Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 5 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 5

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.7 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.87 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Đề-bà-đạt-đa:
«Tại sao ông dùng năm pháp dạy các tỳ-kheo... (như trên). Này Đề-bà-đạt-đa, ông chớ nên đoạn bốn thánh chủng, (4 thánh chủng như trên đã nói). Này Đề-bà-đạt-đa, nay ông chớ nên phương tiện phá hòa hiệp Tăng, chớ chấp chặt phương tiện phá hòa hiệp Tăng, kiên trì không bỏ. Ông nên cùng Tăng hòa hiệp, không tranh chấp, cùng một thầy học như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới có ích, sống an lạc. Bởi vậy cho nên, này Đề-bà-đạt-đa, ông nên biết, phá hòa hiệp Tăng là điều ác, gian nan, mắc đại trọng tội. Phá hòa hiệp Tăng đọa trong Nê-lê một kiếp, thọ tội không thể cứu vớt.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện khiến cho tâm phá Tăng của Đề-bà-đạt-đa tạm chấm dứt. Ngài dùng vô số phương tiện quở trách Đề-bà-đạt-đa rồi bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép Tăng trao cho Đề-bà-đạt-đa pháp ha gián, can gián để bỏ sự việc này bằng cách bạch tứ yết-ma.»
Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, như trên đây mà tác bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Đề-bà-đạt-đa này muốn phương tiện phá hòa hiệp Tăng, kiên trì không bỏ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng châp thuận cho pháp ha gián để bỏ việc này, nói rằng, ‹Đề-bà-đạt-đa, ông chớ phá hòa hợp Tăng, kiên trì không bỏ. Đề-bà-đạt-đa, ông nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh chấp, đồng nhất như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới sống an lạc.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Đề-bà-đạt-đa này muốn thọ pháp phá hòa hợp Tăng, kiên trì không bỏ. Nay Tăng trao cho pháp ha can gián để bỏ sự việc này. ‹Đề-bà-đạt-đa, ông chớ phá hòa hợp Tăng, kiên trì không bỏ. Đề-bà-đạt-đa, ông nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh chấp, đồng nhất như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới sống an lạc.› Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho Đề-bà-đạt-đa pháp ha gián để bỏ việc này thì im lặng. Vị nào không chấp thuận xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. » (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận trao cho Đề-bà-đạt-đa pháp ha gián để bỏ [595a1] việc nầy rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc ấy tôi ghi nhận như vậy.»
Nên làm pháp ha gián như vậy, Tăng vì Đề-bà-đạt-đa làm pháp bạch tứ yết-ma ha gián như vậy rồi, các tỳ-kheo đem việc này bạch lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn bảo:
«Nếu có tỳ-kheo nào khác phương tiện muốn phá hòa hợp Tăng, cũng dùng pháp bạch tứ yết-ma ha gián này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, muốn phá hoại hòa hợp Tăng, tiến hành phá hoại hòa hợp Tăng, chấp chặt pháp phá hòa hợp Tăng, kiên trì không bỏ.[130] Các Tỳ-kheo nên can gián tỳ-kheo này rằng: ‹Đại đức chớ phá hòa hợp Tăng, chớ tiến hành phá hoại hòa hiệp Tăng, chớ chấp chặt phá hoại hoài hợp Tăng kiên trì không bỏ. Đại đức, nên cùng Tăng hòa hợp, vì cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ không tranh chấp, đồng một thầy học, hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.› Tỳ-kheo ấy được can gián như vậy ba lần cho bỏ việc ấy, cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt; nếu không bỏ, tăng-già-bà-thi-sa.
C. THÍCH NGHĨA
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Hòa hiệp: đồng một yết-ma, đồng một thuyết giới.[131]
Tăng: có bốn tỳ-kheo, có năm tỳ-kheo, hoặc mười tỳ-kheo, cho đến vô số.
Phá: phá có mười tám việc: pháp, phi pháp, luật, phi luật, phạm, không phạm, hoặc nhẹ, hoặc nặng, có dư tàn, không dư tàn, thô ác, chẳng phải thô ác, thường sở hành, phi thường sở hành, chế, phi chế, thuyết, phi thuyết. Đó là mười tám việc.
Trụ pháp phá Tăng:[132] tức là trụ nơi mười tám việc này.
D. PHẠM TƯỚNG
Nếu tỳ-kheo tiến hành muốn phá hòa hợp Tăng,[133] chấp chặt pháp phá Tăng[134] kiên trì không bỏ tỳ-kheo kia nên can gián[135] tỳ-kheo này rằng, ‹Đại đức chớ tiến hành muốn phá hòa hợp Tăng, chớ chấp chặt pháp phá Tăng kiên trì không bỏ. Đại đức nên cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ không tranh chấp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp có sự tăng ích, sống an lạc. Đại đức nên bỏ việc này, đừng để Tăng tác pháp ha gián mà phạm trọng tội.» Nếu vị ấy nghe lời thì tốt; bằng không nghe lời thì lại nên khiến tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, hoặc Đại thần của Vua, các Sa-môn khác đạo, bà-la-môn đến nói. Nếu tỳ-kheo ở nơi khác mà nghe biết vị này tin dùng lời nói của họ thì nên đến nhờ nói.
Nếu vị này nghe lời thì tốt, bằng không nghe lời thì nên tác bạch.[136] Tác bạch rồi lại nói: «Đại đức, tôi đã tác bạch xong, còn các pháp yết-ma nữa. Nay ngài nên bỏ việc này, đừng để Tăng tác yết-ma mà phạm trọng tội.» Nếu vị ấy nghe lời thì tốt; bằng không nghe lời nên tác sơ yết-ma, rồi lại nói: «Đại đức, tôi đã tác sơ yết-ma rồi, còn hai yết-ma nữa. Ngài nên bỏ việc này, đừng để Tăng vì ngài tác yết-ma mà phạm trọng tội.» Nếu vị ấy nghe lời thì tốt, bằng không nghe lời thì nên tác yết-ma lần thứ hai, rồi lại nói: «Đại đức, tôi đã tác yết-ma lần thứ hai rồi, còn một yết-ma nữa. Ngài nên bỏ việc này, đừng để Tăng vì ngài tác yết-ma mà phạm trọng tội.» Nếu vị ấy bỏ thì tốt, bằng không bỏ thì tác pháp yết-ma lần thứ ba. Trao xong, vị ấy phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Yết-ma lần thứ hai xong mà bỏ, phạm ba thâu-lan-giá. Yết-ma lần thứ nhất xong mà bỏ, phạm hai thâu-lan-giá. Tác bạch xong mà bỏ, phạm một thâu-lan-giá. Bắt đầu tác bạch chưa xong mà bỏ, phạm một đột-kiết-la. Nếu tất cả chưa tác bạch, khi tiến hành muốn phá hòa hợp Tăng, chấp chặt phá hòa hợp Tăng kiên trì không bỏ, tất cả phạm đột-kiết-la.
Nếu khi Tăng đang tác yết-ma ha gián cho người phá Tăng mà có tỳ-kheo khuyến khích «Đừng bỏ.» Tỳ-kheo ấy phạm thâu-lan-giá. Nếu không phải là ha gián, tỳ-kheo ấy phạm đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo-ni xúi: «Đừng bỏ.» Cô ni này phạm thâu-lan-giá. Chưa tác pháp ha gián, cô ni xúi: «Đừng bỏ.» Cô ni ấy phạm đột-kiết-la. Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, người khác xúi «Đừng bỏ.» Những người ấy phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni phạm tăng-già-bà-thi-sa. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó là phạm.
