Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần
(Thứ chín)
Đã nói qua về Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đại Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Long Vương đạo lộ ấy
Tổng có hai mươi pháp
Trong đó chứa hai gốc
Mỗi gốc có mười pháp
Luận rằng: Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đạo Lộ tổng cộng có 20 pháp tự tại. Đó là những gì? – Trong công đức sai quấy 2 loại tàng chứa ấy, mỗi thứ có 10 loại. Như kệ đã nói trong Long Vương Đạo Lộ tổng cộng có 20 pháp. Nghĩa là 2 sự tàng chứa căn bản ấy, mỗi loại có 10 pháp. Cho nên nói là 20 pháp. Danh tự hình tướng ấy ra sao? - Kệ rằng:
Công đức chứa gốc, mười
Thường mất và chẳng mất
Tự, tha đều chẳng có
Vô ngại cùng với một
Sai quấy, gốc chứa mười
Như một khác, có, không
Đối lại cùng trên dưới
Lần lượt nên quan sát
Như vậy hai mươi pháp
Mỗi mỗi đều riêng biệt
Đầy đủ rộng lớn cả
Cùng với gốc tồn tại
Luận rằng: Trong công đức bổn tạng thể, lại có 10 pháp hay nhiếp tất cả vô lượng công đức. Những gì là mười?
Một là bản thể tự tánh quyết định thường trụ bất sanh bất diệt, xa lìa lưu chuyển công đức phẩm.
Hai là bản thể tự tánh thường hằng di chuyển, là sanh, là diệt lưu chuyển đầy đủ công đức phẩm.
Ba là quyết định thường trụ, thường hằng, vô thường một lúc đều chuyển chẳng trước sau sai biệt công đức phẩm.
Bốn là xuất thường, vô thường hai loại, chẳng nhiếp tự thể bản tánh, lìa khỏi mất các việc làm, công đức phẩm.
Năm là mười loại tự tự nhiếp tất cả pháp, chẳng có dư thừa một, chẳng phải hai một, một hành công đức phẩm.
Sáu là vô thể vô tánh từ nhơn duyên khởi, lại có, lại không, tùy nơi biến chuyển công đức phẩm.
Bảy là vô dư cứu cánh đều chuyển đều hành, chẳng hề xả ly công đức phẩm.
Tám là phi tự phi tha, tuyệt lìa hữu danh, trụ nơi phi phi tự tánh, quyết định công đức phẩm.
Chín là đối với tất cả pháp tùy đó mà vô ngại, tự thể tự tánh pháp, theo đạo lý tự tánh mà tạo công đức phẩm như thế.
Mười là ngũ căn với mỗi mỗi 5 trần; mỗi một trần tất cả các pháp lại là công đức phẩm.
Đây gọi là mười.
Như kệ về công đức bản tạng có 10 loại thường hay hoại và chẳng phải tự nơi kia cùng với chẳng vô ngại trở thành một.
Sai quấy bản tạng thể lại có 10 pháp hay nhiếp tất cả vô lượng những sai quấy. Những gì là mười ?
Một là đối với tất cả các pháp, tùy thuận như như, tạo ra việc nghịch lại; nên sai quấy phẩm.
Hai là tạo tác các pháp cùng một nghiệp dạng, một sự tạo tác ngược lại sai quấy phẩm.
Ba là trị đạo khởi thời, chẳng có định thể sai trái tạo tác việc ngược lại sai quấy.
Bốn là nhiễm tịnh các pháp, tất cả đều chẳng có, không, tạo tác việc ngược lại, sai quấy phẩm.
Năm là tất cả các pháp đều có có có tạo tác nghịch lại, sai quấy phẩm.
Sáu là tùy trị đồng lượng như như, hiện tiền đối tác việc nghịch lại, sai quấy phẩm.
Bảy là do trị tạo lực tự loại tăng trưởng ích lợi, tạo tác việc nghịch lại, sai trái phẩm.
Tám là do trị đạo, liền phát khởi tự dụng, gặp việc tạo tác nghịch lại, sai quấy phẩm
Chín là Đãi Thương chuyển mới được khởi dụng, liền tạo tác việc nghịch lại, sai quấy phẩm.
Mười là lúc yên ổn thì được khởi dụng, phía dưới tạo tác việc nghịch lại, sai quấy phẩm. Đây được gọi là 10.
Như vậy lần lượt ở, suy nghĩ và dừng tâm. Chuyên tâm quan sát cái lý nầy để làm cho sáng sủa. Như kệ đã nói về sự sai quấy gốc gác chứa 10; mỗi một sai trái không, có, đối trị lợi hại trên dưới, cứ như thế mà quan sát. Như vậy là 20 pháp cùng với cái gốc kia chẳng có sự sai khác. Cho nên đây là 20 loại chứa đựng căn bản, chẳng có gì sai trái. Vì sao thế? – Vì trong sự chứa đựng căn bản nầy, đạo lý tự nhiên như vậy thường hay hiện hữu, chẳng phải từ căn bản chứa nhóm lâu dài kiến lập nên. Vì sao nơi nơi tất cả đều tồn tại chữ phẩm? – Như trước đã nói về 20 loại pháp, mỗi mỗi đều có hằng trăm quyến thuộc. Cho nên nói là phẩm. Theo thí dụ trước nên rõ. Như kệ đã nói 20 pháp nầy mỗi mỗi đều viên mãn rộng rãi; cho nên cùng với căn bản tồn tại sánh với nhau.
Đã nói về kiến lập danh tự môn rồi; bây giờ lần lượt nói về Thuyên Nghĩa Lý Môn. Nên giữ và chướng ấy đối lại sai khác. Sẽ như thế nào? - Kệ rằng:
Như vậy hai mươi pháp
Mỗi mỗi đều riêng biệt
Một đức trị sự sai
Các sai, chướng, một đức
Chẳng có định trước sau
Mà cùng với phẩm loại
Chẳng mất, đối lượng sai
Như lý nên quan sát
Như nói gốc còn pháp
Nói phẩm lại như vậy
Luận rằng: Như trước đã nói về 20 loại pháp; mỗi mỗi đều có một đức để trị tất cả chướng. Tất cả chướng ấy làm chướng một đức; chẳng có phân biệt đối trị số lượng.
Như kệ đã nói như thế về 20 pháp. Mỗi mỗi đều có một đức để trị những sự sai quấy. Những sự sai quấy chướng ngại một đức ấy chẳng có định trước theo thứ lớp. Nếu nói như vậy thì bây giờ trong môn nầy đối tượng quy tắc sẽ hỗn loạn, thành tạp nhạp. Tuy rằng không riêng biệt đối lượng, mà có tổng đối lượng. Cho nên nói là chẳng mất.
Như kệ đã nói về các loại giáo phẩm chẳng mất đối lượng sai trái; cứ như lý mà quan sát phán xét. Như phẩm, gốc cứ như ví dụ trước mà rõ biết.
Như kệ đã nói cái gốc của pháp tồn tại nói là phẩm loại cũng lại như vậy.
Đã nói qua về trị chướng đối lượng sai biệt môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến an lập Kim Cang Vị Địa Môn. Tướng nầy như thế nào ? - Kệ rằng:
Ở trong pháp môn nầy
Lại có Kim Cang Vị
Nương vị có ba môn
Môn ấy thượng, trung, hạ
Luận rằng: Trong pháp môn gốc nầy lại có 51 Kim Cang Vị. Như trên đã nói về 20 loại pháp; nương vào vị để an lập. An lập như thế nào ? – Nghĩa là trong các vị ấy đều đầy đủ 20; chẳng có trước sau, cùng lúc chuyển vậy. Rồi trong nầy lại có 3 loại môn. Những gì là ba ? - Một là một hướng thượng chuyển môn. Hai là một hướng hạ chuyển môn. Ba là một hướng trung chuyển môn. Đây gọi là ba.
Như vậy 3 môn nầy mỗi mỗi một vị đầy đủ sự chuyển đổi, chẳng chờ đầu, sau vậy. Như nói về pháp chánh các phẩm loại cũng lại như vậy. Dùng môn nhỏ nầy mang lại rộng lớn hơn. Muốn đạt được sự rộng ấy.
