Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 7

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.68 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.84 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
VI. XIN Y NƠI NHÀ PHI THÂN LÝ[49]
A. DUYÊN KHỞI
1. XIN Y TỪ PHI THÂN LÝ

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ có một gia chủ,[50] vào buổi sáng, thắng cỗ xe, cùng đoàn tùy tùng đến công viên, rồi quay xe trở lại tinh xá Kỳ-hoàn; để xe bên ngoài cửa ngõ Kỳ-hoàn, đi bộ vào gặp Bạt-nan-đà Thích tử; lễ kính, hỏi chào. Rồi ngồi phía trước mặt mà nghe pháp.
Bạt-nan-đà Thích Tử là người biện tài, trí tuệ, nói pháp khéo léo. Ông nói pháp cho gia chủ này nghe dưới nhiều hình thức khác nhau, khai hóa, khuyến khích, khiến gia chủ sanh lòng hoan hỷ. Gia chủ nghe pháp rồi, liền nói với Bạt-nan-đà rằng:
«Tôn giả cần gì, xin cho biết.»
Bạt-nan-đà trả lời:
«Không cần gì cả. Sự thỉnh cầu này cũng là sự cúng dường rồi.»
Gia chủ lại nói:
«Xin Ngài cứ nói. Nếu cần dùng thứ gì, không nên ái ngại.»
Bạt-nan-đà nói:
«Thôi! Thôi! Không phiền hỏi nữa. Giả sử tôi có điều cần thì gia chủ cũng không thể cho được đâu.»
Gia chủ lại nói:
«Xin Ngài cứ nói. Tôi sẽ theo sự cần dùng mà cung cấp cho.»
Lúc ấy, gia chủ này mặc chiếc áo lụa trắng, rộng dài, quý giá. Bạt-nan-đà nói:
«Chiếc y ông đang mặc, có thể cho tôi. Tôi cần chiếc y đó.»
Gia chủ trả lời:
«Sáng mai đến nhà, tôi sẽ trao cho Ngài.»
Bạt-nan-đà nói:
«Tôi đã nói với ông trước rồi, ‹Giả sử tôi có điều cần thì Gia chủ cũng không thể cho được đâu.› Điều đó bây giờ đúng như tôi đã nói.»
Gia chủ thưa:
«Tôi cho Ngài chứ chẳng phải là không cho. Nhưng ngày mai hãy đến, tôi sẽ cho y này. Hoặc cho cái khác còn tốt hơn nữa. Bây giờ, nếu cởi chiếc y này dâng cho Ngài thì cũng được, nhưng tôi không thể không có y mà vào thành Xá-vệ.»
Bạt-nan-đà nói:
«Thôi! Thôi! Tôi không cần nữa.»
Khi ấy, gia chủ nổi giận, không vui, liền cởi y xếp lại trao cho Bạt-nan-đà và nói rằng:
«Tôi đã thưa với Đại đức là ngày mai hãy đến, tôi sẽ cho y này, hoặc cho cái khác còn tốt hơn nữa. Nhưng Đại đức không tin, khiến cho bây giờ tôi chỉ quấn một chiếc y[51] mà vào thành Xá-vệ.»
Rồi, gia chủ ra khỏi tinh xá Kỳ-hoàn, lên xe, chỉ quấn một chiếc y mà vào thành. Người giữ cửa thấy vậy liền hỏi ông gia chủ:
«Ông từ đâu về? Bị ai cướp y?»
Ông gia chủ bảo:
«Vừa bị giặc cướp trong Kỳ-hoàn.»
Lập tức người giữ cửa liền vớ ngay dao gậy, định đi đến Kỳ-hoàn. Gia chủ nói:
«Thôi! Thôi! Khỏi phải đi.»
Người giữ cửa hỏi:
«Tại sao vậy?»
Bấy giờ, gia chủ thuật rõ nhơn duyên. Các cư sĩ nghe qua đều cơ hiềm rằng: «Sa-môn Thích tử mong cầu nhiều, không biết đủ, không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy thì có chánh pháp gì? Sao lại đòi cho kỳ được chiếc áo mà gia chủ đang mặc trên thân? Đàn-việt cúng dường tuy không nhàm chán nhưng người thọ nhận phải biết đủ chứ.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử: «Sao Thầy lại đòi cho kỳ được chiếc áo quý giá mà ông gia chủ đang mặc trên người?»
Bấy giờ, các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Lúc bấy giờ, đức Thế tôn mới tập hợp các tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn cố hỏi Bạt-nan-đà:
«Có thật ông đòi cho được chiếc áo mà ông gia chủ đang mặc trên người hay không?»
Bạt-nan-đà thưa:
«Bạch Thế tôn, có như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà rằng:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại đòi xin cho kỳ được chiếc y mà ông gia chủ đang mặc trên mình?»
Đức Phật quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Bạt-nan-đà là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến, chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vậy:
«Tỳ-kheo nào, xin y nơi cư sĩ, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, các tỳ-kheo đều sợ, cẩn thận không dám xin y nơi cư sĩ thân quyến. Đức Phật dạy:
«Các tỳ-kheo xin y nơi cư sĩ thân quyến, không phạm.»
Từ nay về sau muốn nói giới, nên nói như vầy:
«Tỳ-kheo nào, xin y nơi cư sĩ chẳng phải thân quyến, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
2. TỲ KHEO Y BỊ CƯỚP
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, có số đông tỳ-kheo ở nước Câu-tát-la hạ an cư xong, ngày mười lăm tự tứ rồi, ngày mười sáu mang y cầm bát đến chỗ đức Thế tôn. Vì ban ngày nắng nóng, các tỳ-kheo không thể đi được, mới đi ban đêm. Họ bị lạc vào đường dữ và gặp ổ cướp. Chúng vừa cướp đoạt được của người một số của cải lớn đem về đó. Bọn cướp gặp tỳ-kheo nơi đường dữ, bèn hỏi:
«Các ông đến đây tìm chúng tôi phải không?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Không phải chúng tôi đi tìm các ông. Chúng tôi vừa hạ an cư ở nước Câu-tát-la xong, ngày mười lăm tự tứ rồi, nên ngày mười sáu mang y cầm bát muốn đến gặp đức Thế tôn. Từ đó đến đây. Ban ngày bị nắng nóng, chúng tôi đi không được; đi ban đêm mới bị lạc đường nên đến đây, chứ không phải đi tìm các ông.»
Bọn giặc hỏi:
«Nếu các ông không đi tìm chúng tôi thì tại sao đi con đường này? Há không muốn hại chúng tôi sao?»
Chúng nói xong liền đánh các tỳ-kheo gần chết và cướp lấy y bát. Các tỳ-kheo phải trần truồng mà đi; đến đứng ngoài cổng Kỳ-hoàn. Các tỳ-kheo thấy vậy nói rằng:
«Quý vị là Ni-kiền-tử lõa hình, không được vào trong Kỳ-hoàn.»