Sự không phạm: bắt đầu can gián liền bỏ. Nếu phi pháp biệt chúng tác pháp ha gián; phi pháp hòa hợp chúng tác pháp ha gián; pháp biệt chúng, pháp tương tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hợp, phi pháp, phi luật, phi giáo giới của Phật. Nếu tất cả chưa tác pháp ha gián. Hoặc vì phá ác hữu, ác tri thức; hoặc vì phá phương tiện muốn phá Tăng, can ngăn khiến không phá; hoặc phá phương tiện trợ việc phá Tăng; hai, ba người yết-ma; hoặc muốn tác yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni; hoặc vì Tăng, vì tháp, vì hai Hòa thượng, đồng Hòa thượng, vì A-xà-lê, đồng A-xà-lê, vì tri thức, làm tổn giảm, làm không có trú xứ. Vì những mục đích này mà phá, thì không phạm,
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XI. TÙY THUẬN PHÁ TĂNG
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại La-duyệt-kỳ. Bấy giờ, Đề-bà-đạt-đa cố chấp chặt năm pháp này, và lại đến dạy các tỳ-kheo rằng:
«Thế tôn dùng vô số phương tiện thường khen nói người tu hạnh đầu đà, thiểu dục, tri túc, ưa xuất ly; thế thì trọn đời khất thực, mặc y phấn tảo, ngồi nơi đất trống, không ăn muối, không ăn thịt và cá.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo nói với Đề-bà-đạt-đa rằng:
«Ông chớ nên phá hoại hòa hợp Tăng, chớ nên chấp chặt pháp phá Tăng kiên trì không bỏ. Tại sao vậy? Cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh chấp, như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích an lạc.»
Bấy giờ, bè đảng của Đề-bà-đạt-đa, tiến hành trợ giúp phá hoại hòa hợp Tăng, các tỳ-kheo ấy nói với các tỳ-kheo rằng:
«Các thầy chớ nên quở trách Đề-bà-đạt-đa. Những điều Đề-bà-đạt-đa là tỳ-kheo nói pháp ngữ, là tỳ-kheo luật ngữ. Những điều Đề-bà-đạt-đa nói chúng tôi chấp nhận.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, hành đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa:
«Sao các Thầy lại nói Đề-bà-đạt-đa là tỳ-kheo nói đúng pháp, tỳ-kheo nói đúng luật; những gì Đề-bà-đạt-đa nói chúng tôi chấp nhận?»
Các tỳ-kheo hiềm trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Vì sao các ông nói với các tỳ-kheo là: ‹Đừng quở trách những điều Đề-bà-đạt-đa nói. Đề-bà-đạt-đa là tỳ-kheo nói đúng pháp, tỳ-kheo nói đúng luật; những gì Đề-bà-đạt-đa nói chúng tôi chấp nhận.›?»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa rồi bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép Tăng trao cho các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa pháp ha gián để bỏ việc này, bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa này, thuận theo Đề-bà-đạt-đa, mà nói như vầy, ‹Tỳ-kheo các ngài chớ quở trách Đề-bà-đạt-đa. Tại sao vậy? Vì Đề-bà-đạt-đa là tỳ-kheo pháp ngữ, là tỳ-kheo luật ngữ. Những điều Đề-bà-đạt-đa nói chúng tôi chấp nhận.› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho các tỳ-kheo [596a1] bè đảng của Đề-bà-đạt-đa pháp ha gián để bỏ việc này. Rằng, ‹Các ngài chớ nên nói ‹Đề-bà-đạt-đa tỳ-kheo pháp ngữ, là tỳ-kheo luật ngữ. Những điều Đề-bà-đạt-đa nói chúng tôi chấp thuận.› Song Đề-bà-đạt-đa chẳng phải là tỳ-kheo pháp ngữ, tỳ-kheo luật ngữ. Các ngài chớ nên phá hoại hòa hợp Tăng, mà nên trợ giúp hòa hợp Tăng. Đại đức cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ không tranh chấp, như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích an lạc.› Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Các tỳ-kheo bè đảng với Đề-bà-đạt-đa này, thuận theo Đề-bà-đạt-đa, mà nói như vầy, ‹Tỳ-kheo các ngài chớ quở trách Đề-bà-đạt-đa. Tại sao vậy? Vì Đề-bà-đạt-đa là tỳ-kheo pháp ngữ, là tỳ-kheo luật ngữ. Những điều Đề-bà-đạt-đa nói chúng tôi chấp nhận.› Nay Tăng vì các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa tác pháp ha gián để bỏ việc kia, rằng: ‹Đại đức chớ nên nói ‘Đề-bà-đạt-đa tỳ-kheo pháp ngữ, là tỳ-kheo luật ngữ. Những điều Đề-bà-đạt-đa nói chúng tôi chấp thuận.’ Song Đề-bà-đạt-đa chẳng phải là tỳ-kheo pháp ngữ, tỳ-kheo luật ngữ. Các ngài chớ nên phá hoại hòa hợp Tăng, mà nên trợ giúp hòa hợp Tăng. Đại đức cùng Tăng hòa hợp, hoan hỷ không tranh chấp, như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích an lạc.› Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng ha gián các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa, khiến cho bỏ việc kia, thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận tác pháp ha gián các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa để bỏ việc kia rồi. Tăng chấp nhận cho nên im lặng. Việc nầy tôi ghi nhận như vậy.»
Nên tác pháp quở trách can ngăn các tỳ-kheo bè đảng của Đề-bà-đạt-đa bằng bạch tứ yết-ma như vậy. Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, nếu có bè đảng cùng trợ giúp việc phá hoại hòa hợp Tăng như vậy, cũng nên tác pháp bạch tứ yết-ma ha gián như vậy. Từ nay trở đi, Ta vì các Tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, có bè đảng từ một, hoặc hai, hoặc ba, cho đến vô số. Các tỳ-kheo bè đảng ấy nói với các tỳ-kheo rằng: ‹Đại đức, chớ can gián tỳ-kheo ấy. Tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói như pháp. tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói như luật. Những điều tỳ-kheo ấy nói, chúng tôi ưa thích. Những điều tỳ-kheo ấy nói chúng tôi chấp nhận.› Chúng tỳ-kheo ấy nói: ‹Đại đức chớ nói như vầy: ‹Tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói như pháp. Tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói như luật. Những điều tỳ-kheo ấy nói chúng tôi ưa thích. Những điều tỳ-kheo ấy nói là chúng tôi chấp nhận.› Nhưng tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói phi pháp, là tỳ-kheo nói phi luật. Đại đức, chớ phá hoại hòa hợp tăng. Các ngài nên hoan hỷ hòa hợp tăng. Đại đức cùng tăng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh chấp, đồng học một thầy, hòa hợp như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới có tăng ích an lạc.› Các tỳ-kheo bè đảng được can gián như vậy mà kiên trì không bỏ. Chúng tỳ-kheo kia nên can gián ba lần cho bỏ việc này. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt. Nếu không bỏ, tăng-già-bà-thi-sa.
C. THÍCH NGHĨA
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thuận theo :[137] có hai thứ: thuận vì pháp và thuận theo vì y thực.
- Thuận theo vì Pháp: dùng pháp mà giáo thọ tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng huệ, phúng tụng thọ trì.
- Thuận theo vì y thực: cung cấp y phục, ẩm thực, giường, ngọa cụ, thuốc thang chữa bệnh.
Bè đảng: từ bốn người, hoặc hơn bốn người.
Lời nói tán trợ bè đảng:[138] từ một, hoặc hai, hoặc ba, cho đến số đông.
