Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Vô Tận Vô Cùng Trần Trần Số Lượng Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần
(Thứ mười một)
Đã nói qua về Đại Long Trùng Trùng Quảng Hải Vô Tận Đại Tạng Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Vô Tận Vô Cùng Trần Trần Số Lượng Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy như thế nào ? - Kệ rằng:
Trong trần trần đạo lộ
Như trước đã nói số
Lại có năm mươi mốt
Quyết định Kim Cang vị
Nương vị nầy lập tướng
Lại có mười loại trọng
Dùng đây sánh đạo lộ
Hai nhơn một quả vậy
Luận rằng: Trong môn nầy có bao nhiêu số vị? – 51 loại chơn kim cang vị, đầy đủ viên mãn chẳng thiếu. Như kệ nói rằng trong trần trần đạo lộ ấy như trước đã nói lại có 51 quyết định Kim Cang vị. Trong vị nầy lại có 10 loại biến đối pháp môn, hay nhiếp môn số. Những gì là mười? - Một là 2 nhơn một quả môn; hai là một nhơn một quả; ba là ít nhơn nhiều quả môn; bốn là nhơn quả một vị môn; năm là không nhơn không quả môn; sáu là tự nhiên an trụ môn; bảy là nhơn quả môn; tám là quả nhơn môn; chín là ngôn thuyết môn; mười là ngôn nhơn môn. Đây gọi là 10. Như vậy 10 môn nầy lấy môn làm số lượng.
Như kệ đã nói nương vào vị nầy lập tướng, tức là có 10 loại nặng lấy làm đạo lộ sánh với 2 nhơn một quả vậy. Môn thứ nhứt ấy hình tướng ra sao? - Kệ rằng:
Lấy tín tâm làm đầu
Sau đó chính mỗi loại
Giữ nơi, ngoài vị đầu
Cho đến định tâm vị
Tức giữ Như Lai địa
Lại như thứ tự nầy
Chẳng thối tâm ban đầu
Sánh đồng phẩm từng loại
Giữ vị khác thứ hai
Cho đến tâm nguyện vị
Lại giữ Như Lai địa
Tu hành vị làm đầu
Lần lượt mỗi loại ấy
Giữ lấy vị thứ ba
Cho đến chánh tâm vị
Lại giữ Như Lai địa
Chẳng thối vị ban đầu
Như thế ở mỗi loại
Giữ vị kế thứ tư
Đến quán đảnh trụ vị
Lại giữ Như Lai địa
Lìa si hành vi đầu
Như thế từng từng loại
Giữ vị kế thứ năm
Cho đến chẳng dính mắc
Lại giữ Như Lai địa
Tôn trọng hành vi đầu
Như thế lần mỗi loại
Giữ vị tiếp thứ sáu
Cho đến chơn thật hành
Lại giữ Như Lai địa
Tùy thuận quán chúng sanh
Hồi hướng lấy làm đầu
Như thế lần mỗi loại
Giữ chỗ nơi bốn vị
Mỗi số lượng khế hợp
Ngoài có Như Lai địa
Cùng với địa làm nữa
Trang nghiêm một biển giác
Mỗi nhơn và quả ấy
Chia xẻ rộng quan sát
Lý nầy sẽ rõ ràng
Luận rằng: Trong môn nầy làm rõ nghĩa gì? - Muốn hiện thị 51 vị, tất cả đều đồng với số ấy; dùng hai loại nhơn cảm được một quả. Biển Tam Bảo rộng vô cùng vô tận vậy. Nghĩa nầy như thế nào? – Đó là tín tâm và phát tâm địa của hai loại nhơn; đồng một hành tướng, chẳng hề xa rời. Đầy đủ hợp chuyển, trụ ở một nơi để làm; khởi lên vô lượng rồi sanh ra vô biên đức. Đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác; hay sanh ra nhơn đài; tên gọi là tối thượng đệ nhất xuất sanh tăng trưởng quyết định chơn thật bổn trạng nguyên mẫu xa rời sự trói buộc, trang nghiêm vô thắng địa, chủng tử hải; gặp chỗ trang nghiêm. Quả ấy tên là đầy đủ Kim Cang, viên mãn đại từ bi pháp thân hư không cùng vô sai biệt, tối sơ địa địa vô thượng cực hải, một đến đại giác; chẳng 2 sơn vương.
Thứ đến là niệm tâm địa hoan hỷ hành địa là 2 loại pháp hay trưởng dưỡng cái nhơn, đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác. Nhơn ấy gọi là an lạc thường minh quyết định tăng trưởng, chẳng khổ, chẳng vọng, tự nhiên chiếu đến tất cả pháp tánh, chẳng có chỗ chướng ngại chủng tử hải hội. Quả ấy tên gọi là thường lạc, rộng rãi sáng suốt khắp hư không giới, sâu xa hằng rõ chẳng 2 sơn vương.
Thứ đến là tâm tinh tấn địa, cứu hộ tất cả chúng sanh hồi hướng địa của hai loại pháp; hay trưởng dưỡng cái nhơn, đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác. Nhơn ấy gọi là phát khởi thù thắng đại bi quang thủy; xa lìa giải đãi, thường độ, thường hành bổn địa, tự tánh đầy đủ thông đạt chủng tử hải hội. Quả ấy tên là từ bi quang minh, thường hằng đạt huệ, chẳng 2 sơn vương.
Thứ đến huệ tâm địa ấy nghịch lưu hoan hỷ địa của 2 loại pháp; hay trưởng dưỡng cái nhơn; đầy đủ trang nghiêm một biển đại giác. Nhơn ấy gọi là đại chơn Kim Cang nhựt nguyệt quang minh, tự tánh lìa khổ trừ đoạn đồ tối, chủng tử hải hội. Quả ấy gọi là cực cực trọng địa, vô thượng một thể, tự nhiên cùng rõ, không hai sơn vương.
Thứ đến định tâm địa, đại cực địa, địa của 2 loại pháp, hay trưởng dưỡng nguyên nhơn, đầy đủ trang nghiêm một biển giác lớn. Nhơn ấy gọi là quyết định an tịch, xa lìa tán loạn, chiếu diệu vô cùng, nước nước lửa lửa, chủng tử hải hội. Quả ấy tên là tịch viên mãn địa, minh viên mãn địa, đầy đủ đức tạng, chẳng 2 sơn vương.
Như thế chư Phật, tất cả mỗi mỗi đều tạo 3 việc lớn. Những gì là ba? - Một là Hưng Hóa; hai là thuyết pháp và ba là thắng tiến. Nói Hưng Hóa nghĩa là xuất ra biến hóa trong 10 phương thế giới vi trần, biến hóa thân nầy. Nói là thuyết pháp là tuyên thuyết thập phương thế giới vi trần phát tâm tín địa pháp môn hải. Nói là thắng tiến nghĩa là hướng lên thượng vị, như thế lần lượt để nhập vào. Đây gọi là ba. Trong biến hóa ấy mỗi mỗi lại có 3 việc nầy sẽ nên rộng rãi thông đạt. Như vậy như vậy, tùy tùy như như. Những người sau nầy các vị như ví dụ trước nên rõ biết. Như kệ lấy tín tâm làm đầu, như thế lần lượt tự mỗi loại giữ các vị từ đầu cho đến định tâm vị, tức là giữ lấy Như Lai địa.
Như vậy đã nói qua về hai nhơn một quả rồi; bây giờ lần lượt nói đến một nhơn một quả môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Năm mươi mốt loại vị
Mỗi chẳng chờ tha lực
Riêng mình ở trong nhà
Cảm được một quả ấy
Nhơn và quả tên gọi
Như thế lần lượt thêm
Hạt giống đại giác kia
Giải thích nên rõ biết
Lần lượt như trước nói
Tăng giảm chẳng giống nhau
Luận rằng: Trong bài luận nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị nhơn quả hai pháp so sánh với sự trang nghiêm giác đạo. Biển Tam Bảo chuyển thành to lớn. Như kệ nói năm mươi mốt loại vị, mỗi mỗi chẳng chờ tha lực, mà độc trụ tại nhà mình rồi cảm được một quả. Cho nên nhơn và quả xưng là tên chính ở đây. Thêm xưng là chủng tử của đại giác. Như kệ đã nói nhơn và quả tên ấy như thế lần lượt thêm vào chủng tử đại giác, phân phối giải thích, nên rõ biết. Dần dần chuyển đổi như trước đã nói, chẳng có sai biệt. Chỉ có việc tăng trưởng và giảm đi số lượng thì không đồng.
Như kệ đã nói lần lượt giống như trước tăng giảm chẳng đồng; cho nên như thế chư Phật tất cả mỗi mỗi đều tạo ra 3 việc lớn. Tên giống như đã nói trước, mà nghĩa lại chẳng đồng. Nói là Hưng Hóa nghĩa là xuất ra 10 phương thế giới vi trần số, biến hóa thân kia. Nói là thuyết pháp nghĩa là tuyên thuyết 10 phương thế giới vi trần số, mỗi mỗi nhơn vị pháp môn nhiều như biển. Nói là thắng tiếng nghĩa là hướng lên thượng vị, như thế lần lượt nhập vào. Cuối cùng thân biến hóa ấy lại cũng có 3 việc nầy nên phải rộng biết.
Ở đây đã nói qua về một nhơn một quả môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến ít nhơn nhiều quả môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Trong năm mươi mốt vị
Mỗi mỗi đều riêng biệt
Cảm năm mốt quả vị
Tên ít nhơn, nhiều quả
Luận rằng:
Trong môn nầy vì muốn làm rõ nghĩa gì ? – Vì muốn hiện thị tuy chỉ một loại nhơn mà cảm đến 50 quả. Vô ngại tự tại, chẳng chỗ thiếu mất. Biển Tam Bảo chuyển rộng ra thêm. Như kệ nói ở trong 51 vị ấy mỗi mỗi đều cảm 50 quả vị, gọi là nhơn ít mà quả nhiều. Như vậy chư Phật tất cả mỗi mỗi đều tạo ra 3 việc lớn. Tên gọi như trước đã nói, mà nghĩa thì chẳng giống nhau.
Nói là Hưng Hóa nghĩa là xuất ra cùng với 100 lần 10 phương thế giới vi trần sánh với hóa thân. Nói là thuyết pháp nghĩa là tuyên thuyết 100 lần 10 phương thế giới vi trần sánh với mỗi mỗi nhơn vị pháp môn hải vậy. Nói là thắng tiến nghĩa là hướng thượng thượng vị và lần lượt nhập vào. Tựu chung, trong biến hóa ấy lại có 3 việc lớn; nên rộng biết.
Đã nói về nhơn ít quả nhiều môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến nhơn quả một vị môn. Tướng ấy ra sao? - Kệ rằng:
Trong năm mốt vị ấy
Mỗi mỗi đều riêng biệt
Có năm trăm biển quả
Trong năm trăm biển quả
Mỗi mỗi đều khác nhau
Có năm trăm biển nhơn
Như thế đều bình đẳng
Gọi nhơn quả một v ị
Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị nhơn quả 2 pháp số lượng khế hợp với việc chẳng có tăng giảm. Biển Tam Bảo chuyển đổi rộng lớn. Như kệ nói trong 51 vị ấy mỗi mỗi đều có 500 biển của quả. Trong 500 biển quả ấy mỗi mỗi lại có 500 biển của nhơn. Như vậy đều bình đẳng cho nên nhơn quả cùng một vị. Như vậy chư Phật chỗ làm 3 việc đều cũng lại giống như trước, tuy rằng nghĩa khác. Đó là một ngàn. Sự biến hóa thân tướng lại cũng như vậy.
Đã nói về nhơn quả một vị môn rồi; bây giờ lần lượt nói về vô nhơn vô quả môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Năm mươi mốt vị pháp
Chẳng nhơn lại chẳng quả
Sanh ngàn nhơn quả pháp
Tên vô nhơn vô quả
Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị 51 vị nhơn mà chẳng có quả. Nhơn ấy xuất sanh 1.000 nhơn và quả đại hải ấy lại chẳng có nhơn. Quả ấy xuất sanh 1.000; nhưng quả biển lớn ấy chuyển đổi rộng lớn như biển Tam Bảo. Như kệ nói 51 vị pháp chẳng nhơn lại chẳng quả, sanh ra 1.000 nhơn quả pháp, gọi là vô nhơn vô quả vậy. Như vậy chư Phật chỗ làm 3 việc lại cũng giống như trước, chỉ khác nghĩa vậy. Đó là hằng vạn.
Đã nói về vô nhơn vô quả môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến tự nhiên an trụ môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Trong năm mươi mốt vị
Mỗi mỗi đều khác nhau
Qua vô lượng kiếp chuyển
Chẳng ra khỏi nhà mình
Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị vị vị, tất cả đều trải qua vô lượng kiếp tu hành, thành đạo và việc chuyển đổi, chẳng có giới hạn thời gian. Biển Tam Bảo chuyển rộng rãi; cho nên như kệ đã nói trong 51 vị ấy mỗi mỗi đều trải qua vô lượng kiếp chuyển đổi, chuyển ra khỏi nhà của chính mình. Cho nên như thế chư Phật làm 3 việc, lại cũng giống như trước, tuy nghĩa thì khác, cả hằng ức vậy.
Đã nói qua về tự nhiên an trụ môn rồi; bây giờ lần lượt nói về nhơn quả môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Sanh năm mươi mốt vị
Sanh ra năm mươi mốt
Chỗ sanh chẳng cuối cùng
Tên là nhơn quả môn
Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị có thể sanh, có thể sanh, không có cùng tận. Chỗ sanh, chỗ sanh không có cùng tận. Biển Tam Bảo chuyển đổi rộng thêm. Như kệ đã nói 51 vị sanh ra 51 vị; chỗ sanh vô tận; nên có tên là nhơn quả môn. Như thế chư Phật chỗ tạo tác ra 3 việc, lại cũng giống như trước, tuy rằng ý nghĩa khác. Nghĩa là 10 ức vậy.