Các tỳ-kheo kia nói rằng:
«Chúng tôi chẳng phải Ni-kiền-tử. Mà là Sa-môn Thích tử.»
Khi ấy, Tôn giả Ưu-ba-ly đang kinh hành cách đó không xa, các tỳ-kheo đến hỏi Tôn giả rằng:
«Hiện có một đám người trần truồng đang đứng ngoài cửa ngõ. Chúng tôi nói, ‹Các Tôn giả là Ni-kiền-tử, chớ vào tịnh xá Kỳ-hoàn.› Những người ấy nói, ‹Chúng tôi không phải Ni-kiền-tử mà là sa-môn Thích tử.›»
Rồi các tỳ-kheo nói với Tôn giả [609a1] Ưu-ba-ly rằng:
«Tôn giả nên ra xem, coi thử họ là ai?»
Tôn giả liền ra ngoài cổng, hỏi:
«Quý vị là ai?»
Đáp rằng:
«Chúng tôi là Sa-môn Thích tử.»
Lại hỏi:
«Quý vị bao nhiêu tuổi?»
Đáp rằng:
«Chúng tôi chừng ấy tuổi.»
Lại hỏi:
«Quý vị thọ giới khi nào?»
Đáp rằng:
«Chúng tôi thọ giới năm ấy.»
Lại hỏi:
«Hòa thượng của quý vị là ai?»
Đáp rằng:
«Hòa thượng của chúng tôi hiệu là như vậy.»
«Tại sao quý vị lại trần truồng?»
Các tỳ-kheo liền trình bày đầy đủ nhơn duyên đã xảy ra. Khi ấy, Tôn giả Ưu-ba-ly trở lại chỗ các tỳ-kheo nói:
«Những vị đó chẳng phải là Ni-kiền-tử mà là sa-môn Thích tử.»
Rồi Tôn giả Ưu-ba-ly bảo các tỳ-kheo đó rằng:
«Các Thầy nên tạm mượn y để mặc. Chớ nên trần truồng đến gặp đức Thế tôn.»
Các tỳ-kheo liền mượn y mà khoác vào, rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên.
Bấy giờ, đức Thế tôn an ủi và hỏi các tỳ-kheo:
«Các ngươi thân được an ổn không? Đi đứng có được hòa hợp an lạc không? Không vì sự ăn uống mà khổ chăng?»
Các tỳ-kheo thưa:
«Bạch Đại đức, chúng con thân được an ổn. Đi đứng có được hòa hợp an lạc. Không vì sự ăn uống mà khổ. Chúng con ở nước Câu-tát-la an cư xong, tự tứ rồi, mang y cầm bát, muốn đến thăm hỏi đức Thế tôn. Ban ngày vì nắng nóng không đi được, đi ban đêm nên bị lạc đường, gặp bọn ăn cướp...» Trình rõ nhơn duyên đầy đủ như trên với đức Thế tôn.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo rằng:
«Các ông làm việc sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Các ông là người ngu si, tại sao trần truồng mà đi? Nếu trần truồng mà đi, phạm đột-kiết-la. Nếu gặp trường hợp như vậy nên dùng cỏ mềm hay lá cây che mình, đến chùa gần nhất. Trước hết, có y dư thì nên lấy để mặc. Nếu không có thì hỏi các tỳ-kheo quen biết, có y dư nên mượn để mặc. Nếu bạn quen biết không có y, nên hỏi trong Tăng có y nào có thể chia. Nếu có thì chia, còn không có thì nên hỏi có ngọa cụ hay không? Nếu có ngọa cụ thì đưa, nếu không có đưa cho thì tự mình mở kho xem có mền, đồ trải đất, điệp, chăn... trích lấy, cắt thành y dùng để tự che thân, rồi ra ngoài mà đi xin y.»
Khi ấy các tỳ-kheo cẩn thận, sợ không dám đem vật từ chỗ này đến chỗ khác. Đức Phật dạy:
«Cho phép.»
Bấy giờ, tỳ-kheo y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị trôi, vì cẩn thận sợ không dám mặc y của Tăng. Đức Phật dạy:
«Được phép mặc.»
Các tỳ-kheo nhận được y rồi, không trả lại chỗ cũ cho Tăng. Phật dạy: «Không nên như vậy. Nếu nhận được y rồi nên giặt nhuộm, chằm vá, an trí lại chỗ cũ. Nếu không an trí lại chỗ cũ thì như pháp mà trị.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị trôi, cẩn thận sợ không dám đến nơi cư sĩ, vợ cư sĩ không thân quyến xin y. Đức Phật dạy: «Nếu y bị mất, y bị cướp, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi thì được phép đến nơi cư sĩ hay vợ cư sĩ không thân quyến xin y.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, xin y từ cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải thân quyến, ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp đặc biệt.[52] Trường hợp đặc biệt là nếu tỳ-kheo y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi.[53] Đây là trường hợp đặc biệt.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thân quyến, chẳng phải thân quyến: như trên đã giải.
Cư sĩ, vợ cư sĩ: cũng đã nói ở trên.
Y: có mười loại như trên đã trình bày.
Nếu tỳ-kheo nào xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ không phải thân quyến, ni-tát-kỳ ba-dật-đề, trừ trường hợp đặc biệt.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho tăng, nên đến trong Tăng trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết người nhận sám hối phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới nhận sám hối. Vị nhận sám hối nên nói với tỳ-kheo kia rằng:
«Thầy nên tự trách tâm mình!»
Trả lời:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho người này liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, đựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận, đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo tên là... Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải thân quyến, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Ai không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao y cho tỳ-kheo có tên... rồi. Tăng đã chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Phạm nhơn xả y trong Tăng rồi, Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Khi hoàn y lại, có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu không hoàn lại, mà chuyển làm tịnh khí, hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư hoại, hoặc đốt, hoặc mặc luôn cho rách, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: y bị đoạt, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, được phép xin y từ cư sĩ, vợ cư sĩ không phải thân quyến, hoặc xin nơi người đồng xuất gia, hoặc xin vì người khác, hay người khác xin vì mình. Hoặc không mong cầu mà được thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
VII. NHẬN Y QUÁ PHẦN[54]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo đến tinh xá Kỳ-hoàn sau khi gặp bọn cướp cướp mất y.
Bấy giờ, có ưu-bà-tắc nghe có số đông tỳ-kheo đến tinh xá Kỳ-hoàn sau khi gặp bọn cướp cướp mất y, liền đem nhiều y tốt đến chỗ các tỳ-kheo, hỏi:
«Vừa rồi nghe có các tỳ-kheo bị mất y đến đây, là những vị nào?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Chính chúng tôi. Vậy hỏi có việc gì?»