D. PHẠM TƯỚNG
Nếu bè đảng của tỳ-kheo nói phi pháp, nói các tỳ-kheo rằng: «Đại đức, chớ can gián tỳ-kheo ấy. Tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói như pháp, tỳ-kheo nói như luật. Những điều tỳ-kheo ấy nói chúng tôi chấp nhận…» (…)[139] Ngài chớ nói như vầy: «Tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói như pháp, tỳ-kheo nói như luật. Những điều tỳ-kheo ấy nói chúng tôi chấp nhận.» Nhưng tỳ-kheo ấy là tỳ-kheo nói phi pháp, là tỳ-kheo nói phi luật. Các ngài chớ nên phá hoại hòa hợp Tăng, mà nên trợ giúp cho Tăng hòa hiệp. Đại đức cùng Tăng hòa hiệp, hoan hỷ, không tranh chấp, như nước với sữa, ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích an lạc. Các ngài nên bỏ việc này, đừng để cho Tăng quở trách mà phạm trọng tội.» Nói mà nghe lời thì tốt. Bằng không nghe lời thì nên tác bạch. Tác bạch rồi nên nói với người kia: «Tôi đã bạch xong, còn mấy lần yết-ma nữa. Ngài nên bỏ việc này, đừng để cho Tăng quở trách mà phạm trọng tội.» Nếu nghe lời thì tốt. Bằng không nghe lời thì nên yết-ma lần đầu. Yết-ma lần đầu xong, nên nói với người kia rằng: «Tôi đã bạch và làm yết-ma lần đầu rồi, còn hai yết-ma nữa. Ngài nên bỏ việc này, đừng để cho Tăng quở trách mà phạm trọng tội.» Nếu nghe lời thì tốt. Bằng không nghe lời, thì nên tác yết-ma lần thứ hai. Tác yết-ma lần thứ hai xong, nên nói với người kia: «Tôi đã bạch và làm hai pháp yết-ma rồi. Còn một yết-ma nữa. Ngài nên bỏ việc kia, đừng để Tăng quở trách mà phạm trọng tội.» Nếu nghe lời thì tốt. Bằng không nghe lời, thì yết-ma lần thứ ba. Khi yết-ma lần thứ ba xong, phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Bạch xong hai yết-ma mà bỏ, phạm ba thâu-lan-giá. Bạch xong một yết-ma mà bỏ, phạm hai thâu-lan-giá. Bạch xong mà bỏ phạm một thâu-lan-giá. Tác bạch chưa xong mà bỏ phạm đột-kiết-la. Nếu khi chưa bạch, tất cả đều tùy thuộc vào việc phá Tăng của bè đảng, đều phạm đột-kiết-la. Nếu khi tỳ-kheo can gián các tỳ-kheo bè đảng, lại có tỳ-kheo khác nói đừng bỏ. Tỳ-kheo (xúi dục) này phạm thâu-lan-giá. Nếu chưa quở trách can gián, thì phạm đột-kiết-la. Nếu khi tỳ-kheo can gián các tỳ-kheo bè đảng, tỳ-kheo-ni nói: «kiên trì đừng bỏ», cô ni này phạm thâu-lan-giá. Nếu chưa tác pháp can gián cô ni nói: «đừng bỏ» thì phạm đột-kiết-la.
Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni người khác nói: «đừng bỏ» đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni tăng già bà thi sa. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: khi mới nói liền bỏ. Yết-ma phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng, pháp tương tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hợp chúng, phi pháp, phi luật, phi Phật dạy. Hoặc tất cả chưa tác pháp can gián thì không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XII. Ô THA GIA[140]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.
Bấy giờ, ở Kỳ-liên[141] có hai tỳ-kheo. Một tên là A-thấp-bà ,[142] người thứ hai tên là Phú-na-bà-sa.[143] Cả hai ở tại Kỳ-liên có hành vi xấu, làm hoen ố nhà người. Hành vi xấu mọi người đều thấy, mọi người đều nghe. Sự làm hoen ố nhà người, mọi người đều thấy, mọi người đều nghe. Họ làm những điều phi pháp như: tự mình trồng cây hoa, sai người trồng cây hoa; tự mình tưới nước, sai người tưới nước; tự mình hái hoa, sai người hái hoa; tự mình làm tràng hoa, sai người làm tràng hoa; tự mình xâu chỉ cột, sai người xâu chỉ cột; tự mình cầm hoa, sai người cầm hoa; tự mình đem tràng hoa cho người, sai người đem tràng hoa cho người. Hoặc ở trong thôn xóm kia có người phụ nữ, đồng nữ, họ cùng ngồi một giường, một ghế, cùng ăn uống một mâm, nói năng cười cợt; hoặc tự ca múa xướng hát, hoặc người khác làm, mình hòa theo; hoặc diễn kịch, hoặc đánh trống, thổi ống tiêu, ống sáo; làm tiếng chim sẻ, làm tiếng các loài chim khác kêu; hoặc chạy, hoặc giả kiểng chân mà đi, hoặc huýt gió, [597a1] tự làm lộng thân,[144] hoặc giúp vui cho kẻ khác...
Khi ấy, có số đông tỳ-kheo từ nước Ca-thi[145] tuần tự du hành đến Kỳ-liên, nghỉ đêm tại đó. Sáng ngày, đắp y, bưng bát vào thôn khất thực. Pháp phục tề chỉnh. Bước đi thong thả. Mắt nhìn trước bước đi, không xoay ngó hai bên. Theo thứ tự khất thực. Khi ấy, các cư sĩ thấy vậy, cùng nhau bàn nói: «Đây là người gì cúi đầu mà đi, không ngó hai bên, cũng không nói cười, không bặt thiệp, không khéo léo trong lời chào hỏi. Chúng ta không nên cho thức ăn cho họ. A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa của chúng ta, hai vị ấy không cúi đầu đi. Họ ngó hai bên. Họ bặt thiệp với mọi người, khéo léo trong lời chào hỏi. Chúng ta nên cúng dường thức ăn cho họ.»
Lúc ấy, số đông tỳ-kheo kia khất thực tại Kỳ-liên, khó khăn lắm mới nhận được thức ăn. Do vậy, họ tự nghĩ: «Có tỳ-kheo xấu hiện đang trú tại trú xứ này, làm ác hạnh như vậy… cho đến, giúp vui cho kẻ khác.»
Các tỳ-kheo liền từ Kỳ-liên đến thành Vương-xá, và đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên. Lúc bấy giờ, đức Thế tôn như thường lệ hỏi thăm và an ủi các tỳ-kheo khách:
«Các ông đi đứng có được an lạc chăng? Chúng Tăng có hòa hợp không? Có gặp khó khăn vì ăn uống không?»
Các tỳ-kheo bạch đức Thế tôn:
«Bạch Đại đức, chúng con đi đứng được an lạc. Chúng Tăng hòa hợp. Chúng du hành từ nước Ca-thi đến Kỳ-liên…» Rồi đem nhân duyên trên trình bày đầy đủ lên đức Thế tôn.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện từ xa quở trách hai tỳ-kheo A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa rằng: «Việc làm của các người ấy là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao A-thấp-bà, Phú-na-bà-sa ở nơi Kỳ-liên mà làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu? Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe, (…) cho đến giúp vui cho kẻ khác.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo hai ngài Xá-lợi-phất và Mục-liên:
«Này, hai ông nên đến Kỳ-liên trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp yết-ma tẫn xuất.[146] Tại sao vậy? Vì họ là đệ tử của hai ông.»
Bạch tứ yết-ma như sau:
Tăng nhóm họp xong, tiến hành cử tội [147] hai ông ấy. Cử tội xong tác pháp ức niệm.[148] Tác ức niệm xong nên trao tội [149] cho họ. Rồi sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc đã xảy ra tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa này ở nơi Kỳ-liên làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Việc có hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận; nay Tăng vì A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa tác pháp yết-ma tẫn xuất, rằng: ‹Các ông đã làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Việc có hành vi xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Các ông đã có những hành vi xấu như vậy thì nên đi khỏi đây, không nên ở nơi nầy.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. A-thấp-bà, Phú-na-bà-sa này, ở nơi Kỳ-liên đã làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Việc có hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe. Nay Tăng trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp yết-ma tẫn xuất, rằng: ‹Các ông đã làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Việc có hành vi xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Các ông đã có những hành vi xấu như vậy thì nên đi khỏi đây, không nên ở nơi nầy.› Vị trưởng lão nào đồng ý Tăng vì hai người này tác yết-ma tẫn xuất thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng như vậy).