Đã nói qua về nhơn quả môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến quả nhơn môn. Tướng ấy ra sao? - Kệ rằng:
Nghĩa nầy như dụ trước
Chẳng khác ý thú mấy
Chỉ có số lượng tăng
Trụ tâm nên quán sát
Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị 51 vị. Lại nữa nhơn và quả mỗi mỗi sanh vô tận vô tận nhơn quả như đại hải pháp môn. Tam Bảo hải chuyển đổi rộng lớn. Như kệ đã nói, tuy có số lượng tăng; như chư Phật tạo tác ba việc lại cũng giống như trước, tuy rằng nghĩa khác. Nghĩa là 100 ức như vậy.
Đã nói qua về quả nhơn môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến thuyết môn. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Tất cả biển Tam Bảo
Tất cả đều khởi nói
Chẳng có chỗ cuối cùng
Tên là ngôn thuyết môn
Luận rằng: Trong môn nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị tất cả Tam Bảo, tất cả mỗi mỗi tuyên thuyết vô tận tăng hải, vô tận pháp hải, vô tận giác hải. Biển Tam Bảo chuyển đổi rộng rãi hơn. Như kệ đã nói tất cả Tam Bảo hải đều khởi lên ngôn thuyết chẳng có chỗ cuối cùng; cho nên gọi là ngôn thuyết môn. Như vậy Tam Bảo tạo tác 3 việc, lại giống như trước, tuy nghĩa lại khác. Nghĩa là ngàn ức vậy.
Đã nói qua về ngôn thuyết môn rồi; bây giờ lần lượt nói về ngôn nhơn môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Tất cả Tam Bảo thuyết
Như thuyết sánh người làm
Chẳng có cùng tận vậy
Tên gọi ngôn nhơn môn
Luận rằng: Trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn hiện thị như trước đã nói về Tam Bảo. Nói như chỗ đã nói, tạo tác hành giả không có cùng tận. Biển Tam Bảo ấy chuyển đổi rộng ra. Như kệ đã nói tất cả Tam Bảo nói như thuyết lượng, tác nhơn vô hữu cùng tận. Cho nên gọi là ngôn nhơn môn. Như thế những người ấy khi thành đạo rồi, chỗ làm 3 việc, lại cũng giống như trước, tuy chỉ khác nghĩa. Nghĩa là hằng vạn ức vậy.
Trong kinh đại minh tổng trì cụ túc tâm địa có nói như thế nầy: Giống như 10 phương không biên giới, không gốc gác, không đầu, không cuối, đạo hành túc phục địa, địa pháp tạng lại có 10 loại thù thắng chuyển, chuyển tăng trưởng gấp bội, đầy đủ viên mãn đại pháp môn hải hội; cho đến nói rộng ra. Bất khả tư nghì bất khả xưng lượng câu câu vi trần
bổn đại sơn vương đại quyết trạch phần
Thứ 12
Đã nói qua về vô tận vô cùng trần trần số lượng đạo lộ đại quyết trạch phần rồi; bây giờ lần lượt sẽ nói về bất khả tư nghì, bất khả xưng lượng câu câu vi trần bổn đại sơn vương đại quyết trạch phần. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong biển bất tư nghì
Liền có ba loại pháp
Ba ấy lại gấp bội
Giải ra nên rõ biết
Luận rằng: Bất khả tư nghì bổn đại sơn vương thể tánh ấy lại có 3 loại. Những gì là ba? - Một là Pháp bảo số lượng bội; hai là Tăng bảo số lượng bội; ba là Phật bảo số lượng bội. Đây gọi là ba.
Tăng bao nhiêu số lượng, nghĩa là tạo gấp đôi? – Nghĩa là tăng hàng ức ức 10 phương thế giới vi trần số lượng Tam Bảo hải vậy. Như đây lần lượt nương vào đạo lộ thập tăng nhứt chủng bội. Nên quan sát để biết rõ.
Như kệ đã nói về bất tư nghì hải lại có 3 loại pháp. Đó là 3 lần gấp đôi; cho nên phải giải thích phân chia để rõ biết. Cuối cuối gấp 3 lần, nương vào bổn chính để nói; nên rộng thêm và thông suốt. Trong kinh Tâm Địa nói như thế nầy: Câu trần vô thượng, bất khả tư nghì, căn bản tánh hải phần đều đầy đủ ức ức đại phương, tam đức đại hải. Dùng đại phương phân kiến lập đại phương; cho đến nói rộng ra. Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển 6
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.26.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.