Vị ưu-bà-tắc thưa:
«Chúng con nghe các tỳ-kheo gặp giặc cướp, cướp mất y, đã đến nơi Kỳ-hoàn nầy, nên đem những y này đến dâng cúng các Đại đức bị mất y. Xin các Ngài tùy ý nhận.»
Các tỳ-kheo nói:
«Thôi! Thôi! Thỉnh cầu như thế đã là cúng dường rồi. Chúng tôi đã đủ ba y, khỏi phải nhận nữa.»
Nhóm sáu tỳ-kheo nghe thế, nói với các tỳ-kheo rằng:
«Này các Đại đức, các Ngài đủ ba y rồi, sao không nhận để cho chúng tôi, hay là cho người khác.»
Các cư sĩ đã vì các tỳ-kheo bị mất y nên đem y đến cúng. Các tỳ-kheo đủ ba y rồi lại nhận y của cư sĩ rồi cho nhóm sáu tỳ-kheo và người khác.
Bấy giờ, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiền trách các tỳ-kheo: «Cư sĩ nơi Xá-vệ đã vì các tỳ-kheo bị mất y nên đem y đến cúng. Các vị đủ ba y rồi, tại sao lại lấy y của họ đem cho nhóm sáu tỳ-kheo và các người khác?» Hiềm trách xong, tỳ-kheo thiểu dục đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem [610a1] nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo lại. Ngài biết mà vẫn cố hỏi:
«Này các tỳ-kheo, có thật các ngươi đã đủ ba y mà nhận y của người, đem cho nhóm sáu tỳ-kheo và các người khác không?»
Các tỳ-kheo thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, có thật như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo:
«Các ông làm việc sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Cư sĩ Xá-vệ đã vì các tỳ-kheo bị mất y nên đem y đến cúng, tại sao các ngươi đủ ba y rồi lại nhận y của họ để cho nhóm sáu tỳ-kheo và các người khác?»
Quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo này là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, y bị mất, y bị cướp, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, nếu có cư sĩ, vợ cư sĩ không phải thân quyến, đem cho nhiều y yêu cầu tùy ý nhận. Tỳ-kheo ấy nên biết đủ mà nhận. Nếu nhận quá, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Chẳng phải thân quyến: cư sĩ, vợ cư sĩ.
Y: có mười loại cũng như trước đã nói.
Nếu mất một y, không nên nhận. Nếu mất hai y còn lại một y hai lớp, ba lớp, bốn lớp, thì nên tháo ra làm tăng-già-lê, uất-đa-la-tăng hay an-đà-hội. Nếu ba y đều bị mất thì tỳ-kheo ấy nên tri túc mà nhận y. Tri túc có hai nghĩa: tri túc của người tại gia và tri túc của người xuất gia.
- Tri túc của người tại gia: tùy theo khả năng của người bạch y cho y mà nhận.
- Tri túc của người xuất gia: tức ba y vậy.
Nếu cư sĩ yêu cầu tùy ý,[55] cúng nhiều y cho tỳ-kheo, hoặc y mịn, hoặc y mỏng, hoặc y không bền chắc thì nên xếp lại hai lớp, ba lớp, bốn lớp để may. Trên vai nên xếp một miếng để ngăn mồ hôi và làm khâu hoàn. Nếu còn dư, hãy nói với cư sĩ, «Vải này còn dư, nên cắt làm gì?» Nếu người đàn-việt bảo, «Không phải tôi vì vấn đề mất y dâng cúng, mà do tự nguyện, xin được dâng cúng cho Đại đức.» Vị kia muốn nhận thì cứ nhận. Nếu tỳ-kheo nhận y quá mức tri túc, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc số đông, hoặc một người; không được xả biệt chúng. Nếu xả, không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., đã nhận y quá mức tri túc, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị nhận sám hối trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là..., đã nhận quá mức tri túc của y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo tên là... Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới thọ sám hối. Vị thọ sám nên nói với Tỳ-kheo phạm tội là:
«Thầy nên tự trách lòng mình!»
Tỳ-kheo phạm tội trả lời:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã nhận quá mức tri túc của y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo có tên... Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã nhận quá mức tri túc của y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Bây giờ, Tăng đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo ấy. Các trưởng lão nào đồng ý đem y này hoàn lại cho tỳ-kheo ấy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Tăng đã chấp thuận trao lại y cho tỳ-kheo có tên là... rồi.»
«Tăng đã chấp thuận trao lại y cho tỳ-kheo có tên là... rồi. Vì im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo ấy đã xả y trong Tăng rồi mà Tăng không trả lại, Tăng phạm đột-kiết-la. Khi hoàn lại, có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu không hoàn lại mà chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố ý làm cho hư, hoặc đốt, hoặc mặc mãi cho rách, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm Đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu tri túc nhận, hoặc dưới mức tri túc, hoặc cư sĩ cúng nhiều y, hoặc mịn mỏng, không bền chắc xếp hai, ba, bốn lớp may thành y, đặt một miếng ngăn mồ hôi, may khâu hoàn. Nếu y (vải) còn dư, nói với cư sĩ: «Vải còn dư, làm gì?» Nếu cư sĩ nói: «Không phải tôi vì mất y mà cúng, do tôi tự nguyện muốn dâng cúng cho Đại đức.» Họ nói như vậy, tỳ-kheo cần thì nhận, không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
VIII. KHUYÊN CƯ SĨ TĂNG GIÁ Y[56]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá- vệ.
Bấy giờ, có một tỳ-kheo khất thực, đến giờ, đắp y, bưng bát vào thành Xá-vệ, đến nhà cư sĩ xin thức ăn, nghe vợ chồng cư sĩ cùng bàn tính, «Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên đem số tiền để mua y với giá như vậy, mua y như vậy đem đến dâng cúng cho tỳ-kheo kia.» Tỳ-kheo khất thực rồi trở về Tăng-già-lam, gặp Bạt-nan-đà Thích tử, bảo rằng:
«Chưa có người nào trong giòng họ Cù-đàm có đại phước đức như ngài.»
Bạt-nan-đà Thích tử liền hỏi:
«Tôi có việc gì mà nói tôi là người phước đức?»
Vị tỳ-kheo khất thực trả lời:
«Tôi vào trong thành khất thực, nghe vợ chồng cư sĩ cùng bàn tính như vầy, ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên đem số tiền để mua y với giá như vậy, mua y như vậy đem đến dâng cúng.›»
Bạt-nan-đà liền hỏi:
«Có đúng như vậy hay chăng?»
Vị tỳ-kheo ấy trả lời:
«Đúng như vậy.»
Bạt-nan-đà lại hỏi:
«Nhà cư sĩ kia ở chỗ nào, cửa hướng nào?»
Tỳ-kheo khất thực trả lời:
«Nhà cư sĩ ấy ở chỗ đó, cửa ngõ xoay về hướng đó.»