«Tăng đã chấp thuận trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp yết-ma tẫn xuất rồi. Tăng đã chấp thuận vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên vâng lời Phật dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu ba vòng rồi đi.
Ngài Xá-lợi-phất và Mục-liên khoác y, bưng bát, cùng với số đông năm trăm vị đại tỳ-kheo, từ nước Ca-thi du hành đến Kỳ-liên.
Khi ấy, A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa nghe Xá-lợi-phất và Mục-liên dẫn năm trăm vị đại tỳ-kheo, từ Ca-thi du hành đến Kỳ-liên, bèn nghĩ: «Chắc chắn vì chúng ta làm yết-ma tẫn xuất.» Hai người kia liền đến chỗ các cư sĩ, nói rằng:
«Nay có hai tỳ-kheo đến. Một, tên là Xá-lợi-phất, và hai, tên là Mục-liên. Một vị giỏi về huyễn thuật, bay đi trên hư không. Tỳ-kheo thứ hai, thì hành ác hạnh, tự mình có khả năng thuyết pháp. Quý vị nên khéo tự quán sát, đừng để bị mê hoặc.»
Khi ấy, Xá-lợi-phất và Mục-liên từ nước Ca-thi tuần tự du hành đến Kỳ-liên, nghỉ đêm nơi đó. Sáng ngày, khoác y, bưng bát, vào thôn khất thực. Đại Mục-liên hiện thần túc, phóng thân lên không trung; Xá-lợi-phất đích thân nói pháp.
Bấy giờ, các cư sĩ thấy vậy rồi, cùng nhau bàn tán: «Hai tỳ-kheo này, một vị rành nghề huyễn thuật, bay đi trong không trung. Tỳ-kheo thứ hai hành ác hạnh, nhưng tự nói pháp được.» Lúc này, Xá-lợi-phất và Mục-liên liền vì các cư sĩ tại Kỳ-liên mà nói pháp, khiến họ được tin ưa.
Khi Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên ăn xong, rửa bát, trở về lại trú xứ, vì nhơn duyên này, tập hợp Tăng tỳ-kheo. Tăng nhóm họp, rồi họ vì A-thấp-bà, Phú-na-bà-sa mà cử tội. Cử tội xong tác ức niệm. Tác ức niệm xong trao tội. Tôn giả Xá-lợi-phất ở giữa chúng liền tác yết-ma như trên. Khi ấy, A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa bị Tăng tác yết-ma rồi, liền nói:
«Chúng Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi. Nhưng chỉ riêng đuổi tôi.»
Khi ấy, Xá-lợi-phất và Mục-liên ở tại Kỳ-liên vì A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa tác yết-ma rồi, trở về vườn Cấp-cô-độc rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, bạch Phật:
«Chúng con đã đến Kỳ-liên trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa yết-ma tẫn xuất rồi. Khi chúng Tăng tác yết-ma tẫn xuất, A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa lại nói: ‹Chúng Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi.›»
Lúc ấy, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện từ xa quở trách A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao khi chúng Tăng trao cho pháp yết-ma tẫn xuất lại nói: ‹Chúng Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi›?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa rồi bảo các Tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, cho phép Tăng trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp ha gián, bằng bạch tứ yết-ma.»
Trong chúng nên sai một người có thể tác yết-ma, dựa theo sự việc đã xảy ra, tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa này ở tại Kỳ liên, khi Tăng trao cho pháp yết-ma, lại nói: ‹Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi.› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp ha gián để bỏ việc ấy, rằng: ‹Các ông chớ nói Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy, mà [598a1]có người bị đuổi, có người không bị đuổi. Nhưng các tỳ-kheo không có thiên vị, không có thù nghịch, không có sợ hãi, không có bất minh. Các ông làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu, ai cũng thấy, ai cũng nghe. Các ông đã làm hoen ố nhà người, đã có hành vi xấu.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa này ở tại Kỳ-liên khi Tăng trao cho pháp yết-ma bèn nói: ‹Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh vì có Tỳ-kheo đồng tội mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi.› Nay Tăng trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp ha gián cho bỏ việc này, rằng: ‹Các ông chớ nói Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi. Nhưng các tỳ-kheo không có thiên vị, không có thù nghịch, không có sợ hãi, không có bất minh. Các ông làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe. Các ông đã làm hoen ố nhà người, đã có hành vi xấu.› Các trưởng lão nào chấp nhận Tăng trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp ha gián, cho bỏ việc này, thì im lặng. Ai không đồng ý thì xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận, trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp ha gián cho bỏ việc này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
Trao cho A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa pháp bạch tứ yết-ma ha gián như vậy rồi, các tỳ-kheo mới đến bạch đức Thế tôn. Đức Phật bảo:
«Có tỳ-kheo nào, Tăng tẫn xuất rồi, hoặc đang tẫn xuất, hoặc chưa tẫn mà nói: ‹Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh,› cũng cần trao cho họ pháp bạch tứ yết-ma ha gián như vậy.
«Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới sẽ nói như vầy:
B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, sống nương tựa xóm làng, hay thành ấp, mà làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe. Các tỳ-kheo nên nói với tỳ-kheo ấy rằng: ‹Đại đức là người làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe. Đại đức, ngài làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu, nay nên xa lánh xóm làng này, không nên sống ở đây nữa.› Tỳ-kheo ấy nói với các tỳ-kheo rằng: ‹Chư Đại đức, các tỳ-kheo có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi.› Các tỳ-kheo nên trả lời tỳ-kheo đó rằng: ‹Đại đức chớ nói ‹Tăng có thiên vị, có thù nghịch, có sợ hãi, có bất minh. Vì có tỳ-kheo đồng tội như vậy, mà có người bị đuổi, có người không bị đuổi. Nhưng các tỳ-kheo không có thiên vị, không có thù nghịch, không có sợ hãi, không có bất minh. Đại đức làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe.› Tỳ-kheo ấy được can gián như vậy mà kiên trì không bỏ; các tỳ-kheo nên can gián ba lần cho bỏ việc ấy. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt. Nếu không bỏ, tăng già bà thi sa.
C. THÍCH TỪ
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thôn: có bốn loại, như trước đã nói.
Xóm làng thành ấp: thuộc về của nhà Vua.
Nhà: có nam có nữ.[150]
Làm hoen ố nhà người:[151] có bốn sự. Nương tựa[152] nhà làm hoen ố nhà, nương lợi dưỡng làm hoen ố nhà, nương tựa thân hữu làm hoen ố nhà, nương tựa Tăng-già-lam làm hoen ố nhà.
- Thế nào là nương tựa nhà làm hoen ố nhà? Từ một nhà (này) nhận được vật, đem cho một nhà (khác). Nhà mình nhận được vật nghe nói thì không vui. Còn nhà mình đem vật cho, lại nghĩ chuyện trả ơn, bèn nói: «Nếu có cho ta, thì ta sẽ đáp lại. Nếu không cho ta, ta lấy cớ gì cho lại?» Đó gọi là nương tựa nhà làm hoen ố nhà người.
- Thế nào gọi là nương lợi dưỡng làm hoen ố nhà? Tỳ-kheo được lợi dưỡng như pháp, cho đến thức ăn còn thừa nơi bát, đem cho một cư sĩ (này) mà không cho một cư sĩ (kia). Người cư sĩ nhận được liền sanh ý niệm trả ơn, nói: «Có cho ta, ta sẽ trả ơn. Nếu không cho ta, làm sao ta cho lại?» Đó gọi là nương lợi dưỡng làm hoen ố nhà người.
- Thế nào gọi là nương tựa thân hữu làm hoen ố nhà người? Tỳ-kheo nương tựa nhà Vua, hoặc Đại thần, rồi vì (giúp) một cư sĩ (này), không vì một cư sĩ (kia). Người cư sĩ được (giúp) liền nghĩ việc trả ơn, nói: «Có vì ta, ta sẽ cúng dường. Nếu không vì ta, ta không cúng dường.» Đó gọi là nương tựa thân hữu làm hoen ố nhà người.
