Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
165. KINH ÔN TUYỀN LÂM THIÊN[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa[02].
Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề[03] cũng đi du hóa ở thành Vương xá, tại Ôn tuyền tâm[04].
Bấy giờ, đêm gần tàn, trời sắp sáng, Tôn giả Tam-di-đề từ phòng bước ra, đi đến Ôn tuyền, cởi y để trên bờ rồi xuống hồ Ôn tuyền tắm. Sau khi tắm xong, Tôn giả lên bờ lấy khăn lau mình và mặc y vào.
Bấy giờ có một vị thiên thần thân hình rất đẹp, sắc tướng uy nghi, nhắm lúc trời sắp rạng đông, đi đến Tôn giả Tam-di-đề, cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Tam-di-đề rồi đứng qua một bên. Vị thiên thần đó với sắc tướng uy thần cực diệu làm sáng chói khắp cả bờ hồ Ôn tuyền.
Sau khi đứng qua một bên, thiên thần bạch với Tôn giả Tam-di-đề rằng:
"Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế [05] chăng?
Tôn giả Tam-di-đề trả lời vị thiên thần kia rằng:
"Tôi không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế".
Rôi Tôn giả hỏi lại thiên thần:
"Nhưng ngài có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng?"
Thiên thần trả lời:
"Tôi cũng không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế".
Tôn giả Tam-di-đề lại hỏi vị thiên thần kia:
"Ai thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế?"
Thiên thần kia đáp:
"Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này".
Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của Tôn giả Tam-di-đề, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó.
Sau khi thiên thần biến mất không lâu, Tôn giả Tam-di-đề đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên mà bạch rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay khi trời sắp rạng đông, con ra khỏi phòng, đi đến Ôn tuyền, cởi y để trên bờ rồi xuống hồ Ôn tuyền tắm. Sau khi tắm xong, lên bờ lấy khăn lau mình và mặc y vào. Bấy giờ có một vị thiên thần thân hình rất đẹp, sắc tướng uy nghi, nhắm lúc trời sắp rạng đông, đi đến con, cúi đầu đảnh lễ con rồi đứng qua một bên. Vị thiên thần đó với sắc tướng uy thần cực diệu làm sáng chói khắp cả bờ hồ Ôn tuyền. Sau khi đứng qua một bên, thiên thần bạch với con: 'Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng? Con trả lời vị thiên thần kia rằng: 'Tôi không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế'. Rồi con hỏi lại thiên thần: 'Nhưng ngài có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế chăng?' Thiên thần trả lời: 'Tôi cũng không thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế'. Con lại hỏi vị thiên thần kia: 'Ai thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế?' Thiên thần kia đáp: 'Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này'. Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân con, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó".
Đức Thế Tôn hỏi rằng:
"Này Tam-di-đề, ngươi có biết vị thiên thần kia từ đâu đến chăng? Vị thiên thần kia tên là gì chăng?"
"Tôn giả Tam-di-đề đáp rằng:
"Bạch Thế Tôn, con không biết vị thiên thần kia từ đâu đến, cũng không biết tên gì".
Đức Thế Tôn bảo:
"Này Tam-di-đề, vị thiên thần kia tên là Chánh Điện[06], làm tướng quân ở cõi trời Tam thập tam thiên.
Khi ấy, Tôn giả Tam-di-đề bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, nay thật là đúng lúc. Bạch Thiện Thệ, nay thật là đúng lúc. Nếu Thế Tôn nói cho Tỳ-kheo bài kệ Bạt-địa-la-đế ấy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn nói, sẽ ghi nhớ kỹ".
Đức Thế Tôn bảo:
"Này Tam-di-đề, hãy nghe kỹ và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ nói cho ông nghe".
Tôn giả Tam-di-đề bạch:
"Xin vâng, bạch Thế Tôn!"
Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời chỉ giáo mà lắng nghe.
Đức Thế Tôn đọc bài tụng:
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
Sau khi nói bài kệ như vậy, Đức Thế Tôn liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh thất mà tĩnh tọa.
Lúc bấy giờ, các Tỳ-kheo liền nghĩ rằng: "Này chư Hiền, nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt lời dạy này, không phân biệt rộng rãi, rồi Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất nhập định.
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
Các vị ấy lại nghĩ rằng: "Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?" Các vị ấy lại nghĩ: "Tôn giả Đại Ca-chiên-diên[07] thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Này chư Hiền, hãy cùng nhau đi đến nơi Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nhờ Tôn giả giải thích điều đó. Nếu Tôn giả Đại Ca-chiên-diên phân biệt cho, chúng ta sẽ khéo thọ trì".
Thế rồi các Tỳ-kheo cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, cùng chào hỏi nhau rồi ngồi qua một bên thưa rằng:
"Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt lời dạy này, không phân biệt rộng rãi, rồi Ngài liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất nhập định.
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
"Chúng tôi suy nghĩ rằng: 'Chư Hiền, vị nào có thể phân biệt rộng rãi điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược?' Chúng tôi lại nghĩ: 'Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có trí tán thán. Như vậy, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Cúi xin Tôn giả Đại Ca-chiên-diên vì lòng từ mẫn mà nói nghĩa ấy một cách rộng rãi".
Bấy giờ, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói rằng:
"Này chư Hiền, hãy nghe tôi nói thí dụ. Người có trí nghe thí dụ thì sẽ hiểu được nghĩa.
"Này chư Hiền, cũng như người muốn tìm lõi cây. Vì muốn tìm lõi cây nên xách búa vào rừng. Người ấy thấy cây đại thọ có đủ gốc, thân, cành, nhánh, lá, hoa và lõi. Người ấy không đốn gốc, thân, cành và lõi mà chỉ chặt nhánh và lá thôi. Điều chư Hiền nói ra cũng lại như vậy. Đức Thế Tôn còn đó mà chư Hiền lại bỏ đi tìm tôi để hỏi về điều ấy. Vì sao? Chư Hiền nên biết, Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa, là Pháp chủ, là Pháp tướng Nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả các nghĩa, đều do Thế Tôn.
"Này chư Hiền, hãy đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi điều đó như thế này, 'Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghĩa gì?' Đức Thế Tôn dạy thế nào, chư Hiền nên khéo léo thọ trì thế ấy".
Nghe thế, các Tỳ-kheo thưa rằng:
"Xin vâng, thưa Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Đức Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa, là Pháp chủ, là Pháp tướng. Nói nghĩa chân đế, hiển hiện tất cả các nghĩa, đều do Thế Tôn. Chúng tôi đáng lẽ phải đến chỗ Thế Tôn mà hỏi về điều đó như vầy 'Bạch Thế Tôn, điều đó thế nào? Điều đó có nghĩa gì?' Đức Thế Tôn nói như thế nào, chúng tôi sẽ khéo thọ trì thế ấy. Nhưng Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thường được Thế Tôn và các bậc phạm hạnh có tri tán thán. Như vậy, Tôn giả có thể phân biệt được điều mà Thế Tôn đã nói một cách tóm lược. Mong Tôn giả Đại Ca-chiên-diên thương xót mà giải thích rộng rãi cho".
Tôn giả Đại Ca-chiên-diên bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Này chư Hiền, nếu vậy xin hãy nghe tôi nói.
"Này chư Hiền, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ? Này chư Hiền, Tỳ-kheo quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy bị nhiễm trước dục; do thức nhiễm trước dục, vị ấy hoan lạc. Do hoan lạc, vị ấy truy niệm quá khứ. Tai, mũi, lưỡi và thân cũng vậy. Quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy bị nhiễm trước dục; do thức nhiễm trước dục, vị ấy hoan lạc. Do hoan lạc, vị ấy truy niệm quá khứ.
"Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ? Này chư Hiền, Tỳ-kheo quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không bị nhiễm trước dục, nên không hoan lạc nơi đó. Do không hoan lạc nơi đó nên không truy niệm quá khứ. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, quả thật có sắc được biết bởi mắt, khả hỷ, ý niệm, sắc ái, tâm lạc tương ưng với dục, tâm mò bắt cái gốc. Gốc tức quá khứ vậy. Thức quá khứ vị ấy không bị nhiễm trước dục; do thức không nhiễm trước dục, vị ấy không hoan lạc. Do không hoan lạc, vị ấy không truy niệm quá khứ.
Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ.
"Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo mong ước vị lai? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với vị lai những gì chưa được thì muốn được, đã được rồi thì tâm mong ước. Do tâm mong ước nên hoan lạc nơi đó. Do hoan lạc nên mong ước vị lai. Tai, mắt, nũi, lưỡi, thân cũng như vậy. Đối với vị lai, những gì chưa được thì muốn được. Đã được thì tâm mong ước. Do tâm mong ước nên tâm hoan lạc nơi đó. Do hoan lạc nên mong ước vị lai. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo mong ước vị lai.
"Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không mong ước vị lai? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với vị lai những gì chưa được thì không muốn được, đã được rồi thì tâm không mong ước. Do tâm không mong ước nên không hoan lạc nơi đó. Do không hoan lạc nơi đó nên không mong ước vị lai. Này chư Hiền, như vậy đó gọi là Tỳ-kheo mong ước vị lai.
"Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do thức bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu có ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại bị nhiễm trước dục. Do bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên chấp thủ pháp hiện tại. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại.
"Này chư Hiền, sao gọi là Tỳ-kheo không chấp thủ pháp hiện tại? Này chư Hiền, nếu Tỳ-kheo có mắt, sắc và thức con mắt, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên không hoan lạc nơi ấy. Do hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, nếu ý, pháp và ý thức, đối với hiện tại, vị ấy thức hiện tại không bị nhiễm trước dục. Do thức không bị nhiễm trước dục nên hoan lạc nơi ấy. Do không hoan lạc nên không chấp thủ pháp hiện tại. Này chư Hiền, như vậy đó là Tỳ-kheo không chấp thủ pháp hiện tại.
"Này chư Hiền, phần này được Thế Tôn nói vắn tắt, không phân biệt một cách rộng rãi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh thất tĩnh tọa".
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
"Phần này được Thế Tôn nói vắn tắt mà không phân biệt một cách rộng rãi. Tôi bằng những câu này nói một cách rộng rãi như vậy đó. Này chư Hiền, có thể đến trình bày đầy đủ lên Đức Phật. Nếu Đức Thế Tôn có nói ý nghĩa như thế nào, chư Hiền hãy thọ trì".
Bấy giờ, các Tỳ-kheo ấy nghe Tôn giả Đại Ca-chiên-diên nói như vậy, khéo thọ trì, đọc tụng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi quanh Tôn giả ấy ba vòng rồi đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi qua một bên mà thưa rằng:
"Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nói tóm lược về điều đó mà không phân biệt rộng rãi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào thất tĩnh tọa, thì Tôn giả Đại Ca-chiên-diên với cú như thế, văn như thế đã giải thích rộng rãi về điều đó."
Đức Thế Tôn nghe như vậy, liền tán thán rằng:
"Lành thay! Lành thay! Trong số đệ tử của Ta, đó là vị có mắt, có trí, có pháp, có nghĩa. Vì sao? Vì đạo sư nói điều ấy tóm lược, không phân biệt rộng rãi cho các đệ tử, mà đệ tử ấy đã bằng cú như thế, văn như thế để giải thích rộng rãi. Cho nên những gì mà Ca-chiên-diên đã nói, các ngươi hãy thọ trì như vậy. Vì sao? Vì thuyết quán nghĩa phải như vậy.
Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Tương đương Pāli, M.133 Mahā-Kaccānabhadhekaratta-sutta. Hán tham chiếu, No.77 Phật Thuyết Tôn Thượng Kinh, Tây Tấn, Trúc Pháp Hộ dịch.
[02] Bản Pāli nói tại Tapodārāna, cũng trong Rājagaha (Vương xá), xem thêm chú thích (4) ở sau.
[03] Tam-di-đề 三 彌 提. Pāli: Samiddhi, thuộc một gia đình phú hào tại Vương xá.
[04] Ôn tuyền lâm 溫 泉 林. Pāli: Tapodārāma (tinh xá Ôn tuyền), ở cạnh hồ Ôn tuyền (Tapodā), dưới chân núi Vebhāra, ngoài thành Vương xá.
[05] Bạt-địa-la-đế 跋 地 羅 帝. Pāli: Bhaddekaratta: một đêm hạnh phúc, nhất dạ hiền giả.
[06] Chánh Điện 正 殿. Bản Pāli không nhắc đến vị thiên thần này.
[07] Đại Ca-chiên-diên 大 迦 旃 延. Pāli: Mahā-Kaccāna. 166. KINH THÍCH TRUNG THIỀN THẤT TÔN[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ[02] cũng ở giữa những người họ Thích tại thiền thất Vô sự[03].
Khi ấy, vào lúc trời gần sáng, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ từ thiền thất kia đi ra, đến một khoảng đất trống nằm trong bóng thiền thất, trải ni-sư-đàn lên trên chõng rồi ngồi kiết già.
Bấy giờ có một vị thiên thần hình dáng rất đẹp, sắc đẹp nguy nguy, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên. Sắc tượng và uy thần của bị trời này rất là thù diệu, ánh sáng chói khắp cả thiền thất. Sau khi đứng qua một bên, vị trời này thưa với Tôn giả Lô-di-cường-kỳ rằng:
"Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?"
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ trả lời vị thiên thần ấy rằng:
"Tôi không có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và cũng không hiểu ý nghĩa của nó".
Rồi Tôn giả hỏi lại:
"Người có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?"
Thiên thần trả lời:
"Tôi có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế nhưng ý nghĩa thì không hiểu".
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ lại hỏi thiên thần:
"Tại sao thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế mà lại không hiểu ý nghĩa của nó?"
Thiên thần đáp:
"Một thời, Đức Thế Tôn du hóa trong thành Vương xá, trú tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ như vầy:
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
"Này Tỳ-kheo, tôi thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế như vậy nhưng mà không lãnh hội được ý nghĩa của nó".
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ hỏi thiên thần:
"Vậy thì ai thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó?
Thiên thần kia đáp:
"Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này".
Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của Tôn giả Lô-di-cường-kỳ, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó.
Chẳng bao lâu, sau khi vị thiên thần biến mất, bấy giờ Tôn giả Lô-di-cường-kỳø, giữa dòng họ Thích, ba tháng an cư mùa mưa đã qua, khâu vá y cũng đã xong, đắp y ôm bát đi vào nước Xá-vệ. Tôn giả lần hồi tiến về phía trước, đến nước Xá-vệ, trụ tại rừng Thắng, trong vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi một bên mà bạch Phật rằng:
"Bạch Thế Tôn, một thời con trú ở giữa dòng họ Thích, tại thiền thất Vô sự. Bạch Đức Thế Tôn, bấy giờ vào lúc trời gần sáng, con từ thiền thất đi ra, đến khoảng đất trống nằm trong bóng của thiền thất, con trải tọa cụ lên trên chõng rồi ngồi kiết già. Lúc đó có một vị thiên thần hình dáng rất đẹp, sắc đẹp nguy nguy, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ con, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên. Sắc tượng và uy thần của bị trời này rất là thù diệu, ánh sáng chói khắp cả thiền thất. Sau khi đứng qua một bên, vị trời này thưa với con rằng 'Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?' Con trả lời vị thiên thần ấy rằng: 'Tôi không có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và cũng không hiểu ý nghĩa của nó'. Rồi con hỏi lại 'Người có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?' Thiên thần trả lời 'Tôi có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế nhưng ý nghĩa thì không hiểu'. Con lại hỏi thiên thần 'Tại sao thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế mà lại không hiểu ý nghĩa của nó?' Thiên thần đáp 'Một thời, Đức Thế Tôn du hóa trong thành Vương xá, trú tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ như vầy:
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
"'Này Tỳ-kheo, tôi thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế như vậy nhưng mà không lãnh hội được ý nghĩa của nó'. Con lại hỏi thiên thần 'Vậy thì ai thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó?' Thiên thần kia đáp 'Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướng đến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này'. Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của con, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó".
Khi ấy, Đức Thế Tôn hỏi Tôn giả Lô-di-cường-kỳ rằng:
"Ngươi biết vị thiên thần kia từ đâu đến chăng? Vị thiên thần kia tên là gì chăng?"
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ trả lời rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn, con không biết vị thiên thần kia từ đâu tới, cũng không biết tên vị ấy là gì".
Đức Thế Tôn bảo rằng:
"Này Cường-kỳ, vị thiên thần kia tên là Ban-na[04], làm tướng quân cõi trời Tam thập tam.
Lúc ấy, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ bạch rằng:
"Bạch Thế Tôn, nay thật đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay thật đúng lúc, nếu Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó thì các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ khéo thọ trì".
Đức Thế Tôn bảo rằng:
"Này Cường-kỳ, hãy nghe kỹ và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ nói ý nghĩa bài kệ một cách rộng rãi cho ông nghe".
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ bạch rằng:
"Xin vâng, con xin nghe theo lời dạy".
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
"Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ? Nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Như vậy, đó là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ.
"Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc quá khứ, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Nếu không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ.
"Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo mong cầu tương lai? Nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo mong cầu tương lai.
"Này Cường-kỳ, sao gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở tương lai, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức tương lai, sẽ không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai.
"Này Cường-kỳ, thế nào gọi là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại?-Nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo chấp thọ pháp hiện tại.
"Này Cường-kỳ, thế nào gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại."
Phật thuyết như vậy. Tôn giả Lô-di-cường-kỳ và các Tỳ-kheo nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Tương đương Pāli, M.134. Lomasakaṅgiya-bhaddekaratta-sutta. Tham chiếu kinh 165 trên.
[02] Lô-di-cường-kỳ 盧 夷 強 耆. Pāli: Lomasakaṅgiya, dòng họ Thích, ở Ca-tỳ-la-vệ.
[03] Vô sự thiền thất. Bản Pāli nói: tại Nigrodhārāma (vườn cây Ni-câu-loại).
[04] Ban-na 般 那. Pāli: Candana, tiềân thân trong đời Phật Ca-diếp, là vị Tỳ-kheo đã đọc bài kệ này cho Lomasakangiya, nhưng Loma không hiểu và được hứa hẹn trong tương lai sẽ hiểu. (Pāli Proper Names. II, trang 789 -10). 167. KINH A-NAN THUYẾT[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Tôn giả A-nan nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ và ý nghĩa của nó cho các Tỳ-kheo đang tụ họp tại giảng đường vào lúc ban đêm.
Bấy giờ đêm đã qua, trời hừng sáng, có một Tỳ-kheo đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên mà bạch Phật, rằng:
"Bạch Đức Thế Tôn, Tôn giả A-nan có nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ và ý nghĩa của nó cho các Tỳ-kheo tụ tập tại giảng đường vào lúc ban đêm".
Nhân đó, Đức Thế Tôn bảo một vị Tỳ-kheo rằng:
"Ngươi hãy đi đến chỗ của Tỳ-kheo A-nan mà nói như vầy: "Thưa Tôn giả A-nan, Đức Thế Tôn gọi Tôn giả".
Vị Tỳ-kheo kia vâng lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật, ba vòng rồi đi đến chỗ của Tôn giả A-nan mà nói rằng:
"Thế Tôn gọi Tôn giả A-nan".
Tôn giả A-nan liền đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên.
Đức Thế Tôn hỏi A-nan rằng:
"Này A-nan, có quả thật ông có nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ cho các Tỳ-kheo tụ họp tại giảng đường vào lúc ban đêm chăng?"
Tôn giả A-nan đáp:
"Thật vậy, bạch Thế Tôn".
Đức Thế Tôn hỏi:
"Này A-nan, ông nói bài kệ Bạt-địa-la-đế kệ và ý nghĩa của nó cho các Tỳ-kheo nghe như thế nào?"
Tôn giả A-nan liền nói rằng:
Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
Tương lai cũng chớ mong cầu.
Quá khứ đã qua, đã mất,
Tương lai chưa đến, còn xa.
Hiện tại những gì đang có
Thì nên quán sát suy tư.
Niệm niệm mong manh không chắc,
Người khôn biết vậy nên tu.
Nếu có làm theo hạnh Thánh,
Ai hay nỗi chết ưu sầu.
Nhất định tránh xa sự chết;
Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
Như vậy thực hành tinh tấn,
Ngày đêm không chút biếng lười.
Vì vậy phải thường tụng đọc
Bạt-địa-la-đế kệ này.
Đức Thế Tôn lại hỏi A-nan rằng:
"Này A-nan, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ?"
Tôn giả A-nan đáp:
"Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Như vậy, đó là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ.
Đức Thế Tôn lại hỏi:
"A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ?"
Tôn giả A-nan đáp:
"Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc quá khứ, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Nếu không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ".
Đức Thế Tôn lại hỏi:
"A-nan, thế nào là Tỳ-kheo mong cầu tương lai?"
Tôn giả A-nan đáp:
"Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo mong cầu tương lai".
Đức Thế Tôn lại hỏi:
"A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai?"
Tôn giả A-nan đáp:
"Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở tương lai, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức tương lai, sẽ không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai".
Đức Thế Tôn lại hỏi:
"A-nan, thế nào là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại?"
Tôn giả A-nan đáp:
"Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo chấp thọ pháp hiện tại".
Đức Thế Tôn lại hỏi:
"A-nan, thế nào là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại?"
Tôn giả A-nan đáp:
"Thế Tôn, nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại".
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Lành thay! Lành thay! Đệ tử của Ta là người có mắt, có trí, có nghĩa, có pháp. Vì sao vậy? Vì là đệ tử, ngay trước mặt Tôn sư, mà diễn rộng ý nghĩa của văn cú như vậy. Đúng như những gì Tỳ-kheo A-nan đã nói, các thầy hãy nên như vậy mà thọ trì. Vì sao vậy? Lời nói ấy và quán nghĩa đó phải như vậy".
Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Tương đương Pāli M.132. Ānanda-bhaddekaratta-sutta. Nội dung và các chú thích, đối chiếu và xem 168. KINH Ý HÀNH[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Nay Ta sẽ nói pháp cho các ngươi nghe, vi diệu ở đoạn đầu, vi diệu ở đoạn giữa, và đoạn cuối cũng vi diệu; có văn, có nghĩa đầy đủ, thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh. Đó là kinh "Phân biệt ý hành" về sự thọ sanh theo ý hành[02]. Hãy lắng nghe, hãy khéo tư niệm kỹ".
Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe.
Phật nói:
"Sao gọi là sự tái sinh do ý hành đưa tới? Nếu các Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác, có quán, chứng được Sơ thiền[03], thành tựu an trụ. Vị ấy đối với định này, vui sướng trụ ở đó. Vị ấy đối với định kia đã ham muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ vào đó, khoái lạc đó, mạng chung sanh trong cõi Phạm thân. Các trời Phạm thân[04] sanh ở đó, sống ở đó, thọ hưởng hỷ lạc phát sanh do ly dục; và Tỳ-kheo sống ở đây[05] nhập Sơ thiền, thọ hưởng hỷ lạc do ly dục sanh. Hai thứ hỷ và lạc do ly dục sanh này không có sai khác, cả hai đều bằng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó mới sanh vào chỗ ấy. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào trong cõi Phạm thân. Như vậy là ý hành sanh.
"Lại nữa, Tỳ-kheo giác quán đã tịch tĩnh, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, chứng đệ Nhị thiền, thành tựu và an trụ. Đối với định lực này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định này, khi đã trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ nơi đó, khoái lạc nơi đó, mạng chung sanh vào cõi trời Hoảng dục[06]. Các trời Hoảng dục sanh ở đó, sống ở đó, thọ hưởng hỷ lạc do định sanh; và Tỳ-kheo trụ ở đây, nhập đệ nhị thiền, thọ hưởng hỷ lạc do định sanh. Hai hỷ lạc do định sanh này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đâu hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh trong cõi Hoảng dục thiên. Như vậy gọi là ý hành sanh.
"Lại nữa Tỳ-kheo, ly hỷ dục, xả, vô cầu, an trụ, chánh niệm, chánh trí mà thân cảm giác lạc, điều được Thánh gọi là được Thánh xả, niệm, lạc trụ, chứng đệ Tam thiền, thành tựu an trụ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định lạc này, vị kia vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ nơi đó, khoái lạc nơi đó, thân hoại mạng chung sanh vào cõi Biến tịnh thiên[07]. Các trời Biến tịnh sanh ở đó, sống ở đó, thọ hưởng diệu lạc do ly hỷ; và Tỳ-kheo sống ở đây nhập Tam thiền này, thọ hưởng diệu lạc do ly hỷ. Diệu lạc do ly hỷ này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đâu hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh trong cõi Biến tịnh thiên. Như vậy là ý hành sanh.
"Lại nữa Tỳ-kheo, diệt lạc, diệt khổ, hỷ và ưu vốn có từ trước cũng đã diệt, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh, chứng đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, thân hoại mạng chung sanh lên cõi trời Quả thật thiên[08]. Các trời Quả thật thiên, sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng diệu lạc do xả niệm thanh tịnh; và Tỳ-kheo sốngï ở đây, nhập đệ Tứ thiền, thọ hưởng diệu lạc do xả niệm thanh tịnh. Hai diệu lạc do xả niệm thanh tịnh này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh trong cõi Quả thật thiên. Như vậy là ý hành sanh.
"Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua tất cả sắc tưởng, hữu đối tưởng, không truy niệm bất cứ tưởng nào, nhập vô biên không, thành tựu an trụ không vô biên xứ. Đối với định lạc này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định lạc này khi đã vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong cõi Vô lượng không xứ thiên. Các trời Vô lượng không xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng vô lượng không xứ tưởng; và Tỳ-kheo ở đây thọ hưởng vô lượng không xứ tưởng. Hai vô lượng không xứ tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào cõi Vô lượng không xứ thiên. Như vậy là ý hành sanh.
"Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua vô lượng không xứ, nhập vô lượng thức xứ, thành tựu an trụ vô lượng thức xứ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định lạc này khi đã vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong cõi Vô lượng thức xứ thiên. Các trời Vô lượng thức xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng vô lượng thức xứ tưởng; và Tỳ-kheo sốngï ở đây thọ hưởng vô lượng thức xứ tưởng. Hai vô lượng thức tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào cõi Vô lượng thức xứ. Như vậy là ý hành sanh.
"Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua vô lượng thức xứ, nhập vô sở hữu thì thành tựu an trụ vô sở hữu xứ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định này khi đã vui sướng muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong cõi Vô sở hữu xứ thiên. Các trời Vô sở hữu xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng vô sở hữu xứ tưởng; và Tỳ-kheo trụ ở đây thọ hưởng vô lượng thức xứ tưởng. Hai vô sở hữu xứ tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào cõi Vô sở hữu xứ thiên. Như vậy là ý hành sanh.
"Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua tất cả vô sở hữu xứ tưởng, nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng, thành tựu an trụ phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ. Đối với định này, vị ấy vui sướng muốn trụ ở đó. Đối với định này khi đã muốn trụ ở đó, tất có trường hợp này, trụ ở đó, khoái lạc ở đó, mạng chung sanh vào trong Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thiên. Chư Thiên trên cõi trời Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thiên sanh ở đó, sốngï ở đó, thọ hưởng phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tưởng; và Tỳ-kheo trụ ở đây thọ hưởng phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tưởng. Hai tưởng này không có sai khác, cả hai đều đồng nhau. Vì sao vậy? Vì trước tiên ở đây hành định, sau đó sanh vào chỗ kia. Kia đối với định này, tu như vậy, tập như vậy, phát triển như vậy, sẽ sanh vào Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ thiên. Như vậy là ý hành sanh.
"Lại nữa Tỳ-kheo, vượt qua tất cả Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tưởng, nhập tưởng thọ diệt, tự thân tác chứng, thành tựu an trụ, do tuệ kiến đoạn trừ các lậu, chứng đắc tận trí. Trong các định, định này được nói là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối diệu. Ví như do bò mà có sữa, do sữa có lạc, do lạc có sanh tô, do sanh tô có thục tô, do thục tô có tinh tô. Tô tinh này được nói là tối đệ nhất, tối đại, tối thượng, tối thắng, tối diệu. Do chứng đắc định này, y nơi định này, trụ ở định này, không còn thọ lãnh sự khổ của sanh, già, bệnh, chết. Đó là tận cùng sự khổ".
Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Tương đương Pāli, M.120 Sankhārupatti-sutta.
[02] Ý hành sanh 意 行 生, thọ sanh do hành nghiệp của ý. Pāli: Saṅkhāruppatti.
[03] Đây bắt đầu từ Sắc giới. Bản Pāli bắt đầu từ Dục giới.
[04] Phạm thân thiên 梵 身 天, cũng nói là Phạm chúng thiên. Pāli: Brahmakāyika.
[05] Tỳ-kheo đang sống ở Dục giới nhưng nhập Sơ thiền.