Bạt-nan-đà liền nói với tỳ-kheo khất sĩ rằng:
«Vâng, người đó là bạn thân quen của tôi xưa kia, là đàn-việt thường cúng dường tôi, đúng như lời của thầy nói.»
Sáng sớm hôm sau, Bạt-nan-đà đắp y bưng bát vào thành Xá-vệ, đến nhà cư sĩ nói rằng:
«Có phải Cư sĩ muốn cho tôi y không?»
Cư sĩ nói:
«Tôi có bàn tính riêng như vậy.»
Bạt-nan-đà nói với cư sĩ:
«Nếu muốn cho tôi y thì nên may dài, rộng, loại bền chắc, tốt đẹp mới đúng loại y tôi thọ trì. Nếu không đúng, tôi không nhận, thì may làm gì.»
Lúc ấy, cư sĩ kia liền cơ hiềm rằng:
«Sa-môn Thích tử không có tàm quý, nhiều mong cầu không biết chán, bên ngoài tự xưng rằng ‹Tôi biết chánh pháp›; nhưng lại cưỡng bức người, đòi hỏi y tốt. Như vậy làm gì có chánh pháp? Người cho tuy không biết nhàm chán nhưng người nhận phải biết đủ chứ. Người ta bàn tính riêng tư mà lại rình nghe là sao!»
Lúc ấy, có tỳ-kheo khất thực nghe, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao lại cưỡng bức người đòi cho được y tốt như vậy?»
Tỳ-kheo khất thực liền ra khỏi thành, về đến trong Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này đến nói với các tỳ-kheo.
Trong số đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao Thầy cưỡng bức người, đòi cho được y tốt như vậy?»
Hiềm trách xong, vị ấy đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao đến người cưỡng bức đòi cho được y tốt như vậy?»
Quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa... cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
«Tỳ-kheo nào, có cư sĩ, hay vợ cư sĩ để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, nghĩ rằng: ‹Mua y như thế cho tỳ-kheo có tên như thế.› Tỳ-kheo ấy liền đến nhà cư sĩ nói như vầy: ‹Lành thay cư sĩ, nên vì tôi mua y như vậy, như vậy.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.»
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ có cư sĩ muốn dâng cúng y theo ý muốn của tỳ-kheo, nên hỏi:
«Đại đức cần loại y nào?»
Tỳ-kheo ấy nghi ngại, không dám trả lời. Đức Phật dạy:
«Nếu cư sĩ yêu cầu tỳ-kheo tùy ý, thì nên trả lời.»
Lại có cư sĩ muốn cúng cho tỳ-kheo y quý giá, mà tỳ-kheo kia là vị thiểu dục tri túc, không cần loại y đại quý giá này, mà muốn cần loại y không quý giá. Tỳ-kheo kia ý nghi ngại không muốn nói lên ý của mình. Đức Phật dạy:
«Cho phép các tỳ-kheo thiểu dục tri túc yêu cầu loại y không quý giá.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, có cư sĩ, hay vợ cư sĩ[57] để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, nghĩ rằng: ‹Mua y như thế cho tỳ-kheo có tên như thế.› Tỳ-kheo ấy trước không được yêu cầu tùy ý mà đến nhà cư sĩ nói như vầy: ‹Lành thay cư sĩ, nên vì tôi mua y như vậy, như vậy.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Cư sĩ, vợ cư sĩ: cũng như trước đã giải.
Tiền sắm y:[58] giá tiền để sắm y, hoặc vàng bạc, trân châu, lưu ly, vỏ sò, ngọc thạch, anh lạc, vàng y.
Y: có mười loại như trước đã nói.
Cầu xin:[59] có hai cách. Một là cầu xin tiền để mua y, hai là cầu xin y.
- Cầu xin số tiền để may y: đàn-việt cúng để may y với giá lớn chừng ấy mà cầu xin thêm, dù chỉ 1 phần 16 tiền.
- Cầu xin y: nói với người cư sĩ, may pháp y dài, rộng như vậy, cho đến dù xin thêm một sợi chỉ.
Tỳ-kheo nầy trước không được yêu cầu tùy ý mà đến cầu y quý giá dài rộng, nếu nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Cầu mà không nhận được, phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả, phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., trước không được yêu cầu tùy ý cúng dường y mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi nên sám hối. Vị nhận sám hối trước hết phải bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., trước không được yêu cầu tùy ý cúng dường y, mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi sau đó mới nhận sự sám hối. Vị nhận sự sám hối nên bảo tỳ-kheo phạm tội rằng:
«Hãy tự trách tâm của mình!»
Tỳ-kheo phạm tội nói:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo này liền, bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., trước không được yêu cầu tùy ý khi cúng dường y mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng hoàn y này lại cho tỳ-kheo có tên... đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo có tên... này trước không được yêu cầu tùy ý khi cúng dường y, mà đến cầu y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao lại y cho tỳ-kheo tên là... rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo nầy đối với trong Tăng đã xả y rồi mà Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Khi đang trả có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu không trả lại, mà chuyển làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc có làm cho hư hoại, hoặc đốt hay mặc mãi cho rách, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: trước đó có yêu cầu tùy ý nên đến cầu xin, tri túc, mong cầu tối thiểu; đến cầu mong nơi thân quyến; đến cầu xin nơi người xuất gia, hoặc vì người mong cầu hay người vì mình mong cầu; hoặc không cầu mà được thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
IX. KHUYÊN HAI NHÀ TĂNG GIÁ Y[60]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ.
Bấy giờ, có tỳ-kheo khất thực, đến giờ, đắp y bưng bát vào thành Xá-vệ khất thực; theo thứ tự đến nhà một cư sĩ, nghe hai vợ chồng cư sĩ cùng bàn: «Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên mua y như vậy dâng cúng.» Lại nghe một nhà cư sĩ khác, hai vợ chồng cũng cùng bàn: «Bạt-nan-đà là bạn quen biết trước kia của ta. Nên mua y như vậy để dâng cúng.»
Bấy giờ, vị tỳ-kheo khất thực kia, khi khất thực xong, ra khỏi thành Xá-vệ, trở về đến trong Tăng-già-lam, thấy Bạt-nan-đà Thích tử liền nói rằng:
«Tôn giả là người đại phước đức.»
Bạt-nan-đà hỏi:
«Vì việc gì mà thầy gọi tôi là người đại phước đức?»
Tỳ-kheo khất thực trả lời:
«Vừa rồi tôi vào thành Xá-vệ khất thực, theo thứ tự đến một nhà cư sĩ, nghe hai vợ chồng cùng bàn, ‹Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta. Nên mua y như vậy dâng cúng.› Lại nghe một nhà cư sỹ khác, hai vợ chồng cũng cùng bàn, ‹Bạt-nan-đà là bạn quen biết trước kia của ta. Nên mua y như vậy để dâng cúng.›»
Bạt-nan-đà liền hỏi:
«Có chắc như vậy không?»
Vị tỳ-kheo khất thực nói:
«Chắc.»
Bạt-nan-đà lại hỏi:
«Nhà của cư sĩ ấy ở chỗ nào? Cửa hướng nào?»
Vị tỳ-kheo khất sĩ trả lời:
«Nhà ở chỗ đó, cửa hướng đó.»
Bạt-nan-đà nghe xong liền nói với vị tỳ-kheo kia rằng:
«Đúng vậy, đó là nhà đàn-việt của tôi, thường cúng dường cung cấp cho tôi.»
Sáng ngày sau, Bạt-nan-đà đắp y bưng bát vào thành Xá-vệ, đến nhà của hai cư sĩ nói rằng:
«Quý vị có ý định muốn cho tôi y phải không?»
Các cư sĩ trả lời:
«Trong chỗ riêng tư tôi có bàn tính như vậy.»
Thích tử Bạt-nan-đà nói:
«Nếu muốn cho tôi y thì có thể chung lại may một y, rộng dài, bền chắc theo kiểu tôi thọ trì cho tôi. Nếu không đúng kiểu tôi thọ trì thì chẳng phải là thứ tôi cần.»
Cư sĩ nghe như vậy liền cùng nhau cơ hiềm:
«Bạt-nan-đà Thích tử không biết đủ, không có tàm quý, bên ngoài tự xưng rằng ‹Tôi biết chánh pháp›; nhưng lại tham cầu không biết đủ. Như vậy làm gì có chánh pháp? Người cho tuy không biết nhàm chán nhưng người nhận phải biết đủ chứ. Người ta bàn tính riêng tư mà lại rình nghe là sao!»
Bấy giờ, tỳ-kheo khất thực nghe như vậy, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Tại sao đến người cưỡng bức đòi y?»
Lúc ấy, tỳ-kheo khất thực nọ ra khỏi thành, đến Tăng-già-lam, đem nhơn duyên này nói với các tỳ-kheo.
Trong số các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích tử: «Tại sao đến người cưỡng bức đòi y?»
Quở trách rồi, vị ấy đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, trình bày đầy đủ lên đức Thế tôn.
[612a1] Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích tử:
«Ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc chẳng nên làm. Sao lại đến người cưỡng bức đòi hỏi y?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Bạt-nan-đà này là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, có hai cư sĩ hay vợ cư sĩ để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, đều nói rằng: ‹Ta để dành tiền may y như vậy dâng cúng cho tỳ-kheo có tên như vậy.› Tỳ-kheo ấy đến hai nhà cư sĩ, nói như vầy: ‹Lành thay, để dành tiền như vậy, như vậy để sắm y cho tôi. Hãy chung lại làm một cái y.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Khi đức Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy rồi, bấy giờ, có cư sĩ dâng cúng y theo ý muốn của tỳ-kheo, hỏi rằng:
«Ngài cần thứ y nào?»
Tỳ-kheo nghi ngại không dám trả lời. Phật dạy:
«Nếu cư sĩ yêu cầu tỳ-kheo tùy ý, thì tỳ-kheo nên trả lời.»
Bấy giờ, các cư sĩ vì tỳ-kheo may y quý giá để cúng, mà tỳ-kheo đó là vị thiểu dục tri túc, không muốn mặc y quý giá, cần chiếc y không quý giá, mà tỳ-kheo nghi ngại không dám nói lên ý muốn của mình, đức Phật dạy:
«Cho phép các tỳ-kheo thiểu dục tri túc được nói lên ý muốn của mình về y không quý giá bằng.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, có hai cư sĩ hay vợ cư sĩ[61] để dành tiền sắm y cho tỳ-kheo, đều nói rằng: ‹Ta để dành tiền may y như vậy dâng cúng cho tỳ-kheo có tên như vậy.› Tỳ-kheo ấy trước chưa nhận được sự yêu cầu tùy ý của cư sĩ, mà đến hai nhà cư sĩ, nói như vầy: ‹Lành thay, để dành tiền như vậy, như vậy để sắm y cho tôi. Hãy chung lại làm một cái y.› Vì muốn đẹp. Nếu nhận được, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Cư sĩ, vợ cư sĩ, y giá, y, tìm cầu đều như trước đã giải.
Nếu tỳ-kheo trước đó không nhận được sự yêu cầu tùy ý mà đến tìm cầu y quý giá, rộng lớn, nhận được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu đến đòi mà không được, phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Nếu xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả nên đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi, tỳ-kheo tên là..., trước đó không nhận được sự yêu cầu tùy ý mà đến tìm cầu, được y quý giá phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết, vị nhận sám hối nên tác bạch:
«Đại đức Tăng nên lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., trước đó không nhận được sự yêu cầu tùy ý mà đến tìm cầu, được y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo có tên... Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch rồi sau đó mới thọ sám hối. Vị thọ sám nên bảo tỳ-kheo kia:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Vị tỳ-kheo phạm tôi thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn y lại cho tỳ-kheo kia liền, bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., trước đó không nhận sự yêu cầu tùy ý mà đến đòi hỏi được y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, trả y lại cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., trước đó không nhận sự yêu cầu tùy ý, đến đòi hỏi được y quý giá, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này trả loại cho tỳ-kheo nầy thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trao y cho tỳ-kheo này rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc nầy được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo này xả y giữa Tăng rồi, Tăng không trả lại, phạm đột-kiết-la. Nếu có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hay tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc cố làm cho hư hoại, tất cả như vậy đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, Ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: vị ấy trước đó có nhận sự yêu cầu tùy ý mà đến đòi hỏi. Hoặc đối với y quý giá mà đòi xin y không quý giá.
Hoặc đến thân lý cầu xin, đến người xuất gia cầu xin, hoặc vì người khác cầu xin y, hay người khác vì mình cầu xin y, hoặc không cầu xin mà tự được thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
X. YÊU SÁCH GIÁ Y QUÁ HẠN[62]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá- vệ.
Bấy giờ, trong thành La-duyệt có một vị Đại thần là thân hữu của Bạt-nan-đà Thích tử, thường tới lui với nhau, đã sai sứ đem số tiền may y đến chỗ Bạt-nan-đà Thích tử dặn rằng:
«Bạt-nan-đà Thích tử là bạn quen biết xưa kia của ta, ta thường kính trọng. Hãy đem số tiền sắm y này mua y như vậy dâng cúng.»
Người sứ giả đem số tiền sắm y đến trong Tăng-già-lam chỗ ở của Bạt-nan-đà, thưa như vầy:
«Lành thay! Ngài là người đại phước.»
Bạt-nan-đà hỏi:
«Có việc gì người nói tôi là đại phước đức?»