Đã nói qua trong kệ về bản pháp môn nầy rồi, lại có Kim Cang Vị nương vào vị nầy lại có 3 môn. Đó là Thượng, Trung và Hạ môn. Đại Long Vương Trùng Trùng Quảng Hải Vô Tận Đại Tạng Đại Quyết Trạch Phần.
Thứ 10.
Như vậy đã nói qua về Thâm Lý Xuất Hưng Địa Tạng Đại Long Vương Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói đến Đại Long Vương Trùng Trùng Quảng Hải Vô Tận Đại Tạng Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào ? - Kệ rằng:
Biển lớn chứa sức lớn
Tổng có ba loại nặng
Đó là đầu, giữa, sau
Đầu nặng có hai mươi
Hai ức, mười phương cõi
Pháp môn sánh biển lớn
Hai mươi loại chứa chính
Mỗi sanh một vạn lần
Mỗi riêng trăm quyến thuộc
Mỗi sanh một ngàn số
Cho nên số đầy đủ
Trụ tâm nên quan sát
Giữa, sau nặng hơn đây
Nên rộng biết như vậy
Luận rằng: Đại Long Vương Trùng Trùng Quang Hải Vô Tận Đại Tạng Tự Gia có 3 loại, có thể nhiếp các vị. Những gì là ba ? - Một đầu tiên ấy có một; hai ở giữa ấy an trụ chỗ ở; ba sau ấy kiến lập chuyển đổi. Đây gọi là ba.
Ở phần đầu lại có 22 ức 10 phương thế giới có nhiều pháp môn thắng diệu như biển lớn. Nghĩa nầy như thế nào ? - Tức là tàng chứa trong ấy 20 loại pháp chính. Mỗi mỗi đều xuất sanh một vạn pháp môn kh ác như đại hải. Mỗi mỗi khác nhau có cả hằng trăm quyến thuộc. Mỗi mỗi loại ấy lại xuất sanh cả một ngàn pháp môn khác, nhiều như biển. Do ý nghĩa nầy cho nên gọi tên là đầy đủ nghĩa lý vậy. Như vậy hãy lần lượt an trụ tâm nầy định tỉnh để suy nghĩ. Thông minh quan sát số lượng ấy và chú ý hiện ra rõ ràng để phân biệt.
Như kệ đã nói biển rộng lớn ấy có chứa 3 loại nặng. Đó là đầu, giữa và sau. Phần đầu ấy có 22 ức 10 phương thế giới pháp môn và trong biển lớn ấy có chứa 20 loại chính. Mỗi mỗi sanh ra một vạn số. Mỗi ấy lại biệt có 100 quyến thuộc và mỗi quyến thuộc ấy lại sanh ra một ngàn. Cho nên số ấy đầy đủ. Hãy nên trụ tâm mà quan sát. Thứ đến ở giữa. Phần nầy lại nhiều gấp đôi hơn trước, lưu bố phổ cập rộng rãi nhiều hơn. Như kệ cuối lại gấp đôi ở giữa và phần nầy rộng ra thấu suốt. Cho nên trong kinh Đại Ma Ni Bảo Tạng Đà La Ni Tu Tập nói như thế nầy: Long long địa địa trong biển chứa to lớn vô tận ấy có nhiều 10 phương pháp môn quy tắc phẩm loại. Đầu tiên tên là chuyển đại pháp môn đầy đủ một biển, vô cực vô tận, dẫn đạo quang minh hiện chiếu, địa địa bổn nghiệp, bổn dụng xuất sanh, tăng trưởng quy tắc đại hải pháp môn. Sau cùng tên gọi là có tánh, không tánh, không ngã, không lý, đại lợi ích, quảng quang minh, lại lìa thoát, lại hợp chuyển đầy đủ, đầy đủ vô biên Ma Ha hàng nhiều loại trên đất chứa nhóm, pháp vũ minh môn xuất và thượng vị phẩm loại pháp môn. Duy chỉ nhận một cõi để làm thí dụ, chẳng lấy nhiều cõi khác; cho đến nói rộng ra. Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển 5
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.164.229 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.