theo lời thỉnh mời của con.»
Đức Phật nói với bà-la-môn:
«Như Lai đã nhận lời thỉnh của ông, an cư mùa hạ chín mươi ngày xong rồi. Nay muốn du hành trong nhơn gian.»
Bà-la-môn lại bạch:
«Nguyện đức Thế tôn và Tăng nhận lời mời thọ thực của con vào sáng mai.»
Đức Thế tôn im lặng nhận lời. Bà-la-môn biết đức Thế tôn đã nhân lời bằng cách im lặng rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, kính lễ dưới chân Phật, nhiễu ba vòng, cáo lui trở về nhà.
Trong đêm ấy sắm sửa đầy đủ mọi thức ăn ngon bổ. Sáng hôm sau, đến bạch Phật ‹đã đến giờ.›
Đức Thế tôn cùng Tăng gồm năm trăm vị tỳ-kheo đắp y, bưng, bát đến nhà kia, an tọa nơi chỗ ngồi. Bà-la-môn bưng thức ăn ngon bổ đến dâng cúng Phật và Tăng tỳ-kheo, khiến cho tất cả đều đầy đủ.
Thọ thực xong, mỗi vị đều tự thâu bát. Bà-la-môn dùng ba y dâng cúng đức Phật, và dâng cúng cho mỗi Tăng tỳ-kheo hai y gọi là y an cư mùa hạ. Khi ấy, các tỳ-kheo không dám nhận và nói với thí chủ rằng:
«Đức Thế tôn chưa cho phép nhận y mùa hạ.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Phật. Phật bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép nhận y mùa hạ.»
Nhóm sáu tỳ-kheo nghe Thế tôn cho phép nhận y mùa hạ, bèn suốt cả năm, ba mùa xuân, hạ và đông thường cầu xin y. An cư chưa xong cũng cầu xin y, cũng nhận y.
Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử an cư trong một trú xứ xong rồi, nghe tin nơi trú xứ khác tỳ-kheo hạ an cư xong nhận được nhiều y lợi dưỡng, liền đến nơi trú xứ ấy, hỏi các người rằng:
«Y nhận được trong mùa an cư đã chia chưa?»
Đáp:
«Chưa chia.»
Nói:
«Chưa chia thì chia phần cho tôi với!»
Bạt-nan-đà lại đến các trú xứ khác. Như vậy chẳng phải một chỗ, cũng đều hỏi rằng:
«Y nhận được trong mùa an cư, ngài đã chia chưa?»
Đáp:
«Chưa chia.»
Nói:
«Chưa chia thì chia phần cho tôi với!»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà [631a1] nhận phần y nhiều chỗ, được rất nhiều phần y, đem vào trong tịnh xá Kỳ-hoàn. Các tỳ-kheo thấy hỏi Bạt-nan-đà rằng:
«Đức Thế tôn cho phép chứa ba y, ngoài ba y không được chứa y dư. Vậy y này là y của ai?»
Bạt-nan-đà trả lời:
«Nhiều trú xứ nhận được y mùa an cư và tôi đã nhận được phần từ các nơi đó mang lại.»
Các tỳ-kheo nghe vậy, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Này Bạt-nan-đà Thích tử, tại sao đức Như Lai chỉ cho phép nhận y an cư mùa hạ mà lại suốt năm, ba mùa xuân hạ và đông lúc nào cũng xin y? An cư chưa xong cũng xin y, cũng nhận y?»
Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử an cư chỗ này, lại nhận y chỗ khác. Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng nhiều cách quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Này Bạt-nan-đà Thích tử, Ta chỉ cho phép tỳ-kheo nhận y mùa an cư, tại sao ông suốt năm xuân, hạ và đông lúc nào cũng cầu xin y? An cư chưa xong cũng xin y, cũng nhận y? Ông có an cư chỗ này lại thọ y chỗ khác không?»
Đức Thế tôn dùng mọi cách quở trách Bạt-nan-đà Thích tử trong nhóm sáu tỳ-kheo, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Không được suốt mọi mùa xuân, hạ và đông lúc nào cũng tìm cầu y, cũng không được an cư chưa xong cầu xin y hay nhận y, không được an cư chỗ này, nhận phần y an cư chỗ khác.»
Bấy giờ, đức Thế tôn ở nước Xá-vệ. Khi ấy, trong quốc nội có kẻ phản nghịch, Vua Ba-tư-nặc sai hai vị Đại thần tên là Lê-sư-đạt-đa và Phú-na-la [171] đi chinh phạt. Hai vị Đại thần khởi ý niệm: «Nay chúng ta đi chinh phạt, chưa biết có được trở về hay không. Theo thường lệ, khi chúng Tăng an cư xong, chúng ta cúng dường thức ăn và dâng cúng y. Nhưng nay an cư chưa xong, không biết có nên sửa soạn thức ăn và các y vật như pháp an cư mà dâng cúng chư Tăng hay không?»
Các trưởng giả này đích thân đến trong Tăng-già-lam, bạch với các tỳ-kheo như vầy:
«Sáng mai, chúng tôi muốn dọn thức ăn và y an cư[172] để dâng cúng. Xin các ngài chiếu cố.»
Các tỳ-kheo trả lời với các trưởng giả rằng:
«Chỉ nên cúng thức ăn, khỏi phải dâng y. Tại sao vậy? Vì hạ an cư chưa xong nên không được phép nhận y, không được xin y.»
Các trưởng giả bạch rằng:
«Nay chúng tôi vì Vua Ba-tư-nặc sai đi chinh phạt. Chúng tôi tự nghĩ chưa biết có được trở về hay không. Chúng tôi muốn như pháp trước đây, khi hạ an cư xong được dâng cúng thức ăn và y cho chúng Tăng, nên nay chúng tôi thiết lập thức ăn và y để dâng cúng.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đem vấn đề này bạch lên đức Phật. Đức Phật dạy rằng:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo nhận y cấp thí .[173]
«Các tỳ-kheo, nếu biết là y cấp thí thì nên nhận. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, mười ngày nữa mới mãn ba tháng hạ an cư, các tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí, có thể thọ nhận, thọ xong có thể chứa cất cho đến thời của y; nếu chứa quá hạn, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y cấp thí: thọ thì được, không thọ thì mất.[174]
Y: có mười loại như trên.
Thời của y: [175] Tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng.
Còn mười ngày nữa tự tứ, nếu tỳ-kheo nhận được y cấp thí, biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa mười ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng.
Nếu còn chín ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí. Tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa chín ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm một ngày.
Nếu còn tám ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa tám ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm hai ngày.
Nếu còn bảy ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa bảy ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm ba ngày.
Nếu còn sáu ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa sáu ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm bốn ngày.
Nếu còn năm ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa năm ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm năm ngày.
Nếu còn bốn ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa bốn ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm sáu ngày.
Nếu còn ba ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa ba ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm bảy ngày.
Nếu còn hai ngày nữa tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa hai ngày. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm tám ngày.
Nếu sáng ngày tự tứ, tỳ-kheo nhận được y cấp thí, tỳ-kheo biết là y cấp thí thì có thể nhận. Nhận rồi có thể chứa trong ngày đó. Cho đến sau khi tự tứ xong, không thọ y ca-thi-na thì một tháng; có thọ y ca-thi-na thì năm tháng, lại tăng thêm chín ngày. Nếu tỳ-kheo được y cấp thí quá hạn về trước, quá hạn về sau, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Y này nên xả cho Tăng hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Nếu muốn xả cho Tăng, phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, hướng lên Thượng tọa kính lễ, quỳ gối chắp tay thưa:
«Đại đứcTăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã nhận được y cấp thí, hoặc quá hạn về trước, hoặc quá hạn về sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Người nhận sám trước hết phải tác bạch rồi sau mới nhận sám, tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận được y cấp thí, hoặc quá hạn về trước, hoặc quá hạn về sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên là… Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi sau đó mới nhận sám. Khi nhận sám nói với người kia rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một vị có thể tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận được y cấp thí, quá hạn về trước, quá hạn về sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trả lại y cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã nhận được y cấp thí, quá hạn về trước, quá hạn về sau, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả lại y cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận hoàn y lại cho tỳ-kheo có tên... này, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã đồng ý trả lại y cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Được ghi nhận như vậy. »
Đã xả y giữa Tăng rồi, Tăng không hoàn lại phạm đột-kiết-la. Vị nào bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí, hoặc thọ làm ba y và các y khác, hoặc sai cho người, hoặc mặc mãi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nhận được y cấp thí không quá hạn về trước, không quá hạn về sau thì không phạm. Hoặc bị giặc cướp y, hoặc y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, quá hạn về trước không phạm. Hoặc khởi tưởng bị cướp đoạt, tưởng bị mất, tưởng bị cháy, tưởng bị nước cuốn trôi; hoặc dọc đường bị hiểm nạn không thông, nhiều đạo tặc, nạn ác thú; hoặc nước sông lớn, nhà Vua bắt trói, nhốt, mạng nạn, phạm hạnh nạn; hoặc vị tỳ-kheo nhận gởi qua đời, hoặc đi xa, hoặc xả giới, hoặc giặc cướp, hoặc bị ác thú hại, hoặc bị nước trôi, quá hạn về sau không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXIX. A-LAN-NHÃ GẶP NẠN LÌA Y[176]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo trú tại a-lan-nhã hạ an cư xong, một tháng Ca-đề sau đã đầy.[177]
Bấy giờ, có nhiều bọn cướp[178] cướp đoạt y bát, tọa cụ, ống đựng kim, vật dụng của tỳ-kheo và đánh đập các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo hoảng sợ nên kéo nhau đến Kỳ-hoàn tịnh xá cùng ở. Đức Thế tôn biết mà vẫn hỏi Tôn giả A-nan:
«Các tỳ-kheo này tại sao kéo nhau đến cư trú ở Kỳ-hoàn tịnh xá?»
Tôn giả A-nan bạch Phật:
«Các tỳ-kheo này trú tại A-lan-nhã hạ an cư xong, một tháng Ca-đề sau đã đầy, đã bị bọn cướp cướp đoạt y bát, tọa cụ, ống đựng kim, đồ vật dụng, chúng lại đánh đập các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo hoảng sợ nên cùng nhau đến ở nơi Kỳ-hoàn tịnh xá.»
Đức Phật bảo Tôn giả A-nan:
«Từ nay về sau, Ta cho phép các tỳ-kheo ở tại các trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ nhiều sợ sệt; an trú chỗ a-lan-nhã như vậy, tỳ-kheo muốn gởi y thì được phép gởi một trong ba y nơi nhà người.»
Lúc bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nghe Phật cho phép tỳ-kheo ở tại các trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ, sợ sệt; an trú chỗ như vậy, muốn gởi y thì được phép gởi một trong ba y nơi nhà người. Họ liền đem y gởi nơi nhà người, dặn dò tỳ-kheo thân hữu rồi ra đi. Sau đó, tỳ-kheo thân hữu đem y ra phơi vào lúc giữa trưa. Các tỳ-kheo thấy vậy, hỏi nhau: «Đức Thế tôn chế giới cho phép tỳ-kheo chứa ba y, không được dư. Đây là y của ai?»
Tỳ-kheo kia trả lời:
«Nhóm sáu tỳ-kheo là thân hữu tri thức của tôi. Họ gởi y nơi đây, rồi đi du hành trong nhơn gian cho nên chúng tôi đem phơi nắng.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo nghe vậy, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Thế tôn cho phép các tỳ-kheo ở tại các trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ, sợ sệt, thì một trong ba y có thể gởi nơi nhà người. Hiện tại sao các thầy đem gởi nhiều y nơi thân hữu tri thức để du hành trong nhơn gian, mà ngủ lìa y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ, Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao sáu tỳ-kheo này, Ta cho các tỳ-kheo ở tại trú xứ a-lan-nhã có sự nghi ngờ, sợ sệt, thì tỳ-kheo ở những chỗ như vậy, được phép một trong ba y có thể gởi nơi nhà người; nay các ông đem nhiều y gởi nơi thân hữu du hành trong nhơn gian, mà ngủ lìa y?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo này là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, ba tháng hạ đã xong, một tháng ca-đề sau cũng đã đầy, ở tại a-lan-nhã chỗ có sự nghi ngờ, có sợ hãi. Tỳ-kheo sống tại trú xứ như vậy, trong ba y, nếu muốn có thể gởi lại một y trong nhà người. Các tỳ-kheo có nhơn duyên được lìa y ngủ, cho đến sáu đêm; nếu quá, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
A-lan-nhã : là nơi cách thôn xóm năm trăm cung. Cung của nước Giá-ma-la, dài bốn khuỷu tay, dùng loại khuỷu tay trung bình để đo.