Sứ giả thưa:
«Trong thành La-duyệt có vị Đại thần sai tôi đem số tiền sắm y này đến mua y như vậy dâng cúng cho ngài.»
Bạt-nan-đà hỏi:
«Có thật vậy không?»
Sứ giả thưa:
«Có thật.»
Bạt-nan-đà liền hỏi:
«Nhà vị Đại thần ở chỗ nào? Cửa ngõ về hướng nào?»
Sứ giả thưa:
«Nhà vị Đại thần ở chỗ đó, cửa ngõ về hướng đó.»
Bạt-nan-đà nghe xong, nói:
«Đúng như lời của ông nói, Đại thần ấy là bạn quen biết xưa kia của tôi, là đàn-việt thường cúng dường thừa sự tôi.»
Bấy giờ, trong thành Xá-vệ lại có một trưởng giả quen thân cùng Bạt-nan-đà, thường lui tới. Bạt-nan-đà dẫn người sứ giả ấy vào trong thành Xá-vệ, đến nhà ông trưởng giả kia nói:
«Trong thành La-duyệt có một vị Đại thần sai người sứ này đem y giá này đến cho tôi để may y. Xin ông vui lòng giữ giùm.»
Ông trưởng giả liền nhận giữ giùm.
Một thời gian sau đó, vị Đại thần hỏi người sứ giả rằng:
«Trước đây ta đã bảo ngươi đem số tiền sắm y cúng cho Bạt-nan-đà. Bạt-nan-đà đã vì ta mặc chiếc y ấy chưa?»
Người sứ giả thưa:
«Không thấy Bạt-nan-đà mặc.»
Vị Đại thần liền bảo sứ giả đến nói với Bạt-nan-đà rằng:
«Trước đây tôi có sai sứ đem số tiền sắm y đến cúng cho Ngài. Rốt cuộc Ngài không mặc y của tôi; Ngài dùng nó làm gì? Nay xin được nhận lại.»
Khi Bạt-nan-đà nghe nói như vậy liền vội vàng đến nhà ông trưởng giả, nói:
«Trước đây tôi có gửi số tiền sắm y. Nay tôi cần y, nên đi may y cho tôi.»
Thời gian ấy, trong thành Xá-vệ, các vị trưởng giả lại bận họp, mà trước đó đã có quy chế, ai không họp phải bị phạt năm trăm tiền.[63] Ông trưởng giả thưa rằng:
«Theo nội quy của đại hội thì ai không đến họp phải bị phạt năm trăm tiền. Bây giờ, tôi xin phép đến họp. Đại đức chờ một chút, tôi họp xong sẽ trở về. Đại đức đừng để cho tôi bị phạt năm trăm tiền.»
Bạt-nan-đà nói:
«Không được. Trước hết, ông nên đem số tiền sắm y đi may y cho tôi.»
Bấy giờ, ông trưởng giả đành phải đem số tiền sắm y vì Bạt-nan-đà mà may thành y. Bấy giờ, phiên họp đã mãn, ông trưởng giả bị phạt năm trăm tiền vì không dự họp. Ông trưởng giả cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử đã làm cho hội nghị phạt tôi năm trăm tiền.» Bấy giờ, các cư sĩ trong thành Xá-vệ không tin Phật pháp cùng nhau cơ hiềm:[613a1] ‹Sa-môn Thích tử không biết tri túc, không có tàm quý, bên ngoài tự xưng là ta biết chánh pháp. Nhưng như vậy thì làm gì có chánh pháp? Họ làm cho ông trưởng giả không đến họp bị phạt năm trăm tiền. Từ nay về sau, chúng ta không nên gần gũi lễ bái, chào hỏi thừa sự cúng dường.»
Trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Bạt-nan-đà: ‹Sao Thầy khiến cho đại hội phạt ông trưởng giả năm trăm tiền?›
Rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà:
«Ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này Bạt-nan-đà, sao lại làm cho ông trưởng giả bị đại hội phạt năm trăm tiền?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Đây là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài. Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, hoặc Vua, hoặc Đại thần, hoặc bà-la-môn, hoặc cư sĩ, hay vợ cư sĩ, sai sứ mang tiền sắm y đến tỳ-kheo bảo rằng: ‹hãy mang số tiền sắm y như vậy cho tỳ-kheo có tên như vậy.› Người sứ giả kia đến chỗ tỳ-kheo, nói với tỳ-kheo rằng: ‹Đại đức, nay tiền sắm y này được gởi đến ngài, ngài hãy nhận.› Tỳ-kheo ấy nên nói với người kia rằng: ‹Tôi không được phép nhận tiền may y này, khi nào cần y hợp thời và thanh tịnh tôi sẽ nhận.› Vị sứ kia nên hỏi tỳ-kheo rằng: ‹Đại đức có người chấp sự không?› Tỳ-kheo cần y nên nói: ‹có›, và chỉ người dân trong Tăng-già-lam, hoặc ưu-bà-tắc, nói rằng: ‹Đó là người chấp sự của tỳ-kheo, thường chấp sự cho các tỳ-kheo.› Bấy giờ sứ giả đến chỗ người chấp sự, trao số tiền sắm y rồi, trở lại chỗ tỳ-kheo, nói như vầy: ‹Đại đức, tôi đã trao số tiền sắm y cho người chấp sự mà Đại đức chỉ đó, khi nào Đại đức cần, đến đó sẽ được y.› Tỳ-kheo khi cần y nên đến chỗ người chấp sự, hoặc hai lần, ba lần để cho họ nhớ lại, hoặc bằng cách nói rằng: ‹Tôi cần y.› Hoặc hai lần, hoặc ba lần khiến cho họ nhớ lại. Nếu nhận được y thì tốt. Bằng không được y thì bốn lần. Năm lần, sáu lần, đứng im lặng trước họ. Nếu bốn lần, năm lần, sáu lần đứng im lặng trước người đó mà nhận được y thì tốt; bằng không được y mà cố cầu quá giới hạn đó, nếu được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Nếu không được y thì tự chính mình, hoặc sai sứ đến chỗ người xuất tiền sắm y nói rằng: ‹Trước đây, ngài sai sứ mang tiền sắm y cho tỳ-kheo có tên như vậy; tỳ-kheo ấy cuối cùng không nhận được y; ngài nên lấy lại, đừng để mất.› Như vậy là hợp thức.[64]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vua: người được tự tại, không thuộc quyền của ai.
Đại thần: người tả hữu của Vua.
Bà-la-môn: có huyết thống Bà-la-môn.[65]
Cư sĩ: chỉ những người tại gia, trừ Vua, Đại thần của Vua, bà-la-môn.
Vợ cư sĩ: cũng là người phụ nữ tại gia.
Tiền sắm y: như đã nói trên.
Y có mười loại như trên đã nói.
