Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích II. XÚC CHẠM NỮ NHÂN
A. DUYÊN KHỞI
Phật trú tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di nghe Phật chế giới cấm không được vọc âm cho xuất tinh, bèn cầm cây gài cửa, đứng ngoài cửa, chờ các phụ nữ, vợ các nhà cư sĩ, và các thiếu nữ đến,[17] nói rằng:
«Này cô, cô có thể vào phòng mà xem.»
Khi họ vào trong phòng, Ca-lưu-đà-di nắm tay, rờ rẫm, hôn hít. Người nào ưa thích thì vui cười với việc làm đó. Người không ưa thích thì liền nổi giận mắng chửi, bỏ ra khỏi phòng, nói với các tỳ-kheo:
«Đại đức nên biết, điều không lành, phi pháp, không thích hợp, không phải thời! Tôi thường nghĩ rằng đây là nơi an ổn, không có các hoạn nạn, không có tai biến, không có sợ hãi. Nay chính nơi đây tôi lại gặp phải tai biến, sợ hãi. Xưa nay nói nước có khả năng làm tắt lửa; nay trong nước lại sanh ra lửa. Ca-lưu-đà-di đưa chúng tôi vào trong phòng rồi nắm tay, kéo, rờ mó, hôn hít chúng tôi. Phu chủ của chúng tôi, khi ở trong phòng kéo níu như vậy, chúng tôi còn không chấp nhận được, huống nay là sa-môn Thích tử mà lại làm như vậy!»
Bấy giờ, các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống với hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Ca-lưu-đà-di, rằng:
«Đức Thế tôn chế giới không được vọc âm xuất tinh. Nay tại sao thầy cầm cây gài cửa, đứng trước cửa chờ các phụ nữ, hoặc vợ của nhà cư sĩ, vào phòng xem rồi rờ mó, hôn hít ?»
Quở trách như vậy rồi, vị ấy đi đến chỗ đức Thế tôn, lạy dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên ấy bạch đầy đủ lên đức Phật. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn hỏi:
«Ca-lưu-đà-di! Ngươi thật sự có làm như vậy không?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, sự thật đúng như vậy.»
Khi ấy, đức Thế tôn quở trách Ca-lưu-đà-di:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy: B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, với ý dâm dục, cùng người nữ, thân xúc chạm nhau, hoặc nắm tay, hoặc nắm tóc, hoặc xúc chạm mỗi một thân phần, tăng-già-bà-thi-sa. C. THÍCH NGHĨA
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Ý dâm dục: tức là tâm bị nhiễm ô bởi ái.[18]
Người nữ: như trên đã nói.[19]
Thân: tức là từ tóc cho đến chân.
Thân xúc chạm nhau :[20] hoặc xoa nắm, hoặc xoa bóp khắp,[21] hoặc kéo, hoặc đẩy, hoặc xoa ngược, hoặc xoa xuôi, hoặc nâng lên, hoặc để xuống, hoặc nắm, hoặc bóp, hoặc ấn mạnh.[22]
Xoa nắm: xoa chà phía trước hay phía sau trong thân.[23]
Kéo: kéo ra phía trước.[24]
Đẩy: đẩy nhau.
Xoa ngược: từ dưới xoa lên.
Xoa xuôi: từ trên xoa xuống.
Nâng lên: ẳm mà nâng lên.
Để xuống: đang đứng mà ẳm để ngồi xuống.
Nắm: nắn phía trước, nắn phía sau, nắn vú, nắn đùi.
Sờ: bóp phía trước, bóp phía sau, bóp vú, hoặc bóp đùi.[25]
Thảy đều tăng-già-bà-thi-sa. D. PHẠM TƯỚNG
Hoặc nữ tưởng là nữ; nữ nhơn rờ mó thân tỳ-kheo, hai thân xúc chạm nhau, (tỳ-kheo) với ý dục nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc trong khi xúc chạm, tăng-già-bà-thi-sa.
Người nữ khởi nữ tưởng. Người nữ ấy dùng tay rờ mó, tỳ-kheo động thân, dục ý nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, tăng-già-bà-thi-sa. Cũng vậy, cho đến nắn, bóp. Nếu nghi là nữ, thâu-lan-giá.
Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ; thân xúc chạm áo, đồ anh lạc của người nữ kia, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ; thân xúc chạm áo, đồ anh lạc của người nữ kia, với dục tâm nhiễm trước, không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá.
Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ. Người nữ ấy dùng y, đồ anh lạc nơi thân xúc chạm trên thân tỳ-kheo; (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ. Người nữ dùng y, đồ anh lạc, xúc chạm thân tỳ-kheo, (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ, dùng thân xúc chạm y, anh lạc của người nữ, (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, động thân, nhưng không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ, (tỳ-kheo) dùng thân xúc chạm y, đồ anh lạc của người nữ, với dục tâm nhiễm trước, không động thân nhưng có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Nếu là người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ; người nữ này dùng y, đồ anh lạc nơi thân xúc chạm thân tỳ-kheo, (tỳ-kheo) với dục tâm nhiễm trước, động thân, nhưng không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, thâu-lan-giá. Người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ; người nữ này dùng y, đồ anh lạc nơi thân xúc chạm, (tỳ-kheo) có dục tâm nhiễn trước, dù không động thân, thâu-lan-giá. Người nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là người nữ, thân xúc chạm nhau, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc xúc chạm, dù không động thân, thâu-lan-giá. Cũng vậy, nắm, xoa cho đến nắn, bóp, thảy đều thâu-lan-giá. Nếu là nữ mà nghi, phạm đột-kiết-la.
Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân,[26] với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, phạm đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, dù không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, phạm đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, dù không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, phạm đột-kiết- la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm, y đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, dù không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, động thân phạm đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, dù không động thân, đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, không có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, không động thân, đột-kiết-la. Nữ, (tỳ-kheo) có ý tưởng đó là nữ, dùng y nơi thân xúc chạm y, đồ anh lạc nơi thân, với dục tâm nhiễm trước, có cảm giác khoái lạc khi xúc chạm, động thân, đột-kiết-la. Cho đến nắn, bóp, tất cả đều phạm đột-kiết-la. Là người nữ mà nghi, phạm đột-kiết-la.
Nếu tỳ-kheo cùng người nữ hai thân xúc chạm nhau, mỗi một lần xúc chạm là phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Tùy theo sự xúc chạm nhiều ít, với rồng cái, ngạ quỷ cái, súc sanh cái, có thể biến hình, hai thân xúc chạm nhau phạm đột-kiết-la. Nếu cùng người nam hai thân xúc chạm nhau, đột-kiết-la. Nếu cùng với người lại cái,[27] thân xúc chạm nhau, thâu-lan-giá. Nếu người nữ khi làm lễ nắm chân, tỳ-kheo có cảm thấy thích thú do sự xúc chạm, nhưng không động thân, đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo có dục tâm, xúc chạm y, bát, ni-sư-đàn, ống đựng kim, cọng cỏ rỗng,[28] cho đến tự mình xúc chạm thân, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Nữ nhơn tưởng là nữ nhơn, tăng-già-bà-thi-sa. Nữ nhơn, sanh nghi, thâu-lan-giá. Nữ nhơn, tưởng chẳng phải nữ nhơn, thâu-lan-giá. Chẳng phải nữ nhơn tưởng là nữ nhơn, thâu-lan-giá. Chẳng phải là nữ nhơn, sanh nghi, thâu-lan-giá.
Tỳ-kheo-ni, ba-la-di. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó là phạm.
Sự không phạm: xúc chạm nhau khi nhận đồ vật gì; xúc chạm nhau, chỉ vì đùa giỡn; xúc chạm nhau, khi cởi mở (trói) thì không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách. III. NÓI LỜI THÔ TỤC[29]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Một thời đức Phật ở nước Xá-vệ.[30] Bấy giờ Ca-lưu-đà-di nghe đức Thế tôn chế giới: ‹Không được vọc âm cho xuất tinh›; ‹không được thân xúc chạm người nữ,› bèn cầm cây gài cửa ra đứng ngoài cửa, chờ các phụ nữ, vợ các nhà cư sĩ, và các thiếu nữ đến, nói rằng:
«Mời các cô vào phòng tôi xem.»
Khi dẫn họ vào trong phòng rồi, Ca-lưu-đà-di, do dục tâm, nói với họ những lời thô tục bỉ ối. Những người nữ bằng lòng thì vui vẻ trước những lời nói đó, còn những người không bằng lòng thì nổi sân mắng chửi, bỏ ra khỏi phòng, nói với các tỳ-kheo:
«Đại đức nên biết, nay tôi thấy phải điều sai quấy, điều không lành, phi pháp, không thích hợp, không phải thời! Tôi thường nghĩ rằng đây là nơi an ổn, không có các hoạn nạn, không có tai biến, không có sợ hãi. Nay lại chính nơi đây tôi lại gặp phải tai biến, sợ hãi. Xưa nay nói nước có khả năng làm tắt lửa; nay trong nước lại sanh ra lửa. Tại sao tôi nói như vậy? Ca-lưu-đà-di mời chúng tôi vào phòng, với ý dâm dục, nói lời thô bỉ xấu ác đối với chúng tôi. Khi ở tại nhà, phu chủ tôi nói lời thô bỉ xấu ác như vậy, tôi còn không thể chấp nhận, huống chi nay là người xuất gia, mà lại nói những lời tồi tệ như thế.»
Các tỳ-kheo nghe; trong số đó có vị thiểu dục, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Ca-lưu-đà-di... (nói đầy đủ như trước); rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo. Ngồi trong đại chúng, đức Thế tôn biết mà cố hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Có thật ngươi đã làm sự việc như vậy chăng?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, đúng như vậy.»
Đức Thế tôn quở trách:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp trường tồn.»
Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy: B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, với ý dâm dục, nói lời dâm dục thô ác với người nữ; tùy theo lời nói dâm dục thô ác,[31] tăng-già-bà-thi-sa. C. THÍCH NGHĨA
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Ý dâm dục,[32] như trên.
Người nữ: cũng như trên.
Thô ác: là chẳng phải phạm hạnh.
Lời nói dâm dục: là nói đến hai đường tốt xấu.[33] D. PHẠM TƯỚNG
Hoặc tự mình yêu cầu, hoặc sai người yêu cầu, hoặc hỏi, hoặc trả lời, hoặc giải bày, hoặc nói năng, hoặc dạy, hoặc mắng.[34]
Tự mình yêu cầu: như nói, cùng tôi nơi hai đường làm việc như vậy, như vậy, hoặc dùng bao nhiêu lời nói khác khác.
Sai người yêu cầu: như nói, ‹Cầu mong Trời, Phạm, thủy thần, Ma-hê-thủ-la thiên... hộ trợ tôi cùng cô làm việc như vậy, như vậy.› Hoặc nói những lời tương tự khác.
Hỏi: như hỏi, ‹Đường đại tiểu tiện của cô ra sao? Cô với chồng cùng làm việc thế nào? Cô cùng người ngoài tư thông thế nào?› Hoặc nói những lời tương tự khác.
Đáp: ‹Đường đại tiểu của cô như vậy. Cô cùng chồng, người ngoài tư thông như vậy.› Hoặc nói những lời tương tự khác.
Giải bày: nói năng cũng như vậy.
Chỉ dạy: như nói, ‹Tôi chỉ cho cô chăm sóc hai đường như vậy, cô có thể khiến cho chồng, người ngoài kính ái.› Hoặc nói những lời tương tự khác.
Mắng: như nói, ‹Cô hư hoại, mục nát, teo tóp, đọa lạc. Cô cùng với con lừa làm chuyện như vậy.› Hoặc bằng những lời khác chửi mắng người.
Nếu tỳ-kheo cùng với người nữ một phen nói lời thô ác thì phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Tùy theo lời nói thô ác nhiều hay ít, nói rõ ràng, thì mỗi mỗi đều phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Nói không rõ ràng thì phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng dấu tay,[35] thư, sai sứ giả, làm hiệu, khiến cho người nữ kia hiểu, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu, phạm thâu-lan-giá. Trừ đường đại tiểu tiện ra, nói đẹp hay nói xấu về những chỗ khác, phạm thâu-lan-giá. Đối với Thiên nữ, A-tu-la nữ, Dạ-xoa nữ, Long nữ, súc sanh cái có thể biến hình huỳnh môn, có hai hình, mà nói lời thô ác khiến cho đối tượng hiểu, phạm thâu-lan-giá; không hiểu, phạm đột-kiết-la. Nếu dùng dấu tay, thư, sai sứ giả, làm hiệu, khiến cho các hạng nữ kia hiểu, phạm thâu-lan-giá; không hiểu, phạm đột-kiết-la. Hướng đến súc sanh không thể biến hình nói lời thô ác phạm đột-kiết-la. Nếu hướng về đàn ông nói lời thô ác, phạm đột-kiết-la. Nếu tỳ-kheo với ý dục nói lời thô ác, tưởng là nói lời thô ác, phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nói lời thô ác, sanh nghi phạm thâu-lan-giá. Chẳng phải lời thô ác, tưởng là lời thô ác, phạm thâu-lan-giá. Chẳng phải lời thô ác, mà nghi, phạm thâu-lan-giá.
Nữ loài người, có ý tưởng đó là nữ loài người, tăng-già-bà-thi-sa. Nữ loài người, nghi thâu-lan-giá. [582a1] Nữ loài người, tưởng nữ loài phi nhơn, thâu-lan-giá. Nữ loài phi nhơn, tưởng là nữ loài người, thâu-lan-giá.
Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu vì người nữ mà giảng pháp bất tịnh quán,[36] như nói, «Này cô, nên biết, thân này có chín mụt ghẻ, chín lổ, chín nơi rỉ chảy, chín dòng nước chảy. Chín lỗ là: hai mắt, hai tai, hai mũi, miệng, đại, tiểu tiện đạo.» Khi nói điều bất tịnh này, người nữ kia cho là lời thô ác. Hoặc khi nói Tỳ-ni, theo thứ tự nói đến việc này, người kia gọi là nói lời thô ác. Hoặc cầu học kinh, hoặc hai người đồng thọ; hoặc người kia hỏi, hoặc đồng tụng, hoặc vui giỡn nói chơi, hoặc nói một mình, hoặc nói gấp gáp, hoặc nói trong mộng, hoặc muốn nói việc này, nhầm nói việc kia. Tất cả đều không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. IV. YÊU SÁCH CÚNG DƯỜNG
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Một thời đức Phật ở nước Xá-vệ. Bấy giờ, Ca-lưu-đà-di nghe đức Thế tôn chế giới: «không được vọc âm xuất tinh», «không được xúc chạm người nữ», «không được nói với người nữ những lời thô ác», bèn cầm cây gài cửa đứng ngoài cửa, chờ các phụ nữ, vợ các nhà cư sĩ, và các thiếu nữ đến, nói rằng:
«Các cô có thể vào phòng tôi xem.»
Khi dẫn họ vào phòng rồi, Ca-lưu-đà-di tự tán thân mình, nói:
«Các cô biết không, trong số người có học, tôi là người hạng nhất. Tôi là người phạm hạnh, trì giới, tu thiện pháp. Các cô có thể đem sự dâm dục cúng dường tôi.»
Khi ấy, những người nữ bằng lòng thì vui vẻ trước những lời nói đó, còn những người không bằng lòng thì nổi sân mắng chửi, bỏ ra khỏi phòng, nói với các tỳ-kheo:
«Đại đức nên biết, nay tôi thấy phải điều sai quấy, điều không lành, phi pháp, không thích hợp, không phải thời! Tôi thường nghĩ rằng đây là nơi an ổn, không có các hoạn nạn, không có tai biến, không có sợ hãi. Nay lại chính nơi đây tôi lại gặp phải tai biến, sợ hãi. Xưa nay nói nước có khả năng làm tắt lửa; nay trong nước lại sanh ra lửa. Khi ở tại nhà, chồng tôi nói lời như vậy, tôi còn không thể chấp nhận, huống chi nay là người xuất gia, mà lại nói những lời như thế.»
Các tỳ-kheo nghe; trong số đó có vị thiểu dục, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Ca-lưu-đà-di, «Thầy há không nghe Thế tôn chế giới, ‹không được vọc âm xuất tinh›, ‹không được xúc chạm người nữ›, ‹không được nói với người nữ những lời thô ác› (nói đầy đủ như trước)...» Họ bèn đến chỗ Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các tỳ-kheo. Ngồi trong đại chúng, đức Thế tôn biết mà cố hỏi Ca-lưu-đà-di:
«Có thật ngươi đã làm sự việc như vậy chăng?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, sự việc đúng như vậy.»
Đức Thế tôn quở trách:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.››
Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy: B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, với ý dâm dục, đối trước người nữ tự khen thân mình, nói: ‹Này cô, tôi tu phạm hạnh, trì giới tinh tấn, tu tập pháp lành; cô nên đem sự dâm dục cúng dường tôi. Đó là sự cúng dường bậc nhất›; tăng-già-bà-thi-sa. C. THÍCH TỪ
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Ý dâm dục: như trên đã nói.
Người nữ: như trên đã nói.
Khen thân mình: khen thân đoan chánh, nhan sắc đẹp; «Tôi là Sát-đế-lợi, trưởng giả, cư sĩ, bà-la-môn.»
Phạm hạnh: siêng tu lìa uế trược.
Trì giới: không khuyết, không thủng, không nhiễm ô.
Pháp lành: ưa ở nơi nhàn tịnh, đến giờ khất thực, mặc y phấn tảo; tác pháp dư thực,[37] cũng không ăn; ăn một lần ngồi ,[38] ăn một nắm; ngồi nơi bãi tha ma, nơi đất trống, dưới gốc cây, luôn luôn ngồi, chỉ ngồi; trì ba y; bối nặc,[39] đa văn, hay thuyết pháp; trì tỳ-ni, tọa thiền. D. PHẠM TƯỚNG
Sau khi tự khen ngợi mình như vậy rồi, nói rằng, «Hãy đến đây cúng dường tôi», trong đó không nói đến việc dâm dục, phạm thâu-lan-giá; có nói việc dâm dục phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nếu trước người nữ, một lần tự khen thân mình là một tội tăng-già-bà-thi-sa. Tùy theo sự tự khen thân mình nhiều hay ít, và nói một cách rõ ràng, mỗi mỗi đều phạm tăng-già-bà-thi-sa. Nói không rõ, phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng dấu tay, thư tín, sai sứ, làm hiệu khiến cho người kia hiểu, tăng-già-bà-thi-sa. Họ không hiểu, thâu-lan-giá.
Trừ hai đường, đòi hỏi cung phụng nơi khác, thâu-lan-giá.
Đối với thiên nữ, a-tu-la nữ, long nữ, dạ-xoa cái, ngạ quỷ cái, súc sanh cái có thể biến hình, mà tự khen thân mình, nếu các hạng nữ kia hiểu, phạm thâu-lan-giá; chúng không hiểu, đột-kiết-la. Nếu dùng dấu tay thư tín, sứ giả, ra dấu hiệu để tự khen thân mình mà người kia hiểu, phạm thâu-lan-giá. Khen nói mà họ không hiểu, phạm đột-kiết-la.
Đối với súc sanh không thể biến hình mà tự khen thân mình, phạm đột-kiết-la.
Nữ loài người, tưởng là nữ loài người, tăng-già-bà-thi-sa. Nữ loài người, nghi, phạm thâu-lan-giá. Nữ loài người, có ý tưởng là nữ loài phi nhơn, phạm thâu-lan-giá. Nữ loài phi nhơn, nghi, phạm thâu-lan-giá.
Tỳ-kheo-ni phạm thâu-lan-giá. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó là phạm.
Sự không phạm: nếu tỳ-kheo nói với người nữ: «Đây là chỗ diệu tôn tối thắng. Tỳ-kheo này tinh tấn trì giới, tu thiện pháp, các cô nên dùng thân nghiệp từ, khẩu nghiệp từ, ý nghiệp từ cúng dường bằng sự từ hoà của thân nghiệp, bằng sự từ hoà của khẩu nghiệp, bằng sự từ hoà của ý nghiệp.» Ý của các người nữ kia cho rằng tỳ-kheo vì ta nên tự khen thân mình; hoặc khi nói tỳ-ni, ngôn thuyết có vẻ tương tự, mà người kia nói là tự khen ngợi thân mình; hoặc từ việc thọ kinh, tụng kinh; hoặc hai người cùng thọ tụng kinh; hoặc hỏi đáp; hoặc đồng tụng; hoặc nói giỡn; hoặc nói liến thoắng, nói trong mộng; hoặc muốn nói việc nầy nhầm việc khác, đều không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng loạn tâm, thống khổ bức bách. V. MAI MỐI
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt-kỳ.[40] Bấy giờ, trong thành La-duyệt có một tỳ-kheo tên là Ca-la,[41] trước đây là Đại thần của Vua, biết rành về pháp thế tục. Vị ấy chuyên làm việc mai mối như vầy: đến người nam nói chuyện người nữ; đến người nữ nói chuyện người nam. Thời bấy giờ, các cư sĩ trong thành La-duyệt muốn có việc giá thú, tất cả đều đến nhờ Ca-la. Ca-la trả lời: «Để tôi đến nhà đó quan sát trước đã.» Quan sát xong, Ca-la đến các nhà cư sĩ nói: «Nhà ngươi muốn cùng với gia đình đó làm sui gia thì cứ thực hiện theo ý muốn.» Khi ấy, các cư sĩ theo lời hướng dẫn mà làm việc hôn thú. Các nam nữ làm việc cưới hỏi rồi, được vừa ý thì vui vẻ cúng dường khen ngợi, nói rằng: «Nên làm cho Ca-la thường được hoan lạc như chúng ta ngày nay. Vì sao? Vì nhờ Ca-la mà ta được hoan lạc như thế này. Mong Ca-la và các tỳ-kheo khác cũng được cúng dường.» Nếu, đôi nam nữ kia, sau khi cưới hỏi xong không được sự thích ý, họ bèn nói: «Hãy làm cho Ca-la luôn luôn chịu khổ não như chúng ta ngày nay. Tại sao? Vì chính Ca-la khiến cho tôi làm việc cưới hỏi nên nay tôi mới chịu khổ não thế này. Mong cho Ca-la và các tỳ-kheo cũng chịu sự khổ não; không được ai cúng dường.» Khi ấy, các cư sĩ không tin Phật, Pháp, Tăng trong thành La-duyệt, đồn đãi nhau: «Các người [583a1] nếu muốn được làm sui gia với nhà giàu to, nhiều của cải lắm vật báu, thì nên đến nhờ sa-môn Thích tử điều đó; tuỳ thời cúng dường thân cận cung kính thì có thể được như ý. Tại sao vậy? Sa-môn Thích tử này giỏi việc mai mối; biết người nam nầy có thể lấy người nữ kia; người nữ kia có thể cùng người nam nầy.» Rồi các Tỳ-kheo nghe lời đồn đãi ấy; trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống với hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý quở trách Ca-la tỳ-kheo: «Sao lại đi làm mai mối người nam cho người nữ; người nữ cho người nam?» Sau khi quở trách rồi, họ đến chỗ đức Thế tôn; đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp các Tăng tỳ-kheo. Ngài biết mà cố hỏi Ca-la:
«Có thật ngươi đã làm sự việc như vậy chăng?»
Ca-lưu-đà-di thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, sự việc đúng như vậy.»
Đức Thế tôn quở trách:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy: B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, tới lui bên này, bên kia làm mai mối; đem ý người nam nói với người nữ; đem ý người nữ nói với người nam; hoặc để thành vợ chồng, hoặc vì việc tư thông, cho đến chỉ trong chốc lát, tăng-già-bà-thi-sa.[42] C. THÍCH TỪ
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tới lui:[43] khiến cho hai bên được hoà hợp.
Người nữ có hai mươi hạng:[44] mẹ giám hộ, cha giám hộ, mẹ cha giám hộ, anh giám hộ, chị giám hộ, anh chị giám hộ, tự mình giám hộ, pháp giám hộ, họ hàng giám hộ, tông thân giám hộ, tự nguyện làm tỳ nữ,[45] làm tỳ nữ để kiếm áo, tỳ nữ để nhận tiền của, tỳ nữ do hợp tác, tỳ nữ vì bị nước cuốn, làm tỳ nữ vì không nộp thuế, tỳ nữ bị thải,[46] tỳ nữ cho khách, tỳ nữ do người khác giám hộ, tỳ nữ được từ biên phương.
- Mẹ giám hộ: được giám hộ bởi mẹ.
- Cha giám hộ: được giám hộ bởi cha.
- Cha mẹ giám hộ, anh giám hộ, chị giám hộ, anh chị giám hộ cũng như vậy.
- Tự mình giám hộ: thân được tự tại.
- Pháp giám hộ: tu hành phạm hạnh.[47]
- Họ hàng giám hộ: không được quan hệ với dòng họ thấp hơn.
- Tông thân giám hộ: được canh chừng bởi tông thân.
- Tự nguyện làm tỳ nữ:[48] vui lòng làm tỳ nữ cho người khác.
- Làm nô tỳ để kiếm áo: được trả giá bằng y phục.[49]
- Nô tỳ để nhận tiền của: được trả giá thậm chí chỉ một đồng.
- Nô tỳ do hợp tác:[50] cùng sinh hoạt nghề nghiệp chung nhưng chưa làm lễ để thành vợ chồng.
- Nô tỳ vì bị nước cuốn: được vớt lên khi bị nước cuốn.[51]
- Nô tỳ vì không nộp thuế: không lấy tiền thuế.
- Nô tỳ bị thải: được mua lại, hay sinh từ trong nhà chủ.[52]
- Nô tỳ khách: được tiền thuê để làm tôi tớ trong nhà.
- Nô tỳ do người khác giám hộ: nhận tràng hoa của người để làm vật giao ước.
- Nô tỳ được từ biên phương: do sự cướp đoạt mà được.[53]
Đó là hai mươi hạng.
Nam tử cũng có hai mươi loại như vậy. D. PHẠM TƯỚNG
Người nam do mẹ giám hộ, và nữ do mẹ giám hộ, nhờ tỳ-kheo làm sứ giả nói với người kia, «Nàng hãy làm vợ tôi», hoặc nói, «Nàng hãy tư thông với tôi, chốc lát hay trong một niệm.» Nếu tỳ-kheo tự nhận lời bên này, đến nói bên kia; rồi nhận ý kiến bên kia, trở lại trả lời bên này, phạm tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự đến bên kia nói, sai sứ mang tin trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ đến nói, tự mang tin trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, cùng sai sứ đến nói, sai sứ mang tin trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự làm thư mang đến bên kia, tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự làm thư mang đến bên kia, sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ mang thư đến bên kia, tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ mang thư đến bên kia, sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Bằng dấu tay, bằng ra hiệu, cũng với bốn trường hợp như vậy.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, mang đến bên kia, tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, mang đến bên kia; rồi sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang đến bên kia; rồi tự mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang thư đến bên kia; rồi sai sứ mang thư trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, tự mang dấu tay, đến bên kia; rồi tự mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, tự mang dấu tay đến bên kia; rồi sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang dấu tay đến bên kia; rồi tự mang dấu tay trở lại tả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận thư, sai sứ mang dấu tay đến bên kia; rồi sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Bốn trường hợp ra hiệu cũng như vậy. Bốn trường hợp nhận lời cũng như vậy. Mười sáu trường hợp của dấu tay cũng như vậy. Mười sáu trường hợp của ra hiệu cũng như vậy.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang thư đến bên kia, tự mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang thư đến bên kia, sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, sai sứ mang thư đến bên kia, sai sứ mang dấu tay trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang thư đến bên kia, tự mang dấu hiệu trở lại trả lời, cũng có bốn trường hợp như vậy.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, tự mang dấu tay đến bên kia; rồi tự mang trở lại trả lời, cũng có bốn trường hợp như vậy.
Nếu tỳ-kheo tự nhận lời, đến bên kia, trở lại trả lời, tăng-già-bà-thi-sa; tự nhận lời, đến bên kia, không trở lại trả lời, phạm thâu-lan-giá.
Nếu cùng nói mà không nhận, bèn đến bên kia nói, trở lại trả lời, thâu-lan-giá.
Nếu nhận lời, không đến bên kia nói, không trở lại trả lời, đột-kiết-la.
Nếu nghe nói, không đến bên kia nói, không trở lại trả lời, đột-kiết-la.
Nếu không nhận lời, đến nói, không trả lại trả lời, đột-kiết-la.
Nếu nói đã lấy người khác, hoặc nói đã đi chỗ khác, hoặc nói đã chết, hoặc nói bị giặc bắt đi, hoặc nói không có, tất cả thâu-lan-giá.
Nếu có bệnh hủi, bệnh ung thư, bệnh bạch lại, càn tiếu, điên cuồng, bệnh trĩ, nơi đường (đại tiểu tiện) có nhọt mủ chảy mãi, trở lại trả lời như vậy, lời nói này tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo một lần làm môi giới cho người nữ, phạm một tăng-già-bà-thi-sa. Tùy theo làm mai mối nhiều hay ít, nói rõ ràng, mỗi mỗi phạm tăng-già-bà-thi-sa; nói không rõ ràng phạm thâu-lan-giá.
Nếu bằng thư, bằng dấu tay, hoặc ra hiệu, tới lui nói, tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu ra hiệu mà người kia hiểu, tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu, thâu-lan-giá. Trừ hai đường, nói đến chi tiết nào trong thân phần để mai mối, phạm thâu-lan-giá.
Đối với thiên nữ, a-tu-la nữ, long nữ, dạ-xoa nữ, ngã quỷ nữ, súc sanh cái có thể biến hình, huỳnh môn, hai căn, mà làm mai mối, nói rõ ràng, thâu-lan-giá; không rõ ràng, đột-kiết-la. Bằng thư, bằng dấu tay, bằng ra hiệu khiến cho người kia hiểu, thâu-lan-giá; không hiểu, đột-kiết-la. [584a1] Đối với súc sanh không thể biến hình, làm mai mối, đột-kiết-la. Làm mai mối nam, đột-kiết-la.
Nếu tỳ-kheo tới lui làm mai mối với ý tưởng làm mai mối, tăng-già-bà-thi-sa. Làm mai mối, nhưng nghi, thâu-lan-giá. Làm mai mối với ý tưởng không phải mai mối, thâu-lan-giá. Không làm mai mối mà nghi làm mai, thâu-lan-giá. Người nữ mà nghi, thâu-lan-giá. Nữ loài người mà tưởng nữ loài phi nhơn, thâu-lan-giá. Nữ loài phi nhơn, mà tưởng là nữ loài người, thâu-lan-giá. Nữ loài phi nhơn, nghi, thâu-lan-giá.
Nếu tỳ-kheo mang thư của người đi nhưng không xem, đột-kiết-la. Nếu vì bạch y làm sứ giả các việc khác, đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni, tăng-già-bà-thi-sa. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đây là các trường hợp phạm.
Sự không phạm: nếu nam nữ trước đã thông nhau mà sau ly biệt làm cho hòa hợp lại. Hoặc vì cha mẹ bệnh hoạn, hay bị giam hãm trong ngục, xem thư rồi mang đi. Hoặc vì ưu-bà-tắc tín tâm tinh tấn mà bị bệnh, hoặc bị giam hãm trong ngục, xem thư rồi mang đi. Hoặc vì Phật, Pháp, Tăng, tháp, hoặc vì tỳ-kheo bệnh, xem thư rồi mang đi. Những trường hợp như trên không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách. VI. LẬP THẤT NHỎ[54]
A. DUYÊN KHỞI
Đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt-kỳ.[55] Lúc bấy giờ, đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo làm phòng xá riêng. Các tỳ-kheo người nước Khoáng dã,[56] nghe đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo làm phòng xá riêng, họ liền làm phòng xá lớn. Vì họ làm phòng xá lớn nên đòi hỏi nhiều công sức. Các tỳ-kheo ấy đi cầu xin khắp nơi, nói: «Cho tôi công thợ khéo; cung cấp cho tôi xe cộ và người đánh xe; cung cấp cho tôi cây, gỗ, tre, tranh, giây cột, v.v... »
Vì các tỳ-kheo khất cầu quá phiền hà, nên các cư sĩ mỗi khi từ xa, thấy tỳ-kheo đều quay xe tránh xa; hoặc lánh vào trong các đường hẻm, hoặc vào trong chợ búa, hoặc tự vào trong nhà, hay cúi đầu đi thẳng, không cho tỳ-kheo thấy mặt. Tại sao vậy? Vì sợ tỳ-kheo có sự khất cầu đòi hỏi.
Lại có một tỳ-kheo Khoáng dã muốn xây cất phòng xá; bèn tự mình chặt lấy cây để làm. Vị thần nương ở nơi cây đó có nhiều con cháu, khởi ý nghĩ: «Con cháu của ta đông, cây này là nơi che chở, nương tựa của ta, mà tỳ-kheo này chặt phá. Ta phải đánh tỳ-kheo này.» Rồi thần cây nghĩ trở lại: «Nay ta nếu trước không xét kỹ mà đánh tỳ-kheo, sợ e trái đạo lý. Ta nên đến chỗ đức Thế tôn, đem vấn đề này thưa rõ với Ngài. Nếu đức Thế tôn giáo sắc thế nào, ta sẽ phụng hành thế ấy.» Nghĩ rồi, liền đến chỗ đức Thế tôn, lạy dưới chân Phật, đứng qua một bên và đem vấn đề thưa rõ đức Thế tôn. Đức Thế tôn khen ngợi:
«Lành thay, ngươi đã không đánh vị tỳ-kheo trì giới. Nếu đánh thì mắc tội vô lượng. Nay ngươi nên đến dòng sông Hằng, nơi đó có một cây đại thọ tên là Ta-la. Vị thần nương ở cây đó vừa mạng chung. Ngươi có thể cư ngụ ở nơi đó.» Vị thần kia nghe xong, đảnh lễ dưới chân đức Thế tôn, nhiễu ba vòng, rồi biến mất.
Khi ấy, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp[57] từ nước Ma-kiệt, hướng dẫn chúng đại tỳ-kheo năm trăm người, cùng đến nơi thành Khoáng dã, nghỉ lại một đêm, sáng ngày đắp y, bưng bát vào thành khất thực, bước đi đoan nghiêm, mắt nhìn đứng đắn, cử chỉ dáng điệu cùng chúng có khác.
Khi ấy, trong thành, các cư sĩ xa thấy tỳ-kheo bèn lánh vào đường hẻm, hay vào trong chợ búa, hoặc tự vào lại trong nhà, hoặc cúi đầu đi thẳng không cho tỳ-kheo thấy mặt. Tôn giả Ca-diếp thấy sự việc như vậy, bèn hỏi một người:
«Các cư sĩ nơi đây tại sao thấy tỳ-kheo tránh mặt, không cho tỳ-kheo thấy?»
Người ấy nói với Tôn giả Ca-diếp rằng:
«Đức Thế tôn cho phép các tỳ-kheo làm phòng xá riêng. Các tỳ-kheo khất cầu phương tiện nhiều nên gây phiền hà. Do vậy, mọi người đều tránh mặt.»
Tôn giả Ca-diếp nghe như vậy rồi bùi ngùi không vui.
Lúc ấy, đức Thế tôn từ thành La-duyệt dẫn 1.250 vị Tỳ-kheo đến nơi thành Khoáng dã. Đến nơi, quý vị đều trải toà an toạ. Tôn giả Ca-diếp đến chỗ đức Thế tôn, lạy dưới chân Phật, đứng qua một bên, bày trống vai hữu, chấp tay, quỳ gối bạch Phật:
«Vừa vào thành khất thực, con thấy các cư sĩ, từ xa trông thấy các tỳ-kheo, họ đều tránh mặt... (nói đầy đủ như trên).»
Tôn giả thưa xong, lạy dưới chân Phật, nhiễu ba vòng, rồi ra khỏi thành Khoáng dã. Tại sao vậy? Vì sợ các tỳ-kheo nơi thành Khoáng dã sanh tâm thù hận. Đức Thế tôn vì nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, bảo rằng:
«Ta nhớ ngày trước, trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ này, có một vị thần đến nơi ta, cúi đầu lạy dưới chân, rồi đứng qua một bên, thưa với ta: ‹Đức Thế tôn cho phép tỳ-kheo nơi Khoáng dã làm phòng xá riêng. Các ngươi khất cầu nhiều... (nói đầy đủ như trước).› Nay ta hỏi: Có thật các người làm phòng xá riêng, khất cầu nhiều như vậy chăng?»
Các tỳ-kheo trả lời:
«Sự thật như vậy.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo:
«Tại sao các ngươi lấy cớ ta cho phép làm phòng xá riêng mà lại làm phòng xá lớn, để rồi đòi hỏi nhiều sự khất cầu phi pháp đối với vật khó kiếm?»
Đức Thế tôn quở trách các tỳ-kheo kia rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Xưa kia bên dòng sông Hằng nầy có một Phạm chí bện tóc ,[58] thường ở bên dòng sông, nhan sắc tiều tụy, hình thể gầy còm. Bấy giờ ta đến đó, chào hỏi xong, hỏi: ‹Tại sao hình thể của ông gầy còm, nhan sắc tiều tụy như thế?› Người kia trả lời Ta rằng: ‹Trong nước sông này có một Long vương tên là Ma-ni-kiền-đại.[59] Mỗi lần ra khỏi cung, nó đến chỗ tôi. Thân nó quấn quanh mình tôi. Đầu nó che trên tôi. Khi ấy, tôi nghĩ: Tánh của loài rồng rất bạo, sợ nó hại mạng tôi. Vì sự lo sợ này mà thân thể gầy còm, nhan sắc tiều tụy thế nầy.›
«Khi ấy Ta hỏi vị Phạm chí kia rằng: ‹Ngươi có muốn khiến con rồng đó thường ở trong nước, không đến chỗ người hay không?›
«Phạm chí kia nói: ‹Thật sự tôi muốn con rồng đó đừng đến chỗ tôi.›
«Ta liền hỏi Phạm chí: ‹Con rồng kia có chuỗi anh lạc[60] hay không?›
«Phạm chí đáp: ‹Dưới cổ nó có chuỗi ngọc châu anh lạc rất tốt.›
«Đức Phật nói với Phạm chí rằng: ‹Nếu con rồng kia, khi ra khỏi nước, đến chỗ ngươi, ngươi nên đứng dậy tiếp đón và nói: Long vương, hãy chờ! Hãy mang chuỗi anh lạc dưới cổ cho tôi. Nói xong rồi thì đọc kệ:
Nay ta cần chuỗi ngọc,
Anh lạc dưới cổ ngươi.
Hãy tỏ lòng tin ưa,
Cho ta viên ngọc đó.›
«Phạm chí ghi nhớ lời của Ta. Sau đó, khi Long vương từ trong nước ra, đến chỗ Phạm chí. Từ xa, Phạm chí trông thấy, liền đứng dậy nghinh đón và nói: ‹Hãy chờ chút, nầy Long vương! Xin vui lòng đưa cho tôi chuỗi ngọc dưới cổ.›
«Phạm chí nói xong thuyết kệ:
Nay ta cần chuỗi ngọc,
Anh lạc dưới cổ ngươi.
Hãy tỏ lòng tin ưa,
Cho ta viên ngọc đó.
«Long vương bèn trả lời Phạm chí bằng bài kệ:
Của báu tôi có được,
Do từ viên ngọc này;
Ông lại muốn cầu xin,
Thôi không gặp nhau nữa.
Đoan chánh, đẹp, tinh sạch,
Xin ngọc khiến tôi sợ;
Thôi không gặp nhau nữa,
Cho ông ngọc làm gì?
«Long vương tức thời trở lại cung, không xuất hiện đến nữa.»
[585a1] Lúc bấy giờ, đức Thế tôn liền nói kệ:
Xin nhiều người không ưa,
Xin quá thành thù ghét;
Phạm chí xin ngọc rồng,
Rồng không trở lại nữa!
«Tỳ-kheo, các ngươi nên biết, cho đến súc sanh còn không ưa người xin, huống là đối với loài người, xin nhiều không nhàm chán mà không làm cho chán ghét? Tỳ-kheo Khoáng dã là người ngu si, riêng làm phòng xá lớn, có quá nhiều yêu sách... (nói đầy đủ như trước).»
Đức Thế tôn lại bảo các tỳ-kheo:
«Xưa kia, một thuở nọ, ta ở nơi vườn Cấp-cô-độc, trong rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Khi ấy, có một tỳ-kheo[61] đến chỗ ta, cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi qua một bên, ta hỏi thăm uỷ lạo rằng, ‹Các người sống có được an ổn không? Không khổ vì sự khất thực chăng?›
«Tỳ-kheo ấy trả lời: ‹Chúng con sống được an ổn, không phải gặp sự khó khăn vì khất thực. Nhưng con ở trong rừng, có một điều lo ngại chính là, vào nửa đêm bọn chim kêu la bi thảm, làm rối loạn định tâm của con. Con khốn đốn vì việc này.›
«Đức Phật hỏi các tỳ-kheo: ‹Các ông có muốn bầy chim này không đến nơi rừng nầy nghỉ đêm nữa hay không?›
«Tỳ-kheo thưa với đức Phật: ‹Thật sự chúng con không muốn bầy chim ấy trở lại nghỉ đêm nơi rừng nầy nữa.›
«Đức Phật bảo các tỳ-kheo: ‹Các ông rình, khi nào bầy chim trở lại nghỉ đêm, nói với chúng nó rằng, Cho ta xin hai cái cánh, ta có việc cần dùng nó.›
«Lúc ấy,[62] các tỳ-kheo kia sau khi ghi nhớ lời dạy của Ta, bèn rình khi bầy chim kia trở lại nghỉ đêm nơi rừng; vào lúc nửa đêm, đến chỗ bầy chim kia, nói, ‹Nay ta cần dùng hai cái cánh của ngươi, ngươi đem cho ta đi!›
«Khi ấy, bầy chim, nghĩ thầm, ‹Tỳ-kheo này xin ta như vậy.› Nghĩ xong, liền bay ra khỏi rừng, từ đó không trở lại nữa.»
Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các ông nên biết, cho đến loài cầm thú còn không thích bị người xin, huống là đối với người cầu xin đòi hỏi nhiều, mà không sinh chán ghét sao?
«Tỳ-kheo Khoáng dã là người ngu si, làm phòng xá lớn riêng, có qua nhiều yêu sách... (nói đầy đủ như trước).»
Rồi đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Xưa kia có con trai nhà tộc tánh, tên là Lại-tra-bà-la,[63] xuất gia hành đạo cho đến đối với nhà của cha mẹ mà cũng hoàn toàn không đến xin. Khi ấy, ông cha nói với Lại-tra-bà-la:
«Con biết chăng, ta tự nghiệm xét, ít có người không đến nhà cha xin. Con là con của cha, tại sao không đến nhà cha để xin?
«Khi ấy, Lại-tra-bà-la nói kệ cho cha nghe:
Cầu nhiều, người không ưa.
Cầu không được, sinh oán.
Cho nên con không xin,
Sợ sanh thêm bớt vậy.
«Tỳ-kheo nên biết, Lại-tra-bà-la, đối với nhà của cha mình còn không đến xin, huống là các tỳ-kheo, đối với nhà cư sĩ, lại đến khất cầu đòi hỏi nhiều, khiến cho họ không ưa.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo khất cầu phi thời, khất cầu không biết chán, khất cầu bất chánh. Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện khen ngợi sự khất cầu đúng thời, khất cầu một cách vừa phải, khất cầu chơn chánh; rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo Khoáng dã là người ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới nầy ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy: B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, tự khất cầu để cất thất, không có thí chủ, tự làm cho mình, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài mười hai gang tay Phật, bên trong rộng bảy gang tay phật. Phải mời các tỳ-kheo đến chỉ định nơi chốn. Các tỳ-kheo ấy cần chỉ định nơi chốn, là nơi không có nguy hiểm, nơi không bị bít lối. Nếu tỳ-kheo, nơi có nguy hiểm, nơi bị bít lối, tự khất cầu để cất thất, không có thí chủ, tự làm cho mình, không mời các tỳ-kheo đến để chỉ định nơi chốn, hoặc làm quá lượng định, tăng-già-bà-thi-sa. C. THÍCH TỪ
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tự khất cầu: vị kia khất cầu yêu sách chỗ này chỗ kia.
Thất [64]: tức là phòng.
Không có chủ:[65] không có một người, hai người, hay nhiều người đứng ra cất.
Tự làm cho mình:[66] tự mình tìm cầu, tự mình làm lấy.
Đúng lượng: dài mười hai gang tay Phật, bên trong rộng bảy gang tay Phật.[67]
Chỗ nguy hiểm:[68] là chỗ có hổ lang, sư tử, các thú dữ, cho đến loài kiến. Nếu tỳ-kheo không bị các loài trùng kiến hay các loài thú gây não hại, thì nên dọn khu đất cho bằng phẳng; hoặc có gốc cây, đá, gai gốc, thì hãy sai người đào bỏ. Hoặc có hang, hầm, mương, rãnh, ao, ngòi, thì hãy cho người lấp đi. Hoặc sợ nước ngập, hãy làm đê để chắn. Hoặc chỗ đất có người nói là của họ, thì nên cùng xử đoán, chớ để người khác tranh cãi. Đó gọi là chỗ nguy hiểm.
Chỗ bị bít lối:[69] nghĩa là nơi không đủ cho chiếc xe chở cỏ[70] quay đầu để tới lui, như vậy gọi là chỗ bị bít lối.
Tỳ-kheo này xem coi, nơi không có nguy hiểm, không bị bít lối rồi, đến trong Tăng cởi bỏ giày dép, trống vai bên hữu, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay tác bạch:[71]
Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là..., tự khất cầu để cất thất, không có thí chủ, tự làm cho mình. Nay tôi đến trong Tăng cầu xin biết cho đó là chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối.
Bạch như vậy ba lần.
Lúc bấy giờ, chúng Tăng nên quan sát tỳ-kheo nầy có thể tin cậy được không? Nếu có thể tin cậy thì nên cho phép cất. Nếu không thể tin cậy thì tất cả chúng tăng nên đến nơi đó để xem xét. Nếu chúng Tăng không thể đi thì nên sai vị Tăng nào[72] có thể tin cậy đến đó để quan sát. Nếu nơi đó có nguy hiểm, bị bít lối thì không nên cho. Nếu không có nguy hiểm mà bị bít lối thì cũng không nên cho. Nơi có nguy hiểm mà không bị bít lối cũng không cho. Chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối mới cho. Nơi chốn đã ổn định như vậy rồi, trong chúng sai một người có khả năng tác yết-ma. Vị ấy có thể là thượng tọa, thứ tọa, hoặc tụng luật hay không tụng luật, nên tác bạch:
Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., tự khất cầu để cất thất, tự cất không có thí chủ. Nay đến trước chúng Tăng xin chỉ định nơi chốn là nơi không nguy hiểm, không bị bít lối. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, chỉ định nơi chốn không nguy hiểm, không bị bít lối cho tỳ-kheo này. Đây là lời tác bạch.
Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là..., tự khất cầu để cất thất, tự cất cho mình, không có thí chủ. Nay, tỳ-kheo này đến trước Tăng xin chỉ định nơi chốn[73] là nơi không có nguy hiểm, không bị bít lối. Nay, Tăng chỉ định nơi chốn cho tỳ-kheo tên là..., nơi không có nguy hiểm, không bị bít lối. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng nay chỉ định nơi chốn cho tỳ-kheo tên là..., nơi không có nguy hiểm, không bị bít lối, thì im lặng. Ai không chấp nhận, xin nói.
Tăng đã chỉ định nơi chốn cho tỳ-kheo tên là..., nơi không có nguy hiểm, không bị bít lối, vì im lặng. Việc nầy tôi ghi nhận như vậy. D. PHẠM TƯỚNG
Vị tỳ-kheo cất phòng nên biết, từ khi khởi công đặt đá, đắp đất, hay vắt bùn, cho đến khi trét bùn sau cùng, hoàn thành toàn bộ, mà không được Tăng chỉ định nơi chốn, làm quá lượng, nơi nguy hiểm, bị bít lối: phạm hai tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, cất quá lượng, nơi có nguy hiểm, nhưng không bị bít lối: hai tăng-già-bà-thi-sa, một đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, cất quá lượng, tuy nơi không nguy hiểm, nhưng bị bít lối: một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, tuy không cất quá lượng, nhưng cất nơi nguy hiểm, bị bít lối: một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, không cất quá lượng, nơi nguy hiểm, không bị bít lối, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, một đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, không cất quá lượng, nơi không nguy hiểm nhưng bị bít lối, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, một đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, nhưng cất quá lượng, [586a1] nơi có nguy hiểm, bị bít lối: một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, nhưng cất quá lượng, tuy cất nơi có nguy hiểm nhưng không bị bít lối: một tăng-già-bà-thi-sa, một đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, nhưng cất quá lượng; nơi không nguy hiểm, nhưng bị bít lối: một tăng-già-bà-thi-sa, một đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, không cất quá lượng, nơi có nguy hiểm nhưng không bị bít lối: một đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, không cất quá lượng, nơi không nguy hiểm, nhưng bị bít lối: một đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, nhưng cất quá lượng, nơi không nguy hiểm, không bị bít lối: một tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu Tăng tỳ-kheo không chỉ định nơi chốn, cất quá lượng, nơi có nguy hiểm, bị bít lối, tự cất thất, hoàn thành, phạm tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la; cất mà không thành, phạm hai thâu-lan-giá, hai đột-kiết-la.
Nếu sai bảo người khác cất, thành thì phạm hai tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la;[74] không thành thì phạm hai thâu-lan-giá, hai đột-kiết-la. Nếu vì người khác cất thất, mà thành thì phạm hai thâu-lan-giá, hai đột-kiết-la; không thành, phạm bốn đột-kiết-la.
Nếu khi cất thất mà dùng dây đo đất đúng lượng, nhưng người cất quá lượng, thì người cất phạm. Nếu tỳ-kheo sai người đặt dây mực để cất, người nhận lời sai bảo nói: «Cất như pháp», mà cất quá lượng thì người nhận lời ấy phạm. Nếu người ấy lại sai bảo người khác coi theo dây mực và được làm như pháp, không báo trở lại mà cất thì phạm. Nếu sai người đặt dây mực mà cất tức là cất như pháp; người dạy không hỏi có nên như pháp cất không? Người dạy phạm.
Nếu Tăng không chỉ định nơi chốn, có ý tưởng không chỉ định nơi chốn, phạm tăng-già-bà-thi-sa. Tăng không chỉ định nơi chốn, nghi, thâu-lan-giá. Tăng không chỉ định nơi chốn, có ý tưởng Tăng chỉ định nơi chốn, thâu-lan-giá. Tăng đã chỉ định nơi chốn, có ý tưởng Tăng không chỉ định nơi chốn, thâu-lan-giá. Tăng đã chỉ định nơi chốn, có nghi, thâu-lan-giá. Cất quá lượng cũng như vậy.
Nếu có nguy hiểm, tưởng có nguy hiểm, đột-kiết-la. Có nguy hiểm, nghi, đột-kiết-la. Có nguy hiểm, tưởng không nguy hiểm, đột-kiết-la. Không nguy hiểm, tưởng có nguy hiểm, đột-kiết-la. Không nguy hiểm, nghi, đột-kiết-la. Nơi bị bít lối cũng như vậy.
Tỳ-kheo-ni, thâu-lan-giá. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni thì đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: cất đúng lượng, cất giảm lượng, Tăng chỉ định nơi chốn, nơi không nguy hiểm, nơi không bị bít lối, đo như pháp. Hoặc vì Tăng mà cất, vì Phật mà cất, cất làm giảng đường, am bằng cỏ, am bằng lá, hoặc cất thất nhỏ đủ ở dung thân, hoặc cất cho nhiều người ở, đó gọi là không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách. VII. CẤT CHÙA LỚN[75]
A. DUYÊN KHỞI
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn ở trong vườn Cừ-sư-la,[76] tại nước Câu-thiểm-di.[77] Khi ấy, Vua Ưu-điền[78] nói cùng Tôn giả Xiển-đà,[79] là bạn tri thức thân hữu, rằng:
«Tôi muốn làm cho ngài một cái nhà. Ngài muốn cái nhà đó đẹp như thế nào cũng được. Địa điểm nào tốt có thể xây cất phòng xá, cũng tùy ý ngài chọn.»
Tôn giả trả lời:
«Tốt đẹp thay!»
Lúc bấy giờ, gần thành Câu-thiểm-di có cây thần là Ni-câu-luật.[80] Nhiều người qua lại, cũng như voi ngựa xe cộ thường nghỉ mát dưới gốc cây đó. Tôn giả Xiển-đà đến chặt cây kia để cất nhà lớn. Các cư sĩ thấy vậy, đều chê trách: «Sa-môn Thích tử không có tàm quý, đoạn mạng chúng sanh. Bên ngoài tự xưng rằng ta biết Chánh pháp. Như vậy làm gì có Chánh pháp. Cây đại thọ tốt đẹp như vậy, nhiều người tới lui, voi, ngựa, xe cộ thường nghỉ mát dưới gốc cây đó, mà lại đến chặt để làm nhà lớn.»
Lúc ấy, trong số các tỳ-kheo nghe được, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Xiển-đà rằng: «Cây đại thọ tốt như vậy, nhiều người tới lui, voi ngựa xe cộ thường đến nghỉ mát dưới gốc cây, sao lại đến chặt để làm nhà lớn?»
Các tỳ-kheo quở trách rồi, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên nầy trình lên đức Phật, một cách đầy đủ.
Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp các tỳ-kheo. Ngài biết mà vẫn cố ý hỏi Xiển-đà:
«Có thật ngươi đã làm sự việc như vậy chăng?»
Xiển-đà thưa:
«Kính bạch đức Thế tôn, sự việc đúng như vậy.»
Đức Thế tôn quở trách:
«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các Tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy: B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, muốn cất chùa lớn, có thí chủ làm cho mình, cần phải mời các tỳ-kheo khác đến chỉ định nơi chốn. Các tỳ-kheo ấy cần chỉ định nơi chốn, là nơi không có nguy hiểm, nơi không bị bít lối. Nếu tỳ-kheo, nơi có nguy hiểm, nơi bị bít lối, cất chùa lớn, có thí chủ làm cho mình, không mời các tỳ-kheo đến để chỉ định nơi chốn, tăng-già-bà-thi-sa. C. THÍCH TỪ
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Lớn: dùng nhiều tiền của và vật liệu.[81]
Có chủ: hoặc một, hai hoặc số đông người.
Làm cho mình: vì thân mình mà làm.
Chỗ nguy hiểm: là chỗ có hổ lang, sư tử, các thú dữ, cho đến loài kiến. Nếu tỳ-kheo không bị các loài trùng kiến hay các loài thú gây não hại, thì nên dọn khu đất cho bẳng phẳng; hoặc có gốc cây, đá, gai gốc, thì hãy sai người đào bỏ. Hoặc có hang, hầm, mương, rãnh, ao, ngòi, thì hãy cho người lấp đi. Hoặc sợ nước ngập, hãy làm đê để chắn. Hoặc chỗ đất có người nói là của họ, thì nên cùng xử đoán, chớ để người khác tranh cãi. Đó gọi là chỗ không bị nguy hiểm.
Chỗ bị bít lối: nghĩa là nơi không đủ cho chiếc xe chở cỏ[82] quay đầu để tới lui, như vậy gọi là chỗ bị bít lối.
Tỳ-kheo này xem coi, nơi không có nguy hiểm, không bị bít lối rồi, đến trong Tăng cởi bỏ giày dép, trống vai bên hữu, quỳ gối bên hữu chấm đất, chắp tay tác bạch:
Đại đức tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là..., muốn cất chùa lớn, có thí chủ làm cho mình, nay đến trước Tăng, xin chỉ định cho chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy. Lúc bấy giờ, chúng tăng nên quan sát tỳ-kheo nầy có thể tin cậy được không? Có trí tuệ không? Nếu có thể tin cậy, có trí tuệ, thì nên tác yết-ma cho phép cất. Nếu không thể tin cậy, không có trí tuệ, thì nên cử một số tỳ-kheo, hoặc sai tỳ-kheo có trí tuệ, đáng tin cậy, đến nơi đó để xem xét. Nếu nơi đó có nguy hiểm, bị bít lối thì không nên cho. Nếu không có nguy hiểm mà bị bít lối thì cũng không nên cho. Nơi có nguy hiểm mà không bị bít lối cũng không cho. Chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối mới cho. Nơi chốn đã ổn định như vậy rồi, trong chúng sai một người có khả năng như đã nói tác yết-ma. Nên tác bạch:
Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo nầy tên là..., muốn cất chùa lớn, có thí chủ làm cho mình, nay đến trước Tăng xin chỉ định nơi không nguy hiểm, không bị bít lối. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận chỉ định cho tỳ-kheo tên là..., chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối. Đây là lời tác bạch:
Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là..., muốn cất chùa lớn, có thí chủ làm cho mình, nay đến Tăng xin chỉ định chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo tên là..., yết-ma chỉ định chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối. Chư đại đức nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo tên là..., yết-ma chỉ định chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối thì im lặng; ai không đồng ý xin nói. Tăng đã thuận cho [587a1] tỳ-kheo tên là..., yết-ma chỉ định chỗ không nguy hiểm, không bị bít lối rồi, nên im lặng. Việc ấy ghi nhận như vậy. D. PHẠM TƯỚNG
Vị tỳ-kheo cất phòng nên biết, từ khi khởi công đặt đá, đắp đất, hay vắt bùn, cho đến khi trét bùn sau cùng, hoàn thành toàn bộ, mà không được Tăng chỉ định nơi chốn, nơi nguy hiểm, bị bít lối, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, chỗ có nguy hiểm nhưng không bị bít lối, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, một đột-kiết-la.
Tăng không chỉ nơi chốn mà cất nơi không nguy hiểm nhưng bị bít lối, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, một đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn mà cất nơi có nguy hiểm, bị bít lối, phạm hai đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn mà cất nơi có nguy hiểm, nhưng không bị bít lối, phạm một đột-kiết-la.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, mà cất nơi không nguy hiểm nhưng bị bít lối, phạm một đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, nhưng cất nơi không nguy hiểm, không bị bít lối, phạm một tăng-già-bà-thi-sa.
Nếu tỳ-kheo, Tăng không chỉ định nơi chốn, nơi có nguy hiểm, bị bít lối, cất phòng lớn, có thí chủ cất cho mình, cất xong, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la; cất không thành, phạm một thâu-lan-giá, hai đột-kiết-la. Nếu sai bảo người cất thì phạm một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la; không thành phạm một thâu-lan-giá, hai đột-kiết-la. Vì người khác khởi công xây cất nhà mà hoàn thành thì phạm một thâu-lan-giá, hai đột-kiết-la; cất mà không thành phạm ba đột-kiết-la.
Tăng không chỉ định nơi chốn, có ý tưởng không chỉ định nơi chốn, phạm tăng-già-bà-thi-sa. Tăng không chỉ định nơi chốn, sanh nghi, phạm thâu-lan-giá. Tăng không chỉ định nơi chốn, có ý tưởng là chỉ định nơi chốn, phạm thâu-lan-giá.
Tăng đã chỉ định nơi chốn, tưởng không chỉ định nơi chốn, phạm thâu-lan-giá. Tăng đã chỉ định nơi chốn, sanh nghi, phạm thâu-lan-giá. Có nguy hiểm, tưởng có nguy hiểm; bị bít lối, tưởng có bị bít lối, đều cũng dùng năm câu như vậy.
Tỳ-kheo-ni, thâu-lan-giá. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni phạm đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: tăng chỉ định nơi chốn, cất nơi không nguy hiểm, không bị bít lối, vì Tăng, vì Phật đồ, giảng đường, am bằng tranh, am bằng lá, cái thất nhỏ đủ dung thân, vì nhiều người xây cất thất thì không phạm.
Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách. VIII. VÔ CĂN BÁNG
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại thành La-duyệt-kỳ. Bấy giờ, có Tôn giả Đạp-bà-ma-la Tử [83] đắc A-la-hán, đang thiền tọa tư duy tại chỗ thanh vắng, tâm tự nghĩ rằng: «Thân này không bền chắc. Nay ta nên dùng phương tiện nào để tìm cầu sự bền chắc?» Tôn giả lại nghĩ: «Nay ta nên tận lực cúng dường bằng cách phân phối ngọa cụ trong Tăng và theo thứ lớp mời Tăng đi phó trai chăng?»
Khi ấy, vào buổi xế chiều, Đạp-bà-ma-la Tử rời khỏi chỗ thiền tịnh, sửa lại y phục, đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, bạch đức Thế tôn:
«Vừa rồi, khi đang thiền tọa tư duy tại chỗ thanh vắng, con tự nghĩ rằng: ‹Thân này không bền chắc. Nay ta nên dùng phương tiện nào để tìm cầu sự bền chắc? Ta có nên tận lực cúng dường bằng cách phân phối ngọa cụ trong Tăng và theo thứ lớp mời Tăng đi phó trai chăng?›»
Đức Thế tôn bảo các tỳ-kheo:
«Nên sai Đạp-bà-ma-la Tử làm người phân phối ngọa cụ cho Tăng, và theo thứ tự mời Tăng đi thọ thực.»
Bạch nhị yết-ma, trong chúng nên sai người có khả năng như đã nói, tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai Đạp-bà-ma-la Tử phân phối ngọa cụ cho Tăng, và theo thứ tự mời Tăng đi phó trai. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức tăng xin lắng nghe, nay Tăng sai Đạp-bà-ma-la Tử phân phối ngoạ cụ cho Tăng, và theo thứ tự mời Tăng đi thọ thực. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng sai Đạp-bà-ma-la Tử phân phối ngọa cụ cho Tăng, và theo thứ tự mời Tăng đi phó trai, thì im lặng; ai không đồng ý xin nói.
«Tăng đã chấp thuận sai Đạp-bà-ma-la Tử phân phối ngọa cụ cho Tăng, và theo thứ tự mời Tăng đi phó trai rồi, nên im lặng. Việc nầy tôi ghi nhận như vậy.»
Lúc ấy, Đạp-bà-ma-la Tử liền vì Tăng phân phối ngọa cụ. Những vị cùng ý hướng thì thành cộng đồng[84]: A-luyện-nhã cộng đồng với A-luyện-nhã, khất thực[85] cộng đồng với khất thực, nạp y cộng đồng với nạp y,[86] không làm pháp dư thực cộng đồng với không làm pháp dư thực,[87] nhất tọa thực cộng đồng với nhất tọa thực, ăn một vắt cộng đồng với ăn một vắt, ngồi nơi gò mả cộng đồng với ngồi nơi gò mả, ngồi nơi chỗ trống cộng đồng với ngồi nơi chỗ trống, ngồi dưới bóng cây cộng đồng với ngồi dưới bóng cây, thường ngồi cộng đồng với thường ngồi, tùy tọa cộng đồng với tùy tọa, ba y cộng đồng với ba y, bối-nặc[88] cộng đồng với bối-nặc, đa văn cộng đồng với đa văn, pháp sư cộng đồng với pháp sư, trì luật cộng đồng với trì luật, tọa thiền cộng đồng với tọa thiền.
Bấy giờ, nơi La-duyệt-kỳ có tỳ-kheo khách đến, Đạp-bà-ma-la Tử liền theo thứ tự thích hợp phân phối ngọa cụ. Khi ấy có một trưởng lão tỳ-kheo, xẩm chiều, lên núi Kỳ-xà-quật. Tôn giả Đạp-bà-ma-la Tử từ nơi tay phát ra ánh sáng để phân phối ngọa cụ. Tôn giả nói:
«Đây là phòng. Đây là giường dây. Đây là giường cây. Đây là nệm lớn, nệm nhỏ. Đây là gối nằm. Đây là đồ trải đất. Đây là ống nhổ. Đây là đồ đựng nước tiểu. Đây là nơi đại tiện. Đây là tịnh địa. Đây là bất tịnh địa.»
Đức Thế tôn khen ngợi rằng:
«Trong hàng đệ tử của ta, người phân phối ngọa cụ cho Tăng, Đạp-bà-ma-la Tử là đệ nhất.»
Khi ấy, có tỳ-kheo Từ Địa [89] đến thành La-duyệt. Đạp-bà-ma-la Tử phân phối ngọa cụ cho tỳ-kheo khách, tùy theo thứ bậc thích hợp, kể từ hàng Thượng tọa. Tỳ-kheo Từ Địa kia là bậc hạ tọa ở trong chúng, nên nhận được phòng xấu, ngọa cụ xấu. Từ Địa bèn nổi sân nhuế, nói: ‹Đạp-bà-ma-la Tử thiên vị, ưa thích người nào thì phân phối phòng tốt, ngọa cụ tốt. Người nào không ưa thích thì trao phòng xấu, ngọa cụ xấu. Tại sao chúng tăng lại sai người có sự thiên vị như vậy mà phân phối ngọa cụ của Tăng?›
Sáng hôm sau, Đạp-bà-ma-la Tử, mời chư Tăng theo thứ tự đi phó trai.
Khi ấy, trong thành La-duyệt, có một đàn-việt thường mỗi năm lại thết một bữa cơm ngon để cúng dường Tăng. Từ Địa tỳ-kheo hôm ấy đến phiên được mời đến đó. Nhà đàn-việt kia nghe Từ Địa tỳ-kheo sẽ đến thọ thực theo thứ tự. Họ bèn trải phu cụ tệ xấu ngoài ngõ để đón, tọa cụ và thức ăn cũng tồi tệ dùng để thiết đãi. Tỳ-kheo Từ Địa nhận được thức ăn xấu như vậy lại càng sân nhuế, nói:
«Đạp-bà-ma-la Tử thiên vị, ưa thích người nào thì phân phối phòng tốt, ngọa cụ tốt. Người nào không ưa thích thì trao phòng xấu, ngọa cụ xấu. Ông không ưa chúng tôi nên trao cho tôi phòng xấu, ngọa cụ xấu. Sáng hôm nay vì không thích chúng tôi nên lại mời chúng tôi đến thọ thức ăn tồi. Tại sao chúng tăng lại sai tỳ-kheo có thiên vị như vậy là người vì Tăng phân phối ngọa cụ và mời Tăng đi phó trai?»
Bấy giờ, trong thành La-duyệt, có một tỳ-kheo-ni tên là Từ,[90] em gái của tỳ-kheo Từ Địa, nghe tỳ-kheo Từ Địa đến thành La-duyệt, liền đến chỗ tỳ-kheo thăm hỏi:
«Đi đường xa có mệt nhọc không? Có vất vả lắm không?»
Với những lời thăm hỏi tốt đẹp như vậy, mà tỳ-kheo Từ Địa làm thinh không trả lời. Cô Tỳ-kheo-ni hỏi:
«Thưa đại đức! Em có lỗi gì mà Đại đức không đáp?»
Tỳ-kheo Từ Địa nói:
«Cần gì nói chuyện với cô? Tôi đang bị Đạp-bà-ma-la Tử quấy nhiễu, mà cô không thể trợ giúp tôi.»
Cô tỳ-kheo-ni hỏi:
«Muốn em làm những phương tiện gì để khiến Đạp-bà-ma-la Tử không quấy nhiễu Đại đức?»
Tỳ-kheo Từ Địa nói:
«Cô chờ khi nào Phật và Tăng tỳ-kheo họp, đến giữa chúng nói như vầy: ‹Thưa Chư Đại đức! Thật là điều không thiện, không thích hợp, không tốt đẹp, không tùy thuận, điều không nên, không hợp thời! Tôi vốn nương vào nơi không có sự sợ sệt, sự ưu não, tại sao ngày nay lại sanh sợ sệt ưu não? Tại sao trong nước lại sanh ra lửa? Đạp-bà-ma-la Tử nầy [588a1] đã phạm đến tôi.› Chúng Tăng liền hòa hợp làm pháp diệt tẩn. Như vậy, y không còn đến gây quấy nhiễu anh nữa.»
Cô tỳ-kheo-ni nói:
«Điều này có khó gì? Em có thể làm được.»
Rồi thì, tỳ-kheo-ni Từ đến giữa Tăng,… được nói như trên.[91] Chú thích:
[16] Hán, hết quyển 2.
[17] Tăng kỳ 5: Phật tại Vương-xá, Ca-lan-đà Trúc viên. Sa-di-ni Chi-lê 支梨, đệ tử của tỳ-kheo-ni Ưu-bát-la 優钵羅, được sai mang y đến cho Ưu-đà-di; bị Ưu-đà-di dẫn vào phòng riêng rồi ôm. Tiếp theo, một chuỗi sự kiện với nhiều người khác nhau.
[18] Dâm dục ý 淫欲意; Ngũ phần 2 (T22n1421, tr.11a28): dục thạnh biến tâm 欲盛變心. Tăng kỳ 5 (T22n1425, tr.265c23): dâm dục biến tâm 淫欲變心; thích từ: tâm quá khứ diệt tận, biến dịch, nói là biến. Nhưng biến dịch ở đây chỉ cho sự biến dịch đối với căn, lực, giác chi, đạo chủng. Pali, Vin.iii.120: otiṇṇo vipariṇatena cittena, bị ức chế bởi tâm biến đổi; thích từ: otiṇṇo, chỉ tâm tham ái bị buộc chặt bởi sự khát vọng dục tình.
[19] Ngũ phần, nt.: người nữ , kể cả trẻ mới sinh. Pali, ibid, người nữ, kể cả trẻ mới sinh, chỉ loài người chứ không phải dạ-xoa, quỷ, súc sinh.
[20] Hán: thân tương xúc 身相觸; Ngũ phần: thân tương ma xúc 身相摩觸. Pali, Vin.iii.119: kāyasaṃsaggaṃ samāpajjeyya, tiến đến chỗ giao hội của thân thể. Sớ giải: hatthaggahaṇādi kāyasampayogaṃ, sự kết hợp thân thể bằng sự nắm tay v.v…
[21] Hán: trùng ma 重摩, không có giải thích. Căn bản: cực xúc 極觸. Pali: parāmasanā. xoa bóp cùng khắp; Sớ giải: parāmasanā nāma itocito ca saṃpaṇā, xoa bóp cùng khắp, nghĩa là sờ mó chỗ này, chỗ kia.
[22] Căn bản Tì-nại-da 11, tr.683c, 9 động tác phạm tăng-già-bà-thi-sa: xúc 觸, cực xúc 極觸, bằng 慿, tróc 捉, khiên 牽, duệ 曳, thướng 上, há 下, biến bão 遍抱. So sánh Pali, Vin.iii.121, các động tác xúc chạm: āmasanā parāmasanā omasanā ummasanā olaṅghaṇā ullaṅghaṇā kaḍḍhanā patikaḍḍhanā abhiniggahaṇā abhinippīḷaṇā gahaṇaṃ chupaṇaṃ, vuốt ve, vuốt khắp, vuốt xuống, vuốt lên, khom xuống, ngữa lên, ôm chặt, áp sát, cầm nắm, sờ mó.
[23] Ma 摩. Ngũ phần: ma xúc 摩觸. Thập tụng: ma tróc 摩捉. Căn bản: xúc 觸. Pali: āmasanā, do động từ masati (Skt. mṛś): sờ mó, vuốt ve.
[24] Khiên 牽. Căn bản: khiên, từ xa kéo lại gần (mình).
[25] Hán: nại 捺. Pali: chupanaṃ nāma phuṭṭhamattaṃ, sờ mó, chỉ xúc chạm thôi.
[26] Hán: thân y xúc thân y anh lạc cụ 身衣觸身衣瓔珞具 Tham chiếu Pali, Vin.iii.122: ...itthiyā kāyapaṭibaddhena kāyapaṭibaddhaṃ āmasati, bằng trang phục nơi thân (của tỳ-kheo) mà xúc chạm trang phục nơi thân của người nữ...
[27] Nhị hình 二形; Ngũ phần, Tăng-kỳ, Thập tụng: hoàng môn 黃門; Pali: paṇḍaka.
[28] Thảo cốc 草 [卄/告]; Tống-Nguyên-Minh: thảo nghiết 草秸. Đây chỉ cây cỏ rỗng ruột có thể gợi dục. Các luật khác không nói các trường hợp đột-kiết-la này.
[29] Tứ phần, quyển 3 (T22, tr.581btt); Căn bản, quyển 11 (T23n1442, tr.684a15); Tát-bà-đa, quyển 3 (T23, tr.520b9); Thập tụng, quyển 3 (T23, tr.15c18); Ngũ phần, quyển 2 (T22n1421, tr.11b23); Tăng-kỳ, quyển 5 (T22n1425, tr.267c19); Pali, Saṅghādisesa 3, mātugāmaṃ dutthullāhi vācāhi obhāseyya,Vin. iii. 127.
[30] Tăng kỳ: Phật tại Vương-xá.
[31] Tăng kỳ: «nói lời xấu xa, tuỳ thuận pháp dâm dục, như nam nữ thiếu niên.» Căn bản: «nói lời thô bỉ xấu xa, không đứng đắn, liên hệ pháp dâm dục, như vợ chồng.» Pali, Vin.iii.128: duṭṭhullāhi vācāhi obhāseyya, yathā taṃ yuvā yuvatiṃ mehunūpasaṃhitāhi, nói những lời thô tục giống như thiếu niên nam nữ.
[32] Căn bản, nhiễm triền tâm 染纏心.
[33] Pali, Vin.iii.128: duṭṭhullā nāma vācā vaccamaggapassāmaggamethunadhammap-paṭisaṃyuttā vācā, những lời thô bỉ, là những lời liên hệ đến pháp dâm dục, liên hệ các đường đại, tiểu tiện.
[34] Thập tụng (T23n1435, tr.16a16), chín trường hợp phạm: tán (khen ngợi), hủy (chê bai), khất (xin), nguyện (yêu cầu), vấn (hỏi), phản vấn (hỏi ngược), biện (biện giải), giáo (chỉ dẫn), mạ (mắng chửi) 讚毀乞願問反問辦教罵. Căn bản (T23n1442, tr.684b4), chín trường hợp 九事: nói đẹp, nói xấu, trực tiếp yêu cầu, phương tiện yêu cầu, hỏi thẳng, hỏi quanh co, dẫn sự, tán thán, sân chửi 謂善說惡說直乞方便乞直問曲問引事讚歎瞋罵. Pali, liên hệ đến hai đường, có 9 sự, như hai Luật bộ trên, dve magge ādissa vaṇṇampi bhaṇati, avaṇṇampi bhaṇati,yācatipi, āyācatipi, pucchatipi, paṭipucchatipi, ācikkhatipi, anusāsatipi, akkosatipi.
[35] Hán: chỉ ấn 指印, tức Pali: aṅgulimuddikā, nhẫn dùng làm tín vật.
[36] Nguyên Hán: bất tịnh ố lộ quán 不淨惡露觀, xem Trường A-hàm 9, kinh Thập thượng (T1, tr.52a7, 8); Pali: asubha-bhāvanā.
[37] Dư thực pháp 餘食法, Tứ phần 14 (T22, tr.660a) ba-dật-đề 35: Tỳ-kheo ăn xong, được mời ăn thêm; không tác dư thực pháp mà ăn thêm, ba-dật-đề.
[38] Nhất tọa thực 一坐食, mỗi ngày chỉ ăn một buổi trong một lần ngồi. Tứ phần 14, tr.660a: ba-dật-đề 35.
[39] Bối nặc 唄匿; Pali. bhāṇaka, (người) đọc tụng, ca vịnh.
[40] Ngũ phần, Tăng-kỳ, Thập tụng: Phật tại Xá-vệ. Căn bản: Thất-la-phiệt.
[41] Ca-la 迦羅 ; Ngũ phần: trưởng giả Ca-lưu 長者名迦留; Thập tụng: Ca-la, con của trưởng giả Lộc Tử 鹿子長者兒名曰迦羅; Căn bản: Trưởng giả Hắc Lộc Tử 黑鹿子. Pali: āyasmā udāyī sāvatthiyaṃ kulūpako hoti, trưởng lão Udāyī thường xuyên lai vãng một gia đình trong Sāvatthi.
[42] Ngũ phần, giới được kết hai lần: lần đầu, Ca-lưu mai mối làm vợ chồng. Lần thứ hai, nhóm sáu tỳ-kheo môi giới tư thông. Pali, học xứ này được kết hai lần. Lần đầu, do Udāyī mai nối làm vợ chồng. Lần thứ hai, do Udāyī mai mối cho tư thông.
[43] Vãng lai, trong văn luật: vãng lai bỉ thử 往來彼此. Ngũ phần: hành môi pháp 行嫫法; Thập tụng: hành môi giá pháp 行嫫嫁法; Tăng kỳ: hành hoà hợp nam nữ 行和合男女. Pali: sañcarittaṃ samāpajjeyya, hành động làm môi giới.
[44] Ngũ phần: nữ có mười hạng; nam có mười hạng. Thập tụng, mười bốn hạng nữ có giám hộ. Căn bản: bảy hạng phụ nữ, mười trường hợp tư thông. Thập tụng: mười bốn hạng nữ có giám hộ. Pali (Vin. iii. 139), 10 hạng nữ (không hay chưa chồng) và 10 loại vợ.
[45] Hán: tỳ 婢. Pali: dāsī, giải thích: dāsī ceva hoti bhariyā ca, vừa là nô tỳ vừa là vợ.
[46] Phóng khứ tỳ 放去婢.
[47] Ngũ phần: pháp hộ 法護 , xuất gia theo chánh pháp, tu hành phạm hạnh. Nên hiểu là người nữ được bảo vệ bởi luật pháp. Căn bản: hữu pháp hộ 有法護, người nữ goá chồng, thủ tiết, không ai dám xâm phạm. Pali: dhammarakkhitā nāma sahadhammikā rakkhanti gopenti issariyaṃ kārenti vasaṃ vattenti (Vin. iii. 139), được giám hộ bởi pháp, tức là, những bạn đồng pháp (=đồng đạo) bảo vệ, canh chừng, làm chủ, kiểm soát.
[48] Tự lạc 自樂 ; Ngũ phần: tự nhiệm 自任, người nữ sống theo sở thích. Tăng kỳ: tuỳ ý trú 隨意住, người nữ giao ước sống với người nam theo ý muốn, khi nào không còn muốn sẽ tùy ý bỏ đi. Căn bản: tự lạc phụ 自樂婦, hạng làm vợ do thân hành đi đến chỗ người nam mình thích, nói, «Tôi vui lòng làm vợ của ông.» Pali: chandavāsinī nāma piyo piyaṃ vāseti, hạng làm vợ được cầm giữ cho mục đích ham muốn, tức là người yêu cầm giữ người yêu.
[49] Pali: paṭavāsinī nāma paṭaṃ datvā vāseti, hạng làm vợ được cầm giữ sau khi được cho áo.
[50] Đồng nghiệp 同業; Thập tụng: hiệp sinh 合生, đề nghị người nam hiệp chung tài sản để sống chung; Căn bản: cộng hoạt 共活. Pali: kammakārī, vợ như là người chấp tác.
[51] Thập tụng: thủy đắc 水得, người nam rót nước lên tay người nữ để xác nhận là vợ. Pali: odapattakinī nāma udakapattaṃ āmasitvā vāseti, người nữ bưng bát nước, sau khi người nam trao cho bình nước, rồi nhận làm vợ.
[52] Phóng khứ tỳ 放去婢; Tăng kỳ 6 (T22, tr.273b7): phóng 放, có hai. Hoặc bán: theo pháp của nước Phả-lê, nếu không thích vợ nữa có thể đem bán. Hoặc ly hôn: theo phép một số nước, nếu vợ chồng không yêu nhau nữa, đến quan nộp 3 tiền rưỡi và hai trương lụa thì có thể ly dị.
[53] Biên phương đắc 邊方得; Căn bản: vương kỳ phụ 王旗婦. Pali: dhajāhaṭā, vợ cướp được do chinh phạt.
[54] Pali, Vin. iii. 144, kuṭikāsikkhapadaṃ.
[55] Tăng kỳ: Phật tại tinh xá Khoáng dã 曠野精舍; Thập tụng: Phật tại A-la-tì quốc 阿羅毘國
[56] Khoáng dã quốc 曠野國; Ngù phần 3: A-trà-bệ ấp 阿荼髀邑; Thập tụng 3: A-tì-la tỳ-kheo 阿羅毘比丘. Pali: āḷavakā bhikkhū, các Tỳ-kheo người Āḷavī, một thị trấn nằm giữa Sāvatthī (Xá-vệ) và Rājagaha (Vương-xá).
[57] Tăng kỳ, nt: Tôn giả Xá-lợi-phất.
[58] Để bản: lãi kế 蠡髻; Tống-Nguyên-Minh: loa kế 螺髻. Pali: dve bhātaro isayo, hai anh em Tiên nhân.
[59] Ma-ni-kiền-đại 摩尼犍大. Pali: maṇikaṇṭho nāgarājā, Long vương Maṇikaṇṭha.
[60] Anh lạc 瓔珞; Ngũ phần 2, hạt ngọc ma-ni 摩尼珠. Pali: ngọc maṇi.
[61] Tăng kỳ 6: Tỳ-kheo tên Bạt-cừ 跋懅.
[62] Để bản in thừa mấy chữ: Tỳ-kheo báo ngôn 比丘報言.
[63] Lại-tra-bà-la 賴吒婆羅, tức Lại-tra-hoà-la trong Trung A-hàm 31, con nhà phú hộ ở Xá-vệ, điển hình cho tín tâm bất động của thanh niên con nhà giàu có, quyết tâm xuất gia (T1, tr.623a). Cf. Pali, Raṭṭhapāla-sutta, M.ii.54ff.
[64] Nguyên Hán: ốc 屋, nhà. Ngũ phần2 (T22, tr.14a20): phòng 房, mà bên trong có thể đi, đứng, nằm, ngồi. Thập tụng: xá, 舍, nhà ấm, nhà mát, điện đường, lầu gác, v.v... Pali (Vin. iii. 149): kuṭi, túp lều, hay chòi tranh.
[65] Ngũ phần 2: không có chủ, nghĩa là không có đàn-việt (thí chủ).
[66] Tự vị kỹ 自為己. Ngũ phần 2: vị thân 為身, làm cho mình, không phải cho người khác, hay làm cho Tăng.
[67] Tăng kỳ 6 (T22n1425, tr.277c25): trường 長 (dài), tức chiều dọc; quảng 廣 (rộng), tức chiều ngang. Tu-già-đà chích thủ 修伽跎搩手, gang tay Phật (Thiện Thệ), bằng 2 thước 4 tấc. Căn bản: gang tay Phật gấp ba người thường. 12 gang tay người thường có 18 khuỷu. Pali: vidaṭṭhati = Skt. vitasti = 12 lóng tay, khoảng 9 inch.
[68] Nạn xứ 難處; Ngũ phần: chỗ ngã tư đường nhiều người tụ tập; chỗ dâm nữ, chợ búa… Pali: sārambha, chỗ có nguy hiểm.
[69] Phương xứ 妨處; Thập tụng 3 (T23n1435, tr.20c18): đất chung quanh túp lều ấy trong phạm vi một tầm mà là đất có tháp, đất của quan, của cư sỹ, ngoại đạo, trú xứ ni; có đá lớn, sông suối, hầm hố v.v… gọi là phương xứ. Tăng kỳ 6 (T22, tr.278b9): phi phương xứ, thất có bên phía, mỗi bên đủ chỗ cho cái thang 12 nấc 十二桄 梯 mà khoảng cách giữa 2 nấc là 1 khuỷu. Ngũ phần 2 (T22, tr.14a29): hữu hành xứ 有行處, chỗ có lối đi. Căn bản12: hữu tranh cạnh 有諍競, đất có tranh chấp, gần đó có quan sở, có nhà trưởng giả, nhà ngoại đạo, chùa ni… Pali: aparikkammana, chỗ không có lối đi.
[70] Thảo xa 草車; Pali: yuttena sakaṭena, xe tải có bò kéo.
[71] Tăng kỳ 2: trước làm cầu thỉnh yết-ma, tức đề nghị Tăng họp để giải quyết đề nghị của tỳ-kheo hữu sự. Sau đó mới xin khất cầu yết-ma, nêu đề nghị Tăng giám sát việc cất thất hợp pháp.
[72] Tăng kỳ 2: yết-ma Tăng sai, cử tỳ-kheo đại diện, tối đa 3 người. Tứ phần và Ngũ phần, không có văn yết-ma Tăng sai.
[73] Hán: dữ xử phân 與處分; Pali: kuṭivatthudesana, chỉ định chỗ có thể cất thất.
[74] Pali, Vin.iii.153: Tỳ-kheo sai bảo người cất thất, chỗ không được Tăng chỉ định, chỗ có nguy hiểm, không có lối đi, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la.
[75] Căn bản 12 (T23n1442, tr.689a24): tạo đại tự 造大寺. Tăng kỳ: đại phòng xá 大房舍. Pali, Vin. iii. 155: vihārakāra, làm tinh xá.
[76] Cù-sư-la 瞿師羅. Pali: Ghositārāma.
[77] Câu-thiểm-di 拘睒彌; Ngũ phần3: Câu-xá-di 拘舍彌. Căn bản 12: Kiều-thiểm-tì 憍閃毘.
[78] Ưu-điền 優填. Tăng kỳ 6: có thí chủ tên A-bạt-tra 阿跋吒. Pali không đề cập tên vua. Theo các tài liệu Pali, thời Phật, vua nước Kosambī là Parantapa; người kế vị là Udena.
[79] Xiển-đà 闡陀. Thập tụng: Xiển-na 闡那. Pali: Channa.
[80] Ni-câu-luật thần thọ 尼拘律神樹. Pali: cetiya-rukkham, cây có miếu thần.
[81] Pali, Vin. iii. 156: mahallako nāma vihāro sassāmiko vuccati, tinh xá có thí chủ làm cho được xem là lớn.
[82] Thảo xa 草車; Pali: yuttena sakaṭena, xe tải có bò kéo.
[83] Đạp-bà-ma-la Tử 沓婆摩羅子; Ngũ phần 3, Đà-bà Lực Sỹ Tử 陀婆力士子; Tăng-kỳ, Đà-phiêu Ma-la Tử 陀驃摩羅子; Thập tụng 4, Đà-phiêu Lực Sỹ Tử 陀驃力士子; Căn bản 13, Thật Lực Tử 實力子. Pali: Dabba Mallaputta.
[84] Đồng ý (tỳ-kheo) 同意者. Pali (Vin. iii. 159): sabhāgānān bhikkhūnaṃ, những tỳ kheo chung trong một nhóm.
[85] Tỳ-kheo chỉ hành khất thực, không nhận thí chủ mời: một hạnh đầu đà.
[86] Chỉ tỳ-kheo trì y pháp tảo: một hạnh đầu đà.
[87] Nghĩa là, tỳ-kheo ăn xong rồi, không ăn thêm nữa, dù ăn chưa đủ no.
[88] Bối nặc 唄匿; xem ch.ii, cht.39
[89] Từ Địa 慈地, theo văn, hình như một người. Nhưng khi dùng các đại từ, văn Hán dịch nói ngã đẳng 我等 hay nhữ đẳng 汝等. Như vậy, Từ Địa không chỉ một tỳ-kheo, mà chỉ một nhóm tỳ-kheo. Ngũ phần 3: Từ Địa huynh đệ 慈地兄弟, nghĩa là hai người. Tăng kỳ 7: nhóm sáu tỳ-kheo. Thâp tụng 4: Di-đa-la-phù-ma 彌多羅浮摩, một người. Căn bản 13: hai tỳ-kheo Thiện Hữu và Đại Địa 善友大地. Pali: Mettiyabhummajakā bhikkhū, các tỳ-kheo đồng bọn của Mettiya và Bhummaka, trong nhóm sáu tỳ-kheo.
[90] Từ 慈. Pali: Mettiyā.
[91] Hết quyển 3.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.132.15 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.