[06] Hoảng dục thiên 晃 昱 天, hay Quang âm thiên, hay Cực quang thiên. Pāli: Ābhassara.
[07] Biến tịnh thiên 遍 淨 天. Pāli: Subhakiṇhā.
[08] Quả thật thiên 果 實 天 hay Quảng quả thiên 廣 果 天. Pāli: Vedapphalā. 169. KINH CÂU-LÂU-SẤU VÔ TRÁNH[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại Bà-kì-sấu[02], ở Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[03].
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
"Nay Ta sẽ nói pháp cho các ngươi nghe. Pháp ấy vi diệu ở phần đầu, vi diệu ở quảng giữa và đoạn cuối cũng vi diệu, có nghĩa, có văn, đầy đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh, gọi là kinh 'Phân biệt vô tránh'. Các ngươi hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ".
Bấy giờ, các Tỳ-kheo vâng lời, lắng nghe.
Phật dạy:
"Đừng nên mong cầu dục lạc[04], là nghiệp vô cùng hèn hạ[05], là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không phải Thánh hạnh, không tương ưng với nghĩa[06]. Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn, có tán thán và chỉ trích, có sự không tán thán và không chỉ trích mà nói pháp, quyết định đúng mức[07] và sau khi đã biết quyết định, thường tùy cầu sự lạc nào đã có bên trong. Đừng nói lời ám chỉ[08], cũng đừng đối mặt khen ngợi; nói vừa phải chứ đừng quá giới hạn[09]; tùy theo phong tục địa phương[10], đừng nói thị, đừng nói phi. Đó là những vấn đề của kinh 'Phân biệt vô tránh'.
"'Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với cứu cánh'. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? Ở đây, 'Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu'. Đây là nói về một một cực đoan. 'Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa'. Đây là nói về một cực đoan nữa. Do bởi sự kiện này mà nói 'Đừng nên mong cầu dục lạc, là nghiệp vô cùng hèn hạ, là hạnh của phàm phu. Cũng đừng mong cầu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa'.
"'Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn'. Vấn đề này được nói lên với những nguyên nhân nào? Ở đây, Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến cho đến chánh định, gọi là tám. Do bởi sự kiện này mà nói 'Xa lìa hai cực đoan này thì có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, tác thành định, đưa đến trí, đưa đến giác ngộ, đưa đến Niết-bàn'.
"'Có tán thán, có chỉ tríùch và có sự không tán thán, không chỉ trích mà chỉ thuyết pháp'. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? Sao gọi là tán thán, sao gọi là chỉ trích mà không nói pháp? 'Nếu lạc có tương ưng với dục, cùng đi với hỷ, là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh của phàm phu; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình[11]. Vì sao? Vì dục là vô thường, là khổ, là pháp hoại diệt. Do biết dục là vô thường cho nên pháp ấy nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh'. Vị ấy đã biết điều này cho nên tự chỉ trích mình.
"'Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa. Pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh'.Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình. Vì sao? Vì Sa-môn Phạm-chí kia sợ hãi sự khổ nên cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia học đạo. Nhưng Sa-môn Pham-chí này lại ôm cái khổ này nữa, cho nên họ nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy đã biết điều này cho nên tự chỉ trích mình.
"'Kết sử hữu[12] không được đoạn tận; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh'. Vị ấy biết điều đó rồi, tự chỉ trích mình. Vì sao? Vì nếu người nào kết sử hữu không đoạn tận thì sự hữu kia cũng không bị đoạn tận, cho nên người đó nhất thiết có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy đã biết điều này cho nên tự chỉ trích mình.
"'Kết sử hữu đã đoạn tận; pháp này không có khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, chánh hạnh'. Vị ấy đã biết điều này rồi, tự tán thán. Vì sao? Vì nếu người nào kết sử hữu đoạn tận thì sự hữu kia cũng bị đoạn đận, cho nên người đó nhất thiết không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, là chánh hạnh.Vị ấy đã biết điều đó, cho nên tự tán thán.
"'Không mong cầu sự lạc bên trong; pháp ấy có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh'. Vị ấy biết điều này rồi, tự chỉ trích mình. Vì sao? Vì nếu người nào không mong cầu sự lạc bên trong, cũng không cầu bên trong, cho nên người đó nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều này rồi, tự chỉ trích mình.
"'Mong cầu sự lạc bên trong; pháp này không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, là chánh hạnh'. Vị ấy biết điều này rồi, tự tán thán. Vì sao? Vì nếu người nào mong cầu sự lạc bên trong, thì cũng mong cầu bên trong. Cho nên người đó không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, là chánh hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên tự tán thán.
"Như vậy gọi là 'Có tán thán, có chỉ trích mà không thuyết pháp. Không tán thán, không chỉ trích mà thuyết pháp'.
"Thế nào là 'Không tán thán, không chỉ trích mà thuyết pháp'? 'Nếu có lạc tương ưng với dục, cùng đi với hỷ, là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh của phàm phu, thì pháp ấy có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh'. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao? Vị ấy không nói như vầy, 'Dục là vô thường, là khổ, là pháp hoại diệt'. Vị ấy đã biết dục là vô thường cho nên nhất thiết pháp ấy có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Không thấu đạt pháp này chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp.
"'Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh'. Vị ấy biết điều này rồi, liền nói pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, 'Tự thân khổ hạnh, rất khổ, không tương ưng với nghĩa; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh'. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp'.
"'Kết sử hữu không được đoạn tận; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, là tà hạnh'. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, 'Nếu người nào kết sử hữu không đoạn tận thì sự hữu kia cũng không đoạn tận, cho nên người ấy nhất định phải khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh'. Không thấu suốt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nghiệt não, có buồn ràu, là tàn hành. Vị ấy đã biết điều đó cho nên thuyết pháp.
"'Kết sử hữu đã đoạn tận; pháp này không có khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, chánh hạnh'. Vị ấy đã biết điều này rồi, liền nói pháp. Vì sao? Vị ấy không nói như vầy, 'Nếu người nào kết sử hữu đã đoạn tận thì sự hữu kia cũng đoạn tận, cho nên người ấy nhất thiết không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh'. Không thấu đạt pháp này chỉ có pháp không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp.
"'Không mong cầu sự lạc bên trong; pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh'. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, 'Nếu người nào không mong cầu sự lạc bên trong thì cũng không mong cầu bên trong, cho nên người ấy nhất thiết có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh'. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp.
"'Mong cầu sự lạc bên trong; pháp này không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh'. Vị ấy biết điều này rồi liền thuyết pháp. Vì sao vậy? Vị ấy không nói như vầy, 'Nếu người nào có mong cầu sự lạc bên trong, thì cũng mong cầu bên trong cho nên người đó nhất thiết không có khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh'. Không thấu đạt pháp này, chỉ có pháp không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh. Vị ấy biết điều đó cho nên thuyết pháp.
"Như vậy là 'không tán thán, không chỉ trích mà thuyết pháp'. Vấn đề đó được nói với nguyên nhân như vậy.
"'Quyết định đúng mức, và sau khi đã biết quyết định, hãy mong cầu sự lạc nào đã có bên trong'. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào?
"Có sự lạc không phải sự lạc của bậc Thánh, mà là lạc của phàm phu, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn[13], có sống chết, không đáng tu, không đáng tập, không đáng phát triển. Ta nói điều ấy không đáng tu tập.
"Có sự lạc của bậc Thánh, là sự lạc của vô dục, sự lạc của ly dục, sự lạc của tịch tĩnh, là lạc của chánh giác, không có thức ăn, không có sống chết, nên tu, nên tập, nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu được vậy.
"Sao gọi là 'Có sự lạc không phải là Thánh lạc mà là phàm phu lạc, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói điều ấy không nên tu tập'? Nếu do năm công đức của dục mà sanh hỷ, sanh lạc, thì sự lạc ấy là lạc của phàm phu, không phải là lạc của bậc Thánh, là gốc của bệnh, là gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói điều ấy không nên tu tập vậy.
"Sao gọi là 'Có sự lạc của bậc Thánh, là lạc của vô dục, là lạc của ly dục, lạc của tịch tĩnh, là lạc của chánh giác, không có ăn, không có sống chết, nên tu nên tập, nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu vậy'. Nếu có Tỳ-kheo nào ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến chứng đệ tứ thiền, thành tựu an trụ. Sự lạc này là lạc của bậc Thánh, sự lạc của vô dục, là lạc của ly dục, lạc của tịch tĩnh, là lạc của chánh giác, không có thức ăn, không có sống chết, nên tu nên tập, nên phát triển. Ta nói điều ấy nên tu vậy.
"'Quyết định đúng mức, sau khi đã biết quyết định hãy mong cầu sự lạc nào đã có bên trong'. Vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy.
"'Không nên nói lời ám chỉ, cũng không nên đối mặt tán thán', vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào?
"Có lời nói ám chỉ mà không chân thật, hư dối, không tương ưng với nghĩa[14]. Cũng có lời nói ám chỉ mà chân thật, không hư vọng, tương ưng với nghĩa. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà không chân thật, hư vọng, không tương ưng với nghĩa, nhất định không nói những lời như vậy. Trong này nếu có lời nói ám chỉ mà chân thật, không hư vọng, không tương ưng với cứu cánh, cũng hãy học đừng nói như vậy. Ở đây nếu có lời nói ám chỉ chân thật, không hư vọng, tương ưng với nghĩa thì hãy nên biết thời, chánh trí, chánh niệm để cho thành tựu lời nói ấy.
"Như vậy, 'Đừng nói lời ám chỉ, cũng đừng đối mặt khen ngợi', vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy.
"'Nói vừa phải, chứ đừng quá giới hạn', vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào?
"Nói quá giới hạn thì thân phiền nhọc, niệm hay quên, tâm mệt mỏi, tiếng bị hư mà hướng đến trí thì không được tự tại[15]. Nói vừa phải thì thân không phiền nhọc, niệm không ưa quên, tâm không mệt mỏi, tiếng nói không bị hư, hướng đến trí thì được tự tại.
"'Nói vừa phải, đừng nói quá giới hạn', vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy.
"'Tùy theo phong tục địa phương, đừng nói thị, đừng nói phi', vấn đề này được nói lên với nguyên nhân nào? Thế nào là thị và phi tùy theo phong tục địa phương? Địa phương này, nhân gian này, sự việc này, hoặc nói là 'cái chậu', hoặc nói là 'cái khay', hoặc nói là 'cái ô', hoặc nói là 'cái chén', hoặc nói là 'đồ đạc'; hay nói là cái khay, hay nói là cái ô, hay nói là cái chén, hay nói là đồ đạc; mỗi nơi tùy theo khả năng mà nói một mực rằng, 'Đây là sự thực, ngoài ra là láo cả'. Như vậy, đó là tùy theo phong tục địa phương mà nói thị hay phi vậy.
"Sao gọi là 'Tùy phong tục địa phương, không thị không phi'? Địa phương này, nhân gian này, sự việc này, hoặc nói là 'cái chậu', hoặc nói là 'cái khay', hoặc nói là 'cái o'â, hoặc nói là 'cái chén', hoặc nói là 'đồ đạc', và ở địa phương kia, nhân gian kia, sự việc kia, hoặc nói là 'cái chậu', hoặc nói là 'cái khay', hoặc nói là 'cái ô', hoặc nói là 'cái chén', hoặc nói là 'đồ đạc'. Với sự việc này hay sự việc kia, không tùy khả năng, không nói với một mực rằng 'Đây là sự thật, ngoài ra đều láo cả', như vậy là tùy phong tục địa phương không nói thị không nói phi.
"'Tùy phong tục địa phương, đừng nói thị, đừng nói phi', vấn đề này được nói lên với nguyên nhân như vậy.
"'Pháp hữu tránh và pháp vô tránh'. Sao gọi là pháp hữu tránh? Nếu có lạc tương ưng với dục, cùng đi với, là nghiệp rất hèn hạ, là hạnh phàm phu, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện gì mà pháp này là hữu tránh. Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh. Nếu tự thân khổ hạnh, rất khổ, không phải chánh hạnh, không tương ưng với nghĩa, thì pháp này là hữu tránh. Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh. Xa lìa hai cực đoan ấy, có trung đạo, tác thành con mắt, tác thành trí tự tại, thành định, đưa đến trí tuệ, đưa đến giác ngộ và Niết-bàn, pháp này là vô tránh.
"Vì những sự kiện nào mà pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh. Kết sử hữu mà không đoạn tận, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh.
"Kết sử hữu diệt tận, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, thuộc chánh hạnh, cho nên nói pháp này không tranh chấp, không mong cầu nội lạc.
"Không cầu nội lạc, pháp ấy là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà gọi pháp ấy là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, nên nói pháp này là hữu tránh.
"Mong cầu ở nội lạc, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không phiền lao, không nhiệt não, không ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
"Trong đó, nếu có sự lạc nào không phải là Thánh lạc mà là phàm phu lạc, là gốc của bệnh, gốc của ung nhọt, gốc của mũi tên châm chích, có thức ăn, có sống chết, không nên tu, không nên tập, không nên phát triển. Ta nói pháp ấy không nên tu. Pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh.
"Trong đó nếu có sự lạc nào là lạc của bậc Thánh, sự lạc nào của vô dục, lạc do ly dục, lạc của tịch tịnh, của chánh giác, không thức ăn, không có sống chết, nên tu nên tập, nên phát triển. Ta nói pháp ấy nên tu, pháp này là pháp vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
"Trong đó nếu có lời nói ám chỉ mà không chân thật, dối láo, không tương ưng với cứu cánh, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là hữu tránh.
"Trong đó, nếu có lời chê bai sau lưng mà chân thật, không dối láo, tương ưng với cứu cánh, pháp ấy là vô tránh. Vì sự kiện nào mà nói pháp ấy là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
"Không nói vừa phải. pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên nói pháp này là tranh chấp.
"Nói vừa phải, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
"Thị và phi theo phong tục địa phương, pháp này là hữu tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là hữu tránh? Vì pháp này có khổ, có phiền lao, có nhiệt não, có ưu sầu, thuộc về tà hạnh, cho nên pháp này có tranh chấp.
"Tùy phong tục địa phương, không nói thị không nói phi, pháp này là vô tránh. Vì những sự kiện nào mà nói pháp này là vô tránh? Vì pháp này không khổ, không có phiền lao, không có nhiệt não, không có ưu sầu, thuộc về chánh hạnh, cho nên nói pháp này là vô tránh.
"Đó gọi là tránh pháp. Các ngươi nên biết pháp tránh và pháp vô tránh. Đã biết pháp tránh và pháp vô tránh thì nên xả bỏ pháp tránh, tu tập pháp vô tránh. Các ngươi cần phải học như vậy.
"Như vậy thiện nam tử Tu-bồ-đề[16] do đạo vô tránh[17] mà về sau biết được pháp như pháp[18]".
Biết pháp Như chơn thật
Tu-bồ-đề thuyết kệ
Thực hành chơn không này
Bỏ đây, trụ tịch tịnh.
Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành. Chú thích:
[01] Tương đương Pāli, M.139. Araṇavibhanga-sutta.
[02] Bà-kì-sấu 婆 奇 瘦; Pāli: Bhaggesu, giữa những người Bhagga, tên một bộ tộc. Nhưng, bản Pāli tương đương: Phật trú ở Sāvatthi.
[03] Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu 劍 摩 瑟 曇 拘 樓 都 邑, xem cht.2,3 Kinh số 10.
[04] Hán: mạc cầu dục lạc 莫 求 欲 樂. Pāli: na kāmasukham anuyuñjeyya, chớ đam mê khoái lục dục tình.
[05] Hán: cực hạ tiện nghiệp 極 下 賤 業. Pāli: hīnaṃ gammaṃ, thấp hèn và đê tiện. Trong bản Hán, gamma (đê tiện) có lẽ được đọc là kamma: nghiệp.
[06] Vô nghĩa tương ưng, Pāli: amatthasamhita, không liên hệ đến mục đích.
[07] Hán: quyết định ư tề 決 定 於 齊 (có bản chép là trai 齋). Pāli: sukhavinicchayam, sự phán xét về lạc.
[08] Đạo thuyết 道 說; bản Cao-li chép 導; Tống-Nguyên-Minh chép 道. Pāli: raho-vādaṃ, nói chuyện bí mật, nói lén.
[09] Hán: tề hạn thuyết 齊 限 說. Pāli: ataramāno bhāseyya na taramāno, nói thong thả, đừng nhanh quá.
[10] Hán: tùy quốc tục pháp 隨 國 俗 法. Pāli: janapadaniruttiṃ nābhinivesyya, đừng cố chấp địa phương ngữ.
[11] Pāli: iti vadaṃ itth' eke apasādeti, vị ấy chỉ trích một số người bằng lời lẽ như vậy.
[12] Hữu kết 有 結. Pāli: bhava-saṃyojana.
[13] Hữu thực 有 食, tức là có yếu làm điều kiện; xem kinh "Thực" số 52.
[14] Xem cht.6 trên.
[15] Nghĩa là, nói nhanh quá, người nghe không kịp hiểu.
[16] Tu-bồ-đề 須 菩 提. Pāli: Subhūti.
[17] Vô tránh đạo 無 諍 道.
[18] Pāli: Subhūti ca pana, bhikkhave, kulaputto araṇapaṭipadaṃ paṭipanno, thiện nam tử Tu-bồ-đề là người thực hành con đường vô tránh.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.150.142 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.