Chỗ có nghi ngờ: là nghi có giặc cướp.
Sợ hãi: trong đó có giặc cướp khiến cho kinh sợ.
Trong nhà: trong thôn xóm.
Ba y: tăng-già-lê, uất-đa-la-tăng, an-đà-hội.
Y: có mười loại nói như trên.
Nếu tỳ-kheo có nhơn duyên lìa y ngủ, sáu đêm rồi, đến đêm thứ bảy, trước khi bình minh chưa xuất hiện phải xả ba y, hoặc tay rờ đụng y, hoặc đến chỗ đá quăng tới y. Nếu tỳ-kheo sáu đêm, đến đêm thứ bảy, trước khi bình minh chưa xuất hiện mà không xả ba y, tay không rờ đụng y, không đến chỗ đá quăng tới y, bình minh của đêm thứ bảy xuất hiện, phạm tội ngủ lìa y, tất cả đều ni-tát-kỳ. Trừ ba y, lìa các y khác, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Xả cho Tăng phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đầu gối bên hữu chấm đất, lễ dưới chân thượng tọa, quỳ gối chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi, sau đó mới thọ sám. Khi thọ sám phải nói với người này rằng:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên trả lại y cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một người có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo kia. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là đã ngủ lìa y quá sáu đêm, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trả y lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả y lại cho tỳ-kheo này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Nếu tỳ-kheo xả y rồi mà Tăng không trả lại cho [634a1] tỳ-kheo ấy, (Tăng) phạm đột-kiết-la. Nếu có vị nào bảo «đừng trả», vị ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc thọ làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc lấy mặc mãi, tất cả đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Đã trải qua sáu đêm, đến đêm thứ bảy, trước khi bình minh chưa xuất hiện, đến chỗ để y, hoặc xả y, hoặc tay rờ đến y, hoặc đến chỗ đá quăng tới y thì không phạm. Hoặc tưởng y bị cướp, bị mất, bị cháy, bị trôi thì không xả y. Không rờ đến y, không đến chỗ đá quăng tới y vẫn không phạm. Hoặc thuyền đò không thông, đường xá bị hiểm nạn, nhiều giặc cướp, có ác thú, nước sông lớn, bị cường lực bắt, hoặc bị nhốt, bị trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, không xả y, không rờ đến y, không đến chỗ đá quăng tới y, tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XXX. XOAY TĂNG VẬT VỀ MÌNH[179]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử trước kia có một cư sĩ thường có tâm giúp đỡ, có ý muốn cúng dường đức Phật và Tăng tỳ-kheo một bữa cơm và dâng y tốt. Bạt-nan-đà Thích tử nghe người cư sĩ kia muốn cúng dường cơm và y tốt cho Phật cùng Tăng liền đến nhà cư sĩ kia, hỏi:
«Cư sĩ muốn cúng cơm và dâng y tốt cho Phật cùng Tăng phải không?»
Cư sĩ trả lời:
«Đúng như vậy.»
Bạt-nan-đà liền nói với cư sĩ rằng:
«Chúng Tăng có thiện lợi lớn, có oai lực lớn, có phước đức lớn, người cúng dường cho chúng Tăng rất nhiều. Nay cư sĩ nên cúng dường cơm cho chúng Tăng mà thôi, còn y phục thì cho mình tôi.»
Cư sĩ nói:
«Cũng được.»
Bấy giờ, cư sĩ trưởng giả không chuẩn bị y cụ cho Tăng nữa, chỉ lo sửa soạn các thứ đồ ăn thức uống ngon bổ để cúng dường mà thôi.
Sáng ngày, cư sĩ thỉnh Phật và Tăng đã đến giờ. Chư Tăng tỳ-kheo khoác y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi.
Khi ấy, cư sĩ thấy trưởng lão tỳ-kheo đầy đủ oai nghi, liền lớn tiếng nói:
«Sao tôi chuẩn bị đầy đủ để cúng y chúng Tăng như vậy mà bị cản trở ?»
Các tỳ-kheo hỏi cư sĩ:
«Tại sao lại nói như vậy»
Bấy giờ, cư sĩ đem sự thật mà trả lời.
Trong chúng lúc này có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Sao thầy cắt lợi dưỡng của chúng Tăng mà đem về cho mình?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao ngươi cắt lợi dưỡng của chúng Tăng mà đem về cho mình?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, cắt vật thuộc tăng mà tự xoay về cho mình, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, các tỳ-kheo không biết là vật của Tăng hay là vật chẳng phải của Tăng; là vật đã hứa cho Tăng hay là vật không hứa cho Tăng. Sau họ mới biết đó là vật của Tăng, là vật đã hứa cho Tăng nên làm pháp ni-tát-kỳ ba-dật-đề sám hối, hoặc lấy làm hổ thẹn, đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, biết đó là vật thuộc tăng mà tự xoay về cho mình, ni-tát- kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vật của Tăng: thí chủ vì Tăng đã cúng cho Tăng.
Vật thuộc Tăng: đã hứa cho Tăng.
Vì Tăng: họ vì Tăng chuẩn bị hay sắm cho Tăng mà chưa hứa cho Tăng.
Đã cho Tăng: đã hứa cho Tăng và đã xả cho Tăng.
Vật : y, bát, tọa cụ, ống đựng kim cho đến đồ dùng để uống nước.
Nếu tỳ-kheo biết là vật thuộc Tăng mà tự xoay về cho mình, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu vật hứa cho Tăng mà chuyển cho tháp, phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho tháp mà chuyển cho Tăng cũng phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho tứ phương Tăng mà chuyển cho hiện tiền Tăng, phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho hiện tiền Tăng mà chuyển cho tứ phương Tăng cũng phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho Tăng tỳ-kheo mà chuyển cho tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni Tăng cũng phạm đột-kiết-la. Vật hứa cho tỳ-kheo-ni Tăng mà chuyển cho Tăng tỳ-kheo, đột-kiết-la. Vật hứa cho chỗ này đem cho chỗ khác, đột-kiết-la. Hoặc đã hứa, khởi tưởng hứa, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu đã hứa mà tâm nghi, đột-kiết-la. Nếu chưa hứa, khởi tưởng hứa, đột-kiết-la. Nếu chưa hứa, nghi, đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Muốn xả đương sự phải đến trong Tăng trống vai bên hữu, quỳ gối bên hữu chấm đất, lễ Thượng tọa, quỳ gối chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là…, biết vật này đã hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám trước hết phải tác bạch, sau đó mới thọ sám. Nên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã biết vật hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên… này. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi mới nhận sám. Khi nhận sám nên nói với người kia:
«Hãy tự trách tâm ngươi!»
Tỳ-kheo kia thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn lại vật bị xả cho tỳ-kheo kia bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong chúng nên sai một người có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã biết vật hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả lại vật bị xả cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là…, đã biết là vật hứa cho Tăng mà xoay về cho mình, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng trả vật bị xả lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng trả vật bị xả lại cho tỳ-kheo kia thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả vật bị xả lại cho tỳ-kheo này rồi. Tăng bằng lòng nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
Xả cho Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la.
Nếu tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc thọ làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc dùng mãi, tất cả phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu không biết hoặc đã hứa mà tưởng rằng chưa hứa, hoặc họ hứa cho ít, khuyến khích họ cho nhiều, hoặc hứa cho ít người, khuyên cho nhiều người, muốn hứa cho thứ xấu, khuyên cho thứ tốt, hoặc nói đùa giỡn, hoặc nói nhầm, nói một mình, hoặc nói trong giấc mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc kia thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [180]


Chú thích:
[136] Pali, Nissaggiya 23, bhesajja. Cf. Mahāvagga vi Bhessajja-kkhando, Vin.i.198. Ngũ phần 5 (T. 1421, tr.30c), Ni-tát-kỳ 15. Tăng kỳ 10 (T. 1425, tr.316b), Ni-tát-kỳ 23. Căn bản (T. 1442, tr.759b), Ni-tát kỳ 30.
[137] Xem Thập tụng 26, «Y dược pháp» (T. 1435, tr.184b). Pali, Mahāvagga iv «Bhesajja-khandha,» Vin.i. 199.
[138] Bất linh thô hiện 不令麤現. Pali, Vin.i.198: na ca oḷāriko āhāro paññāyeyya, không thể quan niệm là thức ăn thô (=thực phẩm chính). Có lẽ bản Hán để rơi mất từ āhāra (thực phẩm) nên câu văn bất xác.
[139] Tô du sanh tô mật thạch mật 酥油生酥蜜石蜜. Pali, nt. sappi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ, váng sữa, bơ tươi, dầu ăn, mật, đường mía (hay mật mía).
[140] Thập tụng, ibid., Phật chưa cho phép ăn các thứ này sau ngọ.
[141] Xem Tứ phần, ba-dật-đề 35, về phép tàn thực.
[142] Tiểu chú trong bản Hán.
[143] Xem cht.14, Phần III Ch.vii. Thuốc và các chú thích rải rác trong chương đó.
[144] Ma-kiệt ngư 摩竭魚 ; một loại cá voi (Pali: makara). Cf. Mahāvagga iv, Vin.i.200: sáu loại mỡ: gấu, cá, cá sấu, heo, lừa.
[145] Pali, op.cit., vikāle… dukkaṭā, phi thời, phạm đột-kiết-la; tức không được quá ngọ.
[146] Tư-ha Tỳ-la-trà tượng sư 私訶毘羅嗏象師; phiên âm từ Skt. Siṃha-Vairāṭa. Đồng nhất với Pali, Belaṭṭha Kaccāna, người buôn đường, chuyển kể, Mahāvagga iv, Vin. i. 224f. Cf. Thập tụng 26 (T. 1435, tr.189a): chuyện tượng sư Tỳ-la-tra.
[147] Đi từ Rājagaha đến Andhakavida, ngược chiều với Phật.
[148] Hắc thạch mật 黑石蜜. Pali: guḷa, đường (cát) đen; đường mía chưa tinh luyện.
[149] Số tỳ-kheo được kể là 1250 vị.
[150] Tất-lăng-già-bà-ta 畢陵伽婆蹉. Pali: Pilindavaccha. Chuyện kể Tất-lăng-già-bà-ta trong Ngũ phần 5 (T22n1421, tr.30c25) và Pali (Vin.iii. 248) giống nhau.
[151] Hán: tàn dược 殘藥. Pali: paṭisāyanīyāni bhesajjāni, các loại thuốc được uống như ăn. Căn bản: chư dược tùy ý phục thực 諸藥隨意服食, ‹các loại thuốc được tuỳ ý uống hay ăn.› Ngũ phần, Thập tụng: hàm tiêu dược 含消藥, thuốc như thức ăn loại mềm (không cần nhai).
[152] Tô, du, sanh tô, mật, thạch mật 酥油生酥蜜石蜜. Pali: sappi, navanītaṃ, telaṃ, madhu, phāṇitaṃ, váng sữa bơ lỏng (trong), bơ sống (tươi), dầu, mật, đường mía. Ngũ phần, Thập tụng, Căn bản, kể bốn: tô (gồm cả thục tô và sanh tô), du, đường, mật. Đường được giải thích là đường cát (sa đường).
[153] Tiểu chú trong bản Hán. Dưới đây cũng vậy.
[154] Pali, Nissaggiya 24, vassikáāṭika. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 17. Tăng kỳ, ni-tát-kỳ 26. Căn bản, Ni-tát-kỳ 28.
[155] Tỳ-xá-khư Mẫu 毘舍佉母, xem cht.2, ch.iii, Bất-định 1.
[156] Chuyện kể, xem Mahāvagga viii,Vin. i. 291ff. Cf. Thập tụng 27, «Y pháp» (T23n1435, tr.195b11).
[157] Hán: như tượng niệu há 如象尿下, «như voi đái.»
[158] Hán: Như lai bất dữ nhân quá nguyện 如來不與人過願. Cf. Pali (Vin.iii. 192): atikkantavārā kho … thāgatā, «Các đức Như lai siêu quá các ước nguyện.» Nghĩa là chỉ hứa khả những thỉnh nguyện không phi pháp. Câu Phật thường xuyên trả lời khi có người thỉnh nguyện. Xem Thập tụng 27, (T23n1435, tr.195c17) «Các Như Lai… đã vượt qua các ước nguyện (Hán: dĩ quá chư nguyện 已過諸願).»
[159] Thập tụng, ibid.: «sau khi đã quen nơi chốn, tỳ-kheo ăn đâu, tùy ý.» Pali, Vin.i. 192: icchāmi saṅghassa yāvajīvaṃ āgantikabhattaṃ dātuṃ, «Con muốn trọn đời dâng cúng thực phẩm tỳ-kheo khách cho Tăng.»
[160] Thập tụng, ibid., «vì vậy (vì đi một mình) có thể đi lạc vào đường hiểm.»
[161] A-na-tần-đầu 阿那頻頭國. Pali: Andhakavindaka. Cf. Vin.i. 220 (Bhesajja-kkhandha).
[162] Hán: chúc 粥. Pali: yāgu: cháo gạo hay cháo sữa.
[163] Vũ dục y 雨浴衣; xem giải thích đoạn sau.
[164] A-di-la-bạt-đề 阿夷羅跋提. Pali: Aciravatī.
[165] Nghĩa là, được phép để dành làm lương thực đi đường, để dọc đường, những chỗ lạ, khỏi phải đi khất thực.
[166] Đây là những trường hợp tỳ-kheo được phép để dành thức ăn.
[167] Vũ dục y 雨浴衣. Pali: vassikasāṭikā, khăn quấn để tắm khi trời mưa. Khác với udakasāṭikā, dục y 浴衣, khăn tắm để tỳ-kheo-ni quấn người khi tắm sông.
[168] Tính theo lịch Trung quốc. Đây chỉ 1 tháng trước an cư mùa hạ. Căn bản 24 (T23n1442, tr.757a13): «Xuân tàn còn một tháng, chỉ một tháng trước an cư, tức từ 16 tháng Tư đến 15 tháng Năm.»
[169] Pali, Nissaggiya 28 accekacīvara. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 18. Căn bản, ni-tát-kỳ 26.
[170] Xem cht.2, Chương 1, ba-la-di 1.
[171] Lỵ (Lợi)-sư-đạt-đa và Phú-la-na 利師達多富羅那. Pali: Isidatta và Purāṇa, hai quan nội giám của Vua Pasenadi. Vin. iii. 260: Có một vị Đại thần nọ (không nói tên).
[172] An cư y 安居衣. Pali: vassāvāsika. Căn bản: hạ nội phần y. Thập tụng: hạ an cư y.
[173] Y cấp thí 急施衣; y được cúng trong lúc khẩn cấp. Pali: acceka-cīvara.
[174] Vin. 111. 261: y được bố thí do quan tướng sắp ra trận, người sắp đi xa, người đang mang thai, người trước không tín tâm nay vừa phát tín tâm.
[175] Pali: cīvarakālasamaya.
[176] Pali, Nissaggiya 29 sāsaṅsika. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 16. Căn bản, ni-tát-kỳ 27.
[177] Hậu ca-đề nhất nguyệt mãn 後迦提一月滿; Pali: cātumāsinīkattikapuṅṅmā, ngày trăng tròn của tháng ca-đề sau, tức ngày trăng tròn đúng sau ngày tự tứ một tháng. Tức tháng thứ tư, tháng cuối cùng của mùa mưa (lịch Ấn độ cổ).
[178] Pali gọi là kattikacorakā, bọn cướp ca-đề, vì chúng hoạt động vào tháng ca-đề, thường nhất là đêm có trăng. Chủ yếu cướp y các tỳ-kheo nhận được sau an cư.
[179] Pali, Nissaggiya 30 pariṇata. Ngũ phần, ni-tát-kỳ 14. Căn bản, ni-tát-kỳ 29.
[180] Bản Hán, hết quyển 10.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.200.28 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập