Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Giác Hồi Đà Thi Phạn Chư Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần
(Thứ 19)
Đã nói qua về Ma Ha Vô Nhị Sơn Vương tối thắng cao đảnh nhứt địa quyết trạch phần; bây giờ lần lượt nói đến Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy sẽ như thế nào? - Kệ rằng:
Giác Hồi trong đạo lộ
Bảy đổi, đối tu hành
Để làm số đường ấy
Chẳng có dư hành tướng
Luận rằng: Bây giờ trong bài kệ nầy muốn làm rõ nghĩa gì? – Vì muốn làm hiện thị giác hồi đạo lộ. Tuy lấy bảy biến đối làm số lượng trong thế giới nầy, không có tướng gì khác. Như kệ đã nói về giác hồi đạo lộ, với bảy biến đối tu hành, lấy đó làm số đạo lộ, chẳng có dư hình tướng. Thế nào gọi là 7 biến tu hành ? – Hình tướng ấy như thế nào? - Kệ rằng:
Bảy biến có ba loại
Công đức sai quấy ấy
Trong năm mươi mốt vị
Trên dưới chuyển bảy biến
Tăng trưởng phẩm công đức
Với các biển phiền não
Luận rằng: Bảy biến tu hành có bao nhiêu số ? – Có 3 loại. Những gì là ba? - Một là công đức bảy biến; hai là bảy biến sai quấy; ba là so sánh với bảy biến. Đây gọi là ba. Như kệ nói biến ấy có 3 loại công đức sai quấy. Nói là biến tướng ấy nghĩa là 51 loại kim cang vị. Hướng thượng thượng chuyển; hướng hạ hạ chuyển, đầy đủ 7 biến. Tăng trưởng công đức, tăng trưởng sự sai quấy, rộng rãi to lớn chuyển đổi. Như trong bài kệ 51 vị ấy trên dưới 7 biến chuyển đổi tăng trưởng công đức phẩm và các phiền não nhiều như biển cả. Năm sự sai quấy của 7 biến hình tướng ấy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong đệ nhứt biến đầu
Trên mỗi tăng trăm lần
Dưới, mỗi tăng ngàn lần
Mỗi chướng một hai đức
Sau sáu biến như thế
Tăng bội bội số chuyển
Luận rằng: Trong biến đầu tiên tăng bao nhiêu lần chuyển đổi; chướng bao nhiêu tịnh pháp? – Nghĩa là khi thượng chuyển, mỗi một vị mỗi tăng lên trăm lần phiền não phẩm loại. Chướng một tịnh pháp. Một lúc hạ chuyển, mỗi một vị ấy tăng 1.000 lần phiền não phẩm loại; chướng hai tịnh pháp.
Như kệ đã nói về trong biến đầu tiên, phần trên mỗi mỗi tăng 100 lần và phần dưới mỗi mỗi tăng 1.000 lần, mỗi mỗi chướng một hai đức. Sau 6 biến ấy công đức sai quấy. Như đây lần lượt tăng gấp bội.
Như kệ đã nói về 6 biến ấy lần lượt tăng lên gấp đôi số lần chuyển đổi.
Đã nói về hiện thị quá hoạn thất biến môn rồi; bây giờ lần lượt nói đến hiện thị công đức thất biến môn. Tướng nầy như thế nào? - Kệ rằng:
Trong biến thứ nhứt ấy
Trên, mỗi tăng một đức
Dưới, mỗi tăng hai đức
Dần dần chuyển đổi thảy
Sau sáu biến lần lượt
Tăng gấp đôi số chuyển
Chẳng mất, sai số lượng
Vì công đức biến tạo
Luận rằng: Trong biến đệ nhứt ấy tăng bao nhiêu lần chuyển? – Nghĩa là lúc chuyển bên trên, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng một ức lần công đức phẩm loại; rồi dần dần mà chuyển. Nếu lúc hạ chuyển, mỗi một vị ấy, mỗi mỗi tăng 2 ức số công đức phẩm loại, dần dần chuyển đổi. Như kệ đã nói trong biến đầu tiên, dừng lại ở mỗi số tăng một ức và ở dưới ấy, mỗi mỗi số tăng 2 ức, dần dần chuyển đổi theo thứ tự. Trong 6 biến phía sau ấy, như đây lần lượt tăng số lần gấp bội. Như kệ đã nói 6 biến đổi sau ấy lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển. Như vậy công đức phiền não phẩm loại làm sự cắt đứt mà chẳng mất, chỉ có biến đổi, tác chuyển; chẳng động hoại. Như kệ đã nói về bất hoại hoạn số lượng, làm công đức biến tác vậy.
Như thế đã nói qua về hiện thị công đức thất biến môn rồi; bây giờ lần lượt nói về hiện thị đẳng lượng nhơn biến môn. Tướng nầy là gì? - Kệ rằng:
Trong đệ nhứt biến ấy
Mỗi trên tăng 1.000
Mỗi dưới tăng hai vạn
Số lượng ấy dần chuyển
Sau sáu biến lần lượt
Tăng gấp bội số chuyển
Chẳng đoạn chướng sai biệt
Tuy đối lượng kiến lập
Luận rằng: Trong đệ nhứt biến ấy tăng bao nhiêu lần chuyển: - Đó là khi chuyển ở trên, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng lên 1.000, như thế lần lượt chuyển. Nếu lúc chuyển phía dưới, mỗi một vị, mỗi mỗi tăng 2 vạn, như vậy lần lượt chuyển.
Như kệ đã nói về đệ nhứt biến ấy, mỗi mỗi bên trên tăng 1.000 và mỗi mỗi bên dưới tăng 2 vạn. Vậy số lượng phẩm nầy có tăng giảm chăng? – Tuy là bình đẳng về số lượng; nhưng chẳng sai biệt về số lượng.
Như kệ đã nói rằng số lượng ấy dần dần chuyển đổi vậy. Sau sáu biến ấy, như thế lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển. Nghĩa là gấp bội. Như kệ đã nói về 6 biến phía sau cứ như thế lần lượt tăng gấp bội số lần chuyển đổi. Đây là 7 biến. Lại chẳng chiếu tướng, lại chẳng có tướng che đậy. Tuy bình đẳng về số lượng, kiến lập ra từng phần.
Như kệ đã nói về số đoạn chướng sai biệt, tuy đối lượng kiến lập. Trong nầy lần lượt công đức 7 biến ấy lấy đây làm cuối cùng; nên phán đoán quan sát. Trong kinh Thậm Thâm chủng tử nói như thế nầy: Trong Minh Đạt Lý Tạng chỉ có 3 biến; dùng bảy ấy làm lượng; chẳng tăng chẳng giảm; giống như 7 bước nhảy của con nhái trên 7 lá cây; pháp ấy cũng là đạo lý. Đầu tiên chỉ trong phẩm nhiễm và nhiễm tịnh đầy đủ, sau đó chỉ có tịnh phẩm; cho đến nói rộng ra. Giác Hồi Đà Thi Phạm Ca Nặc Bổn Vương Bổn Địa Đại Quyết Trạch Phần
Thứ 20
Như đã nói về Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Đạo Lộ Đại Quyết Trạch Phần rồi; bây giờ lần lượt nói về Giác Hồi Đà Thi Phạn Ca Nặc Bổn Vương Địa Đại Quyết Trạch Phần. Tướng nầy ra sao? - Kệ rằng:
Trong bổn vương thể nầy
Có ba loại bách biến
Tên lần lượt như trước
Chẳng có không sai biệt
Luận rằng: Ở trong bổn vương thể nầy có 3 loại bách biến tu hành; tên gọi lần lượt như trước đã nói. Như kệ nói về bổn vương thể nầy có 3 loại bách biến, tên gọi lần lượt như trước và chẳng có sai biệt. Như vậy 3 biến ấy hình tướng ra sao? - Kệ rằng:
Như thế trong ba biến
Đầu, mỗi mỗi lần lượt
Mười, ngàn, trăm ức số
Sau, chín mươi chín biến
Như vậy tăng gấp đôi
Dần dần cứ chuyển đổi
Luận rằng: Quá hoạn bách biến môn bên trên và bên dưới; trong đệ nhứt biến ấy tăng 10 ức số, lần lượt chuyển đổi. Cuối cùng công đức bách biến môn ấy, bên trên và bên dưới; trong đệ nhứt biến ấy tăng 1.000 ức số, lần lượt chuyển đổi. Cùng với số lượng 100 biến môn ấy, trên và dươi, đệ nhứt biến tăng lên 100 ức số lần lượt chuyển đổi.
Như kệ đã nói như thế trong 3 biến, ở đầu mỗi mỗi lần lượt có 10.000 trăm ức số vậy. Sau đó trong 99 biến ấy, như thế tăng gấp đôi và dần dần chuyển đổi. Trong kinh Đại Hải Sơn Vương Địa Đại Phẩm Loại có nói như thế nầy: Trong Như Lai tạng thể, có 3 lưu chuyển phẩm; lấy số trăm làm lượng. Chẳng qua khỏi, lần lượt chuyển đổi đi. Như vậy trong 3 ấy, công đức đầu ít, mà sự sai quấy lại nhiều phần. Phía sau chỉ có công đức; cho đến nói rộng ra vậy. Đại Tông Địa Huyền Văn Bổn Luận
Hết quyển 10
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.22.74.192 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.