Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Lời kinh xưa buổi sáng này »» Ý thức sự sống »»

Lời kinh xưa buổi sáng này
»» Ý thức sự sống

Donate

(Lượt xem: 5.309)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lời kinh xưa buổi sáng này - Ý thức sự sống

Font chữ:


Tháng mười hai, trăng rằm mười sáu thật to. Trăng tròn đứng yên trên đầu hàng cây soi sáng con đường phủ đầy lá ướt vào nhà. Đang đêm mà tôi vẫn có thể thấy được bóng của những cây thông đổ dài trên sân cỏ. Cái lạnh mùa đông làm không gian có vẻ tịch nhiên, ánh trăng thêm vằng vặc. Trong văn chương thiền người ta thường nói nhiều đến trăng! Chắc có lẽ vì trăng bao giờ cũng an tĩnh, lặng lẽ sáng soi trong đêm tối.

Trời tháng mười hai, không gian chuyển sang mùa lạnh. Con đường buổi sáng đầy khói sương mù. Mùa đông đêm dài. Vào những ngày rằm, trăng thật sáng. Có những lần ngồi thiền một mình trong phòng, lúc mở mắt ra tôi chợt nhìn thấy ánh trăng chiếu vào kệ sách ở góc phòng, tự bao giờ. Những lúc ấy tôi có cảm tưởng như mình có dịp đối diện với một sự trống không, thinh lặng bí mật nào đó. Một thứ tịch tĩnh nhưng không là cô đơn. Một hạnh phúc an nhiên.

Bận bịu cuộc đời


Hôm qua tôi có dịp ngồi nói chuyện với một người bạn. Chúng tôi nói chuyện trời đất, bốn mùa. Anh bạn bảo tôi rằng khoảng chừng năm mươi tuổi anh sẽ nhất định bỏ hết chuyện đời để lo tích cực tu hành. Anh nói bây giờ tuổi còn trẻ, việc đời bận bịu quá, anh khó có thể nào ngồi yên được! Nghe anh nói, tôi chợt nghĩ, tu hành có nghĩa là ngồi yên chăng? Mà nếu trong giờ phút này mình đã không ngồi yên được, thì hai, ba mươi năm nữa, lý do gì mình sẽ có thể ngồi yên được? Thời gian qua chóng lắm, hai, ba mươi năm nữa cũng chẳng là lâu.

Ở Tây phương, những thiền viện được xây trên các vùng đồi núi thật đẹp, có những bãi cỏ chạy tít chân trời, có rừng cây xanh mát. Ở bên đây người ta có rất nhiều phương tiện để tu tập. Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, các vị thiền sư thường mở những khóa thiền kéo dài nhiều tuần để hướng dẫn các thiền sinh đến tu tập. Những khóa thiền này rất tích cực, thiền sinh thường phải thức dậy thật sớm mỗi ngày vào lúc bốn, năm giờ sáng và chỉ đi ngủ sau mười giờ đêm. Chương trình được chia thành những buổi tọa thiền và đi kinh hành xen kẽ nhau. Thiền sinh được yêu cầu tuyệt đối giữ im lặng và lúc nào cũng phải theo dõi hơi thở và từng hành động của mình trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, đánh răng, rửa mặt...

Sau những khóa thiền tích cực nhiều ngày, ta có thể nhận thấy sức chánh niệm của mình tăng trưởng và sự an lạc cũng sâu xa. Nhưng có phải chuyện tu tập là từ bỏ hết những bận bịu của cuộc sống hằng ngày để được vĩnh viễn ngồi yên một mình? Hay như người bạn tôi nghĩ, cuộc đời có hai giai đoạn rõ rệt: trong cuộc đời và ra khỏi cuộc đời. Nếu mình cứ mặc tình lăn trôi trong phố chợ, rồi một buổi sáng ta sẽ có thể rũ bỏ hết bổn phận và nhẹ nhàng bước chân ra khỏi cuộc đời được sao!

Cuộc sống không biệt lập


Thật ra thì tôi không biết có ai có thể hoàn toàn độc lập tự mình tu mà bất cần đến hoàn cảnh xã hội chung quanh! Và tôi cũng không biết có ai có thể sống giữa cuộc đời này mà hoàn toàn không cần đến một nơi nương tựa, ẩn náu cho tâm hồn mình! Sự sống và sự tu tập của ta, bạn không thể nào ngăn chia ra làm hai được. An lạc và giải thoát đâu phải là một nơi chốn nào mình sẽ đi đến, mà nó chính là con đường mình đang đi bây giờ, phải không bạn? Tôi nhớ có một vị thiền sư viết bốn chữ Nho “dục an tắc an” trên chụp đèn để trên bàn viết của mình. Câu ấy có nghĩa là “nếu mình muốn có an lạc thì mình sẽ được ngay an lạc” trong giờ phút này, chứ không phải chờ đến ngày mai, hay hai ba mươi năm nữa!