- Thế nào gọi là nương tựa Tăng-già-lam làm hoen ố nhà người? Tỳ-kheo lấy bông trái của Tăng cho một cư sĩ (này), không cho một cư sĩ (kia). Cư sĩ được cho liền nghĩ việc trả ơn, nói: «Nếu có cho ta, ta sẽ cúng dường. Nếu không cho ta, ta không cúng dường.» Đó gọi là nương tựa Tăng-già-lam làm hoen ố nhà người. Vì bốn sự này mà làm cho nhà người bị hoen ố,[153] cho nên gọi là làm hoen ố nhà người.
Có hành vi xấu[154]: tự mình trồng cây hoa, hay sai người trồng cây hoa, cho đến, giúp vui cho người, như trên đã nói.
D. PHẠM TƯỚNG
Tỳ-kheo nương tựa nơi tụ lạc, làm hoen ố nhà người, ai cũng thấy, ai cũng nghe; có hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe. Tỳ-kheo kia can gián tỳ-kheo này rằng: «Đại đức làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Có hành vi xấu ai cũng thấy, ai cũng nghe. Đại đức làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu, nên bỏ việc này, đừng để Tăng già quở trách, lại phạm trọng tội.»
Nếu vị ấy nghe lời thì tốt, bằng không nghe lời, nên tác bạch. Tác bạch rồi, nên tha thiết nói: «Đại đức, Tăng đã tác bạch rồi. Còn có ba yết-ma nữa, nên bỏ việc này, đừng để Tăng phải quở trách, lại phạm trọng tội.»
Nếu vị ấy bỏ thì tốt, bằng không bỏ nên tác yết-ma lần đầu. Tác yết-ma lần đầu rồi, nên lại tha thiết nói: «Đại đức, Tăng đã tác bạch và tác pháp yết-ma lần đầu rồi, còn có hai yết-ma nữa. Đại đức nên bỏ việc này, đừng để Tăng quở trách lại phạm trọng tội.»
Nếu vị ấy nghe lời thì tốt, bằng không nghe lời nên tác pháp yết-ma lần thứ hai. Tác yết-ma lần thứ hai rồi, nên lại phải tha thiết nói: «Đại đức, Tăng đã tác pháp yết-ma lần thứ hai rồi, còn có một yết-ma nữa. Đại đức nên bỏ việc này, đừng để Tăng phải quở trách lại phạm trọng tội.»
Nếu vị ấy nghe theo thì tốt, bằng không nghe lời nên tác pháp yết-ma lần thứ ba. Tác yết-ma lần thứ ba rồi, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tác pháp yết-ma lần thứ hai xong mà bỏ thì phạm ba thâu-lan-giá. Nếu tác pháp yết-ma lần thứ nhất xong mà bỏ thì phạm hai thâu-lan-giá. Nếu bạch xong mà bỏ thì phạm một thâu-lan-giá. Nếu bạch chưa xong mà bỏ thì phạm đột-kiết-la. Nếu trước khi chưa bạch, nói Tăng có thiên vị, có thù hận, có sợ hãi, có bất minh, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Khi Tăng tác pháp quở trách can gián lại có Tỳ-kheo khác bảo: «đừng bỏ.» Tỳ-kheo này phạm thâu-lan-giá. Nếu chưa tác pháp quở trách can gián thì phạm đột-kiết-la. Nếu khi Tăng tác pháp can ngăn quở trách có tỳ-kheo-ni bảo: «đừng bỏ.» Cô ni này phạm thâu-lan-giá. Nếu trước khi chưa tác pháp quở trách can gián thì cô ni phạm đột-kiết-la.
Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, người khác bảo: «đừng bỏ»; quở trách, không quở trách đều phạm đột-kiết-la. Nếu không xem thư mà mang đi, phạm đột-kiết-la. Nếu vì bạch y làm người đưa tin sứ giả, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, tăng già bà thi sa. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: khi mới nói liền bỏ. Hoặc yết-ma phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp tượng tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hiệp chúng, phi pháp, phi luật, phi Phật giáo. Nếu tất cả trước khi chưa tác pháp quở trách can ngăn thì không phạm. Nếu cho cha [599a1] mẹ, cho người bệnh, cho tiểu nhi, cho phụ nữ có thai, cho người bị nhốt trong ngục, cho người làm thuê trong nhà chùa thì không phạm. Trồng cây hoa, sai người trồng cây hoa, để cúng dường Phật, Pháp, Tăng; tự mình tạo tràng hoa, sai người tạo tràng hoa để cúng dường Phật, Pháp, Tăng; tự mình dùng chỉ xâu hoa, sai người dùng chỉ xâu hoa để cúng dường Phật, Pháp, Tăng; tự mình cầm hoa, sai người cầm hoa cúng dường Phật, Pháp, Tăng; tự mình dùng chỉ xâu tràng hoa, sai người dùng chỉ xâu tràng hoa để cúng dường Phật, Pháp, Tăng, đều không phạm.
Nếu bị người đưa tay muốn đánh,[155] hoặc bị giặc, hoặc bị voi, báo, sư tử, hổ lang, hoặc nơi có hoạn nạn, hoặc chạy tránh vì người gánh gai nhọn thì không phạm. Nếu lội qua sông, rãnh, mương, hầm phải nhón gót nhảy thì không phạm.
Nếu đồng bạn đi sau, quay lại ngó không thấy, huýt gió kêu thì không phạm. Nếu vì cha mẹ bịnh, hoặc vì người bị nhốt trong ngục, hoặc vì người ưu-bà-tắc có lòng tin sâu đậm bệnh hay bị giam cầm, xem thư rồi đem đi, hoặc vì tháp, vì Tăng, vì tỳ-kheo bệnh mang thư tới lui, tất cả đều không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XIII. ÁC TÁNH BẤT THỌ NHÂN NGỮ[156]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-thiểm-di.[157]
Bấy giờ, Tôn giả tỳ-kheo Xiển-đà [158] vì tánh ngoan cố nên không nhận lời khuyên của người khác, lại nói các tỳ-kheo rằng: «Các ngài chớ nên nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các Đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các Đại đức, thôi đi, đừng nên nói gì nữa! Các Đại đức sao lại dạy tôi? Tôi đáng dạy Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác. Ví như nước lớn từ đầu cuốn trôi các cây cỏ dồn lại một chỗ. Các Đại đức cũng lại như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập họp lại một chỗ. Cũng như gió lớn thổi các cây cỏ gom lại một chỗ. Các Đại đức cũng như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập hợp lại một chỗ. Bởi vậy, các Đại đức không đáng dạy tôi. Tôi đáng dạy các Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác.»
Khi ấy, trong các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý hiềm trách tỳ-kheo Xiển-đà:
«Sao lại ngoan cố không nhận lời khuyên của người khác? Lại nói với các tỳ-kheo rằng: ‹Các ngài chớ nên nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các Đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các Đại đức thôi đi, đừng nên nói gì nữa! Các Đại đức sao lại dạy tôi? Tôi đáng dạy Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác. Ví như nước lớn từ đầu cuốn trôi các cây cỏ dồn lại một chỗ. Các Đại đức cũng lại như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập họp lại một chỗ. Cũng như gió lớn thổi các cây cỏ gom lại một chỗ. Các Đại đức cũng như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập hợp lại một chỗ. Bởi vậy, các Đại đức không đáng dạy tôi. Tôi đáng dạy các Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác.›»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Xiển-đà:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này Xiển-đà, sao lại ngoan cố không nhận lời khuyên bảo của người khác,… như trên cho đến, Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác.›»
Đức Thế tôn quở trách Xiển-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
Cho phép Tăng trao cho Xiển-đà tỳ-kheo pháp bạch tứ yết-ma ha gián. Pháp quở trách can gián như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo Xiển-đà này vì tánh ngoan cố nên không nhận lời khuyên của người khác. Các tỳ-kheo đã khuyên can như pháp những điều học giới, nhưng tự mình trở thành người không thể nói chuyện, bảo các tỳ-kheo rằng: ‹Các đại đức, chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các đại đức thôi đi, khỏi cần phải dạy tôi.› Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo Xiển-đà pháp ha gián cho bỏ việc này, rằng: ‹Này Xiển-đà, chớ tự mình trở thành người không thể nói chuyện. Hãy tự mình trở thành người có thể nói chuyện. Xiển Đà, ngài nên như pháp can gián các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo cũng nên như pháp can gián ngài. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo Xiển-đà này do tánh ngoan cố nên không nhận lời khuyên của người khác. Các tỳ-kheo đã khuyên can như pháp những điều trong giới học, nhưng tự mình trở thành người không thể nói chuyện, bảo các tỳ-kheo rằng: ‹Các đại đức, chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các đại đức thôi đi, khỏi cần phải dạy tôi.› Nay Tăng vì tỳ-kheo Xiển-đà tác pháp ha gián cho bỏ việc này, rằng: ‹Này Xiển-đà, chớ tự mình trở thành người không thể nói chuyện. Hãy tự mình trở thành người có thể nói chuyện. Xiển-đà, ngài nên như pháp can gián các tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo cũng nên như pháp can gián ngài. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau.› Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng vì tỳ-kheo Xiển-đà tác pháp ha gián cho bỏ việc này thì im lặng. Vị nào không chấp thuận xin nói. Đây là yết-ma lần đầu. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã trao cho tỳ-kheo Xiển-đà pháp ha gián cho bỏ việc này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
Nên can gián như vậy rồi Tăng trao cho tỳ-kheo Xiển-đà pháp bạch tứ yết-ma can gián khiến cho bỏ việc này rồi, các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có các Tỳ-kheo khác do tánh ngoan cố không nhận lời khuyên bảo của người khác, thì Tăng cũng trao cho pháp bạch tứ yết-ma can gián như vậy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, có tánh ngoan cố không nhận lời khuyên của người khác. Khi được các tỳ-kheo khuyên can như pháp những điều trong học giới, tự thân không nhận lời can gián, lại nói: ‹Các Đại đức, chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các Đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các Đại đức thôi đi, đừng can gián tôi.› Các tỳ-kheo can gián tỳ-kheo ấy rằng: ‹Đại đức, chớ tự thân không nhận lời can gián. Đại đức hãy tự thân nhận lời can gián. Đại đức như pháp can gián các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo cũng như pháp can gián Đại đức. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau.› Tỳ-kheo này được can gián như vậy, kiên trì không bỏ. Các tỳ-kheo nên ba lần can gián cho bỏ sự ấy. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt. Nếu không bỏ, tăng-già-bà-thi-sa.
C. THÍCH TỪ
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tánh ngoan cố không nhận lời của người:[159] không nhẫn chịu, không thọ nhận lời người khác dạy bảo.
Lấy giới luật như pháp dạy bảo: có bảy tụ vi phạm: ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết.
Như pháp: đúng pháp, đúng luật, đúng lời Phật dạy. Nếu tỳ-kheo với tánh ngoan cố, không chấp nhận lời của người, các tỳ-kheo lấy giới luật như pháp để giáo thọ.
Tự thân không thể cùng nói: «Đại đức [600a1] chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu, tôi cũng không nói với đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Đại đức thôi đi, chớ can gián tôi.»[160]
D. PHẠM TƯỚNG
Tỳ-kheo kia can gián tỳ-kheo này rằng: «Đại đức, chớ tự mình trở thành người không thể nói chuyện. Hãy tự mình trở thành người có thể nói chuyện. Đại đức, ngài nên như pháp can gián các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo cũng nên như pháp can gián ngài. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau. Đại đức nên bỏ việc này, đừng để Tăng quở trách mà phạm trọng tội.»
Nếu vị ấy nghe lời thì tốt, bằng không nghe lời nên tác pháp yết-ma lần thứ hai. Tác yết-ma lần thứ hai rồi, nên lại phải tha thiết nói: «Đại đức, Tăng đã tác pháp yết-ma lần thứ hai rồi, còn có một yết-ma nữa. Đại đức nên bỏ việc này, đừng để Tăng phải quở trách lại phạm trọng tội.»
Nếu vị ấy nghe theo thì tốt, bằng không nghe lời nên tác pháp yết-ma lần thứ ba. Tác yết-ma lần thứ ba rồi, tăng-già-bà-thi-sa.
Bạch và yết-ma lần thứ hai xong mà bỏ thì phạm ba thâu-lan-giá. Bạch và yết-ma lần thứ nhất xong mà bỏ thì phạm hai thâu-lan-giá. Nếu bạch xong mà bỏ thì phạm một thâu-lan-giá. Nếu bạch chưa xong mà bỏ thì phạm đột-kiết-la. Nếu trước khi chưa bạch, ngoan cố không nhận lời khuyên bảo của người khác, thảy đều đột-kiết-la.
Khi Tăng tác pháp quở trách can gián lại có tỳ-kheo khác bảo: «đừng bỏ!» Tỳ-kheo này phạm thâu-lan-giá. Nếu chưa tác pháp quở trách can gián thì phạm đột-kiết-la. Nếu khi Tăng tác pháp can ngăn quở trách có tỳ-kheo-ni bảo: «đừng bỏ!» Cô ni này phạm thâu-lan-giá. Nếu trước khi chưa tác pháp quở trách can gián thì cô ni phạm đột-kiết-la.
Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, người khác bảo: «đừng bỏ!» Quở trách, không quở trách đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, tăng-già-bà-thi-sa. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: khi mới nói liền bỏ. Yết-ma phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng, pháp tương tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hợp chúng, phi pháp, phi luật. Phi lời Phật dạy. Tất cả trước khi chưa can gián thì không phạm. Nếu bị người vô trí quở trách can gián, mà nói với người ấy rằng: «Việc làm của Hòa thượng, A-xà-lê của ông cũng như vậy. Ông hãy nên học hỏi, tụng kinh thêm.» Hoặc việc kia là như vậy. Hoặc nói giỡn chơi, hoặc nói gấp gáp, hoặc nói một mình, hoặc nói trong mộng, hay muốn nói việc này nhầm nói việc kia thì không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
CHƯƠNG III
BẤT ĐỊNH [1]
I. GIỚI THỨ 1
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di khi còn là bạch y có người bạn có vợ tên là Trai ưu-bà-tư[2] nhan sắc đoan chánh. Ca-lưu-đà-di cũng tướng mạo đoan chánh. Ca-lưu-đà-di để ý đến Trai ưu-bà-tư. Trai ưu-bà-tư cũng để ý đến Ca-lưu-đà-di.
Ca-lưu-đà-di đến giờ, đắp y, mang bát, đến nhà Trai-ưu-bà-tư. Hai người cùng ngồi nơi chỗ kín.
Khi Ca-lưu-đà-di cùng Trai-ưu-bà-tư nói chuyện, Tỳ Xá-khư Mẫu[3] có chút việc đến nơi đó. Từ xa, Tỳ Xá-khư nghe tiếng nói của Ca-lưu-đà-di. Ưu-bà-tư (ưu-bà-di) này có lòng mộ đạo, nghe bên trong có tiếng nói của tỳ-kheo, khởi ý nghĩ: «Không chừng tỳ-kheo nói pháp.» Do vậy liền đến dựa nơi vách để nghe. Nhưng lại chỉ nghe tiếng nói phi pháp. Tỳ Xá-khư lại nghĩ: «Nghe tiếng của tỳ-kheo mà lại nói những việc phi pháp. Tỳ-kheo không nên nói những lời như vậy!» Bà liền nhìn qua lỗ nhỏ, xem thấy Ca-lưu-đà-di với Trai ưu-bà-tư cùng ngồi trên gường nói việc phi pháp. Thấy vậy, Tỳ Xá-khư Mẫu bèn nghĩ: «Tỳ-kheo này ngồi chỗ phi pháp, lại nói lời phi pháp. Nếu phu chủ của người đàn bà này thấy thì họ sẽ mắng chửi vợ, sanh tâm bất tín.» Khi ấy, Tỳ Xá-khư Mẫu ưu-bà-tư liền ra khỏi nhà này, vội vàng đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, đứng qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Bạch đức Thế tôn rồi, đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu ba vòng cáo lui.
Khi ấy, đức Thế tôn tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn cố hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Có thật ông cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi riêng ở chỗ khuất vắng chăng?»
Ca-lưu-đà-di trả lời:
«Thật vậy, bạch Thế tôn.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao ông cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi riêng chỗ khuất vắng?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di rồi bảo các tỳ-kheo:
«Ca-lưu-đà-di là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới tập mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới này nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, cùng một người nữ, một mình ngồi tại chỗ khuất chỗ kín, chỗ có ngăn che, chỗ có thể hành dâm, nói lời phi pháp. Có vị ưu-bà-di trụ tín nói một pháp trong ba pháp, hoặc ba-la-di, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hoặc ba-dật-đề, và tỳ-kheo ngồi ấy tự xác nhận ‹tôi phạm tội này.› Vậy cần xử trị một trong ba pháp, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hoặc ba-dật-đề, hoặc đúng như lời ưu-bà-di trụ tín. Cần như pháp xử trị tỳ-kheo ấy. Đây gọi là pháp bất định.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Người nữ: người nữ có trí, chưa mạng chung.
Ngồi riêng: một tỳ-kheo, một người nữ.
Chỗ khuất kín: có hai loại. Một là khuất vắng đối với thấy; hai là khuất vắng đối với nghe. Khuất vắng đối với thấy là hoặc do bụi trần, do sương mù, trong bóng tối, không thấy nhau. Khuất vắng đối với nghe là nơi mà tiếng nói thường không nghe được.
Nơi có ngăn che: hoặc do cây, do vách tường, do rào, hoặc do vải và các vật khác có thể ngăn che.
Nơi có thể hành dâm: nơi có thể dung chứa hành động về dâm dục.
Nói lời phi pháp: tức là nói về pháp dâm dục.
Ưu-bà-tư trụ tín :[4] tin Phật, Pháp, Tăng; quy y Phật, Pháp, Tăng; không giết, không trộm, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống ruợu; khéo ghi nhớ sự việc không nhầm lẫn, nói lời chơn thật không hư vọng.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, tự nói có ngồi, tự nói có nằm, tự nói có làm việc đó thì nên theo lời tỳ-kheo nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, tự nói có ngồi, tự nói có nằm, mà không tự nói làm việc đó thì nên như lời của ưu-bà-tư nói mà xử trị.[5]
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói có làm việc đó, thì nên như lời ưu-bà-tư nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, không tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói có làm việc đó, thì nên y theo lời ưu-bà-tư nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, [601a1] không tự nói đến đâu, không tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói có làm việc đó, thì nên y theo lời ưu-bà-tư mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo không tự nói tự nói chỗ nhắm đến, không tự nói đến đâu, không tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói làm việc đó thì nên y theo lời của ưu-bà-tư mà xử trị.
Trong đây, không xác định pháp nào, cho nên gọi là bất định.[6]
II. GIỚI THỨ 2
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di khi còn là bạch y có người bạn có vợ tên là Trai ưu-bà-tư[7] nhan sắc đoan chánh. Ca-lưu-đà-di cũng tướng mạo đoan chánh. Ca-lưu-đà-di để ý đến Trai ưu-bà-tư. Trai ưu-bà-tư cũng để ý đến Ca-lưu-đà-di.
Ca-lưu-đà-di đến giờ, đắp y, mang bát, đến nhà Trai-ưu-bà-tư. Hai người ngồi nơi chỗ trống, cùng nói chuyện.
Khi Ca-lưu-đà-di cùng Trai-ưu-bà-tư nói chuyện, Tỳ Xá-khư Mẫu có chút việc đến nơi đó. Từ xa, Tỳ Xá-khư nghe tiếng nói của Ca-lưu-đà-di. Ưu-bà-tư (ưu-bà-di) này có lòng mộ đạo, nghe bên trong có tiếng nói của tỳ-kheo, khởi ý nghĩ: «Không chừng tỳ-kheo nói pháp.» Do vậy liền đến dựa nơi vách để nghe. Nhưng lại chỉ nghe tiếng nói phi pháp. Tỳ Xá-khư lại nghĩ: «Nghe tiếng của tỳ-kheo mà lại nói những việc phi pháp. Tỳ-kheo không nên nói những lời như vậy!» Bà liền nhìn qua lỗ nhỏ, xem thấy Ca-lưu-đà-di với Trai ưu-bà-tư cùng ngồi chỗ trống trải nói việc phi pháp. Thấy vậy, Tỳ Xá-khư Mẫu bèn nghĩ: «Tỳ-kheo này ngồi chỗ phi pháp, lại nói lời phi pháp. Nếu phu chủ của người đàn bà này thấy thì họ sẽ mắng chửi vợ, sanh tâm bất tín». Khi ấy, Tỳ Xá-khư Mẫu ưu-bà-tư liền ra khỏi nhà này, vội vàng đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, đứng qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Bạch đức Thế tôn rồi, đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu ba vòng cáo lui.
Khi ấy, đức Thế tôn tập hợp Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn cố hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Có thật ông cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi riêng ở chỗ trống chăng?»
Ca-lưu-đà-di trả lời:
«Thật vậy, bạch Thế tôn.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách:
«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao ông cùng với Trai ưu-bà-tư ngồi riêng chỗ trống?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di rồi bảo các tỳ-kheo:
«Ca-lưu-đà-di là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới này nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, cùng một người nữ, một mình ngồi tại trống, chỗ không thể hành dâm, nói lời thô tục. Có vị ưu-bà-di trụ tín nói một pháp trong hai pháp, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hoặc ba-dật-đề, và tỳ-kheo ngồi ấy tự xác nhận ‹tôi phạm tội này.› Vậy cần xử trị một trong hai pháp, hoặc tăng-già-bà-thi-sa, hoặc ba-dật-đề, hoặc đúng như lời ưu-bà-di trụ tín. Cần như pháp xử trị tỳ-kheo ấy. Đây gọi là pháp bất định.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Chỗ trống: không có tường vách kín đáo, không có cây cối, rào dậu khuất kín và không có các vật ngăn che.
Chỗ không thể hành dâm: chỗ không dung chứa hành động dâm dục được.
Lời nói thô tục: tức là nói việc dâm dục, khen ngợi hai đường tốt xấu.
Ưu-bà-tư trụ tín: tin Phật, Pháp, Tăng; quy y Phật, Pháp, Tăng; không giết, không trộm, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống ruợu; khéo ghi nhớ sự việc không nhầm lẫn, nói lời chơn thật không hư vọng.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, tự nói có ngồi, tự nói có nằm, thì nên theo lời tỳ-kheo nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, tự nói có ngồi, tự nói có nằm, tự nói có làm việc đó thì nên theo lời tỳ-kheo nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, tự nói có ngồi, tự nói có nằm, mà không tự nói làm việc đó thì nên như lời của ưu-bà-tư nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói có làm việc đó, thì nên như lời ưu-bà-tư nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, tự nói chỗ đến, không tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói có làm việc đó, thì nên y theo lời ưu-bà-tư nói mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo tự nói chỗ nhắm đến, không tự nói đến đâu, không tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói có làm việc đó, thì nên y theo lời ưu-bà-tư mà xử trị.
Nếu tỳ-kheo không tự nói tự nói chỗ nhắm đến, không tự nói đến đâu, không tự nói có ngồi, không tự nói có nằm, không tự nói làm việc đó thì nên y theo lời của ưu-bà-tư mà xử trị.
Trong đây, không xác định pháp nào, cho nên gọi là bất định.[8] *


Chú thích:
[130] Hán: phương tiện thọ hoại hoà hiệp Tăng pháp kiên trì bất xả 方便受壞和合僧法堅持不捨. Pali (Vin. iii.172): adhikaraṇaṃ samādāya paggayha tiṭṭheyya, sau khi gây ra một nguyên nhân tranh chấp, rồi chấp chặt không bỏ.
[131] Pali: samānasaṃvāsako samānasīmayaṃ, đồng nhất trú xứ trong cùng một cương giới.
[132] Trụ phá Tăng pháp 住破僧法; nhóm từ được giải thích không có trong Giới văn. Trong Giới văn, nhóm từ này Hán dịch là kiên trì (bất xả) 堅持不捨; Pali: tiṭṭheyya (na paṭinissajeyya): trụ vững, ngoan cố không chịu bỏ.
[133] Hán: phương tiện dục phá hoà hiệp Tăng 方便欲破和合僧; Pali: samaggassa saṅghassa bhedāya parakkameyya, hoạt động nhắm đến sự tan vỡ của hoà hiệp Tăng.
[134] Hán: thọ phá Tăng pháp 受破僧法; Pali: bhedanasaṃvattanikaṃ adhikaraṇaṃ samādāya, tiếp nhận, hay duy trì, tránh sự (điểm tranh chấp) có xu hướng phá vỡ Tăng.
[135] Pali: vattabbo, cần được nói; tức thuyết phục cá nhân. Tỳ-kheo không nghe thuyết phục này, phạm đột-kiết-la (dukkaṭa)
[136] Sau ba lần thuyết phục, vẫn cố chấp, Tăng tiến hành yết-ma ha gián; Pali: samanubhāsitabbo.
[137] Hán: thuận tùng 順從; từ được thích nghĩa, nhưng trong Giới văn không có. Pali: anuvattaka, (người) đi theo, thuận tùng; được giải thích: người kia có quan điểm gì, xu hướng gì, sở thích gì, thì người này cũng đồng quan điểm, xu hướng, sở thích như vậy.
[138] Hán: trợ bạn đảng ngữ 助伴黨語; từ được giải thích mà không có trong Giới văn. Pali: vaggavādaka.
[139] Bản Hán dịch nhảy một đoạn, nên văn thiếu mạch lạc.
[140] Ngũ phần, Tăng-già-bà-thi-sa 13; Pali, Saṅghādisesa 13.
[141] Kỳ-liên 羈連. Pali: Kiṭāgiri.
[142] A-thấp-bà 阿濕婆. Pali: Assaji. Đây là tỳ-kheo trong nhóm Lục quần (chabbagiyā); không phải Assaji Thera trong năm tỳ kheo đầu tiên (pañcavaggiya).
[143] Phú-na-bà-sa 富那婆娑. Pali: Punabbasu.
[144] Hán: tự tác lộng thân 自作弄身; nghĩa đen: đem thân mình ra làm trò đùa. Nhưng cụ thể không hiểu là làm trò gì.
[145] Ca-thi quốc 迦尸國. Pali: Kāsī, 1 trong 16 nước lớn thời Phật. Thủ phủ là Bārāṇasī.
[146] Tẫn yết-ma 擯羯磨. Pali: pabbājaniyakamma; đuổi Tỳ-kheo ra khỏi địa phương nơi mà họ đang mang tiếng xấu.
[147] Hán: tác cử 作舉; tiến hành luận tội và buộc tội. Pali: codetabba.
[148] Tác ức niệm 作憶念, khiến cho nhớ lại tội; khiến nhận tội. Pali: sāretabba.
[149] Dữ tội 與罪, xác định tội. Pali: āpattiṃ ropetabba.
[150] Gia 家; được hiểu là gia đình, hay gia tộc. Pali: kula; được giải thích có bốn: khattiya-kulaṃ, brāhma-kulaṃvessakulaṃ. sudda-kulaṃ, tức gồm bốn giai cấp.
[151] Ô tha gia 污他家. Pali: kuladusāko, giải thích: gây tai tiếng cho một gia đình bằng những biếu xén như là hình thức hối lộ.
[152] Nương tựa nơi đó mà sống. Pali: upanissāya viharati, giải thích: nhờ nơi đó mà có được bốn nhu yếu là ẩm thực, y phục, ngọa cụ và y dược.
[153] Tức làm cho mang tiếng xấu.
[154] Hành ác hạnh 行惡行. Pali: pāpasamācāro, giải thích: trồng hoa hay sai người trồng hoa; tưới cây hay sai người tưới cây…
[155] Giải thích những hành vi, cử chỉ tượng tự với đùa giỡn. Những điều nầy, một số liên hệ các ba-dật-đề, một số liên hệ các pháp chúng học.
[156] Pali, Saṅghādisesa 12.
[157] Pali: Kosambiyaṃ Ghositārāme.
[158] Xiển-đà 闡陀, thường gọi là Xa-nặc, quân hầu ngựa của Thái tử. Pali: Channa
[159] Hán: ác tánh bất thọ nhân ngữ 惡性不受人语. Pali: dubbacajātiko, bản tính khó nói; khó nói chuyện với.
[160] Bản Hán có thể nhảy một câu: «Tỳ-kheo nói như vậy, là tự thân trở thành người không thể nói chuyện với.»
[1] Ngũ phần 4 (T22n1421, tr.22c14). Tăng kỳ 7 (T22n1425, tr.289c18). Thập tụng 4 (T23n1435, tr.28b8). Căn bản 16 (T23n1442, tr.710a24). Pali, Aniyakaṇḍaṃ, Vin. iii. 186tt.
[2] Trai ưu-bà-tư 齋優婆私. Tăng kỳ 7: Con gái của một người bà-la-môn quen biết. Thập tụng: người quen cũ là ưu-bà-di Quật-đa. Căn bản 16: ưu-bà-di Cấp-đa 笈多. Pali: con gái của một nhà thí chủ; không nói tên cô gái.
[3] Tỳ Xá-khư Mẫu 毘舍佉母. Pali: Visakhā Migaramātā. Bà có nhiều con và cháu, tất cả đều giàu có. Vì vậy, trong mọi lễ hay tiệc, bà đều được mời. Bà đến nhà này cũng do được mời.
[4] Tín nhạo ưu-bà-tư 信樂優婆私. Trong giới văn, nói là trụ tín ưu-bà-tư 住信優婆私. Tăng kỳ7 (T22n1425, tr.290c13): khả tín ưu-bà-di 可信優婆夷; có 16 điều để gọi là ưu-bà-di đáng tin: 3 quy y, 4 bất hoại tịnh, tăng chưa được lợi, giúp cho được lợi; đã được lợi, giúp cho tăng trưởng; tăng mang tiếng xấu, tìm cách dập tắt; không tùy ái, không tùy sân, không tùy bố, không tùy si; ly dục hướng thành tựu giới. Pali: saddheyyavacasā upāsikā, ưu-bà-di mà lời nói đáng tin; giải thích: đây chỉ người nữ đã đắc quả, đắc hiện quán, đã học hiểu giáo pháp.
[5] Tăng kỳ 7: tác yết-ma mịch tội tướng mà xử trị.
[6] Pali, aniyato, vì không xác định là ba-la-di, hay tăng-già-bà-thi-sa, hay ba-dật-đề, nên gọi là bất định.
[7] Trai-ưu-bà-tư 齋優婆私. Xem cht.2 trên.
[8] Pali, aniyato, vì không xác định là ba-la-di, hay tăng-già-bà-thi-sa, hay ba-dật-đề, nên gọi là bất định.
* Bản Hán, hết quyển 5.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng bận tâm chuyện vặt


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Cảm tạ xứ Đức


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.86.131 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập