Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
14. PHẨM TÂM
176. KINH HÀNH THIỀN[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Trong thế gian quả thật có bốn loại hành thiền. Những gì là bốn? Hoặc có hành thiền xí thạnh mà gọi là suy thoái. Hoặc có hành thiền suy thoái mà gọi là xí thạnh. Hoặc có hành thiền suy thoái thì biết như thật là suy thoái. Hoặc có hành thiền xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Tại sao gọi là người hành thiền xí thạnh mà cho là suy thoái?
"Người hành thiền kia ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, hỷ và lạc phát sanh do ly dục, chứng Sơ thiền, thành tựu an trụ. Tâm người đó tu tập chánh tư duy, đang từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là sự tịch tịnh thù thắng. Người hành thiền đó lại nghĩ rằng, 'Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định'. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy.
"Lại nữa, người hành thiền, giác và quán đã tịch tịnh, nội tĩnh, nhất tâm, không giác không quán, có hỷ và lạc phát sanh do định, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó gọi là tịch tịnh thù thắng. Nhưng người hành thiền ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định'. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy.
"Lại nữa, người hành thiền ly hỷ và dục, xả, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí mà thân có cảm giác lạc, điều được Thánh nói là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ đệ Tam thiền hướng đến đệ Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng người hành thiền đó lại nghĩ rằng 'Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định'. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy.
"Lại nữa, người hành thiền định, khổ diệt, lạc diệt, hỷ và ưu vốn đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ đệ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định'. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy.
"Lại nữa, người hành thiền vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu tưởng, không tư duy bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu an trụ nơi Vô lượng không xứ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định'. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy.
"Lại nữa, người hành thiền vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu an trụ Vô lượng thức xứ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghĩ 'Tâm ta lìa bổn tướng mà hướng đến chỗ khác, làm mất Sơ thiền và diệt mất định'. Người hành thiền ấy không biết như thật rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy.
"Lại nữa, người hành thiền vượt qua tất cả thức vô lượng xứ, nhập Vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ Vô sở hữu xứ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, từ Vô sở hữu xứ hướng đến phi tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Nhưng vị hành thiền ấy lại nghĩ rằng: "Tâm ta lìa bốn tướng mà hướng đến chỗ khác, nên mất vô xứ Vô sở hữu xứ, diệt mất định". Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô sở hữu xứ hướng đến phi tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị đó do không biết như thật như vậy, nên đối với sự như thật mà thoái chuyển ý, bèn mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh mà nói là thoái chuyển vậy.
"Thế nào là hành thiền suy thoái mà cho là xí thạnh?
"Vị hành thiền ấy ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Nhị thiền, nhưng vị ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Sơ thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Nhị thiền. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền với giác và quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Tam thiền. Nhưng vị ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Nhị thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Tam thiền. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh.
"Vị hành thiền ly hỷ, ly dục, xả, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí mà thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm an trụ lạc, chứng đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Tứ thiền. Nhưng vị ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Tam thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Tứ thiền. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền với lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Tứ thiền thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Tứ thiền, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Vô lượng không xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng Vô lượng không xứ ấy, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Vô lượng không xứ, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Vô lượng thức xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền vượt qua Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng Vô lượng thức xứ ấy, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tư tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Vô lượng thức xứ, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào Vô sở hữu xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng Vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Vị ấy tư duy trong những tư tưởng hạn hẹp khác mà tu tập con đường dẫn đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhưng vị ấy lại nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị hành thiền ấy không biết như thật rằng chỉ nên tư duy bằng tưởng tương ưng với yểm ly mà nhập Vô sở hữu xứ, nhưng không nên bằng tư duy về những tưởng hạn hẹp khác mà vào đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Vị ấy do không biết như thật nên không biết rõ tâm mình, vị ấy vì vậy mà mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái mà cho là xí thạnh.
"Thế nào là hành thiền suy thoái thì biết như thật là suy thoái?
"Vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, nhập Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, chứng Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Vô sở hữu xứ, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghĩ rằng, 'Tâm ta lìa khỏi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ; diệt định vậy'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng Vô sở hữu xứ ấy, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Vô lượng thức xứ, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghĩ rằng, 'Tâm ta lìa khỏi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Vô sở hữu xứ; diệt định vậy'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng Vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Vô lượng không xứ, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy bèn nghĩ rằng 'Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Vô lượng thức xứ; diệt định vậy'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, vượt qua tất cả các sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng Vô lượng không xứ ấy, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng sự ái lạc sắc, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghĩ rằng 'Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Vô lượng không xứ; diệt định vậy'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn có cũng đã diệt, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng đệ Tam thiền, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghĩ rằng 'Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất đệ Tứ thiền; diệt định vậy'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, ly hỷ, ly dục, xả, an trụ vô cầu, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi được Thánh xả, niệm, an trú lạc trụ, chứng đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng đệ Nhị thiền, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghĩ rằng 'Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất đệ Tam thiền; diệt định'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, giác và quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, mà chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng Sơ thiền, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghĩ rằng 'Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất đệ Nhị thiền; diệt định'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với sở hành, với đối tượng và mục tiêu, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, có hỷ lạc do định sanh, chứng Sơ thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ hành ấy, không suy niệm về đối tượng và mục tiêu ấy, chỉ hành trên niệm tưởng tương ưng sự ái lạc dục, bèn thối thất trở lại đó. Vị ấy nghĩ rằng 'Tâm ta lìa khởi bổn tướng, lại hướng đến chỗ khác, mất Sơ thiền, diệt định vậy'. Vị ấy biết như thật rồi, đối với sự như thật không thoái ý, không mất định. Hành thiền như vậy là suy thoái thì biết như thật là suy thoái.
"Thế nào là hành thiền mà xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh?
"Vị hành thiền ấy ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Sơ thiền hướng đến Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghĩ như vầy 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Sơ thiền hướng đến đệ Nhị thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy giác quán đã dứt, nội tĩnh nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị ấy bèn nghĩ rằng 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Nhị thiền hướng đến Tam thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy ly hỷ, ly dục, xả, vô cầu, an trụ, chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc trụ, chứng đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghĩ như 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tam thiền hướng đến Tứ thiền, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy với lạc diệt, khổ diệt, hỷ ưu vốn có cũng đã diệt, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghĩ như vầy 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Tứ thiền hướng đến Vô lượng không xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không làm mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không tư duy bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, chứng, Vô lượng không xứ ấy, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghĩ như vầy 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng không xứ hướng đến Vô lượng thức xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy vượt qua Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, chứng Vô lượng thức xứ ấy, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghĩ như vầy 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô lượng thức xứ hướng đến Vô sở hữu xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị ấy biết như thật rồi, bèn biết rõ tâm ấy mà không mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Lại nữa, vị hành thiền ấy vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, chứng Vô sở hữu xứ, thành tựu an trụ. Tâm vị ấy tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng. Vị hành thiền ấy bèn nghĩ như vầy 'Tâm ta tu tập chánh tư duy, khoái lạc tịch tịnh, rồi từ Vô sở hữu xứ hướng đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, đó là tịch tịnh thù thắng'. Vị ấy biết như thật rồi bèn biết rõ tâm ấy mà không làm mất định. Hành thiền như vậy là xí thạnh thì biết như thật là xí thạnh.
"Thế gian quả thật có bốn loại hành thiền, vì vậy mà Ta giảng thuyết".
Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Bản Hán, quyển 46. 177. KINH THUYẾT[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Câu-lâu-sấu, ở trong Kiếm-ma-sắt-đàm, đô ấp của Câu-lâu[01].
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:
"Ta sẽ thuyết pháp cho các ngươi nghe, vi diệu ở khởi đầu, vi diệu ở quảng giữa và vi diệu ở đoạn cuối; có văn, có nghĩa, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó là kinh 'Tứ Chủng Thuyết'. Sau đây Ta sẽ phân biệt nghĩa lý của kinh 'Tứ Chủng Thuyết'. Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Hãy khéo tư niệm. Ta sẽ nói".
Khi ấy các Tỳ-kheo vâng lời dạy, lắng nghe.
Đức Phật nói:
"Thế nào gọi là phân biệt nghĩa lý của kinh Tứ Chủng Thuyết?
