Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đại Hải Bộ Tạng Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần
Thứ bảy
Đã nói qua về độc nhứt sơn vương Ma Ha Sơn Vương đại quyết thích phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến Đại Hải Bộ Tạng Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong đại hải bộ tạng
Tổng có mươi loại pháp
Có năm loại phi không
Và năm loại vô thường
Luận rằng: Trong Đại Hải Bộ Tạng Đạo Lộ Phần nầy kiến lập nên bao nhiêu pháp để làm Bộ Tạng vậy? – Đó là kiến lập 10 loại pháp thể; chính là đại hải bộ tạng phần vậy. Trong kinh Ma Ha Diễn Địa nói như thế nầy: Đầy đủ hải tạng phục đạo phần; chỉ có 10 pháp, không có pháp nào dư. Cho đến nói rộng ra. Như trong bài kệ Đại Hải Bộ Tạng tổng cộng có 10 loại pháp. Nghĩa như thế nào và 10 ấy nên rõ. Đó là 5 loại phi không và 5 loại vô thường. Mỗi mỗi sai biệt vậy. Theo như kệ thì đó là 5 loại phi không và 5 loại vô thường. Với 10 pháp kia danh tự tướng nầy sẽ như thế nào? - Kệ rằng:
Lìa ngại và có thật
Tánh lửa cùng ánh sáng
Càng sâu xa xuất hiện
Địa Tạng Đại Long Vương
Như thế năm tên gọi
Phi không chẳng cùng gọi
Khởi trì biến hoại phẩm
Cùng đại lực vô minh
Như thế năm loại tên
Vô thường lại chẳng gọi
Mỗi loại đều riêng biệt
Dùng đến cả khí lực
Lập môn thật bổn nhiếp
Như pháp nên quan sát
Luận rằng: Thế nào gọi là 5 loại phi không quyết định trụ pháp? - Một là ly ngại phi không quyết định trụ pháp. Hai là hữu thật phi không quyết định trụ pháp. Ba là tánh hỏa phi không quyết định trụ pháp. Bốn là kim quang phi không quyết định trụ pháp. Năm là thâm lý xuất dữ quyết định trụ pháp. Đây gọi là 5.
Như kệ đã nói về ly ngại và hữu thật, tánh hỏa cùng kim quang và thâm lý. Xuất hiện với Địa Tạng Đại Long Vương. Như thế là 5 tên gọi; 5 loại phi không quyết định trụ pháp; chẳng cùng chẳng khác sai biệt danh tự. Như kệ đã nói đây là 5 loại gọi phi không, chẳng cùng xưng tên; cho nên tên gọi của 5 loại vô thường không giả chuyển pháp ấy là gì? - Một là động khởi vô thường hư giả chuyển pháp; hai là chỉ trì vô thường hư giả chuyển pháp; ba là dị biến vô thường hư giả chuyển pháp; bốn là tán hoại vô thường hư giả chuyển pháp; năm là đại lực vô thường hư giả chuyển pháp. Đây gọi là 5.
Như kệ đã nói khởi trì biến hoại phẩm dữ đại lực vô minh. Như vậy là 5 tên gọi; 5 loại vô thường hư giả chuyển pháp. Chẳng cùng chuyển khác sai biệt danh tự.
Như kệ đã nói 5 loại 5 loại gọi là vô thường chẳng cùng xưng tên. Thâm lý đại lực như thế 2 pháp, khí lực lập môn, chẳng giữ thật thể cũng nên quan sát phán xét.
Như kệ đã nói mỗi mỗi có một riêng dùng để mong có khí lực để lập môn thật bổn để nhiếp như pháp; nên quan sát vậy.