Tôi nhớ những buổi sáng ở thiền viện, có tiếng chim hót, có ánh nắng ấm mặt trời chiếu tan sương mù bên ngoài cửa sổ. Sau một tuần thiền quán, thực tập chánh niệm, không gian chung quanh bỗng dưng trở nên tươi mới hơn. Vào ngày chót, thầy khuyên chúng tôi đem sự hành thiền của mình trở về với đời sống. Tôi thường cho rằng ngồi thiền từ sáng đến tối là một chuyện khó làm, nhưng thật ra ngồi thiền cho đều đặn mỗi ngày mới là một chuyện khó bội phần hơn. Nhất là khi chung quanh ta có trăm ngàn việc đòi hỏi sự chú ý của mình. Khóa thiền nhiều ngày giúp tôi thấy được sự quan trọng và cần thiết của việc thực hành đều đặn mỗi ngày.

Sự tu tập của ta không thể nào là một việc làm biệt lập với sự sống. Ngày bước chân vào thiền viện tôi ý thức được ngày mình sẽ bước chân trở về với những bận rộn của đời sống. Tôi phải biết đem những an lạc, tươi mát của tôi từ thiền viện vào với cuộc đời.

Ý thức được sự sống


Bạn có bao giờ thắc mắc, tự hỏi về ý nghĩa của cuộc đời là gì không? Bạn có thật sự biết mình mong muốn gì trong cuộc đời này không? Tiền bạc, danh vọng, sự nghiệp, nhàn hạ, sức khỏe chăng? Nếu bạn được ban cho cái mà mình nghĩ rằng mình thật sự muốn đó, bạn có nghĩ là rồi mình sẽ được hạnh phúc không? Ông Joseph Campell nói rằng, điều mà chúng ta muốn thật ra không phải là những điều tôi vừa kể, nhưng những việc ấy giúp ta kinh nghiệm và ý thức được sự sống của mình. Vì nhiều khi chúng ta đeo đuổi những ham muốn, tạo dựng sự nghiệp, hoặc đi tìm những cảm giác khác thường cũng không ngoài một mục đích ấy: để cảm nhận được rằng mình đang sống. Ông muốn nói, cái mà bạn thật sự muốn chính là: kinh nghiệm được sự sống này!

Mỗi năm tôi đều có dành ra một thời gian để đi tham dự các khóa tu. Những khóa tu học nhiều ngày rất quan trọng. Nhưng sự tu tập thật sự bao giờ cũng là ở giờ phút hiện tại này đây. Tôi vẫn cố gắng tạo cho mình một thói quen là đi ngồi thiền vào mỗi tối. Sau một khóa thiền nhiều ngày thì thời gian nửa tiếng hay một tiếng mỗi ngày thật ra chẳng có là bao nhiêu. Nhưng nó rất là cần thiết. Nó giúp tôi dừng lại để nhìn, để nghe, để cảm nhận và ý thức được rằng chính sự sống của mình là quan trọng hơn cả.

Chánh niệm


Có lần, một người trong đại chúng hỏi thiền sư Nhất Hưu (Ikkyu): “Xin ngài viết cho tôi vài câu phương châm của trí tuệ cao tột nhất.” Nhất Hưu cầm bút lông viết “Chánh niệm”. Người đàn ông cầm lên đọc rồi nói: “Chỉ có vậy thôi sao? Ngài có thể viết thêm điều gì nữa không?” Nhất Hưu cầm bút viết thêm: “Chánh niệm. Chánh niệm.” Người đàn ông có vẻ hơi khó chịu: “Thật tôi không thấy những gì thầy mới viết đó là cao siêu hay minh triết ở chỗ nào hết!” Nhất Hưu lại cầm bút lên viết thêm: “Chánh niệm. Chánh niệm. Chánh niệm”. Người đàn ông bây giờ thì lộ vẻ hơi giận hỏi: “Ngài cứ viết ‘Chánh niệm’, mà ngài muốn nói nghĩa gì chứ?” Nhất Hưu nhìn người đàn ông và từ tốn đáp: “Chánh niệm có nghĩa là chánh niệm.”

Chánh niệm có nghĩa là có ý thức được sự sống mình, biết rõ những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta. Những khóa tu học tích cực nhiều ngày giúp tôi nhận thấy được những gì đang xảy ra trong thân tôi, tâm tôi. Đối diện với những khổ đau của cuộc đời giúp tôi hiểu được những gì đang thật sự xảy ra chung quanh tôi. Cả hai phương diện ấy đều cần thiết cho sự giác ngộ, chúng giúp tôi ý thức được sự sống của chính mình. Chánh niệm nhỏ thì giác ngộ nhỏ. Chánh niệm lớn thì giác ngộ lớn. Đó là công phu tu tập của cả một đời người.

Trời mùa đông, đêm sáng trăng tĩnh lặng. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ. Cơn mưa mấy hôm trước khiến những lá vàng ướt trước sân nhà tràn ngập ánh trăng. Nén hương thơm tôi thắp trên bàn đã tắt. Tôi đi mở thêm chút sưởi cho ấm căn phòng.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 16 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.101.251 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...