"Nếu có Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng và tiêu đích, mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với dục lạc, bèn thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy phải nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển. Do đó định này của ta không tồn tại lâu dài'. Thầy Tỳ-kheo ấy phải nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, khiến an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta an trụ, mà định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài'. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu và an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ niệm tưởng tương ưng với đệ Nhị thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng: 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly tởm. Ta sanh pháp này khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc đệ Nhị thiền'. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích mà ly dục, ly pháp ác bất thiện, có giác, có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu và an trụ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly. Như vậy, không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận'. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Sơ thiền, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài'. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài'. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tam thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc đệ Tam thiền'. Thầy Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này nên khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Nhị thiền, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thoái chuyển, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ; và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó định này của ta chắn chắn tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, an trụ vô cầu, với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trú lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tứ thiền, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đệ Tứ thiền'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, ly hỷ, dục, xả, vô cầu, an trụ với chánh niệm, chánh trí, thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, an trụ lạc, chứng đắc đệ Tam thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu sự vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này nên có thể khiến ta bị yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với đệ Tam thiền, thành sự thối thất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên khiến ta bị thối thất, do đó định này của ta không tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có; không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng không xứ, với sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô lượng không xứ'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, diệt lạc, diệt khổ, diệt ưu hỷ vốn đã có, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ. Nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu sự vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ. Nhưng vị ấy chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với ái lạc sắc, thành tựu sự thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này có thể khiến ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng thức xứ, thành tựu thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô lượng thức xứ'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy niệm bất cứ loại tưởng nào, nhập vô lượng không, thành tựu và an trụ Vô lượng không xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái, không trụ, cũng không thăng tiến. Ta sanh pháp này có thể khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng không xứ, thành tựu thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô sở hữu xứ, thành tựu thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc Vô sở hữu xứ'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức, thành tựu và an trụ Vô lượng thức xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với tịch diệt, tịch tĩnh, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến; vì ta sanh pháp này nên khiến ta yểm ly, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Vô lượng thức xứ, thành tựu thoái chuyển, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không trụ, không tiến, cũng không yểm ly. Ta sanh pháp này khiến ta bị thối thất, do đó, định này của ta không tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, và vị ấy chấp thọ sở hành này, suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, lập niệm đúng như pháp, an trụ với ý chuyên nhất, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không tiến, cũng không yểm ly; vì ta sanh pháp này nên ta được an trụ, do đó, định này của ta chắc chắn tồn tại lâu dài'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu sự thăng tiến, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không yểm ly; vì ta sanh pháp này nên ta được thăng tiến, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng đắc phi hữu tưởng, phi vô tưởng xứ'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Lại nữa, Tỳ-kheo với sở hành, đối tượng, tiêu đích, vượt qua tất cả Vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu, thành tựu và an trụ Vô sở hữu xứ, nhưng vị ấy không chấp thọ sở hành này, không suy niệm trên đối tượng, tiêu đích này, mà chỉ hành niệm tưởng tương ưng với sự nhàm tởm, thành tựu vô dục, thì Tỳ-kheo ấy nên biết rằng 'Ta sanh pháp này mà không thoái chuyển, không trụ, cũng không thăng tiến; vì ta sanh pháp này nên khiến ta nhàm tởm, như vậy không bao lâu nữa sẽ chứng quả lậu tận'. Tỳ-kheo ấy nên biết như vậy.
"Có tưởng và có tri[02]. Ngang mức ấy còn được tri; cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ là hành dư cao hơn hết trong sự hữu[03]. Tỳ-kheo hành thiền hãy phát khởi theo như vậy, hãy thuyết giảng lại cho người khác biết.
Đức Phật thuyết như vậy, các thầy Tỳ-kheo sau khi Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Xem các Kinh số 10, 55, 169.
[02] Tưởng tri, hay tưởng thọ; chỉ tất cả thiền định, trừ diệt tận định. Ở định Phi tưởng phi tưởng xứ chỉ tồn tại hai yếu tố nay. Vượt lên nữa, là diệt tận định hay tưởng thọ diệt tận định.
[03] Hành dư đệ nhất hữu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.156.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.