Đã nói qua về kiến lập danh tự bất đồng môn rồi; bây giờ sẽ nói đến nghĩa lý sai biệt môn. Như vậy 5 loại phi không quyết định trụ pháp, mỗi mỗi có bao nhiêu? - Mỗi mỗi đều có 2 loại. Những gì là hai loại ly ngại? - Một là thủ thân ly ngại; hai là biến chuyển ly ngại. Nói là thủ thân ly ngại nghĩa là thân chẳng có chướng ngại, thường hay quyết định, chẳng có mất đi. Nói là biến chuyển ly ngại nghĩa là kiến lập vạn hữu làm cho tự tại. Đây gọi là hai. Sao gọi là hai loại có thật - Một là thủ thân hữu thật; hai là biến chuyển hữu thật. Nói là thủ thân hữu thật là thân thường bình đẳng thường hằng, quyết định chẳng tiêu hoại. Nói là biến chuyển hữu thật nghĩa là kiến lập sai biệt làm cho an trụ. Đây gọi là hai. Những gì gọi là hai loại tánh lửa? - Một là thủ thân tánh hỏa; hai là biến chuyển tánh hỏa. Nói là thủ thân tánh hỏa nghĩa là thân ấy chứa cái đức sáng, thường hằng, quyết định chẳng thể mất đi. Nói là biến chuyển tánh hỏa nghĩa là những trần lụy đều chuyển theo sự tùy thuận mà thành. Đây gọi là hai. Những gì là 2 loại tên gọi của Kim Quang? - Một là thủ thân kim quang và hai là biến chuyển kim quang. Nói là thủ thân kim quang nghĩa là thân ban đầu sơ khai quyết định thường hằng, chẳng mất đi. Nói là biến chuyển kim quang nghĩa là tùy thuận lưu chuyển, không có chỗ ngại ngùng. Đây gọi là hai. Sao gọi tên là 2 loại thâm lý? - Một là thủ thân thâm lý; hai là biến chuyển thâm lý. Nói là thủ thân thâm lý nghĩa là ly tuyệt trung thân, thường hằng, quyết định chẳng mất đi. Nói là biến chuyển thâm lý nghĩa là trong vô vi ấy lại được tự tại. Đây gọi là hai.
Như trước đã nói về 5 loại vô thường nghiệp dụng sai biệt, mỗi mỗi như thế nào? – Đó là như sanh ra tất cả vô lượng vô biên biển sai quấy. Tất cả đều chẳng ngoài. Giữ lại tất cả vô lượng vô biên biển cả sai trái ấy. Tất cả đều chẳng ngoài. Biến dị tất cả vô lượng vô biên đại công đức hải. Tất cả đều chẳng ngoài. Hoại diệt tất cả vô lượng vô biên đại công đức hải. Tất cả đều chẳng ngoài. Che đậy, chẳng đức, chẳng sai, trong thân tự tại. Tất cả đều không ngoài. Như thế 5 pháp. Tự thể và phẩm loại, mỗi mỗi sai biệt; nên như thế mà quan sát phán xét.
Đã nói qua về nghĩa lý sai biệt môn rồi; bây giờ lần lượt nói về y vị quyết định an lập môn. Như trước đã nói về 51 loại chơn Kim Cang vị rồi có bao nhiêu biến xứ vậy? Kệ rằng:
Như vậy năm mươi mốt
Biến ở năm nơi ấy
Hành giả thật thông minh
Hay lành giải thích rõ
Luận rằng: Như trước đã nói về 51 vị, biến ly ngại cùng với 5 loại xứ; chẳng có chỗ nào mà chẳng đến; chẳng có chỗ nào lại chẳng thông. Dùng nghĩa nầy cho nên Đại Kim Cang Vị có 5 loại nên rõ. Như kệ đã nói về 51 biến ấy đối với 5 nơi. Như vậy vị lợi căn có thể rõ biết; còn chẳng đến là cảnh giới. Tại sao như vậy? - Thật là sâu xa. Thật là lợi ích rõ ràng. Thật là bí mật. Như kệ nói hành giả đại thông minh hay lành chọn lựa rõ biết. Lại nữa xứ thứ hai ấy làm vị, lại cũng nên rõ biết hai ấy. Cho nên đầy đủ thì có 10. Bây giờ đã nói về biến phi thân rồi, kiến lập vị ấy tổng cộng có bao nhiêu? – Châu thân sai biệt ấy tướng như thế nào? - Kệ rằng:
Biệt kiến lập vị số
Tổng có mười loại thảy
Dần dần cho đến hết
Chẳng động cùng đều diệt
Một không, một có vị
Tri tri đoạn tri địa
Tương thực và phế lập
Ra ngoài chuyển một lúc
Đầy đủ mười vị nầy
Môn giới sánh đầy đủ
Luận rằng: Biệt kiến lập vị tổng cộng có 10 loại. Những gì là mười? - Một là nhứt hướng vô siêu tiệm thứ lập; hai là biến cứu cánh tận bất tận vị; ba là nhứt thiết trung tế bất động vị; bốn là song lập chư pháp cụ diệt vị; năm là nhược nhứt không, dương nhứt hữu vị; sáu là năng đoạn sở đoạn tất tri vị; bảy là huân lực tương đối tương trực vị; tám là tùy trừ chướng xứ lập vị vị; chín là chơn vọng đắc liên hữu vô vị; mười là chư pháp nhứt chủng nhứt hội vị. Đây gọi là 10.
Như bài kệ đã nói về biệt kiến lập vị tổng số có 10 loại. Dần dần đến hết chẳng động, đều diệt hết. Một không, một có vị, trí trí đoạn trí địa. Tương trực kiêm phế lập biên biên chuyển nhứt hội là tùy theo có một, biệt kiến lập với tổng kia. Tất nhiên đầy đủ tất cả biệt vị; rồi được kiến lập đại tổng vị. Tất nhiên đầy đủ biệt tổng được hoàn thành.
Như kệ đã nói đầy đủ 10 vị môn giới nầy đều đầy đủ. Đây là 10 loại biệt tướng vị, biến ra bao nhiêu nơi? Biến ra 5 nơi. Nghĩa là chuyển nhiếp 5 loại nơi chốn, mỗi mỗi đều đủ 51 Kim Cang Vị. Trải qua các vị lại có 10 loại biệt tướng vị. Đại tướng vị tổng cộng có bao nhiêu số? biến ra bao nhiêu nơi? - Kệ rằng:
Tổng vị có ba loại
Đó là thượng, trung, hạ
Chỉ biến ở năm nơi
Nên rõ chẳng ngoài ấy
Luận rằng: Đại tánh tổng địa căn bản thể vị tổng cộng có 3 loại. Những gì là ba? - Một là chỗ cao trên trên chuyển khứ vị; hai là tự nhiên an trụ trung trung vị; ba là hướng xuống hạ hạ chuyển khứ vị. Đây được gọi là ba.
Như bài kệ nói tổng vị có 3 loại. Nghĩa là thượng, trung, hạ. Cho nên đây là 3 tổng, tùy theo biệt mà có có. Chỉ biến chuyển 5, chẳng vị nào dư ra; nên quan sát và phán xét.
Như bài kệ nói chỉ biến ở 5 nơi; ngoài vị không thừa; nên biết như vậy.
Đã nói qua về y vị quyết định an lập môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến y vị pháp số cụ khuyết môn. Như trước đã nói 10 loại bổn pháp chuyển 2 loại. Trong Kim Cang Vị vì hết chẳng hết. Nghĩa là nếu giữ vị ấy thì tuy đủ 5 đức, mà chúng chẳng ngoài năm. Nếu là chuyển vị thì 10 pháp đầy đủ, chẳng có thiếu mất. Với nghĩa nầy tổng biệt hai môn có không lại cũng đã rõ.
Đã nói về y vị pháp số cụ khuyết môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến đức xung đối lượng hiện tông môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Khởi tánh, dừng và nay
Biến không, hoại cùng thật
Rồng mạnh như đối lại
Có đấy rồi thủ nhiều
Luận rằng: Trị chướng chiếu phúc đối lượng hình tướng như đây lần lượt động khởi vô thường, tánh lửa trụ pháp, chỉ trừ vô thường; kim quang trụ pháp dị biến vô thường; ly ngại trụ pháp tán hoại vô thường; hữu thật trụ pháp đại lực vô thường, ra cùng Long Vương, lấy đó mà lượng.
Như kệ đã nói khởi tánh dừng và làm cho biến không hoại cùng với thật lực rồng, như thế lần lượt đối trị. Như thế lần lượt đối tượng, một hướng chuyển đổi chăng? đều chuyển đổi chăng? Đầy đủ số lượng nên rõ. Như kệ có giống nhau mà chấp thủ nhiều.
Đã nói qua về đức xung đối lượng hiện tông môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến tùy thứ biệt thích quảng thuyết môn. Chỉ lìa ngại môn, an bố hình tướng hiện thị như thế nào? Chủ bán trị chứng sẽ như thế nào? - Kệ rằng:
Lìa ngại, trong thân thể
Có năm mươi mốt vị
Trong năm mốt vị ấy
Có ba loại tổng tướng
Trong ba tổng tướng ấy
Có mười loại biệt tướng
Trong năm mươi mốt đầu
Mỗi một đều riêng biệt
Đầy đủ mười số gốc
Đầu tiên, chủ, nửa sau
Sau, đầu, chủ hậu bán
Như vậy nên quan sát
Luận rằng: Trong lìa ngại ấy có 51 loại Kim Cang Vị. Trong vị nầy có 3 loại căn bản tổng tướng vị. Trong tổng tướng vị nầy có 10 loại phân ly biệt tướng vị.
Như kệ nói lìa ngại thân thể có 51 vị. Trong 51 vị ấy lại có 3 loại tổng tướng. Trong 3 loại tổng tướng ấy lại có 10 loại biệt tướng. Kim Cang các vị, mỗi một vị đều đầy đủ số gốc. Như kệ đã nói 51 vị ấy mỗi mỗi đều đầy đủ 10 số gốc. Chủ, bán mỗi thứ có 2 loại. Những gì là 2 chủ? - Một glà chủ chủ và hai là bán chủ. Thế nào là 2 bán? - Một là bán bán; hai là chủ bán. Nói là chủ bán nghĩa là lìa ngại vậy. Nói là bán chủ là đệ nhị chuyển vậy. Nói là bán bán nghĩa là trừ 5 bổn pháp dư kia là quyến thuộc. Nói là chủ bán là trừ ly ngại nầy còn 4 pháp.
Như kệ đầu tiên nói chủ, hậu bán và tiếp theo là sơ, chủ, hậu bán. Như vậy nên lần lượt quan sát. Trong 3 loại tổng tướng Kim Cang Vị an lập những gì? – Nghĩa là sơ tín tâm lấy đó làm đầu, sau đó Đàn Đà Địa lấy đó làm cuối. Lần lượt chuyển đổi, cho nên kiến lập chỗ cao trên trên chuyển khứ vị và sau đó Đàn Đà Địa lấy cái nầy làm chỗ bắt đầu và tín tâm đầu tiên làm chỗ cuối cùng. Lần lượt chuyển đổi. Cho nên kiến lập hướng đến hạ hạ chuyển khứ vị. Thượng hạ hai môn vị vị mỗi mỗi lìa biên, trung đạo quyết định an lập. Cho nên kiến lập tự nhiên trong an trụ trung trung vị. Với nghĩa nầy cho nên 10 loại biệt tướng chỉ có thượng hạ, chẳng có cuối. Chỉ nương vào thượng môn kiến lập 10 vị. Hình tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trải qua năm việc tin
Cho đến vị sau sau
Một việc cứu cánh rồi
Một vị trung chuyển ấy
Trị chướng một diệt vậy
Trị chướng chẳng đầy đủ
Một trí đoạn trí ấy
Thượng hạ tương chiếu nhau
Xưa không, nay lại có
Trị chướng tự biện vậy
Không riêng một chuyển ấy
Như vậy nên quan sát
Luận rằng: Nương vào chỗ cao trên trên chuyển pháp môn, thấy 10 biệt vị hình tướng ấy như thế nào? – Nghĩa là dùng 5 loại phi không trụ pháp, đối trị với 5 loại hư giả chuyển pháp. Như đây lần lượt không có qua khỏi, dần dần chuyển đổi. Kiến lập một hướng, chẳng qua chậm thứ vị.
Như kệ nói trải qua 5 việc tin đến sau sau vị. Cho nên 5 việc nầy trị 5 việc tùy theo đây; nên một cứu cánh. Rồi kiến lập thành cứu cánh tận và bất tận vị.
Như kệ nói mỗi mỗi sự cứu cánh. Cho nên 5 sự ấy trị 5 sự; chẳng tăng chẳng giảm, chẳng lớn, chẳng nhỏ một vị bình đẳng, trung đạo, thật tướng. Kiến lập tất cả trong ấy bất động vị.
Như kệ đã nói trong một vị chuyển; cho nên lấy 5 việc trị 5 việc. Tùy theo chướng diệt thì thể của trí huệ nầy liền diệt đi. Kiến lập sang lập các pháp đều diệt vị.
Như kệ nói trị chướng nhứt diệt cho nên 5 việc trị 5 việc. Tự khởi lên thì không có chướng; chướng khởi lên thì không có trị. Chẳng thể gần gũi, chẳng thể đầy đủ, chẳng thể đạt được, kiến lập nếu một không thì sẽ có một vị.
Như kệ nói rằng trị chướng chẳng đủ; cho nên lấy 5 việc ấy trị 5 việc. Trị thắng rồi khí lực biến đổi, tất cả chướng lấy đó trị quyến thuộc. Lại cũng chính thắng lực nầy đoạn quyến thuộc. Kiến lập hay đoạn và sở đoạn tất cả trí vị.
Như kệ nói lấy trí đoạn trí vậy. Cho nên lấy 5 việc trị 5 việc. Tùy theo chỗ nầy mà nên thượng vị hay hạ vị, hỗ tương chiếu soi cho nhau. Tùy theo chỗ nầy mà đoạn trừ chướng vậy. Kiến lập huân lực tương đối và tương trực vậy.
Như kệ nói thượng hạ tương chiếu với nhau. Cho nên dùng 5 việc trị 5 ấy. Sự ấy tùy theo chỗ đoạn chướng hư vọng không có gốc; an lập địa vị lại cũng không có gốc. Kiến lập tùy theo trừ chướng xứ mà lập nên vị vị.
Như kệ nói căn bản ấy không mà nay lại có. Cho nên lấy 5 việc trị 5 việc. Trị tất cả được sáng trong bởi những chướng tăm tối. Việc trị đoạn kia tất nhiên thành tựu. Chướng nầy che khuất dùng tất đầy đủ. Kiến lập chơn vọng được biên hữu vô vị.
Như kệ nói trị chướng tự biện vậy. Cho nên dùng 5 việc trị 5 việc ấy. Trị chướng 2 pháp, chẳng 2 không riêng một vị, bình đẳng một thể, một tánh, một nghiệp, một dụng. Kiến lập các pháp mỗi loại một hội vị.
Như kệ đã nói vô biệt nhứt chuyển vậy. Cho nên những vị nầy như kệ đã giải thích. Chuyên tâm quan sát lý nầy rõ ràng bổn thú đều hiện.
Như kệ đã nói, như thế lần lượt nên quan sát vậy. Đây gọi là y ly ngại môn an lập các vị tổng biệt, hiện thị thượng thượng sai biệt. Thứ đến nương vào hạ môn kiến lập 10 môn. Hình tướng như thế nào? - Kệ rằng:
Như trước nói mười nghĩa
Tùy theo đó như vậy
Khi hoại, thể về không
Dần dần chuyển đổi vậy
Luận rằng: Nương vào hạ hạ chuyển khứ môn thấy có 10 vị khác. Hình tướng như thế nào? – Nghĩa là như trước đã nói về 10 loại nghĩa. Tùy theo đây mà thuận như vậy. Khi hoại đi rồi thì thể liền về chỗ không mà tồn tại.
Như kệ đã nói phía trước có 10 nghĩa, tùy theo như thế hoại đi, rồi được trở về thể không vậy. Như vậy các vị ấy chuyển cùng một lúc hay chuyển trước sau? – Dùng trước sau để chuyển chứ chẳng chuyển cùng một lúc.
Như kệ đã nói, dần dần chuyển đổi. Cho nên các pháp khác cũng như thế như thế. Tùy theo như vậy mà nói, mà tạo tác; cho nên quan sát và phán đoán về tướng của biệt chuyển nầy. Do sự tồn tại nầy mà gọi là chủ, là gốc gác. Tất cả mỗi mỗi đều 2 chuyển. Cùng một lúc, trước sau lại có 2 nghĩa. Những gì là hai? - Một là kiến lập chuyển, trước sau nhứt định vậy; hai là bản tánh chuyển, chẳng trước sau gì cả. Đây gọi là hai. Như trước đã nói về các loại môn, cùng tên nhưng khác vật, hãy ở yên mà quan sát.
Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đại Quyết Trạch Phần
Thứ tám
Đã nói qua về Đại Hải Bộ Tạng Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Địa Tạng Long Vương ấy
Tổng có hai loại nghĩa
Đó là nghĩa chứa đức
Cùng với nghĩa chứa sai
Luận rằng: Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Thể tức có 2 nghĩa. Những gì là hai? - Một là nghĩa công đức bổn tạng; hai là nghĩa sai quấy bổn tạng. Nói là công đức bổn tạng nghĩa là vị Đại Long Vương nầy vì tàng chứa 4 căn bản của phi không. Nói là hư quấy bổn tạng nghĩa là vị Đại Long Vương nầy tàng chứa 4 căn bản vô thường.
Như kệ đã nói rằng Địa Tạng Long Vương tổng cộng có 2 nghĩa. Đó là nghĩa Đức Tạng và nghĩa Hoạn Tạng. Đầy đủ nghĩa 2 tạng ấy vậy. Như thế Địa Tạng Long Vương ở đâu thế? Xa gần, dài ngắn, lớn nhỏ và hình tướng như thế nào? Việc ấy ra sao? - Kệ rằng:
Nơi Án Bà Thi Ni
Xa năm mươi mốt dặm
Dài một ngàn do tuần
Đầu có Bà Đa Đề
Liền có bốn loại nước
Lông ấy Xá Già Tất
Lại ra bốn loại gió
Màu như châu pha lê
Luận rằng: Trong bài kệ nầy muốn làm cho rõ nghĩa gì? Vì muốn hiện thị các sự việc, hiện ra lý và mở bày pháp chánh như biển lớn. Vậy thì Đại Long Vương ở nơi đâu? – Cư tại Án Bà Thi Ni.
Như trong câu kệ nói, xứ ấy là Án Bà Thi Ni. Khi nước tuông ra nhập vào đất thì dung chứa được bao nhiêu? – Nghĩa là từ dưới đáy, nước phun lên trên mặt đất, thấm vào số lượng là 51 do tuần.
Như trong kệ nói đây là 51 lý. Đại Long Vương kia thân đã dài bao nhiêu? – Dài 1.000 do tuần, chẳng tăng chẳng giảm.