Nhớ lại: khiến cho người chấp sự, hoặc tại nhà, hoặc nơi chợ, hay chỗ làm việc, đến đó hai, ba lần, nói rằng: «Nay tôi cần y. Xin may y cho tôi.» Đó gọi là làm nhớ lại. Nếu hai, ba lần làm cho họ nhớ, được y thì tốt; không được y thì bốn, năm, sáu lần đến đó, đứng im lặng trước họ.
Đứng trước mặt: đối với người chấp sự, hoặc tại nhà, hoặc tại chợ, hay nơi làm việc, đến đứng im lặng trước họ. Nếu người chấp sự hỏi: «Vì nhơn duyên gì, Ngài đứng đây vậy?» Tỳ-kheo nên trả lời: «Điều đó ông tự biết.» Nếu người kia nói, «Tôi không biết.» Nếu có người nào khác biết việc này, tỳ-kheo nói rằng: «Người đó biết việc này.» Nếu tỳ-kheo lên tiếng một lần thì trừ hai lần im lặng. Lên tiếng hai lần thì trừ bốn lần im lặng. Lên tiếng ba lần thì trừ sáu lần im lặng. Nếu tỳ-kheo quá hai, ba lần lên tiếng, quá sáu lần im lặng để đòi; đòi được y, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
Ni-tát-kỳ này phải xả cho Tăng hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là..., quá ba lần nói để đòi y, quá sáu lần đứng im lặng để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Trước hết, người nhận sám phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã quá ba lần nói đòi y, quá sáu lần đứng im lặng để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi nhận sự sám hối của tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
Bạch rồi mới nhận sám hối. Vị nhận sám nên nói với tỳ-kheo kia:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Tỳ-kheo phạm tội trả lời:
«Xin vâng.»
Tăng phải trả y này lại cho tỳ-kheo đó bằng bạch nhị yết-ma như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã quá ba lần nói đòi y, quá sáu lần đứng nín thinh để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận trả lại y cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã quá ba lần đòi y, quá sáu lần đứng nín thinh để được y, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo nầy. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem y này trả lại cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận trả y này lại cho tỳ-kheo có tên... rồi. Tăng đồng ý nên im lặng, việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo phạm tội đã xả y giữa Tăng như vậy rồi mà Tăng không hoàn lại thì mắc đột-kiết-la. Người nào bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu chuyển làm tịnh thí hoặc tự làm ba y, hoặc làm y ba-lợi-ca-la, hoặc sai cho người, hoặc mặc nhiều lần cho rách, đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa si, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: ba lần nói đòi mà được y, sáu lần đứng im lặng được y.
Nếu không được y, tự mình đến, hoặc sai người đến chỗ người cúng tiền sắm y, nói, «Trước đây người sai sứ đem tiền sắm y đến cho tỳ-kheo có tên là... cuối cùng tỳ-kheo ấy không nhận được y, người có thể đến lấy lại, đừng để mất.» Nếu người kia nói: «Tôi đã cúng, không lấy lại.» Tỳ-kheo này nên cần có thời gian, dùng lời nhỏ nhẹ phương tiện đòi được y thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XI. NGOẠ CỤ BẰNG TƠ TẰM[66]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong địa phận nước Khoáng dã .[67] Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo làm ngọa cụ [68] mới bằng tơ tằm tạp.[69] Họ đòi xin loại tơ chưa thành, hay đã thành; hoặc đã nhuộm hay chưa nhuộm; hoặc thứ mới hay thứ cũ. Họ đến nhà nuôi tằm nói rằng:
«Chúng tôi cần tơ.[70]»
Nhà nuôi tằm trả lời:
«Đợi thời gian tằm chín hãy đến.»
Nhóm sáu tỳ-kheo đứng bên vừa đợi vừa xem. Họ đứng xem khi kén bị phơi, và con nhộng của tằm đang gây thành tiếng. Các cư sĩ thấy vậy đều cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử không có tàm quý, hại mạng chúng sanh. Bên ngoài tự xưng rằng ta tu theo chánh pháp. Như vậy thì làm gì có chánh pháp. Đòi hỏi cho được kén tằm để làm ngọa cụ mới!»
Họ quở trách việc làm trên, trong số các tỳ-kheo nghe đó, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại phải đòi xin kén để làm ngọa cụ mới?» Quở trách như trên rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập họp các tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rằng:
«Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông lại đòi xin kén tằm để may ngọa cụ mới?»
Quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới bằng loại tơ tằm tạp, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B.GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tạp:[71] là loại lông mềm, hoặc kiếp-bối, câu-giá-la, cỏ nhũ điệp, hoặc sô-ma, hoặc gai.[72]
Tỳ-kheo tự mình dùng loại tơ tằm tạp làm ngọa cụ mới mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề, không thành phạm đột-kiết-la. Nếu bảo người khác làm mà thành, cũng phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; làm không thành, phạm đột-kiết-la. Mình vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Vật này nên xả. Khi xả nên dùng búa hoặc rìu bằm nhỏ trộn với bùn trét lên vách hay thoa nơi đất.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: được vật đã thành, hoặc dùng búa chặt bằm nhỏ hòa với bùn, hoặc trét lên vách hay nơi đất thì không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XII. NGOẠ CỤ TOÀN ĐEN[73]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Một thời đức Phật ở lầu các, bên cạnh sông Di hầu, Tỳ-xá-ly. Bấy giờ, các Lê-xa Tử ở Tỳ-xá-ly[74] phần lớn làm hạnh tà dâm. Họ dùng lông dê toàn màu đen[75] làm áo[76] choàng kín thân thể, đi ban đêm khiến cho người khỏi thấy.
Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo thấy vậy liền bắt chước lấy lông dê toàn đen làm ngọa cụ bằng giạ.[77] Các Lê-xa thấy vậy, thảy đều nói rằng:
«Này Đại đức, chúng tôi trong ái dục, vì dâm dục nên dùng áo giạ bằng lông dê màu đen, chứ các ngài dùng loại giạ lông dê màu đen làm gì?»
Lúc bấy giờ, các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý; hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: ‹Sao các Thầy bắt chước Lê-xa dùng loại dạ lông dê màu đen?›
Quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông lại bắt chước Lê-xa dùng loại dạ lông dê màu đen?»
Bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:
«Đây là những người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những kẻ phạm giới này lần đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn đen, ni-tát-kỳ ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Lông toàn đen: hoặc màu đen tự nhiên,[78] hoặc màu đen do nhuộm.
Tỳ-kheo tự mình làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn đen mà thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; làm không thành, phạm đột-kiết-la. Khiến người làm; thành, phạm ni-tát-kỳ ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Ni-tát-kỳ này nên xả cho Tăng, hoặc nhiều người, hoặc một người, không được xả biệt chúng. Xả không thành xả phạm đột-kiết-la.
Khi xả cho Tăng, đương sự phải đến trong Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, đến lễ Thượng tọa, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là..., đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng.»
Xả rồi phải sám hối. Vị thọ sám trước hết phải tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi thọ sự sám hối của tỳ-kheo có tên... nầy. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi, sau đó mới thọ sám. Khi thọ sám nên nói với tỳ-kheo phạm tội rằng:
«Hãy tự trách tâm mình!»
Phạm nhân thưa:
«Xin vâng.»
Tăng nên hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này bằng bạch nhị yết-ma, như vầy: Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn màu đen, phạm xả đọa, nay xả cho Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, hoàn lại ngoạ cụ cho Tỳ-kheo có tên... này. Đây là lời tác bạch.»
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... đã làm ngọa cụ bằng lông dê toàn màu đen, phạm Xả đọa, nay xả cho Tăng. Nay Tăng đem ngọa cụ này hoàn lại cho tỳ-kheo này. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng đem toạ cụ này hoàn trả cho tỳ-kheo này thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận hoàn ngọa cụ lại cho tỳ-kheo này rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo phạm tội đã xả ngọa cụ trong Tăng, nếu Tăng không hoàn lại, phạm đột-kiết-la. Khi trả lại có người bảo «đừng trả», người ấy phạm đột-kiết-la.
Nếu lấy làm tịnh thí, hoặc sai cho người, hoặc đem trải mãi cho hư rách đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni phạm, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu được vật đã làm thành, hoặc cắt rọc cho hư hoại, hoặc mỏng xếp làm hai lớp, hoặc dùng làm mền, hoặc làm gối, hoặc làm tọa cụ vuông nhỏ, hoặc làm dạ để nằm, hoặc làm đồ lót bên trong cái bình bát, hoặc làm cái bao đựng dao, hoặc làm bít tất, hoặc làm khăn trùm ấm, hoặc làm khăn gối giày dép... đều không phạm.
Người không phạm: phạm đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.


Chú thích:
[49] Pali, Nissaggiya 6 aññātakaviññatti, Vin. iii. 210.
[50] Pali: seṭṭhiputta, con trai của một nhà phú hộ.
[51] Tức chỉ còn quấn một chiếc xà-rông mà thôi, để mình trần.
[52] Nguyên Hán: trừ dư thời 除餘時. Pali: aññatra samayā.
[53] Pali, giới văn: acchinnacīvaro vā, naṭṭacīvaro vā, y bị cướp và y bị hủy hoại. Phần giải thích nói, bị hủy hoại hoặc do lửa cháy, do nước cuốn, chuột mối gặm, hay sờn rách vì bận nhiều.
[54] Pali, Nissaggiya 7, tatuttari, Vin.iii. 213.
[55] Tự tứ thỉnh 自恣請. Pali: abhihaṭṭhuṃ pavāreyya.
[56] Pali, Nissaggiya 8, upakkhaṭa, Vin.iii. 213
[57] Pali, thêm yếu tố: aññatakassa gahapatissa vā gahapatāniyā, cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải thân quyến.
[58] Y giá 衣價. Pali: cīvaracetāpannaṃ, vật ngang giá cho y; giải thích: vàng, bạc, ngọc ngà, trân châu; hoặc mảnh vải, hoặc chỉ, hoặc gòn.
[59] Cầu 求. Từ được giải thích, không có trong giới văn. Pali: vikappaṃ āpajjeyya, đề nghị.
[60] Pali, Nissaggiya 9, dutiya-upakkhaṭa, Vin.iii. 217.
[61] Pali, thêm yếu tố: không phải thân quyến.
[62] Pali, Nissggiya 10, rājasikkhāpadaṃ, Vin.iii. 219.
[63] Pali: paññāsaṃ baddho, phạt 50. Được giải thích là phạt 50 kahāpaṇa (tiền vàng).
[64] Pali: ayaṃ tattha samīcī, đây là điều hợp cách. Và giải thích: ayaṃ tattha anudhammatā, ở đây điều này tùy thuận pháp tánh. Bản Hán đọc: ayaṃ tattha samayaṃ.
[65] Pali: brāhmaṇo nāma jātiyā brāhmaṇo.
[66] Pali, Nissaggiya 11, kosiya, Vin.iii. 223.
[67] Khoáng Dã quốc 曠野國. Pali: Āḷavī.
[68] Ngoạ cụ 臥具 Pali: santhata, đồ trải lót: chiếu, thảm, hay miếng vải. Các bộ khác: phu cụ 敷具.
[69] Tạp dã tàm miên 雜野蠶綿 . Pali: kosiyamissakaṃ santhata, ngọa cụ chen tạp với lụa.
[70] Nguyên Hán: miên 綿; bông gòn. Pali: các tỳ-kheo này đến nhà nuôi tằm (kosiyakāraka) đề nghị: luộc tằm (bāhu … pacatha) cho họ xin để lấy tơ làm chăn trải.
[71] Ngũ phần 5, ni-tát-kỳ 21: tỳ-kheo làm ngọa cụ bằng kiêu-xa-da 憍賒耶; và giải thích: kiêu-xa-da là tơ (nguyên Hán, miên 綿: bông gòn) được làm từ con tằm. Tăng kỳ 9, ni-tát-kỳ 13: Tỳ-kheo lấy kiêu-xá-da 憍舍耶 tạp với lông dê thuần đen làm phu cụ. Thập tụng 24: kiêu-thi-da 憍施耶. Căn bản 20: dùng tơ tằm sống (dã tàm ty 野蠶絲) làm phu cụ.
[72] Kiếp-bối 劫貝 (Pali: kappāsa, bông gòn), câu-giá-la 拘遮羅 (Pali: koseyya, tơ lụa, vải quyến), cỏ nhũ diệp, hoặc sô-ma 芻摩 (Pali: khoma, ma bố, vải gai), hoặc gai.
[73] Ngũ phần 5, Ni-tát-kỳ 22. Tăng kỳ 9, Ni-tát-kỳ 11. Pali, Nissaggiya 12, suddhakāḷaka, Vin.iii. 223
[74] Tỳ-xá-ly Lê-xa Tử 毘舍離梨車子. Pali không có chi tiết này.
[75] Hán: thuần hắc nhu dương mao 純黑羺羊毛. Khang hy: nhu dương, tức hồ dương (một loại dê của người Hồ). Pali: suddhakāḷakānaṃ eḷakalomānaṃ, lông de thuần đen; eḷaka, một loại sơn dương.
[76] Hán: chiên 氈; vật dụng bện bằng da thú hay giạ. Đây chỉ áo choàng bằng giạ.
[77] Chiên ngọa cụ 氈臥具. Xem cht. 14, ni-tát-kỳ 10.
[78] Hán: sanh hắc 生黑. Pali: jātiyā kālakaṃ.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.225.72.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập