Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Xuất ly Phồn Phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ
đại quyết trạch phần - Thứ 31
Như vậy đã nói qua về tối cực quảng đại cụ hành sơn vương vô tận hải hải đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến xuất ly phồn trược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong giải thoát đạo lộ
Có ba mươi vô vi
Là mười không, mười có
Như thế những vô vi
Trong năm mốt vị ấy
Tất cả đầy đủ có
Nương pháp vị lập chuyển
Có hai loại hơn lên
Luận rằng: Xuất ly phồn phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ phần lại có 20 vô vi thường pháp. Đó là 10 không và 10 có vô vi. Mỗi mỗi đều sai biệt. Những gì là 10 không vô vi? –
Một là quảng đại hư không tự nhiên thường trụ ly tạo tác không vô vi.
Hai là đại hư không ảnh không vô vi.
Ba là hư không ảnh ảnh không vô vi.
Bốn là phá ảnh vô sở hữu không vô vi.
Năm là không không cụ phi không vô vi.
Sáu lý ly ngôn tuyệt thuyết không vô vi.
Bảy là tuyệt ly vị tốt không vô vi.
Tám là tuyệt ly tâm giải không vô vi.
Chín là tuyệt ly cùng cùng không vô vi.
Mười là vô chướng vô ngại đại không đại không không vô vi.
Đây chính là mười.
Còn những gì gọi là 10 hữu vô vi?
Một là tất cả ngôn thuyết quyết định thường trụ vô ngại phi không vô vi.
Hai là tất cả tâm thức quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Ba là tất cả đại chủng quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Bốn là tất cả cụ phi quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Năm là tất cả hữu thật quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Sáu là tất cả tánh đại quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Bảy là tất cả kim quang quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Tám là tất cả hữu danh quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Chín là tất cả vô danh quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Mười là quảng đại viên mãn tự tánh bổn hữu tất cả loại có, quyết định thường trụ vô phá phi không vô vi.
Đây gọi là mười.
Như trong bài kệ giải thoát đạo lộ có 20 vô vi. Là 10 không và 10 có. Như vậy 20 loại vô vi pháp. Năm mươi mốt loại Kim Cang vị đầy đủ viên mãn không khuyết thất, chuyển đổi.
Như kệ đã nói như thế các vô vi trong 51 vị tất cả đều đầy đủ có vậy. Nương vào 20 vô vi như thế, 51 vị ấy kiến lập chuyển tướng liền có 2 loại. Những gì là hai? - Một là trọng trọng hạch nhiếp vô chướng ngại môn. Hai là lần lượt loạn chuyển qua khỏi môn. Đây gọi là hai.
Như bài kệ, nương vào pháp vị để lập chuyển có hai trọng trọng siêu vậy. Riêng trọng trọng hạch nhiếp vô chướng ngại môn hình tướng như thế nào? - Kệ rằng:
Hai mươi pháp mỗi một
Mỗi nhiếp sau hai mươi
Năm mươi mốt loại vị
Một một đều mỗi mỗi
Nhiếp năm mươi mốt vị
Lại nhiếp sai tướng nầy
Là do nhơn duyên vậy
Kiến lập nhiều loại môn
Luận rằng: Sao gọi là tướng trọng trọng môn? – Là hạch nhiếp vậy. Hạch nhiếp những gì? – Đó là 20 loại vô vi thường pháp tín tâm đầy đủ. Một một đều nhiếp các vị sau và mỗi 20 loại vô vi pháp ấy. Như nói tín tâm dư vị lại cũng như vậy. Như kệ nói 20 pháp một một mỗi nhiếp lấy sau 20 vậy. Năm mươi mốt loại vị, mỗi nhiếp 51, lại chẳng có chướng ngại. Như kệ nói 51 loại vị một một tất cả mỗi mỗi nhiếp lấy 51 vị vậy. Một một pháp ấy nhiếp tất cả vị. Một một vị ấy nhiếp tất cả pháp, lại chẳng có chướng ngại. Như kệ lại nhiếp tướng nầy sai biệt. Từ đấy 2 loại hạch nhiếp môn vậy. Lập nên nhiều tên khác. Như kệ nói lấy đây làm nhơn duyên; cho nên kiến lập nhiều loại tên.
Như vậy đã nói qua về trọng trọng hạch nhiếp vô chướng ngại môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến loạn chuyển siêu quá môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong năm mốt vị ấy
Tùy một qua năm mươi
Dần dần tăng pháp số
Cho biến chuyển rộng khắp
Luận rằng: Ở đây muốn làm rõ nghĩa gì của bài kệ nầy? – Vì muốn hiện thị 51 loại Kim Cang vị. Lấy niềm tin làm đầu trải qua 50 vị. Dùng sự phát tâm trụ ở phần đầu nầy trải qua 50 vị. Cho đến dùng tối cực địa mà vì phần đầu nầy trải qua 51 vị. Nếu phần 1 chuyển và tăng 41 lần số trăm pháp vị chuyển. Nếu chuyển cái thứ 2 tăng 82 lần số trăm pháp vị chuyển. Cho đến tối hậu địa vậy. Như trong kệ 51 vị, tùy theo một trải qua 50 rồi dần dần tăng pháp số, chu biến quảng đại chuyển vậy. Trong kinh Uẩn Cao Sơn Vương phẩm loại nói như thế nầy: Trong vô phá địa địa môn lại có tịch tịnh bảo kỳ số chúng đa. Nếu có hành giả nhập vào trong pháp môn nầy thì trải qua các pháp vô vi đại đạo, chẳng có chỗ chướng ngại, lại chẳng có chỗ nghi sợ. Tâm nầy tự tại quyết định thường trụ đại an lạc; dần dần tăng trưởng, thường công đức như biển cả; cho đến nói rộng ra. Giải thoát Sơn Vương căn bản địa địa vô ngại tự tại
đại quyết trạch phần - Thứ 32.
Như đã nói qua về xuất ly phồn phược địa thanh bạch giải thoát đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt nói về giải thoát sơn vương căn bản địa địa vô ngại tự tại đại quyết trạch phần. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Trong căn bản sơn vương
Không, có hỗ tương sanh
Các vị tương sanh vậy
Chuyển đổi, to lớn chuyển
Luận rằng: Trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị 10 không vô vị. Một một mỗi mỗi ấy xuất sanh 10 hữu vô vị thường pháp. 10 hữu vô vị ấy một một mỗi mỗi xuất sanh 10 không vô vị thường pháp. 51 vị một một, mỗi mỗi xuất sanh 50 nương vào trọng trọng đẳng môn, viên mãn rộng rãi chuyển khắp. Như kệ nói trong sơn vương ấy không, có hỗ tương với nhau sanh ra các vị tương sanh; cho nên chuyển đổi rộng rãi hơn. Trong kinh Ma Ha Diễn Hải nói như thế nầy: Trong biển giải thoát ấy lại có, không có; lại có có không. Số nầy thật nhiều. Như vậy không, có tuy là thường diệt; nhưng phi thường lượng. Tuy là công đức mà chẳng sai quấy phẩm. Cho nên nói là giải thoát tạng hải; cho đến nói rộng ra. Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển thứ 16
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.226.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.