Như kệ đã nói là 1.000 do tuần vậy. Trên đầu của Đại Long Vương kia có lông trắng xanh, gọi là Bà Đa Đề. Từ lông nầy phun ra 4 loại nước. Những gì là bốn? - Một là không thủy, khi nước nầy ra không ấy bên trong, có ấy bên ngoài, mà sanh ra vậy. Hai là phương đẳng thủy; khi nước ấy phun ra có 4 cạnh, chẳng hề sai khác. Ba là thường thục thủy; khi nước nầy phun ra thì đến tất cả nơi và tất cả lúc, thường hay ấm áp. Bốn là diệu minh thủy. Khi phun nước nầy ra có ánh sáng trong sáng thường hay hiện hữu. Đây gọi là bốn.
Như câu kệ đã nói trên đầu có Bà Đa Đề; nghĩa là bốn loại nước. Long Vương kia lại cũng có lông đuôi phía sau; có một sợi lông gọi là Xá Già, tất cả đều từ lông nầy mà xuất ra 4 loại gió. Những gì là bốn? - Một là phát trần phong; gió nầy khởi lên trải qua nhiều thời gian, khi thổi thì có rất nhiều bụi. Hai là trì trần phong; khi gió nầy thổi thì dừng lại các bụi bặm, làm cho đứng yên. Ba là biến trân phong; khi gió nầy thổi, trải qua nhiều thời gian, biến các loại vàng bạc thành đá cát. Bốn là hoại trân phong; khi gió thổi trải qua nhiều thời gian làm hoại diệt vàng bạc chẳng còn nữa. Đây gọi là bốn.
Như kệ đã nói lông ấy có Xá Già Tất tức là 4 loại gió. Thân sắc của Long Vương kia giống như pha lê, chẳng có màu nào nhứt định.
Như kệ đã nói, màu ấy như châu pha lê. Nơi ấy là Án Bà Thi Ni, dụ cho bản tánh của vua không trụ một nơi chánh. Sánh với 51 dặm dụ cho chơn kim vị định số lượng phẩm. Bề dài 1.000 do tuần dụ cho bản tánh của vua đủ 1.000 loại đức. Cho nên gọi là Bà Đa Đề, điều ấy dụ cho bản tánh của vua đối với các vật thanh tịnh, tạo ra phương tiện. Liền phun ra 4 loại nước dụ cho 4 phi không. Lông ấy là Xá Già Tất dụ cho bản tánh của vua đối với những vật nhiễm ô, có tác nghiệp dụng. Khởi ra 4 loại gió, dụ cho 4 vô thường sắc; như châu pha lê dụ cho bản tánh của vua nhiễm tịnh chẳng nhiếp lấy. Như vậy lần lượt nên phán xét suy gẫm.
Lại nữa trụ xứ ở dưới biển nước lớn, trong khoảng không gian ấy, tướng đó dụ cho 51 loại Kim Cang Vị đầy đủ. Khi xuất hiện nơi biển lớn dụ cho đủ các loại. Khi sóng biển dừng dụ cho lúc khởi tâm lành. Khi tạo ra sóng dụ cho tâm ác khởi. Lại nữa việc trụ tâm nên quan sát phát xét. Trong kinh Bổn Hạnh Thượng Địa Nhứt Vị Bình Đẳng Diệu Pháp Vô Biên Nghiệp Dụng Cụ Túc Đại Hải Bảo Luân Diệu Nghiêm Vương Tử nói như thế nầy: Sanh vào 4 đường pháp, không phải 4 đường nhiếp, lìa khỏi nơi tâm. Sanh vào 4 luân pháp, chẳng phải 4 luân nhiếp, lìa khỏi trung tâm mà lập nên danh tự. Nói đây là vô minh lớn; nên gọi là tùy theo sanh pháp mà kiến lập nên cho đến nói rộng ra vậy. Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển 4
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.166.178 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.